Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường chè thế giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.54 KB, 49 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có mức tăng trưởng khá ổn
định, đây là điều kiện tiền đề giúp cho Việt Nam chủ động hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi các thành phần kinh tế,
các ngành phải đề ra chiến lược phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối
với sản phẩm hàng hoá của mình so với sản phẩm của nước khác trên thị trường
nội địa và thị trường xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến nông sản nói
riêng, hiện nay được nghiên cứu phát triển mạnh ở các nước đã hoàn thành giai
đọan công nghiệp hóa. Công nghiệp chế biến được nghiên cứu trong mối quan
hệ mật thiết giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến, tồn trữ và tiêu thụ. Trên thế
giới đã và đang ứng dụng nhanh và kịp thời những công nghệ mới nhất vào công
nghiệp chế biến như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, năng lượng, thông
tin… Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển trong phạm vi từng quốc gia với xu
thế toàn cầu hóa, các chính sách tác động đến sản xuất nông sản với các ý tưởng
đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, đặc
biệt là tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nâng
cao; chủng loại và mẫu mã sản phẩm ngày càng phong phú và được thụ hưởng
từ các thành tựu khoa học của công nghệ vật liệu và công nghệ sinh học, nhất là
ở các quốc gia phát triển.
Cùng với chính sách đổi mới, mở cửa thu hút các đầu tư nước ngoài, công
nghệ chế biến tiên tiến ngày càng được chuyển giao nhanh hơn từ các nước phát
triển đến các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn đó những
bất cập như mối quan hệ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, trình độ công
nghệ giới hạn ở tầm trung bình và tốc độ đổi mới còn chậm, chưa đồng bộ.
Trong xu thế chung đó, thì ngành chè một ngành chủ chốt của nông nghiệp
Việt Nam đang tìm mọi biện pháp; như thực hiện đổi mới công tác tổ chức quản
lí, phát triển thị trường nhằm nâng cao giá trị của cây chè đóng góp đáng kể vào
bước phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Một trong những thành công
của chiến lược đó là ngành đang dẫn đầu trong cả nước về công cuộc thực hiện
cổ phần hoá các doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy


nhiên, không chỉ dừng lại ở những thành công này mà trong tương lai nhất là
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, Việt Nam đề ra
chiến lược mở rộng thị trường với mục tiêu đưa sản phẩm chè Việt Nam có mặt
khắp trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chính vì vậy, nhóm em nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thị trường chè thế
giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam” để làm rõ thêm về
chiến lược phát triển các sản phẩm chè trong tương lai.
Nội dung bài viết gồm 3 phần:
Chương I : Tổng quan thị trường chè thế giới và kinh nghiệm của các
nước xuất khẩu chè.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè ở Việt Nam và khả năng mở rộng
thị trường chè của Việt Nam
Chương III: Giải pháp và phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu
chè của Việt Nam trong thời gian tới.
1


Do thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều hạn chế mong thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Thường Lạng thông cảm.

2


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA
CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU
I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHÈ THẾ GIỚI
1.1.1. Thị trường sản xuất
1.1.1.1. Các khu vực trồng chè và các loại chè chính trên thế giới
Chè là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm

bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè vào nước sôi cho vài phút. Lá
chè có thể được ôxy hóa (ủ để lên men), nóng lên, phơi, hay thêm vào cỏ, hoa,
gia vị, hay trái cây khác trước khi ngâm vào nước.
Có 6 loại chè: chè đen, chè ôlong, chè xanh, chè trắng, chè vàng, chè sau
lên men. Trong đó có bốn loại chè chính: chè đen, chè ôlong, chè xanh và chè
trắng.
Các nước sản xuất chè lớn nhất thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya,
Sri Lanka, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bảng số lượng sản xuất chè
của các nước hàng đầu trong những năm gần đây
(đơn vị tính: tấn)
Country

2006

2007

2008

China

1,047,345 1,183,002 1,257,384

India

928,000 949,220 805,180

Kenya

310,580 369,600 345,800


Sri Lanka

310,800 305,220 318,470

Thổ Nhĩ Kì

201,866 206,160 1,100,257

Việt Nam

151,000 164,000 174,900

Indonesia

146,858 150,224 150,851

Nhật Bản

91,800

94,100

94,100

Argentina

72,129

76,000


76,000

Iran

59,180

60,000

60,000

Bangladesh

58,000

58,500

59,000

3


Malawi

45,009

46,000

46,000


Uganda

34,334

44,923

42,808

Tổng sản lượng các nước sản xuất chè hàng 3,456,901 3,693,526 4,530,750
đầu thế giới
Các nước khác

189,551 193,782 205,211

Tổng sản lượng của thế giới

3,646,452 3,887,308 4,735,961

Tỉ trọng các nước sản xuất chè hàng đầu thế 94.802
giới so với sản lượng cả thế giới (%)

95.015

95.667

(Nguồn: Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc)
Tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ
đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nước trong bảng
xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có nhiều
thay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la),

Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la).
Biểu Tỷ lệ phần trăm tổng sản lượng chè toàn cầu theo quốc gia năm 2008

(Nguồn: Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc)
1.1.1.2. Diện tích, sản lượng, giá chè thế giới
4


Năm 2003, sản xuất chè trên thế giới được 3.210.000 tấn hàng năm. Năm
2008, sản xuất chè trên thế giới đạt trên 4.730.000 tấn.Theo thống kê chính thức
trong giai đoạn tháng 1 – 9/2009, sản lượng chè thế giới đạt 1275,5 triệu kg,
giảm khoảng 89 triệu kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá chè thế giới năm 2009 đã tăng gấp đôi, lập kỷ lục cao của nhiều năm
nay do hạn hán ở Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya.
Từ mức giá trung bình 2,38 USD/kg năm 2008, giá chè hảo hạng BP1s
của Kenya đã tăng lên 2,74 USD/kg vào đầu năm 2009, tiếp tục tăng lên 3,18
USD/kg vào tháng 9/2009 và kết thúc năm 2009 ở mức 5,45 USD/kg.
Sản lượng chè ở Kenya, Ấn Độ và Sri Lanka, những nước xuất khẩu lớn
nhất thế giới, đều giảm xuống 603,6 triệu kg trong nửa đầu năm 2009, giảm
10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do hạn hán. Việc nông dân giảm sử dụng
những loại phân bón chất lượng cao cũng ảnh hưởng xấu tới sản lượng. Kenya,
Ấn Độ và Sri Lanka góp 60% vào sản lượng chè đen toàn cầu.
Sản lượng chè của Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, đã
giảm 9% xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm. Xuất khẩu chè nước
này đang bị chậm lại. Nguyên nhân đều do hạn hán trầm trọng. Trong tháng 5,
Kenya chỉ xuất khẩu được 22,4 triệu kg chè, giảm 22% so với 28,7 triệu kg cùng
tháng năm ngoái. Từ mức sản xuất 345 triệu kg chè và thu được 62 tỷ shilling
trong năm 2008, sản lượng chè Kenya năm 2009 ước tính giảm 6 - 10% do thời
tiết khô hạn, song thu nhập tăng lên khoảng 65 tỷ Sh (851,3 triệu USD), so với
62 tỷ Shilling năm trước, bởi giá cao kỷ lục.

Sản lượng chè của Ấn Độ trong 10 tháng tính tới 31/10/2009 đã giảm
xuống mức 830,4 triệu kg, so với 832,5 triệu kg cùng kỳ năm trước đó. Xuất
khẩu đã giảm 12% trong cùng kỳ, xuống 150 triệu kg.
Sri Lanka, nước sản xuất chè lớn thứ 4 thế giới, đã sản xuất 263,8 triệu kg
chè trong 11 tháng đầu năm 2009, cũng giảm 12% so với cùng kỳ năm trước đó.
Xuất khẩu từ nước này cũng giảm mạnh, giảm 44% trong tháng 6 so với tháng 6
năm ngoái.
Diễn biến giá chè thế giới
Loại chè

Giá cuối năm 2009

Giá cuối năm 2008

Bangladesh, giá trung bình 2,24 USD/kg

1,70 USD/kg

Kenya, PF1s

3,86 USD/kg

1,82 USD/kg

Kenya, BP1s

5,45 USD/kg

2,74 USD/kg


(Nguồn: Reuter, Bloomberg)
1.1.2. Thị trường tiêu dùng

5


Phần lớn chè (khoảng 75%) được bán ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh Quốc
và Hoa Kỳ. Theo FAO, trong năm 2007 các nhà nhập khẩu chè lớn nhất (theo
trọng lượng) là Liên bang Nga, tiếp theo là Vương quốc Anh, Pakistan, và Hoa
Kỳ.
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
(Nga, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Canada, Ucraina, Hà Lan, Ba Lan) đạt
2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới,
tiếp đến là một số nước thuộc khu vực Trung Đông. So với cùng kỳ năm 2007,
kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89%. Năm nước có
kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la),
Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và
Đức (181,4 triệu đô la).

Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng trong giai đoạn 2005 2009, với khoảng cách lớn nhất là vào những năm từ 2007 đến 2009, khi mức
tăng nhu cầu vượt tới 3,4 điểm phần trăm so với mức tăng cung, đúng vào thời
điểm giá chè tăng mạnh.Trên thực tế, phần thu nhập mà các hộ gia đình dành để
mua chè vẫn tương đối nhỏ. Vì vậy, đây là thị trường được đánh giá là có tiềm
năng rất lớn.
Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen
thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm.
6


Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm

khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010.
Nhu cầu chè cao ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nhất là với các
loại chè chế biến. Giá chè tăng đã không ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ ở các
nước phát triển bởi sức cạnh tranh của mặt hàng này rất cao trên thị trường đồ
uống nói chung. Còn tại các nước đang phát triển, các nhà chế biến chè chắc
chắn gánh phần tăng giá nhiều hơn so với người tiêu dùng, bởi giá thu mua chè
chiếm phần lớn nhất trong giá bán lẻ.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang khó khăn nhưng tiêu thụ chè
không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ có xu
hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây… sang các
sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại thị trường châu Âu, các nước như: Đức, Anh, Nga
cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới...
1.2. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu chè trên thế giới
1.2.1. Kenya
Khoảng 40% khối lượng chè toàn cầu được sử dụng để làm đồ uống, 10%
trong số này đến từ Kenya.
Kenya, một trong những nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, đã vượt qua
Sri Lanka để trở thành quốc gia xuất khẩu chè số 1 thế giới trong năm 2009.
Theo Uỷ ban Chè Kenya, nước này đã xuất khẩu tổng cộng 342 triệu kg
chè, sang 47 nước trên thế giới, chiếm 22% tổng xuất khẩu chè toàn cầu trong
năm
qua.
Kenya hiện có 50 loại chè khác nhau, đựơc trồng ở 7 khu vực chính. Chè là một
trong những nguồn thu ngoại tệ của Kenya. Hiện nước này có khoảng 150.000
héc ta đất trồng chè, cho năng suất trung bình 10.977 kg lá chè xanh/héc ta.
Xuất khẩu chè của Kenya thường cao hơn so với sản lượng, do nước này
nhập khẩu chè lá để pha trộn với chè sản xuất trong nước rồi tái xuất khẩu.
1.2.2. Ấn Độ
Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu loại chè CTC (crush-tea-curl) và loại chè truyền
thống. Loại chè CTC này thường được xuất khẩu sang thị trường Ai Cập,

Pakistan và Anh. Còn loại chè truyền thống, xuất khẩu với giá cao hơn thường
được xuất sang các thị trường Irắc, Iran và Nga.
Thành công xuất khẩu chè của Ấn Độ: chè của Ấn Độ nổi tiếng là trà thảo
dược; Luôn tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới; Mua lại các nhãn hiệu trà nổi
tiếng.
1.2.3. Trung Quốc
Trung Quốc có các khu vực rộng lớn để trồng chè các loại, có nhiều các
loại sản phẩm chè như: chè đen, xanh, trắng, vàng, và chè ôlong... Trung Quốc
cũng có lợi thế về thị trường trong nước và trên thế giới. Ngoài ra họ có các lợi
thế về trí tuệ công nghệ và họ tận dụng được một số các viện nghiên cúu về chè.
7


Điều quan trọng nhất là tận dụng được lợi thế về chính sách công nghiệp khi
chính phủ Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn cho ngành này. Tuy nhiên Trung Quốc
cũng gặp phải khó khăn vì phí nhân công tăng mạnh và sự quản lý yếu kém
trong các công ty kinh doanh và sản xuất chè của nhà nước.
1.2.4. Bănglađét
Trong năm 2009 Bănglađét đã xuất khẩu 3,35 triệu kg chè, đạt kim ngạch
6,34 triệu USD. Năm 2008, con số tương ứng là 8,39 triệu kg và 14,29 triệu
USD. Năm 2007, xuất khẩu chè của Bănglađét là 10,56 triệu kg, trị giá 13,15
triệu USD.
Xuất khẩu chè của nước này liên tục sụt giảm trong 3 năm trở lại đây do
chất lượng kém và giá cao, trong khi nhu cầu ở thị trường nội địa lại không
ngừng tăng.
Các nước sản xuất chè khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam,
Kenya và một số nước châu Phi khác trong khi đó lại có chất lượng tốt hơn và
giá thấp hơn khiến chè Bănglađét bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế
giới.
Hơn nữa, người dân Bănglađét lại có nhu cầu uống chè khá cao. Đây là lý

do khiến giá chè nước này tăng.
Hiện Bănglađét có 160 khu vực trồng chè, với sản lượng 55 – 60 triệu kg
mỗi năm. Sản lượng đang trên đà tăng nhờ các khu vực trồng chè mới phát triển
ở phía bắc nước này. Tuy nhiên, tiêu thụ chè của Bănglađét tăng trưởng 2,5%
mỗi năm trong khi sản lượng chỉ tăng 1,35%.

CHƯƠNG II:
8


THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ Ở VIỆT NAM VÀ
KHẢ NĂNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHÈ CỦA VIỆT NAM
2.1. Vị trí, vai trò của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân

Sự phát triển của ngành chè Việt Nam.
Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cả nước ta bước vào một thời kỳ đổi
mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn trước như: Liên
kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp
công nông nghiệp - sản xuất chè ở trung du miền núi như: Phú Thọ, Yên Bái)
cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý (1983 - 1986), năm 1987 ngành
chè bắt đầu bước vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới
kinh tế một cách căn bản và hệ thống.
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du, miền
núi phía Bắc và Lâm Đồng. Chè được sản xuất trong nhiều năm, qua đó đáp
ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim
ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm
cho đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè
vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm
cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các
vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì

vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
Ngành chè Việt Nam có vai trò quan trọng trong công cuộc phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm cho người
lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao phó.

Vị trí, vai trò của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm.
Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng
trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối
Giàng (Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng,
Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè.
Chè là thứ nước uống có nhiều công cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh.
Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví
dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và
một số axit amin cần thiết co cơ thể.
Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh
tương đối cao. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo”, điều hoà
lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh
tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn. Năm 2009
cả nước có 262 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với khoảng 650
nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp
tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội

9


ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng
chè.

Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi
trường sinh thái. Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào
giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý… ngành chè
đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.
+ Sản xuất chè của ta có nhiều thuận lợi: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,
đất đai ở miền núi phía Bắc và trung du nước ta rất thích hợp với cây chè. Bên
cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động nông
nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.
+ Để phục vụ cho việc xất khẩu chè thì trước hết, chúng ta phải có các
vùng chuyên trồng cây chè, như đồi núi ở trên thì cây chè thường phân bố ở
trung du và miền núi. Đây là những nơi mà việc trồng lúa rất khó khăn. Do
vậy, cây chè đã trở thành một trong những cây chủ lực ở những khu vực này
để xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho những người sống ở
khu vưc này, tránh được hiện tượng nông nhàn trong nộng nghiệp và nó còn
tạo ra một lượng thu nhập đáng kể cho những người trồng chè,góp phần nâng
cao mức sống cho nhân dân ở vùng miền núi vốn rất khó khăn và cuộc sống rất
cực nhọc. Do vậy việc xuất khẩu chè có một vai trò to lớn trong việc tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động. Không những nó có vai trò về kinh tế
mà nó còn có vai trò về an ninh quốc phòng, việc định canh định cư của các
người trồng chè trên những vùng cao và hẻo lánh đó đảm bảo được an ninh
biên giới của nước ta. Việc trồng chè để xuất khẩu cũng có một vai trò to lớn
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Như chúng ta đã biết hiện nay nạn chặt
phá rừng ngày càng diễn ra mạnh mẽ cộng với việc du canh du cư chặt nương
phá dãy của một số các đồng bào dân tộc đã hủy hoại môi trường sống của
chúng ta. Việc trồng chè để phục vụ xuất khẩu đã phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, cũng góp phần điều hoà không khí, ngoài ra cây chè cũng có một số tác
dụng trong ngành y học.
+ Xuất khẩu chè tạo ra một nguồn vốn đáng kể cho đất nước, góp phần
vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Chè là một trong những

mặt hàng nông sản xuát khẩu chủ lực của nước ta, hàng năm mang về cho đất
nước rất nhiều ngoại tệ để thúc đẩy công nghiệp háo hiện đại hoá đất nước.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), bất chấp những khó khăn
của khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu chè của cả nước vẫn giữ mức tăng trưởng
ấn tượng: 6 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu chè cả nước ước đạt 50 triệu USD
tăng hơn 17% về lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ. Hiện sản phẩm chè
của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong
đó thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc
gia và khu vực như Mỹ, EU và Nga. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng
thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Khi xuất
khẩu chè thì chúng ta sẽ mở rộng được thị trường tiêu thu và giao lưu học hỏi
được nhiều bài học kinh nghiệm của các nước bạn. Hiện nay, chúng ta xuất
khẩu sang hơn 110 nước khác nhau. Từ đó tạo ra nhiều mối quan hệ kinh tế
10


cho các doanh nghiệp trong ngành chè nói riêng và các doanh nghiệp trong cả
nước nói chung, xuất khẩu chè ra nhiều thị tường làm cho các doanh nghiệp
của chúng ta có thể tiếp thu được các thông tin nhanh hơn, và sáng tạo hơn.
Định hướng phát triển sản xuất chè được thể hiện qua bảng sau:
Năm
Chỉ tiêu

