Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------& ---------

NGUYỄN TIẾN QUÂN

“NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN ĐẬU ĐỎ
TẠI THỪA THIÊN HUẾ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số:
60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Vượng

HÀ NỘI – 2007
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thị Vượng - phó viện trưởng, Viện Bảo
vệ thực vật.
Ngoài ra trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án tôi còn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Tập thể cán bộ nhóm nghiên cứu sâu hại


cây công nghiệp, cán bộ của bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật cùng
các cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương, và bà con nông dân nơi tiến
hành nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo sau đại học – Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, nay là Ban đào tạo Sau đại học –
Viện Khoa học Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo
đã tạo điều kiện học tập, truyền đạt những kiến thức quí báu cho chúng tôi
trong suốt khóa học.
Nhân dịp này, cho phép tôi được cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân, bạn bè, đã hết lòng
giúp đỡ, động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007

Nguyễn Tiến Quân

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn.Các thông
tin, tài liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Tiến Quân

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………3



MỞ ðẦU
1. Đặt vấn đề
Đậu đỗ là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là nguồn protein thực vật chủ
yếu cung cấp cho con người và vật nuôi. Đậu đỗ là nguyên liệu chủ yếu cho
công nghiệp chế biến dầu thực vật, ngoài ra chúng còn là loại cây có giá trị
cải tạo đất. Tại Việt Nam cây đậu đỗ được coi là cây trồng quan trọng, cây có
giá trị kinh tế, nhất là cho các vùng đất không chủ động tưới tiêu và khô cằn.
Đậu đỏ (Vigna unguiculata subsp. cylindrica) (phụ lục 1) là một trong
những loại cây họ đậu thuộc phân họ Vigna trong họ Vigna. Họ V.
unguiculata gồm 4 phân loài Vigna unguiculata subsp. cylindrica, Vigna
unguiculata subsp. dekindtiana, Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis và
Vigna unguiculata subsp. unguiculata.
Trên thế giới, đậu đỏ được trồng ở những vùng khô hạn, có khí hậu ấm
áp. Chúng có khả năng cố định Nitrogen nhờ các nốt sần, do vậy chúng thích
hợp với vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đất có trên 85% cát, ít hơn 0,2%
mùn, hoặc những vùng đất nghèo phốt pho. Chúng cũng có thể được trồng
xen với ngô, lạc, mía, bông. Do vậy, đậu đỏ có vai trò quan trọng trong hệ
thống sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay
nhu cầu đậu đỏ trên thế giới rất cao, điển hình là Nhật Bản và Mỹ, người ta
cho rằng đậu đỏ là loại thức ăn giúp cho việc tăng cường sức khỏe rất tốt, đặc
biệt tốt cho hệ thống tiêu hóa.
Đậu đỏ được trồng ở Việt Nam từ lâu đời do chúng có giá trị kinh tế,
cải tạo đất rất cao. Bên cạnh các ưu điểm trên, đậu đỏ còn chống chịu tốt với
điều kiện khô hạn, phục hồi độ phì cho các vùng đất bị thoái hoá, hoặc có khả
năng che phủ và chống xói mòn cao. Chúng phát triển trên các loại đất khô
cằn, là nơi khó có thể trồng được các cây trồng có giá trị kinh tế khác. Thừa
Thiên Huế là tỉnh có diện tích sản xuất đậu đỏ cao nhất nước. Đậu đỏ được
trồng trên các vùng đất dốc, hoặc các vùng đất cát ven sông, biển. Đậu đỏ
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………4



không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho gia đình nông dân xứ Huế, là cây cải
tạo đất, tăng hiệu quả của sản xuất hơn hẳn các cây trồng khác khi trồng trên
các loại đất dốc, đất cát khô cằn. Đậu đỏ được sử dụng phổ biến tại Huế như
nấu chè, hầm xương, nấu xôi.. chúng góp phần vào việc duy trì ẩm thực dân
tộc của kinh đô Huế.
Chính vì đậu đỏ có hàm lượng protein cao, vì vậy nó là nơi tập trung
phá hoại của nhiều loài sâu hại, như ruồi hại lá, rệp, sâu đục quả, sâu ăn lá....
Sâu hại phát sinh và gây hại từ khi gieo đến khi thu hoạch. Để phòng trừ sâu
hại nói chung và sâu đục quả nói riêng người nông dân dùng thuốc hóa học là
chủ yếu. Trong một vụ đậu đỏ phải phun thuốc từ 4 đến 12 lần. Lượng thuốc
dùng là 4 – 21,6kg a.i/ha/vụ, gấp đôi so với lượng thuốc dùng trên rau thập tự.
Cho đến nay tại Việt Nam, hầu như chưa có công trình khoa học nào quan
tâm nghiên cứu về sâu bệnh hại đậu đỏ. Để phục vụ mục tiêu đa dạng hóa sản
phẩm, phát triển cây trồng đặc thù có giá trị kinh tế cao cho từng vùng, thì
nhất thiết cần nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về thành phần sâu hại,
đề xuất biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu hại có vai trò gây hại quan
trọng là hết sức cần thiết, nhằm góp phần giảm thiệt hại do chúng gây ra,
giảm số lần phun thuốc trừ sâu cho sản xuất, phát triển đậu đỏ không chỉ cho
tỉnh Thừa Thiên Huế mà cho tất cả các vùng đất khô cằn, đất cát nghèo dinh
dưỡng của các tỉnh trong cả nước. Nhờ đó đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ
cho các món ăn nổi tiếng xứ Huế, duy trì những nét văn hóa ẩm thực độc đáo
của người Việt Nam và tiến tới có sản phẩm để xuất khẩu.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu tình hình gây hại của các loài sâu hại trên đậu đỏ trong sản xuất.
- Thu thập, xác định thành phần sâu hại chính, thành phần kí sinh và biến
động số lượng của chúng trên đậu đỏ ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá hại
đậu đỏ, một trong những loài sâu hại quan trọng nhất hiện nay ngoài sản xuất.

- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại chính phục vụ sản xuất
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………5


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cây đậu đỏ có dinh dưỡng cao, có khả năng chịu hạn tốt, có thể phát
triển trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau, nhất là vùng sinh thái
khó khăn. Tuy nhiên cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về thành
phần sâu hại và biện pháp phòng chống chúng.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thành phần loài, các đặc điểm sinh học
sinh thái cơ bản của chúng là các dẫn liệu khoa học quan trọng bổ sung cho
các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy.
Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng trừ ruồi đục lá, một đối
tượng sâu hại đậu quan trọng bậc nhất hiện nay là góp phần quan trọng và
thiết yếu vào phục vụ cho công tác phát triển, mở rộng sản xuất đậu đỏ cho
Thừa Thiên Huế nói riêng và cho cả nước nói chung.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Thành phần sâu hại và vai trò gây hại kinh tế của chúng cho sản
xuất đậu
Đậu là loại cây trồng có thành phần dinh dưỡng rất cao ở cả thân, lá và
quả, do vậy có rất nhiều loại côn trùng gây hại từ giai đoạn nảy mầm đến khi
thu hoạch.
Do sự khác nhau về địa lý, nhiệt độ nên thành phần sâu hại chính trên
đậu rất khác nhau ở các nước sản xuất đậu trên thế giới.

