Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu chữ ký số trong ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
------------------------

TRẦN DANH ĐẠI

NGHIÊN CỨU CHỮ KÝ SỐ TRONG ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƢU TRỮ QUỐC GIA.

LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
------------------------

TRẦN DANH ĐẠI

NGHIÊN CỨU CHỮ KÝ SỐ TRONG ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƢU TRỮ QUỐC GIA.
:

Công nghệ thông tin

Chuyên ngành:

Kỹ thuật phần mềm

Mã số



60.48.0103

Ngành

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ VĂN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2015


2
LỜI CAM ĐOAN
Với mục đích học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên
môn nên tôi đã làm luận văn một cách nghiêm túc và hoàn toàn trung thực.
Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đã trình bày là của cá
nhân tôi hoặc là được tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Đã nêu ra trong phần
tài liệu tham khảo ở cuối luận văn.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày ...... tháng ........năm 2015
Học viên

Trần Danh Đại


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này và có kiến thức như ngày hôm nay, đầu tiên
tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô khoa Công
nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu cho
tôi cùng toàn thể các học viên cao học khóa 19 trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Hồ Văn
Hương - Ban Cơ yếu Chính phủ đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và động viên
tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm Tin học, Ban
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã nhiệt tình chỉ dẫn và cung cấp những
yêu cầu thực tế của bài toán Những kiến thức quan trọng này đã giúp ích cho tôi
rất nhiều trong quá trình cài đặt thử nghiệm.
Mặc dù cố gắng hoàn thành luận văn nhưng do thời gian và khả năng còn
nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong
được sự thông cảm cũng như sự chỉ dẫn, góp ý của thầy cô và bạn bè để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý thầy cô,
quý đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè.
Học viên

Trần Danh Đại


4
MỤC LỤC
Lời mở đầu .............................................................................................................. 8
Chương 1: Tổng quan về an toàn thông tin, khảo sát thực trạng tài liệu tại các
Trung tâm lưu trữ quốc gia ................................................................................... 10

1.1.

Tổng quan về an toàn thông tin .............................................................. 10

1.2.

An toàn thông tin trong tài liệu lưu trữ quốc gia .................................... 11

1.3.

Khảo sát thực trạng tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia ........... 12

1.3.1. Giới thiệu Trung tâm Lưu trữ quốc gia .............................................. 12
1.3.2. Khảo sát tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia ............ 12
1.3.3. Tổng hợp cơ sở dữ liệu tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia ............. 16
1.3.4. Tổng hợp tài liệu số hóa tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia .................. 22
Chương 2: Nghiên cứu cở sở lý thuyết về chữ ký số ứng dụng trong quản lý tài
liệu lưu trữ quốc gia. ............................................................................................. 25
2.1.

Mã hóa dữ liệu ........................................................................................ 25

2.1.1. Khái niệm mật mã ............................................................................... 25
2.1.2. Phân loại hệ mật mã ............................................................................ 26
2.2.

Hàm băm mật mã .................................................................................... 29

2.2.1. Định nghĩa........................................................................................... 29
2.2.2. Phân loại hàm băm.............................................................................. 29

2.2.3. Họ hàm băm SHA ............................................................................... 30
2.3.

Chữ ký số ................................................................................................ 31

2.3.1. Định nghĩa........................................................................................... 31
2.3.2. Các ưu điểm của chữ ký số ................................................................. 31
2.3.3. Thực hiện chữ ký số khóa công khai .................................................. 32
2.3.4. Chữ ký số RSA ................................................................................... 32
2.3.5. Lược đồ ký số RSA ............................................................................ 34
2.3.6. Lược đồ xác thực chữ ký RSA ........................................................... 34
2.3.7. Đánh giá độ chi phí, tốc độ và độ an toàn của thuật toán RSA ......... 35
2.4.

Hạ tầng khóa công khai (PKI) ................................................................ 37

2.4.1. Giới thiệu PKI ..................................................................................... 37
2.4.2. Chức năng của PKI ............................................................................. 37


5
2.4.3. Các thành phần của PKI ..................................................................... 37
2.4.4. Mô hình hoạt động của PKI ................................................................ 38
2.4.5. Các chức năng cơ bản của PKI........................................................... 39
2.4.6. Các mô hình của PKI .......................................................................... 40
2.5.

Chứng thư số ........................................................................................... 40

2.5.1. Giới thiệu chứng thư số ...................................................................... 40

2.5.2. Các thành phần chính trong chứng thư: ............................................. 40
2.5.3. Ứng dụng chứng thư số ...................................................................... 41
2.6.

File định dạng PDF và chữ ký số ........................................................... 41

Chương 3: Xây dựng ứng dụng ký số cho tài liệu lưu trữ quốc gia ..................... 43
3.1.

Xây dựng yêu cầu của ứng dụng chữ ký số cho tài liệu lưu trữ quốc gia43

3.1.1. Xây dựng bài toán chuyển tài liệu từ file định dạng JPEG sang định
dạng PDF ........................................................................................................ 43
3.2.

Lựa chọn hàm băm đại diện và chữ ký số cho tài liệu lưu trữ ............... 44

3.3.