1999

2000

2005

2010


Tổng diện tích chè cả
nước (ha)

77142

81692

104000

104000

Diện tích chè kinh doanh
(ha)

70192

70192

92500

104000

Diện tích chè trồng mới
(ha)

4350

4550


2800

-

Năng suất bình quân (tấn
tươi/ha)

3,82

4,23

6,1

7,5

Sản lượng búp tươi (tấn)

267400

297000

564250

780000

Sản lượng chè khô (tấn)

59600

66000


125000

173000

Sản lượng xuất khẩu (tấn)

37000

42000

78000

120000

Kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)

50

60

120

220

Nguồn: Định hướng - giải pháp phát triển và sản xuất chè đến năm
2010
+ Xuất khẩu chè tạo ra sự ổn định cho những người trồng chè về mặt tiêu
thụ sản phẩn từ đó họ yên tâm và gắn bó với nghề của mình nhiều hơn với

công việc của mình. Do đó chất lượng chè cũng phần nào được cải thiện, nâng
cao được khả năng cạnh tranh chè của nước ta trên thị trường thế giới.
Tóm lại, có thể kim ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi
nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo…) nhưng xét đến những tác động tích cực của
nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục
phát triển sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian tới.
2.2. Thị trường chè nội địa
2.2.1. Quy mô thị trường chè nội địa
Chè là thứ nước uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của đa số
người dân đất Việt, nó đã ăn sâu vào đời sống và tâm hồn người Việt, trở thành
tập quán tiêu dùng. Chè góp mặt bất cứ khi nào : khi vui cưới hỏi, tân gia, khi
hiếu hỉ hay trong các cuộc hội nghị, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, chè có mặt
trong mọi gia đình. Uống chè không phân biệt tuổi tác, giới tính, không có sự

11


phân chia giai tầng cao thấp. Qua đây ta thấy nhu cầu tiêu dùng chè của người
dân là rất lớn .

Sức tiêu dùng chè trên thị trường nội địa có xu hướng gia tăng là do:
+ Dân số Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 85,8 triệu dân, tỷ lệ tăng
dân số bình quân năm giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1999 và
2009) là 1,2%/năm. Dự báo một qui mô thị trường rất lớn để tiêu dùng chè.
Mặt khác, không chỉ gia tăng về số lượng mà sức tiêu dùng cũng được cải
thiện đáng kể. Nếu như trước kia nước ta theo đuổi nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung việc tiêu dùng chè cũng như các hàng hoá khác đều theo phân phối.
Do vậy mà việc sản xuất theo kế hoạch, người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng
lớn nhưng không mua được. Sau khi thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng
IX, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, sức tăng trưởng

kinh tế trong một số năm khá ổn định và có tiềm năng phát triển trong tương
lai, do đó mà đời sống chung của người dân được cải thiện, nhất là mức sống
của người dân ở khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, thành phố Hồ
chí Minh... ở các khu công nghiệp Biên Hoà, Hải Phòng, Bình Dương... rất
cao. Vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng được cải thiện đáng kể. Theo nghiên cứu của
thạc sỹ Trần Thu Vân trong tạp chí Kinh tế phát triển số 3/2000, tiêu dùng của
dân cư Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính,
nghề nghiệp, vùng dân cư... nhưng ảnh hưởng mạnh nhất đến sức tiêu dùng
của dân cư Việt Nam là yếu tố thu nhập, tác giả phân tích khi thu nhập tăng
bình quân 1% thì nhu cầu tiêu dùng tăng 0.65%. Điều đó thể hiện rất rõ ở bảng
số liệu dưới đây:
Thu nhập và tiêu dùng của dân cư Việt Nam
Đơn vị: ngàn đồng
Nhóm chỉ tiêu
Chung
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
Thu nhập
553.5
816.8
1093.3
1544.3
3921.7 1586.1
Tiêu dùng

517.5


755.7

984.1

1338.4

2540.3

1227.3

Khi thu nhập tăng lên thì người dân tăng tiêu dùng. Như vậy, tỉ lệ thu
nhập giành cho thực phẩm tăng lên đáng kể và cách lựa chọn thực phẩm cũng
có xu hướng thay đổi, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến những thực
phẩm có giá trị cho sức khoẻ.
Mặt khác trong xu hướng tự do và hội nhập, lối sống mới cũng được du
nhập vào Việt Nam, bên cạnh những nét truyền thống trong tiêu dùng thì
phong cách tiêu dùng mới cũng xuất hiện. Ví thử trong cách tiêu dùng chè,
theo truyền thống thường thì mọi người thích uống nóng, khi pha cũng phải
lựa chọn ấm, nước, hay trong cách đun và cách chế biến rất cầu kì. Còn ngày
nay khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn thì các sản phẩm chè nhúng, chè hoà
tan được ưa chuộng hơn cả, trong cách uống cũng có nét thay đổi ngoài uống
nóng, còn uống chè đá, chè pha sẵn, chè đóng lon...
12


+ Nhu cầu tiêu dùng chè đang có xu hướng gia tăng do lợi ích của việc
uống chè ngày càng biểu hiện rõ .
- Chè là một thứ nước uống kì diệu nó không chỉ có tác dụng giải khát
làm cho tinh thần sảng khoái mà nó trở thành thần dược có tác dụng rất tốt để

chữa bệnh .
- Uống chè làm cho tâm tư tĩnh lặng, cho tâm hồn thanh tao, giảm bớt
ưu phiền, hết mọi cảm giác uể oải , buồn ngủ, hăng hái làm việc, học tập hơn.
- Chè có giá trị trong giao tiếp, là cầu nối trong các mối quan hệ.
- Ngày nay khi khoa học ngày càng phát triển thì mọi người nhận thấy
rằng chè là thức uống bổ dưỡng, có tác dụng dược lí quí giá. Chất cafein và
một số hợp chất alkaloit khác trong chè có khả năng kích thích vỏ đại não, làm
cho tinh thần minh mẫn tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể,
nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc lao động. Hỗn
hợp tanin trong chè làm cho chè có khả năng giải khát gây cảm giác hưng phấn
cho người uống chè. Người ta còn sử dụng chè trong trị liệu bệnh, uống chè
thường xuyên sẽ làm giảm quá trình viêm ở người bị bệnh khớp, hay viên gan
mãn tính, có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu, điều chỉnh
có hiệu quả bệnh lị, xuất huyết dạ dày và đường ruột, xuất huyết não và suy
yếu mao mạch do tuổi già. Chè còn có tác dụng chống nhiễm phóng xạ ,chống
ung thư ,và có tác dụng rất tốt chữa các loại bệnh về răng miệng .
Nhận thấy tác dụng, hiệu quả của việc uống chè đối với sức khoẻ. Do
vậy nhu cầu của người dân gia tăng, mặt khác do môi trường sinh thái của con
người ngày càng ô nhiễm, thực phẩm rất dễ bị nhiễm chất độc hoá học có hại
cho sức khoẻ, chè là một loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng. Đặc biệt, ngày nay
ngành chè tăng cường mở rộng dự án trồng các loại chè sạch, chè hữu cơ, chè
thảo dược, chè gừng, chè thảo mộc phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu
dùng .
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng chè nội địa là rất cao và đang có xu hướng
gia tăng đây là cơ hội hay là thị trường đâỳ tiềm năng giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam có định hướng phát triển mở rộng sức tiêu dùng tăng thị phần
thị trường phục vụ của mình trên thị trường .
2.2.2. Đặc điểm tiêu dùng chè

