Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất giông nhãn chín muộn phm991.1 tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.2 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN HỮU HIẾU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM
NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GIÔNG NHÃN
CHÍN MUỘN PHM-99-1.1 TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM RAU, HOA, QUẢ GIA LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

:60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN CÔN

Hà Nội - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thong tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Hữu Hiếu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn
nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo Trường ñại học nông
nghiệp Hà Nội, ban lãnh ñạo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa,
quả Gia Lâm – Viện Nghiên cứu Rau quả và các ñồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ban lãnh ñạo
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm – Viện Nghiên
cứu Rau quả ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn khoa học PGSTS Phạm Văn Côn – bộ môn Rau, hoa, quả - khoa Nông
học, trường ñại học nông nghiệp Hà Nội – người ñã trực tiếp hướng dẫn và
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh ñạo, cán bộ công nhân viên
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm, các thầy cô giáo
trong khoa Sau ñại học, bộ môn bộ môn Rau, hoa, quả - khoa Nông học,
trường ñại học nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý kiến
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ñể tôi thực hiện tốt ñề tài.
Xin cảm ơn các bạn ñồng nghiệp, những người thân ñã cổ vũ và giúp
ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Hiếu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i



MỤC LỤC
I.MỞ ðẦU……………………………...…………………………….…….…1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI …………………………………………….1
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI..............................................................3
1.2.1. Mục ñích................................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu...................................................................................................................3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI..............3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................5
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHÃN. ..........................................................5
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố..........................................................................................5
2.1.2. Phân loại và giống nhãn.......................................................................................7
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới………………………...9
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam. ............................................10
2.2. ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHÃN...............13
2.2.1. Lá nhãn.................................................................................................................13
2.2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng của lộc.............................................................................14
2.2.3. ðặc ñiểm ra hoa của cây nhãn………………………………………...15
2.2.4. Quá trình hình thành và phát triển của quả nhãn..............................................16
2.3. YÊU CẦU ðIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NHÃN........................16
2.3.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ.............................................................................................16
2.3.2. Yêu cầu về lượng mưa và ñộ ẩm........................................................................17
2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng............................................................................................17
2.3.4. Yêu cầu về ñất ñai...............................................................................................18
2.3.5. Gió bão.................................................................................................................18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG THÚC ðẨY QUÁ TRÌNH RA HOA,
ðẬU QUẢ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT NHÃN..........................................................20
2.4.1. Nghiên cứu về phân bón.....................................................................................20
2.4.2. Nghiên cứu về các biện pháp ñiều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa,
ñậu quả............................................................................................................................23
2.4.3. Nghiên cứu về bao quả.......................................................................................27
2.4.4. Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh....................................................................27
2.4.5. Nghiên cứu về bảo quản quả sau thu hoạch. ...................................................29
III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........32
3.1. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................32
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu.........................................................................................32
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu..........................................................................................32
3.1.3. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................32
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................32
3.2.1. Thí nghiệm ñồng ruộng.......................................................................................32
3.2.2. Kỹ thuật chăm sóc ñồng ñều trên vườn thí nghiêm.........................................34
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................34
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................37
4.1. ðIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ðẤT ðAI TẠI ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU.............37
4.1.1. ðiều kiện khí hậu...............................................................................................37
4.1.2. ðiều kiện ñất ñai ...............................................................................................38
4.2.

ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NHÃN

CHÍN MUỘN PH-M99.1.1.........................................................................................39
4.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây .......................................................39
4.2.2. Thời gian và ñặc ñiểm ra lộc của giống nhãn chín muộn PH-M99.1.1........40
4.2.3. ðặc ñiểm ra hoa...................................................................................................41

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM ðỒNG RUỘNG.........................42
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời ñiểm khoanh vỏ ñến năng suất và phẩm chất
quả nhãn chín muộn PH-M99-1...................................................................................42
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời ñiểm bao quả tới năng suất và phẩm chất của
giống nhãn chín muộn PH-M99.1.1. ...........................................................................52
4.3.3. Hiệu quả của một số thuốc BVTV phòng trừ bệnh sương mai ñến năng suất
và phẩm chất quả nhãn chín muộn PH-M99-1.1........................................................57
4.3.4. Hiệu quả của một số loại phân bón qua lá ñến năng suất và chất lượng của
giống nhãn chín muộn PH-M99.1.1.............................................................................64
4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.................................................71
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ..................................................................................74
5.1. KẾT LUẬN……………………….....………………………………………............74
5.2. ðỀ NGHỊ……………………………………..………...………………………........75

Tài liệu tham khảo.........................................................................................................76
PHỤ LỤC........................................................................................................83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


I. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây ăn quả không chỉ cho thu nhập cao trong sản xuất nông nghiệp mà
còn có giá trị cảnh quan ñẹp và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền
vững. Phát triển cây ăn quả góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ,
ñáp ứng ñược nhu cầu xuất khẩu, tạo ñiều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Trong tập ñoàn cây ăn quả ở nước ta thì cây Nhãn (Dimocarpus longan
Lour) là một trong những loại cây quan trọng có giá trị kinh tế cao trên thị
trường trong nước và trên thế giới. Quả nhãn ñược xếp vào loại quả ngon, có
giá trị dinh dưỡng cao và ñược người tiêu dùng ưa chuộng. Trong cùi nhãn có
hàm lượng ñường tổng số chiếm 12,38 – 22,55%, trong ñó ñường khử là 3,85
– 10,16%, hàm lượng axit 0,09 – 0,10%, hàm lượng VitaminC từ 43,12 –
163,70 mg/100g, hàm lượng Vitamin K chiếm 196mg/100g. Ngoài ra trong
cùi nhãn còn chứa các chất khoáng như Ca, P, Fe, ñều là những chất cần thiết
cho cơ thể con người [37], [39], [40]. Quả nhãn có thể dùng cho ăn tươi, làm
ñồ hộp, sấy khô làm long nhãn ñều là những sản phẩm ñược người tiêu dùng
ưa chuộng. Các sản phẩm từ quả nhãn còn ñược sử dụng làm thuốc quý trong
ðông y như long nhãn, hạt nhãn, vỏ quả. Long nhãn có thể sử dụng làm thuốc
bổ ñể ñiều trị chứng suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ [31].
Nhãn còn là cây cung cấp nguồn mật quan trọng có giá trị dinh dưỡng, giá trị y
học cao. Gỗ nhãn ñược dùng ñể ñóng các ñồ gỗ gia dụng có ñộ bền cao, chất
lượng thẩm mỹ tốt [39].
Nhãn là cây ít kén ñất, phổ thích nghi rộng nên có thể trồng ñược ở
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hàng
hoá ñược trao ñổi mạnh mẽ giữa các vùng miền trong cả nước và cả với nước
ngoài, các sản phẩm từ nhãn ñã trở thành những mặt hàng có giá trị trên thị
trường, nhất là với thị trường Trung Quốc. Trồng nhãn mang lại giá trị kinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


lớn hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Ở nhiều ñịa phương, trồng
nhãn ñã cho thu nhập cao gấp 4 - 6 lần trồng lúa, thậm chí có những giống nhãn
mới cho thu nhập cao gấp 6 - 7 lần nên diện tích trồng nhãn trong những năm
gần ñây không ngừng ñược mở rộng. Do ñó ñã hình thành nhiều vùng nhãn lớn
như Hưng Yên, Sông Mã - Sơn La, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Phú
Thọ, Sóc Trăng, ðồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.v.v. Nhãn lồng Hưng Yên

từ lâu ñã ñược coi là loại quả ñặc sản nổi tiếng, là một trong những loại quả quý
ñể hiến Vua, quả nhãn lồng Hưng Yên ñược Lê Quý ðôn miêu tả: “Mỗi lần bỏ
vào miệng thì trong răng lưỡi ñã nảy vị thơm tựa như thấm nước ngọt của trời
cho” [6]. Những năm gần ñây, cây nhãn ñược bà con nông dân ở nhiều vùng biết
ñến như là một cây xoá ñói giảm nghèo và có ñóng góp ñáng kể vào sự tăng
trưởng kinh tế cho nhiều ñịa phương ở miền Bắc. Diện tích trồng nhãn ở nước ta
trong những năm gần ñây ñã ñược tăng lên nhanh chóng.
Một trong những giống nhãn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao là
giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1. Ưu ñiểm nổi bật của giống nhãn này là
thời gian chín của quả muộn (vào cuối tháng 8 ñầu tháng 9 dương lịch hàng
năm) nên giá bán cao, phẩm chất của quả tốt, trọng lượng quả lớn, năng suất
ổn ñịnh và ít bị hiện tượng ra quả cách năm. ðây là giống ñã ñược Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và ñang khuyến khích nhân rộng.
Vấn ñề lớn hiện nay mà người trồng nhãn nói chung gặp phải là quả
nhãn thường chín tập trung, thời vụ thu hoạch ngắn. Mặt khác khi ra hoa, kết
quả thì quả nhãn bị rụng nhiều, mẫu mã quả xấu và thường bị một số sâu bệnh
gây hại dẫn ñến năng suất thấp và không ổn ñịnh, ảnh hưởng ñến thu nhập của
người trồng nhãn. Vì vậy ngoài việc tuyển chọn một số giống nhãn chín sớm,
chín muộn ñể bổ sung vào cơ cấu giống thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật tác ñộng là rất cần thiết. ðể góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất và
hiệu quả kinh tế của cây nhãn, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


của giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1 tại Trung tâm Nghiên cứu thực
nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm”.
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục ñích
- Xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật thâm canh mới nhằm tăng năng

suất, phẩm chất của quả nhãn theo ñịnh hướng sản xuất hàng hoá (quả tươi).
- Trên cơ sở nghiên cứu này góp phần bổ sung và hoàn thiện quy trình
trồng thâm canh cây nhãn theo hướng sản xuất hàng hoá ñối với các vùng
trồng nhãn ở miền Bắc nước ta.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cây ñến năng
suất và phẩm chất quả nhãn.
- ðánh giá ảnh hưởng của thời ñiểm bao quả ñến năng suất và phẩm chất
quả nhãn.
- ðánh giá hiệu quả của một số thuốc BVTV phòng trừ bệnh sương mai
hại quả non ñến năng suất và phẩm chất quả nhãn.
- ðánh giá hiệu quả của một số loại phân bón qua lá ñến năng suất và
phẩm chất quả nhãn.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðề tài có ý nghĩa trong việc xác ñịnh một số yếu tố ảnh hưởng ñến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây, quả nhãn.
- Dựa trên cơ sở này có thể xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật nhằm
ñiều chỉnh sự sinh trưởng phát triển của cây, quả nhãn theo hướng có lợi nhất
cho người sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


