Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một số giống hoa trồng chậu phục vụ trang trí khu vực lăng và quảng trường ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.79 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ðỖ THỊ THU LAI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MỘT
SỐ GIỐNG HOA TRỒNG CHẬU PHỤC VỤ TRANG TRÍ
KHU VỰC LĂNG VÀ QUẢNG TRƯỜNG BA ðÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN XUÂN LINH

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

ðỗ Thị Thu Lai


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy giáo, GS.TS.
Nguyễn Xuân Linh - Nguyên Phó Viện trưởng viện Di truyền Nông nghiệp
ñã nhiệt tình hướng dẫn và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành ñề tài và
bản luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các ñồng chí trong Ban lãnh
ñạo cơ quan cùng các phòng chức năng, ñặc biệt là cán bộ CNV tập thể ðội
Ươm cây Phú Thượng - Ban Quản lý Quảng trường Ba ðình ñã tạo ñiều kiện
về thời gian và vật chất ñể tôi thực hiện và hoàn thành ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy cô giáo khoa Sau ñại học,
Bộ môn Hoa cây cảnh - Khoa Nông học ñã quan tâm giúp ñỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn chỉnh luận văn.
Hoàn thành bản luận văn này còn có sự ñộng viên, giúp ñỡ của gia ñình,
bạn bè và các bạn ñồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn

ðỗ Thị Thu Lai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan..................................................................................... ..i
Lời cảm ơn ........................................................................................ .ii
Mục lục .............................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................... .vi
Danh mục các bảng ........................................................................ ..vii
Danh mục các hình ........................................................................... .ix
I.

Mở ñầu ...............................................................................................i

I.1.

ðặt vấn ñề .......................................................................................... 1

I.2.

Mục ñích yêu cầu của ñề tài................................................................ 3

I.3.

ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài................................. 3

II.

Tổng quan tài liệu............................................................................. 5

II.1.

Nguồn gốc, vị trí, phân loại, ñặc ñiểm thực vật học, giá trị kinh tế

và giá trị sử dụng của hai loài hoa trồng chậu phổ biến nhất khu
vực lăng - hoa cúc (Chrysanthemum sp.) và hoa Sô ðỏ (Salvia
splendis) ............................................................................................. 5

II.2.

Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa trên thế giới và Việt
Nam.................................................................................................... 9

II.3.

Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam liên
quan ñến nội dung nghiên cứu .......................................................... 14

II.4.

ðiều kiện tự nhiên và ñặc ñiểm khí hậu vùng trồng hoa Hà Nội ....... 26

III.

ðối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................ 29

III.1.

ðối tượng nghiên cứu ....................................................................... 29

II.2.

Nội dung nghiên cứu. ....................................................................... 30


III.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 30

III.4.

ðịa ñiểm nghiên cứu......................................................................... 35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


III.5.

Xử lý số liệu. .................................................................................... 35

IV.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................... 36

IV.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng ñến sự sinh trưởng phát
triển, năng suất và chất lượng của hai giống hoa trồng chậu trong
thí nghiệm ........................................................................................ 37

IV.1.1. ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của
cây hoa cúc Vàng Mai và cây hoa Sô ðỏ.......................................... 37
IV.1.2. ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc

Vàng Mai và cây hoa Sô ðỏ. ............................................................ 39
4.1.3. ảnh hưởng của giá thể ñến năng suất, chất lượng của cây hoa cúc
Vàng Mai và cây hoa Sô ðỏ. ............................................................ 43
IV.1.4. ảnh hưởng của giá thể ñến thời gian sinh trưởng của cây hoa cúc
Vàng Mai và cây hoa Sô ðỏ. ............................................................ 48
IV.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tổng hợp ñến sinh trưởng,
phát triển , năng suất, chất lượng cây hoa cúc Vàng Mai và Sô ñỏ
trồng chậu......................................................................................... 51
IV.2.1. ðối với cây hoa cúc Vàng Mai ......................................................... 51
IV.2.2. ðối với cây hoa Sô. .......................................................................... 54
IV.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau tới sinh trưởng
phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của hoa cúc
Vàng Mai và Sô ðỏ trồng chậu......................................................... 59
IV.3.1. ðối với cây hoa cúc Vàng Mai ......................................................... 59
IV.3.2. ðối với cây hoa Sô ðỏ...................................................................... 65
IV.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn ñến sinh trưởng
phát triển, chất lượng cây hoa cúc..................................................... 70
IV.4.1. ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của cây hoa cúc ..................................................................... 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


IV.4.2. ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn ñến thời gian sinh trưởng của
cây hoa cúc Vàng Mai ...................................................................... 72
IV.4.3. ảnh hưởng của biện pháp bấm ngọn ñến chất lượng cây hoa cúc
vàng Mai .......................................................................................... 73
IV.5. ðánh giá chung về thành phần sâu bệnh hại cây hoa trồng chậu

trong thí nghiệm ............................................................................... 75
IV.6. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật ñược áp dụng ñối với
hoa trồng chậu .................................................................................. 76
IV.6.1. Hiệu quả của việc sử dụng giá thể khác nhau ñối với hoa trồng
chậu. ................................................................................................. 77
IV.6.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón tổng hợp khác nhau
ñối với cây hoa cúc vàng mai trồng chậu. ......................................... 78
IV.6.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm dinh dưỡng khác
nhau ñối với hoa trồng chậu.............................................................. 79
V.