Châu Âu: Có nhiều nghiên cứu về sâu hại đậu đã được tiến hành từ khá
lâu: Tại Pháp đã phát hiện được 25 loài sâu hại đậu cô ve (Bohec, 1982). Sâu
hại quan trọng là rệp muội Acyrthosiphon pisum (Harris) và ruồi Delia
platura (Mg.) (Bohec, 1982) [38].
Châu Mỹ: Tại Brazil, sâu hại quan trọng trên đậu cô ve là loài rầy xanh
Empoasca kraemeri (Ross & Moore) (Hohmann và ctv, 1982; Pizzamiglio,
1982) [54], [78].
Châu Phi: Tại Nam Nigeria, rầy xanh Empoasca dolichi Paoli và sâu
đục quả Cydia ptychora (Meyr.) là những sâu hại phổ biến trên đậu đũa (Parh
và ctv, 1981).
Châu Á: Tại vùng Đông Uttar Pradesh (Ấn Độ), trong năm 1978-1979
người ta đã ghi nhận được 20 loài côn trùng gây hại đậu (Gupta và CTV,
1982). Những sâu hại quan trọng trên đậu đũa là Madurasia obscurella Jac.,
Empoasca kerri Pruthi, O. phaseoli, Aphis craccivora Koch, Acrocercops
spp., Euchrysops cnejus (F.), Megalurothrips distalis (Karry) và Riptortus sp.
(Gupta và ctv, 1982). Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), sâu đục quả đậu Maruca
vitrata (Geyer) và Lampides boeticus (L.) được coi là những sâu hại quan
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………7


trọng trên đậu đũa (Luo và ctv, 1992). Còn tại Đài Loan, bọ trĩ hại hoa
Megalurothrips usitatus (Bagn.) là loài sâu hại quan trọng trên đậu đũa
(Niana, 1990).
Đông Nam Á: Tại Thái Lan và Singapore đã ghi nhận được 20 và 17
loài sâu hại chính, nhưng mỗi nước chỉ có 2 loài là đối tượng quan trọng trên
đậu đũa, đó là loài H. armigera, S. litura (ở Thái Lan) và S. litura, Valanga
nigricornis (Burmeis) (ở Singapore). Còn tại Myanmar và Campuchia cũng
đã ghi nhận được 11 loài sâu hại chính trên đậu đũa, trong đó có 4 sâu hại loài
quan trọng. Những loài sâu hại quan trọng cho đậu ở Myanmar là H.
armigera, S. liture (Fabr.), Aproacrema undicella (Dev.) và Nezara viridula

(L.); còn ở Campuchia là A. medicella, H. armigera, M. vitrata và S. litura.
Khi nghiên cứu về thành phần sâu hại đậu tại Lào thấy rằng, trong số 10 loài
sâu hại chính có 4 loài quan trọng là A. molicella, H. armigera, Hypomeces
squamosus (Fabr.) và O. phaseoli., Malaysia đã ghi nhận được 26 loài sâu hại
chính, trong đó 7 loài sâu là quan trọng: H. armigera, S. litura, H. squamosus,
O. phaseoli, M. vitrata, Leptocorisa acuta (Thurb.) và Callosobruchus
chinensis (L.). Indonesia có 7 loài quan trọng trong số 15 loài sâu hại chính
là: H. armigera, O. phaseoli, L. acuta, Agrius convolvuli (L.), Parasa lepida
(Cramer), S. litura và A. craccivora. Ở Philippine có tới 8 đối tượng gây hại
quan trọng trong số 11 loài sâu hại chính trên đậu đũa. Đó là các loài: H.
armigera, Euchrysops enejus (Fabr.), O. mendosa, P. lepida, S. litura, O.
phaseoli, A. craccivora và L. acuta (Waterhouse, 1993) và Brunei trong số 5
loài phát hiện được (Waterhouse, 1993) [93] có 4 loài sâu hại chính trên đậu
đũa là M. vitrata, H. armigera, S. litura và Aphis craccivora Koch.
Trong những năm gần đây bọ trĩ đã nổi lên là sâu hại gây hại phổ biến
và quan trọng trên nhiều loại rau đậu. Theo Wang (1990) ở Đài Loan loài bọ
trĩ Megalurothrips ustatus (Bagnall) là đối tượng hại quan trọng trên các loài
đậu Vigna sesquipedalis, V. sinensis, Phaseolus vulgaris và P. limesis (Niann,
1991). Bọ trĩ cũng thường xuyên gây hại cho đậu đũa và đậu cô ve ở Malaysia
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………8


(Fauziah và ctv, 1991). Trên đậu cô ve ở vùng Đông Nam Á bị 3 loài bọ trĩ là
Scritothrips dosalis Hood, Thrips palmi Karny và Thrips tabaci Lind) phá hại
thường xuyên (Shepard và ctv, 1999; Talekar, 1991).
Nhóm nhện nhỏ (Acarina) cũng là nhóm sâu hại phổ biến trên đậu.
Hiện nay đã ghi nhận ít nhất có 3 loài nhiện nhỏ thường thấy trên đậu đỏ trên
thế giới. Đó là Tetranychus urticae (Koch), T. cinnabarinus (Boisd.) và
Polyphagotarsonemus latus (Banks) (Sherpard và ctv, 1999).
Theo Singh và Allen (1980) [85], sâu đục quả đậu Maruca vitrata có

thể làm giảm năng suất hạt của các loại đậu từ 20 - 60% nếu không phòng trừ.
Ở Bangladesh, sâu đục quả đậu gây ra tới 54,4% quả đậu đũa bị đục khi thu
hoạch và làm giảm năng suất khoảng 20% (Ohno và Alam, 1989) [72]. Theo
Oguawotu (1990) [71], ở Nigeria năng suất hạt của đậu đũa bị giảm từ 48% 72% do sâu hại, Bal (1991) [35], cho rằng nếu không phòng trừ bọ trĩ thì năng
suất đậu đũa giảm đi 30 - 90%. v.v…

1.1.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái một số sâu hại đậu chính
1.1.2.1 Ruồi đục lá đậu (Liriomyza spp.)
Phân bố và thành phần loài: Ruồi đục lá thuộc họ Agromyzidae bao
gồm 2500 loài, trong số đó chỉ có 16 loài là đa thực, nếu căn cứ theo định
nghĩa của Spencer, 1990 về loài đa thực là một loài có thể ăn hại thường
xuyên trên ít nhất 2 loài cây chủ trở lên cùng trong 1 họ cây ở các bộ khác
nhau. Những loài Agromyzidae đa thực ñều thuộc 3 chi: Liriomyza (10 loài),
Tropicomyia (5 loài) và Chromaomyia (1 loài). Một số trong những loài này
đã trở thành dịch hại quan trọng trên thế giới trong suốt 30 năm qua, nguyên
nhân chủ yếu là do sự trao đổi buôn bán cây trồng giữa các nước và khu vực.
Những loài Chromatomyia có quan hệ chặt chẽ với chi Phytomyza, nhưng có
một đặc điểm quan trọng ñể phân tách chi Chromatomyia với Phytomyza là
dòi của chi Chromatomyia luôn luôn hóa nhộng ở bên trong đường đục,
nhộng có màu thay đổi từ trắng ñến nâu sẫm hoặc đen. Loài Chromatomyia
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………9


horticola có kích thước trung bình, sải cánh 2,2 - 2,6 mm, dòi hóa nhộng nằm
ở trong đường đục sát gân lá ở mặt dưới lá, nhộng màu trắng. Đây là loài đa
thực hại trên 35 họ thuộc 7 bộ: Magnoliidae, Hammamelidae, Caryohyllidae,
Dilleniidae, Rosdae, Asteridae, và Liliidae (Spencer 1990). Trước đây loài
này còn có tên là Phytomyza atricornis. Những loài thuộc Liriomyza có đặc
điểm hóa nhộng ở bên ngoài các đường đục ngoằn ngoèo. Nhộng màu vàng
(Parella 1987).