- Khẳng ñịnh ñược tầm quan trọng của khâu kỹ thuật trồng thâm canh
cây nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung.
- Kết quả của ñề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ñể
góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học và hoàn thiện quy trình trồng
thâm canh cây nhãn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác ñịnh ñược thời ñiểm khoanh vỏ, bao quả và hiệu quả kinh tế của

một số loại thuốc BVTV, phân bón lá nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất
quả giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1.
- Kết quả thu ñược qua nghiên cứu góp phần bổ sung xây dựng hoàn
thiện quy trình trồng thâm canh cây nhãn ở miền Bắc nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHÃN
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour) thuộc lớp hai lá mầm, họ bồ hòn
(Sapindaceae), họ này có hơn 1000 loài, thuộc 125 chi. Hầu hết các cây này
thuộc loại thân gỗ, thân bụi và rất ít thuộc về thân thảo, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới, ñặc biệt là ở Châu Á và Châu Mỹ [66]. Ở nước ta
phát hiện có 25 chi và 70 loài phân bố trên khắp ñất nước, nhiều loài ñiển hình
cho rừng thứ sinh ẩm nhiệt ñới trong ñó có một số cây cho quả ăn ngon như vải,
nhãn, chôm chôm [41].
Về ñặc ñiểm phân loại, nhãn là cây gỗ nhỡ, thường xanh, lá kép lông
chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có hai ngăn, vỏ quả màu nâu, sần sùi,
có hạt, ăn ngọt [41]
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Theo nhiều nhà khoa học thì nhãn có nguồn gốc ở miền nam Trung
Quốc, ñời Hán Vũ ðế cách ñây hơn 2000 năm ñã có sách ghi chép về nhãn
[39] [40]. Decadolle cho rằng nguồn nhãn có từ Ấn ðộ, vùng tây Ghats ở ñộ
cao 1000m trồng nhiều nhãn [61]. Loenhoto thì cho rằng vùng Kalimanta
thuộc Inñônêsia cũng là cái nôi của cây nhãn [65].
Nhãn ñược trồng ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn
ðộ, Malaisia, Philippin, Việt nam … Cho ñến cuồi thế kỷ 19 nhãn mới ñược ñưa
trồng ở châu Mỹ, Châu Phi, Châu ðại Dương ở các vùng nhiệt ñới và Á nhiệt ñới.
Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều nhãn nhất trên thế giới, diện tích

nhãn của Trung Quốc ñến năm 1995 ước tính khoảng hơn 8 vạn ha, các ñịa
phương trồng nhãn nhiều và tập trung là các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Tây,
Quảng ðông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam ... Trong ñó Phúc
Kiến là nơi trồng nhãn nhiều và lâu ñời nhất, chiếm khoảng gần 50% diện tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


của cả nước. Ở ñây còn tồn tại nhiều cây nhãn cổ thụ trên 100 năm tuổi, ñặc
biệt có một số cây trên 380 năm tuổi. Ở Quảng Tây, nhãn ñược trồng nhiều
hai bên ñường từ Phúc Châu ñến Hạ Môn có chiều dài hơn 300 km, có nơi mở
rộng ñến 30 – 40km. Ở Quảng ðông, nhãn ñược trồng nhiều tập trung ở vùng
Châu Giang [39].
Ở Thái Lan, giống nhãn ñược nhập ở Trung Quốc và ñược trồng với
diện tích tương ñối lớn với khoảng 31.855 ha (theo Trần Thế Tục 2004) [39]
nhãn ñược trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, ðông Bắc và vùng ñồng bằng
miền Trung, nổi tiếng nhất là ở các vùng như: Chiềng Mai, Lam Phun, Prae.
Nhãn Thái Lan chủ yếu ñược tiêu thụ trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang
thị trường Malaisia, Philippin, Xingapo, Hồng Kông và các nước Tây âu.
Ở Việt Nam, cây nhãn ñược trồng lâu ñời ở Phố Hiến, xã Hồng Châu, thị
xã Hưng Yên có tuổi thọ trên 300 năm. Theo giáo sư Vũ Công Hậu (1982) thì
có thể Miền Bắc nước ta là một trong những vùng quê hương của cây nhãn [12].
Những năm gần ñây, ðảng và Nhà nước ñang có chủ trương ñẩy mạnh
trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp trên các vườn ñồi trung du và miền núi,
công tác này vừa giúp người dân ñịa phương có nguồn thu nhập từ nghề làm
vườn, ñồng thời tiến tới xoá ñòi giảm nghèo. Mặt khác, còn góp phần phủ
xanh ñất trống ñồi núi trọc, cải tạo môi trường, môi sinh. Với ưu thế là cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao, diện tích trồng nhãn ñang ñựơc mở rộng hầu
khắp các vùng trên cả nước: ðồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía
Bắc, ðồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh Miền trung và Tây Nguyên. Cho
ñến nay ñã hình thành nhiều vùng nhãn tập trung có diện tích lớn như Hưng

Yên, Sông Mã - Sơn La, Vĩnh Châu – Sóc Trăng, Cao Lãnh - ðồng Tháp,
ðồng Phú – Vĩnh Long... Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2005 diện tích
nhãn cả nước là 120.300 ha, sản lượng ñạt 628.800 tấn. Trong ñó ñồng bằng sông
Cửu Long có diện tích lớn nhất (47.700 ha), sản lượng (413.000 tấn) [47]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