Kết luận và ñề nghị......................................................................... 81

V.1.

Kết luận. ........................................................................................... 81

V.2.

ðề nghị............................................................................................. 82

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

ðHNN I

ðại học Nông nghiệp I

2

QTBð

QUẢNG TRƯỜNG BA ðÌNH

3

VNHTN

Viện nông hoá thổ nhưỡng

4

CC1

CÀNH CẤP 1


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MC CC BNG
Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nớc (ha) ..............................9
Bảng 2.2. Tốc độ phát triển của nghành hoa, cây cảnh giai đoạn 19942006 .....................................................................................................12
Bảng 4.1. ảnh hởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian hồi
xanh của cây hoa cúc Vàng Mai và hoa Sô Đỏ ...................................37
Bảng 4.2. ảnh hởng của giá thể trồng đến sự sinh trởng phát triển thân
lá của cây hoa cúc Vàng Mai ..............................................................40
Bảng 4.3 ảnh hởng của giá thể trồng đến sinh trởng hoa sô đỏ trồng
chậu......................................................................................................41
Bảng 4.4. ảnh hởng của giá thể trồng đến chất lợng của cây hoa cúc
Vàng Mai ...........................................................................................45
Bảng 4.5. ảnh hởng của giá thể trồng đến chất lợng cây hoa Sô Đỏ ..........46
Bảng 4.6. ảnh hởng của giá thể đến thời gian sinh trởng cây hoa ..............48
Bảng 4.7. ảnh hởng của phân bón tổng hợp khác nhau đến sinh trởng
của cây hoa cúc Vàng Mai ..................................................................52
Bảng 4.8. ảnh hởng của phân bón tổng hợp đến chất lợng của cây hoa
cúc Vàng Mai ......................................................................................53
Bảng 4.9. ảnh hởng của phân bón tổng hợp đến sinh trởng dinh dỡng
cây hoa Sô Đỏ trồng chậu (Sau trồng 4 tuần)......................................55
Bảng 4.10. ảnh hởng của phân bón tổng hợp khác nhau đến năng suất,
chất lợng thảm hoa Sô Đỏ..................................................................57
Bảng 4.11. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau tới động thái tăng
trởng chiều cao cây và số lá của cây hoa cúc vàng mai ...................62
Bảng 4.12. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau tới chất lợng của
cây hoa cúc ..........................................................................................64

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

vii


Bảng 4.13. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau đến động thái tăng
trởng chiều cao và động thái ra lá hoa Sô Đỏ....................................65
Bảng 4.14. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau đến động thái tăng
trởng đờng kính thân (phun khi cây bén rễ hồi xanh) .....................69
Bảng 4.15. ảnh hởng của biện pháp bấm ngọn đến một số chỉ tiêu sinh
trởng của cây hoa cúc vàng Mai........................................................71
Bảng 4.16. ảnh hởng của biện pháp bấm ngọn đến thời gian sinh trởng
của cây hoa cúc....................................................................................72
Bảng 4.17. ảnh hởng của biện pháp bấm ngọn đến chất lợng cây hoa
cúc vàng Mai. ......................................................................................74
Bảng 4.18. Thành phần sâu bệnh hại cây hoa trồng chậu................................76
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của viêc sử dụng các loại giá thể khác nhau
(120 chậu/3lần nhắc) ...........................................................................77
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế của viêc sử dụng các loại phân bón tổng hợp
khác nhau (120 chậu/3lần nhắc)..........................................................78
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế của viêc sử dụng các chế phẩm dinh dỡng
khác nhau (120 chậu/3lần nhắc)..........................................................79

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

viii


DANH MC CC TH


Biểu đồ 4.1. ảnh hởng của công thức phân bón tổng hợp khác nhau đến
chiều cao cây và đờng kính tán hoa Sô đỏ (4 tuần sau khi trồng
cây) ......................................................................................................56
Đồ thị 4.2. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau tới động thái tăng
trởng chiều cao của cây hoa cúc Vàng mai .......................................63
Đồ thị 4.3. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau đến động thái tăng
trởng chiều cao hoa Sô Đỏ trồng chậu...............................................66
Đồ thị 4.4. ảnh hởng của phân bón lá khác nhau đến động thái ra lá
của hoa Sô Đỏ trồng chậu....................................................................67

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

ix


I. MỞ ðẦU
I.1. ðặt vấn ñề
Hoa là sản phẩm ñặc biệt vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị
kinh tế. ðã từ lâu hoa ñóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
Ngày nay, hầu hết người dân trên thế giới ñều biết ñến hoa và sử dụng vào
mục ñích thẩm mỹ; xã hội phát triển dần và nhu cầu về hoa ngày càng tăng.
Hiện tại có năm quốc gia ñứng ñầu về diện tích trồng hoa: Trung Quốc,
ấn ðộ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hà Lan. Tổng kim ngạch xuất khẩu hoa tươi trên
thế giới hàng năm ñạt 25 tỷ USD và dự kiến ñầu thế kỷ 21 là 40 tỷ USD, tổng
tiêu thụ hoa mỗi năm tăng trên 10% (Trung tâm Phát triển xuất khẩu của Liên
hợp quốc).
Việt Nam có truyền thống chơi hoa từ lâu ñời. Với khí hậu ña dạng, ñất
ñai màu mỡ, phần ñông dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên rất
thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển, thực tế những năm gần ñây diện tích
và sản lượng hoa ở Việt Nam ñã tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm hoa

