ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng và viêm lợi là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến
nhất ở Việt Nam, cũng như những nước khác trên thế giới. Theo kết quả điều
tra dịch tễ học trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam thì tỷ lệ người mắc
hai bệnh này rất cao, khoảng 50% đến 90% dân số bị sâu răng và 90% dân số
bị mắc bệnh quanh răng. Hai bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng,
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và còn là nguyên nhân của một số bệnh nội khoa
nghiêm trọng: viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp. Là những bệnh mắc
từ rất sớm – ngay khi mọc răng (trẻ 6 tháng tuổi), chi phí cho việc điều trị rất
tốn kém và vượt quá khả năng chi trả của các nước đang phát triển và là gánh
nặng của các nước phát triển. Ở Mỹ mỗi năm phải chi phí cho việc chữa răng
vào khoảng 9 tỉ USD.
Trong 20 năm trở lại đây, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật;
đặc biệt là trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh sâu răng, phát hiện vai trò quan trọng của fluor trong việc bảo vệ
men răng. Trên cơ sở đó người ta đã đề ra các biện pháp phòng bệnh thích
hợp và đạt kết quả hữu hiệu: bệnh sâu răng đã được khống chế, số răng sâu
trung bình của trẻ em 12 tuổi giảm từ 6,5 xuống dưới 3, đến dưới 1. Điều này
đã được chứng minh ở những quốc gia triển khai tốt công tác phòng bệnh sâu
răng như Mỹ, Canada, các nước Bắc Âu, và một số nước trong khu vực châu
Á như Singapore, Hồng Kông…
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn; trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ chuyên khoa trong lĩnh vực răng
hàm mặt còn thiếu trầm trọng và mới được quan tâm, phát triển trong một vài
năm gần đây; kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân còn
chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Những điều kiện không thuận
lợi trên đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sâu răng và viêm lợi ở
mức độ nặng ngày càng phổ biến.
Năm 2001, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia phối hợp với Trường Đại
Học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng trên
11
toàn quốc. Kết quả cuộc điều tra cho thấy rằng: 84,9% số trẻ em từ 6 đến 8
tuổi bị sâu răng sữa, 64,1% số trẻ em từ 12 đến 14 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn,
78,55% số trẻ có cao răng. Kết quản điều tra còn cho thấy rằng tình trạng
bệnh sâu răng và viêm lợi ở những trẻ em này đang ở mức độ báo động, đòi
hỏi phải có những biện pháp cấp thiết và hiệu quả trong phòng và điều trị
bệnh để đẩy lùi những hậu quả không mong muốn do bệnh sâu răng và viêm
lợi mang lại.
Tỷ lệ trẻ em câm, điếc trong cộng đồng chiếm một phần không nhỏ. So
với trẻ em bình thường, trẻ em câm, điếc có khả năng nhận thức và học hỏi
những kiến thức mới chậm hơn rất nhiều; làm ảnh hưởng lớn tới khả năng
tiếp nhận thông tin của các trẻ câm, điếc. Do khả năng giao tiếp của trẻ câm,
điếc gặp nhiều khó khăn nên việc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng
và phát hiện các bất thường càng gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, số lượng nghiên cứu tiến hành xác định thực trạng bệnh sâu
răng, viêm lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng ở những trẻ em
khuyết tật còn rất hạn chế. Để có thêm những thông tin cơ bản về bệnh sâu
răng, viêm lợi, những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe răng miêng ở trẻ khuyết
tật và để góp phần nâng cao công bằng trong trong chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho các trẻ khuyết tật tại Hà Nội; chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và hiệu quả tư vấn vệ sinh răng
miệng ở trẻ tại Hà Nội” với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và xác định yếu tố liên quan ở
trẻ em câm, điếc tuổi 12 tại hai trường tiểu học câm, điếc Xã Đàn và Nhân
Chính, Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả ban đầu của một số biện pháp can thiệp, tư vấn vệ sinh
răng miệng cho trẻ em hai trường trên.
22
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu tạo tổ chức học của răng
Răng cấu tạo gồm: Men răng, ngà răng, tủy răng, xương răng.
