Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nhận xét tình trạng sâu răng và các yếu tố liên quan trên những người chịu ảnh hưởng của dioxin tại làng trẻ hữu nghị hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 66 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TÊ

VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
***************************************
TRẦN HOÀNG MAI

NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG
VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN TRÊN
NHỮNG NGƯỜI CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA DIOXIN
TẠI LÀNG TRẺ HỮU NGHỊ HÀ NỘI NĂM 2014

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BSNT. Võ Trương Như Ngọc

Hà Nội – 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nhận xét tình trạng sâu răng và
các yếu tố liên quan trên những người chịu ảnh hưởng của Dioxin tại
Làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội năm 2014”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên tại Làng
trẻ Hữu Nghị Hà Nội, tập thể lãnh đạo viện và bộ môn của Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành về


sự giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.BSNT. Võ Trương Như
Ngọc – thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi hồn thành đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi tại Lớp Y5F
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội, Đội Sinh viên tình
nguyện Đại học Y Hà Nội và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài
này.
Thưa các thầy cô, các bạn đồng nghiệp, tuy rất chuyên tâm và cẩn
thận trong quá trình làm đề tài nhưng tôi không tránh khỏi những khiếm
khuyết sai lầm. Rất mong quý thầy cơ, các bạn đồng nghiệp góp ý, phản
biện để đề tài này được hồn thiện và chính xác nhiều hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện
Trần Hoàng Mai

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT


3

ADN
KAP
PCDD
Smt
SMT
TCDD
WHO

STT

Acid deoxyribonucleic
Knowledge – Attitude – Practice
Polichlorinated Dibezo-P-Dioxins
Chỉ số sâu mất trám ở trẻ em
Chỉ số sâu mất trám ở người lớn
2,3,7,8-Tetrachloro Dibenzo-p-Dioxin
Tổ chức Y tế thế giới
Số thứ tự


4

Contents


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỉ lệ SMTR ở các quốc gia phát triển với đối tượng trẻ em 12 tuôi
Bảng 1.2. Tỉ lệ SMTR ở các nước đang phát triển
Bảng 2.1. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
Bảng 3.1. Tỷ lệ đối tượng được nghiên cứu phân bố theo giới và tuổi
Bảng 3.2. Tỷ lệ đối tượng được nghiên cứu phân bố theo tình trạng bệnh
Bảng 3.3. Tỷ lệ sâu răng của đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới
Bảng 3.4. Tỷ lệ SMTR của đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm t̉i
Bảng 3.5. Số lượng răng sâu ngun phát trung bình của mỡi đối tượng phân bố
theo giới
Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu tái phát trên các răng đã trám của đối tượng nghiên cứu

phân bố theo giới
Bảng 3.7. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng
Bảng 3.8. Đánh giá trung bình điểm kiến thức (K) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i
Bảng 3.9. Đánh giá trung bình điểm thái độ (A) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i
Bảng 3.10. Đánh giá trung bình điểm hành vi (P) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐƠ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố giới tính
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sâu tái phát trên các răng đã trám
Biểu đồ 3.3. Đánh giá phân loại điểm kiến thức (K) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i
Biểu đồ 3.4. Đánh giá phân loại điểm thái độ (A) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i
Biểu đồ 3.5. Đánh giá phân loại điểm hành vi (P) của đối tượng được phân bố
theo nhóm t̉i
Biểu đồ 3.6. Tương quan tuyến tính giữa chỉ số thái độ (A) với Sâu răng nguyên
phát


6

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Giải phẫu răng
Hình 1.2. Hình ảnh sâu răng
Hình 1.3. Sơ đồ Keyes
Hình 1.4. Sơ đồ White (1975)
Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế bệnh nguyên bệnh sâu răng