trồng thảm trồng chậu cũng gia tăng, ñóng một vai trò quan trọng ñối với môi
trường cảnh quan và là một phần không thể thiếu ñược trong trang trí vườn
cảnh công viên, các trục ñường giao thông, các công trình kiến trúc hiện ñại.
ðặc biệt là các ñiểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài trong ñó có khu
vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba ðình, nhất là vào các
ngày lễ lớn của dân tộc và nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trong khu vực.
Hiện nay trên cả nước chỉ tính riêng Thành phố Hà Nội có khoảng trên
100 ha công viên tại nội thành trong ñó khoảng 6,5 ha là diện tích các bồn hoa
và hàng nghìn Kilômet ñường phố cần trang trí hoa quanh năm do vậy khối
lượng hoa trồng thảm, trồng chậu chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu trang trí. Về
chủng loại ñơn giản, số lượng ít, còn thiếu sức hấp dẫn ñối với du khách
trong nước và du khách nước ngoài khi ñến tham quan. Nguyên nhân của tình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


trạng này là do chúng ta chưa quan tâm ñầu tư nhiều ñến việc phát triển các
giống hoa thảm trồng chậu. Tuy trong những năm gần ñây Việt Nam ñã nhập
nội và tuyển chọn ñược một số giống hoa trồng thảm, trồng chậu mới có triển
vọng, thay thế dần những giống hoa kém chất lượng trước ñây. Nhưng các
nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh ñến thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng
cây hoa vẫn còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu giống và kỹ thuật canh
tác mới chỉ dừng lại ở bước chọn lọc và trồng theo kinh nghiệm thông thường, chưa hoàn thiện ñược quy trình thâm canh tiên tiến và nghiên cứu ñưa
cây hoa vào trồng chậu ñể phục vụ nhu cầu trang trí.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba ðình - Là một trong
những khu trung tâm văn hoá chính trị của cả nước trong những năm gần ñây
yêu cầu về thẩm mỹ trang trí cây hoa, cây cảnh và cây thế trong khu vực có
những yêu cầu mới, ngày càng cao. Lựa chọn và trang trí cây hoa cây cảnh
ñẹp, gây ấn tượng nhưng phải phù hợp với công trình kiến trúc của khu vực

ñó là việc làm cần thiết nên ñòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể. Việc
nghiên cứu trồng cây hoa, cây lá màu trong chậu có ứng dụng rất lớn ñối phục
vụ cho công tác trang trí. Việc trồng cây trong chậu rất thuận tiện cho công
tác bài trí, thể hiện ñược nhiều hình khối khác nhau, hay xếp chữ…có thể xếp
trong vườn hay nền sân bê tông, gạch lát; ñộ bền hoa kéo dài, ñảm bảo chất
lượng hoa trang trí ngay khi gặp ñiều kiện thời tiết khó khăn ( nắng nóng,
mưa kéo dài…).
Bởi vậy, ñể khắc phục những hạn chế trên và ñể phát triển nghề trồng hoa
chậu góp phần cải tạo môi trường sống, làm tăng vẻ ñẹp hiện ñại của khu di tích
lịch sử lăng chủ tịch Hồ Chí minh và quảng trường Ba ðình, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


suất, chất lượng cây hoa trồng chậu phục vụ trang trí khu vực Lăng và Quảng
trường Ba ðình”.
I.2. Mục ñích yêu cầu của ñề tài.
* Mục ñích
Nhằm cải thiện năng suất, chất lựợng, ñộ bền hoa và hiệu quả sản xuất
của các giống hoa trồng chậu có triển vọng phát triển tại khu vực lăng và
quảng trường Ba ðình. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, ñạt chất
lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao, ñồng ñều phục vụ trang trí ở khu vực Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba ðình.
* Yêu cầu
- Xác ñịnh ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật: Như giá thể trồng cây,
phân bón, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh ñến phát
triển các giống hoa trồng chậu.

- ðề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất các
giống hoa trồng chậu, ñảm bảo tính khả thi, khả năng ứng dụng rộng rãi, hiệu
quả thiết thực.
I.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài.
* Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu về khoa học
cây hoa trồng chậu
- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên
cứu về cây hoa cây cảnh trồng chậu.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Sau khi ñề xuất ñược quy trình cây hoa trồng chậu sẽ ñược ñưa ra sản
xuất ñại trà tại vườn ươm cây giống của ñơn vị ñế phục vụ nhu cầu trang trí
khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba ðình.
- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cán bộ kỹ thuật và người sản xuất lựa
chọn ñược biện pháp canh tác phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


trồng cây và hướng tăng năng suất, số lượng và chất lượng, tận dụng ñược
những nguyên vật liệu hiện có, làm giá thể, góp phần tạo công việc và tăng
thu nhập cho người lao ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4