Họ Liriomyza, được phát hiện từ năm 1894, gồm khoảng hơn 300 loài.
Chúng phân bố rộng nhưng thường tìm thấy nhiều nhất ở các vùng có nhiệt
độ cao; có những sự liên hệ với một số loài ở các vùng nhiệt đới.
Trong họ này có 23 loài có ý nghĩa kinh tế quan trọng, gây thiệt hại cho
cây nông nghiệp và cây cảnh bằng các hoạt động đục lá của chúng. Một số
nơi gọi là sâu vẽ bùa. Nhiều trong số những loài gây hại là loài ăn tạp, những
loài này không phổ biến trong Bộ Agromyzidae; 2450 loài đã được miêu tả
trong họ này chỉ có 11 loài ăn tạp, 5 trong số đó thuộc họ Liriomyza.
"Dòi đục lá" là tên thường gọi cho tất cả các thành viên thuộc giống
bởi vì sự phân bố rộng, đa thực, với các đặc điểm hình thái gần giống nhau
giữa các loài trong giống. Nhiều ấu trùng của loài Liriomyza tạo ra những
đường đục ngoằn ngoèo, mới đầu rất hẹp và mở rộng dần ra theo sự lớn lên
của ấu trùng, thông thường chúng đục xoắn qua lá. Tuy nhiên, kiểu của đường
đục được tạo ra bởi Liriomyza có thể bị chi phối bởi các giai đoạn phát triển
của lá hoặc bởi chính cây kí chủ. Vì vậy đường đục không luôn "ngoằn
ngoèo" ở tất cả các cây chủ. Thêm nữa, vị trí đục trên lá có thể luôn luôn biến
đổi, hoặc chúng đục phần thịt lá phía trên hoặc phía dưới lá. Một số loài có
giai đoạn ấu trùng đục vào thân cây khoai tây, đục xuyên qua thân cành và ăn
vào ñến tận hạt. Trong số 300 loài chỉ có 10 loài là đa thực phổ biến trên thế
giới. Trong đó:

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………10


- Loài Liriomyza bryoniae nhỏ bé có sải cành ngắn 1,7 - 2,1 mm. Gây
hại trên cà chua và các cây bầu bí dưa, phổ biến ở châu Âu, Bắc Phi, chủ yếu
ở vùng Địa Trung Hải.
- Loài Liriomyza strigata cũng là loài nhỏ bé có sải cánh 1,8 - 2,1 mm
có đường đục liên hợp với gân lá. Loài này là thứ yếu, ít gây hại kinh tế,
thường thấy trên các cây rau ở châu Âu.

- Loài Liriomyza huidobrensis có kích thước trung bình, sải cánh dài
1,8 - 2,3 mm. ðường đục liên hợp với gân lá. Đây là loài có nguồn gốc ở Nam
Mỹ nhưng từ 1990 phổ biến rộng ở nhiều nước, là loài dịch hại quan trọng
trên nhiều loài cây rau (như hành, đậu đỗ, và chua và nhiều cây khác), trên
khoai tây và cây cảnh.
- Loài Liriomyza sativae có kích thước nhỏ, sải cánh 1,3 - 1,7 mm có
nguồn gốc từ châu Mỹ, nhưng từ 1990 phổ biến rộng trên thế giới và là dịch
hại quan trọng phổ biến khắp các vùng ở Việt Nam, gây hại trên nhiều loài
cây trồng (hành, đậu Hà Lan, đậu côve, cà chua, bông…).
- Loài Liriomyza trifolii là loài có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, nhưng từ 1970
phổ biến rộng ở nhiều nước trên thế giới.
- Loài Liriomyza chinensis tuy không phải là loài đa thực, nhưng là loài
ở châu Á có kích thước nhỏ, sải cánh 1,6 - 1,9 mm mới đây cũng phát hiện
thấy ở châu Âu (Spencer, 1990). Chúng gây hại trên loài cây hành (Allum
sp.).
Năm loài ruồi đục lá đa thực phổ biến nhất trên thế giới là các loài
Liriomyza strigata (Meig.), L. bryniae (Kalt.), L. trifolii (Burg.), L.
huidobrensis (Blanch.) và L. sativae (Blanch.) (Spencer, 1973) [87]. Theo
Murphy (1999), các loài này có đặc điểm vòng đời cơ bản giống nhau . Đặc
điểm sinh học, sinh thái của các loài ruồi đục lá Liriomyza spp. có thể tìm
thấy trong công trình nghiên cứu của Spencer (1989) [87].

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………11


Đặc điểm sinh học:
Vòng đời: Thời gian phát dục của từng pha hoặc cả vòng đời của các
loài Liriomyza phụ thuộc vào điều kiện ôn ẩm độ, thức ăn mà thay đổi một
cách đáng kể. Ở Philippine, thời gian phát dục từ trứng đến ruồi trưởng thành
của các loài Liriomyza trung bình kéo dài 24 - 28 ngày, nếu nhiệt độ cao thì

chỉ khoảng dưới 20 ngày. Trong đó, thời gian trứng trung bình là 2,5 - 4,5
ngày; thời gian của dòi (3 tuổi) là 4 - 7 ngày và thời gian phát dục của nhộng
dài nhất tới 10 - 12 ngày (Joshi và CTV, 2000) [58]. Parrella (1987) đã tổng
hợp nhiều kết quả nghiên cứu về vòng đời của ruồi đục lá Liriomyza (Chủ
yếu là Liriomyza sativae và L. trifolii) cho thấy: Tùy theo điều kiện nhiệt độ
và cây thức ăn mà thời gian từ trứng đến ruồi trưởng thành kéo dài 14 - 25
ngày. Trong đó, thời gian trứng kéo dài 2 - 8 ngày; thời gian phát dục của dòi
là 4 - 6 ngày; thời gian phát triển của nhộng cũng dài nhất và kéo dài 8 - 11
ngày. Thời gian vòng đời của ruồi L. huidobrensis ở Indonesia trung bình là
23,8 ngày. Trong đó, thời gian trứng kéo dài 2,9 ngày; thời gian 3 tuổi AT là
8,9 ngày; thời gian của nhộng là 9,9 ngày (Rauf, 2001) [80]. Ở Philippine,
ruồi trưởng thành các loài Liriomyza có thể sống được 10 - 30 ngày tùy thuộc
vào điều kiện môi trường (Joshi và CTV, 2000) [58]. Ruồi trưởng thành loài
L. huidobrensis tại Indonesia trung bình sống được 6,0 ngày (ruồi đực) đến
10,3 ngày (ruồi cái) (Rauh, 2001) [80]. Tuổi thọ của trưởng thành giảm khi
nhiệt độ trung bình của môi trường tăng lên. Ruồi trưởng thành ăn thêm mật
hoa làm tăng đáng kể tuổi thọ (Parrella, 1987) [76]. Nghiên cứu về khả năng
đẻ của ruồi trưởng thành cho thấy: Trung bình 1 ruồi trưởng thành cái đẻ
khoảng gần 100 trứng đến hơn 600 trứng (Oatman và CTV, 1958) [67]. Theo
Liebee (1984)[62], trưởng thành ruồi L. trifolii đẻ trung bình được 405,7
trứng, 1 ngày đẻ khoảng 38,7 trứng. Ruồi L. huidobrensis ở Indonesia, trưởng
thành cái đẻ trung bình 160,8 trứng (Rauf, 2001) [80]. Lượng trứng đẻ nhiều
nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 10 sau vũ hóa. Thời gian đẻ trứng của ruồi

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………12


trưởng thành loài L. huidobrensis từ 4 - 11 ngày (Parrella, 1987; Rauf, 2001)
[76], [80].
Khi nghiên cứu ngưỡng của các pha phát dục của ruồi L. sativae

