Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Chuyên đề Quản Trị du lịch PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.51 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG HỒNG YẾN

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH
NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH
Mã số ngành: D340103

Tháng 6/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG HỒNG YẾN

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN ĐỀ NGÀNH
NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH
Mã số ngành: D340103
GDHD: Lưu Thanh Đức Hải

Tháng 6/2015



MỤC LỤC
Trang


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1: Lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ giai đoạn
2010-2014
Bảng 2 : Dự báo khách du lịch đến TP.Cần Thơ đến 2030
Bảng 3: Dự báo tổng thu nhập từ du lịch của TP.Cần Thơ đến 2030
Bảng 4 : Dự báo nhu cầu khách sạn TP.Cần Thơ đến 2030
Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch TP.Cần Thơ đến 2030

4


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói rất phát triển hiện nay.
Lợi ích mà nó mang lại là hết sức to lớn nên phần lớn cac quốc gia trên thế
giơi đều lấy nó làm mũi nhọn đề phát triển đặt biệt là loại hình du lịch MICE.
MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị , hội thảo, triển lãm, tổ chức sự
kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đói tác. MICE có
một khối lượng khách hàng lớn với mức chỉ tiêu cao đồng thời giá trị của lọai
hình du lịch này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân và du lịch nhóm khác
( theo tính toán của các cong ty du lịch, loại hình du lịch này có giá trị giá trị
cao gấp sáu lần so với du lịch thông thường) nên sức hấp dẫn của nó đặc biệt
lớn. Thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới cho thấy, giá trị thu từ thị trường du

lich MICE trên toàn thế giới hằng năm khoảng 300 tỉ USD và nó có mối quan
hệ với các lĩnh vực kinh tế khác tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD, chiếm hơn 105
GDP thế giới.
Việt Nam ta hiện đã gia nhập vào WTO – một tổ chức thương mại lớn
nhất hiện nay, vì thế hình ảnh đát nước cũng như tiềm năng phát triển là rất
lớn đã góp phần tạo động lực cho ngành du lịch nói chung và ngành du lịch
MICE nói riêng phát triển mạnh.
Nhưng gần đây, hình thức du lich MICE cũng đang có những bước phát
triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam bởi ngoài việc được đánh giá là một điểm đến
an toàn và thân thiện, Việt Nam còn là điểm đầu tư hấp dẫn. Thêm vào đó các
sự kiện MICE, nhất là hôi nghị khách hàng hay họp mặt toàn công ty, là
những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Mỗi lần
tổ chức, các công ty thường thích du lịch thay đổi đia điểm và di chuyển từ
quóc gia này sang quốc gia khác để phục vụ nhu cầu du lịch của những người
tham dự. Việt Nam là điểm đến mà nhiều khách du lịch muốn đến tham quan,
trước hết là vì sự mới mẻ của quốc gia này. Đánh giá về tiềm năng phát triển
MICE ở nước ta, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ là đối thư cạnh tranh
lớn của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay).
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và du lịch lớn của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long; Thành phố Cần Thơ hội đủ các yếu tố thuận lợi về
vị trí địa lý, tài nguyên du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ
thuật để phát triển loại hình du lịch này. Với sự đam mê tìm hiểu về loại hình
du lịch MICE và hy vọng phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch này trong
5


tương lai với những nhân tố thuận lợi sẵn có của Cần Thơ; em quyết định lựa
chọn đề tài: “Phân tích triển vọng phát triển du lịch MICE tại Thành phố Cần
Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và triển vọng phát
triển du lịch MICE tại Thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
(1) Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh du lich tại Thành phố Cần
Thơ
(2) Phân tích triển vọng và các điều kiện phát triển du lịch MICE tại
Thành phố Cần Thơ.
(3) Định hướng phát triển loại hình du lịch MICE tại Thành phố Cần
Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ những cơ sỡ cũng như tiềm năng sẵn có tại Thành phố Cần Thơ và
thực trạng vê tình hình du lich nói chung, loại hình du lich MICE nói riêng, từ
đó có thể đưa ra những định hướng đúng đắn để phát triển loại hình du lịch
cao cấp này tại Thành phố Cần thơ.
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu triển vọng phát triển loại hình du lịch MICE tại Thành
phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu sử dụng trong đè tài năm 2012-2015
Đề tài được từ 5/2012 đến -6/2015
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lich MICE tại Thành phố
Cần Thơ

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm du lịch MICE
MICE là thuật ngữ viết tắt theo chữ cái đầu tiếng anh của các từ:
Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội
nghị/hội thảo) và Exhibition/ Events (triển lãm/ sự kiện).
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, MICE là loại hình du lịch kết hợp hội
nghị, họi thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty
cho nhân viên, đối tác.
Nói cách khác, du lịch MICE chình loại hình du lịch sự kiện, du lịch
tiện ích, tổng hợp các sản phẩm du lịch riêng lẻ kết hợp với việc tổ chức sự
kiện trong ddieuf kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ đối tượng. Giá trị các
loại hình dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch
nhóm.
Meeting (gặp gỡ, họp mặt): Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc
gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn
đè hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin về một sản phẩm hoặc tìm ra giải phấp
cho một vấn đề đang tồn tại.
Meeting bao gồm 2 loại: Asocitation Meeting và Corpoate Meeting.
Incentive (khen thưởng): về bản chất Incentives được xem như một
cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với Meeting, Incentive thường do
công ty hay một tập thể nào đó tổ chức nhằm tuyên dương những nhân viên
xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu. Đặc điểm của du lịch
khen thưởng là phải hoạch định trước một năm.
Conference/ Convention (hội nghị, hội thảo): hình thức hội họp này
có quy mô lớn so với Meeting hay Incentive. Các cuộc hội họp này được tổ
chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhieeug thành viên tham dự hơn
(thường được gọi là các cuộc hội thảo). Về cơ bản nó lớn hơn hội họp, nó
thường tổ chức cho rất nhiều người đén từ các vùng lãnh thổ hoặc các quốc
gia trên thế giới đến để gặp gỡ, thảo luận về vấn đề cùng quan tâm.
Event/ exhibition (sự kiện, triển lãm): bao gồm hai hình thức sau:

Coporate events/ exhibitions: hình thức hội họp nhằm công nhận, tuyên dương
thành tích của nhân viên và trình bày sản phẩm.
7


Special events/ exhibitions: hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút
rất nhiều bái, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đay chính là
các cuộc triển lãm.
2.1.2 Đặc điểm du lịch MICE
2.1.2.1 Những đặc điểm của khách du lịch MICE
Có thời gian lưu lại ngắn; đến từ nhiều quốc gia hoặc tổ chức; đi theo
đoàn với số lượng lớn; khả năng chi trả cao; có địa vị xã hội; yêu cầu dịch vụ
đặc biệt…
2.1.2.2 Những khách hàng của du lịch MICE
Meetings + Conventions/congresses/conferences: Các cuộc họp của
chính phủ; các cuộc hội nghị, hội thảo chyên đè quy mô lớn; các cuộc hội chợ;
triểm lãm hoặc các cuộc gặp gỡ đối tác của những công ty, tập đoàn…
Incentives: Những hội nghị biểu dương, khen thương, những chương
trình du lịch khích lệ dành cho các dơn vị, cá nhân xuất sắc.
Events/ exhibitions: Những sự kiên, hội chợ hay triển lãm được các cơ
quan nhà nước tổ chức; những sự kiên, hội chợ hay triển lãm được các công
ty, tập đoàn tự tổ chức.
2.1.2.3 Mục đích của loại hình du lịch MICE
Meetings: Cung cấp những thông tin về sản phẩm hoặc về công ty, là
dịp cho nhân viên gặp nhau để trao đổi ý tưởng; gặp gỡ thắt chặt quan hệ giữa
khách hàng và công ty.
Incentives: Gắn kết công ty với lực lượng bán hàng; tổ chức sự kiện
mừng những dịp đặc biệt; khen thưởng; khích lệ các cá nhân, đơn vị kinh
doanh xuất sắc.
Convention/congresses/conferences: Trao đổi thông tin và giải pháp

cho hoạt động công ty; giới thiệu các sảm phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng;
công ty gặp lực lượng bán hàng nhằm thắt chắt quan hệ.
Exhibition/events: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh;
công ty tuyên dương những cá nhân, đơn vị đóng góp hoặc thành tích; công ty
kỉ niệm sự kiên quan trọng.
2.1.3 Lợi ích của loại hình du lịch MICE
Loại hình du lịch MICE giúp ngành du lịch, các công ty lữ hành, các cơ
sỏ lưu trữ và các hãng vận chuyển thu được hiểu quả kinh tế cao; phát triển
đội ngũ nhân lực; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch;
8


xây dựng được danh tiếng và thương hiệu. Ngoài ra, loại hình du lịch MICE
còn giúp ngành du lịch thu hút được nhiều dự án đầu tư, phát triển hệ thống cơ
sơ hạ tầng, tăng số lượt khách du lịch quốc tế và tạo ra thêm nhiều công ăn
việc làm cho người dân.
2.1.4 Những điều kiện để phát triển loại hình du lịch MICE
Tình hình an ninh chính trị ổn định; có nguồn tài nguyên du lịch phong
phú; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật được đầu tư xây dựng
đồng bộ, hiện đại; đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và nghiệp vụ cao; đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá; có sự hỗ trợ về mặt chính sách từ phía nhà
nước; có chiến lược phát triển cụ thể và thực tế.
2.1.5 Những yếu tố thu hut khách du lịch MICE
Khả năng đáp ứng tiện nghi tại các cơ sở lưu trú và địa điểm tổ chức;
danh tiếng của địa điểm tổ chức hoặc của công ty được đối tác đề nghị tổ
chức; thời gian tổ chức; mùa và thời tiết; những kỳ nghỉ và những sự kiện
khác; chi phí và những dịch vụ bổ sung; khả năng vận chuyển; sự nhanh
chóng của các thủ tục hành chính.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ internet, sách báo
và tạp chí chuyên ngành.
2.2.2. Phương pháp phân tích:xét.
Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đó rút ra các kết
luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch MICE
Phương pháp mô tả: Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá thực
trạng hoạt động phát triển du lịch Cần Thơ.
Phương pháp phân tích xu thế: dựa vào quy luật vận động trong quá
khứ, hiện tại để suy ra xư hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp này
dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu phát triển.
Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thao khảo ý kiến của các
chuyên gia hàng đầu ngành về những định hướng phát triển và các quyết định
mang tình khả thi