II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại, ñặc ñiểm thực vật học, giá trị kinh tế và
giá trị sử dụng của hai loài hoa trồng chậu phổ biến nhất khu vực lăng hoa cúc (Chrysanthemum sp.) và hoa Sô ðỏ (Salvia splendis)
II.1.1. Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.)
* Nguồn gốc, vị trí, phân loại:
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật
Bản và một số nuớc châu Âu. Chen (1985) ñã chứng minh rằng cúc ñã ñược
trồng ở Trung Quốc cách ñây 500 năm trước công nguyên [40].
Ngày nay cúc ñã ñược trồng hầu khắp các nước trên thế giới , nhất là
Hà Lan, Italia, ðức, Pháp, Nhật Bản. Ở Việt Nam hoa cúc ñược trồng từ lâu
ñời, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong
bốn loài thảo mộc ñược xếp vào hàng tứ quý “Tùng-Cúc-Trúc-Mai” hoặc
“Mai-Lan-Cúc-Trúc”.
Hoa cúc là thực vật thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledonae), phân lớp
Asterydae, bộ Asterales, họ Asteraceae, tộc Asteroidae, chi (Chrysanthemum).
Trên thế giới có khoảng 10.000 loài và 20.000 giống. Kết quả ñiều tra phân
loại cây cỏ ở Việt Nam cho thấy họ cúc rất lớn, tồn tại tới 75 loài và xấp xỉ
200 giống khác nhau [ 3].
* Tóm tắt một số ñặc ñiểm thực vật học chính của cây hoa cúc
+ Rễ
Theo Dowrick và Bayoumi (1966) rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm, rễ
ít ăn sâu và phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn do sinh nhiều rễ
phụ và lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh, nhưng rễ này
không phát sinh từ rễ mầm của hạt mà từ rễ mọc ở mấu của thân cây hay còn
gọi là mắt ở phần sát trên mặt ñất. Do những ñặc ñiểm này mà trong sản xuất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5



thường ít vun cao ñể không làm ảnh hưởng ñến chất lượng cành mang hoa
[45].
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [18] rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm,
chỉ khi cây thực sinh còn nhỏ mới có rễ chính thức rõ ràng. ðầu chóp rễ có sức
phân nhánh mạnh, trong ñiều kiện ñất thích hợp thì phát triển rất nhanh hình
thành bộ rễ có nhiều nhánh, ñiều ñó có lợi cho sự hút nước và dinh dưỡng. Rễ
của các cây nhân từ phương pháp vô tính ñều phát sinh từ thân và ñều là rễ bất
ñịnh. Thân cúc bất kể ở ñốt hay giữa lóng ñều rất dễ hình thành rễ bất ñịnh, vì
vậy cây hoa cúc là một loại cây rất dễ nhân giống vô tính.
+ Thân
Cây hoa cúc thuộc loại thân thảo có nhiều ñốt giòn, dễ gãy, khả năng
phân cành mạnh. Thường là những giống cúc ñơn thân mập thẳng, giống cúc
chùm thân nhỏ và cong. Vanderkamp (2000)[ 61] cho rằng thân ñứng hay bò,
cao hay thấp, ñốt dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc
vào từng giống. Cây có thể cao từ 30 - 80 cm, thậm chí có khi ñến 1,5 - 2m.
+ Lá
Theo Cockshull (1985) [42] mô tả: lá cúc xẻ thuỳ có răng cưa, lá ñơn
mọc so le nhau, mặt dưới bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình
mạng lưới. Từ mỗi nách lá thường phát sinh ra một mầm nhánh. Phiến lá to
nhỏ, dày mỏng, xanh ñậm nhạt hay xanh vàng còn tuỳ theo giống. Bởi vậy,
trong sản xuất ñể ñạt hiệu quả kinh tế cao thường tỉa bỏ các cành nhánh phụ
ñối với giống cúc ñơn và ñể cây sinh trưởng phát triển tự nhiên ñối với các
giống cúc chùm. Từ những ñặc ñiểm về thân lá cho thấy, những giống cúc có
năng suất cao thường có bộ lá gọn, thân cứng mập và thẳng, khả năng chống
ñổ tốt.
+ Hoa, quả, hạt
Hoa: Theo Cornish, Stevenson (1990) [43] miêu tả hoa cúc là hoa lưỡng tính hoặc ñơn tính với nhiều màu sắc khác nhau, ñường kính hoa từ 1,5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6