Xây dựng ứng dụng và ký số tài liệu ...................................................... 44

3.3.1. Quá trình ký số file tài liệu ................................................................. 44
3.3.2. Quá trình mã hóa ................................................................................ 44
3.3.3. Quá trình giải mã: ............................................................................... 45
3.3.4. Quá trình xác thực .............................................................................. 46
3.3.5. Yêu cầu của ứng dụng xây dựng ........................................................ 46
3.3.6. Một số hình ảnh của ứng dụng ký số.................................................. 49
4. Kết luận .......................................................................................................... 53
5. Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 54
6. Phụ lục: Mã nguồn chương trình ................................................................... 55



6
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dữ liệu đặc tả tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia .......... 22
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp dữ liệu toàn văn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia ..... 23
Bảng 2.1: Quá trình mã hóa và giải mã .............................................................. 26
Bảng 2.2: Mô hình hệ thống mã hoá khoá bí mật .............................................. 27
Bảng 2.3: Mô hình hệ thống mã hoá với khoá công khai .................................. 28
Bảng 2.4: Ảnh minh họa làm việc của một hàm băm ........................................ 29
Bảng 2.5: Các tính chất cơ bản của thuật toán băm ........................................... 30
Bảng 2.6: Lược đồ ký số RSA ............................................................................ 34
Bảng 2.7: Lược đồ xác thực chữ ký RSA ........................................................... 35
Bảng 2.8: Mô hình PKI ....................................................................................... 38
Bảng 2.9: Quy trình đăng ký chứng thư số ........................................................ 39
Bảng 3.1: Mô hình mã hóa file ........................................................................... 45
Bảng 3.2: Mô hình xác thực ................................................................................ 46
Bảng 3.3: Giao diện ứng dụng ............................................................................ 49
Bảng 3.4: Chức năng chuyển đổi file JPEG sang PDF và ký số tài liệu ........... 50
Bảng 3.5: Giao diện chọn chứng thư số và tùy chọn hình ảnh đại diện ............ 50
Bảng 3.6: Lựa chọn hình ảnh đại diện ................................................................ 51
Bảng 3.7: Lựa chọn chứng thư để ký .................................................................. 51
Bảng 3.8: Tùy chọn mã hóa dữ liệu .................................................................... 52


7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


Từ đầy đủ tiếng Việt

1

CVTLTNN

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

2

TTLTQG

Trung tâm Lưu trữ quốc gia

3

TLLT

Tài liệu lưu trữ

4

PKI

Hạ tầng khóa công khai

5

CA


Chứng thực

6

CRL

Danh sách chứng thư số bị thu hồi

7

OCSP

Giao thức kiểm tra chữ ký số trực tuyến

8

SSL

Giao thức bảo mật để áp dụng bảo mật kênh truyền tin.

9

PKCS

Chuẩn mật mã hạ tầng khóa công khai

10

PIN


Mật khẩu để truy xuất vào một thiết bị chữ ký số.

11

MAC

Mã xác thực thông báo

12

OCSP

Giao thức xác thực chữ ký số trực tuyến


8
LỜI MỞ ĐẦU
Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản văn hoá của dân tộc, có giá trị về chính
trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học và
công nghệ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân gia đình, dòng họ tiêu biểu. Nó có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài liệu lưu trữ
giúp việc quản lý, nâng cao tuổi thọ tài liệu gốc và phục vụ nhanh chóng, kịp
thời yêu cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy chúng ta phải
chuyển tài liệu từ dạng truyền thống sang tài liệu lưu trữ dạng điện tử (tài liệu
số). Khi chuyển sang tài liệu lưu trữ điện tử, tài liệu phải phải bảo đảm tính xác
thực, tính toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, tính chống chối bỏ, có khả
năng truy cập và chuyển đổi theo thời gian ở môi trường điện tử ngay từ khi tài

liệu được tạo lập.
Hiện nay, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã số hoá được trên 12 triệu file
tài liệu, tuy nhiên tất cả các hệ thống dữ liệu này chưa áp kỹ thuật để đảm bảo
tính toàn vẹn và xác thực của dữ liệu cũng như tính bảo mật của tài liệu dẫn đến
tình trạng có thể sai lệch hoặc giả mạo dữ liệu đều có thể xảy ra khi đưa vào
khai thác sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng chữ ký số trong quản lý
tài liệu lưu trữ quốc gia đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay trong quản
lý và khai thác tài liệu điện tử.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chữ ký số trong
ứng dụng quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia.”
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về an toàn thông tin, khảo sát thực trạng tài liệu lưu
trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Trong chương này trình bày tổng quan về an toàn thông tin, an toàn
thông tin trong tài liệu Lưu trữ. Phần cuối chương chú trọng vào việc khảo
sát thực trạng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
Chƣơng 2: Nghiên cứu cở sở lý thuyết về chữ ký số ứng dụng trong quản
lý tài liệu lưu trữ quốc gia
Trong chương này sẽ trình bày các kiến thức cơ sở về lý thuyết liên quan
như các hệ mật mã, hạ tầng khoá công khai, hàm Băm, chữ ký số, chữ ký


9
số RSA. Kết chương là phần nghiên cứu về hạ tầng khóa công khai và
chứng thư số.
Chƣơng 3: Xây dựng ứng dụng chữ ký số cho tài liệu lưu trữ quốc gia.
Trong chương này đã đưa ra xây dựng ứng dụng ký số quản lý tài liệu lưu
trữ quốc gia, cuối chương có một số hình ảnh và mã nguồn minh họa.



