Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Ứng dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng làm sạch bệnh greening trên cam Canh ở Hà Nội trong hệ thống nhà lưới 3 cấp sản xuất cây giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.42 MB, 112 trang )

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

LÊ MAI NHẤT


iii

Lời cảm ơn
Đề tài đợc thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật và vùng trồng cam Canh huyện
Từ Liêm Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Ngô Vĩnh Viễn thầy hớng dẫn khoa khọc, đã gợi ý đề tài và hớng dẫn
khoa học, cho những lời khuyên, động viên chân tình và kinh nghiệm quí báu trong
nghiên cứu.
Phòng đào tạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và Ban đào tạo
sau đại học Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các thầy cô giáo đã giảng dậy
trong 2 năm qua.
Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật và các phòng ban đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất và tinh thần để tiếp sức cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Các đồng nghiệp trong Bộ môn Bệnh cây Viện Bảo vệ thực vật đặc biệt là các
bạn trong nhóm nghiên cứu bệnh hại cây ăn quả có múi luôn dành cho tôi những thời
gian quí báu và sẵn sàng giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Giáo s Hong Ji Su - Đài Loan đã giúp tôi bộ kít chẩn đoán bệnh greening,
tristeza cũng nh các phơng pháp chẩn đoán nhanh khi đi thực địa.
Xin ghi nhận nơi đây tình cảm yêu thơng của vợ, cha mẹ và anh chị đã luôn


hết lòng động viên tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Mai Nhất


iv

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng


viii

Danh mục các hình

x
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

4

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài


4

1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến

5

đề tài
1.2.1Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

5

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

22

CHƯƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

30

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian

30

2.2. Vật liệu nghiên cứu

30


2.3. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết

32


v

2.4. Phương pháp nghiên cứu

32

2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên các vườn cam

32

Canh tại Từ Liêm – Hà Nội
2.4.2. Phương pháp vi ghép đỉnh trưởng làm sạch bệnh vàng lá

33

greening, tristeza trên cây cam Canh
2.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh vàng lá greening, tristeza trên

35

cây cam Canh bằng kỹ thuật PCR, Iodine, ELISA và khẳng định
cây vi ghép sạch bệnh
2.4.4. Phương pháp sản xuất cây giống cam Canh sạch bệnh theo hệ

39


thống nhà lưới 3 cấp
2.4.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu thí nghiệm

41

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

42

3.1. Thành phần bệnh hại trên vườn cam Canh - Từ Liêm – Hà Nội

42

3.2. Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng làm sạch bệnh

54

vàng lá greening, tristeza trên cây cam Canh
3.3. Ứng dụng kỹ thuật PCR, Iodine, ELISA để chẩn đoán bệnh

68

vàng lá greening, tristeza trên cây cam Canh và khẳng định cây
giống sạch bệnh
3.4. Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cây giống cam Canh sạch bệnh

70


trong hệ thống nhà lưới 3 cấp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

81

1. Kết luận

81

2. Kiến nghị

82

Tài liệu tham khảo

83

Phụ lục

92


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
CIRAD-FLHOR

Nội dung
Centre de coopération internationale en recherche

agronomique pour le dévelopement –Département des
productions fruitières et horticoles (Pháp)

CTIFL

Centre technique interprofessionel des fruits et légumes

FFTC

Food and Fertilizer Technology Center ( tại Đài Loan )

ACIAR

Australian Centre for International Agricultural Research

FAO

Food and Agriculture Organization

IPGRI

International Plant Genetics Resource Institute

INRA

Institut national de Recherche agronomique ( Pháp)

SPV

Service de la Protection des végétaux


BSA

Bovine serum albumin

dNTP

Deoxy Nucleotide triphosphate

EDTA

Sodium ethylene diaminetetraacetate

PBS-T

Phosphate-buyer saline-Tween

SDS

Sodium dodecyl sulphate

DIECA

Diethyldithio carbamate

DMSO

Dimethyl sulphate

IgG


Immunoglobulin G

NBT

NitroBlue Tetrazolium

P-NPP

P-nitrophenyl phosphate

SDS

Sodium dodecyl sulphate

TE

Tris + EDTA + Distilled water

TBE

Tris + Boric acid + EDTA

TNE

Tris + NaCl + Distilled water

BCIP

Bromo-chloro-indolyl phosphate



vii

DMS

Dimethyl sulphate

TBS

Tris buffered saline

PVP

Polyvinyl pyrrolidone

MM

Master mix

bp

base pairs cặp base

DNA

Deoxyribose nucleic acid

PCR


Polymerase Chain Reaction

ELISA

Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay

STG

Shoot Tip Grafting

MS

Murashige và Skoog

EG

Electrofusion polyethylen glycol

RT-PCR

Reverse transcription-Polymerase Chain Reaction

EM

Electron microscope

RCC

Rầy chổng cánh


CTV

Cộng tác viên

CNSH

Công nghệ sinh học


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng

Trang

1.1

Diện tích và các loài được trồng chủ yếu ở nước ta

23

3.1

Thành phần bệnh hại chính trên vườn cam Canh (Hà Nội,2007)