-12 cm, có thể là hoa ñơn hay kép và thường mọc nhiều hoa trên 1 cành, phát
sinh từ các nách lá. Hoa cúc chính là gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một
cuống hoa, hình thành hoa tự ñầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông
hoa. Tràng hoa dính vào bầu như hình cái ống, trên ống ñó phát sinh cánh
hoa. Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc ñậm hơn và xếp thành
nhiều tầng, việc xếp chặt hay lỏng còn tuỳ giống. Cánh có nhiều hình dạng
khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn ñều, có loại dài, xoè ra ngoài
hay cuốn vào trong.
Cũng theo Cockshull (1976) [41] hoa cúc có từ 4 - 5 nhị ñực dính vào
nhau, bao xung quanh vòi nhuỵ. Vòi nhuỵ mảnh, hình chẻ ñôi. Khi phấn
chín, bao phấn nở tung phấn ra ngoài, nhưng lúc này vòi nhuỵ còn non và
chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn. Bởi vậy, hoa cúc tuy lưỡng tính nhưng
thường biệt giao, nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng hoa, nếu muốn lấy
hạt phấn phải thụ phấn nhân tạo. Nên trong sản xuất, việc cung cấp cây con
chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính.
+ Quả: Theo Anderson (1988) [37] và Ishiwara (1984) [48] quả cúc
thuộc loại quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, trong quả chứa rất nhiều hạt. Hạt có
phôi thẳng và không có nội nhũ.
* Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây hoa cúc
Ngoài việc phục vụ cho các nhu cầu giải trí thưởng thức cái ñẹp của
con người, hoa cũng là nguồn lợi kinh tế quan trọng. Thực tế cho thấy việc
sản xuất kinh doanh hoa cúc cho phép người trồng hoa thu ñược nhiều lợi
nhuận trên mỗi ñồng vốn ñầu tư. Trên 1 sào ñất trồng hoa cúc với mật ñộ
trung bình 40 - 45 cây/m2 có thể thu nhập 4,0 - 5,0 triệu ñồng (mức giá trung
bình trên thì trường từ 500 - 700 ñồng/bông), trong ñó chi phí cho làm ñất,
chăm sóc, vật tư ban ñầu chỉ mất từ 2,0 - 3,0 triệu ñồng tiền vốn. Với lợi ích
kinh tế nh vậy nên hiện nay cùng với một số loại hoa khác như hoa hồng,


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


ñồng tiền, lilly và hoa cúc hợp thành các loài hoa cắt chủ lực ñược trồng rộng
khắp nước ta.
II.1.2. Cây hoa Sô ðỏ (Salvia splendis)
* Nguồn gốc, vị trí, phân loại:
Cây hoa Sô ðỏ (Salvia splendis) có nguồn gốc từ Braxin Nam Mĩ (Lê
Quang Long (2006) [22] trong thực tế ta thường gặp hoa Sô ðỏ với nhiều tên
gọi khác nhau như Sô ðỏ, hoa Xác Pháo, hoa Diễn, hoa Chuỗi ðỏ (Scarlet
Sage [64]. Tên thương mại Red sunshine. Hoa thích hợp trồng vào vụ ðông ñược dùng làm hoa trồng thảm trồng chậu với nhiều màu sắc khác nhau trắng, cá
vàng, xanh nhất là màu ñỏ. Bởi vậy hoa Sô ðỏ ñược ưa chuộng và ñược sử
dụng rộng rãi trong các công viên trụ sở làm việc làm cảnh trong trí khuôn viên
khu trung tâm văn hoa, vui chơi giải trí.
Hoa Sô ðỏ ñược xếp vào lớp 2 lá mầm (Dicotyleonae), phân lớp cúc
(Asteridea), thuộc Bộ hoa môi (Lamiales), họ hoa môi (lamiaceae) (Phạm
Hoàng Hộ (2000 ) [12]
* Tóm tắt một số ñặc ñiểm thực vật học chính của cây hoa Sô ðỏ
+ Thân:
Cây thân bụi ña niên, cây mọc thành bụi hoá gỗ ở gốc. Cây cao từ 20
cm ñến 1 m, dạng cây khít ngọn, phân tán ñẹp có tiết diện vuông.
+ Lá:
Lá phiến to, lá mọc ñối dạng bầu dục thuôn nhọn ở ñỉnh, gốc lá hình
tim màu xanh ñậm, lá có gân phụ 4 cặp, cuống dài 1-1,5 cm. Lá bắc hình bầu
dục thuôn dài màu ñỏ.
+ Hoa:
Hoa thuộc cụm hình sim 2 ngả. Cụm hoa ở ñỉnh mang hoa dày ñặc

chung ở một cuống không phân nhánh, trục hoa to và xít chặt nhau dài
khoảng 18 cm ñến 20 cm. Hoa màu ñỏ tưi có tràng hoa ñỏ chói. ðài ñỏ, cánh
tràng hợp thành ống dài thẳng hay hơi cong rũ xuống và chia hai môi không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


ñều dài khoảng 5 - 6 cm, nhị thò ra ngoài. Hoa nở dịp ñầu ñông cuối xuân rất
ñẹp.
+ Quả:
Quả bế dài khoảng 4 mm ( Phạm Hoàng Hộ ( 2000) [12]
II.2. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa trên thế giới và Việt Nam
II.2.1. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa trên thế giới.
Ngày nay sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới ñang phát triển một cách
mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Diện tích hoa cây cảnh trên
thế giới ñang ngày càng mở rộng, tập trung tại Châu Á, ñứng ñầu là Trung
Quốc với diện tích trồng hoa 59.527ha, lớn nhất trên thế giới theo. Năm 1995
sản lượng hoa cây cảnh trên thế giới ñạt khoảng 31 tỷ ñô la, trong ñó hoa
hồng chiếm tới 21 tỷ ñô la. Ba nước sản xuất hoa cây cảnh lớn ñã có sản
lượng khoảng 50% sản lượng hoa của thế giới ñó là Nhật, Hà Lan, Mỹ. Các
nước này áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất.
Giá trị nhập khẩu hoa cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Trong ñó thị
trường hoa cây cảnh của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau ñó ñến các nước
Colombia, ý, ðan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, úc, ðức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha,
Kênya, Ecuado. Xuất khẩu tại các nước trên trung bình ñạt 100 triệu ñôla, tỷ lệ
này tăng hàng năm là 10% (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nước (ha)
Diện tích
Năm