10
1. Chƣơng 1: Tổng quan về an toàn thông tin, khảo sát thực trạng tài liệu
tại các Trung tâm lƣu trữ quốc gia
1.1. Tổng quan về an toàn thông tin
Khi nhu cầu trao đổi thông tin dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng, các tiến bộ
về điện tử - viễn thông và công nghệ thông tin không ngừng được phát triển
ứngdụng để nâng cao chất lượng và lưu lượng truyền tin thì các quan niệm ý
tưởngvà biện pháp bảo vệ thông tin dữ liệu cũng được đổi mới. Bảo vệ an toàn
thôngtin dữ liệu là một chủ đề rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và trong
thực tế có thể có rất nhiều phương pháp được thực hiện để bảo vệ an toàn thông
tin dữ liệu. Các phương pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu có thể được quy
tụ vào ba nhóm sau:
- Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp hành chính.
- Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp kỹ thuật (phần cứng).
- Bảo vệ an toàn thông tin bằng các biện pháp thuật toán (phần mềm).
Ba nhóm trên có thể được ứng dụng riêng rẽ hoặc phối kết hợp. Môi trường
khó bảo vệ an toàn thông tin nhất và cũng là môi trường đối phương dễ xân
nhập nhất đó là môi trường mạng và truyền tin. Biện pháp hiệu quả nhất và kinh
tế nhất hiện nay trên mạng truyền tin và mạng máy tính là biện pháp thuật toán.
An toàn thông tin bao gồm các nội dung sau:
- Tính bí mật: tính kín đáo riêng tư của thông tin
- Tính xác thực của thông tin, bao gồm xác thực đối tác (bài toán nhận
danh), xác thực thông tin trao đổi.
- Tính chống chối bỏ: đảm bảo người gửi thông tin không thể thoái thác
trách nhiệm về thông tin mà mình đã gửi.
Để đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu trên đường truyền tin và trên mạng
máy tính có hiệu quả thì điều trước tiên là phải lường trước hoặc dự đoán trước
các khả năng không an toàn, khả năng xâm phạm, các sự cố rủi ro có thể xảy ra
đối với thông tin dữ liệu được lưu trữ và trao đổi trên đường truyền tin cũng

như trên mạng. Xác định càng chính xác các nguy cơ nói trên thì càng quyết
định được tốt các giải pháp để giảm thiểu các thiệt hại.
Có hai loại hành vi xâm phạm thông tin dữ liệu đó là: vi phạm chủ động và
vi phạm thụ động. Vi phạm thụ động chỉ nhằm mục đích cuối cùng là nắm bắt
được thông tin (đánh cắp thông tin). Việc làm đó có khi không biết được nội
dung cụ thể nhưng có thể dò ra được người gửi, người nhận nhờ thông tin điều
khiển giao thức chứa trong phần đầu các gói tin. Kẻ xâm nhập có thể kiểm tra


11
được số lượng, độ dài và tần số trao đổi. Vì vậy vi phạm thụ động không làm
sai lệch hoặc hủy hoại nội dung thông tin dữ liệu được trao đổi. .Vi phạm thụ
động thường khó phát hiện nhưng có thể có những biện pháp ngăn chặn hiệu
quả. Vi phạm chủ động là dạng vi phạm có thể làm thay đổi nội dung, xóa bỏ,
làm trễ, xắp xếp lại thứ tự hoặc làm lặp lại gói tin tại thời điểm đó hoặc sau đó
một thời gian. Vi phạm chủ động có thể thêm vào một số thông tin ngoại lai để
làm sai lệch nội dung thông tin trao đổi. Vi phạm chủ động dễ phát hiện nhưng
để ngăn chặn hiệu quả thì khó khăn hơn nhiều.
Một thực tế là không có một biện pháp bảo vệ an toàn thông tin dữ liệu nào
là an toàn tuyệt đối. Một hệ thống dù được bảo vệ chắc chắn đến đâu cũng
không thể đảm bảo là an toàn tuyệt đối
1.2. An toàn thông tin trong tài liệu lƣu trữ quốc gia
Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, tài liệu có giá trị đặc biệt đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu lưu trữ quốc gia là những tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế,
quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ
được hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hoạt động
của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân
và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và

hoạt động thực tiễn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài liệu lưu trữ
giúp việc quản lý, nâng cao tuổi thọ tài liệu gốc và phục vụ nhanh chóng, kịp
thời yêu cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi, Muốn vậy chúng ta phải
chuyển tài liệu từ dạng truyền thống sang tài liệu lưu trữ dạng điện tử (tài liệu
số). Khi chuyển sang tài liệu lưu trữ điện tử, tài liệu phải phải bảo đảm tính xác
thực, tính toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, tính chống chối bỏ, có khả
năng truy cập và chuyển đổi theo thời gian ở môi trường điện tử ngay từ khi tài
liệu được tạo lập. Tuy nhiên khi chuyển đổi tài liệu sang dạng số các thông tin
tài liệu có thể dễ dàng bị chỉnh sửa mà không hề để lại bất kỳ một dấu vết nào.
Chính vì lẽ đó mà giá trị của chúng như là bằng chứng pháp lý nhìn chung là yếu,
nếu không muốn nói là chúng không được thừa nhận.
Việt đảm bảo tính xác thực tài liệu lưu trữ quôc gia là một trong những yêu
cầu hàng đầu trong việc quản lý tài liệu lưu trữ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước - đơn vị quản lý trực tiếp bốn Trung tâm Lưu trữ quốc gia.