Hình 1.6. Cấu trúc của Dioxin
Hình 2.1 Biểu đồ GANTT


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng đã được phát hiện từ rất lâu, theo những nghiên cứu
của Vonlenhouseck, trên những sọ người đầu ngắn thời kì đồ đá đã phát
hiện thấy sâu răng. Theo Firu và Gherga (Rumani) nghiên cứu tỉ lệ sâu
răng qua các thời kì cho thấy: Thời kì đồ đá cũ có tỉ lệ sâu răng là 18%,
thời kì đồ đồng có tỉ lệ 29%, thời kì trước phong kiến là 60%, thời kì
phong kiến là 80% và thời kì xã hội hiện đại có tỉ lệ sâu răng cao chiếm
tới 95%. Ta có thể thấy, tỉ lệ sâu răng ngày càng tăng dần qua các thời kì
lịch sử và với cuộc sống hiện đại từng ngày, tình trạng bệnh sâu răng ngày
càng phổ biến [1].
Do tỉ lệ thường gặp sâu răng trong cộng đồng là rất lớn và nhu cầu
xã hội ngày càng cao, nên việc chăm sóc và dự phịng bệnh sâu răng ln
là một đề tài cần thiết và luôn nhận được sự quan tâm lớn của tổ chức y tế
và nha khoa các nước trên thế giới. Theo Klein và Palmer, tỉ lệ sâu răng ở
trẻ em tại Anh độ tuổi 6 - 15 tuổi là 50% với nam và 56% đối với nữ [2].
Phần lớn các nước cơng nghiệp hóa cao như Canada, Thủy Điển, Úc,
Mỹ,... những năm 60 – 70 có tỉ lệ sâu răng cao trên 90% dân số, trung
bình mỡi trẻ em 12 t̉i có chỉ số SMT từ 7,4 - 12. Tuy nhiên từ năm 80 90 đến nay, chỉ số này đã giảm xuống nhiều. Trong khi đó ở các nước
đang phát triển, tỉ lệ mắc sâu răng lại có xu hướng tăng lên như chỉ số
SMTR ở trẻ 12 ở Iran là 2,4 (1974) tăng lên 4,9 (1976). Các nước Lào,
Campuchia, Bruney,.. có chỉ số SMT ở trẻ 12 là từ 2,4 - 5,5 (1994).[3]
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng
sâu răng, ở quy mơ khác nhau, kết quả đều cho thấy tỉ lệ sâu răng ở Việt
Nam có chiều hướng tăng dần. Từ năm 1991 đến năm 1998 tiếp tục có

nhiều nghiên cứu đưa ra tỉ lệ sâu răng và chỉ số SMTR ở một số địa
phương như Hịa Bình, n Bái, Nam Định,.. cho thấy tỉ lệ sâu răng dao


8

động từ 34,5% đến 62%; chỉ số SMT từ 1,33 đến 4,28. Bệnh sâu răng có
xu hướng giảm tại một số nước phát triển và ngày một gia tăng ở các
nước đang phát triển có trình độ dân trí thấp [1].
Các nghiên cứu về bệnh sâu răng trong nước và thế giới đã đề cập
đến nhiều vấn đề, đối tượng, vùng miền, chủng tộc, lứa tuổi,... Tuy nhiên,
nghiên cứu về bệnh sâu răng ở các nạn nhân nhiễm chất độc Dioxin cịn
hạn chế. Cả nước có khoảng 5 - 6 vạn người đang hưởng chế độ nạn nhân
chất độc màu da cam Dioxin [14]. Các nạn nhân của chất độc Dioxin hầu
hết là những cựu chiến binh, những người dân và con cháu của họ sống
trong khu vực rải hóa chất diệt cỏ có chứa Dioxin của quân đội Mỹ trong
chiến tranh Mỹ - Việt Nam giai đoạn 1964 - 1972. Đa phần các nạn nhân
đều mắc phải những dị tật và nhiều căn bệnh bất thường do chất độc
Dioxin mang đến.
Với một số lượng lớn các nạn nhân nhiễm chất độc Dioxin như
vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và vệ sinh răng miệng nói riêng
cần được nghiên cứu. Đồng thời, sự liên hệ giữa dị tật bẩm sinh với các
vấn đề bệnh sâu răng cũng đáng lưu tâm phân tích. Khoa học về độc học
đã chứng minh các chất độc hóa học nói chung và Dioxin nói riêng có tác
động ảnh hưởng tới cơ thể và sự phát triển của cơ quan miễn dịch, nội
tiết, cơ xương khớp, sinh sản, rối loạn mọc răng,... Hiện nay ở Việt Nam
vẫn cịn ít những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc Dioxin
tới các vấn đề liên quan đến bệnh răng miệng. Vì vậy chúng tơi thực hiện
đề tài "Nhận xét tình trạng sâu răng và các yếu tố liên quan trên
những người chịu ảnh hưởng của Dioxin tại làng trẻ Hữu Nghị năm