(ha)
Châu Âu
Hà Lan
ý
ðức
Anh
Tây Ban Nha
Pháp

8.004
7.654
7.066
6.804
4.325
3.795

Châu Mỹ La Tinh
1996 Zimbabuê
1994 Cujte d,lvoire
1996 Morocco
1993 Châu Mỹ
1994 Mỹ
1990 Mêxico

Diện Tích
Năm
(ha)

940
690

427

1995
1995
1992

15.522

1995

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


Bỉ
Hungary
Hy Lạp

1.642
1.050
990

Châu á
Israel

1.910

1993 Côlômbia
1993 Costa Rica

1995 Êcuador
Cộng hoà Dominican
1996 Pêru

Trung Quốc
ấn ðộ

59.527
34.000

1994 Châu Phi
1994 Kênya

Nhật Bản
Thái Lan

8.050
7000

1994
1995

5.000
4.200
3.600
500
400

1994
1995

1994
1994
1995

200

1994

1.280

1995

(Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005)
ðặc biệt sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển và
mạnh mẽ nhất ở các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Năm 1996
giá trị xuất khẩu ñạt 7,5 tỷ ñô la, trong số ñó hoa cắt cành là 3,46 tỷ ñô la
chiếm 46,8%, hoa chậu và hoa thảm là 3,09 tỷ ñô la chiếm 41,7%, các loại lá
ñể trang trí là 593 triệu ñô la chiếm 3,5%. Các loại hoa phục vụ nhu cầu thị
trường rất ña dạng và phong phú, các nước sản xuất hoa chính như: Hà Lan
với hoa cắt, hoa chậu, hoa trang trí, lá măng. Mỹ là các loại cỏ, hoa chậu, hoa
thảm và các loại hoa làm cảnh, Nhật Bản là hoa cắt, hoa chậu và lá măng.
Colombia hoa cắt, hoa thảm và các loại lá làm cảnh. Israel là hoa cắt cành, lá
măng. ðài Loan là hoa cắt và chuyên sản xuất các loại hạt ñể trồng chậu và
thảm. Các nước như ý, Tây Ban Nha, Kenya và ðan Mạch chủ yếu là hoa cắt
và hoa trồng thảm. Thái Lan những năm gần ñây nghề trồng hoa rất phát
triển, sản xuất hoa chậu, hoa thảm và hoa trang trí vườn cảnh, công viên, các
trục ñường quốc lộ rất ñược coi trọng, khu Chang Mai là vườn thực vật lớn
nhất Thái Lan tập trung các giống hoa thảm trên thế giới.
Cùng với tiến bộ trong sản xuất hoa cây cảnh nói chung, sản xuất hoa
trồng chậu và trồng thảm ngày nay có rất nhiều tiến bộ như cải tiến chế ñộ

dinh dưỡng, sử dụng quang chu kỳ, phòng chống sâu bệnh tổng hợp và công
nghệ sau thu hoạch ñể nâng cao chất lượng hoa. Sự phát triển của nền kinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


ñô thị của tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay không một quốc gia nào
lại không chú ý ñến việc thiết kế vườn cảnh, công viên trong kiến trúc ñô thị,
các trục ñường giao thông và ngoại vi thành phố, trong các công trình kiến
trúc công cộng, nhà thờ, ñình chùa…Vườn phong cảnh ñược xây dựng, phát
triển và thay ñổi nội dung, tính chất qua mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế
và tốc ñộ ñô thị hoá. Vì vậy việc phát triển sản xuất và nghiên cứu các giống
hoa, cây cảnh nói chung và ñặc biệt là hoa trồng thảm ñóng vai trò quan trọng
mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế ñất nước [32].
Hoa cúc ngày nay là một trong những loại hoa thời vụ phổ biến nhất
trên thế giới và ñược ưa chuộng bởi sự ña dạng, phong phú về màu sắc, kích
cỡ, hình dáng hoa và hơn thế người ta có thể chủ ñộng ñiều khiển sự ra hoa
của cây ñể tạo nguồn sản phẩm hàng hoá liên tục và ổn ñịnh quanh năm.
Theo Narumon (1988) [54] Thái Lan cũng là nước sản xuất hoa cúc tưng ñối mạnh. Hiện nay ở Thái Lan, cúc ñược trồng quanh năm với sản lượng là 50.841.500 cành cắt/năm, ñạt năng suất 101.700 cành/Rai (theo tỉ giá
25 bath = 1USD và 1bath = 6,25Rai).
Ở Trung Quốc, theo hiệp hội sản xuất hoa (1991) [39] cúc là một
trong 10 loại hoa cắt quan trọng chỉ sau hồng và cẩm chưng, chiếm khoảng
20% tổng số hoa cắt trên thị trường bán buôn ở Bắc Kinh và Côn Minh.
Vùng sản xuất chính là Quảng ðông, Thượng Hải và Bắc Kinh.
Ở Malaixia, cúc chiếm 23% trong tổng số hoa cắt, các giống mới chủ
yếu nhập từ Hà Lan như Reagan yellow, Reagan dark. Việc sản xuất hoa cúc
có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến chế ñộ dinh dưỡng, sử dụng quang chu kỳ,
phòng trừ sâu bệnh hại và công nghệ sau thu hoạch ñể nâng cao phẩm chất
hoa (Limhengjong Mohd (1997) [ 52 ]).