12
1.3. Khảo sát thực trạng tài liệu tại các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia
1.3.1. Giới thiệu Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước đang quản lý bốn Trung tâm Lưu trữ quốc
gia bao gồm Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II,
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Tài liệu lưu trữ
hện đang lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia là những tài liệu có giá trị
về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa
học và công nghệ được hình thành trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt
Nam qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu, phục vụ việc nghiên cứu
lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn, bao gồm các loại tài liệu sau:

- Tài liệu do các cơ quan thuộc chính quyền cũ để lại trong thời kỳ phong
kiến, thời kỳ Pháp thuộc.
- Tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan thuộc Ngụy quyền Sài
Gòn tồn tại ở miền Nam trước năm 1975.
- Tài liệu của các cơ quan Nhà nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trước đây, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ năm 1945 đến
nay).
- Tài liệu hình thành trong hoạt động của các nhân vật nổi tiếng, của cá
nhân, gia đình, dòng họ.
1.3.2. Khảo sát tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Hiện nay, bốn Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước đang trực tiếp quản lý gần 30km giá tài liệu lưu trữ, trong đó:
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia I đang trực tiếp quản lý khoảng gần 06km giá
tài liệu lưu trữ và tư liệu lưu trữ, bao gồm các khối tài liệu chính sau đây
- Khối tài liệu Hán - Nôm: Khối tài liệu này được hình thành trong quá trình
hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc thời kỳ Phong kiến đã từng tồn tại
trên lãnh thổ Việt Nam. Hầu hết tài liệu được viết bằng chữ Hán - Nôm và do
vậy còn được gọi là khối tài liệu Hán - Nôm. Tài liệu có sớm nhất thuộc khối
này hiện còn lưu giữ được là Bằng của Bộ Lại cấp cho Phạm Nam chức Thí
quan Phòng ngự thiêm sự Ty Phòng ngự sứ ngày 21/11 năm Hồng Đức thứ 19
(1488). Khối tài liệu Hán - Nôm bao gồm các phông và sưu tập như phông Nha
Kinh lược Bắc kỳ (1886-1897); phông huyện Thọ Xương (1874-1896); khối
Châu bản triều Nguyễn; khối tài liệu địa bạ triều Nguyễn; sưu tập tài liệu


13
Hương Khê và sưu tập tài liệu Vĩnh Linh. Đây là một trong những khối tài liệu
quý, hiếm, một nguồn sử liệu rất quan trọng vì nội dung mà tài liệu phản ánh đã
bao quát được toàn bộ các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
thuộc thời kỳ này, điển hình là các việc như việc Lễ; việc Hình; việc Công; việc

Hộ; việc Lại. Với nội dung đó, khối tài liệu này được coi là qúy hiếm cần phải
được bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả đáp
ứng mọi yêu cầu của xã hội khi nghiên cứu về thời đại phong kiến Việt Nam.
- Khối tài liệu tiếng Pháp: Khối tài liệu này được hình thành trong quá
trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của thực dân Pháp có trụ sở đóng trên
lãnh thổ Bắc Kỳ từ 1858 đến 1945 và Bắc Việt từ 1945 đến 1954. Vì được viết
bằng chữ Pháp nên khối tài liệu này còn được gọi là khối tài liệu tiếng Pháp.
Đây là khối tài liệu có số lượng nhiều nhất hiện đang được bảo quản tại Trung
tâm Lưu trữ quốc gia I. Khối tài liệu này được tổ chức thành hai nhóm chính là
nhóm tài liệu hành chính và nhóm tài liệu kỹ thuật. Nhóm tài liệu hành chính
gồm gần 50 phông tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan cấp
Đông Dương, cấp kỳ và cấp tỉnh thuộc Bắc kỳ. Do được hình thành trong quá
trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức nêu trên nên thành phần tài liệu chủ
yếu là tài liệu hành chính bao gồm các văn bản quản lý như nghị định, quyết
định, thông tư, kế hoạch, báo cáo, tờ trình, công văn hành chính... và nội dung
mà tài liệu phản ánh hầu như đã bao quát được khá đầy đủ các mặt của đời sống
chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp xâm lược từ
1887 đến 1954. Nhóm tài liệu kỹ thuật gồm gần 179 công trình lớn nhỏ. Trong
số các công trình đó có 138 công trình kiến trúc, 28 công trình thuỷ lợi và 13
công trình giao thông quan trọng được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc. Phần
lớn tài liệu thuộc nhóm này là tài liệu kỹ thuật như bản can, bản sao in ánh
sáng...
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II đang trực tiếp quản lý gần 15 km giá
tài liệu lưu trữ, bao gồm:
- Khối tài liệu Mộc bản: là những văn bản chữ Hán hoặc chữ Nôm được khắc
ngược trên những tấm gỗ để in ra được hình thành dưới triều Nguyễn.
- Khối tài liệu tiếng Pháp: Khối tài liệu này được hình thành trong quá trình
hoạt động của các cơ quan, tổ chức như Khâm sứ Trung kỳ (1874-1945), Thống
đốc Nam kỳ (1861-1945), Toà Đại biểu Chính phủ Nam Việt (1929-1957) và
các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