2.1.2. Phân loại và giống nhãn
Ở Việt Nam, sự phân loại các giống nhãn còn mang tính chất tương ñối, ở
miền Nam các giống nhãn phong phú hơn miền Bắc nhưng cây thường bé hơn,
ra quả sớm hơn, có nhiều vườn có diện tích lớn [9] và thường ñược chia thành 2
nhóm chính: Nhóm nhãn cùi mỏng, hạt to và nhóm cùi dày, hạt nhỏ [6]. Các
giống nhãn ñược trồng nhiều ở miền Nam là: Nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm
vàng, nhãn tiêu lá bầu, nhãn long, nhãn giồng da bò, nhãn Vĩnh Châu.
Giống nhãn xuồng cơm vàng và tiêu lá bầu có nguồn gốc ở Bà Rịa-Vũng
Tàu và huyện Chợ Lách – Bến Tre ñã ñược Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền
Nam tuyển chọn là 2 giống có năng suất cao và chất lượng tốt. Hai giống này ñã
ñược Bộ NN & PTNT công nhận và ñưa ra phổ biến rộng trong sản xuất [44,45].
Ở Miền Bắc, do ñặc ñiểm khí hậu có một mùa ñông lạnh nên các giống
nhãn ở ñây chỉ cho thu hoach một vụ quả trong năm. Theo Viện Nghiên cứu
rau quả [14] [53] thì các giống nhãn cũng ñược xếp vào hai nhóm chủ yếu:
- Nhóm nhãn cùi: Nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn cùi gỗ, cùi hoa nhài, cùi
ñiếc, hương chi, bàm bàm, ñường phèn.
- Nhóm nhãn nước: Nhãn nước, ñầu nước cuối cùi, nhãn thóc và nhãn trơ.
Dựa vào thời gian thu hoạch có thể chia nhãn thành 3 nhóm.
- Nhóm chín sớm: Thời gian thu hoạch từ 15-30/7.
- Nhóm chính vụ: Thời gian thu hoạch từ 10/8 – 25/8.
- Nhóm chín muộn: Thời gian thu hoạch từ 25/8 – 15/9.
Thông qua các hội thi cây nhãn ưu tú và ñiều tra tuyển chọn nhãn tại
Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái của Viện nghiên cứu Rau quả [54], tại Hưng

Yên của Viện cây lương thực và thực phẩm Hải Dương [24], tại Yên Sơn,
Tuyên Quang của Trường ñại học Nông lâm Thái Nguyên [52], rất nhiều cây
nhãn ñầu dòng có năng suất cao, ổn ñịnh, phẩm chất tốt ñược Bộ Nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Nghiệp công nhận. Các cây này ñều thuộc nhóm nhãn cùi và ñây là nguồn vật
liệu khởi ñầu quý giá cho công tác chọn tạo giống mới.
ðể tuyển chọn các giống nhãn tốt bổ sung vào cơ cấu giống, năm 1999
Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với sở KHCN&MT Hưng Yên tổ chức
cuộc thi tuyển chọn các giống nhãn tốt và ñã tuyển chọn ra ñược một số giống
nhãn ngon [53], qua một thời gian trồng và theo dõi ñã tuyển chọn ñược một
số giống nhãn chín muộn (PH – M99.1.1, PH – M99.1.2, HTM. 1). Các giống
này ñã ñược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và ñã cho
năng suất cao, ổn ñịnh ở nhiều ñịa phương [14].
Trung Quốc có các giống: ðại ô viên, Thạch hiệp, Trữ lương, Phúc nhãn,
Ô long linh, ðông bích, Quảng nhãn, Băng ñường nhục [29,30]. Ngoài các
giống nhãn trên ở Trung Quốc còn có một số giống nhãn ñặc biệt [37] như
giống ñược gọi là long nhãn tháng 12 vì hàng năm ñến tháng 3 âm lịch cây ra
hoa kết quả nhưng phải ñến tháng 12 quả mới chín, quả to, vỏ mỏng, cùi dày
và nhiều nước, một giống khác nữa là nhãn không hạt vì quả chỉ có vỏ và cùi
mà không có hạt, cùi ngọt sắc.
Bằng công tác lai tạo, Zujin Xu và cộng sự (2000) [63] ñã tạo ra ñược
dòng lai chín muộn có chất lượng cao “Youyi 106 ”, dòng này ñược ñánh giá
từ năm 1995 tại Viện nghiên cứu Cây ăn quả Putian.
Ngoài ra, Jinsong Huang và cộng sự (2000) [63] cũng ñã theo dõi và
ñánh giá một số dòng nhãn hạt lép trên 30 năm, các dòng hạt lép có triển vọng
là: Minjiao No1, Minjiao No2, Minjiao No3, Minjiao No4, Minjiao No5,
trong ñó dòng Minjiao No4 có triển vọng nhất.
Ở Thái Lan có các giống nhãn: Daw, Chompoo, Hacw, Baidum, Talub

Nak, Phetsakon, Biew – kiew [39].
Các giống nhãn ở ðài Loan ñược xếp thành 3 nhóm giống: giống chín
sớm, giống chín chính vụ và giống chín muộn. Các giống ñược trồng chủ yếu
gồm: nhãn vỏ ñỏ, nhãn vỏ xanh, nhãn trên vỏ có phấn, nhãn tháng 10,
Honhko, Fengko và Chinhko [39].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới
Ở Trung Quốc, cây nhãn ñược trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên
hải vùng ðông Nam: Phúc Kiến, ðài Loan, Quảng ðông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, ngoài ra còn trồng lẻ tẻ ở Vân Nam và Quý Châu. Riêng Phúc Kiến,
diện tích trồng nhãn trên 11300 ha (năm 1997) và sản lượng năm cao nhất
(1995) là 50,7 nghìn tấn [36].
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng nhãn của một số nước trên thế giới [66]
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Trung Quốc

1997

432.400

232.000

Thái Lan


1998

41.504

238.000

Việt Nam

1999

41.600

365.000

ðài Loan

1998

11.808

53.385

Australia

1995

200

300 – 1000


Floria (Mỹ)