II.2.2. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu ñời, nhưng chỉ ñược
coi là một ngành kinh tế có giá trị hàng hoá từ những năm 1980. Sự phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


của ngành này cũng ñã góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Tốc ñộ phát triển của ngành hoa cây cảnh ñược thể hiện bảng sau:
Bảng 2.2. Tốc ñộ phát triển của nghành hoa, cây cảnh giai ñoạn
1994-2006
Chỉ tiêu

Năm
1994

Năm
1997

Năm
2000

Năm
2003

Năm 2006

Tổng diện tích (ha)
3.500 4.800

7.600 10.300 13.400
Giá trị sản lượng(tr.ñ)
175.000 268.800 463.600 964.800 1.045.200
Giá trị thu nhập TB (tr.ñ/ha/năm)
51
56
61
72
78
Mức tăng diện tích so với 1994
1,0
1,38
2,17
2,94
3,83
(lần)
(Nguồn: Số liệu thống kê và ñiều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả
năm 2006)
Việt Nam là nước nông nghiệp, diện tích trồng trọt trên 7 triệu ha, 80%
dân số làm nông nghiệp, nhân dân ta cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sản
xuất hoa lâu ñời. Nước ta có nhiều vùng thuận lợi cho nghề trồng hoa phát
triển như Hải Phòng, Sa Pa, ðà Lạt, Hà Nội (với những làng hoa truyền thống
như Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân) [5].
Sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững góp phần thúc ñẩy chuyển
ñổi cơ cấu cây trồng, ñưa một phần diện tích trồng lúa, rau sang trồng hoa
nâng cao thu nhập cho cuộc sống người dân như việc chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng sang sản xuất cây cảnh lâu năm: chi phí cho 1ha là 28.000.000ñ, lợi
nhuận thu ñược là 90.000.000ñ/ha/năm so với ñất trồng 2 lúa 1 màu chi phí là
11.4 triệu/ha/năm, lợi nhuận ñạt 7,6 triệu/ha [19]. Trong thời gian 3 - 3,5
tháng, chi phí ñầu tư trên một sào bắc bộ trồng hoa Lily theo phương thức nhà

lưới ñơn giản chi phí 88.700.000ñ cho thu nhập 133.770.000ñ từ hoa và phần
củ có thể là vật liệu giống nếu bảo quản và ñược xử lý lạnh. Một sào hoa Vạn
Thọ vốn ban ñầu 3 triệu và hơn một tháng chăm sóc, chi phí cho xịt thuốc,
tưới nước cho thu nhập 12 triệu ñồng tại Tân Phú.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


Nghề trồng hoa không chỉ ñem lại hiệu quả kinh tế cao, còn ñóng góp
nhiều lợi ích to lớn khác như: những vùng khô cằn khi diện tích trồng các cây
hoa màu khác gặp khó khăn thì trồng hoa cây cảnh lại tỏ ra ưu thế hơn vì hoa
cây cảnh thường là những cây có sức sống mãnh liệt, làm ñẹp cảnh quan môi
trường, không gian chật hẹp, nhiều loại hoa cây cảnh là vị thuốc chữa bệnh
[5]. Trồng hoa nước ta là nghề mới phát triển. Diện tích trồng hoa còn nhỏ,
chỉ bằng 0,04% diện tích trồng trọt. Diện tích tập trung chủ yếu ở Hà Nội với
1000ha và TP. Hồ Chí Minh với 800 ha, ðà Lạt 200 ha, và sản xuất phân bố
tại các tỉnh như bảng 2.2. Diện tích trồng hoa tại khu vực thành phố và ñô thị
có xu hướng giảm nhưng sản lượng tăng thể hiện sự ñóng góp của khoa học
công nghệ áp dụng trong sản xuất hoa cây cảnh (như kỹ thuật nhân giống vô
tính). Trong những năm gần ñây cùng với nhu cầu hoa cắt ngày càng cao, hoa
trồng chậu và trồng thảm ñang dần ñóng góp vai trò quan trọng.
Hoa trồng chậu có ưu ñiểm là hoa bền, sử dụng ñược thời gian dài chủ
ñộng ñược ñiều kiện chăm sóc hơn hoa cắt, sử dụng trang trí nội thất khu ñô
thị lớn, ñáp ứng nhu cầu trồng hoa cây cảnh theo mục ñích và thời gian sử
dụng thay ñổi. Hoa thời vụ là hoa trồng kinh doanh vào dịp tết Nguyên ðán,
và các ngày lễ lớn như ngày 8 /3; 30/4 và 1/5; 19/5; 2/9; 20/ 11; 22/12 tết
dương lịch và tết nguyên ñán… Hoa trồng quanh năm cung cấp cho nhu cầu
hàng ngày và các hội nghị hay vào các ngày mồng 1 và ngày rằm các tháng