44


3.2

Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng giống cam Canh tại Hà

45

Nội, 2007
3.3

Kết quả giám định mẫu cam Canh trên đồng ruộng bằng

48

phương pháp PCR và ELISA (Viện BVTV, 2007)
3.4

Kết quả chẩn đoán nhanh bệnh vàng lá greening bằng Iodine

49

trên vườn cam Canh (Hà Nội, 2007)
3.5

Kết quả giám định bệnh greening, tristeza ở một số vườn cam

50

Canh 5 tuổi (Viện BVTV, 2007)
3.6


Kết quả điều tra tuổi thọ của cây cam Canh tại một số xã trong

52

huyện Từ Liêm, 2007
3.7

Ảnh hưởng của các loại môi trường đến chất lượng cây cam ba

57

lá sử dụng làm gốc ghép lần 1 (Viện BVTV, 2007))
3.8

Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến chất lượng cây gốc

58

ghép lần 1(Viện BVTV, 2007)
3.9

Ảnh hưởng của tuổi cây gốc ghép lần 1 đến tỷ lệ sống sót sau

59

vi ghép (Viện BVTV, 2007).
3.10

Ảnh hưởng của thời gian xử lý rễ cây sau vi ghép bằng thuốc


60

Bavistine 50FL đến tỷ lệ cây sống sau vi ghép lần 1(Viện
BVTV, 2007)
3.11

Ảnh hưởng của xử lý chồi đỉnh ghép đến tỷ lệ sống sau vi ghép

61

lần 1(Viện BVTV, 2007)
3.12

Hiệu quả tăng cường ánh sáng đến khả năng sống sót của cây
sau vi ghép đối với giống cam Canh. (Viện BVTV, 2007)

62


ix

3.13

Ảnh hưởng của thời gian nuôi cây vi ghép lần 1 trong ống

63

nghiệm đến kết quả ghép lần 2 thành công (Viện BVTV, 2007)
3.14


Kết quả giám định cây cam Canh sau vi ghép đỉnh sinh trưởng

68

thành công (Viện BVTV, 2007)
3.15

Kết quả xử lý giá thể trước khi gieo hạt làm cây gốc ghép (Viện

73

BVTV, 2006)
3.16

Ảnh hưởng của các loại gốc ghép đến tỷ lệ cây sống sau

74

ghép(Viện BVTV, 2007)
3.17

Ảnh hưởng của mắt ghép đến tỷ lệ sống sau ghép (Viện BVTV,

76

2007)
3.18

Ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ sống của cây sau ghép


76

(Nhà lưới Viện BVTV, 2007)
3.19

Kết quả cải tiến giá thể đối với sản xuất cây giống sạch bệnh

77

(Viện BVTV, 2007)
3.20

So sánh hiệu quả của 2 phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ

79

(Viện BVTV, 2007)
3.21

Kết quả cung ứng cây giống cam Canh sạch bệnh cho các địa
phương (Viện BVTV, 2007)

80


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình


Tên hình

2.1

Qui trình phục tráng và làm sạch bênh greening và các bệnh

Trang
34

virus khác hại cam quýt bằng công nghệ vi ghép đỉnh sinh
trưởng.
2.2

Hệ thống nhà lưới ba cấp sản xuất và cung cấp giống cam

40

Canh sạch bệnh
3.1

Sản xuất cây giống ngoài trời

46

3.2

Sản xuất cây giống trên ruộng rau trồng đậu Hà Lan

46


3.3

Sản xuất cây giống trên ruộng thâm canh rau

47

3.4

Đảo cây tạo quả

47

3.5

Cây giống sau 3 năm

47

3.6

Cây bị bệnh greening, tristeza

47

3.7

Kết quả PCR đối với bệnh greening

48


3.8

Kết quả ELISA đối với bệnh Tristeza

48

3.9

Mẫu lá và bộ kít chẩn đoán bệnh greening bằng Iodine

50

3.10

Kết quả giám định bằng Iodine

50

3.11

Các tuổi cây khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích.

53

3.12

Dụng cụ cần thiết khi tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng

55


3.13

Các loại môi trường sử dụng trong vi ghép đỉnh sinh trưởng

55

3.14

Cây cam ba lá làm gốc ghép lần 1

55

3.15

Cắt bỏ rễ, thân trước khi vi ghép đỉnh sinh trưởng

55

3.16

Kỹ thuật cắt hình chữ V

55

3.17

Vị trí đặt điểm sinh trưởng

55


3.18

Các loại môi trường khác nhau gieo hạt cam 3 lá

58

3.19

Cây vi ghép được xử lý rễ bằng thuốc Bavistine 50FL

64

3.20

Cây sau vi ghép lần 1 nuôi trong ống nghiệm: 1, 2, 3 tháng

64


xi

3.21

Dụng cụ chuẩn bị vi ghép lần 2.

65

3.22

Cây vi ghép nuôi trong ống nghiệm 1 tháng tuổi.


65

3.23

Cây vi ghép nuôi trong ống nghiệm 45 ngày tuổi

65

3.24

Cây vi ghép lần 2

65

3.25

Cây vi ghép lần 2 đã nảy chồi

66

3.26

Cây vi ghép lần 2 được trùm túi nilon trắng

66

3.27

Cây vi ghép lần 2 được tháo bỏ túi nilon


66

3.28

Cây vi ghép lần 2 thành công

67

3.29

Hạt khoẻ và hạt bị bệnh vàng lá greening

74

3.30

Chọn lựa cây mạ trước khi ra ngôi

74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi gồm nhiều loại và giống có giá trị kinh tế cao, được
thuần hoá từ rất lâu và trồng rộng rãi ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới, á
nhiệt đới thậm chí ôn đới. Ở nước ta cây ăn quả có múi cũng là cây quan trọng
và phổ biến khắp ba miền Bắc, Trung và Nam.