1999

140 - 150

_

Tên nước

Sản lượng nhãn của Thái Lan năm 1990 ñạt 123.000 tấn và ñến năm
1998 ñạt 238.000 tấn, chủ yếu trồng ở miền Bắc, ðông Bắc và vùng ñồng
bằng miền Trung, nổi tiếng nhất là các vùng Chiềng Mai, Lam Phun và Prae.
Thái Lan là nước xuất khẩu nhãn lớn nhất trên thế giới (khoảng 50% tổng sản
lượng nhãn cả nước). Năm 1997, sản lượng nhãn xuất khẩu của Thái Lan là
135.923 tấn (bao gồm nhãn tươi, nhãn sấy khô, nhãn ñông lạnh và nhãn ñóng
hộp) với giá trị 201 triệu USD. Các nước nhập khẩu nhãn chính của Thái Lan
là Hồng Kông, Indonesia, Singapo, Canada, Malaysia, Trung Quốc, Anh,
Pháp (Subhadrabandhu and Yapwattanaphun, 2000) [66].
Diện tích nhãn của Úc năm 1995 khoảng 200 ha, cho ñến năm 2000 ñã
có khoảng 72.000 cây ñã ñược trồng mới (Singh và cộng sự, 2000) [66]. Ở
Mỹ, nhãn ñược trồng tập trung ở phía nam Florida và các giống nhãn ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


ñem từ Trung Quốc sang vào những năm 1940. Sản phẩm nhãn của Mỹ chủ
yếu ñược bán ở thị trường ñịa phương (Campbell, 2000) [66]. Ở các nước
khác, nhãn ñược trồng với diện tích nhỏ hơn như Campuchia, Lào, Myanma,
Inñonexia, Malaixia. Các nước khác như ấn ðộ, Nam Phi diện tích trồng nhãn

rất nhỏ vì họ ưu tiên cho cây vải. Các giống nhãn ñược trồng chủ yếu nhập từ
Thái Lan, Israel và sản phẩm của các nước này là tiêu thụ nội ñịa (Blumenfeld
và cộng sự, 2000) [66].
Bảng 1.2: Năng suất nhãn của Thái Lan và Trung Quốc qua các năm
(Kg/ha – năm) [66]
Tên nước, tỉnh 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Thái lan
Q.Tây
T.

Q. ðông

Q Phúc Kiến

2512 7325 3756 6137 3375 6269 4137 6175 5500 5730
1385

-

923

-

751

-

978

-


634

-

1758

-

1364

-

1429

-

1004

-

1043

-

1700

-

1559


-

1023

-

1301

-

1160

-

2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam
Ở nước ta, nhãn là một trong những loại cây ăn quả chủ ñạo và ñược
nhiều ñịa phương quan tâm, nhãn ñược coi là cây trồng quan trọng trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ñồng
bằng ñến trung du miền núi. Do vậy, diện tích nhãn ở nước ta trong những
năm gần ñây ñã không ngừng tăng lên. Tính ñến năm 2005, diện tích nhãn
của cả nước ñạt 120.300 ha và sản lượng ñạt 628.800 tấn, trong ñó miền Bắc
chiếm 46.700 ha, sản lượng ñạt 135.500 tấn (chiếm 38,8% về diện tích và
21,5% về sản lượng), miền Nam là 73.700 ha với sản lượng ñạt 439.300 tấn
(chiếm 62,2% về diện tích và 78,5% về sản lượng). Một số tỉnh có diện tích
trồng nhãn tương ñối nhiều và tập trung là Hưng Yên: diện tích 2.700 ha, sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


lượng ñạt 21.700 tấn; Hà Tây: diện tích 200 ha, sản lượng ñạt 6.400 tấn. Sơn

La có diện tích vào khoảng 13.500 ha, sản lượng ñạt 42.500 tấn [47]. Mặc dù
diện tích và sản lượng nhãn của miền Bắc có tăng, ñặc biệt là các tỉnh miền
núi như Sơn La, Lào Cai....Tuy nhiên, năng suất và chất lượng nhãn quả chưa
ñược cải thiện tương xứng do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
còn nhiều hạn chế.
Ở miền Nam, diện tích trồng nhãn tập trung nhiều ở vùng ðồng bằng
sông Cửu Long (47.700 ha) và miền ðông Nam Bộ (24.800 ha), chủ yếu ở
các tỉnh Tiền Giang (9.800 ha), Vĩnh Long (10.700 ha), Sóc Trăng (4.500 ha),
Trà Vinh (2.700 ha) [39],[47].
Ở nước ta, nhãn ñược tiêu thụ trong nước là chủ yếu và sản phẩm chính
là quả tươi, một số ít sản phẩm tươi của các tỉnh giáp Trung Quốc và sản
phẩm sấy khô ñược bán sang Trung Quốc bằng con ñường tiểu ngạch. Do ñó
rất dễ có hiện tượng ế ñọng sản phẩm, ñặc biệt là những năm ñược mùa. Theo
Sở Nông Nghiệp & phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên các sản phẩm nhãn
của Hưng Yên ñược tiêu thụ qua 3 con ñường chính:
- Chế biến thành nhãn hộp

: 5%

- Nhãn dùng ñể sấy

: 45%

- Nhãn dùng ñể ăn tươi

: 50%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11



Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng nhãn của một số ñịa phương một số năm gần ñây
TT vïng
Cả nước

