Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Tình trạng sâu răng, viêm lợi và hiệu quả truyền thông vệ sinh răng miệng ở trẻ em bị bệnh tự kỷ tại trung tâm hy vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 87 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN MỘNG ĐĂNG KIỀU

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI VÀ HIỆU QUẢ TRUYỀN
THÔNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ EM
BỊ BỆNH TỰ KỶ TẠI TRUNG TÂM HY VỌNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
Khóa 2009 - 2015

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. VÕ TRƯƠNG NHƯ NGỌC

HÀ NỘI – 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được gởi lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội.
Ban giám hiệu Khoa Nha Trường Đại học Nantes – Cộng hòa Pháp.
Ban giám hiệu khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà nội.
Các thầy cô Bộ môn Răng trẻ em, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học


Y Hà Nội
Đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới :
PGS Võ Trương Như Ngọc, là người thầy đã tuận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm chương trình Bác sĩ Nha
Khoa, Khoa Quốc Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cưu đề tài.
Bác Đỗ Thúy Nga, giám đốc Trung tâm Hy Vọng và các giáo viên ở
trung tâm đã hợp tác, nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em có thể
thực hiện việc nghiên cứu một cách thuận lợi.
Anh Đỗ Hoàng Việt, bác sỹ nội trú răng hàm mặt đại học Y Hà Nội đã
hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện khóa luận.
Xin gởi lời cám ơn đến các bạn sinh viên lớp K8PN của khoa Quốc tế Đại
học quốc gia Hà Nội, các bạn sinh viên lớp Y6R và các em lớp Y5R trường
đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong công tác thăm khám và thu thập số
liệu cho luận văn tốt nghiệp.
Và cuối cùng con xin chân thành cám ơn bố mẹ, những người đã có công
sinh thành, nuôi dưỡng, cho con tình yêu thương cũng như luôn bên cạnh giúp
đỡ, động viên con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tác giả khóa luận


3

Nguyễn Mộng Đăng Kiều

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng đào tạo Viện Đào tạo Răng hàm mặt Trường Đại Học
Y Hà Nội
Bộ môn Răng trẻ em Viện Đào tạo Răng hàm mặt Trường Đại học Y
Hà Nội
Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp năm 2014-2015
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này do chúng tôi tiến
hành một cách nghiêm túc và khách quan dựa trên những số liệu thu thập
được tại trung tâm Hy Vọng
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong các công trường khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về những số liệu và kết quả trong khóa luận này
Tác giả khóa luận

Nguyễn Mộng Đăng Kiều


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
TED

Tiếng Anh

CIM
DSM

children Autistic

Rating Scale

ADI-R

autism diagnostic
interview – revised
Autism diagostic
ovservation
Schedule
checklist for autism
in Toddlers
Applied Behavior
Analysis
Picture Exchange
Communication
System
treatment and
education of autistic
and related
communication
handicapped
Decay – missing –

ABA
PECS
TEACCH

DMFT

Troubles

envahissants du
développement
Classification
international des
maladies

Hội chứng rối loạn
phát triển lan tỏa.
Bảng phân loại
bệnh quốc tế.
Bảng chuẩn đoán
các bệnh thần kinh.

La Classification
française des
troubles mentaux
de l'enfant et de
l'adolescent

CARS

CHAT

Tiếng Việt

Diagnostic and
Statistical Manual of
Mental Disorders

CFTMEA


ADOS-G

Tiếng Pháp

Bảng phân loại các
rối loạn thần kinh
ở trẻ nhỏ và vị
thành niên của
Pháp.
thang đánh giá
bệnh tự kỷ ở trẻ
em.
Phỏng vấn chẩn
đoán tự kỷ sửa đổi.
Thang quan sát
chuẩn đoán bệnh tự
kỷ.
Danh sác các dấu
hiệu
Phân tích ứng
dụng hành vi
Hê thống giao tiếp
bị lỗi rồi
chữa trị và giáo
dục cho trẻ tự kỷ
và khuyết tật chậm
giao tiếp)
Chỉ số sâu mất