Cây có múi ngoài chứa hàm lượng Vitamin C rất cao còn chứa một số loại
vitamin khác như Vitamin A, Vitamin B1, B2 rất tốt cho sức khoẻ. Do cây ăn
quả có múi đa dạng về loài nên dịch hại luôn tồn tại và bùng phát dịch trên
động ruộng. Các biện pháp như canh tác, sinh học, hoá học... tỏ ra có hiệu quả
trong phòng trừ sâu hại, các bệnh do nhóm tác nhân nấm gây nên. Nhóm tác
nhân gây bệnh do vi khuẩn, vi rút rất khó phòng trừ và hầu như không mang
lại hiệu quả.
Vàng lá greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticus là bệnh nguy hiểm
nhất của cây ăn quả có múi. Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng, tuổi thọ
của cây và rất khó phòng trừ. Bệnh được mô tả lần đầu tiên ở Trung Quốc vào
năm 1929 với tên là Huanglongbin. Năm 1937 triệu chứng bệnh được phát
hiện ở Nam Phi. Merwe và Andersen đã mô tả với tên bệnh là greening. Từ đó
bệnh được báo cáo ở nhiều nơi khác với các tên khác nhau như Likubin ở Đài
Loan, leaf mottling ở Philippine, Vein phloem deneration ở Indonesia . Ở Việt
Nam vàng lá greening được ghi nhận từ những năm 1960. Từ đó đến nay đã
xảy ra hai đợt cao điểm của dịch vàng lá greening (Trung, 2005)[25].
Đợt thứ nhất vào các năm 1970 tại hầu hết các nông trường cam phía Bắc.
Đợt thứ hai từ đầu thập kỷ 1990 tại các vùng trồng cam quýt quan trọng
trong cả nước: Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...Người sản xuất đa phần chưa hiểu biết


2

những kỹ thuật trồng và thâm canh cây có múi, do đó đã tạo ra những vườn
cây kém chất lượng. Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Sử dụng giống không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cây giống đã nhiễm sâu bệnh
đặc biệt là bệnh vàng lá greening, tristeza.
Chưa chú ý thâm canh ngay từ khi trồng mới do vậy sau vài năm cho quả
cây đã bị kiệt sức và nhanh chóng tàn lụi.

Chương trình quản lý tổng hợp bệnh vàng lá greening bắt đầu trong thập
kỷ 90 khi nông dân, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý cùng quan tâm tìm
giải pháp cứu vãn các vườn cam, quýt khỏi cơn đại dịch. Chương trình được
tiến hành với sự hợp tác hiệu quả của Trung tâm công nghệ lương thực phân
bón châu Á Thái Bình Dương (FFTC) có trụ sở đóng tại Đài Loan và Trung
tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp quốc tế của Cộng hoà Pháp
(CIRAD).
Với sự tài trợ đó, kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng ở Việt Nam đã mang
lại hiệu quả cho một số tỉnh trồng cam, quýt như Hà Giang, Tuyên Quang,
Nghệ An. Ở Hà Nội giống cam Canh là một loại cây ăn quả đặc sản đang bị
bệnh vàng lá greening gây hại nghiêm trọng song kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh
trưởng chưa được tiến hành đối với cam Canh. Giống này đã và đang bị bệnh
vàng lá greening tàn phá rất nhanh, bên cạnh đó do quá trình đô thị hoá và
công nghiệp hoá nên diện tích cũng nhanh chóng bị thu hẹp lại. Để khắc phục
được những tình trạng đó nhu cầu sử dụng cây giống sạch bệnh là không thể
thiếu được, diện tích bị thu hẹp nên việc trồng mới thâm canh cao cũng cần
được tiến hành song song.
Bệnh vàng lá greening, tristeza đã gây hại nặng và lây lan bằng hai con
đường đó là sử dụng giống từ cành chiết, mắt ghép bị bệnh và môi gới truyền
bệnh. Để khôi phục, phát triển được giống cam Canh và chống tái nhiễm trên
đồng ruộng phục vụ sản xuất. Biện pháp then chốt trước hết cần phải có cây


3

đầu dòng, cây cung cấp mắt ghép sạch bệnh. Cây giống trồng trong sản xuất
phải đảm bảo sạch bệnh vàng lá greening, tristeza và một số bệnh vi rút tương
tự viroid. Với yêu cầu cấp bách đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Ứng
dụng công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng làm sạch bệnh greening trên cam
Canh ở Hà Nội trong hệ thống nhà lưới 3 cấp sản xuất cây giống”

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1.

Mục tiêu của đề tài
Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng để phục tráng, duy trì và

làm sạch bệnh vàng lá greening, tristeza đối với cây cam Canh.
Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cây giống cam Canh sạch bệnh vàng lá
greening, tristeza trong hệ thống nhà lưới ba cấp.
2.2.

Yêu cầu của đề tài

Tuyển chọn đúng chủng loại cây cam Canh làm vật liệu khởi đầu và sau vi
ghép cây phải mang đầy đủ tính trạng của giống cam Canh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đóng góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách quản lý cây giống
có múi theo chương trình cây giống có chứng thực.
Đóng góp phương pháp nghiên cứu và ứng dụng kết quả của các qui trình
sản xuất cây giống có múi sạch bệnh.
Duy trì và bảo tồn nguồn gen vì cam Canh là cây có múi đặc sản của vùng
ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Cam Canh vừa là cam hàng hoá và
đồng thời là cam cảnh trong dịp tết cổ truyền.
Cung cấp cây giống sạch bệnh cho sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bệnh vàng lá greening, tristeza và kỹ thuật sản xuất giống cam Canh sạch
bệnh trong hệ thống nhà lưới cấp.
Đề tài tiến hành trên cam Canh của Hà Nội.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Bệnh vàng lá greening do một loại vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn không