2014" với hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét tỉ lệ mắc bệnh sâu răng
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh sâu

răng


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu răng

1.1.1. Hình thể ngồi của răng

- Thân răng: là phần nhìn thấy trên cung hàm, bao gồm các mặt:






Mặt ngồi (hay mặt má, mặt mơi)
Mặt trong (hay mặt lưỡi, mặt vịm miệng)
Mặt gần: là mặt tiếp giáp gần đường giữa
Mặt xa: là mặt tiếp giáp xa đường giữa
Mặt nhai – Rìa cắn

- Cổ răng: là phần nối thân răng và chân răng
- Chân răng: là phần tiếp nối với cở răng có thể là một chân hoặc

nhiều chân và nằm trong xương hàm
1.1.2. Hình thể trong của răng

- Men răng: là phần bao bọc quanh thân răng
- Ngà răng: là phần dưới lớp men ở thân răng và dưới lớp xương
răng ở phần chân răng có tác dụng bao bọc tủy răng
- Tủy răng: thành phần trong cùng của răng bao gồm buồng tủy và
tủy chân răng

Hình 1.1. Giải phẫu răng
1.2. Bệnh sâu răng

1.2.1. Định nghĩa bệnh sâu răng


10

Sâu răng là một bệnh phở biến nhất của lồi người. Có rất nhiều
định nghĩa về sâu răng như:
• Fejerko và Thystrup: Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra

trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, dẫn đến mất cân bằng
giữa mô răng với chất dịch xung quanh và theo thời gian, hậu quả
là sự mất khoảng của mơ răng.
• Lundeen và Robersoon: Sâu răng là bệnh nhiễm trùng của răng đưa
đến hậu quả là hòa tan cục bộ và phá hủy các mơ vơi hóa.
• Nikiforuk: Sâu răng là bệnh đặc thù tại chỡ có liên quan đến sự phá
hủy mô răng do các sản phẩm chuyển hóa từ vi kh̉n.
Nhìn chung ngày nay phần lớn các tác giả đều thống nhất rằng:
Sâu răng là mợt bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức calci hóa được

đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá
hủy thành phần hữu cơ của mô cứng.

Hình 1.2. Hình ảnh sâu răng

1.2.2. Nguyên nhân bệnh sâu răng

Những năm 1960 của thế kỉ trước, người ta cho rằng sâu răng
có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó yếu tố chính là đường, vi
khuẩn, đặc biệt là Streptococcus mutas chuyển hóa các chất bột,
đường cịn dính ở răng tạo thành acid phá hủy tổ chức cứng của


11

răng và hình thành nên lỡ sâu, thể hiện mối tương quan qua sơ đồ
Keyes.
Hình 1.3. Sơ đồ Keyes
Sau năm 1975, các nhà khoa học đã đưa ra một cái nhìn
Đường

Vi khuẩn

Răng

chính xác hơn về bệnh sinh bệnh căn của sâu răng. Thuyết động
học ra đời với nội dung: cơ chế gây sâu răng xảy ra là q trình hủy
khống chiếm ưu thế hơn tái khống, do vai trị chuyển hóa
carbohydrate của vi khuẩn trên mảng bám bề mặt răng.
Nội dung của thuyết động học được tóm tắt trong sơ đồ

White (1975) và bệnh sâu răng được giải thích qua sự mất cân bằng
giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố gây mất ổn định.


ch
Dịng

12

Nước bọt

ảy PH

Chất nền

Vi khuẩn

Răng

Hình 1.4. Sơ đồ White (1975)

U TỚ GÂY MẤT ỔN ĐỊNH

Mảng bám
Chế đợ ăn khơng hợp ly
Giảm dòng chảy nước bọt
Ý thức vệ sinh răng miệng kém


YÊU TỐ BẢO VỆ


Nước bọt và các chất trung hòa
Sự tái khoáng
Tăng dòng chảy nước bọt
Vệ sinh răng miệng tớt


Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế bệnh nguyên bệnh sâu răng
Tóm lại, với các quan điểm hiện nay, bệnh sâu răng là bệnh đa yếu
tố. Ngồi các yếu tố trong vịng tròn White, sâu răng là kết quả của sự mất
cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố nguy cơ. Ngồi ra, các yếu
tố chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật, dị dạng cơ thể, thói quen
chăm sóc răng miệng,.. cũng là những yếu tố phối hợp rất quan trọng đối
với tình trạng bệnh sâu răng.
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng
• Sâu men:


13

Người ta cho là sâu men thì ngà ráp hoặc có chấm trắng, có cảm
giác buốt khi ăn đường, chua, lạnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân
chưa chú ý tới vì nó chưa gây ra triệu chứng chủ quan. Tởn
thương phát triển thêm, chấm trắng đó có thể lan rộng, biến đổi
thành màu nâu nhạt rồi sẫm. Lúc này bệnh nhân có thể có cảm
giác buốt khi tiếp xúc với thức ăn chua, ngọt, lạnh; nhưng cảm
giác đó sẽ mất ngay sau khi kích thích chấm dứt.
Dấu hiệu sớm có thể nhận ra dựa theo tiêu chuẩn của ICDAS là
vết trắng nhạt trên men khi thổi khô răng.
Theo M. Frey, tởn thương men mầu nâu sẫm là một tởn thương

có giới hạn và ngừng tiến triển hoặc tiến triển chậm. Ngược lại,
tởn thương có màu sáng là một tởn thương tiến triển mạnh hơn.
• Sâu ngà (Sâu ngà nơng và Sâu ngà sâu):
Bệnh nhân cảm thấy buốt khi có kích thích chua, ngọt, lạnh; hết
kích thích sẽ hết đau.
Tởn thương sâu răng có thể gặp ở các mặt của răng, tỷ lệ tởn
thương ở các vị trí phụ thuộc vào từng độ tuổi hay loại răng.
Khi khám thấy đáy lỗ sâu mềm người ta cho rằng đó là sâu răng
đang tiến triển. Nếu đáy lỡ sâu cứng đó là sâu răng ổn định.
Nếu tổn thương sâu răng dưới 2mm là sâu ngà nông (S2), chiều
sâu tổn thương trên 2mm là sâu ngà sâu (S3).
1.2.4. Chẩn đoán phân biệt

Sâu răng được chẩn đốn phân biệt với các bệnh sau:
• Đối với răng sữa, cần phân biệt với sún răng:

Sún răng hay gặp ở răng cửa trên. Tổn thương bắt đầu ở giữa
mặt ngồi răng cửa, lan sang hai bên, tởn thương nhiều sắc tố

đen, trẻ thường khơng ê buốt.
• Lõm hình chêm:
Tởn thương thường gặp ở phía ngồi cở răng 3, 4, 5, có khi gặp
ở hầu hết các răng. Tởn thương hình tam giác, đỉnh quay vào


14

trong, đáy quay phía ngồi. Khơng có cặn thức ăn và ngà mủn
như sâu răng.
• Thiểu sản răng:

Tởn thương gây mất men, ngà và tạo thành rãnh, ngấn ở mặt
ngoài các răng cửa hay trên mặt nhai các răng hàm.
1.3. Tình hình bệnh sâu răng

1.3.1. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới

Theo các số liệu thống kê ở những nước phát triển (Anh, Mỹ,
Pháp,...) những năm khoảng từ 1930 đến 1990, đa phần ở các quốc gia
này có tỉ lệ sâu răng trên 90% dân số. Trung bình mỡi trẻ em 12 t̉i
có chỉ số SMT từ 7,4 - 12. Bước sang thế kỉ XX, tỷ lệ này đã giảm đi
nhiều ở các nước phát triển, với chỉ số SMT trung bình từ 0,7 - 1,7.

Bảng 1.1. Tỉ lệ SMTR ở các quốc gia phát triển với đối
tượng trẻ em 12 tuôi
- Theo tài liệu Tổ chức Y tế Thế giới WHO 2012 Quốc gia

SMTR

Năm

Anh

0.7

2009

Úc

1.0


2003 - 2004

My

1.19

1999 - 2004

Pháp

1.2

2006

Nhật Bản

1.7

2005

Trong khi đó ở các nước đang phát triển, tình trạng sâu răng và chỉ
số SMTR vẫn còn cao.