Đặc điểm sản phẩm : chè là cây công nghiệp dài ngày mang giá

trị kinh tế cao, sản phẩm thu hoạch là lá. Sau khi thu hoạch chè được bón phân
vô cơ hoặc hữu cơ, gốc cây được làm cỏ sạch. Chè được trồng chủ yếu trên đất
đồi núi nhiều tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung (Hà Tĩnh ), miền
Nam (Lâm Đồng, Gia Lai ) dưới 2 hình thức chủ yếu nông trường và hộ gia
đình.
Từ nguyên liệu chè tươi người ta thực hiện chế biến thành nhiều loại chè
khác nhau dựa trên việc thực hiện chuyển hoá các chất trong chè đặc biệt hệ
enzim có sẵn trong búp chè tươi. Các sản phẩm được chế biến bao gồm :
 Chè đen :
Được sản xuất theo phương pháp : héo, sấy, cho lên men cho đến khi đạt
được vị nồng và có màu hổ phách đậm. Sản phẩm chè đen có màu nước đỏ
13


tươi, có vị chát hậu dịu ngọt và hương thơm của hoa tươi quả chín. Chè đen
được phân loại dựa trên kích thước và tỉ trong cánh chè .
Chè cánh gồm OP-P-PS cánh chè xoăn đều, chắc đen tự nhiên, khá
nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu trong sáng khá sánh rõ viền vàng, hương
thơm đượm khá hài hoà hấp dẫn. Đây là các sản phẩm chè cấp cao .
Chè mảnh gồm FBOP – BPS: Loại chè nhỏ mảnh, đều đen khá chắc
nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu, mùi thơm khá hài hoà, đậm dịu rõ hậu .
Chè vụn F-D : nhỏ đều, tương đối nặng, sạch, tương đối đen, nước có
màu đỏ nâu, mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị đậm .
Chè xanh:
Từ nguyên liệu chè búp tươi thu mua người sản xuất tiến hành diệt men,
vò, làm khô, phân loại, thành chè xanh thành phẩm. Chè xanh sản phẩm nước
có màu xanh tươi hoặc vàng sáng, có vị chát đượm, hậu ngọt và có hương
thơm tự nhiên, có mùi cốm nhẹ, mùi mật ong.
Phân chia chè bán thành phẩm gồm 3 dạng:
Chè cánh gồm OP-P-PS

Chè mảnh gồm BP, BPS
Chè vụn gồm F, D
Phân chia khối chè bán thành phẩm theo cấp loại ban đầu của nguyên
liệu sau khi đã bỏ bồm cẫng và chè vụn.
Nguyên liệu
sản phẩm
Chè A hái đặc biệt
chè đặc biệt
Chè A
chè loại 1
Chè B
chè loại 2.
Chè olong, chè vàng, chè đỏ là loại chè trung gian thực hiện lên men
một nửa.
Ngoài ra còn có chè dược thảo, tuy gọi là chè nhưng nguyên liệu không
phải từ chè búp tươi mà từ các loại chè dây, chè thanh nhiệt .
Nhìn chung các loại chè đều có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Một mặt là
loại nước giải khát, thứ nước uống hàng ngày, mặt khác có tác dụng chữa bệnh
.
• Đặc điểm tiêu dùng
Thị trường nội địa chỉ ưa dùng chè xanh, đặc biệt chè sao chế theo
phương pháp thủ công ở các vùng đất chè nổi tiếng như chè Thái, chè Shan,
chè blao... Thú uống chè xuất hiện từ lâu trong văn hoá tiêu dùng người Việt,
hình thức uống chè được khởi nguồn từ chùa chiền.
Trước kia phong thái và cách thức thưởng thức chè của người Việt có
khác nhau trong từng giai tầng xã hội: Vua quan thường ưa thích các sản phẩm
chè tàu của Trung Quốc, uống chè như bằng chứng thể hiện sự giàu sang
quyền quí để phân biệt đẳng cấp thứ bậc dân trong xã hội. Cách thức uống chè
rất cầu kì. Các tầng lớp nông dân thường uống chè tươi, chè tự sao chế lấy .
Ngày nay, thói quen uống chè vẫn tồn tại nhưng dần dần nó xoá đi

những rào cản về tuổi tác về giai tầng, sự khác nhau trong uống trà cũng chỉ do
sở thích. Đa phần mọi người thường thích uống chè mộc nhất là các sản phẩm
chè gốc Thái rất được ưa chuộng, họ thích cái vị đậm chát có hậu dịu ngọt của
14


chén chè nóng, thường các sản phẩm này được sao theo phương pháp thủ công
truyền thống, chè được nước ngon nhất và có hương thơm là chè xuân. Trong
cách thưởng thức chè cũng có phần đơn giản hơn.
Lại có những người khi uống chè muốn có thêm hương thơm của các
loại hoa: chè ướp hương sen, chè hoa ngâu, chè nhài. Để chế ra các sản phẩm
chè ướp hương thường là rất cầu kì đòi hỏi mất thời gian điều này không cho
phép nhất là trong thời nay, thì nhu cầu của người dân là các sản phẩm nhanh
gọn tiện do vậy chè nhài, chè sen nhúng, chè hoà tan có sức tiêu thụ tăng .
• Các nhân tố thuộc về đặc điểm tiêu dùng chè
- Tính ổn định và ít co dãn về mặt cung cầu:
Các sản phẩm chè phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản thường xuyên
trong cuộc sống hàng ngày của người dân.Việc tiêu dùng chè hầu như không
phụ thuộc vào giá cả thị trường vì mỗi người tiêu dùng mỗi loại chè với một số
lượng nhất định tuỳ thuộc vào những giới hạn sinh lí.
- Việc tiêu dùng chè mang tính thời vụ rõ nét;
Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rõ nét, vì thế nhu
cầu tiêu dùng chè trên thị trường không cân bằng cả về mặt không gian và thời
gian.Nhìn chung nhu cầu tiêu dùng chè thường rất lớn vào những dịp lễ lớn
hoặc dịp đầu xuân vì đây là mùa của những lễ hội truyền thống. Nhưng vụ chè
thường vào tháng 3 đến tháng 11 vì thế đòi hỏi nhà cung ứng sản phẩm chè
phải dự trữ một lượng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong những dịp
này. Trước đặc điểm câu tiêu dùng như vậy đòi hỏi người cung ứng phải có
biên pháp bảo vệ sự hài hoà cung cầu.
- Thị trường tiêu dùng chè là thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo.

Người sản xuất chỉ cung ứng ra thị trường một khối lượng chè rất nhỏ so
với lượng cung của xã hội. Do không thể độc quyền về lượng cung cho nên
không thể độc quyền về giá cả mà buộc phải chấp nhận mức giá khách quan
trên thị trường .

Xu hướng tiêu dùng chè cũng biến đổi theo cơ cấu tuổi của
dân số.
Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu
người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số, nên yếu tố
này ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các loại chè. Mức tiêu dùng các sản
phẩm chè xanh, chè mộc, chè hương truyền thống có xu hướng ổn định, hoặc
tăng tương đối nhỏ, còn nhu cầu đối với các sản phẩm chè nhúng, chè hoà tan,
chè thảo mộc đang tăng mạnh, nhu cầu này biến đổi theo cơ cấu nhóm tuổi .
• Nhóm người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Sở thích uống chè chung của những người ở lứa tuổi này là các sản
phẩm chè mộc, chè mạn, chè hương truyền thống. Đa phần những người này
rất sành trong cách thưởng thức chè. Trong cách lựa chọn cho tiêu dùng họ có
khuynh hướng gắn với những đặc trưng về nội chất gồm cả hương và vị của
chè, họ đánh giá chất lượng chè dựa trên sự cảm nhận của chính mình về
hương thơm, mùi vị và màu sắc của trà.
Có các loại chè:
15


Chè xanh đặc biệt: Đây là loại chè cấp cao, sản phẩm có màu xanh tự
nhiên, cánh chè dài xoăn đều non, có tuyết. Nước pha phải có màu vàng trong
sáng, hương của trà thơm mạnh tự nhiên, thoáng có mùi cốm, sau khi thưởng
thức chè người uống thấy vị đậm dịu có hậu ngọt.
Chè loại 1: Theo kinh nghiệm của những người uống chè sành là chè có
màu xanh tự nhiên, cánh chè dài xoăn tương đối đều nước của chén chè sau

khi được pha lên có màu vàng xanh sáng, hương thơm tự nhiên tương đối
mạnh, vị chát đậm dịu dễ chịu.
Chè loại 2 có màu xanh tự nhiên, cánh chè ngắn hơn tương đối xoăn
thoáng cẫng, màu nước của chè có màu vàng sáng, màu xanh tự nhiên vị chát
tương đối dịu, có hậu ngọt .
Chè loại 3: Màu vàng xanh xám, mảnh nhỏ tương đối đều, màu nước
vàng hơi đậm hương thơm vừa thoáng hăng gì vị chát hơi xít .
Chè được đánh giá là ngon là loại chè có màu nước xanh tươi hoặc vàng
sáng, có vị chát đậm, có hậu ngọt, hương thơm tự nhiên, có mùi cốm nhẹ và
mùi mật ong. Chính vì vậy khi mua chè họ phải lựa chọn những loại chè đặc
sản gắn liền với vùng đất chè: chè chính Thái (Tân Cương - Thái Nguyên), chè
Lục (Yên Bái ), các loại chè Shan trên vùng núi cao suối Giàng, chè Blao (Bảo
Lộc- Lâm Đồng ).
Các loại chè xanh được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường là chè chế biến
theo phương pháp thủ công, và được nhóm người trung và cao tuổi lựa chọn,
bởi vì họ ít quan tâm đến nhãn mác, bao bì sản phẩm. Còn các sản phẩm chè
xanh chế biến ở các nhà mày chủ yếu phục vụ cho nhu cầu biếu tặng .
Nhóm người này có nhu cầu tiêu dùng rất lớn, chè đã trở thành thứ nước
uống quen thuộc từ lâu trong gia đình, trong các cuộc họp hội nghị, nhất là đối
với nhóm người cao tuổi, trong các buổi họp câu lạc bộ thì chén chè chính là
cầu nối tâm giao giữa con người với con ngươì , bên chén chè nóng vừa bình
dị vừa đơn sơ các cụ ngồi bàn chuyện văn chương, thơ ca, chơi cờ chia xẻ với
nhau những vui buồn của tuổi già .
Bên cạnh nhu cầu về chè mộc, nhóm người này còn thích uống chè ướp
hương,thông thường các loại hoa quả ướp hương chè phải là thứ hoa quí, thanh
tao như hoa ngâu, hoa sói, hoa sen, hoa nhài, hoa cúc. Đặc biệt thứ chè ướp
hương sen là thứ chè quí dùng để tiếp khách chi âm hoặc làm quà biếu .
Qua phân tích đặc điểm tiêu dùng các loại chè của nhóm tuổi này, ta
thấy vấn đề coi trọng trước tiên là chất lượng chè mà ít quan tâm đến bao bì
mẫu mã sản phẩm.Bên cạnh sở thích uống chè mộc, nhóm người này cũng rất