định hình, có tên khoa học là Liberobacter asiaticum và không nuôi cấy được
trên môi trường nhân tạo. Dưới kính hiển vi điện tử, sử dụng lát cắt mỏng có
thể thấy được hình dạng tự nhiên của vật gây bệnh, vi khuẩn có vách dầy,
không có nhân, có lông cứng, kích thước 350 – 550 x 600 – 1500nm, có 2 lớp
tế bào xung quanh, độ dầy từ 20 – 25 nm.
Ở Việt Nam các giống cây ăn quả có múi đều bị nhiễm bệnh này. Triệu
chứng bệnh greening trên đồng ruộng phụ thuộc vào giống cây có múi và việc
đánh giá chung. Triệu chứng chung nhất của bệnh là gân lá bị vàng ở những
mô lá liền kề, sau đó lá vàng hoặc khảm vàng, đôi khi có sự hoá bần của gân
lá. Cây bị bệnh, lá thường bị rụng sớm, làm chết cành, gây thối rễ và cuối
cùng làm cho toàn bộ cây bị chết. Những lá bị bệnh thường vẹo, nhỏ, lệch
tâm, thon nhỏ tương tự như triệu chứng lá cây bị thiếu kẽm. Cây bị bệnh
greening thường lùn, hoa ít và bị rụng, quả nhỏ, vỏ dầy và có màu xanh nhạt.
Bệnh vàng lá greening lây lan qua cành chiết, mắt ghép lấy từ cây đã bị
bệnh. Trên đồng ruộng bệnh còn lây lan qua rầy chổng cánh Diaphorina citri.
Giống cây có múi được nhân vô tính, do vậy nếu lấy mắt ghép từ cây bị bệnh
đồng nghĩa với việc nhân nguồn bệnh. Muốn có cây giống sạch bệnh cần tiến
hành vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra cây cung cấp mắt ghép sạch bệnh.
Kỹ thuật vi ghép đối với cây cam quýt hay còn gọi là kỹ thuật vi ghép
đỉnh sinh trưởng (Shoot tip grafting) được Murashige áp dụng lần đầu tiên
vào năm 1972 sau đó được cải tiến hoàn chỉnh bởi Navarro 1975;

Delange,1978 và H.J. Su,1984 [62][64][45][73]. Nguyên tắc của phương pháp
này là vi khuẩn và vi rút ít xuất hiện ở đỉnh sinh trưởng do ở đó chưa hình


5

thành mạch dẫn mà vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá
greening, virus Tristeza closterovirus gây bệnh tristeza chỉ xuất hiện ở bộ
phận của chồi đã hình thành mạch dẫn. Dựa vào cơ sở đó tiến hành cắt đỉnh
sinh trưởng dưới kính hiển vi soi nổi và được ghép vào gốc cam ba lá nuôi
trong môi trường MS lỏng. Cây vi ghép sau 1 tháng tuổi bắt đầu tiến hành vi
ghép lần 2 trên gốc chanh Volkameriana.
Cây vi ghép lần 2 thành công được bảo quản chăm sóc trong nhà lưới
chống côn trùng. Kiểm tra cây sạch bệnh một trong những khâu rất quan
trọng trong kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng để kiểm chứng kết quả vi ghép
thành công. Giám định bệnh bằng phương pháp PCR, ELISA được sử dụng
để tiến hành đánh giá cây sạch bệnh.
1.2.

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Bệnh vàng lá greening đã được ghi nhận từ năm 1929 ở Trung Quốc và
năm 1947 phát hiện ở Nam Phi. Những năm 1960 – 1970, bệnh này đã phá
hàng triệu héc ta cây có múi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ; bệnh chưa được
phát hiện ở Australia. Bệnh do một loại vi khuẩn không nuôi cấy được trên
môi trường nhân tạo có tên là Liberobacter asiaticum gây nên (Bové,J.M;
Garnier, 1984)[39] và côn trùng môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh
Diaphorina citri. Bệnh tristeza gây nên hiện tượng tàn lụi cam quýt ở châu
Phi rồi tràn sang châu Mỹ vào năm 1920. Hàng triệu cây đã bị chặt bỏ ở

Braxin trong những năm 1970.
Để ngăn ngừa được bệnh vàng lá greening, người nông dân nên bắt đầu
trồng bằng giống cây sạch bệnh lấy từ các cơ sở sản xuất đáng tin cậy của nhà
nước. Tiếp sau đó cần chú trọng phòng trừ môi giới truyền bệnh là rầy chổng
cánh bằng các loại thuốc hoá học đặc hiệu vào các thời điểm thích hợp. Chú ý
các đợt lộc, phun thuốc ngay từ khi lộc mới nhú được vài milimét (Aubert,


6

1990)[32]. Nên sử dụng thuốc hoá học thuộc nhóm nội hấp để phòng trừ
(Bové, 1980)[38]. Để phòng trừ sự tái nhiễm của bệnh cũng như sự lây lan
của bệnh trong vườn và vùng lân cận, người nông dân phải hợp tác và tuân
thủ qui trình phòng trừ tổng hợp của các nhà khoa học (Philippe,1997)[66].
Vườn sản xuất phải được cách ly với khu vực vườn cây trồng đã nhiễm
bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lá greening, cùng với việc tổ chức quản lý chặt
chẽ việc nhân giống cây con và lưu thông giống với các vùng lân cận. Vườn
sản xuất có thể được cách ly về mặt địa lý, nằm dưới thung lũng ở vùng núi,
hoặc được cách ly bởi rừng cây hay hàng cây trồng phân cách bao xung quanh
vườn. Tiến hành điều tra định kỳ để phát hiện và ghi nhận sự hiện diện của
bệnh cũng như sự phát sinh của các loài sâu, bệnh hại chính trên đồng ruộng
(Su, H.J; Chen, C.N, 1991)[74].
1.2.1.1. Tình hình chung về cây có múi
Theo Vũ Công Hậu, 1999 [9] Nguồn gốc: Khó có thể xác đinh được
nguồn gốc của các loài cây có múi vì bao gồm rất nhiều loài và là cây trồng
đã được thuần hoá lâu năm, phân bố rộng, từ xích đạo lên vĩ tuyến 430. Các
loài, thậm chí các chi lai hữu tính với nhau một cách dễ dàng, luôn tạo ra các
loài mới và những loài người ta không xác định được bố mẹ. Ở nước ta có
những giống như chấp, cam bù, thậm chí ngay giống cam sành đã trồng rất
phổ biến từ Bắc đến Nam và trồng ở nhiều tỉnh thành, các chuyên gia gọi là

quýt và cũng không ai biết lai giữa các giống nào. Đây cũng là lý do để giải
thích tại sao các giống cam quýt có thể ghép với nhau, điều đó đã khẳng định
cam quýt đã thuần dưỡng từ rất lâu.
Cây ăn quả có múi được chia thành các nhóm sau:
- Chi Poncitrus (Cam ba lá) không trồng được ở Việt Nam mà chỉ được nhập
vào làm vi ghép đỉnh sinh trưởng và dùng làm gốc ghép với nhiều ưu điểm