1.1.1. Men răng
Men răng có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất của cơ thể, có tỷ
lệ muối vô cơ chiếm 96% nhiều hơn so với ngà răng và xương răng, chất hữu
cơ chiếm 1,7%, muối chiếm 2,3%.
- Về mặt lý học: Men răng cứng, ròn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ
2,9 tới 3. Men răng phủ toàn bộ thân răng dày nhất ở núm răng và
mỏng dần về phía cổ răng. Ở trạng thái bình thường thì men trong suốt,
song men có thể thay đổi màu sắc do có một số yếu tố tác động khác.
- Về mặt hóa học: Men răng chứa 90 – 96% là chất vô cơ, chủ yếu là
3[(PO
4
)
2
Ca
3
]Ca(OH)
2
(Hydroxy apatit), 3[(PO
4
)
2
Ca
3
]
2
H
2
O (phốt phát 3
canxi ngậm nước) còn lại là một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu
được của muối cacbonat Mg (2%) lượng nhỏ Clorua, Florua và sufat
của Kali, Natri. Thành phần hữu cơ là 1,7% trong đó Protit chiếm một
phần quan trọng.
- Về cấu chúc tổ chức học: Quan sát trên kính hiển vi thấy 2 loại đường
vân:
o Đường Retzius:
Trên tiêu bản cắt ngang thân răng là các đường chạy song song
nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như
33
với đường ranh giới men ngà ở phía trong chúng cách nhau bởi
những khoảng cách không đều nhau.
Trên tiêu bản cắt dọc thân răng đường Retzius hợp với đường
ranh giới men ngà cũng như với mặt ngoài của men tạo thành
một góc nhọn. Những đường Retzius này dày mỏng không đều
tương ứng với giai đoạn ngấm vôi kém trong quá trình tạo men,
trong đó có một đường đậm rõ nhất là đường ranh giới giữa lớp
men được hình thành khi trẻ còn ở trong bụng mẹ và lớp men
hình thành khi trẻ sinh ra.
o Trụ men: Là đơn vị cơ bản tạo nên lớp men răng, chạy suốt theo
chiều dày của men từ đường ranh giới men ngà cho đến bề mặt
của men răng và hướng thẳng góc với đường ngoài trong của
men răng. Khi cắt ngang trụ men thấy tiết diện của nó có hình
nhiều cạnh hoặc hình bầu dục, hình vảy cá (57%) hình lăng trụ
(30%) một số ít không rõ ràng (10%). Đường kính của trụ men
thay đổi từ 3 đến 6 μm, hướng đi của trụ men tạo ra các giải sáng
tối xen kẽ nhau mà ta gọi là giải Hunter-Schreger.
1.1.2. Ngà răng
Ngà răng được bao phủ phía ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là
tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn, không ròn và dễ vỡ như men.
Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là Hydroxy apatit
3[(PO
4
)
2
Ca
3
]
2
H
2
O. Nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là Collagene.
Về tổ chức học ngà răng được chia làm 2 loại:
44
- Ngà tiên phát: Chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong
quá trình hình thành răng. Bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà và
dây Tome.
o Ống ngà chính xuất phát từ bề mặt của tủy chạy suốt theo chiều
dày của ngà đến đường ranh giới men ngà.
o Ống ngà phụ là những ống nhỏ của nhánh bên, nhánh tận của
ống ngà chính hoặc là những nhánh nối giữa các ống ngà chính.
o Ống ngà số lượng từ 15 đến 50.000/1mm
2
, đường kính ống ngà
khoảng 3-5 μm, ống ngà chính chạy suốt chiều dày của lớp ngà
và tận cùng ở đường ranh giới men ngà.