ưa thích sản phẩm chè ướp hương. Qua đây đòi hỏi các công ty chè phải tìm
biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo những hương vị đặc trưng cho
sản phẩm chè của mình có như vậy mới thu hút thêm nhu cầu tiêu dùng của
nhóm người thuộc lứa tuổi này.
• Nhóm người ở độ tuổi thanh niên:
Do yêu cầu của cuộc sống mà quỹ thời gian đối với họ rất eo hẹp xu
hướng tiêu dùng của những người thuộc lứa tuổi này là những sản phẩm nhanh
gọn, tiện dụng. Chính dựa vào đặc điểm này mà trong những năm qua các
16


công ty luôn đưa ra sản phẩm mới như chè hoà tan, chè túi nhúng với nhiều
mùi vị khác nhau chanh, cam xoài ...
Khi các sản phẩm này ra đời đã nhanh chóng thu hút được giới trẻ. Nhìn
chung giới trẻ uống chè với nhu cầu giải khát, họ ít quan tâm đến vị chát
đượm, hậu ngọt hay nước của chè mà mà họ quan tâm đến mẫu mã, bao bì và
sự tiện dụng của sản phẩm. Họ yêu cầu về chất lượng chè không cao, khi lựa
chọn chè họ quan tâm đến hương vị của chè và đặc biệt là nhãn hiệu sản phẩm.
Mục đích tiêu dùng của họ là muốn định vị chính mình, thể hiện phong cách
của riêng mình do đó nhãn hiệu chè nổi tiếng là yếu tố ảnh hưởng quyết định
đến sự lựa chọn của họ.
Việc thu hút sức tiêu dùng của những người thuộc nhóm lứa tuổi này,
các công ty chè nước ngoài rất thành công,họ liên tiếp tiến hành quảng bá và
đưa ra thị trường những sản phẩm chè mới đa dạng về mùi vị và chủng loại.
Còn các sản phẩm chè nhúng chè hoà tan của các công ty trong nước tuy mẫu
mã và hương vị không thua kém chè nước ngoài nhưng các công ty chưa có
chiến lược định vị phù hợp với tâm lí chung của giới trẻ .Trong tương lai các
công ty chè trong nước phải tích cực xây dựng chiến lược phát triển khẳng
định được hình ảnh của mình mở rộng sức tiêu dùng chè .
• Nhu cầu tiêu dùng chè cũng mang những khác biệt ở mỗi vùng

khác nhau.
Thú uống chè của người Việt đã trở thành văn hoá tập quán tiêu dùng,
khắp đất nước từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị không
vùng nào là không biết uống chè.Nhưng ở mỗi vùng cách tiêu dùng chè của
người dân mang những đặc trưng riêng .

Đối với người dân Bắc: có lẽ chè là thứ nước uống gắn bó nhất
trong đời sống hàng ngày.
Văn hoá uống chè cũng mang những đặc trưng riêng biệt của từng dân
tộc, dường như đồng bào dân tộc nào cũng uống chè và sành về chè theo cách
riêng của họ. Như khu vực vùng núi cao Hà Giang ,Yên Bái có chè đặc sản là
chè tuyết.

Đối với người Dao (Yên Bái ): người dân thường chọn bút non,
lá non hái về sao khô để qua đêm sau đó nhồi vào những ống bương to rồi đưa
lên gác bếp. Khi nhà có khách quí họ chỉ cần lấy trên gác bếp một ống bương,
quét sạch bồ hóng rồi thận trọng gỡ bỏ nút lá chuối, rồi dùng móc lôi ra từng
lớp chè giống như thuốc lào đóng bánh. Nước mưa đã được để giành cho vào
ấm đun sôi rồi sau đó cho những bánh chè vào ấm, một lúc sau khoảng 5 đến
10 phút thì rót chè ra bát.
Chè “cán pái hở” của người Hà Giang lại khác uống với chè ống bương
của người Dao ở Yên Bái,chè mọc trên vùng núi cao quanh năm mây che phủ,
chè sống bằng mùn đất do gió mang về và sống bằng hơi sương khi mùa hanh
khô đến. Chè chỉ tươi tốt vào mùa xuân vào những ngày cuối xuân đầu hạ
những người dân ở Lũng Phìn Đồng Văn lên núi tìm chè.Chè được sao khô
được cho vào hũ hoặc chum hoặc gói buộc cẩn thận bằng lá dong lá chuối
khô.Vào những ngày phiên chợ đồng bào mang chè xuống chợ bán. Chè “cán
17



pái hở” khi pha được nước rót ra bát, cạn nước đến ngày hôm sau đổ đi không
vấy bẩn chén, nhất là khi được thưởng thức chè trong ngôi nhà sàn bập bùng
ánh lửa, chênh vênh trên sườn núi cao hẳn là chẳng bao giờ quên cái tình
người và cả hương vị đậm đà nguyên sơ của “cán pái hở” đã quấn quýt hoà
quyện vào nhau.
Trong dân gian vẫn có câu “Chè Mai Hiếu, điếu Sơn Vi, rượu Hạ Bì,
men Tòng Lệnh” là người ta nói đến nét độc đáo của nền văn hoá ẩm thực trên
vùng đất Thanh Thuỷ - Phú Thọ. Người dân Mai Hiếu không hái búp làm chè
khô mà chỉ chuyên hái chè xanh, cây chè ở đây qua nhiều năm chăm sóc nên
phát triển rất tốt, lá chè nhỏ và dày, răng của mép lá đều, bẻ, vò giòn lách tách,
mặt lá ánh màu vàng xanh, khi nấu nước vàng sánh toả mùi thơm hấp dẫn đặc
trưng của chè. Người dân ở đây có cách nấu và uống chè xanh rất sành. Nước
nấu phải kén, lấy nước giếng đồi trong vắt hoặc nước mưa mái ngói, nước mưa
giữa trời lọc sạch. Không nấu nước giếng có vôi sẽ làm cho chất chè có màu
vàng đục uống nhạt và mất mùi thơm. Khi nấu cần rửa chè từ hai đến ba nước
vuốt từng lá chè cho sạch rồi bỏ vào xoong, cứ một lít nước với một nắm lá
chè to là vừa. Lúc đun điểm chính là cho lửa cháy đều liên tục khi nước sôi lấy
đũa sạch đảo cho lớp chè trên lật xuống dưới, bỏ vào vài lát gừng thái mỏng
cho dậy mùi, đậy vung kín bắc xuống để độ 10 - 15 phút cho lá chè chín dần
rồi chắt ra bát, màu nước chè vàng sánh như mật toả ra mùi thơm ngọt, tuỳ
thuộc vào sở thích của từng người mà uống nóng hay uống nguội.

