Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ảnh hưởng của nho giáo đến thế hệ trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.92 KB, 19 trang )

Mục lục
Mục Trang
A.Lời nói đầu………………………………………………………………………2
B. Nội dung……………………………………………………………………….. 3
I. Sự hình thành và phát triển của nho giáo ………………………………………..3
1.Nho giáo, định nghĩa và sơ khai ………………………………………………………...3
2.Nho giáo qua các thời kì…………………………………………………………………3
2.1Nho giáo nguyên thủy…………………………………………………………..4
2.2.Hán Nho………………………………………………………………………..5
2.3.Tống Nho……………………………………………………………………….5
3.Sự phát triển của nho giáo ở Việt Nam…………………………………………...6
.II. Nội dung, tư tưởng của nho giáo………………………………………………..8
1. Tu thân…………………………………………………………………………...9
1.1.Tam cương……………………………………………………………………...9
1.2. Tam tòng………………………………………………………………………10
1.3. Tứ đức…………………………………………………………………………10
2.Hành đạo…………………………………………………………………………10
III. Ảnh hưởng của nho giáo đến lớp trẻ hiện nay………………………………....11
1.Nhân …………………………………………………………………………..…13
2.Lễ …………………………………………………………………………….…..13
3.Nghĩa ………………………………………………………………………...…..14
4.Trí…………………………………………………………………………...……14
5.Tín………………………………………………………………………………...14
6.Đối với phụ nữ……………………………………………………………………15
7.Tiểu kết…………………………………………………………………………...16
IV. Kết Luận………………………………………………………………………..18
V. Tài liệu tham khảo………………………………………………………………19
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 1
Bài tiểu luận triết học
Chủ đề :
“Ảnh hưởng của nho giáo đến thế hệ trẻ hiện nay”


A.Lời nói đầu
Khi chữ nho còn trong thời kì phát triển và hưng thịnh, các nhà nho được nhân dân kính
trọng, nho giáo rất phổ biến trong xã hội thì nho giáo lại càng được coi trọng. những tư tưởng
tu thân như tam cương, ngũ thường, tam tong tứ đức, rồi đến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
được con người coi như một khuôn mẫu để sống và hành xử theo.
.
Ngày nay, nho giáo vẫn rất quan trọng, chỉ có điều không rõ ràng như trong thời phong
kiến. những đạo lí nho giáo đã được thế hệ trước truyền lạ cho thế hệ sau thong qua cách giáo
dục con cái của họ. Nhờ thế, nho giáo ngày càng ăn sâu vào ý thức của con người, đặc biệt là
người việt nam ta. chúng ta sống và làm việc theo một cái khuôn mà chúng ta không hề hay
biết, ấy là nho giáo. điều này chứng tỏ nho giáo quan trọng như thế nào trong xã hội hiện nay.

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rất nhiều điều. ví như, gọi dạ bảo vâng, nói năng lễ
phép với người trên, phải kính trên nhường dưới, phải có hiếu với ông bà, cha mẹ, phải chăm
lo học hành để sau này cha mẹ được nhờ. chúng ta tiếp nhận những thông tin ấy một cách vô
thức, tiếp nhận như một lẽ dĩ nhiên phải thế mà chúng ta không biết rằng những điều chúng ta
được dạy ấy không tự nhiên mà có.

Những đạo lí ấy theo con người lớn lên và hằn sâu vào nếp nghĩ, trở thành một phần trong
cái bản ngã không thể thay đổi của con người. Những đứa trẻ được giáo dục cẩn thận sẽ sống
tốt hơn những đứa trẻ khác sau khi trưởng thành. Điều này cho ta thấy nho giáo không chỉ
quan trọng trong thời phong kiến mà còn rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 2
Những suy nghĩ lệch lạc hay đúng đắn là do người ấy tiếp nhận những kiến thức lễ nghĩa như
thế nào mà thôi
Ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều tiến bộ trong tư tưởng. vì thế để họ không bị lệch lac
trong suy nghĩ, chúng ta cần có một cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về những nội dung
tư tưởng của nho giáo. vì thế em chọn chủ đề “ảnh hưởng của nho giáo đối với thế hệ trẻ
ngày nay” để trình bày trong bài tiểu luận đầu tay này.


