Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống cà chua trồng không dùng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.47 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

TRẦN THỊ THU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ðẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA TRỒNG KHÔNG DÙNG ðẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ HỮU AN

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Hữu An, người
ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Rau Hoa - Quả, các thầy cô trong Khoa Nông học, Khoa Sau ñại học, Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
ðể hoàn thành luận văn, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên, khích lệ
của bạn bè và những người thân trong gia ñình. Tôi xin chân thành cảm
ơn tất cả những tình cảm cao quý ñó.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2008
Tác giả

Trần Thị Thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục


iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục biểu ñồ

x

Danh mục ñồ thị

x

Danh mục ảnh

xi

1.

Mở ñầu

1

1.1


ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích, yêu cầu

2

1.3

ý nghĩa hoa học và ý nghĩa thực tiễn

3

2.

Tổng quan tài liệu

4

2.1

Nguồn gốc

4

2.2


Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

4

2.3

Phân loại thực vật

5

2.4

Một số yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh

6

2.5

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở Việt Nam

8

2.6

Một số thành tựu trong công tác chọn tạo giống cà chua trên thế
giới và ở Việt Nam

10


2.7

Thời vụ gieo trồng cà chua trong năm

18

2.8

Tác hại của một số ñộc tố trong rau ñối với cơ thể con người

19

2.9

Rau an toàn (RAT) và tiêu chuẩn ñánh giá

23

2.10

Một số phương pháp sản xuất rau an toàn

24

2.11

Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật trồng cây không

3.


dùng ñất trên thế giới và ở Việt Nam

27

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.1

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

35

3.2

Vật liệu nghiên cứu

35

3.3

Nội dung nghiên cứu

36

3.4


Phương pháp nghiên cứu

36

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

42

4.1

Nhiệt ñộ, cường ñộ ánh sáng vụ ðông, Xuân- Hè, 2007- 2008

42

4.1.1

Nhiệt ñộ

44

4.1.2

Cường ñộ ánh sáng

44

4.2


Một số chỉ tiêu chất lượng cây con trong vườn ươm bằng kỹ
thuật gieo không dùng ñất vụ ðông và Xuân - Hè, 2007- 2008

47

4.2.1 Thời gian từ gieo ñến mọc

48

4.2.2

Tỷ lệ sâu, bệnh hại cây con trong vườn ươm

51

4.2.3

Tiêu chuẩn cây con lúc trồng

51

4.3

Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các giống cà chua
trồng vụ ðông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

52

4.3.1


Thời gian từ trồng ñến ra hoa

52

4.3.2

Thời gian từ trồng ñến ñậu quả

54

4.3.3

Thời gian từ trồng - quả chín

56

4.3.4

Thời gian từ trồng ñến thu hoạch

58

4.3.5

Thời gian sinh trưởng

59

4.4


ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua trồng vụ
ðông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

60

4.4.1

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây

63

4.4.2

ðộng thái ra lá

65

4.5

Một số ñặc trưng hình thái của các giống cà chua trồng vụ ðông
và Xuân - Hè, 2007 - 2008

72

4.5.1

ðặc trưng hình thái thân

72


4.5.2

ðặc trưng hình thái lá

74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4.5.3

ðặc trưng hình thái hoa

77

4.5.4

ðặc trưng hình thái quả

77

4.6

Tỷ lệ sâu, bệnh hại các giống cà chua trồng vụ ðông và XuânHè, 2007 - 2008

4.7

Tỷ lệ ñậu quả của các giống cà chua vụ ðông và Xuân- Hè,
2007- 2008


4.8

84
87

Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cà
chua trồng vụ ðông và Xuân- Hè, 2007- 2008

92

4.8.1

Số chùm quả/cây

92

4.8.2

Số quả/cây

92

4.8.3

Khối lượng trung bình quả

94

4.8.4


Khối lượng quả/cây

95

4.8.5

Năng suất thực thu

96

4.9

Chất lượng quả của các giống cà chua trồng vụ ðông và XuânHè, 2007- 2008

99

4.9.1

Một số chỉ tiêu chất lượng ñược ñánh giá bằng cảm quan

99

4.9.2

ðộ dày thịt quả và tỷ lệ thịt quả

101

4.9.3


% Chất khô

101

4.9.4

Một số chỉ tiêu sinh hoá

102

4.10

ðánh giá các chỉ tiêu về ñộ an toàn của các giống cà chua trồng
vụ ðông và Xuân- Hè, 2007- 2008

4.11

Mối tương quan giữa một số tính trạng với năng suất của các
giống cà chua trồng vụ ðông và Xuân- Hè, 2007- 2008

4.12

103
107

Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng bằng kỹ
thuật không dùng ñất vụ ðông và Xuân- Hè, 2007- 2008

109


5.

Kết luận và ñề nghị

116

5.1

Kết luận

116

5.2

ðề nghị

118

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


Tài liệu tham khảo

119

Phụ lục

127


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC

Asian Vegetable Research Development Center
(Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Rau châu á)

BVTV

Bảo vệ thực vật

Cd

Cadimi

CNTP

Công nghệ thực phẩm

CS

Cộng sự

ðC

ðối chứng

FAO


Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc)

KL

Khối lượng

KLN

Kim loại nặng

MT

Môi trường

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

TCNN


Tiêu chuẩn nông nghiệp

TGST

Thời gian sinh trưởng

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


DANH MC BNG
STT

Tờn bng

Trang

4.1.