5

GI

filling teeth

trám

Gingival index

Chỉ số lợi

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình


6

DANH MỤC BẢNG


7

DANH MỤC HÌNH



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự kỷ là một căn bệnh thần kinh gây ra do nhiều yếu tố tác động. Bệnh
biểu hiện ở trẻ em từ rất sớm khoảng vài tháng tuổi và tồn tại suốt cuộc đời,
ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của trẻ. Hiện nay chưa có phương pháp
chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có những liệu pháp giúp phục hồi chức năng và
huấn luyện các kỹ năng còn thiếu sót cho trẻ.
Do đặc tính về thể chất, khả năng chăm sóc bản thân kém cộng với khó
khăn trong việc thăm khám và chữa trị, trẻ tự kỷ thường xuyên gặp những vấn
đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi, mảng bám, lở loét niêm mạc,….. Trước
đây việc chữa trị cho trẻ tự kỷ chủ yếu được thực hiện kết hợp với gây mê.
Hiện nay trên thế giới sức khỏe răng miệng của trẻ tự kỷ đang rất được quan
tâm. Đã có nhiều ngiên cứu được thực hiện và nhiều phương pháp giáo dục và
chăm sóc răng miệng cho trẻ được đề xuất với mục tiêu là giúp trẻ tự kỷ nhận
thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, chấp nhận
việc thăm khám chữa trị và tập luyện những kỹ năng chăm sóc răng miệng
cần thiết.
Ở Việt Nam, số lượng trẻ tự kỷ ngày một tăng cao. Nhiều trung tâm đặc
biệt đã được mở ra để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cha mẹ cũng đã quan
tâm tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh tự kỷ và áp dụng nhiều phương pháp giáo
dục tiên tiến. Đã có khá nhiều nghiên cứu về trẻ tự kỷ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về đặc điểm, nguyên nhân, biểu hiện và tiến triển của bệnh. Tuy nhiên
vấn đề sức khỏe răng miệng cho trẻ tự kỷ vẫn chưa được quan tâm triệt để. Có
rất ít nghiên cứu về thực trạng sức khỏe răng miệng và chưa có một nghiên
cứu nào về các phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ tự kỷ được tiến
hành dẫn đến những khó khăn trong việc giáo dục nhận thức và rèn luyện kỹ
năng chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.



9

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:"Tình trạng sâu răng, viêm lợi và
hiệu quả truyền thông vệ sinh răng miệng ở trẻ em bị bệnh tự kỷ tại
Trung tâm Hy Vọng",với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở nhóm trẻ tự kỷ tại trung
tâm Hy vọng, Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả truyền thông vệ sinh răng miệng ở nhóm đối
tượng nghiên cứu trên


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về trẻ tự kỷ
1.1.1. Lịch sử phát triển
Bệnh tự kỷ đã được nhắc đến từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên trước đây
căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em [1].
Nghiên cứu khoa học đầu tiên về bệnh tự kỷ được thực hiện vào năm
1943 do nhà tâm thần học người Mỹ LeoKanner thực hiện trên 11 đứa trẻ có
chung những vấn đề về giao tiếp và xã hội. Lần đầu tiên, Leo Kanner đã sử
dụng thuật ngữ “Tự kỷ” và tách nó ra hoàn toàn khỏi nhóm bệnh tâm thần
phân liệt [2].
Năm 1944, bác sỹ nhi người Áo Hans Asperger công bố luận văn của
ông “Bệnh tự kỷ ở trẻ em”. Những đứa trẻ trong nhóm nghiên cứu của ông có
khá nhiều nét tương đồng với nghiên cứu của Kanner, nhưng khá năng giao

tiếp thì tốt hơn rất nhiều. Đến năm 1981, nhà nghiên cứu người Anh Lorna
Wing đã dịch lại và công bố nghiên cứu của ông đồng thời sử dụng thuật ngữ
“ hội chứng Asperger” [3].
Năm 1983, Lorna Wing đã thiết lập nhóm 3 đặc điểm điển hình của chứng
tự kỷ: khiếm khuyết trong giao tiếp bằng lời và không bằng lời, rối loạn quan hệ
xã hội và hành vi lặp lại. Năm 1988, thuật ngữ “Rối loạn phổ tự kỷ” ra đời để chỉ
những chứng rối loạn thỏa mãn nhóm ba đặc điểm của Wing [4].
Năm 1993, bản phân loại bệnh quốc tế (CIM) đã đổi "rối loạn phổ tự
kỷ » thành « rối loạn phát triển lan tỏa" (TED) TED được định nghĩa như
sau : một nhóm những rối loạn biểu hiện qua những khiếm khuyết trong các
mối quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp cùng với hành vi lặp lại và nhu cầu


11

lợi ích hạn chế. Những rối loạn này ành hưởng đến sự phát triển về tất cả mọi
mặt của người bệnh. TED bao gồm:
- Chứng tự kỷ
- Hội chứng asperger
- Hội chứng Rett
- Rối loạn tan rã ở trẻ em
- Tự kỷ không điển hình [5]
1.1.2. Nguyên nhân
Ngày nay, nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ vẫn chưa được khẳng định. Có
rất nhiều giả thuyết và nghiên cứu đã được đưa ra và tiến hành nhằm giải
thích cho sự xuất hiện của hội chứng này:
• Giả thuyết tâm thần học: Thuật ngữ “người mẹ lạnh lùng” (mères
réfrigérateurs) [6] được sử dụng trong một thời gian dài để giải thích về
chứng tự kỷ như là một phương tiện tự vệ của trẻ chống lại sự sụp đổ
giữa mối quan hệ mẹ và con. Để tự bảo vệ trước sự mất cân bằng trong