- Khối tài liệu Mỹ - Ngụy: Khối tài liệu này được hình thành trong quá trình
hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Mỹ và của chính quyền Việt Nam cộng


14
hoà ở miền Nam Việt Nam thời kỳ từ 1954 đến 1975 gồm có 41 phông, khối
phông và sưu tập, trong đó có các phông tài liệu quan trọng như phông Quốc
hội, Phủ Tổng thống đệ nhất cộng hoà, Phủ Tổng thống đệ nhị cộng hoà, Phủ
Thủ tướng Việt Nam cộng hoà, phông Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
(United States Agency for International Development - viết tắt là USAID) ...
- Khối tài liệu Cách mạng: Khối tài liệu Cách mạng vì đây là khối tài liệu được
hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cách mạng ở
miền Nam Việt Nam từ 1954 đến nay.
- Khối tài liệu bản đồ: Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đang quản lý
khoảng trên 12.000 tấm bản đồ các loại, kể cả bản đồ nổi.
- Khối tài liệu phim ảnh ghi âm: về các bài nói của Tổng thống Việt Nam cộng
hoà, của Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà và của các quan chức cao cấp trong nội
các Chính phủ Việt Nam cộng hoà; về các cuộc họp của Quốc hội Việt Nam
Cộng hoà; về hoạt động của Tổng thống, Phu nhân Tổng thống, của các quan
chức cấp cao trong Nội các, về các buổi lễ trọng thể và các buổi tiếp kiến của
các đoàn ngoại giao....
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III hiện đang quản lý khoảng 10 km giá tài
liệu của các cơ quan nhà nước và đoàn thể trung ương, các nhân vật lịch sử tiêu
biểu, bao gồm:
- Khối tài liệu hành chính: Khối tài liệu này hiện có trên 200 phông được hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan trung ương thuộc nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Quốc
hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; của Uỷ
ban hành chính các Khu tự trị Tây Bắc, khu tự trị Việt Bắc, Liên khu III, Liên
khu IV, Khu V, Khu Tả Ngạn, Khu Lao - Hà - Yên, Uỷ ban kháng chiến hành

chính Nam Bộ, Nam Trung bộ...và của các cơ quan chuyên môn trực thuộc các
Uỷ ban này.
- Khối tài liệu khoa học kỹ thuật: Khối này chủ yếu là tài liệu về khảo sát thiết
kế, thi công các công trình trọng điểm có ý nghĩa quốc gia, tiêu biểu như công
trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình; công trình Thuỷ
điện Hòa Bình; công trình Đường dây 500 KV Bắc Nam; công trình Cầu Thăng
Long; công trình Cầu Chương Dương; sân bay quốc tế Nội Bài... và hồ sơ bản
đồ, địa giới hành chính các cấp nộp lưu theo Nghị định số 119/CP ngày
16/9/1994 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 28/TCCP-ĐP ngày
17/3/1995 của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ.


15
- Khối tài liệu phim điện ảnh, ảnh, ghi âm: phản ánh các sự kiện quan trọng
như về cuộc kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954; về chuyến sang Pháp
năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam
dân chủ Cộng hoà; về việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; về các hoạt
động của Chính phủ trong các hoạt động ngoại giao như tham gia Hội nghị đình
chiến về Đông Dương họp ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ) năm 1954, tham gia Phân ban
quốc tế giám sát và kiểm sát đình chiến ở Đông Dương...; về hoạt động của
Quốc hội; về hoạt động của Uỷ ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc, Uỷ ban
hành chính Khu tự trị Tây Bắc; về thăm dò khai thác dầu khí; về các bài nói, lời
kêu gọi, lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh; về các sự kiện đặc
biệt quan trọng như Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở
Việt Nam; về Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; về các
kỳ họp, phiên họp của Quốc hội và các sự kiện quan trọng khác như Hội nghị
chính trị đặc biệt; đại hội, hội nghị, hội thảo của các ngành, các cơ quan đoàn
thể trung ương; các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn; về các buổi trình
diễn văn hoá nghệ thuật của các nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú ...
- Khối phông lưu trữ cá nhân: Khối tài liệu này hiện có trên 50 phông bao gồm

tài liệu về tiểu sử, các công trình nghiên cứu, sáng tác và tài liệu về hoạt động
của nhà khoa học, văn nghệ sỹ và các nhà hoạt động chính trị - xã hội tiêu biểu
như nhà sử học Trần Văn Giáp, Lê Thước, nhà phê bình văn học Hoài Thanh;
nhà văn Đào Duy Anh, Nguyễn Minh Châu, Lộng Chương, Phan Cự Đệ, Lê
Lựu, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Xuân Sanh, Sơn Tùng, Nguyễn Thị Cẩm
Thạnh, Khuất Quang Thuỵ, Vũ Ngọc Phan, Hằng Phương, Nguyễn Đình
Thông...; nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư...; nhạc sỹ Văn
Cao, Văn Ký, Nguyễn Xuân Khoát...; nhà sử học đồng thời là nhà nghiên cứu
văn học và là nhà hoạt động xã hội Tôn Quang Phiệt, Đặng Việt Châu...
Trung tâm Lƣu trữ quốc gia IV
Khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn
- Phủ Thủ hiến Trung Việt
- Tòa đại biểu chánh phủ Trung nguyên Trung phần
- Sưu tập hồ sơ cá nhân Nha học chánh Trung nguyên Trung phần
-

Ngoài tài liệu lưu trữ, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hiện còn quản lý
một khối lượng lớn tư liệu quí giá bổ trợ cho tài liệu lưu trữ như sách báo, tạp
chí, công báo với hàng vạn đầu sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, công
báo.