9


CHƯƠNG 3
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ.
3.1.1 Thực trạng hoạt động du lịch tại Việt Nam
Năm 2014 liên tiếp xảy ra nhiều sự cố khách quan tác động tiêu cực tới
tăng trưởng của ngành du lịch khiến Việt Nam mất gần 1,5 triệu lượt khách
quốc tế. Đây chính là lý do khiến cho ngành du lịch không cán mốc 8 triệu
khách quốc tế như mục tiêu đã đặt ra cho năm 2014.
Mặc dù lượng khách sụt giảm song doanh thu toàn ngành vẫn đạt
230.000 tỷ đồng, tăng 15% so với 2013.
Theo đó, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 ước đạt 7,87 triệu

lượt, tăng 4% so với năm trước. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch,
nghỉ dưỡng đạt 4,76 triệu lượt, tăng 2,6%; đến vì công việc 1,32 triệu lượt
người, tăng 4,3%; thăm thân đạt 1,34 triệu lượt người, tăng 6,9%.
Khách quốc tế đến từ châu Á khoảng 5,34 triệu lượt người, tăng 4,5%;
khách đến từ châu Âu là 1,19 triệu lượt người, tăng cao ở mức 14,6%.
3.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Thành Phố Cần Thơ
Hoạt động du lịch Cần Thơ đang dần có bước chuyển biến tích cực.
Công tác đầu tư xây dựng kế hoạch hạ tầng du lịch được chú trọng, xúc tiến du
lịch tiếp tục đẩy mạnh việc quảng bá trong tỉnh, các tỉnh khu vực và một số
thành phố lớn; chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên. Lượng khách du lịch
quốc tế và trong nước đến Cần Thơ ngày một tăng.
Bảng 1: Lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
Tổng số khách đến
880,252
972,450
1,174,823
1,251,625
Khách quốc tế
163,835
170,325
190,116
211,357
Khách trong nước
716,417
802,125

984,707
1,040,268
Đơn vị: lượt khách
(Nguồn: Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ)
Từ bảng thống kê ta nhìn thấy lượng khách quốc tế và lượng khách nội
địa tron nhưng năm qua khá ổn định. Năm 2014, ngành du lịch đón hơn 1,3
triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ, trong đó có 220.280 lượt khách quốc
10

2014
1,367,726
220,280
1,147,446


tế, tăng 4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 1.171 tỉ đồng, tăng 20 % so
với cùng kỳ. Năm qua, du lịch Cần Thơ có nhiều tín hiệu chuyển biến tích cực
trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá, liên kết
phát triển du lịch với các vùng miền, trung tâm đầu mối du lịch.
Cần Thơ là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch
phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là việc phát triển
du lịch miệt vườn, du lịch sông nước như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều…
và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngành kinh tế quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên lượng
khách quốc tế đến Cần Thơ còn thấp so với các địa phương khác như Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… và chỉ chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với cả vùng
3.2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm

châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện
tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía bắc giáp
tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh
Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Cần thơ năm trên trục lộ giao thông thủy bộ quan trọng của cả nước;
quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh; nối trung tâm thành phố với các
huyên phía Tây Bắc, cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc và tỉnh An Giang; Quốc
lộ 80 nối Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang. Cùng với đó, mạng lưới giao thông
thủy nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng song Cửu long, TP. Hồ Chí minh,
các tỉnh Đông Nam Bộ
Với vị trí địa lý đặt biệt thuân lợi như vậy, TP. Cần thơ có nhiều cơ hội
để mở rộng giao lưu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thờ Cần
Thơ cũng là trung tâm kinh tế, khoa học, công nghiệp, thương mại và du lịch
các vùng. Đay vừa là lợi thế vừ là yếu thế khách quan để Cần Thơ đóng vai trò
đi đầu và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng song
Cửu Long, đặc biệt là phát triển du lịch nói cung và du lich MICE nó riêng.
3.2.2 Tài nguyên du lịch
3.2.2.1 Tài nguyên du lich tự nhiên
Địa hình: Thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực bồi tụ của sông Mê
Kông, có địa hình đặc trưng cho dạng hình đồng bằng, bằng phẳng và tương
đối thấp.
11


Đặc điểm địa hình này có ý nghĩa rất lớn trong mục đích nghiên cứu
dạng địa hình bằng phẳng, là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, nơi canh tác
nông nghiệp, phát triển văn hóa của xã hội loài người, ảnh hưởng gián tiếp đến
hoạt động du lịch, có khả năng cung cấp các nguồn nhiên liệu để chế biến các
ẩm thực phục vụ du lịch, các loại hình du lịch tham quan ngắm cảnh, nghiên
cứu văn hóa…

Sông ngòi : Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó, Sông
Hậu với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lượng nước sông
Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ
là 14.800 m3/giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m 3/năm; Sông
Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có
khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại
bến Ninh Kiều nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa
cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc.
Đây là yếu tố đặc biệt hình thành nên nét đặc trưng của các loại hình du
lịch miệt vườn sông nước hình ảnh chợ nổi là một ví du điển hình tạo nên giá
trị độc đáo cho thương hiệu du lịch của một thành phố trung tâm ĐBSCL.
Khí hậu: Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng
sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày
- đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ
không khí...) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô.
Khí hậu Cần Thơ điều hòa dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không
có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
tới tháng 4 năm sau.
Sinh vật: Tài nguyên thủy sinh vật của thành phố tương đối đa dạng,
phong phú bao gồm các loài sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt;
động vật trên cạn và thủy sinh vật,…. Ngoài ra, thành phố còn có vườn cò
Bằng Lăng tại quận Thốt Nốt.
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm:
đất sét làm gạch ngói với trữ lượng 16,8 triệu m 3, đất sét dẻo, cát xây dựng với
trữ lượng 70 triệu m3, than bùn với trữ lượng 30.000 - 150.000 tấn.
Thành phố Cần Thơ tuy không có các dạng địa hình đặc biệt, cũng không
có biển hay núi nhưng với địa hình bằng phẳng của một vùng đồng bằng trù
phú cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống giao thông phát triển đường
bộ lẫn đường thủy; không chỉ có địa hình khá thuận lợi mà các yếu tố khí hậu