Cách thưởng thức chè của người dân đồng bằng sông Hồng lại
được đặc trưng nổi bật nhất là thú uống chè của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch
trang nhã, sự cầu kì trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của
chén chè lên một trình độ cao. Xuất phát từ nông thôn nhưng chính người Hà
Nội có công giữ gìn và đa dạng văn hoá uống chè của người Việt Nam. Người
Hà Nội chỉ thích uống chè Chính Thái, đó là các sản phẩm chè mộc từ vùng
Tân Cương - Thái Nguyên, người Hà Nội thường tìm mua chè Thái ở các phố
Hàng Điếu, phố Chùa Bộc,....Đây là hai dãy phố chuyên bán các sản phẩm chè

rời, chè cân đóng trong túi nilông. Hà Nội cũng chính là nơi xuất phát của cách
uống chè ướp hương hoa. Các loại hoa để ướp chè cũng phải là thứ hoa qúi,
thanh tao như hoa ngâu, hoa sói, hoa sen, hoa nhài, hoa cúc... Đặc biệt chè ướp
hương sen là thứ chè quí, mỗi cân chè ngon ướp từ 100 - 120 bông sen hồ Tây,
phải là thứ sen chưa bóc cánh.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhất là khu vực thị trường Hà Nội
có sự tràn ngập của nhiều loại nước uống, nước giải khát, cái phong thái, cái
thanh tao trong cách uống chè của người Hà Nội đã mai một. Nhận thấy điểm
này mà thành phố Hà Nội đã thực hiện chủ trương của nhà nước, xây dựng thủ
đô văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp đã có trong tiềm thức của người dân. Nay để gợi cho
người tiêu dùng những nét văn hoá truyền thống, trở về với cội nguồn trở về
với phong thái tĩnh lặng, khoan thai trong cách uống chè của người xưa mà chè
“trở về”với hàng loạt những của hàng vừa bán chè khô vừa bán trà thơm ngon
nổi tiếng: hàng cô Dầu ở chợ Đồng Xuân, quán Nghệ sĩ ở Đinh Tiên Hoàng,
18


quán Thăng Long ở Hàng Gai, quán Dung Phi ở Cầu Gỗ, quán Bạch Ngọc sau
đền Bà Triệu, các quán trà tuần ở khu tập thể Thanh Xuân ...
Nét đặc trưng trong phong cách uống trà của người Hà Nội là những
quán nước trà bình dân. Có một thống kê chưa đầy đủ về các quán hiện nay ở
Hà Nội là khoảng trên dưới con số một ngàn có thể khẳng định ở thủ đô không
phố không đường, không bến tàu xe nào là không có dăm 3 quán chè. Ngay cả
những phố trọng điểm như phố Tràng Thi, Tràng Tiền, hàng Khay cũng không
thể không có những quán chè chén. Những quán chè vỉa hè Hà Nội thật đơn
giản mộc mạc và tràn đầy bụi bặm phố xá. Với người Hà Nội ưa chuộng nhất
vẫn là các sản phẩm chè mộc, ngày trước thời bao cấp khi các loại nước giải
khát không phong phú như hiện nay thì chè vẫn là thứ nước uống khoái khẩu
của tất cả các tầng lớp nhân dân, có lẽ vì đã ăn sâu vào tiềm thức nên chè quán

cóc là không thể thiếu. Ngoài cách uống chè nóng người dân còn uống chè đá.
Những quán cóc vỉa hè vừa là chỗ để mọi người tâm tình nói chuyện, vừa là
chỗ để cho mọi người giải khuây trao đổi các vấn đề về chính trị, thời sự.
Không giống như một truyền thống nào nhưng những quán cóc vỉa hè - quán
nước bụi lại giống như một điều gì đó khi nhớ về Hà Nội .
Tuy có nét khác biệt trong phong cách thưởng thức chè nhưng nói chung
lại, chè vẫn là thứ nước uống số một của người dân miền Bắc, họ không chỉ
uống chè vào buổi sáng mà uống chè bất cứ khi nào trong ngày. Song buổi
sáng sớm khi mọc trời chưa rạng, được coi là thời điểm tốt nhất để thưởng
thức cái tinh tuý của chè. Uống chè có nhiều hình thức : Độc ẩm, song ẩm, tam
ẩm. Người xưa có câu “trà tam tửu tứ” hay “trà ngon phải có bạn hiền”. Những
giờ phút thưởng thức chè là những lúc gia đình bạn bè quây quần chia sẻ với
nhau những vần thơ, những triết lí của cuộc sống. Phong cách uống chè của
người dân Bắc rất cầu kì, chè ngon không chỉ phụ thuộc vào loại chè mà còn
phụ thuộc vào cách pha chế. Một số nơi rất cầu kì chọn nước pha chè là nước
mưa, đun bằng than củi, ấm pha chè phải là ấm nung có hình hài nhỏ, trước khi
pha cả ấm cả chén được nhúng vào nước sôi cho có độ nóng, chè được rót vào
chén tống sau đó từ chén tống mới chiết ra chén quân, với các loại chè ngon
khi vừa rót ra hương thơm bay ngào ngạt.
Như vậy, truyền thống uống chè của người dân miền Bắc và người dân
Hà Nội mang phong cách rất đặc trưng. Đây là cơ sở hay là nền tảng để các
công ty chè Việt nam có thể tôn vinh quảng cáo nhãn hiệu chè thông qua các
trương trình “mùa xuân tôn vinh văn hoá dân tộc”, “tuần văn hoá chè” hoặc
mở các quán chè Việt mang phong cách trà đạo Việt nam ở các khu vực thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Việt trì đồng thời thực hiện phát triển mở
rộng ra khu vực thị trường miền Trung và miền Nam .
Trong chiến lược phát triển của mình các công ty phải đặc biệt trú trọng
sự phù hợp của văn hoá tiêu dùng của từng vùng .
 Đối với người miền Nam
Phong cách của người dân miền Nam có gì đó cởi mở, quan điểm sống

rất nổi bật chứ không kín đáo kiểu thanh tao như của người Bắc, cho nên sở
thích và phong cách uống chè của người dân miền Nam thường không cầu kì.
Đa phần người dân miền Nam thích chè uống hoa nhài, hoa sói, hoa ngâu để
19


tăng thêm hương thơm cho mỗi chén chè. Đặc biệt nơi đây có khí hậu ôn đới
rất thuận lợi để phát triển loại chè có vị hoa quả, nhất là trong vùng Cần Thơ,
Long An cho nên có các loại chè có vị hoa quả mang nét đặc trưng của vùng.
Người miền Nam thường uống cafe vào các buổi sáng do đó uống chè chỉ
đống vai trò thứ yếu, người ta dùng chè để uốngđệm nên không có gì cầu kì
trong cách uống , chè ngon ít hay ngon nhiều không quan trọng .

Phong cách uống chè của người miền trung: nhất là ở Huế, lại
thể hiện sự giao hoà giữa hai miền Nam Bắc, người Huế vừa uống chè nóng,
vừa uống chè đá, xong lại thiên về chè nóng hơn. Chè dùng của người Huế vừa
ướp hoa vừa không ướp hoa, nhưng sở thích có thêm hương hoa vẫn là phần
nhiều. Ở miền Trung chè được trồng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế . Có lẽ không có nơi đâu người dân lại thích uống chè xanh như ở
Nghệ An, việc buôn chè xanh đã trở thành phường hội. Cũng như nhiều vùng
nông thôn nước ta, nước chè xanh xứ Nghệ được sử dụng như một chất keo
đặc biệt gắn bó tình cảm bà con lân bang làng xóm. Sau một ngày lao động vất
vả, ăn cơm tối xong người ta nhóm họp nhau để uống chè xanh và trao đổi
chuyện trò. Để đêm nào cũng được uống chè ngon các gia đình thường luân
phiên nhau nấu .
Qua những nét khác biệt trong phong cách uống chè của người dân Việt
ở các miền, đòi hỏi các công ty hay những người làm công tác nghiên cứu thị
trường phải hiểu rõ những nét đặc trưng này từ đó mới đưa ra những sản phẩm
mới và hình thức phân phối phù hợp.
Dự kiến nhu cầu tiêu dùng chè trong cả nước

Đơn vị:
Tấn
Thị trường
2000
2010
Cả nước
40.000
60.000
A.Phân theo khu vực
- Thành thị
22.000
38.000
- Nông thôn
18.000
22.000
B. Phân theo lãnh thổ
- Đồng bằng Sông Hồng
11.900
18.000
- Miền núi và trung du Bắc Bộ
6000
8.500
- Khu bốn cũ
5.100
7.000
- Duyên hải miền Trung
4000
6.500
- Tây Nguyên
1000

2000
- Đông Nam Bộ
4000
6500
- ĐB sông Cửu long
8000
11.500
C. Theo cơ cấu sản phẩm
- Chè khô
38.500
58.000
- Chè tươi
1500
2000
(Số liệu nghiên cứu của hiệp hội chè Việt Nam)
2.2.2. Cạnh tranh chè
20