- Ngà thứ phát: Được sinh ra khi răng đã hình thành. Bao gồm: ngà thứ
phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
o Ngà sinh lý: Được hình thành liên tục trong suốt thời gian tồn tại
của răng với nhịp độ rất chậm so với ngà tiên phát.
o Ngà phản ứng: Là biểu hiện phản ứng của tủy đối với quá trình
sâu răng, sang chấn hoặc quá trình làm mòn răng. Ngà này
thường khu trú ở một vùng tổn thương ít ngấm vôi và ít cản
quang hơn so với ngà tiên phát.
o Chất giữa ống ngà: Được hình thành bởi sự ngấm vôi, thành
phần hữu cơ có cấu trúc sợi, chủ yếu là sợi keo sắp xếp thẳng góc
với ống ngà.
o Dây Tomes: Nằm giữa ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài
của tế bào tạo ngà, nó đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và khả
năng tạo ngà.
55
1.1.3. Tủy răng
Là một tổ chức liên kết nằm trong hộp cứng ngà thân răng, ngà chân
răng và được thông với bên ngoài bằng lỗ cuống răng.
Về tổ chức học: Tủy răng chia thành 2 vùng: vùng giữa tủy và vùng
cạnh tủy.
- Vùng giữa tủy: Là tổ chức liên kết gồm nhiều tế bào và ít tổ chức sợi,
có nhiều mạch máu và bạch huyết.
- Vùng cạnh tủy: Gồm có lớp tế bào tạo ngà và lớp không có tế bào là
những tổ chức sợi keo.
1.1.4. Cement chân răng
Là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng,
cấu trúc cement được chia làm 2 loại:
- Cement tiên phát: Ở sát lớp ngà vùng cổ răng và là loại cement không
có tế bào.
- Cement thứ phát: Có tế bào tạo cement bao phủ vùng ngà 2/3 dưới chân
răng và cuống răng. Độ dày của cement thay đổi theo vị trí và tuổi,
mỏng ở vùng cổ răng và dày hơn ở vùng cuống răng.
66
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo răng.
1.1.5. Đặc điểm bộ răng trẻ em.
Bộ răng trẻ em ở độ tuổi 6-12 là bộ răng hỗn hợp, chúng mang những
đặc điểm của răng sữa và răng vĩnh viễn. Vì thế, trên cùng một bệnh nhân,
chúng ta có thể gặp những thương tổn của cả hai loại răng này. Đây là một
đặc điểm tạo nên sự phong phú, đa dạng về bệnh cảnh trên lâm sàng.
Bộ răng hỗn hợp: Trong thời điểm tồn tại bộ răng hỗn hợp, các răng
vĩnh viễn của trẻ em đã đảm nhiệm chức năng như ở người lớn tuy nhiên
chúng vẫn có sự khác biệt với răng vĩnh viễn với răng vĩnh viễn của người
lớn, những đặc điểm này gồm có:
- Chân răng chưa hình thành đầy đủ, vùng cuống chưa được đóng kín.
77
- Buồng tủy rộng, sừng tủy cao.
- Các ống ngà rộng, khả năng phản ứng và tái tạo nhanh chóng.
1.2. Bệnh sâu răng
1.2.1. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em
Việc chưa hoàn thiện cấu trúc đã tác động không nhỏ tới sự phát triển
bệnh sâu răng và làm tăng các biến chứng của nó.
Các răng vĩnh viễn thường phải sau 2 năm mới ngấm vôi xong hoàn
toàn. Vì thế, tổn thương sâu răng ở trẻ thường tiến triển nhanh so với người
trưởng thành. Chân răng chưa hình thành và vùng cuống chưa được đóng kín
tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ra
những biến chứng: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,… khiến cho
trẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập.
1.2.2. Tình hình sâu răng ở trẻ em
Sâu răng là một bệnh phổ biến và thường mắc từ giai đoạn đầu sau khi
răng mọc ở trẻ em. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên
răng. Sâu răng ở trẻ em được chia ra thành 2 dạng đó là sâu răng sữa và sâu
răng vĩnh viễn.
Sâu răng là bệnh tổn thương không hồi phục do đó nếu sâu răng mà
không được chữa trị triệt để và dự phòng kịp thời, đúng cách thì tỷ lệ răng sâu
sẽ lũy tích ngày càng cao.
Việc chữa răng là khá tốn kém nhưng cũng không thể nào phục hồi
được như trước đối với tổ chức cứng của răng. Sâu răng nếu không chữa trị
kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể còn gây ra những biến chứng
nguy hiểm.