12


mát mẻ, sinh vật đa dạng phong phú, tất cả tạo nên “ Thành phố miệt vườn”
nhưng lại rất năng động và có tiềm năng phát triển du lịch, vừa du lịch miệt
vườn sông nước – lợi thế của vùng đồng bằng, vừa có cả loại hình cao cấp như
du lịch MICE.
3.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Vùng đất Cần Thơ cũng là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh em Kinh,
Khmer và Hoa tạo nên cơ sở cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa
truyền thống.
Các điểm tham quan du lịch tại Thành phố Cần Thơ với nhóm như sau:
Nhóm các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật kiến trúc: tượng đài Bác Hồ,
bến Ninh Kiều, làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng cung lịch sử, chợ cổ Cần Thơ,
chùa Phoothi Somroo, chùa Ông, chùa Nam Nhã, chùa Hội Linh, Khám lớn
Cần Thơ, đình Thuận Hưng, đền thờ đức y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác, các di tích khảo cổ văn hóa Ốc Eo tại Rạch Bào, Phong Điền…
Nhóm làng nghề: có các làng nghề truyền thống cũng thu hút nhiều du
khách như làng đan lợp Thới Long, làng lưới Thơm Rơm, Làng tráng Thuận
Hưng…
Nhóm lễ hội: được tổ chức hằng năm như lễ Kỳ Yên ở Đình Bình Thủy,
lễ hội chùa Ông, lễ hội dân tộc Khmer, chợ hoa xuân bến Ninh Kiều, lễ Dâng
hương đền thờ Bác Hồ.
Nhóm các đối tượng thể thao và hoạt động nhân thức khác: hệ thống các
nhà Bảo tàng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, nông trường Sông Hậu,
Đại học Cần Thơ, các hội chợ triển lãm quốc tế định kỳ hàng năm và nhiều cơ
quant rung ương đóng trên địa bàn, loại hình du lịch này được đánh giá là sẽ
phát triển nhanh vượt bật trong thời gian tới.
3.2.3 Cơ sở hạ tầng
3.2.3.1 Hê thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường,
mật độ 2,3 km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548
km đường, mật độ 0,5 km/km2); trong đó có 123,715 km quốc lộ; 183,85 km
đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33 km đường đô thị; 1.969,075 km
đường xã ấp khu phố với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa,
27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho
người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

13


Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn
có tổng chiều dài 1.157Km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải
cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m).
Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn,
kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 Km, đảm
bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Các tuyến đường
sông do thành phố quản lý: 4 tuyến do thành phố quản lý (kênh Thốt Nốt,
kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng) tổng chiều dài 81,45Km, đảm
bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động được.. Các tuyến đường
sông do quận - huyện quản lý: 40 tuyến do quận - huyện quản lý, tổng chiều
dài 405,05Km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động
được.
Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương
mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và sẽ mở các tuyến bay
quốc tế trong tương lai.
Hệ thống các công trình phục vụ giao thông: Cầu Cần Thơ bắc qua sông
Hậu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra,
hệ thống cảng đang được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Càng Hoàng Diệu)

có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT ; cảng Trà Nóc có
3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua
cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái
Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000
DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 trịêu tấn/năm, đã hoàn thành
công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn
2. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển
Quan Chánh Bố, cảng Cái Cui sẽ là cảng biển quốc tế tại TP. Cần Thơ.
3.2.3.2 Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế
Hệ thống bưu chính viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị
hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả
các tỉnh - thành trong nước và quốc tế.
Về bưu chính: 01 doanh nghiệp nhà nước và 24 doanh nghiệp tư nhân
đóng trên địa bàn đảm nhận, có hệ thống ổn định với 35 bưu cục, 48 điểm bưu
điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát.
Mạng lưới viễn thông được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại
hình dịch vụ hiện đại được triển khai, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng; hiện tại, trên địa bàn thành
14


phố có 6 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông,
internet.
3.2.3.3 Hệ thống cung cấp năng lượng
Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới
quốc gia (qua đường dây 220 kV Cai Lậy
Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng
công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110 KV và
6 trạm biến áp.
Ngoài nguồn cung cấp trên thành phố được Thủ tướng cho phép xây

dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy
2.700 MW bao gồm: Ô môn 1: 600 MW, Ô môn 2: 720 MW; nhà máy điện
FO/khí 660 MW và Ô Môn 4: 720 MW.
3.2.3.4 Hệ thống cung cấp nước sạch
Cấp nước: Toàn thành phố có 11 nhà máy nước với tổng công suất
109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm xã đều có hệ thống cấp nước 10 20 m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ nối mạng cấp nước sạch.
Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao.
Thoát nước: Hệ thống thoát nước hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các
phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước
thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509 m, đường cống Ø
300 - 1200 mm và 7.216 m các mương xây B=200-500 mm. Nhìn chung, hệ
thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống
thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.
3.2.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật
3.2.4.1 Những khách sạn có thể tổ chức loại hình du lịch MICE
Tính đến năm 2014, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có 187 cơ sở lưu
trú với 4.764 phòng và có 6.947 giường; trong đó số cơ sở đạt chuẩn từ 1 đến
4 sao là 80 cơ sở. Hệ thống nhà hàng – khách sạn đạt chuẩn 3 – 4 sao phục vu
khách hạng sang, chính khách như khách sạn Victoria, khách sạn Ninh Kiều 2,
khách sạn Golf, khách sạn Sài Gòn – Cần Thơ, nhà hang Hoa Sứ, nhà hàng
Hoa Cau…
Làm phong phú thêm sản phẩm du lịch và dịch vụ chất lượng cao của
ngành du lịch thành phố, Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ đi vào hoạt động
ngày 28/4/2015, tại Khu E1, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Được xây
15