16
Có thể nói rằng tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản ở các Trung tâm Lưu
trữ quốc gia rất đa dạng và phong phú và là một trong những nguồn sử liệu vô
giá cần phải được khai thác sử dụng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hôị chủ nghĩa.
1.3.3. Tổng hợp cơ sở dữ liệu tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài liệu lưu trữ
giúp việc quản lý, nâng cao tuổi thọ tài liệu gốc và phục vụ nhanh chóng, kịp

thời yêu cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay các Trung tâm
Lưu trữ quốc gia đã xây dựng cơ sở dữ liệu với số lượng biểu ghi hồ sơ và văn
bản trên 1,6 triệu biểu ghi và số hoá được trên 12 triệu file tài liệu gồm các định
dạng JPEG, WAVE và được mô tả dưới đây:
TT

Tên cơ sở dữ liệu

Số lƣợng biểu
Trung tâm lƣu trữ
ghi
Quốc gia

1

Châu bản Triều Nguyễn

82.012

TTLTQG I

2

Địa bạ Triều Nguyễn

16.931

TTLTQG I

3


Kinh lược Bắc kì

908.221

TTLTQG I

4

Nha huyện Thọ Xương

18.806

TTLTQG I

5

Sưu tập tài liệu Vĩnh Linh

127

TTLTQG I

6

Sưu tập tài liệu Hương Khê

450

TTLTQG I


7

Sưu tập tài liệu Đinh bạ

3.006

TTLTQG I

8

Thống sứ Bắc kì

95.916

TTLTQG I

9

Toàn quyền Đông dương

10.514

TTLTQG I

10

Tòa Công sứ Hà Đông

9.834


TTLTQG I

11

Tòa án Hải Phòng

3.015

TTLTQG I

12

Tòa Đốc lí Hà Nội

6.696

TTLTQG I

13

Tòa Công sứ Nam Định

9.595

TTLTQG I

14

Tòa Thị chính Hà Nội


448

TTLTQG I

15

Tòa công sứ Hòa Bình

62

TTLTQG I

16

Tòa Công sứ Tuyên Quang

454

TTLTQG I

17

Tòa Công sứ Yên Bái

157

TTLTQG I

18


Nha Thuế quan Đông

42

TTLTQG I

19

Sở Thông Tin tuyên truyền Bắc

1.944

TTLTQG I


17
Việt
20

Sở tiếp tế và vận tải biển Đông
dương

21

55

TTLTQG I

Sở Học chính Bắc kì


884

TTLTQG I

22

Sở Địa chính Bắc kì

1.664

TTLTQG I

23

Sở địa chính Hà Nội

1.285

TTLTQG I

24

Nha Lưu trữ và thưu viện Đông
dương

2.526

TTLTQG I


25

Hồ sơ cá nhân quan lại Bắc Viêt.

1.297

TTLTQG I

26

Sở trước bạ tài sản và tem Đông
dương

13.687

TTLTQG I

27

Đô đốc và Thống đốc

321

TTLTQG I

28

Sở địa dư Đông Dương

397


TTLTQG I

29

Tổng thanh tra y tế Đông Dương

108

TTLTQG I

30

Hạm đội Đông dương

68

TTLTQG I

31

Nông nghiệp Bắc Kì

113

TTLTQG I

32

Nha y tế Bắc Kì


680

TTLTQG I

33

Sở thú y Bắc Kì

46

TTLTQG I

34

Tòa Công sứ Bắc Giang

281

TTLTQG I

35

Tòa công sứ Bắc Ninh

161

TTLTQG I

36


Tòa công sứ Lào Cai

167

TTLTQG I

37

Tòa Công sứ Ninh Bình

228

TTLTQG I

38

Tòa Công sứ Thái Bình

248

TTLTQG I

39

Tòa Công sứ Phú Thọ

2.895

TTLTQG I


40

Tòa án Đà Năng

332

TTLTQG I

41

Công ty Than Hòn Gai

952

TTLTQG I

1.196

TTLTQG I

690

TTLTQG I

17.685

TTLTQG I

67


TTLTQG II

42
43

Nha Nông Lâm Thương mại
Đông Dương
Sở kiểm tra tài chính Đông
Dương

44

Tài chính Đông Dương

45

Phông


18
46

Bộ Công Nghiệp

2.186

TTLTQG III

47


Bộ Công nghiệp nặng

2.959

TTLTQG III

48

Bộ Công nghiệp Thực phẩm

281

TTLTQG III

49

Bộ Cứu tế Xã hội

460

TTLTQG III

50

Bộ Điện lực

401

TTLTQG III


51

Bộ Điện và Than

1.124

TTLTQG III

52

Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ
trưởng Trần Hồng Quân)