88
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra 5 mức độ sâu răng dựa vào chỉ số
SMTR ở lứa tuổi 12 như sau:
Bảng 1. Phân chia mức độ sâu răng theo chỉ số SMTR của WHO
Mức độ SMTR
Rất thấp 0,0 – 1,1
Thấp 1,2 – 2,6
Trung bình 2,7 – 4,4
Cao 4,5 – 6,5
Rất cao ≥ 6,6
• Tình hình sâu răng trên thế giới hiện nay
Nhìn chung về tình hình sâu răng trong giai đoạn những năm 1940 đến
1960 ở tất cả các nước trên thế giới đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước
có chỉ số SMTR ở mức cao, khoảng 7,4 đến 12,0. Đến những năm 1980, thì
chỉ số SMTR này ở đa số các nước trên thế giới đã giảm xuống đáng kể. Theo
số liệu điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 2003, chỉ số SMTR của trẻ 12
tuổi trung bình là 2,4 [34].
Ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, các nước Bắc Âu…
bệnh sâu răng giảm đi rõ rệt do các nước này đã triển khai rộng rãi các
chương trình can thiệp với các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu tại cộng đồng.
99
Trong đó việc sử dụng hiệu quả Fluor đóng vai trò quan trọng vào thành công
này [25, 29].
Ở các nước đang phát triển, do việc tiếp cận với các dịch vụ nha khoa
còn hạn chế, răng sâu thường không được điều trị bằng các biện pháp điều trị
khắc phục mà thay vào đó là bị nhổ đi từ rất sớm do đau. Do đó, ở những
nước này tình trạng mất răng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Trong khi đó ở các
nước công nghiệp hóa (có nền kinh tế phát triển) số răng mất và tỷ lệ người
mất răng có xu hướng giảm đi đáng kể [34].
Chỉ số SMTR ở trẻ 12 tuổi tại một số nước phát triển cụ thể như trong
bảng sau:
Bảng 2. Chỉ số SMTR của một số nước phát triển trên thế giới
Tên quốc gia Năm SMTR Năm SMTR
Thụy Điển 1980 1,7 2005 1,0
Na Uy 1979 4,5 2004 1,7
Mỹ 1980 2,0 2002 1,75
Australia 1982 2,1 2000 0,8
Canada 1979 2,9 1997 2,1
Thụy Sỹ 1980 1,7 2004 0,86
New Zealand 1982 2,0 2005 1,7
Phần Lan 1981 4,0 2000 1,2
Nhật Bản 1979 2,4 1999 2,0
1
0
1
0
Tình trạng sâu răng và chỉ số SMTR ở trẻ em còn khá cao và có
chiều hướng gia tăng ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển
trên toàn thế giới.
• Tình hình sâu răng trong khu vực Đông Nam Á
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới tại các nước trong
khu vực Đông Nam Á:
Tại Thái Lan, trẻ em 6 tuổi có tỷ lệ sâu răng vào khoảng 96,3%, DMFT
trung bình là 8,1; Còn với những trẻ 12 tuổi, tỷ lệ sâu răng vào khoảng 70%
và DMFT trung bình là 2,4 [27, 34].
Tại Phillipin, tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi là 92,0% và DMFT trung bình
là 10,1 [24, 34].
Tỷ lệ sâu răng ở các nước như Singapore, Malaysia đang có xu hướng
giảm dần do công tác dự phòng các bệnh răng miệng đang được triển khai
rộng rãi và hiệu quả. Trái lại, ở Trung Quốc tình trạng sâu răng trẻ em lại có
xu hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ sâu răng vẫn ở mức thấp [23, 34].
• Tình hình sâu răng ở Việt Nam
Năm 1960, khoa Nha của Bệnh viện Phủ Doãn có tiến hành cuộc điều
tra tình hình răng miệng của học sinh Hà Nội, kết quả cho thấy có 46,74% số
học sinh bị sâu răng.
Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng có tiến hành điều tra tình hình sâu
răng ở khu vực Hà Nội và nông thôn. Kết quả cuộc điều tra chỉ ra rằng, có
77,0% số trẻ em 6 tuổi bị sâu răng sữa, 30,0% trẻ em 13 tuổi bị sâu răng vĩnh
viễn [8, 9].
Năm 1992, Võ Thế Quang đã công bố tình trạng sâu răng qua kết quả
cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. Kết quả cho thấy, tình trạng sâu
1
1
1
1
răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam có xu hướng gia tăng cả về tỷ lệ sâu và chỉ
số SMTR trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1991 [13].
Năm 2001, Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn thống báo tình trạng
sâu răng trẻ em theo kết quả cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc: tỷ
lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3% (với răng sữa), 54,6% (với răng vĩnh viễn)
và chỉ số SMT là 1,96 (với răng sữa), 1,19 (với răng vĩnh viễn). Tỷ lệ sâu
răng ở trẻ 6-8 tuổi là khá cao, cụ thể như sau: tỷ lệ sâu răng là 84,9% (với
răng sữa), 56,3% (với răng vĩnh viễn) và chỉ số DMFT là 5,4; DMFS là 12,9
[18, 19].
Tỷ lệ sâu răng ở miền núi cao hơn so với ở đồng bằng và ở miền Bắc là
thấp hơn so với miền Nam. Trẻ nhỏ ở hầu hết các vùng có chỉ số DMFT là
khá cao, vào khoảng 6,0; Chỉ có vùng đồng bằng sông Hồng chỉ số này là
thấp hơn, dao động khoảng từ 3,0 đến 3,5 [18, 19].
Tại vùng đồng bằng sông Hồng, lứa tuổi 6-8 có tỷ lệ sâu răng sữa là
72,3% và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 10,3%; lứa tuổi 9-11 tuổi có tỷ lệ sâu
răng sữa là 53,2%; và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 50,7% [18, 19].
Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm mặt năm
2001 cho thấy tỷ lệ sâu răng tại Việt Nam tăng lên so với kết quả điều tra lần
1 được tiến hành vào năm 1990 [18, 19].
Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm mặt năm 1999, tại Hà Nội tỷ lệ
sâu răng của trẻ em lứa tuổi 6-12 tuổi là 57,02%. Trẻ 6 tuổi có tỷ lệ sâu răng
là 64,95% (với răng sữa); chỉ số SMTR là 5,4 [19].
Năm 2007, Đào Thị Dung đã thực hiện một nghiên cứu tại các trường
tiểu học của quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sâu
răng sữa là khá cao (63,19%), chỉ số SMTR là 3,75. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn
1
2
1
2
là 20,3%, chỉ số SMTR là 0,42. Điều này cho thấy, tỷ lệ sâu răng của học sinh
không có chiều hướng giảm [4].
Hình 2: Tình trạng răng miệng của học sinh trường Xã Đàn
1.2.3. Bệnh sinh học sâu răng
Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi
khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus.
Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũng
đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như:
- Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển: Sự gây ra sâu
răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan
trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường,
ăn đồ ngọt, không chải răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám
vào các kẽ răng, nếu không chải răng thường xuyên hoặc không lấy cao
1
3
1
3
răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu
răng phát triển.
- Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của
răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt
mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng
bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại
các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh
thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
- Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH…
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất
đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng
bằng sơ đồ Key:
Sơ đồ Key, sự phối hợp 3 yếu tố gây sâu răng
1
4
1
4
Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn
Streptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng quan tâm nhiều
đến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng.
Sau năm 1975, đã tìm được nguyên nhân của bệnh sâu răng. Nguyên
nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ WHITE như sau:
Sơ đồ WHITE (1975)
Với mô hình này, người ta quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Răng: ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi, fluoride, dinh dưỡng…
- Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans.
- Chất nền: ảnh hưởng bời yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khả
năng trung hòa của nước bọt.