15

Bảng 1.2. Tỉ lệ SMTR ở các nước đang phát triển
Q́c gia

SMTR


Năm

Chi Lê

3,4

1999

Thái Lan

1,6

2004

Iran

1,8

2001

Mexico

2,0

2001

Campuchia

2,3


2002

Philippin

4,6

1998

1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về tình
trạng sâu răng ở Việt Nam với những quy mô khác nhau, kết quả
đều cho thấy tỉ lệ sâu răng ở nước ta có chiều hướng tăng dần.
• Một điều tra của Vũ Xn ng (1964) ở Hà Nội trên 10.369 người
có 57,86% người có sâu răng.
• Võ Thế Quang thông báo năm 1978 về tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi
7 - 15 là 72%, 26 - 45 tuổi là 91%, 45 - 60 tuổi là 94%.
• Từ năm 1991 đến 1998 có nhiều nghiên cứu ở nhiều địa phương
khác nhau trên địa bàn cả nước như Hịa Bình, Nam Định, n
Bái,... cho thấy tỉ lệ sâu răng giao động từ 34,5% đến 62%. Chỉ số
SMT từ 1,33 - 4,28.
• Theo kết quả điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam của Viện RHM
Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và thống kê sức khỏe răng
miệng Australia từ năm 1999 đến năm 2001 cho thấy tỉ lệ sâu răng
tăng lên rõ rệt ở các lứa tuổi:


16


Tuổi 12, tỷ lệ sâu răng là 56,6%, chỉ số SMT là 1,87
Tuổi 18 - 34, tỷ lệ sâu răng là 75,2%, chỉ số SMT là 3,29
Tuổi 35 - 44, tỷ lệ sâu răng là 83,2%, chỉ số SMT là 4,7
Tuổi >45 tỷ lệ sâu răng là 89,7%, chỉ số SMT là 8,93
• Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em từ 6 - 8 tuổi trên cả nước là 84,9%, số
o
o
o
o

răng sâu trung bình trên mỡi học sinh là 5,4.
• Theo nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng và cộng sự trường Đại
Học Y Hà Nội năm 2010 tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam ở
nhóm t̉i 4 - 8 thấy có 81,6% sâu răng sữa, chỉ số SMT là 4,7; và
16% sâu răng vĩnh viễn, chỉ số SMT là 0,3 [1] [3] [4].
Qua các số liệu trên chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng tình trạng
sâu răng tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tỷ lệ cao và có xu
hướng tăng dần theo t̉i.
1.4. Các ́u tớ nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ trong đời sống con người có thể dẫn
đến sâu răng, nhưng có thể tởng hợp lại thành các nhóm sau:
• Do tập qn ăn uống
• Do ý thức chăm sóc răng miệng
• Do đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu:
o Người ta nhận thấy rằng những răng có rãnh lõm mặt nhai

quá sâu, nhất là những răng hàm mới mọc, là nơi để lắng
đọng thức ăn và là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra
nguy cơ sâu răng.

o Bệnh nhân đái tháo đường tỷ lệ sâu răng cao vì trong
nước bọt có nhiều đường.
o Những người có vấn đề về tâm thần, thiểu năng trí tuệ, tự
kỉ,... có tỷ lệ sâu răng cao, có lẽ do ý thức vệ sinh răng
miệng không được nhận thức tốt.
Nhiều trường hợp đối tượng có trình độ hiểu biết hạn chế, đời sống
kinh tế eo hẹp, cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn, ít được sự quan tâm chú ý
của bản thân người bệnh và các cấp ngành. Không khám bệnh định kỳ,


17

răng miệng được quan tâm để ý khi bệnh nặng mới được điều trị, đặc
biệt trẻ em để bộ răng sữa bị sâu, hàm răng mọc khơng có kiểm sốt
dẫn tới lệch lạc răng làm các bệnh răng miệng phát triển.
1.5. Các nghiên cứu khác liên quan đến bệnh sâu răng