2.2.2.1. Cạnh tranh trong công tác thu mua nguyên liệu
Nguyên liệu chè là yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất, do vậy muốn
phát triển hiệu quả thì các công ty phải xây dựng gắn với việc tổ chức và phát
triển vùng nguyên liệu .Tuy vậy, đối với ngành chè Việt nam chỉ có một số
công ty, chủ yếu là các công ty liên doanh mới thực hiện được bao sản phẩm,
xây dựng và phát triển nông trường chè cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu chế
biến như nông trường chè Vân Lĩnh của công ty liên doanh chè phú bền, nông
trường chè Mộc Châu, nông trường Sông Bôi Lạc Thuỷ –Hoà Bình, nông
trường chè Bảo Lộc Lâm Đồng...Thông qua việc giao khoán hộ nông dân
hướng dẫn kĩ thuật canh tác, chăm sóc thu hoạch chè tốt. Nhưng không hẳn
thuận lợi như vậy, thấy việc tham gia sản xuất và kinh doanh chè có lãi mà

trong thời gian gần đây, trên mỗi vùng chè sự xuất hiện của quá nhiều doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đầu tư các nhà máy các xưởng chế biến
để sản xuất chè. Để đảm bảo có chè sản xuất các công ty này thường xuyên tự
động tăng giá để thu hút thêm người bán chè cho mình. Do vậy
các sở chế biến chè lớn nhỏ, vào giữa vụ chè thường xảy ra tình trạng tranh
mua cướp bán, người trồng chè tha hồ mà bán nguyên liệu chè, thậm chí dùng
cả liềm mà giật cả cộng dài lá già kèm theo những đọt chè làm ảnh hưởng đến
chất lượng chè thành phẩm, không xuất và bán được hàng . Trước tình hình đó
lại có nhiều cơ sở chế biến chè qui mô nhỏ đóng cửa, giá nguyên liệu lại giảm
xuống, một số cơ sở chế biến còn khách hàng ra giá cho người trồng chè phải
thu hái theo phẩm cấp .
Để tránh tình trạng xảy ra hiện tượng như vậy, Chính Phủ ra quyết định
số 80/2002QĐ-TTg qui định rõ ràng “khuyến khích các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá
với người sản xuất, nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng
hoá để phát triển sản xuất và ổn định”
2.2.2.2. Cạnh tranh sản phẩm chè với các sản phẩm cùng loại và các
sản phẩm đồ uống thay thế khác
Nền kinh tế Việt nam trong xu thế hội nhập và thực hiện quá trình tự do
hoá thương mại đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với tất cả hàng hoá của
Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp đổi mới cải tiến và có những chiến lược
phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại
và các sản phẩm thay thế.
Trên thị trường xuất hiện hàng loạt những nhãn hiệu hay các sản phẩm
chè ngoại với những hương vị khác lạ, cách thức thưởng thức chè cũng đa
dạng hơn. Đâylà một thách thức cạnh tranh đối với các sản phẩm chè mộc ở
trong nước hay các sản phẩm chè ướp hương truyền thống . Sở thích tiêu dùng
các sản phẩm này giảm đi nhất là nhu cầu của tầng lớp thanh niên biến đổi
nhanh chóng. Bên cạnh các sản phẩm chè trên thị trường còn tràn ngập vô vàn
các loại thức uống giải khát: Nước ngọt, nước uống trái cây , nước tăng lực,

các sản phẩm sữa phần lớn các sản phẩm này có mặt ở khắp nơi rất dễ mua và
lựa chọn, các loại đồ uống này hoàn toàn không thay thế được chè nhưng nó
ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu dùng chè. Đòi hỏi các công ty và những
21


người làm công tác thị trường phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tiến hành
quảng bá nhãn hiệu chè Việt .
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu:
Các nhãn hiệu chè nước ngoài như Lipton, Dilmah, Quality, chè
Tedley..phần lớn các nhãn hiệu này rất phong phú về chủng loại và mùi vị ,
một thành công lớn của các hãng này là việc sử dụng các công cụ marketing
rất chuyên nghiệp nhờ vậy mà hình ảnh chè được rất nhiều người tiêu dùng
biết đến và ưa chuộng.
Chè Tedley của Anh vào Việt nam do Công ty trách nhiệm Bách Hợp
làm đại lí phân phối độc quyền, khi tham gia vào thị trường Việt nam, thị phần
chè này trong những năm đầu còn lớn, sau do sức phát triển của chè nội địa và
sự tham gia ngày càng nhiều các sản phẩm chè ngoại thì thị phần của sản phẩm
chè này giảm đáng kể.
Chè Dilmah là sản phẩm của Srilanka là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế
giới, trong những năm gần đây rất được người tiêu dùng Việt nam ưa sử dụng.
Dilmah vào Việt nam với chiến lược ban đầu nhằm thâm nhập thị trường thông
qua công ty thế hệ mới. Dilmah thực hiện chiến dịch quảng cáo rất rầm rộ trên
mọi phương tiện thông tin của Việt nam chủ yếu ở các thành phố lớn. Một
cách quảng bá thương hiệu rất hiệu quả của Dilmah là thực hiện ký hợp đồng
tài trợ, đầu tư một số quán trà có địa điểm đẹp, diện tích rộng sang trọng để tạo
cảm giác thu hút khách hàng đặc biệt là lớp trẻ. Công ty cung cấp cho cácquán
chè biển hiệu, cốc tách, dụng cụ pha chế, bàn ghế , bạt, quần áo nhân viên.
Mức tài trợ phụ thuộc vào địa điểm diện tích quán chứ không phụ thuộc vào
sản lượng sản phẩm bán ra. Không những có chiến lược thích hợp cho thương

hiệu chè của mình mà các sản phẩm chè của Dilmah rất phong phú có thể uống
nóng, uống lạnh với nhiều hương vị rất thu hút: Dilmah dâu, Dilmah bá tước,
Dilmah táo, Dilmah chanh, Dilmah nữ hoàng...
Công ty còn thực hiện phân phối các sản phẩm chè rất hiệu quả. Tuy
không thực hiện mức giá một cách chặt chẽ, nhưng giá bán trên thị trường là
tương đối không chênh lệch. Công ty thực hiện trưng bày rộng khắp trong các
siêu thị ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh khác trên khắp cả
nước.
Chè Lipton : một nhãn hiệu chè khá nổi tiếng của Anh, tham gia vào
Việt nam nhờ sử dụng hệ thống phân phối của Unilever Việt nam và được
công ty Walls nhập khẩu. Cũng như những nhãn hiệu chè khác, Lipton đã đầu
tư rất lớn trong việc mở rộng và quảng bá nhãn hiệu của mình cạnh tranh mạnh
với các sản phẩm chè nội địa, Dilmah ..và chiếm được thị phần tương đối lớn.
Các công ty chè trong nước
Uy tín nhất trên thị trường nội địa hiện nay vẫn là các sản phẩm của
công ty chè Mộc Châu, khách hàng biết đến chè Mộc Châu qua các nhãn hiệu
Tùng Hạc, Thanh Long,.. Để đạt niềm tin từ phía người tiêu dùng công ty chè
Mộc Châu có một số điểm mạnh: Địa bàn của công ty nằm trên vùng đất Tây
Bắc, nơi nổi tiếng chè nguyên liệu chất lượng cao, đồng thời công ty thực hiện
đầu tư mạnh cải tạo sửa chữa toàn bộ nhà xưởng thiết bị, hợp tác kinh doanh
22


với Đài Loan, đầu tư qui trình sản xuất chè Olong với công suất 10 tấn /ngày
năm 1995. Năm 1997 tiếp tục đầu tư hợp tác với Nhật Bản sản xuất chè xanh
dẹt, tự động hoá với công suất 20 tấn/ ngày. Riêng đối với chè đen, công ty
tiến hành khôi phục cải tạo, cải tiến dây chuyền thiết bị chè đen truyền thống
OTD của Liên Xô cũ với công suất 42 tấn/ ngày. Ngoài ra năm 1998 còn đầu
tư khôi phục vùng chè tô mú xây dựng ở đây dây chuyền chế biến chè đen
.Như vậy, Công ty không ngừng đổi mới thiết bị, cải tiến qui trình công nghệ

chế biến và được kết hợp với ưu thế chè Shan trồng trên độ cao 1050m so với
mực nước biển tạo ra sản phẩm chè có hương vị tự nhiên, vị đượm độc đáo mà
các sản phẩm chè khác không có được. Từ ngày là thành viên của Tổng Công
ty chè Việt Nam, Công ty đã chuyển từ sản xuất chè đen sang sản xuất chè
xanh chuyên xuất khẩu, sản lượng chè của Công ty được tăng lên rõ rệt, đời
sống công nhân viên được nâng lên. Năm 2008, công ty đạt sản lượng 11.035
tấn chè nguyên liệu, xuất khẩu 2.900 tấn chè xanh sang Nga, Pakixtan,
Apganixtan...Doanh thu năm 2008, công ty đạt trên 80 tỷ đồng, nộp ngân sách
hơn 7 tỷ đổng”. Tuy nhiên 7 tháng của năm 2009, sản lượng chè nguyên liệu
chỉ đạt 5.262 tấn, bằng 49% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là 1.239
tấn. Giải thích nguyên nhân này là việc tranh mua của một số doanh nghiệp
sản xuất nhỏ trên địa bàn. Mục tiêu của Công ty là phải tăng được năng suất,
chất lượng chè. Để mục tiêu thành hiện thực, công ty áp dụng khoa học kỹ
thuật, đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo vệ thực vật đối với 10 đơn vị thành
viên và 2 xã Tô Púa, Vân Hồ, quản lý nguyên liệu chặt chẽ từ phun thuốc, bón
phân, dự báo, dự đoán sâu bệnh... Kiểm soát chất lượng “đầu ra” theo tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2000./.
Công ty tiến hành phân phối các sản phẩm thông qua một số các đại lí ở
các tỉnh :Công ty chè Mộc Châu, Thị xã Sơn La, thị trấn huyện Mộc Châu, thị
xã Lai Châu, Hà nội, công ty thương mại Nam Định, công ty thương mại Hải
Dương, tại chi nhánh Vinatea Thành phố Hồ Chí Minh, tại các siêu thị thành
phố Hà nội. Mộc Châu được coi là chiếm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường
nội địa.sản phẩm của công ty được giải thưởng chất lượng vàng Việt nam năm
1999, giải vàng năm 2000 và nhiều giải thưởng khác.
Các công ty chè đang có mặt trên thị trường:
1. Công ty chè Trần Phú
10. Công ty chè Hà Tĩnh
2. Công ty chè Mộc Châu
11. Công ty chè Hải Phòng
3. Xí nghiệp chè Vân Tiên