Oatman và cộng sự [67] cho biết khi nuôi trên đậu Phaseolus sp ngưỡng nhiệt
độ phát dục các pha trứng, AT và nhộng tương ứng là 6,2; 7,9; và 9,7oC. Theo
Charlton và CTV (1981), ngưỡng nhiệt độ phát dục của pha trứng, AT và
nhộng của ruồi L. trifolii tương ứng là 10,0; 8,5 và 8,0oC (dẫn theo Parrella,
1987) [76].
Tập tính: Trưởng thành ruồi Liriomyza mới vũ hóa có xu tính ánh sáng
dương. Cá thể trưởng thành đực vũ hóa trước cá thể trưởng thành cái. Chúng
thường vũ hóa vào buổi sáng. Ngay sau vũ hóa ruồi trưởng thành cặp đôi giao
phối. Hầu hết trưởng thành cái giao phối trong vòng 24 giờ sau vũ hóa (Joshi
và CTV, 2000; Oatman và CTV, 1958; Parrella, 1987) [58], [67], [76].
Hoạt động sống của ruồi trưởng thành thường thấy vào giữa buổi sáng.
Trưởng thành cái của loài ruồi L. trifolii, L. sativae và L. huidobrensis dùng
ống đẻ trứng châm vào mặt lá tạo thành một lỗ nhỏ, dịch cây chảy ra, chúng
ăn dịch đó. Ruồi trưởng thành đực cũng ăn nhờ những dịch này. Những chỗ
châm đó có thể được ruồi trưởng thành cái đẻ trứng vào đó (Bethke và CTV,
1985; Murphy, 1999; Parrella, 1987) [36], [64], [76]. Trưởng thành cái loài L.
trifolii và L. sativae thường đẻ trứng ngẫu nhiên ở trên mặt lá. Trưởng thành
cái loài L. huidobrensis thích đẻ trứng vào mặt lá phía gốc lá hoặc gần sát gân
giữa (Spencer, 1989) [87]. Trứng được ruồi trưởng thành cái đẻ vào trong mô
lá. Sau khi đẻ xong, trứng tăng kích thước dần có thể do hút dịch từ mô lá
(Dimentry, 1971; Parrella, 1987) [43], [76].
Vai trò gây hại:
Ruồi đục lá Liriomyza gây hại ñến cây trồng bằng ít nhất 6 cách [76]:
(1) là vector truyền bệnh, (2) bằng sự phá hủy cây non, (3) gây giảm năng
suất cây trồng, (4) làm rụng lá nhanh những lá đang phát triển phía trên (5)

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………13


làm giảm giá trị thẩm mỹ ở những cây trang trí, và (6) một số loài cây trồng bị

đưa vào đối tượng kiểm dịch.
Dòi bắt đầu ăn ngay sau khi mới nở. Ấu trùng ruồi L. trifolii ăn trong
mô đậu của thịt lá, còn AT ruồi L. huidobrensis ăn trong mô xốp của thịt lá
(Parrella, 1987) [76]. Trong khi ăn thịt lá chúng tạo thành các đường đục
ngoằn ngoèo trên mặt lá. Ấu trùng tuổi 3 đẫy sức chui ra khỏi đường đục, rơi
xuống những lá phía dưới và hóa nhộng ở đó (Murphy, 1999; Parrella, 1987)
[64][76].
Ký chủ: Các loài L. trifolii, L. sativae và L. huidobrensis là những loài
đa thực. Ruồi L. huidobrensis đã ghi nhận gây hại cho 11 họ thực vật
(Spencer, 1989) [87]. Ở Indonesia đã ghi nhận được hơn 70 loài cây thuộc 20
họ thực vật là ký chủ của ruồi L. huidobrensis (Rauf và CTV, 2001) [80].
Loài L. sativae đã ghi nhận gây hại trên các cây thuộc 10 họ thực vật khác
nhau. Ở Indonesia đã phát hiện ra loài này trên 11 loại cây trồng khác nhau.
Còn tại Philippine mới ghi nhận được 8 loài cây trồng là ký chủ của loài L.
sativae (Joshi và CTV, 2000; Rauf và CTV, 2000; Spencer, 1989) [58], [80],
[87]. Loài ruồi L. trifolii đã phát hiện được từ nhiều loại cây thuộc 47 giống ở
10 họ thực vật Ở Nam Ấn Độ ghi nhận 70 loài thực vật là thức ăn của ruồi L.
trifolii (Joshi và CTV, 2000; Murphy, 1999) [58], [64].
Nghiên cứu về diễn biến phát sinh, diễn biến số lượng và các yếu tố
ảnh hưởng đến số lượng loài Liriomyza spp. trên đồng ruộng
Có nhiều nghiên cứu về diễn biến số lượng ruồi đục lá đậu hại trên
nhiều loại cây rau, nhưng rất ít theo dõi trên đậu đỏ. Kết quả nghiên cứu của
Shepard và CTV, 1998 [84] cho thấy ở West Java, ruồi L. huidobrensis có
mật độ quần thể cao nhất trên khoai tây vào thời gian cuối mùa mưa. Nhưng
nghiên cứu của Rauf (2001) [80] cho biết ruồi Liriomyza ở Indonesia có mật
độ quần thể cao nhất, gây hại nặng cho cây trồng thường vào thời gian từ đầu
mùa khô (tháng 5) đến đầu mùa mưa (tháng 11). Trong thời gian mùa mưa
(tháng 12 đến tháng 2) ruồi Liriomyza có mật độ quần thể thấp. Nghiên cứu
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………14



của Faleiro và CTV (1990) về ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến sâu hại
đậu đũa ở New Deli cho thấy mật độ quần thể ruồi Liriomyza tương quan
thuận với nhiệt độ tối thiểu trong ngày, với ẩm độ và lượng mưa. Tăng số giờ
nắng làm tăng đáng kể số lượng ruồi đục lá [49].
Kí sinh, thiên địch: Những nghiên cứu về diễn biến số lượng của ruồi
đục lá ở Bắc Mỹ, Johnson và CTV, (1980), Palumbo và CTV, (1994) đã chỉ ra
rằng các loài ký sinh có vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng của ruồi
Liriomyza (dẫn theo Murphuy, 1990) [64]. Cho đến nay trên thế giới đã phát
hiện được hơn 40 loài ký sinh trên những loài Liriomyza quan trọng (Lasalle,
1990) [61].
Nghiên cứu vai trò của KSTĐ trong điều hòa quần thể ruồi Liriomyza
Rauf, 2001; Sivapragasam và CTV, 1999) [80], [86] đã ghi nhận có 10 loài ký
sinh trên Liriomyza spp., ở Malaysia là 9 loài. Tỉ lệ ký sinh chung đối với ruồi
đục lá trên đậu đũa và đậu cô ve ở Indonesia cao 35,3 – 80% và 51,7 – 91,1%.
Tỉ lệ kí sinh ở Malaysia đã quan sát được thấp hơn và cao nhất chỉ đạt 41%.
Quần thể của ruồi đục lá Liriomyza trong tự nhiên giảm đi sau một vài năm
phát sinh với mật độ cao. Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân chính là do vai
trò điều hòa quần thể của các thiên địch.
1.1.2.2 Sâu đục quả đậu (Maruca vitrata (Geyer))
Sâu đục quả đậu Maruca vitrata (Geyer) thuộc họ Pyralidae (Bộ
Lepidoptera).
Phân bố : Loài này có phân bố ở nhiều nước thuộc châu Á, châu Phi,
châu Úc và châu Mỹ (Sharma và CTV, 1998) [83].
Đặc điểm sinh học : Những nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học
của loài M. vitrata được Walcott tiến hành ở Pactto Rico trên đậu Phaseotus
humatus (dẫn theo Singh và CTV, 1988) [85]. Sau đó được nhiều tác giả khác
tiến hành, như Djawin (1981) ở Philippine, Akinfenwa (1975) ở Nigeria (dẫn
theo Sharma và CTV, 1999) [84] và Taylor (1987) ở Nigeria [91]. OkeyoOwour và CTV, (1981) ở Kenya [73], v.v…
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………15