7

như: chống rét rất tốt, kháng bệnh chảy gôm, chịu được bệnh tristeza, ưa ẩm
nhưng không chịu được hạn.
- Chi Fortunella (Quất) được trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt
Nam. Quả giống một qủa cam nhỏ, màu vàng nhưng ít múi, có từ 3 -7 múi,
mỗi múi có từ 2 -3 hạt. Ở Việt Nam từ Bắc đến Nam trồng chủ yếu làm cây
cảnh, với kỹ thuật canh tác tốt đã cho ra hoa và quả chín vào dịp tết. Quả có vị
rất chua nên dùng làm mứt quả. Ngày nay không chỉ trồng làm nguyên liệu
chế biến mứt, cây cảnh, làm thuốc mà còn làm gia vị thay thế cho quả chanh.
- Chi Citrus gồm các loài dùng làm thực phẩm dưới dạng quả tươi hoặc chế
biến. Chi Citrus gồm nhiều nhóm, với rất nhiều loài.
Thanh yên và phật thủ (Citrus medica) được thuần dưỡng rất sớm ở Trung
Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương. Đặc điểm là quả to, vỏ rất dầy và ở phật
thủ phía đuôi quả lá noãn biến dạng hình thành những ngón tay co, duỗi khác
nhau như một nắm tay phật. Mùi thơm rất đặc sắc của các túi tinh dầu, quả to,
đẹp nên thanh yên, phật thủ là những loại quả rất được ưa chuộng để bày bàn
thờ, cúng lễ, cũng là một nguyên liệu cao cấp để làm mứt tết nhưng ít khi
dùng làm quả tươi vì vỏ dày ít nước. Giống này chưa bao giờ được trồng
nhiều. Thanh yên không chịu được nhiệt độ quá cao nên trồng chủ yếu ở Miền
Bắc. Hạt đơn phôi nên từ lâu người ta dùng biện pháp chiết hoặc cắm cành để
nhân giống.

Chanh: Có hai loài chính: chanh núm và chanh vỏ mỏng.
Chanh núm (Citrus limon) gốc ở miền Trung và tây Bắc Ấn Độ ít mưa, không
ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà ưa thích những khí hậu không quá nóng
nhưng cũng không lạnh và hơi khô. Trồng nhiều là vùng Xi-xin (Ý), Hy Lạp,
Tây Ban Nha, Nam California và ở đây chanh núm có chất lượng cao, chín
vàng, thơm, nhiều nước. Quả có núm ở phía đuôi, hình trái xoan, vỏ dày.


8

Chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia) gốc ở vùng nóng và mưa nhiều phía
Nam Ấn Độ cũng như ở bán đảo Đông Dương. Loài chanh này chịu nóng, khí
hậu ẩm mưa nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành nhỏ, nhiều gai, cuống lá gần như
không xẻ thuỳ. Quả thường nhỏ, vỏ mỏng, quả hình tròn hoặc hình trái xoan,
có một núm nhỏ, nhưng khác biệt ở chỗ vỏ mỏng, nhiều nước, rất chua. Khi
chín vỏ quả có màu xanh hoặc chỉ hơi vàng, khi cắt đôi thịt quả thường màu
xanh nhạt, tuy cũng có giống thịt đỏ, vỏ đỏ. Chanh vỏ mỏng trồng chủ yếu ở
các nước nhiệt đới hoặc á nhiệt đới nóng ẩm. Ví dụ ở Mỹ trồng ở Florida
thích hợp hơn chanh núm.
Quýt (Citrus reticulata) Theo Swingle những đặc tính chính của quýt là nhiều
múi (9 – 13) cuống lá có cánh hẹp, vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, phôi hạt xanh lục,
nhưng theo Praloran (40) loài Citrus reticulata có thể được chia thành 4
nhóm phụ đó là:
Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở vĩ tuyến cao nhất so với
các cây có múi khác. Quýt Satsuma chín sớm, thường không có hạt và có
nhiều loài phụ.
Quýt King: quả to, vỏ dày hơi khó bóc giống như cam, đáy quả hơi lõm
xuống, một số hạt có phôi màu xanh, thịt khi chín đỏ vàng giống như quýt nên
Praloran (40) cho rằng đó là một giống lai giữa cam Citrus cinensis và quýt
Citrus reticulata. Nhiều tác giả xếp quýt king vào loài Citrus nobilis, chủ yếu

phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Cam Sành ở Việt Nam thuộc loại
này được trồng nhiều ở từ Bắc đến Nam. Nguồn gốc lai của loài này rất rõ vì
có nhiều đặc tính lai giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ khi dày khi
mỏng, phôi hạt chỉ có một số ít xanh còn đa số trắng. Trung bình có 15 – 20
hạt một quả nhưng có quả hoàn toàn không hạt, có quả tới 25 – 30 hạt. Ngay
tên gọi ở Việt Nam là cam nói lên loại quả này có những đặc tính của cam
trong khi đặc tính của quýt cũng rõ.