âm lịch. Trong những năm gần ñây sản xuất hoa nước ta tăng nhanh nhưng
chủ yếu vẫn là trồng ngoài tự nhiên, người nông dân trồng hoa, cây cảnh phải
ñối ñầu với rủi ro thất thu do ảnh hưởng của thời tiết như tại làng hoa Hiệp
Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh hàng nghìn cây mai bị hư hại vì ngập lũ [ 63
].Sản xuất hoa, cây cảnh nước ta còn nhỏ lẻ, chưa tập trung. ðể khắc phục
những khó khăn và tận dụng tiềm năng lợi thế về ñiều kiện khí hậu, quy
hoạch sản xuất, và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất là việc làm
hiệu quả và ñang ñược quan tâm. Như năm 2004 công ty Hasfarm (100% vốn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


ñầu tư nước ngoài, với phương tiện kỹ thuật tiên tiến của Hà Lan tại ðà Lạt Lâm ðồng ), ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất hoa hồng, cúc, ñồng tiền,
lyli, giống nhập nội từ Hà Lan với 28 ha nhà lưới, kết quả cho năng suất và
thu hiệu quả kinh tế cao gấp 20 - 30 lần so với trồng hoa thông thường. Kỹ
thuật trồng hoa ngày càng tiên tiến, có những kỹ thuật về trồng trọt, tạo hình
cây cảnh, bí quyết lâu năm ñược duy trì và phát triển. Những công nghệ kỹ
thuật mới tiên tiến ñược chuyển giao về cho người nông dân và người trồng
hoa: công nghệ nuôi cấy mô, cách ñiều tiết cho hoa ñẹp, hoa trái vụ. Năm
2006 Festival hoa ở ðà Lạt nói lên ý nghĩa và giá trị nghề trồng hoa ở nước ta
[ 26 ], qua ñó thúc ñẩy việc sản xuất hoa và ñầu từ nước ngoài vào sản xuất
hoa trong nước, thu hút khách thăm quan nước ngoài, giới thiệu Việt Nam
cùng bạn bè thế giới.
Qua ñó có thể kết luận rằng: Việc sản xuất và phát triển cây hoa nước
ta có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh ñó cũng gặp không ít khó khăn nhất là
vốn ñầu tư. Mặc dù sản lượng cao, lợi nhuận nhiều, nhưng chi phí cho việc
trồng cây hoa là tương ñối lớn, tuỳ theo mức ñộ thâm canh mà có thể từ 2 3,5 triệu ñồng/sào Bắc Bộ, ñây là một hạn chế cho những hộ nghèo muốn
chuyển dịch cơ cấu cây trồng. ðiều này cần phải có sự giúp ñỡ của các cấp
chính quyền ñịa phương trong việc cho vay vốn, hỗ trợ một phần kinh phí và

giống hoặc vật tư khác. Hơn nữa sản phẩm hoa tươi cao cấp, hoa trồng chậu
yêu cầu chất lượng cao, ñể tránh rủi ro về giống, sâu bệnh và các yếu tố khách
quan khác, nhất thiết phải có chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật xuống các vùng sản xuất, nâng cao trình ñộ kỹ thuật cho người dân về
giống, phân bón, bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật, nhằm tăng năng
suất chất lượng hoa trái vụ và xây dựng những mô hình trồng hoa có hiệu quả
cao.
II.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam liên quan
ñến nội dung nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


II.3.1. Lịch sử phát triển kỹ thuật làm bầu cho cây con.
Theo Kaplina (1976) [62] vào những năm 60 của thế kỷ 20 Bộ môn
Rau Quả Trường ðại học Nông nghiệp Leningrat ñã tiến hành nghiên cứu và
ứng dụng kỹ thuật trồng cây giống trong túi nilon trong nhà lưới có mái che
ñã ñạt ñược kết quả tốt và sau ñó phương pháp chuẩn bị cây giống trồng trong
túi nilon ñược ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Sau năm 1970 diện tích nhà kính, nhà lới có mái che ngày càng tăng.
Vào những năm 1967-1970 ở phía nam Kadacstan ñã chuẩn bị ñược 200
triệu cây con giống hàng năm trồng trong bầu ñể trồng ra ñồng ruộng. Kết
quả cho thấy: các cây này sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với các cây
trồng từ hạt trực tiếp ngoài ñồng (do hình thành cơ quan sinh sản sớm và cho
năng suất cao) [62].
Ở Việt Nam, khi làm bầu ñất cho dưa (dưa chuột, dưa lê, dưa hấu) Trần
Khắc Thi (1980) [27] cho biết:
- Làm bầu ñất cho cây con sẽ tranh thủ ñược thời vụ khi ñất trồng chưa
ñược giải phóng hoặc chưa kịp làm do mưa kéo dài.

- Góp phần cải tạo ñất do ñã ñưa một lượng ñất bùn, phân bắc mục và
trấu ñáng kể xuống ruộng.
- Giảm ñược công chăm sóc cây con nhất là khâu tưới nước.
- Bảo ñảm mật ñộ cây (do tỷ lệ cây sống rất cao), chất lượng cây con
tốt hơn.
Tuy nhiên do kỹ thuật làm bầu còn phức tạp tốn nhiều công và vật liệu
nên hiệu quả kinh tế chưa cao và khả năng phổ biến còn hạn chế.
II.3.2. Tình hình nghiên cứu các giá thể
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô cũ ñã tiến hành nghiên cứu
và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con trong túi nilon trong nhà lưới có mái che
ñã ñạt kết quả cao. Sau ñó, phương pháp này ñã ñược phổ biến trong sản xuất
nông nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


×