Vòng đời: Khi nghiên cứu về vòng đời của Maruca vitrata tại Nigeria,
thời gian vòng đời của sâu đục quả đậu M.vitrata kéo dài từ 18 - 28 ngày tùy
theo điều kiện nuôi. Trong đó, pha trứng là 2 - 3 ngày, thời gian AT (5 tuổi)
kéo dài 8 - 14 ngày, có 2 ngày tiền nhộng và pha nhộng kéo dài 6 - 9 ngày
(Akinfenwa, 1975, dẫn theo Sharma và CTV, 1999; Taylor, 1987) [84][91]. Ở
Ấn Độ, thời gian trứng 2,9 - 3,1 ngày; AT hoàn thành phát dục trong khoảng
12,9 - 13,9 ngày; thời gian tiền nhộng là 1,5 - 1,8 ngày; thời gian nhộng là 6,4
- 7,5 ngày. Vòng đời kéo dài 23,7 - 26,3 ngày (Ramasubranmanian và CTV,
1989) [79]. Tại Kenya, sâu đục quả đậu M. vitrata có thời gian vòng đời ngắn
nhất là 20 ngày và dài nhất là 57 ngày (Okeyo-Owour và CTV, 1981) [73].
Trưởng thành: Tuổi thọ của trưởng thành đực trung bình là 5,9 - 7,7
ngày, ngắn hơn so với tuổi thọ của trưởng thành cái (trung bình là 8,5 - 10
ngày). Một trưởng thành cái đẻ được từ 6 - 189 trứng (Ochieng và CTV,
1981; Akinfenwa, 1975 - dẫn theo Sharma và CTV, 1999; Taylor, 1967) [68],
[83], [91]. Theo Jackai (1981), khi mổ bụng một trưởng thành chưa đẻ trứng
có tới 200 - 300 trứng [55]. Như vậy trưởng thành cái loài M. vitrata có tiềm
năng sinh sản cao hơn rất nhiều so với khả năng đẻ trứng của chúng. Nhưng
trong thí nghiệm khác Jackai và CTV, (1990) đã công bố trưởng thành cái đẻ
được 440 trứng [56].
Tập tính: Trưởng thành vũ hóa vào thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ. Quá
trình giao phối đã quan sát được thường xảy ra vào thời gian từ 21 giờ đêm
đến 5 giờ sáng (khi nhiệt độ không khí là 20 - 250C và ẩm độ là 80%). Đỉnh
cao của hoạt động giao phối vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. Thời gian đẻ trứng
quan sát được cũng tương tự như thời gian giao phối (Jackai và CTV, 1990;
Okeyo-Owuor và CTV, 1981) [56], [73]. Trưởng thành cái tiết pheromone
sinh dục để hấp dẫn trưởng thành đực đến giao phối. Đỉnh cao của sự hấp dẫn
này là đêm thứ 3 sau khi vũ hóa. Sau đêm thứ 5 từ ngày vũ hóa, con cái không
còn khả năng tiết pheromone sinh dục để dẫn dụ con đực nữa (Okeyo-Owuor

và CTV, 1982) [73]. Trứng thường được đẻ rời rạc từng quả hoặc từ 2 - 16
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………16


trứng một chỗ (Sharma và CTV, 1999) [83]. Theo Jackai (1981); Taylor
(1967) thì trưởng thành cái thường đẻ trứng trên nụ hoa và hoa, lá, ngọn chồi
và quả đậu. Trong đó hoa và nụ hoa là chỗ trưởng thành cái thích đẻ trứng
hơn cả [83], [91]. Những kết quả nghiên cứu của Okeyo-Owuor và CTV
(1981) cho thấy, phần lớn (86%) số trứng được trưởng thành cái đẻ trên lá.
Trong số đó, hơn 90% số trứng được đẻ ở mặt dưới [73]. Sự sai khác này có
lẽ là do cây thức ăn được chọn cho trưởng thành cái đẻ trứng.
Vai trò gây hại: Ấu trùng loài M. vitrata tuổi nhỏ ăn hoa và nụ hoa, nhả
tơ kết các lá non và cụm hoa lại. Ấu trùng thường ăn ở phía trong hoa, nụ hoa
và quả đậu. Tập tính này đặc trưng cho AT M. vitrata để bảo vệ chúng khỏi bị
kẻ thù tấn công và tránh được những tác động bất lợi khác (Sharma và CTV,
1999) [83]. Ấu trùng M. vitrata hoạt động trên bề mặt tán cây, tán lá mạnh
nhất vào thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ sáng (Singh và CTV, 1988) [85]. Ấu
trùng đẫy sức thường xuống đất để hóa nhộng trong một kén gồm 2 lớp: lớp
ngoài được làm từ tơ, đất vụn và lớp trong được tạo thành từ các túm sợi tơ
trắng được bện như lưới cá (Taylor, 1978) [91].
Ký chủ: Sharma và CTV, (1999) đã tập hợp được danh sách cây ký chủ
của M. vitrata gồm 39 loài thuộc 5 họ thực vật. Trong đó họ Papilionaceae có
35 loài, còn các họ Caesalpiniaceae, Pedaliaceae, Malvaceae, Mimosaceae
mỗi họ có 1 loài [83]. AT M. vitrata sống trên các cây ký chủ khác nhau có tỉ
lệ sống sót rất khác nhau: Khi nuôi bằng đậu đũa, AT có tỉ lệ chết từ 0 - 30%;
khi nuôi bằng đậu triều (Cajanus cajan), cây Crotalaria amaconas, C.
saltiana và C. micronata thì tỉ lệ chết của AT dao động từ 30 - 50%; khi nuôi
bằng cây C. juncea, C. retusa và C. misereniensis thì AT M. vitrata bị chết 50
- 100% (Jackai and Singh, 1981; 1983) [57]. Ramasubramanian và Babu
(1988, 1989) đã nghiên cứu tính ưa thích của cây thức ăn (đậu triều, đậu đũa

và đậu ván) đối với sinh trưởng phát triển của sâu đục quả đậu M. vitrata. Căn
cứ vào các thông số thu được từ thí nghiệm này, các tác giả đã kết luận đậu
ván là cây thức ăn ưa thích cho sâu M. vitrata hơn đậu đũa và đậu triều [79].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………17