9

Quýt Ponkan: gồm nhiều loài quýt trồng ở các nước Đông Nam Á. Tên la tinh
theo Praloran là Citrus reticulata nhưng với mỗi nước có một tên gọi khác.
Ponkan là tên gọi ở Đài Loan, ở Việt Nam tuỳ theo vùng có những tên gọi
khác nhau. Ở miền Bắc có cam đường (quả to gọi là cam nhưng đặc tính là
quýt), cam giàng (một làng ở Thanh Hoá), quýt bộp Bố Hạ. Tất cả các giống
này, quả to,vỏ mỏng, dễ bóc, khi chín màu vàng hơi có sắc đỏ của gạch nung
già, thường ngọt không có vị chua trừ quýt bộp Bố Hạ chua ngọt cân đối
nhưng quả lại hơi nhỏ.
Cam đắng (Citrus aurantium) ở Việt Nam chỉ trồng lẻ tẻ, rất giống cam về
hình thù cây, nhưng lá có cánh to hơn, quả không tròn và nhẵn như cam. Thịt
chua và vỏ múi đắng như bưởi. Tinh dầu ở cả hoa và lá, có mùi thơm nổi
tiếng và cam đắng là nguyên liệu cất tinh dầu nổi tiếng ở Địa Trung Hải.
Trước đây cam đắng rất hay được dùng làm gốc ghép cho cam ngọt vì có khả
năng chống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora
spp. nhưng lại rất mẫn cảm với bệnh vi rút như bệnh tristeza nên không được
dùng nữa.
Cam ngọt (Citrus cinensis) Đây là loài quan trọng nhất vì chiếm hơn 2/3 sản
lượng quả có múi trên thế giới. Nguồn gốc ở Trung Quốc (cũng có thể ở Ấn
Độ) được thuần dưỡng ở đây sớm nhất nhưng được trồng nhiều ở Brazil, Mỹ,

các nước quanh Địa Trung Hải. Số lượng giống nhiều và có thể phân làm 3
nhóm chính.
Cam Navel: ta gọi là cam có rốn vì ở đáy quả có một thứ quả phụ nằm lọt
trong quả chính, bổ quả làm đôi mới thấy rõ. Ở Việt Nam đã trồng thử nhưng
do giống này không chịu khí hậu nóng ẩm nên vỏ dày, ít nước, chưa được
trồng với qui mô công nghiệp.
Cam vàng: quả màu vàng mặt trời nên còn gọi là vàng da cam, khác với vàng
rơm, vàng da chanh. Thịt cùng màu. Đây cũng là loài cam được trồng phổ


10

biến nhất so với hai nhóm cam Navel và cam huyết, thích hợp với khí hậu
nóng hơn. Đa số các giống trồng ở Việt Nam thuộc nhóm này. Một số loài
nhập nội trước đây từ Trung Quốc nhưng phần lớn do các sở canh nông thời
Pháp nhập nội như cam Xã Đoài (giống Valencia late theo một số chuyên gia
Pháp), cam Vân Du (trước đây gọi là cam Sunkis), cam Sông Con ở Miền
Bắc, cam Mật ở miền Nam và còn có thể kể ra nhiều loài cam khác gọi theo
tên vùng trồng. Đa số các loài này không biết nguồn gốc nhưng có thể do các
vườn cây ăn quả của nhiều tỉnh, từ những giống nhập nội trước đây như cam
Hamlin, ping apple...
Cam huyết: Có màu đỏ trong vỏ, thịt quả do có antoxian. Những loài này gốc
ở vùng Địa Trung Hải và không trồng ở nhiệt đới.
Tóm lại cam là một loại cây thích hợp với các vùng á nhiệt đới giữa các
vĩ tuyến 30 – 400. Tuy nhiên nhóm cam vàng có thể trồng kinh doanh ở các
nước nhiệt đới với điều kiện thích hợp ví dụ như loài valencia late, nhất là
những loài đã được nhập nội từ lâu. Riêng ở Việt Nam điều kiện miền Bắc
thích hợp hơn ở miền Nam, mặc dù ở miền Nam có thể đạt sản lượng cao
hơn, nhưng chỉ có ở miền Bắc mới tạo ra được những quả cam chín vàng,
thơm, hương vị xấp xỉ với cam á nhiệt đới nhờ có mùa rét.

Bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi) có nguồn gốc ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Đông Dương là loài cây có múi chịu khí hậu nóng ẩm nhất và
thực tế chỉ trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Cây bưởi cao, to, lá
có cánh rộng, hoa, quả to chất lượng tốt hay xấu tuỳ theo giống bưởi. Bưởi
chùm rất giống bưởi, được coi là cây có múi duy nhất không có nguồn gốc ở
Châu Á, xuất hiện ở các đảo Angti (Caribê) vào thế kỷ 18 – 19 theo Praloran
có thể là một biến dị mầm hoặc giống lai từ bưởi.
Từ năm 1985 đến 1995, nhu cầu về cây ăn quả có múi trên thế giới đã
tăng vọt từ 48 triệu tấn lên đến 80 triệu tấn với tốc độ tăng hàng năm là 8,7%,