1
5
1
5
Mảng bám vi khuẩn;
Chế độ ăn nhiều đường;
Nước bọt thiếu hay acid;
Acid dạ dày tràn lên miệng;
pH < 5,5
Nước bọt
Khả năng kháng acid của men răng
Fluor có ở bề mặt men răng
Trám bít hố rãnh
pH > 5,5
Các yếu tố bảo vệ:
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng
như: hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và có tác
dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion
F
-
, Ca
++
, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về
cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người
đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng
đồng.
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây sâu răng.
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Cơ chế gây sâu răng
1
6
1
6
1.3. Bệnh quanh răng
Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao. Năm 1984, Tổ
chức Y tế thế giới thông báo các bệnh quanh răng hay gặp là viêm mạn tính ở
lợi đơn thuần tức là viêm lợi hoặc viêm lợi kèm theo mất bám dính biểu mô
và xương ổ răng gọi là viêm quanh răng. Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở
Việt Nam, hầu hết trẻ em chỉ có viêm lợi mà không có viêm quanh răng; vì
vậy ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh viêm lợi thông thường ở trẻ em.
Hình 3: Tình trạng răng miệng của HS Trường Nhân Chính
1
7
1
7
1.3.1. Lưu hành bệnh quanh răng
• Bệnh quanh răng trên thế giới:
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bị
viêm lợi ở hầu hết các nước trên thế giới đều cao, có những quốc gia tỷ lệ này
lên tới trên 90,0%.
Kết quả một số nghiên cứu của Mỹ và Anh cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi
không có viêm lợi.
Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới thông báo có 80,0% số trẻ em dưới 12
tuổi và 100% trẻ 14 tuổi có viêm lợi mạn tính. Sau 14 tuổi mức độ viêm giảm
dần và có sự khác nhau giữa nam và nữ.
Năm 1983, Spencer nghiên cứu 128 trẻ 5-6 tuổi tại Australia thấy lợi
quanh răng sữa chỉ có viêm nhẹ, ít có viêm nặng và ít có mối liên quan giữa
tình trạng vệ sinh răng miệng với mức độ nặng của viêm lợi [35].
• Bệnh quanh răng tại Việt Nam:
Theo kết quả điều tra của viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với
trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) năm 2001 [19] cho thấy:
- Tỷ lệ bệnh viêm lợi theo lứa tuổi, cụ thể như sau:
o Trẻ 6-8 tuổi: 50,52%
o Trẻ 9-11 tuổi: 81,71%
o Trẻ 12-14 tuổi: 90,97%.
- Tỷ lệ chảy máu lợi theo lứa tuổi, cụ thể như sau:
o Trẻ 6-8 tuổi: 42,7%
o Trẻ 9-11 tuổi: 69,2%
1
8
1
8
o Trẻ 12-14 tuổi: 72,4%.
1.3.2. Nguyên nhân bệnh quanh răng
Bệnh viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra; cụ thể như
thiếu sinh tố, sang chấn khớp cắn, vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém. Trong
đó, nguyên nhân chính là do vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém. Những yếu
tố này sẽ tạo nên mảng bám và là nguyên nhân chính gây ra viêm lợi.
Mảng bám được hình thành do các men của vi khuẩn như
Carbohydraze, Neuraminidaze tác động lên acid Syalic của Mucin nước bọt
lắng đọng hình thành mảng kết tủa bám vào răng. Lúc đầu những mảng bám
là vô khuẩn vì chưa có vi khuẩn. Khi đã hình thành trên mặt răng, mảng này
tạo thành chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn thâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và
phát triển hình thành mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng
hình thành và phát triển đòi hỏi một môi trường sinh lý thích hợp, phải có
chất dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcaroze. Tùy theo thời gian, mảng bám
có thể dầy 50-2000 μm.
Về cấu trúc tổ chức học, 70,0% mảng bám răng là vi khuẩn, 30,0% là
chất tựa hữu cơ. Thành phần vi khuẩn của mảng bám răng là khác nhau tùy
thuộc vào thời gian. Trong 2 ngày đầu chủ yếu là cầu khuẩn gram dương, 2
ngày tiếp theo có thoi trùng và vi khuẩn sợi phát triển, từ ngày thứ tư đến
ngày thứ 9 có xoắn khuẩn, khi mảng bám răng già thì vi khuẩn hình sợi chiếm
tới 40,0%, vi khuẩn yếm khí và xoắn khuẩn.