Nghiên cứu về diễn biến phát sinh, diễn biến số lượng và các yếu tố
ảnh hưởng đến số lượng loài M. vitrata trên đồng ruộng
Sâu đục quả đậu có thể xuất hiện trên đậu đũa trước khi đậu ra hoa và
sống trên ngọn, thân cây, chồi cây. Khi đậu ra hoa, AT chủ yếu sống trên hoa
và nụ hoa. Khi đậu có quả, AT sống cả ở trên hoa, nu hoa và đục vào quả
(Taylor, 1978) [91].
Ở Nigeria, đỉnh cao mật độ quần thể quan sát được vào tháng 6 – 7
hàng năm trên vụ đậu đũa sớm. Có thể thấy trưởng thành loài M. vitrata vào
bẫy đèn quanh năm, nhưng vào những tháng không có đậu đỏ thì số lượng
trưởng thành vào bẫy đèn ít hơn. Người ta cho rằng trưởng thành sâu M.
vitrata ở Nigeria có thể di chuyển từ phía Nam lên phía Bắc và ngược lại
(Akinfecowa, 1999) [83]. Theo Dharmasena và CTV, (1992), điều kiện ẩm độ
không khí cao và nhiệt độ thấp kéo dài trong thời gian từ giữa tháng 10 đến
giữa tháng 11 sẽ thuận lợi cho sự tích lũy quần thể sâu đục quả đậu [42].
Alghali (1993) nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng đến diễn
biến mật độ quần thể của sâu tại Nigeria. Theo tác giả, có một mối quan hệ
chặt giữa mật độ sâu đục quả đậu với lượng mưa tích lũy và số ngày mưa
trong thời gian từ khi đậu mọc mần đến giai đoạn 50% số cây ra hoa. Sự phân
bố lượng mưa trong cả vụ quan trọng hơn tổng lượng mưa đối với sự dao
động mật độ của sâu M. vitrata [29]. Ghethi và CTV (1992) ghi nhận mật độ
AT M. vitrata ở điều kiện có thời gian mưa dài sẽ cao hơn điều kiện có thời
gian mưa ngắn [51].
Tại Beclin, mật độ sâu đục quả cao nhất trong vụ đậu đũa quan sát
được vào thời gian 40 – 47 ngày sau trồng và đạt mức 4 – 17 sâu/20 hoa. Tỉ lệ

hoa bị hại vào thời điểm này là 20 – 70%. Vào thời kỳ 40 – 70 ngày sau trồng,
ngoài sâu đục quả đậu ra, bọ trĩ cũng đạt mật độ quần thể cao nhất trong vụ.
Mật độ sâu đục quả đậu M. vitrata đạt đỉnh cao thì mật độ bọ trĩ
Megalurothrips sjostedri xuống thấp nhất và ngược lại (Atachi và CTV,
1989) [33].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………18


Ở vùng Patancheru (Ấn Độ) trong năm có 3 cao điểm về số lượng
trưởng thành loài M.vitrata vào bẫy đèn: cao điểm thứ nhất vào đầu tháng 2,
sau đó là cao điểm vào tháng 9 và cao điểm thứ 3 (cao nhất) quan sát được từ
đầu tháng 11 đến giữa tháng 12. Đỉnh cao trưởng thành M. vitrata vào bẫy
đèn trong tháng 11 và tháng 2 lại trùng hợp với thời kỳ ra hoa của các giống
đậu đỗ có thời gian sinh trưởng dài và trung bình. Đỉnh cao trưởng thành vào
tháng 9 trùng hợp với thời kỳ ra hoa của các giống đậu đũa có thời gian sinh
trưởng ngắn ngày. Còn ở vùng Hisar (Ấn Độ), số lượng trưởng thành loài M.
vitrata vào bẫy đèn chỉ có 1 cao điểm vào giữa tháng 9 đến giữa tháng 10
(Srivastava và CTV, 1992) [89]. Ở Sri Lanka, sâu đục quả đậu có mật độ quần
thể cao vào đầu tháng 12 đến tháng 3 hàng năm trên vụ đậu chính. (Fellows
và CTV, 1977) [50].
Thành phần thiên địch và vai trò của chúng trong hạn chế số lượng sâu
đục quả đậu: Đến nay đã phát hiện được 57 loài thiên địch trên sâu đục quả
đậu. Chúng gồm 33 loài ký sinh, 19 loài bắt mồi ăn thịt và 5 loài sinh vật gây
bệnh (Sharma, 1998) [83]. Ở Kenya, ký sinh nhộng Antrocephalus sp., loài
nguyên sinh động vật Nosema sp. Và vi khuẩn Bacillus là những thiên địch
rất phổ biến của sâu M. vitrata. Các loài ký sinh và vật gây bệnh gây tỷ lệ chết
cho quần thể sâu đục quả đậu ở mức 35,6 – 40,7% (Okeyo – Owuor, Oloo,
1981) [73]. Ở Sri Lanka đã ghi nhận được 9 loài ký sinh sâu đục quả đậu.
Loài ký sinh nhộng Antrocephalus sublongatus có vai trò quan trọng hơn cả,
nó gây chết được 12 – 20% nhộng M. vitrata. Loài Phanerotoma

hendecasisella có tỷ lệ ký sinh là 6 – 7% trên pha AT M. vitrata (Waterhouse
và CTV, 1987) [61].
1.1.2.3 Rệp đậu màu đen (Aphis craccivora Koch)
Rệp đậu màu đen Aphis craccivora Koch (Homoptera: Aphididae) là
một trong những sâu hại phổ biến trên cây rau cây họ đậu. Rệp đậu màu đen ở
vùng nhiệt đới nó chỉ có hai pha phát dục: đó là rệp non và rệp trưởng thành.
Rệp non có 4 tuổi. Ở Ấn Độ, khi nuôi trong phòng thí nghiệm trên cây đậu
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………19


đũa, thời gian phát dục của pha rệp non trong tháng 3 - 4, tháng 5 - 6, tháng 8
- 9 và tháng 10 - 11 tương ứng là 4,9; 5,6; 5,1 và 5,2 ngày. Vòng đời của rệp
đậu màu đen trung bình tương ứng là 10,4; 11,1; 11,2 và 10,8 ngày (Patel và
CTV, 1989) [77]. Vòng đời của rệp Aphis craccivora ở khi nghiên cứu tại
vùng Đông Nam Á kéo dài 5 - 8 ngày (Shepard và CTV, 199) [84]. Rệp Aphis
craccivora sinh sản đơn tính, đẻ ra con. Khả năng đẻ con của rệp trưởng
thành không cánh khá cao. Một rệp trưởng thành có cánh có thể đẻ trung bình
97 rệp non trong khoảng 30 ngày ở điều kiện đồng ruộng và 112 rệp non
trong điều kiện nhà kính (Waterhourse,1998) [93]. Ở Ấn Độ, một rệp trưởng
thành chỉ đẻ được từ 17,4 - 47,5 rệp con (Patel và CTV, 1989; Srikanth và
CTV, 1988) [77], [167]. Tuổi thọ của rệp trưởng thành loài Aphis craccivora
trung bình là 10,2 ngày (Srikanth và CTV, 1988) [88].
Ký chủ: Rệp đậu màu đen là loài đa thực, nhưng ưa thích các cây họ
đậu hơn (Blackman và CTV, 1984; Shepard và CTV, 1999) [37], [84]. Kết
quả nghiên cứu ở Ghana cho thấy tồn tại một quần thể A. craccivora trên lạc
không sẵn sàng thích nghi khi chuyển sang đậu đũa. Khi sống trên các cây
đậu khác nhau thì thời gian vòng đời, khả năng sinh sản của chúng cũng khác
nhau. Rệp A. craccivora ăn trên đậu đũa thì vòng đời là 10,4 ngày, trên đậu
Vigna mungo vòng đời là 9,6 ngày. Một rệp trưởng thành cái đẻ trung bình
27,9 rệp con khi nuôi trên đậu đũa và chỉ đẻ được 17,4 rệp con khi nuôi trên