2002
DT
144.321

2003

2004

SL

DT

SL

DT

SL

DT

SL

647.583

126.265


569.687

121.096

606.433

120.300

628.800

44.902

118..228

46.700

135.500

+ Miền Bắc
ðồng bằng Sông Hồng

2005

14.398

65,931

10.908

38..287


11.167

64,480

12.800

54.100

489

2.191

200

1,188

206

1.236

200

1600

Hưng Yên

1,937

18.871


2,304

12,795

2,495

27,252

2.700

21.600

Hµ T©y

1.691

7..264

1.635

7.378

1.666

8..282

2.000

6.400


Lµo Cai

1.635

2.355

1,664

1,743

1,573

2,019

1.600

1.800

S¬n La

12.767

20.349

12.927

140.99

14,356


12.334

13.500

42.500

76.194

488.205

73.700

493.300

Hµ Néi

+MiÒn Nam
Duyên Hải Nam Trung Bộ

0

253

428

307

449


3.000

5.000

T©y Nguyªn

1.000

2713

787

1957

832

2.684

9.000

3..200

§«ng nam Bé

27.241

50.065

29.762


64.244

25.985

73.942

24.800

76.600

ðồng bằng sông Cửu Long

55.366

465.681

52.896

425.133

49.070

411.130

47.700

413.000

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12



Nguồn: Số liệu thống kê về Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản Việt Nam năm 2005 [ 47 ]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Vấn ñề ñặt ra cho nghề trồng nhãn hiện nay.là phải có công nghệ bảo
quản mới và cần áp dụng nhiều phương pháp bảo quản như nhà lạnh, chế biến
ñồ hộp, ép nước. Mặt khác, cần tìm ñược thị trường tiêu thụ mới và ổn ñịnh,
có như vậy mới kích thích ñược sản xuất phát triển [1; 31].
Bảng 1.4: Giá bán nhãn một số năm gần ñây tại Trung tâm Nghiên cứu
thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm [46]
Giống

Thời gian
thu hoạch

Giá bán TB (1000ñ)
2005

2006

2007

Mục ñích
sử dụng

Nhãn lồng

20/7- 10/8


5.000

5.500

6.500

Ăn tươi,
sấy

Hương Chi

05/8-20/8

8.000

8.000

11.000

Ăn tươi

Nhãn chín muộn

20/8-15/9

12.000

14.000


18.000

Ăn tươi

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, hoa, quả Gia Lâm –
số liệu thống kê về cây ăn quả – tài liệu tổng hợp và lưu hành nội bộ
Giá bán nhãn biến ñộng theo hàng năm, trên từng loại giống, mục ñích sử
dụng và thời ñiểm thu hoạch. Theo trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Rau,
hoa, quả Gia Lâm - Viện Nghiên cứu rau quả [46] thì giống nhãn chín muộn có
giá bán cao hơn hẳn do ưu thế về thời gian chín muộn, trọng lượng quả lớn (từ
65-80 quả/kg), chất lượng quả tốt và dùng làm quà biếu (ăn tươi).
2.2. ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHÃN
2.2.1. Lá nhãn
Lá nhãn thuộc lá kép lông chim, lá ñơn mọc ñối xứng hay so le, thông
thường nhãn có từ 3-5 ñôi lá, có giống từ 1-2 ñôi. Lá nhãn hình lưỡi mác, mặt
lá xanh ñậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân chính nổi rõ, lá non màu
ñỏ, tím hoặc nâu tùy thuộc vào giống và thay ñổi theo thời tiết. Tõ lúc bắt ñầu
nhú cho ñến lúc thành thục lá biến ñộng trong khoảng thời gian 40-50 ngày
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


tùy thuộc vào nơi trồng, mùa vụ và ñiều kiện dinh dưỡng. Có thể căn cứ vào
cấu tạo, hình thái của lá ñể phân biệt ñược các giống [37].
2.2.2. ðặc ñiểm sinh trưởng của lộc
Cây nhãn có tán tròn hoặc tán hình mâm xôi, xanh quanh năm và có tuổi
thọ cao [14] do ñó ngoài việc trồng vì mục ñích kinh tế, nó còn ñược dùng
làm cây cảnh hoặc cây bóng mát. Ở Trung Quốc có những cây nhãn sống tới
400 năm và thời gian có quả kéo dài 80 – 100 năm [48].
Hàng năm nhãn ra lộc nhiều lần, theo quan sát của Ngô Nhân Sơn ở
trường Nông nghiệp Quảng Tây – Trung Quốc [28] ở huyện Bắc Lưu trong

ñiều kiện bình thường cây nhãn tơ chưa ra quả 1 năm ra lộc 5 lần. Cây trưởng
thành bước vào thời kỳ kinh doanh thì thời gian và số lần ra lộc hàng năm
thay ñổi theo lượng quả, dinh dưỡng trong cây, tuổi cây, mức ñộ chăm sóc và
ñiều kiện ngoại cảnh.
Thông thường, nhãn có 4 ñợt lộc (cành) chính trong năm là: lộc xuân, lộc
hè, lộc thu, lộc ñông trong ñó cành thu là cành cho quả năm sau [12] [14]
[18]. Những năm vào ñầu mùa ñông có thời tiết ấm áp và ñủ ẩm thì lộc ñông
rất dễ hình thành và phát triển. Do cành ñông có thời gian mọc ngắn và trong
thời gian mọc có nhiều yếu tố bất lợi nên cành thường yếu, khó có khả năng
hình thành cành cho quả ở vụ xuân năm sau. Dựa vào mùa vụ phát sinh các
cành lộc, nắm ñược quy luật sinh trưởng của từng loại cành ñể ñiều khiển một
cánh hợp lý trong quá trình chăm sóc cây là rất cần thiết [36][39].
Mầm ngọn hay mầm nách của nhãn ñều có thể phát triển thành cành, việc
hình thành thân cành của nhãn có những ñặc ñiểm khác với những cây ăn quả
khác là khi cây ñã ngừng sinh trưởng, mầm ở ñỉnh ngọn ñược các lá kép non
bao bọc, ñến khi gặp ñiều kiện thuận lợi thì các mầm ở ñỉnh lại kéo dài thêm.
Qua các ñợt lộc trong năm, cứ mỗi ñợt ở phần ngọn lại ñược bao bọc bởi các
tầng lá kép, khi các lá này rụng ñi ñể trơ ra một ñoạn trống. Cành càng thành
thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, có màu nâu sẫm và trên vỏ có những ñường
vân nứt [36][39].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