Mảng bám bám chắc vào răng, không bị bong ra do xúc miệng hoặc
chải răng qua loa. Có thể loại trừ mảng bám bằng việc chải răng đúng kĩ
thuật, hạn chế ăn đường và vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc dùng biện
pháp hóa học.
1
9
1
9
Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi bao gồm: các yếu tố tại chỗ và toàn
thân ảnh hưởng đến việc tích tụ mảng bám răng hoặc làm biến đổi phản ứng
đáp ứng của tổ chức quanh răng đối với mảng bám răng.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm, khi mảng bám răng hình thành được 7
ngày. Vi khuẩn ở mảng bám răng kích thích gây viêm lợi.
1.4. Dự phòng bệnh sâu răng và viêm lợi
1.4.1. Dự phòng sâu răng
1.4.1.1. Các biện pháp can thiệp
Năm 1984, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra các biện pháp dự phòng
bệnh sâu răng, bao gồm:
- Sử dụng Fluor trong phòng sâu răng:
o Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu
của men răng là apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không
mùi vị, có khả năng ngấm vào men răng, biến các apatit thành
fluorapatide, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan
trong acid nên phòng được sâu răng.
o Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor
qua nước uống, sữa, muối, viên Fluor thì Fluor sẽ ngấm vào
men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng kem chải răng hoặc nước súc
miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm vào men
răng cho đến 12-15 tuổi.
- Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng:
2
0
2
0
o Trám bít hố rãnh là đặt 1 loại vật liệu lên các hố rãnh của răng,
thường là các răng cối để ngừa sâu răng .Vì các hố và rãnh đặc
biệt là ở các răng cối, lông bàn chải khó có thể chải sạch được.
o Các loại vật liệu để trám bít hố rãnh: Có loại tự động cứng
(hóa trùng hợp), có loại đông cứng bằng đèn Halogen (quang
trùng hợp).
o Việc trám bít hố rãnh đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và vật liệu
đắt tiền nên việc thực hiện phải được tiến hành tại các phòng
Nha Khoa và do các Bác sỹ Nha Khoa hay Y sĩ Răng trẻ em
thực hiện.
- Chế độ ăn, uống phòng ngừa sâu răng:
o Ăn đa dạng, cân bằng và điều độ các thức ăn tốt cho sức khỏe
của cơ thể cũng như cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và
các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của răng miệng.
o Hạn chế ăn vặt để giảm lượng axit có hại cho răng. Vi khuẩn ở
mảng bám trên răng tạo nên những axit có hại từ 20 đến 40 phút
sau khi ăn.
o Giảm các loại nước hoa quả, nước giải khát có chứa đường, trà
và cà phê chứa đường. Cần hạn chế sử dụng những loại nước
ngọt này.
o Tránh ăn đường, mút kẹo và những thức ăn chứa nhiều đường.
Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra
nhiều axít có hại cho răng.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh răng sâu răng:
2
1
2
1
o Chải răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để hạn chế sự tồn tại của mảng
bám, nơi chứa vi khuẩn tiết ra axit có hại cho răng. Nếu không
chải răng được đều đặn sau mỗi bữa thì nên chải răng ít nhất 2
lần một ngày với kem răng có chứa fluorua.
o Súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi chải răng một hoặc hai
lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng. Nếu
mảng bám vẫn tồn tại sẽ gây viêm lợi và các lỗ hổng trong răng.
o Nên thường xuyên kiểm tra răng định kỳ để có cách chăm sóc
răng tốt nhất.
1.4.1.2. Mục tiêu dự phòng sâu răng
Mục tiêu dự phòng bệnh sâu răng cho trẻ em đến năm 2010 của Tổ
chức Y tế thế giới cụ thể như sau:
- Trẻ 5-6 tuổi: 90% số trẻ em không bị sâu răng.
- Trẻ 12 tuổi: SMTR < 1.
- Lứa tuổi 18: 100% giữ được toàn bộ răng.