dựng theo tiêu chuẩn 5 sao, với 287 phòng, có các dịch vụ bổ trợ: Hồ bơi, sân
tennis, gym, bar, massage, karaoke,… Cung cấp những dịch vụ đạt chất lượng

cao, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của thành phố Cần
Thơ
Các trung tâm thương mại
Đây là một phần trong trung tâm du lịch, để đáp ứng nhu cầu về hàng
hóa, thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục cho nhân
dân địa phương, đồng thời đóng vai trò quan trọng dồi với việc phục vụ cho du
khách, góp phàn nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại Cần Thơ như trung
tâm thương mại Cái Khế, các hệ thống siêu thị: Metro, Big C, Co.opmart,
Vinatex hay chợ đêm Cần Thơ và các cửa hàng quà lưu niệm.
Các trung tâm vui chơi, giải trí
Với loại hình du lịch MICE, nhu cầu giải trí đòi hỏi cao hơi, khách
thường hướng đến các cơ sở vui chơi giải trí sau giờ họp hội căng thẳng như
trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lac bộ hay phòng triển lãm,..
chúng có thể dược phố trí tại khách sạn hoặc hoạt động độc lập tại các trung
tâm du lịch.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Nhằm nhu cầu chữa bệnh hoạc cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du
lịch, các phòng y tế với các trang thiết bị như phòng tăm hơi, massage, spa…
Nhìn chung, cơ sở vật chất – kỹ thuật của Thành phố Cần Thơ khá hoàn
chỉnh để phục vụ hiệu quả nhu cầu của khách du lịch từ khách bình dân đến
khách cao cấp, co thu nhập cao và tương đối cao.
3.2.4.2 Các điểm du lịch phụ cận
Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, nằm hiền hoà bên
dòng sông Hậu. Cuộc sống nơi đây mang đậm nét của một vùng quê sông
nước. Với lợi thế này, Cần Thơ đang là một điểm du lịch hấp dẫn của miền
Tây với một số địa điểm như: Chợ nổi Cái Răng, Vườn Bằng Lăng, Nhà cổ
Bình Thủy, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh…
3.2.5 Đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch
3.2.5.1 Thưc trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Tốc độ phát triển của ngành du lịch thời gian gần đay kéo theo nhu cầu

gia tăng về nguồn nhân lực. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, lực
lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm. Hiện

16


nay, có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp
trong ngành này.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2015,
ngành Du lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp, đến năm 2020, con số này
lên tới 870.000 người. Theo đánh giá chung, chất lượng nguồn nhân lực trong
ngành kinh doanh khách sạn và cơ sở lưu trú ở Việt Nam hiện nay đều chưa
đáp ứng được nhu cầu và chuẩn mực quốc tế.
3.2.5.2 Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Hiện nay trên địa bàn thành phố có một số trường đào tạo chuyên
ngành về du lịch từ sơ cấp đến bậc đại học với chuyên ngành như: hướng dẫn
viên du lịch, quản trị du lịch, quả trị nhà hàng – khách sạn, ngoại ngữ du lịch,
nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ buồn…
Bậc sơ cấp và trung cấp: trương trung cấp bách nghệ Cần Thơ; trung
cấp du lịch Cần Thơ.
Bậc cao đẳng và đại học: trường cao đẳng nghề du lịch Cần Thơ,
trường cao đẳng Cần Thơ; trường đại học Cần Thơ; trường đại học Tây Đô;
trường đại học Võ Trường Toản.
3.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Thực trạng hoạt động du lịch MICE tại Thành phố Cần Thơ
3.1.1.1 Meetings + Conventions/congresses/conferences + Incentives
Hàng năm, thành phố Cần Thơ diễn ra rất nhiều các hội nghị. Hội thảo
và diễn đàn. Nội dung tổ chức đa dạng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y
tế, môi trường, phát triển cộng đồng, phòng chống dịch bệnh...

Một số hội thảo gắn liền với các chương trình, dự án do các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tài trợ với các chuyên gia, giảng viên nước ngoài hướng
dẫn đã giúp nâng cao trình độ nhận thức về kiến thức xã hội, cộng đồng nhằm
áp dụng kiến thức vào điều kiện thực tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, các khách sạn và các công ty lữ hành đang tổ chức các hoạt
động kèm theo bên cạnh các cuộc hội nghị, hội thảo. Phổ biến nhất là các
chương trình tham quan du lịch trong thời gian từ nửa ngày đến một ngày do
các công ty lữ hành như: Vietravel, Saigontourist, Fiditour, Cantho tourist,…
tổ chức đưa du khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Cần Thơ
hoặc các điểm du lịch phụ cận. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của những du
khách dự hội nghị, hội thảo các công ty du lịch và khách sạn cũng đưa ra
17


nhiều chương trình trò chơi team building hoặc những buổi gala dinner rất hấp
dẫn phục vụ nhu cầu thư giãn của du khách sau những giờ làm việc căng
thẳng.
Các khách sạn tổ chức hội nghị, hội thảo ở thành phố Cần Thơ như: nhà
hàng Hoa Sứ, khách sạn Ninh Kiều, khách sạn Victoria, nhà hàng khách sạn
Cửu Long….
3.1.1.2 Exhibitions/events
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì lý do này mà thành phố Cần Thơ trở
thành địa điểm tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại thường niên của khu
vực. Ngoài ra, với hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại
mới chính quyền thành phố được đầu tư xây dựng, thành phố Cần Thơ cũng là
địa điểm tổ chức các giải thi đấu thể dục - thể thao, các lễ hội văn hóa truyền
thống và những lễ hội hiện đại không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn vươn
xa ra tầm cỡ quốc tế.
Các hội chợ, triễm lãm diễn ra tại Tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế

Cần Thơ như: tháng 2/2015 diễn ra hội chợ sản phẩm Pháp với chủ đề: Giao
lưu Văn hóa và Xúc tiến đầu tư Pháp – Việt. Tháng 4/2015 đã diễn ra hội chợ
Mekong Expo.
Tháng 5/2015 cũng đã diễn ra hội chợ thương mại sản phẩm Thái Lan:
Gần 50 Công ty với 50 gian hàng tham gia Hội chợ Thương mại Sản phẩm
Thái Lan tại Cần Thơ sẽ trưng bày nhiều chủng loại mặt hàng chất lượng cao
của Thái Lan bao gồm các nghành chính : Thực phẩm và Thực phẩm chế biến,
Máy móc và Dụng cụ Nông nghiệp, Dệt may và đồ dùng nhà bếp, Du lịch,
Giáo dục, Nhà hàng.

CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
18


4.1 DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
4.1.1 Dự báo số lượt khách du lịch
Về thị trường khách du lịch quốc tế: Căn cứ vào các chỉ tiêu về hiện
trạng, cũng như tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch qua từng giai
đoạn đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, cũng như Vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, thì đến năm 2015 TP.Cần Thơ sẽ đón được khoảng 250 - 300 ngàn lượt
khách quốc tế; năm 2020 là 400 - 500 ngàn lượt; năm 2025 là 550 - 750 ngàn
lượt và đến năm 2030 đón được 800 ngàn đến 1 triệu lượt khách du lịch quốc
tế
Về thị trường khách du lịch nội địa: Căn cứ vào các chỉ tiêu về hiện
trạng, cũng như tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch nội địa qua từng
giai đoạn đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, cũng như Vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, thì đến năm 2015 TP.Cần Thơ sẽ đón được khoảng 1,2 - 1,4 triệu lượt
khách nội địa; năm 2020 là 1,6 - 2,0 triệu lượt; và đến năm 2030 đón được 2,6
- 3,5 triệu lượt khách du lịch nội địa
Bảng 2 : Dự báo khách du lịch đến TP.Cần Thơ đến 2030
Loại khách
du lịch
Khách quốc
tế
Khách
nội địa

Hạng mục

2020

Số lượt khách (ngàn)
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
Tổng số ngày khách (ngàn)
Số lượt khách (ngàn)
Ngày lưu trú trung bình (ngày)
Tổng số ngày khách (ngàn)

500
1,8
900
2.400
2,2
5.280


2025
800
2,2
1.760
3.200
2,5
8.000

2030
1.200
2,5
3.000
4.200
2,8
11.760

(Nguồn: Viện NCPT Du Lịch)
4.1.2 Tổng thu nhập từ du lịch
Năm 2014, ở Cần Thơ trung bình mỗi ngày, một khách du lịch quốc tế
chi tiêu khoảng 1.680.000 đồng (tương đương 80 USD), còn khách nội địa là
420.000 đồng (tương đương 20USD). Trong những năm tới, khi được đầu tư
phát triển thì các sản phẩm và dịch vụ du lịch sẽ phong phú, đa dạng, chất
lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội
địa) cũng dần dần được tăng lên. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” thì mức chi tiêu trung bình một
ngày của một khách du lịch ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ
được dự kiến như sau:

19



Căn cứ vào số lượt khách, ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu của
khách, tổng thu nhập từ du lịch của TP.Cần Thơ trong từng giai đoạn được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Dự báo tổng thu nhập từ du lịch của TP.Cần Thơ đến 2030
(Tính theo tỷ giá: 1 USD = 21.000 đồng)
Loại thu nhập
Từ khách du lịch quốc tế
Từ khách du lịch nội địa
Tổng cộng

Đơn vị tính

2020

2025

2030

Tỷ đồng
Triệu USD
Tỷ đồng
Triệu USD
Tỷ đồng
Triệu USD

1.701,0
81,000
2.772,0
132,000

4.473,0
213,000

3.696,0
176,000
5.040,0
240,000
8.736,0
416,000

7.560,0
360,000
9.878,4
470,400
17.438,4
830,400

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch)
4.1.3 Cơ sở lưu trú
Nhằm đạt mục tiêu phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là trung
tâm du lịch của cả vùng, tới năm 2020 Cần Thơ cần có ít nhất 2 khách sạn 5
sao và đến năm 2030 có 4 khách sạn 5 sao. Đến năm 2020 phải có ít nhất 15
khách sạn 4 sao và đến năm 2030 phải có ít nhất 25 khách sạn 4 sao. Bên cạnh
khách sạn cao cấp, Cần Thơ cũng cần phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp,
kể cả các khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao, tập trung ở các khu vực cồn
Sơn, cồn Ấu
Căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo về khách du lịch, ngày lưu trú trung bình
dự báo về nhu cầu khách sạn cho TP.Cần Thơ được trình bày ở bảng 4
Bảng 4 : Dự báo nhu cầu khách sạn TP.Cần Thơ đến 2030
Đơn vị: Buồng