2.2.3. ðặc ñiểm ra hoa của cây nhãn
Vào ñầu mùa xuân, chồi hoa nhú ra từ chồi ngọn cành, phân hoá thêm một
bước rồi phát sinh chùm hoa. Nhãn ra hoa và kết quả trong cùng một năm. Quá
trình phân hoá mầm hoa nhãn diễn ra trong thời gian từ ñầu tháng 2 ñến cuối
tháng 3, ñây là thời kỳ phát triển chùm hoa [28]. Theo Giáo sư Trần Thế Tục
[37] có thể chia quá trình phân hoá mầm hoa thành các thời kỳ như sau:
- Chưa phân hoá mầm hoa

- Trước khi phân hoá mầm hoa
- Thời kỳ phân hoá trục chính của mầm hoa
- Thời kỳ phân hoá chùm hoa và các nhánh
- Thời kỳ phân hoá các cơ quan của hoa
Thời gian ra hoa của nhãn tuỳ thuộc vào vùng trồng, tuổi cây, giống, hình
thức nhân giống và ñiều kiện ngoại cảnh, nhưng thông thường là vào khoảng
ñầu tháng 2 ñến cuối tháng 3.
Hoa nhãn xếp thành từng chùm mọc ở ngọn và nách lá. Chùm hoa có 10 –
20 nhánh chính, mỗi nhánh chính lại có nhiều nhánh nhỏ, trên mỗi nhánh nhỏ
thường có 3 hoa và thông thường trên mỗi chùm hoa có từ 2.000 ñến 3.000 hoa
[37]. Nhãn có các loại hoa: Hoa ñực, hoa cái là chủ yếu, ngoài ra còn có hoa
lưỡng tính và hoa dị hình. Trên cây, hoa ñực chiếm số lượng nhiều nhất chiếm
ñến 80%, nở nhiều lần và thời gian nở dài.
Ở ñiều kiện bình thường, cây nhãn nở hoa trong khoảng từ 30 ñến 45 ngày,
thời gian nở của một chùm khoảng 15 ñến 30 ngày và một hoa nở từ 1 ñến 3
ngày. Trên một chùm hoa ở các nhánh nhỏ, hoa ở giữa nở trước sau ñó mới ñến
các hoa hai bên, thông thường hoa ñực nở trước, tiếp ñến là hoa cái và kết thúc là
hoa ñực. Có khi hoa cái nở trước, sau ñó cả hoa ñực lẫn hoa cái cùng nở. Cũng
có trường hợp hoa ñực và hoa cái cùng nở, sau ñó kết thúc lại là hoa ñực. Nếu so
sánh tỷ lệ hoa cái với hoa ñực, thông thường trong các năm tỷ lệ ñó là 1:3,5 –
5,5. Ngoài khí hậu thời tiết thì phân bón có ảnh hưởng rất lớn ñến tỷ lệ hoa ñực,
hoa cái của nhãn [52]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


2.2.4. Quá trình hình thành và phát triển của quả nhãn
Kết quả ñiều tra nghiên cứu cho thấy, số nụ hoa có thể nở hoa ñạt 60 –
90%, số còn lại rụng. Số hoa cái không ñậu ñược quả có tới trên 60%, chỉ còn
khoảng 10 – 20% là ñậu thành quả. Tỷ lệ ñậu quả là khá cao so với một số cây ăn
quả khác (cam, chanh thường chỉ ñạt 2,1 – 2,3%, xoài từ 1 – 3%...). Sau khi thụ

phấn, thụ tinh xong quả bắt ñầu phát triển. Trong tháng ñầu, chiều cao quả phát
triển nhanh hơn ñường kính quả, ñồng thời hạt cũng to dần lên, ở thời kỳ sau tốc
ñộ phát triển của ñường kính quả nhanh hơn so với chiều cao của quả [37].
Sau khi hoa tàn khoảng 1 tháng thì xảy ra ñợt rụng quả lần thứ nhất,
chiếm 40 – 70% tổng số quả rụng. Các quả rụng lần này là do thụ phấn thụ
tinh không hoàn toàn hoặc do noãn phát triển kém. Vào giữa tháng 6 ñến
tháng 7 là lần rụng quả sinh lý thứ hai. Sau rụng quả lần hai ñến quả chín vẫn
còn có rụng quả nhưng số lượng rất ít [37].
Các tỉnh miền Bắc, nhãn chín vào giữa tháng 7 ñến hết tháng 8, cá biệt có
giống chín muộn sang ñầu tháng 9. Ở miền Nam nhãn chín rải rác hơn, kéo
dài từ tháng 6 cho ñến cuối năm nhưng thời vụ chính là tháng 7, tháng 8 và vụ
trái vào tháng 11,12.
2.3. YÊU CẦU ðIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NHÃN
2.3.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ
Căn cứ vào nguồn gốc và quá trình phát dục thích nghi với ñiều kiện khí hậu
á nhiệt ñới và nhiệt ñới nên nhãn ñược xếp vào nhóm cây ăn quả á nhiệt ñới.
ðối với cây nhãn thì nhiệt ñộ là một trong những yếu tố quan trọng tác
ñộng ñến sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nhiệt ñộ bình quân
năm thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây từ 20 0C trở lên, ở nhiệt ñộ
23-260C cây sinh trưởng mạnh nhất, ở nhiệt ñộ - 10C thì tổn hại ñến cây nhãn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