quan hệ sống khi còn rất nhỏ, trẻ sẽ tự giam hãm trong một thế giới bên
trong, lập ra một bức tường ngăn cách giữa chúng với môi trường xung
quanh [7] ngày nay giả thuyết này không còn giá trị nữa.
• Nguyên nhân về não bộ và thần kinh Nhiều nghiên cứu khác nhau đã
ghi lại những nguyên nhân não bộ và tâm thần có thể chịu trách nhiệm
cho chứng tự kỷ. Và có nhiều giả thuyết được đưa ra như : Sự giảm lưu
lượng máu đến các bán cầu và giảm số lượng xy náp hoạt động trong
các nếp cuộn thái dương trên và rãnh thái dương trên, nơi có nhiệm vụ
xử lý thông tin âm thanh, cái nhìn, biểu hiện nét mặt hay những cử chỉ
cần thiết để phân tích kỹ lưỡng tâm trạng và ý nghĩ của người khác.[8]
Phần não chuyên biệt hóa trong nhận diện giọng nói của con người
không được kích hoạt do đó xử lý giọng nói của con người như bất cứ
âm thanh nào khác. [9]


12



Những yếu tố sinh học, gen và môi trường: một nghiên cứu ở Anh trên
trẻ sinh đôi cho thấy trong số những người anh chị em của trẻ tự kỷ, 38% có biểu hiện tự kỷ. [10] Trong trường hợp sinh đôi cùng trứng, khi
một trong hai bị tự kỷ, 60% trẻ còn lại cũng bị. [11] Một số nghiên cứu
khác cũng chỉ ra rằng những người mắc bệnh về gen xơ cứng củ ( đặc
trưng bởi những cơn con giật, bại liệt và rối loạn tâm lý) và hội chứng
X dễ gãy có nguy cơ lớn bị tự kỷ. Ngoài ra, một loại thuốc chống nôn
có tên là Thalidomide [12] và vaccin RRO (sởi, quai bị, rubeol) [13]
cũng được cho là có mối tương quan với chứng bệnh này.

1.1.3. Biểu hiện
1.1.3.1. Những biểu hiện sớm

Chúng ta có thể quan sát được những dấu hiệu sớm ở trẻ tự kỷ ngay từ
vài tháng tuổi. Những dấu hiệu này không thật sự rõ ràng và cũng không phải
là bằng chứng chắc chắn để khẳng định. Tuy nhiên, nhờ có sự nghi ngờ của
cha mẹ đối với những biểu hiện sớm này, trẻ tự kỷ có thể được chẩn đoán
sớm và được điều trị ở thời điểm thích hợp [14].
* Trong năm đầu tiên
- Bất thường trong mối quan hệ với người khác:
• Không có sự trao đổi với người mẹ : thờ ơ với giọng nói và khuôn mặt
của người mẹ, không trao đổi ánh mắt với mẹ
• Không thiết lập những mối quan hệ với người khác
• Không có tiếp xúc bằng mắt, không phản ứng khi được gọi tên
- Bất thường trong hành vi
• Trẻ quá ngoan, nằm im, không khóc, không phản ứng, đôi khi ngược
lại, trẻ hoạt động quá mức
• Hành động lặp lại
• Phản ứng mạnh khi được người lớn ôm, bồng bế
• Chậm nói hoặc không nói
- Bất thường trong sinh hoạt


13



Rối loạn giấc ngủ : ngủ rất ít hoặc không ngủ, nằm im, mắt mở to



hoặc ngược lại, không ngủ đi kèm với hoạt động quá mức.
Rối loạn ăn uống, không biết bú


* Trong năm thứ hai
- Thiếu những hành vi bình thường của lứa tuổi:
• Sự chỉ tay (hướng sự chú ý tới đồ vật, thể hiện mong muốn của bản



thân) – phương tiện để giao tiếp với người khác
Sự tiếp xúc bằng mắt – thể hiện sự chú ý tới người đối diện
Sự biểu hiện những điều mong muốn (ví dụ muốn người lớn đưa cho

một món đồ chơi nhưng không biết biểu hiện thế nào)
• Sự vui đùa với người khác.
- Hành động lặp lại : Sự chú ý tập trung vào những chuyển động lặp lại
(đóng mở cánh cửa trong hàng giờ đồng hồ, xoay tròn các đồ vật hay tự xoay
tròn,…)
- Vấn đề ngôn ngữ : chậm nói hay hoàn toàn không biết nói
- Thích ở một mình
- Có những biểu hiện tự hung bạo với bản thân
- Có khi giống như bị điếc, không phản ứng khi được gọi tên hay tiếng ồn
1.1.3.2. “Thế giới”
* Thế giới bên ngoài
Do có những rối loạn trong ngôn ngữ, giao tiếp, và hành vi, trẻ tự kỷ gặp
khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. “Thế giới bên ngoài” trở nên đáng sợ
đối với trẻ. Thường có những suy nghĩ logic riêng để giải thích cho mọi vấn
đề trong cuộc sống, nhưng lại không biết các diễn tả cho người khác hiểu, trẻ
tự kỷ thường bị coi là kỳ lạ, bất thường, tâm thần, bị chọc ghẹo, la mắng
khiến cho trẻ càng sợ hãi, tức giận và rúc vào thế giới nội tâm của mình hoặc
phản ứng hung bạo như một cách tự bảo vệ.
* Thế giới nội tâm.

