Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đáp án đề thi HS giỏi lớp 9 môn sinh 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG THÁP
________________________________________________

KỲ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM 2009
_____________________________________________________________________________

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang)

NỘI DUNG
Câu 1

3 điểm
1.Nguồn gốc của cây trồng:
- Cây trồng bắt nguồn từ cây hoang dại
- Do nhu cầu sống, con người đã trồng chúng nên mới có cây
trồng.
2. Những tác động của con người đã tạo ra tính phong
phú, đa dạng ở cây trồng:
- Sự chăm sóc làm cho cây trồng tốt hơn cây dại nhiều.
- Do nhu cầu sử dụng khác nhau, ở mỗi hướng con người giữ
lại những cây tốt, hạt tốt làm giống.
- Cũng từ sự chăm sóc và tác động thích hợp mà chúng dần
dần khác xa nhau và khác xa với tổ tiên hoang dại.
3. Ví dụ: Từ tổ tiên cải hoang dại, ngày nay đã hình thành
nhiều thứ cải trồng như: cải bắp, cải củ, su hào, súp lơ…

Câu 2
1. Biện pháp đấu tranh sinh học là: biện pháp sử dụng sinh


vật hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt các loài sinh vật gây
hại.
2. Các biện pháp đấu tranh sinh học:
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sâu bọ gây hại.
- Sử dụng thịên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại
hoặc trứng của sinh vật gây hại.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây
hại.
- Gây vô sinh ở con đực đối với sinh vật gây hại.
3. Ưu, nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học so
với phương pháp hóa học:
a. Ưu điểm:
- Hiệu quả cao, chỉ tiêu diệt sinh vật gây hại.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
b. Nhược điểm:
- Một loài thiên địch vừa có thể có lợi, vừa có thể gây hại.
- Sự tiêu diệt một loài sinh vật này thường tạo điều kiện cho
một loài sinh vật khác phát triển.
- Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại mà
chỉ làm hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại.
- Thiên địch nhập nội phát triển kém, do không thích nghi với
điều kiện khí hậu ở địa phương.

0,50
0,50

0,50
0,50
0,50
0,50

3 điểm
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh

1/3

HDC môn:Sinh học


Câu 3

3 điểm
1. Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ trong việc vận
chuyển máu:
- Mang khí thải CO2 từ tim đến phổi để thải ra khỏi cơ thể.

- Nhận khí O2 từ phổi mang trở về tim.
2. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp: bụi, các chất khí
độc hại, các vi sinh vật gây bệnh.
3. Hút thuốc có hại cho hệ hô hấp như:
- Khói thuốc lá chiếm chỗ oxi trong máu, làm giảm hiệu quả
hô hấp.
- Khói thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu
quả lọc sạch không khí.
- Có thể gây ung thư phổi.

Câu 4
1a. Bài tiết đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể sống
như:
- Đảm bảo các tính chất của môi trường bên trong luôn ổn
định.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra
bình thường.
1b. Khi hồi hộp, hay sợ hãi, người ta hay đi tiểu bởi vì
huyết áp tăng nên sự tạo thành nước tiểu diễn ra mạnh mẽ.
1c. Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước
tiểu là:
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ
bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần thức ăn hợp lí.
- Đi tiểu đúng lúc.
2a. Tuyến tụy có 2 loại hoocmôn: insulin và glucagôn, có
tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.
2b. Tuyến sinh dục là tuyến pha vì:
- Tuyến sinh dục nam là tinh hoàn, vừa sản sinh ra tinh trùng
theo ống dẫn ra ngoài, vừa sản sinh ra hoocmôn sinh dục

ngấm thẳng vào máu.
- Tuyến sinh dục nữ là buồng trứng, vừa tạo trứng thải ra
ngoài qua phễu dẫn trứng, vừa sản sinh ra hoocmôn sinh dục
ngấm thẳng vào máu.
Câu 5
ADN
Có chiều dài và khối lượng
phân tử lớn.
Là mạch kép.
Đơn phân: A, T, G, X.
Chứa đường đêôxiribôzơ.

HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh

2/3

ARN
Có chiều dài và khối lượng
phân tử bé hơn ADN.
Là mạch đơn.
Đơn phân: A, U, G, X.
Chứa đường ribôzơ.

0,50
0,50

0,50

0,50
0,50

0,50
3 điểm

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,50

0,50

0,50
2 điểm
0,50
0,50
0,50
0,50

HDC môn:Sinh học


Câu 6
1. Gen là nhân tố di truyền nằm trên NST trong nhân tế bào,
quy định một hay một số tính trạng nào đó ở cơ thể.
2. Cặp gen tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng
một gen, nằm ở vị trí tương ứng trên cùng một cặp NST
tương đồng, quy định một cặp tính trạng tương phản nào đó.

Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy
định hạt xanh.
3. Các loại giao tử: ABCD; ABCd; ABcD; ABcd; aBCD;
aBCd; aBcD; aBcd.
Câu 7
1a. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen,
liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
1b. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật bởi
vì phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn
lọc tự nhiên, làm rối loạn trong sự tổng hợp prôtêin.
2a. Theo NTBS ta có:
A = T = 600 nuclêôtit.
G = X = 900 nuclêôtit.
2b. Tỉ lệ % các loại nuclêôtit:
Tổng Nu = A + T + G + X = 3000 Nu…
600 x 100%
A% = T% = ---------------- = 20%
3000
900 x 100%
G% = X% = ---------------- = 30%
3000

HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh

3/3

3 điểm
0,25

0,50

0,25
2,0
3 điểm
0,50

0,50
0,25
0,25
0,50
0,50

0,50

HDC môn:Sinh học



×