12. Công ty Thái Bình Dương
4. Công ty chè Yên Bái
13. Công ty thương mại và du
5. Công ty chè Nghĩa Lộ
lịch Hồng Trà
6. Công ty chè Bắc Sơn
14. Xí nghiệp chè Lương Sơn
7. Công ty cổ phần chè Liên Sơn
15. Công ty chè Thái Nguyên
8. Công ty chè Long Phú
16. Công ty chè Kim Anh
9. Viện nghiên cứu chè
17. Công ty chè Quân Chu
Ngoài ra còn có các công ty
- Công ty chè Việt Anh
23


- Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên
- Công ty chè Nghệ An
- Công ty chè Vân Hưng
- Công ty chè Phú Thọ
- Công ty TNHH chè Cát Thịnh
Việt Nam là một thị trường trà rất tiềm năng với tâm lý của người Việt
"trà ngon, bạn hiền". Tuy nhiên, các loại trà truyền thống lại khá kén
người uống và phải pha chế cầu kỳ. Đa số người tiêu dùng cho rằng trà túi lọc
tiện lợi, vệ sinh, có thể sử dụng hết tính chất của trà, đặc biệt là sản phẩm trà
dược liệu, và không bị cặn bã khi uống.
Có một thực tế là các sản phẩm trà túi lọc Việt Nam vẫn còn "bị lép vế"
trên thị trường. Các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến các sản phẩm trà đen

và trà xanh mà chưa đầu tư nhiều cho sản phẩm trà túi lọc. Trà nội chủ yếu
theo đường mòn là hướng đến những vị thuốc mát, bổ, thanh nhiệt trong khi
trà ngoại hấp dẫn người tiêu dùng bằng những hương vị thơm ngon, độc đáo
và dễ uống. Màu sắc trà Việt Nam khá hấp dẫn nhưng hương vị thì không có gì
đặc biệt.
Hiện nay, hai thương hiệu Lipton và Dilmah chiếm thị phần lớn trên thị
trường trà túi lọc Việt Nam. Họ hấp dẫn khách hàng bằng những sản phẩm
thơm ngon, tên gọi hấp dẫn và với chiến lược "luôn luôn mới". Lipton ngoài
sản phẩm trà túi lọc còn đưa ra thị trường sản phẩm trà hoà tan, pha sẵn, thậm
chí đóng gói, đóng lon, "Lipton Icetea" mới. Dilmah có khoảng 30 loại sản
phẩm được chia làm 3 loại chính: loại hoa quả thông thường, hoa quả đặc biệt
và trà thảo dược.
Nhiều hương vị trà của họ được người tiêu dùng yêu thích như chanh,
dâu, anh đào, bạc hà, hoa hồng... với những tên gọi hấp dẫn như: Cảm xúc mùa
xuân, hạ, thu, đông; cảm xúc Bá tước... Hai hãng trà này đặc biệt đánh vào tâm
lý giới trẻ bằng hệ thống quán giải khát với phong cách mới mẻ, bắt mắt. Hệ
thống phân phối của họ ước tính lên tới hàng nghìn quán, đại lý. Họ hỗ trợ
miễn phí các vật dụng mái che, ô dù, bàn ghế, cốc chén cho các quán, đại lý
chính hãng và liên tục đưa ra các chiến dịch tiếp thị, khuyến mãi.
Các chuyên gia cho rằng không phải do chất lượng trà Việt Nam kém
mà do nguồn vốn thiếu, công tác thị trường không tốt, mẫu mã còn đơn điệu
trong khi đó các doanh nghiệp trà nước ngoài luôn đưa ra các chiến lược quảng
cáo,
khuyến
mại
hấp
dẫn.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cố gắng để chiếm lĩnh thị
trường nội địa như công ty chè Kim Anh đưa ra các sản phẩm chè nhài, sen,
cam, dâu, chanh, thảo mộc... Các công ty Đông Nam dược, Hoàng Long,

Thanh Long, xí nghiệp chè Thủ Đô... có các sản phẩm: chè nhân trần, chè hoa
cúc, cẩm lệ chi, atiso...
Như vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường chè, các doanh
nghiệp sản xuất chè chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các nhãn hiệu chè
ngoại, và các sản phẩm của các công ty chè trong nước. Do vậy, trong tương
lai để tăng sức cạnh tranh, thì các công ty trong nước luôn phải xác định giữ
vững chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng cáo thương hiệu, tạo dựng uy tín
24


hình ảnh nhãn hiệu chè Việt Nam trên thị trường nội địa và thị trường xuất
khẩu.
2.3. Thị trường chè xuất khẩu
2.3.1. Qui mô và đặc điểm của thị trường chè xuất khẩu
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, có tác dụng phủ
xanh đất chống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mang lại việc làm và
thu nhập cho người lao động. Chè xuất khẩu cũng đem lại nguồn thu tương đối
cho ngân sách quốc gia. Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên thuận lợi là tiền đề để
phát triển ngành chè xuất khẩu.
Diện tích trồng chè của Việt Nam hiện nay, đạt 70.000 ha và dự kiến tăng
lên khoảng 100.000 - 120.000 ha vào năm 2010 (nguồn bộ kế hoạch và đầu tư).
Hiện nay sản lượng chè búp khô của Việt Nam đạt khoảng trên 45.000 tấn sẽ
tăng lên 150.000 - 180000 tấn vào năm 2010. Năng suất chè bình quân cả nước
đạt 4 tấn / ha và có thể tăng gấp 1.9 lần vào năm 2010, đạt 7,5 - 8 tấn /ha . Hàng
năm có tới 85% chè sản xuất ra giành cho xuất khẩu, vì vậy thị trường xuất khẩu
đóng góp giá trị chủ yếu vào sức phát triển của ngành chè.
Hiện nay trên thế giới có hơn 160 nước uống chè, nước có nhu cầu tiêu
dùng chè nhiều là Anh, Nga, Nhật bản, Đài Loan ... Theo thống kê của Hiệp hội
tiêu dùng chè thế giới thì nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới ngày càng gia tăng
qua các năm . Năm 2001 sức tiêu thụ chè thế giới là 2,072 triệu tấn tăng 2,4 %

so với năm 2000 và năm 2002 tăng 2,1%. Dự kiến của ITC (Hội đồng chè quốc
tế) vào thời kì 2001 - 2005 nhu cầu chè thế giới tăng khoảng 2,3% /năm. Cụ thể
nhu cầu các nước đang phát triển tăng 1,6% /năm, Các nước CIS tăng khoảng
2,4%. Trong đó các nước EU vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất chiếm 21,8% khối
lượng chè nhập khẩu của thế giới, các nước thuộc CIS chiếm 16,5%, Pakistan
chiếm 11,2 %, mĩ chiếm 8,2%, Nhật Bản chiếm 5% .
Về xuất khẩu chè Việt Nam từ chỗ chiếm 1,7% thị phần thị trường chè thế
giới đã vươn lên 3,2% vào năm 1998. Giai đoạn từ 1991 - 1994 xuất khẩu tăng
bình quân hàng năm 13,2%. Từ năm 1998 trở lại đây tốc độ tăng trưởng đều đặn
tăng. Trước năm 1990 Việt Nam có được thị trường xuất khẩu chè lớn là Liên
Xô ( cũ), IRAQ, Anh và Một số nước Đông Âu. Sau năm 1990 khu vực thị
trường này đã giảm còn khoảng 15.000-20.000 tấn/ năm và kim ngạch đạt 20-25
triệu USD. Gần đây thị trường xuất khẩu chè Việt Nam mở rộng ra các nước
như Nhật, Hồng Kông, Ai Cập, Hoa Kì... Lượng nhập khẩu trong 10 năm qua
(1989 - 1998) là 186000 tấn, chỉ riêng năm 1998 xuất khẩu đạt mức rất cao là
33.500 tấn, đạt kim ngạch trên 50 triệu $ .Dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng tổng
sản lượng chè xuất khẩu lên 130.000 - 150.000 tấn và đạt khoảng 370 triệu USD
.Đồng thời thị phần chè của Việt Nam trên thế giới đang được mở rộng và giá
chè cũng tăng dần theo giá của thế giới.
Lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là chè đen một số ít sản lượng
chè là chè xanh .Khách hàng đến với Việt Nam chủ yếu chỉ mua 3 mặt hàng chè
cấp thấp với mục đích đấu trộn, thực hiện đóng gói dưới nhãn mác khác tiêu thụ
trên thị trường xuất khẩu. Lợi thế duy nhất của chè Việt Nam trên thị trường là
giá rẻ, chè không có mùi vị đặc trưng dễ đấu trộn.
25


×