Gặp rất nhiều trở ngại trong việc hòa nhập xã hội, như một cách tự cân
bằng trẻ tự kỷ thường tạo ra cho mình một “thế giới nội tâm”, nơi trẻ cảm


14

thấy thoải mái và bình yên. Trong “thế giới” đó, trẻ được tự do thả lỏng tâm
trí, giải thích mọi việc theo cách của mình, thậm chí tạo ra những nhân vật,
những người bạn riêng. Khi trẻ đang “sống” ở trong thế giới nội tâm của
mình, mọi liên hệ với bên ngoài dường như bị chặn, trẻ không nghe thấy hay
phản ứng với tiếng ồn, tiếng gọi tên, hay những sự việc xảy ra chung quanh.
Đôi khi cha mẹ cho rằng trẻ có vấn đề về thính lực.
1.1.3.3. Những rối loạn chức năng
* Chức năng nghe và cảm thụ thị giác
Trẻ có những phản ứng đặc biệt đối với những kích thích khác nhau
( phản ứng quá khích, phản ứng chậm, hoặc tìm kiếm những kích thích cảm
nhận). Ví dụ trẻ có thể thờ ơ với tiếng gọi tên, tiếng nói chuyện xung quanh
nhưng đôi khi lại rất nhạy cảm với một số âm thanh rất nhỏ như tiếng giọt
nước rơi ở lavabo,…
Trẻ tự kỷ có những rối loạn cảm thụ thị giác đối với những chuyển động
đặc hiệu của con người : điều này có thể ảnh hưởng tới những hành vi khác
nhau như những mối quan hệ xã hội, sự nhận biết những biểu hiện khuôn mặt
và cảm xúc của người khác.[15]
* Chức năng vận động
60 đến 70% trẻ tự kỷ biểu hiện những hành động lặp lại. Nó có thể là sự
múa các ngón tay, tự đánh vào cánh tay hoặc những hành động phức tạp của
toàn cơ thể (sự giật nảy toàn thân). Những trẻ này có nguy cơ tự hung bạo cao
do đó cần theo dõi chặt chẽ. [16]
Ngoài ra, còn có những rối loạn hoạt động mang tính tổ chức ( ví dụ sự
phối hợp giữa hành động và ánh mắt, dự đoán sự phối hợp giữa tư thế, chuỗi

vận động động dự kiến và ý định giả thiết một động cơ để phản ứng và tổ
chức hành động hướng tới một mục đích nào đó)
* Chức năng nhận thức


15

Ở trẻ tự kỷ, chức năng nhận thức được đặc trưng bởi [17]:


Khả năng xử lý dữ liệu tập trung vào chi tiết cao hơn so với hiệu suất






trung bình của dân số nói chung.
Khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi
Khó khăn trong những chức năng điều hành, đặc biệt là trí nhớ công việc
Khó khăn khi đánh giá trạng thái tinh thần của người khác và của bản thân
Có xu hướng xử lý phân mảnh các tác nhân kích thích, nhấn mạnh vào
các chi tiết hơn là tổng thể

* Chức năng cảm xúc
Khả năng hiểu những biểu hiện cảm xúc của người khác yếu, dẫn đến
khó khăn trong việc phối hợp và chia sẻ cảm xúc [17].
* Chức năng giao tiếp
Chức năng giao tiếp bị giới hạn, đặc biệt trong các phương diện thể hiện
sự chú ý qua lại, bắt chước và ngôn ngữ [17].

* Chức năng ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ không hoàn chỉnh hoặc mất hoàn toàn [17].
* Chức năng cảm nhận đặc biệt về sự đau
Những cơn đau có thể biểu hiện qua những rối loạn trong hành vi hoặc
sự phản hồi (sự tự làm đau, sự hủy hoại, sự lặp lại máy móc, sự hung hăng
sinh lý và vấn đề dinh dưỡng) [17].
1.1.3.4. Những rôi loạn liên quan khác [18]
* Rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ là một trong những than phiền phổ biến nhất ở những gia đình
có trẻ tự kỷ
* Rối loạn tâm lý
Ở những người trưởng thành bị tự kỷ, sự lo lắng và trầm cảm là nhưng
vấn đề tâm lý thường gặp nhất. Ở trẻ em tự kỷ đó là rối loạn “khiếm khuyết
chú ý – hoạt động quá khích”.