1.5.1. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh sâu răng

Những thống kê đầu tiên về sâu răng được ấn hành từ thế kỷ
XIX, là thời gian các trường đại học nha khoa đầu tiên trên thế giới
bắt đầu đào tạo sinh viên. Sau đó các nghiên cứu dịch tễ học hiện
đại về sâu răng được thực hiện từ những năm 1950 đến nay và đã
gặt hái được nhiều thành công. Năm 1997, WHO thống nhất trên
tồn cầu về tiêu chí chẩn đoán sâu răng, các chỉ số ghi nhận sâu
răng cho cá nhân và cộng đồng như tỷ lệ bệnh, chỉ số DMFT
(SMTR), DMFS,... WHO cũng đưa ra hướng dẫn về mục đích và
phương pháp điều tra dịch tễ học bệnh sâu răng. Năm 2005, WHO
công nhận hệ thống phân loại và chẩn đoán, ghi nhận sâu răng
ICDAS là phương pháp chính thức. Hiện nay trên thế giới vẫn đang

sử dụng cả hai hệ thống đánh giá theo hướng dẫn của WHO năm
1997 và 2005; hai hệ thống này dùng chung các chỉ số như DMFT,
DMFS, DT, MT, FT nhưng khác nhau về tiêu chí đánh giá và ghi
nhận sâu răng.
1.5.2. Nghiên cứu về vi trùng học, miễn dịch học
1.5.3. Nghiên cứu về gen, về các cấu trúc của cơ thế mức đô

phân tư
1.5.4. Nghiên cứu về Kiến thức – Thái đô – Hành vi (KAP:
Knowledge, Attitude, Practice)
1.5.4.1. Khái niệm
Về kiến thức: Sự hiểu biết của mỗi người thường khác nhau
và thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, vốn sống hoặc của người
khác truyền lại. Hiểu biết nhiều khi không tương đồng với kiến


18

thức mà chúng ta có thể tiếp thu thơng qua những thông tin mà
thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí cung cấp. Hiểu
biết rất khó thay đổi khi hiểu biết là sai và trở thành định kiến.
Sự hiểu biết này phụ thuộc vào trình độ văn hố.
Về thái đợ: Là tư duy, lập trường, quan điểm của đối tượng
đối với một vấn đề. Theo thời gian, lứa t̉i, trình độ hiểu biết
và biên độ xuất hiện bệnh, đối tượng sẽ hình thành nên quan
điểm phải loại trừ bệnh tật và cộng với sự hiểu biết được bở
sung qua thời gian và thực tế sẽ hình thành nên lập trường
"Không chung sống với răng đau".
Về thực hành: Xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức và
thái độ sẽ dẫn đến những hành động của đối tượng. Kiến thức và

thái độ đúng sẽ có hành động đúng và ngược lại. Ở đối tượng
học sinh tiểu học người dân tộc miền núi, những kiến thức và
thái độ về bệnh răng miệng sẽ được biểu hiện qua hành động để
phịng chống nó. Đương nhiên, kiến thức và thái độ ở mức độ
thấp thì hành động cũng ở mức độ tương đương.
Mục đích nghiên cứu về KAP
Có thể hiểu mơ hình KAP tìm ra sự khác biệt giữa nhận
thức – thái độ – hành vi của người tham gia nghiên cứu về
một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Trong thực tế cuộc sống có
rất nhiều người nhận thức đúng đắn nhưng hành vi lại
không dựa trên nhận thức của họ hoặc bản thân họ có
hành vi đúng đắn nhưng với thái độ thiếu nghiêm túc với
vấn đề thì hành vi của họ sẽ không lâu dài. Nghiên cứu về
KAP cho ta một cái nhìn tồn cảnh tởng quan về đối
tượng nghiên cứu thông qua kiến thức – thái độ – hành vi,