B.Nội dung
I. Sự hình thành và phát triển của nho giáo
1. Nho giáo, định nghĩa và sơ khai
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do
Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu
Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín
điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu
Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm
551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá
các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni, Giê-xu,...
người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một cách trực tiếp mà chỉ được
biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại. Khó khăn nữa là
thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời khiến việc
tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau
vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ông.
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 3
2.Nho giáo qua các thời kì
Qua các thời kì, các triều đại Trung quốc, nho giáo đã phát triển cho phù hợp với tình hình
kinh tế, xã hội thời ấy, tên của nho giáo cũng được thay đổi cho phù hợp với nội dung. Sự
thay đổi, vận độn của nội dung ảnh hưởng đến hình thức: tên của nho giáo qua từng thời kì.
Và có một điều nữa là cái tên ấy luôn thay đổi chậm hơn rất nhiều so với sự thay đổi của nội
dung.
2.1Nho giáo nguyên thủy
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh
Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất
lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của
ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là
Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội

của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến
Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ
Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần
(trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái
niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là
Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và
Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực
hành.
2.2.Hán Nho
Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên
hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo
trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn
năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy
là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che
đậy "pháp trị
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 4
2.3.Tống Nho
Trong đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và
Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các
nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường
gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất
giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo.
Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy
từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và
cai trị
Mỗi thời đại ta lại thấy nho giáo có một bước phát triển, có sự thay đổi rõ rệt để phù hợp
với nhu cầu của giai cấp thống trị. Nho giáo đã góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần
của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ
3.Sự phát triển của nho giáo ở Việt Nam
Vượt biên giới Trung Hoa, Nho giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, hình

thành một vành đai văn hoá Nho giáo. Nho giáo khác Cơ đốc. Các giáo sĩ Cơ đốc di truyền
giáo, luôn trung thành với giáo lý. Còn Nho giáo đều được tiếp thu theo tình hình cụ thể của
mỗi nước. Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam đều đã cải tạo Nho giáo bằng mẫu thể văn hoá bản
địa của mình. Có nghĩa là Nho giáo Triều hoá, Nho giáo Nhật hoá, Nho giáo Việt hoá có sự
khác biệt về cấu trúc với Nho giáo Trung Hoa. Các phần tử có thể giống nhau song kiểu cấu
trúc khác nhau. Tất nhiên, nói chung vẫn có thể gọi tất cả đó là Nho giáo, và như vậy, phạm
trù Nho giáo mở rộng ra các nước trong khu vực thì lại càng mờ ảo về ranh giới.
Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành tầng lớp
Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Thành phần trí thức ưu tú bấy giờ là những nhà tu,
đặc biệt là các cao tăng. Thông qua việc học chữ Nho để đọc kinh Phật, các sư tiếp thu luôn
Nho học. Thế nên, khi đất nước vừa độc lập, kể từ Ngô (939-965), Đinh (968-979), Lê (980-
1009), trí thức tài đức ra giúp triều đình là các đạo sĩ và thiền sư. Một số thiền sư có công dạy
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 5
các tục gia đệ tử trở thành nhân tài giúp nước, như sư Khánh Vân và sư Vạn Hạnh lần lượt là
thầy dạy Lý Công Uẩn; sư Trí ở núi Cao Dã là thầy của Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô
Hòa Nghĩa...
Lễ tắc của Nho giáo được chắt lọc và Việt hóa, làm thành các nghi thức quan hôn tang tế,
và đạo nghĩa là nội dung tu thân tề gia, tiếp nhân xử thế. Tuy chịu ảnh hưởng hài hòa của cả
Nho Phật Ðạo, nhưng từ gia đình, thân tộc cho tới làng nước, ở đâu cũng thấy người Việt lấy
đạo đức Nho giáo làm chuẩn mực giao tiếp. Thậm chí cho tới ngày nay, trong việc kết hôn,
cúng giỗ, tang ma, hầu hết người theo các tôn giáo khác vẫn giữ những nét chính của nghi lễ
Nho giáo.
Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn thì suy. Nho học mở đường
xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử; nhờ đó thúc đẩy văn học phát triển, văn hóa được nâng
cao. Không ít tiên Nho Việt Nam là tác gia, đi sâu vào triết Nho. Nhưng chiến tranh liên miên,
sách vở bị cướp, đốt mất quá nhiều, tư tưởng học thuật của tiên Nho Việt Nam hầu như không
còn lưu lại gì cho đời sau nghiên cứu. Nên nói đến Nho giáo Việt Nam, cái nổi bật hình như
không phải là tư tưởng triết học, mà lại là văn chương, khoa cử, và vai trò chính trị của sĩ phu
trong lịch sử.
Việc học hành thời xưa rất được coi trọng, vì vậy, năm 1076 vua Lý hân Tông mới cho xây

dựng Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một trường được coi là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam
và trên thế giới. Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền
triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao,
đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn
Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong
thiên hạ.
Suốt mười thế kỷ, triết học Nho giáo đã được các trẻ em mới cắp sách đến trường tiếp cận qua
những bài học vỡ lòng lấy từ các sách Ấu học ngũ ngôn, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, v.v…
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 6
Nhà giáo là các thầy đồ, thuộc tầng lớp sĩ phu, đứng đầu trong năm giai tầng xã hội: sĩ, nông,
công, thương và binh.
Dưới đây là một số hình ảnh về các khoa thi cũng như các hình ảnh về thi cử thời xưa



Trường thi ở Nam Định

Lễ vinh quy của tiến sĩ
Đỗ Thị Mai Thanh – Marketing B – k50 7

×