16

* Động kinh
Nguy cơ động kinh cao hơn ở những người tự kỷ có kèm theo thiểu năng
trí tuệ. Phạm vi của động kinh ở những người tự kỷ thường đươc phân bổ theo
hai kỳ: cao điểm đầu tiên ở trẻ em chưa đi học và cao điểm thứ hai ở tuổi vị
thành niên.
* Chậm phát triển trí tuệ
70% trẻ em tự kỷ có những biểu hiện chậm phát triển trí tuệ (40 % chậm
phát triển trí tuệ nặng, 30% chập phát triển trí tuệ nhẹ. Tuy nhiên không có
chậm phát triển trí tuệ ở những trường hợp bị hội chứng Asperger.
1.1.4.Chẩn đoán
Một số phương tiện dùng để chuẩn đoán bệnh tự kỷ[19]
- Bảng phân loại bệnh quốc tế CIM 10 (tiéng Anh là IDC)

- DSM IV – chẩn đoán các bệnh thần kinh
- CFTMEA – Phân loại các rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ và vị thành niên,
bảng này chỉ sử dụng ở Pháp
- Những công cụ chẩn đoán : là những câu hỏi và những biểu hiện quan
sát được nhằm xác định xem đứa trẻ có hay không những dấu hiệu của bệnh
tự kỷ. Những công cụ đó được đề cập trong bảng sau:
Tên công cụ
CARS (children
Autistic Rating
Scale – thang
đánh giá bệnh tự
kỷ ở trẻ em)

Đặc điểm
-sử dụng thông dụng nhất, để
đánh giá mức độ trầm trọng của
chứng rối loại tự kỷ
- trẻ từ 2 tuổi trở lên
- ít khả năng phân biệt giữa chậm
phát triển và tự kỷ
- người thực hiện việc đánh giá
phải được huấn luyện
(autism - Cho phép đưa ra chẩn đoán

Đánh giá cùng với
Quan sát và khai
thác thông tin từ bố
mẹ

ADI-R


Phỏng vấn bố mẹ từ


17

diagnostic
CIM 10 hoặc DSM IV
2 đến 4 tiếng, dựa
interview
– - Trẻ từ 2 tuổi
trên lịch sử của đứa
revised)
1994 - Cần phải được huấn luyện
trẻ
(Lord và Rutter) - Hay sử dụng trong nghiên cứu
Phỏng vấn chẩn hơn thực tế lâm sàng
đoán tự kỷ sửa
đổi
ADOS-G (Autism - Cho phép kiểm tra sự biểu hiện 30 đến 40 phút, với
diagostic
hay không những hành vi đặc trẻ (có thể có bố mẹ
observation
biệc để chẩn đoán tự kỷ
đi cùng với trẻ nhỏ)
Schedule) (Lord - trẻ từ 2 tuổi
và Rutter 2000)
- cần phải được huấn luyện
- Phương tiện phát hiện: thông dụng nhất là CHAT (checklist for autism
in Toddlers) dùng để thu thập những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ. Thực

hiện với trẻ từ 18 tháng tuổi, và khai thác thông tin từ bố mẹ.
- Đánh giá chức năng





Đánh giá hành vi
Đánh giá chức năng tâm lý
Đánh giá sự giao tiếp và ngôn ngữ
Đánh giá vận động và xúc cảm

1.2. Điều trị cho trẻ tự kỷ
1.2.1. Điều trị giáo dục
1.2.1.1. Phương pháp ABA (applied Behavior Analysis – phân tích ứng dụng
hành vi)
Phân tích ứng dụng hành vi (ABA) là phương pháp phân tích hành vi kết
hợp với can thiệp nhằm mục đích giúp bệnh nhân hòa nhập tối đa với xã hội
bằng cách củng cố những hành vi thích nghi và giảm những hành vi được
đánh giá là không phù hợp
Bệnh nhân sẽ được phân tích đánh giá những hành vi phù hợp và không
phù hợp từ đó đưa ra tiến trình điều trị thích hợp.[20]
1.2.1.2. Phương pháp PECS (Picture Exchange Communication System – hệ
thống giao tiếp bằng hình ảnh)


18

PECS là một hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi hình ảnh áp dụng chủ
yếu ở trẻ chưa đi học. Mục tiêu của phương pháp này là hướng dẫn cho trẻ

tương tác chủ động.
PECS sử dụng các phương pháp dạy trẻ đổi ảnh lấy những thứ mà chúng
muốn như một đồ vật hay một hoạt động. Người áp dụng PECS sẽ lại gần và
đưa ảnh có vật mong muốn cho người cần giao tiếp để được đồ vật đó. Trẻ sẽ
tiến dần qua các pha theo trình tự, nhờ thế chúng sẽ giao tiếp được trong tình
huống xã hội [21].
1.2.1.3. phương pháp TEACCH ( treatment and education of autistic and
related communication handicapped )
TEACCH đưa ra một phương pháp dạy học bài bản dựa trên ý tưởng
rằng môi trường xung quanh nên thích nghi với đứa trẻ mắc bệnh tự kỉ chứ
không phải đứa trẻ phải thích nghi với môi trường. Chương trình dựa trên
những hiểu biết đầy đủ về khả năng hoạt động của trẻ. Các chiến lược giảng
dạy được thiết kế cho phù hợp với những điểm mạnh và điểm yếu đã được
xác định ở trẻ. TEACCH không sử dụng duy nhất một phương pháp chữa trị
mà dùng nhiều phương pháp và cách thức hiện có để giáo dục với mục đích là
giúp đứa trẻ đạt được mức độ tự quản tối đa. Chương trình nhấn mạnh vào
tầm quan trọng đặc biệt của việc giúp đỡ những người bị mắc bệnh tự kỷ và
gia đình của họ sống cùng nhau một cách hiệu quả hơn bằng cách giảm thiểu
hoặc xóa bỏ “những hành vi tự kỉ” [22].
1.2.2. Chữa trị bằng thuốc
Không có loại thuốc nào chữa khỏi được bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số
thuốc được khuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan tới bệnh tự kỷ, bao gồm:
- Vấn đề tâm lý : trầm cảm, lo lắng quá mức
- Rối loạn hành vi
- Động kinh
- Rối loạn giấc ngủ
- Một số vấn đề khác : liệu pháp vitamin và chế độ ăn không gluten và
caséine, kháng sinh, kháng nấm, miễn dịch,… [23].