19

từ đó đưa ra những nhận xét và tiên lượng cho đối tượng
nghiên cứu.
1.5.4.2. Những khảo sát về KAP ở nước ta về tình trạng
sâu răng
Bệnh răng miệng là bệnh phở biến và mang tính chất xã hội,
muốn cơng tác nha học đường mang lại hiệu quả cao, rất cần
thiết phải khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của cộng
đồng học sinh đối với bệnh răng miệng. Hiện nay các nghiên
cứu tìm hiểu thực trạng bệnh lý, kiến thức, thái độ và thực hành
của học sinh về bệnh răng miệng cịn rất ít đặc biệt đối với các
em học sinh vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Theo Nơng Ngọc Thảo tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực
hành đối với bệnh răng miệng nói chung và bệnh sâu răng nói
riêng ở đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 6 tỉnh miền Bắc năm
1999 cho thấy: 20% số người có bệnh sâu răng mà khơng biết
mình có bệnh. 80% số người khơng biết cách giải quyết khi có
bệnh 28% khơng biết về bệnh sâu răng có thể chữa được và
khơng biết chữa ở đâu. 34% số người cho rằng khi bị sâu răng
thì có thể điều trị bằng thuốc nam, 4% chọn bệnh viện tỉnh,
26,4% số người chọn thầy lang, 15% số người chọn cở sở y tế
tư nhân để chữa răng. 56% số người được phỏng vấn chưa biết
về phòng bệnh răng miệng [6]. Như vậy vấn đề đánh giá kiến
thức, thái độ, thực hành của người dân đối với sức khỏe răng
miệng là hết sức quan trọng đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ hiểu biết cịn
hạn chế,…Vì vậy, việc đánh giá này rất cần thiết.
1.6. Nghiên cứu về Dioxin

1.6.1. Đôi nét về Dioxin


20

Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất
hóa học tồn tại bền vững trong mơi trường cũng như trong cơ thể
con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí
khơng gian của những ngun tử này, Dioxin có 75 đồng phân
PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF
(poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxin cịn
bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự
Dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt

nguy hiểm. Trong số các hợp chất Dioxin, TCDD là nhóm độc
nhất.
Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều q trình sản xuất chất hóa
học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải,
sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản
xuất giấy.

Hình 1.6. Cấu trúc của Dioxin
Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện
nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ
Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả Dioxin như là một
mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng


21

theo EPA, dường như khơng có mức độ phơi nhiễm Dioxin nào
được coi là an toàn.
Ngoài chiến tranh Việt Nam, Dioxin trong chất độc màu da
cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach
(Missouri), Love Canal (New York),...
1.6.2. Ảnh hưởng của Dioxin tới cơ thể người và đơng vật

Chính các báo cáo của EPA đã cơng nhận dioxin là một chất
gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên
cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất
gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được cơng nhận là gây ung
thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia
Hoa Kỳ đã chuyển Dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho
người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các

nhà khoa học cũng khẳng định khơng có một liều lượng nào là an
tồn hoặc ngưỡng Dioxin mà dưới nó thì khơng gây ung thư [7].
Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm Dioxin dù lượng
nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư.
Ngồi ung thư, Dioxin cịn có thể liên quan đến một số bệnh
nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung
thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và
nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ,…
Cơ chế phân tử của Dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể
người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian
bán huỷ của Dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu
hơn. Thơng thường, Dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể
chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl
hydrocarbon Receptor). Phức hợp Dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với
protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập


22

vào trong nhân tế bào. Tại đây Dioxin sẽ gây đóng mở một số gen
giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời,
một số thí nghiệm trên chuột cho thấy Dioxin làm tăng nồng độ các
gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu
trúc tế bào, các protein quan trọng quan trọng hơn cả, nó có thể gây
đột biến trên phân tử DNA.
Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính
sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại
Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Mơi trường Liên bang Đức
(Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức
phơi nhiễm Dioxin tối thiểu nào có độ an tồn cho phép [8] (Theo

WHO 2002 thì mức phơi nhiễm Dioxin cho phép qua thức ăn của
mỗi người là 1 - 10pg đương lượng độc (TEQ/ngày).
1.6.3. Q trình nhiễm đơc Dioxin ở Việt Nam

Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc
diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào
năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến
tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng
năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên
liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.
Theo cơng bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có
thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến
tranh hóa học lớn nhất thế giới [9]. Trong thời gian 10 năm đó,
quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa
chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có
64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất
màu xanh và 0,6% chất màu tím.