đậu V. mungo. Khi rệp A.craccivora ăn trên đậu ván, đậu Vigna radiata và lạc
thì vòng đời sẽ kéo dài hơn, tuổi thọ của trưởng thành cái sẽ ngắn hơn, khả
năng đẻ con sẽ giảm thấp hơn so với nuôi trên đậu đũa. Đặc biệt khi ăn trên
đậu tương, rệp không phát dục được qua giai đoạn rệp non tuổi 1 (Patel và
CTV, 1989l Sricanth và CTV, 1988) [77], [88]. Trên cùng đậu đũa, rệp sống
trên quả non có khả năng sinh sản cao hơn trên quả đã thành thục (Ofuya,
1989) [65].
Kết quả nuôi rệp A. craccivora trên cây Sesbania exaltata, Indigofera
hirsuta, Vicia villosa, Trifollium incarnatum và đậu đũa cho thấy thời gian
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………20


phát triển của rệp này ngắn nhất khi nuôi trên đậu đũa, sau đó là trên Sesbania
exaltata, Indigofera hirsuta. Nhưng khả năng sinh sản, tỉ lệ gia tăng quần thể
cao nhất khi nuôi trên đậu đũa và Indigofera hirsuta (Kaaketh và CTV, 1993)
[59].
Nghiên cứu về diễn biến phát sinh, diễn biến số lượng và các yếu tố
ảnh hưởng đến số lượng loài Aphis craccivora Koch trên đồng ruộng
Có nhiều nghiên cứu về diễn biến số lượng rệp A. craccivora trên các
cây trồng, nhưng rất ít nghiên cứu trên đậu đũa.
Ở Bangalore (Ấn Độ), vào tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng
10, quần thể rệp A. craccivora trên đậu đũa gia tăng rất nhanh theo sự sinh
trưởng của cây. Đỉnh cao mật độ quần thể rệp trùng với thời kỳ đậu đũa ra
quả. Kết quả theo dõi ở vùng Assam (Ấn Độ) cũng tương tự như vậy (Saharia,
1982; Srikanth và CTV, 1990) [82], [88]. Sự gia tăng nhiệt độ tối thiểu trong
ngày ở Delhi làm tăng đáng kể mật độ quần thể rệp đậu màu đen (Faleiro và
CTV, 1990) [42]. Mật độ quần thể rệp A. craccivora trên đậu đũa của các
giống nhiễm sẽ gia tăng nhanh hơn trên giống kháng (Ofuya, 1998) [69]. Rệp
A.craccivora có nhiều kẻ thù tự nhiên tấn công và hạn chế số lượng. Trong số
đó, quan trọng là các loài bọ rùa 6 chấm Melochilus sexmaculatus (F.), bọ rùa

chữ nhân Coccinella repanda (Thumb.), bọ rùa 2 mảng nhỏ (Lemnia
biplagiata Swartz), bọ rùa Harmonia dimidiata (F.),…(Sharia, 1981, 1982;
Srikanth và CTV, 1990) [82], [88].. Nghiên cứu của Hijam và CTV (1989)
tại Ấn Độ cho thấy số lượng của các loài bắt mồi ăn thịt diễn biễn theo sự
thay đổi số lượng của rệp A. craccivora. Nhưng sự thay đổi mật độ của rệp A.
craccivora phụ thuộc vào yếu tố vô sinh nhiều hơn là vào các loài bắt mồi ăn
thịt [53].
1.1.2.4 Các sâu hại đậu quan trọng khác:
Rầy xanh Empoasea dolichi Pauli (Homoptera: Cicadillidae) là sâu hại
chính trên đậu đỏ ở Nam Nigeria. Theo dõi trong điều kiện nhiệt độ 21 - 31oC
và ẩm độ 45 – 95%, thời gian từ trứng đến rầy trưởng thành là 17,3 ngày.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………21


Thời gian trước đẻ trứng là 3 – 4 ngày. Vòng đời là 20 – 21 ngày. Trưởng
thành cái không giao phối cũng đẻ trứng nhưng trứng không nở. Trung bình
một rầy trưởng thành cái đẻ được từ 96 – 116 trứng. Rầy trưởng thành cái có
thể sống được từ 38,3 ngày (có giao phối) đến 49,7 ngày (không được giao
phối). Tương tự, rầy trưởng thành đực sống được từ 31 – 32,4 ngày (Path và
CTV, 1981) [75]. Rầy xanh Empoasca kraemeri (Ross & Moore) là sâu hại
chính trên đậu đỏ ở nhiều nước. Kết quả nghiên cứu ở Brazil cho thấy mật độ
quần thể của rầy xanh E. kraemeri đạt cao nhất trên đậu đũa vào khoảng thời
gian 47 – 54 ngày sau gieo (mùa khô) và 35 – 50 ngày sau gieo (mùa mưa).
Một số kí sinh trứng (Anagrus sp., Aphelinoidea sp.) cũng góp phần hạn chế
số lượng rầy xanh ở Brazil (Pizzamiglio, 1982) [78].
Ruồi

đục

thân


đậu

Ophiomyia

phaseoli

(Tryon)

(Diptera:

Agromyzidae) là sâu hại chính trên đậu ở nhiều nước. Thời gian vòng đời của
ruồi O. phaseoli ngắn nhất là 19 ngày. Ở vùng lạnh, bình độ cao thì thời gian
này kéo dài tới 41 - 46 ngày. Trong đó pha trứng là 2 - 4 ngày, dòi (3 tuổi) 10
- 22 ngày, pha nhộng kéo dài 7 - 20 ngày. Sự giao phối xảy ra ngay sau vũ
hóa. Trứng được đẻ rải rác vào trong mô thực vật (Manohar và CTV, 1982;
Shepard và CTV, 1999) [63], [84].
Nghiên cứu về diễn biến số lượng một số sâu hại chính khác trên đậu
đỏ cũng đã được tiến hành. Ở Nigeria, quần thể của loài Cydia ptychora
(Meyrich) trên đậu đũa gia tăng dần từ tháng 5 đến tháng 9 và bắt đầu giảm từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí tăng và ẩm độ không khí
giảm làm cho quần thể C. ptychora giảm đi và ngược lại. Đã phát hiện được
13 loài kí sinh và 3 loài bắt mồi ăn thịt C. ptychora và chúng có đóng góp một
phần trong điều hòa số lượng sâu C. ptychora (Ezuch và CTV, 1984; Olaifa
và CTV, 1982) [48], [74].
Bọ trĩ: Kết quả nghiên cứu ở Benin năm 1984 cho thấy bọ trĩ
Megalurothrips sjostedti (Tryb.) có mật độ quần thể cao nhất vào thời gian
đậu đũa gieo được 40 – 70 ngày. Ở Đài Loan quần thể bọ trĩ M. usitatus tăng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………22