19

1.2.3. Một số phương pháp khác


Vật lý trị liệu: cải thiện những khó khăn trong vận động gây ra do



những hạn chế về chức năng
Hợp nhất các giác quan: nâng cao khả năng xử lý của các giác quan,




giúp trẻ đạt được những kỹ năng cao hơn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội
Liệu pháp điều hòa thính giác : điều trị cho những trẻ gặp khó khăn



trong việc xử lý âm thanh hoặc nhạy cảm với âm thanh
Trị liệu ngôn ngữ [24]

1.3. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ bị tự kỷ - các phương pháp
truyền thông
1.3.1. Mối liên quan giữa tự kỷ và các vấn đề răng miệng
1.3.1.1. Những khó khăn và các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe răng miệng ở trẻ
tự kỷ
* Nhạy cảm miệng

Trẻ tự kỷ thường có một phản ứng quá mức đối với một số kích thích
cảm quan. Nhạy cảm miệng là một dạng nhạy cảm tiếp xúc ở trong miệng.
Trẻ có thể từ chối ăn uống hay không thích một số dạng thức ăn hay chỉ ăn
được thức ăn ở một nhiệt độ xác định [25]
* Rối loạn ăn uống
Một số loại thuốc được dùng để giảm rối loạn hành vi ở những bệnh
nhân bị tự kỷ có thể gây giảm tiết nước bọt. Sự thiếu nước bọt làm tăng nguy
cơ sâu răng, do đó cần phải chú ý tăng lượng nước bọt ở trong miệng.
Một số loại thuốc khác chống co giật là nguồn gốc của các phản ứng trong
miệng, hay gặp nhất là phì đại lợi dẫn tới đau và khó khăn khi ăn uống [26]
* Nghiến răng và tự hung bạo


20

Xu hướng tự làm đau bản thân (ở miệng: cắn, tự nhổ răng, tự va vào vật
cứng,…) và nghiến răng là những thói quen xấu thường gây ra chấn thương
răng ở trẻ tự kỷ.
* Động kinh
Động kinh thường đi kèm với chứng tự kỷ. Vùng miệng là vùng có nhiều
nguy cơ vì khi đang lên cơn, bệnh nhân có thể tự làm cho mình bị thương
(cắn vào lưỡi, má, môi).
* Khớp cắn
Trẻ tự kỷ thường có một khớp cắn không tốt, chủ yếu là vị trí răng bất
thường và răng chen chúc. Hậu quả của vấn đề này là:







Khó ăn nhai
Khó khăn ngôn ngữ
Tăng nguy cơ chấn thương
Tăng nguy cơ bệnh nha chu
Tăng nguy cơ sâu răng

* Những khó khăn khác
Khó khăn trong nhận thức và giao tiếp
Mức độ hiểu và giao tiếp ở trẻ tự kỷ thường kém gây khó khăn trong
việc khám chữa bệnh. Để có được sự tin tưởng và hợp tác của trẻ, bác sỹ
thường sử dụng phương pháp “tell-show-do” tức là nói và mô tả (bằng tranh
ảnh, thử trên tay bệnh nhân) cho bệnh nhân biết những việc sẽ làm trước mỗi
động tác thăm khám chữa bệnh [27]
Rối loạn cảm xúc và tri giác
Ở trẻ tự kỷ, một thay đổi đuột ngột có thể dẫn tới những phản ứng hung
bạo [27]


Thính giác: trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với âm thanh. Phòng khám nha khoa
lại là một nơi ồn ao với những tiếng động rất kho chịu với trẻ (tiếng


21

khoan, hút nước, đèn,..) Do đó, khó khăn trong việc làm trẻ bình tĩnh,


tin tưởng và hợp tác
Thị giác: trẻ tự kỷ thường không chịu được việc tiếp xúc ánh mắt, đồng




thời, chúng còn nhạy cảm với màu sắc, ánh sáng
Xúc giác: sự tiếp xúc là một cảm giác nguy hiểm làm cho trẻ tự kỷ sợ



hãi nên việc đưa dụng cự khám chữa vào miệng trẻ rất khó khăn
Vị giác: trẻ tự kỷ thường không chấp nhận đưa những chất không quen
thuộc vào miệng của mình
Rối loạn hành vi, hành động lặp lại và hành động không kiểm soát
Việc chữa răng có thể bị cảm nhận là nguy hiểm và dẫn tới những phản