23

Tổng số lượng Dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng
370 kg (trong khi đó vụ nhiễm Dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30
kg Dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm
[7]). Tởng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu
hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25585 thôn ấp
chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chun gia Dioxin nói
rằng: "Khơng có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực
vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và Dioxin đã được sử dụng",

và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá
trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo
sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu
trước khi thối biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo
ngại"[7]. Cịn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael
Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm Dioxin và sức
khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công
bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ơ nhiễm
Dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng.[8]
1.6.4. Dioxin tác đông ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Thông qua các bằng chứng đã được công nhận như Dioxin gây
ra bệnh đái tháo đường, ức chế miễn dịch, gây dị tật bẩm sinh, rối
loạn chuyển hóa,… Một nghiên cứu của các nhà khoa học Phần
Lan: Nghiên cứu trên động vật và trẻ em sống trong vùng bị phơi
nhiễm chất độc màu da cam Dioxin. Kết quả nghiên cứu trên động
vật thí nghiệm in vivo và in vitro là tương thích với những phát
hiện trong răng của con người. Ngoài ra liều dùng, hiệu ứng nha
khoa congener dioxin là độc hại nhất, 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p


24

dioxin (TCDD), về cơ bản phụ thuộc vào giai đoạn phát triển răng
ở thời gian tiếp xúc. Biểu hiện của các thụ thể Dioxin cụ thể (AHR)
trong các tế bào răng tại TCDD giai đoạn phát triển răng nhạy cảm
cho thấy rằng các vấn đề nha khoa ảnh hưởng qua trung gian của
AHR. Các tác động sớm cũng phụ thuộc vào các Khơng dẫn xuất
Halogen hóa polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và các dẫn

xuất halogen hóa hydrocarbon thơm như polychlorinated dibenzop-dioxins và dibenzofurans (PCDD/Fs), và biphenyl đã polyclo hóa
(PCBs); các chất này lan rộng ra môi trường gây ô nhiễm và ảnh
hưởng trực tiếp tới các sinh vật và cả con người. Những nghiên cứu
cho thấy đối tượng trẻ em phơi nhiễm cao với PCDD/Fs có những
biểu hiện liên quan đến khuyết tật và sự thiểu sản men răng. Mối
liên quan giữa phơi nhiễm Dioxin qua sữa mẹ và sự thiếu khoáng
trong các răng hàm vĩnh viễn đầu tiên cũng được tìm thấy trong các
trẻ em khỏe mạnh ở Phần Lan sinh ra trong cuối những năm 1980.
Các nghiên cứu này đã cho thấy ngoài tác động ảnh hưởng
gián tiếp của Dioxin làm thay đổi hệ gen gây ảnh hưởng đến sự
phát triển của răng, chất độc này còn tác động trực tiếp lên răng
trong quá trình sống của trẻ ở những vùng phơi nhiễm.


25

Chương 2
ĐỚI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đới tượng nghiên cứu

Là nạn nhân chất độc màu da cam Dioxin tại Việt Nam, hiện đang
sống ở Làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
• Hiện đang sống tại làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội
• Các thế hệ con cháu của những người có liên quan trực tiếp

hoặc gián tiếp đến nhiễm độc Dioxin được sinh ra từ năm 1975
đến nay
• Tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư

• Khơng thuộc các đối tượng nêu trên
• Khơng tự nguyện tham gia nghiên cứu
• Khơng sống tập trung tại Làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội
• Khơng hợp tác trong quá trình nghiên cứu
2.1.3. Địa điểm thời gian nghiên cứu
• Địa điểm: Làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội, xã Xuân Phương, huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
• Thời gian nghiên cứu: Ngày 01/10/2014 và ngày 06/10/2014
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
• Phương pháp chọn mẫu: Mẫu chủ đích là Làng Hữu Nghị Hà

Nội
• Cỡ mẫu: 60 đối tượng độ tuổi từ 7 - 31 tuổi, theo danh sách của
Làng trẻ Hữu Nghị Hà Nội
2.2.3. Ky tḥt, phương pháp, phương tiện thu thập thơng tin
• Thu thập thông tin từ hồ sơ của đối tượng nghiên cứu tại Làng
trẻ Hữu Nghị.
• Phỏng vấn:


×