1.052

TTLTQG III

53

Bộ Giao thông

2.481

TTLTQG III

54

Bộ Giao thông Công chính


374

TTLTQG III

55

Bộ Giao thông và Bưu điện

569

TTLTQG III

8.056

TTLTQG III

994

TTLTQG III

103

TTLTQG III

1.770

TTLTQG III

214


TTLTQG III

2.742

TTLTQG III

56
57

(Chương
trình KC06)

58

Bộ Kinh tế

59

Bộ Lao động

60

Bộ Lương thực

61

Bộ Lương thực và Thực phẩm

62


Bộ Mỏ và Than

535

TTLTQG III

63

Bộ Nội thương

3.937

TTLTQG III

64

Bộ Nội vụ

9.943

TTLTQG III

65

Bộ Nông lâm

7.795

TTLTQG III


66

Bộ Nông nghiệp

585

TTLTQG III

67

Bộ Nông trường

507

TTLTQG III

68

Bộ Tài chính

12.540

TTLTQG III

69

Bộ Thương binh

281


TTLTQG III

70

TTLTQG III

71

Bộ Thương mại

3.464

TTLTQG III

72

Bộ Thương nghiệp

1.306

TTLTQG III

191

TTLTQG III

3.666

TTLTQG III


755

TTLTQG III

73
74
75

- Thông tin
Bộ Văn hoá - Thông tin ( 1971-


19
2000)
76
77
78
79

Bộ Vật tư
Các đơn vị trực thuộc Uỷ ban
Hành chính Khu Tự trị Tây Bắc
Các đơn vị trực thuộc Uỷ ban
Hành chính Tả Ngạn
Các đơn vị trực thuộc Ủy ban
Hành chính Liên khu III

16.656

TTLTQG III


2.890

TTLTQG III

430

TTLTQG III

2.496

TTLTQG III

13.317

TTLTQG III

80

Chủ tịch nước

81

Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh

1.383

TTLTQG III

82


Cục Chuyên gia

5.212

TTLTQG III

83

Cục Dệt và Vật dụng

207

TTLTQG III

84

Cục Dự trữ

2.538

TTLTQG III

85

Cục Giao thông thủy bộ

77

TTLTQG III


86

Cục Khai khoáng

1.057

TTLTQG III

87

Cục Lắp máy

62

TTLTQG III

88

Cục Nông trường Quân đội

192

TTLTQG III

89

Cục Quản lý Nông trường Quốc
doanh


215

TTLTQG III

90

Cục Thi hành án dân sự

408

TTLTQG III

91

Cục Thủy văn

570

TTLTQG III

92

Cục Vận tài đường bộ

119

TTLTQG III

93


Cục Vận tải đường thuỷ

68

TTLTQG III

94

Cục Xây lắp

16

TTLTQG III

95

Dự án nâng cấp quốc lộ 1 (Quảng
Ngãi - Nha Trang)