ứng hung bạo hay tự làm đau bản thân. Cần phải có sự quan sát và kịp thời xử
lý trước những hành động không kiểm soát ở trẻ tự kỷ để tránh gây ra những
tổn thương ngoài ý muốn
Rối loạn nhận thức
Những bất thường trong việc nhận thức, giao tiếp, cảm xúc (lo lắng,
hành động lặp lại,…) co thể dẫn tới những phản ứng quá khích như gào thét,
ném đồ vật, tránh né tiếp xúc. Để thu hút sự chú ý của trẻ, cần đưa ra những
chỉ thị ngắn và dễ hiểu.
Biểu hiện cơn đau
Trẻ tự kỷ tuy có cảm xúc rất nhạy cảm nhưng lại bị rối loạn cảm nhận về
sự đau. Trẻ không cảm thấy đau khi bị thương hoặc phản ứng bất thường ( rối
loạn giấc ngủ, hung bạo, tự bạo lực) do đó việc phát hiện những tổn thương
trên cơ thể thường chậm trễ. [28]
1.3.1.2. Những biểu hiện trong miệng ở trẻ tự kỷ
* Sâu răng
Nguy cơ sâu răng cao ở những trẻ có chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt,

mềm, dính, thói quen xấu gây tổn thương, vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên
nhiều báo cáo chỉ ra rằng chỉ số sâu mất trám (DMFT) ở trẻ tự kỷ thường thấp


22

hơn, hoặc không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm trẻ không mắc bệnh.
Do đó, bệnh tự kỷ không phải là yếu tố nguy cơ gây sâu răng. [29] [30]
* Bệnh nha chu
Bệnh nha chu phát triển ở bệnh nhân tự kỷ theo cùng một cách như ở
bệnh nhân bình thường. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ thường vệ
sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. Stress là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng.
* Sự mọc răng
Ở trẻ tự kỷ, sự mọc răng có thể bị chậm trễ do phì đại lợi dưới tác dụng
của Phenytoin – Một loại thuốc hay được kê cho bệnh nhân bị tự kỷ.
* Chấn thương và tổn thương
Chấn thương và tổ thương vùng miệng thường hay xảy ra ở trẻ tự kỷ. Trẻ
có thể nghiến chặt răng tới đau ê hàm, cắn môi chảy máu, tự nhổ răng như
một phản ứng chống lại stress. Những rối loạn tiêu hóa dẫn tới nôn mửa
thường xuyên và dẫn tới loét niêm mạc miệng. Những cơn động kinh khiến
trẻ không kiểm soát và té ngã gây chấn thương. [29]
1.3.2. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ tự kỷ
1.3.2.1. Chăm sóc tại nhà


Hướng dẫn vệ sinh răng miệng : đánh răng hàng ngày, dùng chi tơ nha




khoa
Chú ý dinh dưỡng : ba bữa chính, một bữa phụ. Tránh ăn vặt hoặc ăn
những thức ăn ít nguy cơ như trái cây, phô mai,… tránh những thực



phẩm dính hoặc nhiều đường
Bổ sung fluor


23

1.3.2.2. Chăm sóc tại bệnh viện hoặc phòng khám


Nên tìm một nha sỹ có kinh nghiệm chăm sóc trẻ khuyết tật, thông
báo cho bác sỹ viết về tình trạng đặc biệt của trẻ, giải thích những cảm




giác đặc biệt với sự tiếp xúc và ánh sáng.
Buổi thăm khám nên lựa chọn thời điểm mà trẻ ổn định nhất trong ngày
Nên đề nghị một buổi hẹn cho trẻ làm quen với bác sỹ và phòng khám



trước buổi khám chính thức
Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ : cho trẻ xem những hình ảnh, video giải
thích về phòng khám, những vật dụng được bố trí trong phòng khám,




bác sỹ, những hành động bác sỹ sẽ làm và tại sao cần phải đến nha sỹ
Tại phòng khám : nha sỹ cần giải thích cho trẻ biết những hành động





mình sẽ làm, có thể biểu diễn trước trên tay trẻ
Có thể đem theo món đồ chơi hoặc âm nhạc yêu thích của trẻ
Việc khám răng nên nhắc lại 6 tháng một lần
Phụ huynh nên thảo luận với bác sỹ về trám bít hố rãnh và bổ sung fluor

1.3.3. Các phương pháp truyền thông trong giáo dục sức khỏe răng miệng
cho trẻ tự kỷ
Giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ tự kỷ là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết. Mục tiêu là giúp trẻ làm quen với việc tự chăm sóc và thích
nghi với môi trường phòng khám, bệnh viện, chấp nhận sự chăm sóc của bác
sỹ. Việc này đòi hỏi không chỉ sự hợp tác của trẻ mà còn sự hỗ trợ của bố mẹ
hay người chăm sóc.
1.3.3.1. Giáo dục thông thường
Những cách ứng xử thông thường với trẻ em trong điều trị nha khoa như
nói, trình diễn, làm, sự khen ngợi và giao tiếp, kiểm soát giọng nói,… có thể
hiệu quả đối với những bệnh nhân bình thường. Tuy nhiên không phải lúc nào
cũng thành công đối với trẻ em tự kỷ với khả năng ngôn ngữ kém và giao tiếp
xã hội giới hạn. Do đó, cần có những phương pháp khác, phù hợp hơn với đặc
điểm và khả năng của trẻ. [38]