nhanh vào lúc đậu đỏ ở thời kỳ ra hoa rộ, tức sau gieo khoảng 55 ngày
(Atachi và CTV, 1989; Niann, 1990) [33], [66]. Đậu đũa trồng ở vùng
Arkansas (Hoa Kỳ) bị 3 loài bọ trĩ hại. Quần thể loài Frankliniella fusca cao
vào lúc đậu còn nhỏ. Quần thể loài F. trifici tăng lên khi đậu đũa nở hoa. Sau
đó 2 tuần đạt đỉnh cao. Còn quần thể loài Sericothirips variabilis rất thấp
trong cả vụ (Sweeden và CTV, 1993) [90].
1.1.3. Phòng trừ sâu hại đậu
1.1.3.1. Phòng trừ sâu hại đậu bằng biện pháp canh tác
* Thời vụ: Ở Nigeria người ta khuyến cáo có thể làm giảm tác hại của
sâu đục quả đậu M. vitrata bằng cách điều khiển thời vụ gieo trồng đậu đũa.
Vụ đậu đũa gieo trồng trong khoảng từ giữa tháng 7 đến tháng 10 bị sâu đục
quả đậu nặng nhất. Đậu trồng ở vụ này còn bị bọ xít hại nặng (Ezueh, 1982)
[47].Trong một vụ đậu đỏ thì đậu gieo trà muộn bị sâu đục quả đậu hại nặng
hơn so với đậu gieo trà sớm (Alghali, 1993) [29]
*Xen canh: Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu đỏ trồng thuần bị sâu đục
quả đậu hại nặng hơn nhiều so với trồng xen với ngô, cao lương. Trồng xen
ngô và đậu đũa cùng ngày thì sẽ làm tăng tỉ lệ của sâu M. vitrata trên đậu đũa.
Nếu gieo đậu đũa chậm hơn ngô 12 tuần lễ thì sẽ làm giảm tỉ lệ quả bị sâu M.
vitrata đục. Tỉ lệ hại của đậu đỏ giảm thấp đáng kể khi trồng xen với ngô theo
tương quan 1/3 đậu - 2/3 ngô (Amosako-Atta và CTV, 1982) [32]. Ở Kenya
trồng xen đậu với ngô từ năm 1979. Mật độ của nhiều loài sâu hại chính trong
đó có sâu xanh Helicoverpa armigera thấp hơn nhiều so với trồng thuần. Tuy
nhiên loài cánh cứng Systates pollonosus (sâu hại chủ yếu) thì lại gia tăng.
Mật độ rệp muỗi Aphis jabae Scop thì không ổn định, đôi khi trên cây trồng
xen cao hơn trồng thuần (Rheenen và CTV, 1982) [81]. Kết quả nghiên cứu ở
Ấn Độ cho thấy trồng đậu đũa xen với cao lương là tốt nhất để hạn chế ruồi
O. phaseoli trên đậu đũa đồng thời cho năng suất quả cao nhất so với xen các
cây khác. Khi xen đậu đũa với ngô lại làm gia tăng quần thể bọ phấn
(Natarajan và CTV, 1991) [65]. Ở Nigeria xen canh đậu đũa với cà chua là

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………23


giảm mật độ và tác hại của rầy xanh Empoasea dolichi, sâu xanh Helicoverpa
armigera, bọ xít và năng suất đậu tăng hơn so với không xen canh. Nhưng
mật độ của rệp Aphis craccivora, bọ trĩ Megahirochrips sjostedzi và sâu đục
quả đậu Maruca vitrata thì không bị ảnh hưởng (Ofuya, 1991) [69].
*Làm cỏ: Nghiên cứu ở Nigeria cho thấy mật độ bọ trĩ Megahirochrips
sjostedzi tăng đáng kể ở ruộng đậu nhiều cỏ dại. Ruộng làm sạch cỏ thường
có tỉ lệ hại do sâu M. vitrata và Cydia ptychora giảm đi 2 – 4 lần so với không
làm cỏ. Ruộng có nhiều cỏ dại làm tăng quần thể của chúng (Ofuya 1989,
1989b). [69].
1.1.3.2. Phòng trừ sâu hại đậu bằng biện pháp hóa học
Để trừ sâu hại đậu biện pháp dùng thuốc trừ sâu vẫn đóng vai trò quan
trọng. Nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau đã được nghiên cứu để trừ sâu đục
quả đậu, ruồi đục lá đậu, ruồi đục thân đậu, bọ trĩ…
Các loại loại thuốc trừ sâu đã được nghiên cứu sử dụng trừ sâu đục quả
đậu M. vitrata thuộc nhiều nhóm thuốc: Clo hữu cơ (Endosulfan). Lân hữu cơ
(Dimethoate, Traizophos, Demeton-methyl, Phosphamidon…). Cacbarmate
(Carbaryl, Carbofuran, Aldicarb…), và Pyrethroit (Cypermethrin, Bifethrin,
Cyhalothrin, Dehamethrin)…
Các thuốc trừ sâu có thể dùng riêng rẽ hoặc có thể hỗn hợp với nhau để
nâng cao hiệu quả diệt sâu đục quả đậu. Một số hỗn hợp đã được nghiên cứu
để trừ sâu M. vitrata là Cypermethrin + Dimethoate, hoặc Thiodicarb +
Ethophenproz (Amatobi, 1994) [35]. Kết quả nghiên cứu của Jackai và CTV
(1988) [80] cho thấy thuốc Carbosunfan dùng xử lý hạt đậu đũa trước khi gieo
không có hiệu lực trừ sâu đục quả đậu M. vitrata mặc dù có hiệu lực trừ rệp A.
craccivora, rầy xanh Empoasca spp…. Nếu có xử lí thuốc vào đất không
phun thuốc lên trên lá khi đậu có hoa thì không làm cho năng suất đậu tăng
(Ezuch, 1982) [46]

Các thuốc trừ sâu đã và đang sử dụng trừ ruồi đục lá Liriomyza spp. là
Cartap, Cypermethrin, Chlorpyriphos, Carbosulfan…(Rauf và CTV, 2000)
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………24


[80]. Nhưng phần lớn các thuốc trừ sâu hoá học truyền thống đều có hiệu quả
kém đối với các loài ruồi đục lá Lirionyza spp. Nông dân thường hỗn hợp 2-3
loại thuốc với nhau. Chỉ có Cyronuzine với đặc tính thấm sâu đã có hiệu quả
phòng trừ dòi của ruồi trong mô lá (Rauf và CTV, 2000) [80].
Nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau đã được nghiên cứu để trừ rệp A.
craccivora trên đậu đỏ như Chlorpyrifos, Methamidophos, Profenofos,
Dimethoate, Dicrosophos và dầu khoáng (Parafin, Solar), Cypermethrin,
Fenvalerate. Các thuốc nhóm lân hữu cơ khi hỗn hợp với nhóm hợp chất
acyhrea làm tăng hiệu quả phòng trừ.
Để trừ ruồi đục thân đậu Ophiomyia phaseoli, nhiều loại thuốc đã được
thử nghiệm. Trong đó tốt nhất là Carbesfurzm bón vào đất lúc gieo hạt. Dùng
Diazinon hoặc Quinalphos phun cũng cho hiệu quả khá cao (Sharma và CTV,
1981) [83].
Các thuốc Marshal, Acephate, Taestar, Decis và Azodrin đã được thử
nghiệm để trừ bọ trĩ trên đậu. Thuốc Phenthoate, Lsoxathion, Cyanophos,
Carbaryl, Cypermethrin có hiệu quả tốt đối với rầy xanh Empoasca spp.
Nhiều loại thuốc hoá học đã thử nghiệm trên đậu đỏ đều có hiệu quả thấp đối
với bọ phấn Bemisia tabaci. Tuy nhiên, thuốc Thiodicarb và Fenpropathrin
đạt hiệu quả phòng trừ 60 - 76%. Thuốc Cabaryl cho hiệu quả rất tốt đối với
sâu sên đục quả Lampides boeticus. Các chất điều hoà sinh trưởng côn trùng
như (Flufenoxuron, Dowco - 439)

dùng riêng hay hỗn hợp (Cabaryl +

Teflufenoxuron, Methomyl + Flufenoxuron) cho hiệu quả khá cao L. boeticus

(El-Gher và CTV, 1994; Sweeden và CTV, 1994) [45], [90].
Ngoài thuốc trừ sâu truyền thống, một số tác giả cũng tiến hành đánh
giá hiệu lực của các thuốc thảo mộc đối với những sâu chính hại đậu đỏ. Dầu
xoan Ấn Độ (Neem oil) với nồng độ 5; 10; 20% biểu hiện hoạt tính diệt sâu
cao đối với AT M. vitrata ở tuổi 3. Khô dầu xoan Ấn Độ (Neem cake) không
chỉ làm giảm mật độ sâu M. vitrata mà còn làm tăng đáng kể năng suất đậu
đũa (Cobbinah và CTV, 1988) [40].. Chế phẩm Neem Azal- F (từ cây Neem)
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………25


×