427

TTLTQG III

96

Đảng đoàn Khu Tự trị Việt Bắc

1.241

TTLTQG III


97

Đơn vị trực thuộc Khu Tự trị Việt
Bắc

6.032

TTLTQG III

207

TTLTQG III

30

TTLTQG III

120

TTLTQG III

98
99

Kho Bưu điện Trung ương

100

Liên hiệp Cung ứng vật tư khu

vực I


20
Liên hiệp Cung ứng vật tư khu
vực III
Liên hiệp Cung ứng vật tư khu
102
vực IV
101

58

TTLTQG III

450

TTLTQG III

103 Minh Tâm (Trần Phát Tài)

131

TTLTQG III

104 Nha Bưu điện - Vô tuyến điện

621

TTLTQG III


33

TTLTQG III

137

TTLTQG III

107 Nha Giao thông

1.228

TTLTQG III

108 Nha Khí tượng

2.406

TTLTQG III

109

54

TTLTQG III

110

3


TTLTQG III

111

60

TTLTQG III

112 Phó Chủ tịch QH Mai Thúc Lân

520

TTLTQG III

113 Phó Chủ tịch QH Phùng Văn Tửu

153

TTLTQG III

114

1017

TTLTQG III

115

117


TTLTQG III

143.462

TTLTQG III

6.832

TTLTQG III

284

TTLTQG III

119 Sở Muối Trung ương

43

TTLTQG III

120 Tổng Công ty thuốc lá

306

TTLTQG III

121 Tổng Cục Bưu điên

136


TTLTQG III

96

TTLTQG III

2.653

TTLTQG III

124 Tổng Cục Giao thông thuỷ bộ

109

TTLTQG III

125 Tổng Cục Lương thực

286

TTLTQG III

126 Trọng tài kinh tế Nhà nước

959

TTLTQG III

127 Trung tâm Hội nghị Quốc gia


159

TTLTQG III

128

1732

TTLTQG III

129

1.169

TTLTQG III

105 Nha Công chính
106 Nha Công chính Hỏa xa

116 Phủ Thủ tướng (Hồ sơ + văn bản)
117 Quốc Hội
118 Sở Mậu dịch Trung ương

122 Tổng Cục Du lịch
123 Tổng Cục Địa chất


21
130


670

TTLTQG III

131

9.297

TTLTQG III

132

14.279

TTLTQG III

133

27.789

TTLTQG III

134

2.934

TTLTQG III

4.978


TTLTQG III

136

874

TTLTQG III

137

1.183

TTLTQG III

138

217

TTLTQG III

2.170

TTLTQG III

92

TTLTQG III

141 Đường dây tải điện 500 KV


9.827

TTLTQG III

142 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.895

TTLTQG III

10.811

TTLTQG III

6.388

TTLTQG III

2.144

TTLTQG III

146 Dự án nâng cấp quốc lộ 1

427

TTLTQG III

147 GS VS Vũ Tuyên Hoàng


810

TTLTQG III

148 Nghệ sỹ ưu tú Nguyen Đức Toàn

12

TTLTQG III

149 Nhạc sỹ Huy Du

54

TTLTQG III

150 Nhạc sỹ Phong Nhã

14

TTLTQG III

151 Nhạc sỹ Tân Huyền

26

TTLTQG III

152 Nhạc sỹ Trọng Loan


31

TTLTQG III

153 PGS TS Nguyễn Thị Nhung

35

TTLTQG III

6.554

TTLTQG III

135

Liên khu III

- Bộ Tư Pháp

139

140 Viện Thiết kế tổng hợp

143 Thủy điện Hòa Bình
144
145

154


Bộ Kế hoạch và đầu tư (19932005)

Tổng công ty bưu chính viễn
thông Việt Nam


22
155

Bản gốc tài liệu Mộc bản Triều
Chưa xác định
Nguyễn

156 Phủ Thủ hiến Trung Việt

TTLTQG IV

Chưa xác định

TTLTQG IV

Tòa đại biểu chánh phủ Trung
Chưa xác định
nguyên Trung phần
Sưu tập hồ sơ cá nhân Nha học
158
Chưa xác định
chánh Trung nguyên Trung phần
157


Tổng số:

TTLTQG IV
TTLTQG IV

1.604.122

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp dữ liệu đặc tả tại
Trung tâm Lưu trữ quốc gia
1.3.4. Tổng hợp tài liệu số hóa tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Dưới đây là bảng tổng hợp cơ sở dữ liệu dữ liệu toàn văn tại các Trung tâm
Lưu trữ quốc gia
Tên cơ sở
dữ liệu

TT

Số lƣợng
Trang ảnh
(JPG)

Ghi âm
(Giờ)

Trung tâm
lƣu trữ quốc
gia

1


Châu bản triều Nguyễn

353,836

TTLTQG I

2

Địa bạ triều Nguyễn

837,723

TTLTQG I

3

Nha kinh lược Bắc kỳ

36,731

TTLTQG I

4

Nha huyện Thọ Xương

6,721

TTLTQG I


5

Toàn quyền Đông dương

564,000

TTLTQG I

6

Thống sứ Bắc kì

5,210,000

TTLTQG I

7

Tài liệu ghi âm

429

TTLTQG II

8

Đĩa hát

520


TTLTQG II

9

Mộc bản

10

Phông hội đông Quân nhân cách
mạng

11

Phông ủy ban Lãnh đạo quốc gia

12

Phông phủ Thủ tướng VNCH

TTLTQG II
854

TTLTQG II

4,978

TTLTQG II

2,840,000


TTLTQG II


23
13

Sổ bộ Hán Nôm

14

Quốc hội + Paris

15

Quốc hội (chuyên môn)

16

Quốc hội (đề án)

17

Hội nghị Paris

18

Phủ thủ tướng Mục lục 1

237,009


TTLTQG III

19

Phủ thủ tướng Mục lục 2

191,082

TTLTQG III

20

Phủ thủ tướng Mục lục 3

772,885

TTLTQG III

21

Quốc hội

327,551

TTLTQG III

22

Chủ tịch nước


154,824

TTLTQG III

23

Bộ Vật tư

59,109

TTLTQG III

24

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

597,519

TTLTQG III

25

Bản dập tài liệu Mộc bản Triều
Nguyễn

55,324

TTLTQG IV


Tổng số:

250

12,250,396

TTLTQG II
7201

TTLTQG III

94

TTLTQG III

200

TTLTQG III

20

TTLTQG III

8,464.00

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp dữ liệu toàn văn tại

Trung tâm Lưu trữ quốc gia
Nhận xét: Qua 2 bảng số liệu trên, chúng ta tài liệu đang được lưu trữ tại
các Trung tâm lưu trữ quốc gia chủ yếu là định dạng file JPG ngoài ra còn có

file âm anh định dạng WAVE. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý tài liệu lưu trữ giúp việc quản lý và phục vụ nhanh chóng, kịp thời yêu
cầu tra cứu tài liệu lưu trữ mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên tất cả tài liệu này chưa
áp kỹ thuật để đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của dữ liệu cũng như tính bảo
mật của tài liệu dẫn đến tình trạng có thể sai lệch hoặc giả mạo dữ liệu đều có
thể xảy ra khi đưa vào khác thác sử dụng.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương đã trình bày tổng quan về đảm bảo an toàn thông tin, các
nguy cơ mất an toàn thông tin, An toàn thông tin trong tài liệu lưu trữ, phần
cuối của chương tác giả đã khảo sát thực trạng tài liệu số đang được lưu trữ tại


24
các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và tổng hợp số liệu tại lưu trữ số đang được lưu
trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia.


×