Nhu cầu cho từng loại
2020
2025
2030
khách du lịch
Nhu cầu cho khách quốc tế
1.650
2.550
3.650
Nhu cầu cho khách nội địa
8.050 11.050 14.250
Tổng cộng
9.700 13.600 17.900
Nhu cầu cho khách quốc tế
1.850
3.000
4.400
Nhu cầu cho khách nội địa
9.050 12.600 16.400
Tổng cộng
10.900 15.600 20.800
Nhu cầu cho khách quốc tế
2.050
3.700
5.800
Nhu cầu cho khách nội địa
12.050 16.800 23.000
Tổng cộng
14.100 20.500 28.800
Công suất sử dụng buồng trung

bình năm (%)

63

66

70

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch.)

20


4.1.4 Dự báo về nhu cầu lao động trong du lịch
Các chỉ tiêu dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch được tính theo tỷ
lệ quy định nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo
hiệu quả kinh doanh. Tùy theo các điều kiện cụ thể về khả năng đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực thì các chỉ tiêu này có thể có biến động. Với thực trạng
đội ngũ lao động du lịch hiện có thì để đạt được các chỉ tiêu như tính toán dự
báo này đòi hỏi nỗ lực lớn trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Trên thực tế, việc hoàn thành nhiệm vụ này là hết sức khó khăn trong
những năm tới.
Không chỉ cần đáp ứng đủ số lượng nhân viên ngành du lịch mà vấn đề
chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được hết sức quan tâm, đặc biệt đối với
đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, là những vị "đại sứ" thực tế của du
lịch Cần Thơ.
Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch TP.Cần Thơ đến 2030
Đơn vị tính: Người
Loại lao động
Lao động trực tiếp trong du lịch

Lao động gián tiếp ngoài xã hội
Tổng cộng
Lao động trực tiếp trong du lịch
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
Tổng cộng
Lao động trực tiếp trong du lịch
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
Tổng cộng

2020
11.600
23.200
34.800
13.100
26.200
39.300
16.900
33.800
50.700

Số lao động trung bình/phòng
khách sạn

1,2

2025
19.000
38.000
57.000
21.800

43.600
65.400
28.700
57.400
86.100
1,4

2030
28.600
57.200
85.800
33.300
66.600
99.900
46.000
92.000
138.000
1,6

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

4.2 PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỄM MẠNH, ĐIỄM YẾU, CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH
MICE TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.2.1 Điểm mạnh
- Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ chào đón khách nội địa và quốc tế đến
với đồng bằng sông nước
- Là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao của
đồng bằng sông Cữu Long, với thế mạnh là du lịch sông nước, thích hợp cho
loại hình du lịch MICE.


21


- Có vị trí đặc biệt thuận lợi, là trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng
sông Cữu Long.
- Hệ thống cơ sỡ hạ tầng được đảm bảo phục vụ cho khách du lịch bên
cạnh hệ thống nhà hàng khách sạn phù hợp với rất nhiều khách du lịch từ cấp
trung đến cấp thượng lưu.
- Mức sống tại Thành phố Cần Thơ tương đối ổn định, không quá khắc
khe và là điều kiện ưu tiên của khách đến với vùng sông nước.
- Văn hóa đa dạng, lễ hội đậm tình nhân gian tạo cho du khách sự thích
thú khi đến Thành phố Cần Thơ.
- Con người tại vùng sông nước này có thái độ nhiệt tình, vui vẻ với
khách và là yếu tố quan trong để du khách lưu trú tại đây.
- Các cơ quan nhà nước trú trọng và quan tâm đến tình hình du lịch và
luôn ủng hộ các dự án đầu tư và cải thiện du lịch để thu hút khách.
4.2.2 Điểm yếu
- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: mặc dù có hệ thống khách
sạn, cơ sở vật chất du lịch phát triển, tuy nhiên các dịch vụ gắn với vị trí của
đô thị trung tâm vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch
- Hạn chế về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: mặc dù được quan tâm
đầu tư trong những năm qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là hạ tầng đô thị, môi trường.
- Đội ngũ lao động còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt
là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên
- Hạn chế trong công tác đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cũng như
sản vật du lịch, năng lực xúc tiến quảng bá và nhận thức đối với phát triển du
lịch còn nhiều yếu kém.
- Công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường còn chưa được

quan tâm đúng mức
- Trình độ phát triển không đồng đều, liên kết phát triển và thực hiện
quy hoạch du lịch chưa chặt chẽ
4.2.3 Cơ hội
- Xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và của vùng
- Chính sách và điều kiện phát triển

22


- Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt các dự
án hạ tầng giao thông chiến lược sẽ được triển khai tại Cần Thơ và vùng
ĐBSCL
- Kinh tế thế giới và Việt Nam đã bắt đầu ra khỏi khủng hoảng
- Sự quan tâm lớn của quốc tế đối với phát triển nói chung và du lịch
nói riêng đối với khu vực sông Mekong
4.2.3 Thách thức
- Hạn chế về nhận thức đối với phát triển bền vững
- Cạnh tranh gay gắt thu hút đầu tư
-Thách thức trong phát triển đô thị
-Điểm xuất phát thấp
-Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, và suy thoái tài nguyên, môi
trường, đặc biệt là tác động của triều cường, úng ngập, biến đổi khí hậu với
các hiện tượng thời tiết bất thường là một thách thức lớn đối với du lịch Cần
Thơ.
- Tác động từ khủng hoảng kinh tế quốc tế và khó khăn trong phát triển
kinh tế trong nước
- Mâu thuẫn giữa đòi hỏi phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền
vững
4.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỎ HẠ TẦNG PHỤC VỤ THỊ