11

trong đó cam chiếm phần lớn thị trường do cung ứng cho công nghiệp nước
ép trái cây, kế đến là quýt, chanh và sau cùng là bưởi chùm (Aubert và Guy
Vullin, 1998)[33].
Theo các điều tra của FFTC thực hiện năm 1995 thì năng suất của cây
có múi ở Đông Nam Á thấp so với các nước Phương Tây, trong khi giá thành
sản xuất lại tương đối cao. Cây có múi ở Đông Nam Á đang bị bệnh gây hại
nhiều, đặc biệt là bệnh vàng lá greening, các bệnh do vi rút và tương tự vi rút.
Tuổi thọ của vườn ngắn cũng là nhân tố làm giảm tỷ lệ quả trong vùng và làm
giá thành sản xuất cao nên thiếu nguồn cung cấp cây giống sạch bệnh, và
thiếu kỹ thuật canh tác (Chang, 1995)[44].
1.2.1.2. Bệnh vàng lá greening, bệnh tristeza và các bệnh khác trên giống
cây có múi
Trên cây có múi, các bệnh truyền nhiễm qua nhân giống được phân ra
thành 4 nhóm (Roistacher,1993)[72].
- Nhóm gây hại nặng, có côn trùng trung gian truyền bệnh gồm: bệnh
greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây hại trong mạch dẫn, bệnh
do virus tristeza, bệnh Stubborn do Spiriplasma citri, bệnh Witches bloom

trên chanh do Phytoplasma, bệnh vàng lá do Xylelle fastidiosa và bệnh lùn
mất màu lá do vi rút.
- Nhóm gây thiệt hại trung bình, lây truyền được qua con đường cơ học như:
bệnh vảy vỏ do viroid exocortis, bệnh cachexia do viroid cachexia, bệnh vi rút
tatter leaf và bệnh psorosis do vi rút Ophio.
- Nhóm bệnh hoàn toàn kiểm soát được nếu sử dụng cây giống sạch bệnh và
chỉ do nhà nhân giống làm lây nhiễm qua việc ghép từ chồi bệnh gồm bệnh
psorosis A do virus Ophio, các bệnh thuộc nhóm cho triệu chứng “gân trong
dạng lá sồi” như bệnh mồng gà cristacortis, bệnh đá cứng, bệnh concave gum


12

và các bệnh chảy mủ vỏ thân do viroid, rỗ thân chảy mủ trên cam ba lá do
viroid hay bệnh nứt vỏ ở chỗ tiếp hợp do vi rút.
- Nhóm bệnh do côn trùng truyền nhưng thiệt hại không đáng kể: bệnh
veinenation do vi rút.
1.2.1.3.Bệnh vàng lá greening
Hoanglongbin hay vàng lá greening đang lan rộng trên 50 quốc gia, và
đe doạ nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở các nước châu Á. Bệnh
vàng lá greening xuất hiện từ năm 1929 tại Trung Quốc, mãi đến 1919
Reinking [71] mới báo cáo về bệnh và bệnh trở nên trầm trọng từ 1926 và
Lin, 1956[61] chứng minh bệnh truyền được qua mắt ghép. Tác nhân gây
bệnh truyền qua dây tơ hồng đến cây dừa cạn (Catharanthus roseus L.)
(Garnier; Bové, 1984) [51] và được khẳng định là một loại vi khuẩn nhuộm
gram âm. Bové và CTV,1984 [39] báo cáo rằng vi khuẩn gây bệnh vàng lá
greening ở Nam Phi là tác nhân không chịu nhiệt trong khi vi khuẩn này ở
Philippines và Ấn Độ chịu nhiệt tốt. Theo Su và CTV, 1993[76] cho rằng
dùng kháng thể đơn dòng sản xuất ở Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan và
Malaixia trong khi Bové và CTV cũng sản xuất đoạn mồi (probe) tương tự và

cần 2 gam lá cho một mẫu. Các đoạn mồi DNA của Bové có thể nhận được cả
Liberobacter trong từng cá thể rầy Diaphorina citri.
Bệnh vàng lá greening không ảnh hưởng đến mô gỗ nhưng ảnh hưởng
đến mô libe, sự vận chuyển đường đến các phần trên của cây bị cản trở. Lá bị
vàng héo, nhanh chết, quả mất chất lượng, sự phân chia tế bào luôn xảy ra
khiến gân lá sưng lên. Vi khuẩn cũng hiện diện nhiều ở cuống quả và quả bị
lệch tâm, đồng thời bị giảm trọng lượng và độ đường dẫn đến giảm chất
lượng (Aubert, 1987)[28]. Khảo sát bộ rễ cây đang bệnh, ta cũng thấy do
nghẽn mạch dẫn, rễ không được nuôi và không còn hoạt động tốt nên bị huỷ


13

hoại nhiều, nhất là rễ tơ. Cây bị rụng quả cùng với tiến triển của bệnh, cây sẽ
chết sau 2-5 năm tuỳ mức độ nhiễm (Aubert, 1988)[30].
Tác nhân gây bệnh vàng lá greening: Theo Bové và CTV, 1980[38] đã
xác định có 2 loài Liberobacter gây bệnh greening đó là Liberobacter
asiaticum (loài châu Á) và Liberobacter africanum (loài châu Phi), vỏ có bề
dày khoảng 25 µm với 3 lớp của 1 vi khuẩn gram thực sự. Vi khuẩn có 2
dạng: dạng dài, chiều dài đo được 1 - 4µm, đường kính 0,15 – 0,3µm và dạng
tròn có đường kính 0,1µm. Loài vi khuẩn châu Á có tính kháng nhiệt nên khó
phòng trị hơn, người ta cũng đã chứng minh được rằng mỗi loài rầy đều có
khả năng truyền được cả 2 loài vi khuẩn chấu Á và châu Phi.
Vi khuẩn chỉ sống được trong mô libe của cây, sử dụng dây tơ hồng
(Cuscuta spp.) để truyền vi khuẩn qua cây dừa cạn (Catharanthus roseus L.)
thành công và là một trong những biện pháp để nhân nhanh mật số vi khuẩn
cho nghiên cứu. Sự hiện diện của Liberobacter asiaticum trong cơ thể rầy
cũng được xác định tỷ lệ rầy nhiễm vi khuẩn tại một địa bàn hay sau một thời
gian phòng trừ tổng hợp.
Garnier và Bové, 1984[51] đề nghị kỹ thuật quan sát trực tiếp vi khuẩn

gây bệnh vàng lá greening như sau: Cắt nhỏ gân lá từ lá bệnh (có triệu chứng
lốm đốm) từng mảnh nhỏ khoảng 1mm, cố định với 4% glutaldehyde trong
chất đệm 0,1M caccodylate (Phosphate), pH 7,5% trong 6 giờ. Với cùng loại
chất đệm trên nhúng 3 lần, sau đó cố định với 1% osmium tetroxide SO4 trong
cùng chất đệm rồi dùng máy cắt vi mẫu nhỏ để cắt mẫu nhuộm với citrate và
quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Các nghiên cứu gần đây đã phát triển
kháng thể đơn dòng và nhờ sản xuất được các probe DNA, phương pháp chẩn
đoán và giám định bệnh nhanh chóng và chính xác (Garnier và Bové, 1984;
Hong Ji Su và CTV, 1993)[51] [76].