Tại Việt Nam, mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo ít nhất 80% học sinh
tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc răng miệng ổn định và lâu dài qua
chương trình Nha Học Đường, đạt được mục tiêu về dự phòng sâu răng của
Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra.
1.4.2. Dự phòng bệnh viêm lợi
1.4.2.1. Các biện pháp can thiệp
Các biện pháp dự phòng bệnh viêm lợi tập trung chủ yếu vào vấn đề vệ
sinh răng miệng, cụ thể bao gồm:
2
2
2
2
- Các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám
o Thực hiện tốt các kỹ thuật chải răng.
o Sử dụng các biện pháp làm sạch kẽ răng: chỉ tơ nha khoa, tăm
gỗ, bàn chải kẽ…
o Phương pháp phun tưới: sử dụng chất sát khuẩn dể phun tưới.
o Lấy cao răng định kì tại phòng khám nha khoa.
- Kiểm soát mảng bám bằng phương pháp hóa học
o Sử dụng nước xúc miệng loại trừ mảng bám hàng ngày.
o Sử dụng enzyme.
- Khắc phục, sửa chữa những sai sót
o Sửa chữa lại những răng hàn hoặc phục hồi sai quy cách.
o Tạo điểm tiếp giáp giữa các răng…
- Chế độ ăn uống dự phòng viêm lợi
o Chế độ ăn cân bằng làm tăng sức khỏe của lợi
o Thành phần hóa học và tính chất vật lý của thức ăn cũng ảnh
hưởng rất lớn đến tổ chức lợi: thực phẩm xơ làm sạch răng, thức
ăn có đường và dính làm tăng hình thành mảng bám…
- Truyền thông dự phòng bệnh viêm lợi
1.4.2.2. Mục tiêu can thiệp dự phòng bệnh viêm lợi:
Năm 1993, mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới đặt ra đến năm 2010 cho
toàn cầu là trẻ em ở độ tuổi 15 có không quá 1 vùng lục phần đạt CPITN 1
hoặc CPITN 2.
2
3
2
3
Tại Việt Nam, mục tiêu đến 2010 là giảm 50% tỷ lệ mắc viêm lợi so
với nǎm 1990.
1.4.3. Chương trình Nha học đường
Nội dung của chương trình Nha học đường gồm:
- Nội dung 1: Giáo dục nha khoa: hướng dẫn học sinh phương pháp chải
răng và các biện pháp khác làm sạch răng và giữ gìn vệ sinh răng
miệng. Khắc sâu thói quen chải răng hàng ngày và phát triển kĩ năng
chải răng cho trẻ em.
- Nội dung 2: Cho học sinh xúc miệng nước có Fluor 0,2% tại trường
mỗi tuần một lần
- Nội dung 3: Dự phòng lâm sàng bao gồm lấy cao răng điều trị viêm lợi,
hàn răng sâu sớm, nhổ răng sữa đến tuổi thay, khám răng miệng định
kì, trám bít hố rãnh và kiểm tra vệ sinh răng miệng…
2
4
2
4
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh ở độ tuổi 12 tại 2 trường tiểu học câm, điếc Xã Đàn và
Nhân Chính, thành phố Hà Nội.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
o Là học sinh câm, điếc;
o Ở độ tuổi 12;
o Tại 2 trường trường tiểu học câm, điếc Xã Đàn và Nhân Chính.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những học sinh không đồng ý hoặc cha mẹ không
đồng ý cho con tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường câm, điếc Xã Đàn và Nhân
Chính thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng
9/2009. Với 2 lần khám và phỏng vấn trước và sau can thiệp:
- Lần khám và phỏng vấn thu thập thông tin 1: tháng 3 năm 2009.
- Lần khám và phỏng vấn thu thập thông tin 2: tháng 9 năm 2009.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng
2.3.2. Loại nghiên cứu: Nghiên cứu giả thực nghiệm
2.3.3. Cách thức triển khai nghiên cứu
- Thu thập và phân tích thông tin đầu vào (trước can thiệp):
o Khám lâm sàng xác định tỷ lệ mắc bệnh răng miệng;
2
5
2
5