Thời gian rét càng kéo dài ở nhiệt ñộ càng thấp thì nhãn càng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Vào mùa ñông, nhiệt ñộ có liên quan chặt chẽ ñến quá trình phân hoá mầm
hoa của cây nhãn. Từ tháng 12 năm trước ñến tháng 1 năm sau nhiệt ñộ thấp
khoảng 8-14 C sẽ thuận lợi cho việc phân hoá mầm hoa của cây nhãn. Khi nhãn
ra nụ, nếu gặp nhiệt ñộ cao, lá ở cành hoa phát triển sẽ ảnh hưởng ñến nụ và hoa,
do ñó sẽ ảnh hưởng ñến năng suất. Khi hoa nở, nhiệt ñộ thích hợp vào khoảng 20

– 27 C, thời gian này nếu gặp nhiệt ñộ thấp sẽ ảnh hưởng ñến quá trình thụ tinh
thụ phấn. Vào mùa thu hoạch, nếu gặp nhiệt ñộ cao, phẩm chất quả sẽ tốt (Trần
Thế Tục) [39].
2.3.2. Yêu cầu về lượng mưa và ñộ ẩm
Cây nhãn yêu cầu ñộ ẩm phải ñầy ñủ vào thời gian sinh trưởng thân lá và
ñặc biệt khi nhãn ra hoa kết quả, lượng mưa hàng năm cần thiết từ 1300 1600 mm. Khi cây ra hoa gặp thời tiết nắng ấm, tạnh ráo có lợi cho quá trình
thụ phấn, thụ tinh, ñậu quả tốt và sẽ cho năng suất cao [36]. Nhãn là cây chịu
ñược nóng, nếu ngập úng trong 3 – 5 ngày vẫn chịu ñược nhưng nếu ngập lâu
hơn bộ rễ bị thối, cây yếu dần và chết.
Năng suất nhãn thường ñạt cao nhất khi lượng mưa là 1.200 - 1.400mm
phân bố vào thời gian từ tháng 3 ñến tháng 6 [66].
2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng
Nhãn cần ñầy ñủ ánh sáng và thoáng nhưng so với vải, nhãn thích râm
hơn. Nhãn không chịu ñược những nơi quá khô và ánh sáng gay gắt, nhất là
thời kì cây con cần thiết phải làm mái che ñể hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu
trực tiếp lên cây nhãn. Trong tạp chí Pacific garden, ông Barnhant ñã viết
“chúng tôi nghĩ rằng phải bảo vệ nhãn vì nó không chịu ñược ánh sáng gay
gắt và khí hậu khô vào mùa hè của chúng ta, và cũng không chịu ñược giá rét
của mùa ñông" [62].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18


2.3.4. Yêu cầu về ñất ñai
Người Trung Quốc cho rằng dễ thoả mãn yêu cầu về ñất của cây nhãn
miễn là không phải ñất bạc màu, khô hạn, không thoát nước, ñất nào cũng
trồng ñược nhãn. Nói chung nhãn không kén ñất nhưng ưa ñất ẩm, mát, ñất
phù sa nhiều màu, do vậy ở miền Bắc các vùng trồng nhãn nổi tiếng ñều tập
trung trên ñất phù sa ven sông, có ñộ pH ñất thích hợp khoảng 4,5 – 6 [37].
2.3.5. Gió bão
Cây nhãn có tán rậm và rộng, thời gian mang quả và thu hoạch từ

tháng 5 ñến tháng 7, tháng 8 nên gió tây và bão gây hại rất nhiều, gió tây
thường làm ảnh hưởng ñến quá trình thụ phấn thụ tinh, làm rụng quả và quả
kém phát triển. Bão gây rụng quả, gẫy cành hoặc ñổ cả cây gây nên tổn thất
rất lớn cho người trồng nhãn [39].
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG THÚC ðẨY QUÁ TRÌNH RA
HOA, ðẬU QUẢ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT NHÃN
Trong những năm gần ñây, việc phát triển rộng khắp cây nhãn ở các tỉnh
phía Bắc phần nào ñã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện ñời sống cho người
nông dân. Tuy nhiên, không phải ở ñâu cây nhãn cũng phát huy ñược tiềm năng,
năng suất cũng như hiệu quả kinh tế to lớn cho người trồng nhãn.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng ñến năng suất chất lượng cũng như
hiệu quả kinh tế của cây nhãn trong ñó yếu tố kỹ thuật có vai trò cực kì quan
trọng, tiếp ñến là các yếu tố về khí hậu, sinh thái. Hiện nay, những nghiên cứu
về các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng một số loại phân bón qua lá, thuốc BVTV
ñể thúc ñẩy quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa, ñậu quả của
nhãn nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất và mang lại hiệu quả cao cho người
trồng nhãn là những yêu cầu hết sức cần thiết.
Hạn chế lớn của sản xuất nhãn hiện nay là năng suất thấp, sản lượng
không ổn ñịnh, năm ñược mùa, năm mất mùa. Một trong những nguyên nhân
chính là nhãn ra hoa không ñều, năm có, năm không. Vấn ñề này ñã ñược các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Nhãn là cây có hiện tượng ra quả cách năm ñiển hình, muốn nâng cao và
ổn ñịnh năng suất nhãn, vấn ñề ñầu tiên là làm thế nào ñể nhãn ra hoa ñược và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19


×