TRƯỜNG DU LỊCH MICE
4.3.1 Hệ thống giao thông vận tải
4.3.1.1 Đường bộ
Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ,
đầu tư xây dựng đường vành đai, các đường trục chính theo quy hoạch.
Mở mới các trục đường đô thị theo quy hoạt thành phố, tiếp tục nâng
cấp và mở rộng các tuyến đường nối đến các địa điểm du lịch.
4.3.1.2 Đường thủy
. Sông Hậu cũng là tuyến du lịch đường thủy quốc tế quan trọng kết nối
Cần Thơ với Campuchia và các nước trong tiểu vùng sông Mekong mở rộng
qua cửa khẩu Châu Đốc
4.3.1.3 Đường sắt

23


Các tuyến du lịch quan trọng vùng ĐBSCL đi qua Cần Thơ gồm tuyến
quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Nam Sông Hậu, tuyến
cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Cà Mau và tuyến đường quốc lộ 80 đi Kiên
Giang.
Trong tương lai các tuyến du lịch đường sắt từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ và
từ đó kết nối với An Giang, Cà Mau cũng sẽ là những tuyến du lịch thú vị và
hấp dẫn
4.3.1.3 Đường hàng không
Hiện nay từ Cần Thơ mới chỉ có các chuyến bay thường xuyên tới Hà
Nội, Đà Nẵng, Côn Đảo và Phú Quốc.
Trong tương lai, Cần Thơ có thể có thêm các đường bay nội địa tới Hải
Phòng, Tây Nguyên... và đường bay quốc tế tới các nước Đông Bắc Á và
Đông Nam Á.
4.3.2 Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế

Luôn nâng cấp trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồ bộ,
nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh - thành trong nước và quốc tế
4.3.3 Hệ thống cung cấp năng lượng
Duy trì và nâng cấp hệ thống cung cấp năng lượng để hoàn thiện phục vụ
cho người dân và cơ sở hoạt động kinh doanh.
4.3.4 Hệ thống cung cấp nước sạch
Nâng cấp và mở rộng cơ sở cấp nước, nối mạng cấp nước sạch đến
điểm phụ vụ du lịch thuận tiện và nhanh chóng.
Mở rộng hệ thống thoát nước rộng rãi và vệ sinh an toàn.
4.4 ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỶ THUẬT
PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG
4.4.1 Những khách sạn và trung tâm hội chợ - triển lãm có thể tổ
chức loại hình du lịch MICE
Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống
các cơ sở lưu trú dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch theo dự báo của
phương án chọn.
+ Về số lượng: Phát triển đủ số lượng theo dự báo của điều chỉnh quy
hoạch qua các giai đoạn.
+ Về chất lượng: đến năm 2020 cần thiết đầu tư xây dựng ít nhất 2
khách sạn 5 sao, phát triển hệ thống khách sạn 3-4 sao để đáp ứng nhu cầu lưu
24


trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh thương mại,
công vụ.
Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở
lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu hội chợ, triển lãm, hội
nghị hội thảo đang còn là một trong những hạn chế đối với du lịch Cần Thơ
nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Để góp phần đa dạng hoá các loại hình
và sản phẩm du lịch của Cần Thơ, một trong những định hướng đầu tư xây

dựng quan trọng đối với du lịch Cần Thơ là ưu tiên xem xét các dự án đầu tư
xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm… tầm cỡ
khu vực
4.4.2 Những trung tâm mua sắm, các địa điểm vui chơi giải trí.
Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở khu
vực nội đô thành phố và các trung tâm đô thị lớn gắn với các công viên, các
khu du lịch...
Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã
ngoại, thể thao sông nước
Phát triển loại hình vui chơi giải trí cao cấp
4.5 ĐỊNH HƯỚNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG DU
LỊCH MICE
Trong vai trò của các khu vực phát triển bổ trợ cho du lịch trung tâm
nội đô thành phố, các khu vực phát triển khác sẽ có các ý tưởng phát triển
khác nhau để nhằm tăng sức hấp dẫn chung của thành phố và tránh việc cạnh
tranh trực tiếp với nhau.
Khu vực Nam Cần Thơ (thuộc quận Cái Răng): sự phát triển của khu
vực này gắn liền với sự phát triển đô thị ở khu vực Nam Cần Thơ, với sự phát
triển của khu vực đô thị này, việc đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn, hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch sẽ có thể mang lại hiệu quả cao. Tính chất chủ yếu của
khu vực này sẽ là các dịch vụ thương mại phục vụ dân cư đô thị.
Khu vực cồn Ấu: với một dự án đầu tư đã được chấp thuận với nhiều
khu chức năng quy mô, ý tưởng đột phá, đây là một dự án đầu tư quan trọng,
tuy nhiên việc triển khai dự án này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển
kinh tế của cả nước, cũng như ở ngoài nước. Tại Cồn Ấu cũng cần xây dựng
một sân golf 18 lỗ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trên Cồn
Ấu sau này khi được phép còn có thể xây dựng casino làm điểm nhấn, đồng
thời là một cực thu hút khách du lịch quan trọng, nhất là với sự xuất hiện của
sân bay quốc tế Cần Thơ.


25


×