24

* Tell, show, so (nói, trình diễn, làm)
Trước khi bắt đầu hướng dẫn, nói cho trẻ biết công việc sẽ làm, sau đó
thực hiện mẫu cho trẻ nhìn và cuối cùng tiến hành với trẻ. Đây là phương
pháp rất hiệu quả thường được áp dụng kết hợp với các phương pháp giáo dục
hình ảnh để tăng khả năng hiểu và thực hành ở trẻ. Đối với trẻ tự kỷ, khả năng
hiểu, nhận thức và tập trung kém, cần phải kiên nhẫn thực hiện tell, do, show
lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ và hình thành thói quen được.
* Kiểm soát giọng nói (voice control)
Giọng nói phải chứng tỏ uy quyền khi giao tiếp với trẻ. Âm điệu giọng
nói rất quan trọng, phải chứng tỏ mình là người có trách nhiệm. Trẻ tự kỷ
thường không hiểu toàn bộ những gì người hướng dẫn nói. Do đó cần nhấn
mạnh vào từ mệnh lệnh muốn trẻ thực hiện. Ví dụ: “ Con SÚC MIỆNG đi!”,
“con đi RỬA TAY đi!”,… Âm điệu phải rõ ràng, chắc chắn, có trọng lượng
khiến trẻ phải làm theo.
* Sự khen ngợi và giao tiếp
Sự khen ngợi và giao tiếp tốt giúp trẻ có động lực, hình thành mối quan
hệ tốt giữa người hướng dẫn và trẻ, khiến cho việc giáo dục thuận lợi và hiệu
quả hơn. Ở trẻ tự kỷ, việc khen ngợi giúp cho trẻ biết mình đang làm đúng,
đồng thời cũng giảm sự căng thẳng cho trẻ, khiến trẻ hợp tác hơn.
1.3.3.2. Giáo dục thị giác
Giáo dục thị giác là một phương pháp không truyền thống có nhiều ưu
điểm khi khai thác được khả năng phản ứng với hình ảnh tốt hơn từ ngữ của
trẻ tự kỷ. Nó bao gồm sách ảnh, câu chuyện xã hội, phim ảnh và có thề kết
hợp với những phương pháp thông thường như khen ngợi, nói-trình diễn-làm
để tăng khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ.
* Sách ảnh



25

Backman và cộng sự đã sử dụng những quyển sách với những chuỗi hình
ảnh màu sắc để miêu tả những bước trong một cuộc thăm khám răng miệng
cho trẻ tự kỷ chưa đến tuổi đến trường. Tác giả báo cáo đã có được sự hợp tác
tốt hơn so với những trẻ không được sử dụng phương pháp này [31].
* Câu chuyện xã hội
Câu chuyện xã hội được sử dụng rộng rãi trong giáo dục trẻ tự kỷ. Được
phát triển đầu tiên bởi Carol Gray, giáo viên giáo dục đặc biệt, Câu chuyện xã
hội giúp trẻ có thể hiểu được một vấn đề hay hoạt động xã hội. Nó được thiết
kế bằng những mô tà, quan điểm, câu khẳng định đi kèm với hình ảnh.
Ở trẻ tự kỷ, câu chyện xã hội có thể cải thiện hành vi xã hội như là rửa
tay, chào hỏi mọi người một cách thích hợp và chia sẻ đồ chơi. Những hành
vi không hợp lý cũng có thể được giảm bớt khi sử dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, phải xem xét khả năng đọc và nghe của trẻ trước khi sử dụng
phương pháp này [31].
* Phim modeling
Đối với bệnh nhân có khả năng đọc và nghe kém, phim modeling là
một phương pháp thay thế phù hợp. Trên phim, một diễn viên với khuôn mặt
được thay thế bằng khuôn mặt của trẻ sẽ thực hiện những hành vi mong muốn
giáo dục cho trẻ, cùng với lời mô tả ngắn gọn dễ hiểu. Phương pháp này có
hiệu quả tích cực, cải thiện kỹ năng sống và hành vi xã hội cho trẻ [31].
1.4. Hệ thống hóa lịch sử nghiên cứu về tự kỷ và bệnh răng miệng
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về răng miệng của trẻ tự kỷ.
Các nghiên cứu xoay quanh những vấn đề :






Tình trạng sâu răng, viêm lợi ở trẻ tự kỷ
Những biểu hiện trong miệng ở trẻ tự kỷ
Những khó khăn và ảnh hưởng của bệnh tự kỷ tới vấn đề răng miệng
Các phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ tự kỷ


×