14

Tác nhân truyền bệnh greening: Bệnh lây lan qua RCC Diaphorina
citri Kuwayyama và Triozea erytrea Del Guercio. Loài thứ nhất phân bố ở
châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bruney,
Ấn Độ...; loài thứ hai ở châu Phi như Nam Phi, Sudan, Madagasca.
Người ta cũng ghi nhận một số vùng có cả 2 loài rầy và cả 2 loài vi
khuẩn như ở Réunion, Mauritius, tây nam Ả rập. Mỗi loài rầy đều có khả
năng truyền được cả hai loài vi khuẩn (Aubert và CTV, 1988)[31]. Rầy
trưởng thành và rầy non thường tập trung ở các đọt non, chồi ngọn để chích
hút dịch tế bào.
Ký chủ của RCC là tất cả các cây trong họ cam quýt như: cam, quýt,
bưởi, chanh, hạnh... và đặc biệt là các cây cảnh như nguyệt quế, phật thủ,
trong đó nguyệt quế là cây được RCC ưa thích nhất.
Thiên địch của RCC là các loại bọ rùa, nấm ký sinh nhưng có 2 loài
ong quan trọng nhất đó là ong ngoại ký sinh Tamarixia radiata và ong nội ký
sinh Diaphorencyrtus aligarhensis. Ong Tamarixia radiata đẻ trứng nhiều
nhất trên ấu trùng tuổi 4 và cả hai đều ăn trên ấu trùng rầy, khi ấu trùng bị ăn
thì không đẻ trứng nữa (Aubert, 1987)[28].

Buitendag và Von Boembsen,1993[40] đã cho rằng quản lý phòng trị
bệnh vàng lá greening là kết quả của biện pháp phòng trừ tổng hợp gồm: sử
dụng cây sạch bệnh, giảm mật độ cây nhiễm, điều tra và chặt bỏ ngay những
cành, cây có triệu chứng bệnh và phòng trừ RCC truyền bệnh.
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với bệnh vàng lá greening.
Để đối phó với bệnh vàng lá greening, trong nhiều nước, qua nhiều
năm, hầu như người ta chỉ dựa vào thuốc hoá học để trừ rầy và cả vi khuẩn
gây bệnh greening mà lãng quên các phương pháp “không hoá học”. Tuy
nhiên, biện pháp sinh học luôn luôn khó ứng dụng hơn hoá học và hiệu quả
không thấy ngay, dù có một ý nghĩa và tính chất lâu dài. Phòng trừ hoàn toàn


15

bằng thuốc hoá học đã thành công trong những trường hợp thâm canh diện
rộng ở Nam Phi song lại quá tầm tay đối với hộ nông dân nhỏ và không thành
công ở châu Á (Aubert và CTV, 1988) [31].
Tác động xấu của việc sử dụng hoá chất trừ rầy là phải dùng hoá chất
lâu dài, RCC cũng sẽ dần dần kháng thuốc và nếu trừ vi khuẩn Liberobacter
bằng kháng sinh thì vi khuẩn cũng dần dần quen thuốc. Do đó, biện pháp hoá
học phải kết hợp với một hệ thống phòng trừ tổng hợp với các biện pháp sinh
học và quản lý môi trường (Bové và CTV, 1980)[38].
Giống kháng: Cho đến nay chưa có giống hay chủng loại cây có múi
nào kháng được bệnh vàng lá greening, song các cây như bưởi chua, chanh tỏ
ra hơi chống chịu được. Chương trình lai tạo sử dụng cây mẹ là chanh lime
nhất là phương pháp sử dụng phôi chanh Tahiti đã tìm ra được 1 dòng lai ăn
được với cam quýt tỏ ra chống chịu tốt với greening. Các dòng lai khác, được
lai với cam ba lá cũng đang tiến triển tốt và triển vọng kháng tốt đối với dòng
vi khuẩn châu Phi (Gmitter và CTV, 1992)[52].
Để phòng chống bệnh tốt cần được áp dụng liên kết với các phương

pháp khác trong chiến lược phòng trừ tổng hợp mà kế hoạch hoạt động ngăn
chặn tác nhân gây bệnh và tác nhân truyền bệnh do con người chủ động quản
lý là quan trọng (Aubert, 1987)[29]
1.2.1.4. Bệnh vi rút Tristeza
Vi rút thuộc nhóm closterovirus, dạng hình que kích thước 12 x
2.000nm, gồm chuỗi RNA đơn, có vỏ protein bao bọc bên ngoài (Kitajima,
1964)[58]. Triệu chứng quan sát được trên cây có múi tuỳ thuộc vào điều kiện
môi trường, ký chủ tự nhiên và dòng vi rút gây bệnh. Nói chung, cam quýt có
thể chống chịu được bệnh này và không biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh,
trong khi nhóm chanh, nhóm bưởi chùm dễ bị nhiễm bệnh và triệu chứng biểu
hiện rất rõ. Dòng vi rút trên cam Valencia ở Indonexia, Trung Quốc, Đài Loan


×