Nhiệt độ trong và ngoài nhà lới vụ Đông 2007, T0C

42

4.2.

Nhiệt độ trong và ngoài nhà lới vụ Xuân - Hè 2008, T0C


43

4.3.

Cờng độ ánh sáng trong và ngoài nhà lới vụ Đông 2007, Lux

45

4.4.

Cờng độ ánh sáng trong và ngoài nhà lới vụ Xuân - Hè 2008,
Lux

4.5.

Một số chỉ tiêu về chất lợng cây con trong vờn ơm bằng kỹ
thuật gieo không dùng đất vụ Đông, 2007

4.6.

53

Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng của các giống cà chua
trồng vụ Xuân - Hè 2008, ngày

4.9.

50


Thời gian qua các giai đoạn sinh trởng của các giống cà chua
trồng vụ Đông 2007, ngày

4.8.

49

Một số chỉ tiêu về chất lợng cây con trong vờn ơm bằng kỹ
thuật gieo không dùng đất vụ Xuân - Hè, 2008

4.7.

46

55

Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng
vụ Đông 2007, cm

62

4.10. Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống cà chua trồng
vụ Xuân - Hè 2008, cm
4.11. Động thái ra lá của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, số lá

63
67

4.12. Động thái ra lá của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008,
số lá


68

4.13. Đặc trng hình thái thân của các giống cà chua trồng vụ Đông,
2007

72

4.14. Đặc trng hình thái thân của các giống cà chua trồng vụ Xuân Hè, 2008

74

4.15. Đặc trng hình thái lá của các giống cà chua trồng vụ Đông và
Xuân - Hè, 2007 - 2008

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip viii

75


4.16. Đặc trng hình thái hoa của các giống cà chua trồng vụ Đông và
Xuân - Hè, 2007 - 2008
4.17. Đặc trng hình thái quả của các giống cà chua vụ Đông, 2007

76
78

4.18. Đặc trng hình thái quả của các giống cà chua vụ Xuân - Hè,
2008


79

4.19. Tỷ lệ sâu, bệnh hại các giống cà chua trồng vụ Đông và Xuân Hè 2007 - 2008, %

84

4.20. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trồng vụ Đông 2007, %

87

4.21. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trồng vụ Xuân - Hè 2008, %

88

4.22. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cà
chua vụ Đông, 2007

93

4.23. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống cà
chua vụ Xuân - Hè, 2008

94

4.24. Một số chỉ tiêu chất lợng quả của các giống cà chua trồng vụ
Đông, 2007

99

4.25. Một số chỉ tiêu chất lợng quả của các giống cà chua trồng vụ

Xuân - Hè, 2008

100

4.26. Chỉ tiêu an toàn về Nitrat (NO3-) của một số giống cà chua trồng
vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

104

4.27. Chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng của một số giống cà chua trồng
vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

104

4.28. Chỉ tiêu an toàn về Vi sinh vật có hại của một số giống cà chua
trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

106

4.29. Mối tơng quan giữa một số tính trạng và năng suất các giống cà
chua trồng vụ Đông và Xuân - Hè, 2007 - 2008

108

4.30. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Đông,
2007

110

4.31. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của các giống cà chua trồng vụ Xuân Hè, 2008


Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip ix

111


DANH MC BIU
STT
4.1.

Tờn biu ủ

Trang

Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua quả lớn vụ Đông và Xuân - Hè,
2007- 2008

91

4.2.

Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua bi vụ Đông và Xuân - Hè, 07- 08 91

4.3.

Thể hiện năng suất của giống cà chua quả lớn

97

4.4.


Thể hiện năng suất của giống cà chua bi

98

4.5.

L i thuần của mô hình trồng cà chua quả lớn không dùng đất

113

4.6.

L i thuần của mô hình trồng cà chua bi không dùng đất

114

DANH MC TH
STT

Tờn ủ th

Trang

4.1.

Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lới vụ Đông, 2007

47


4.2.

Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lới vụ Xuân - Hè, 2008

47

4.3.

Diễn biến cờng độ ánh sáng trong và ngoài nhà lới vụ Đông, 2007

47

4.4.

Diễn biến cờng độ ánh sáng trong và ngoài nhà lới vụ Xuân - Hè, 2008

47

4.5.

Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống quả lớn
vụ Đông, 2007

4.6.

Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống quả lớn
vụ Xuân - hè, 2008

4.7.


4.9.

64

Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống cà chua bi vụ
Đông, 2007

4.8.

64

64

Động thái tăng trởng chiều cao cây của các giống cà chua bi vụ
Xuân - hè, 2008

64

Động thái ra lá của các giống quả lớn vụ Đông, 2007

69

4.10. Động thái ra lá của các giống quả lớn vụ Xuân - Hè, 2008

69

4.11. Động thái ra lá của các giống cà chua bi vụ Đông, 2007

69


4.12. Động thái ra lá của các giống cà chua bi vụ Xuân - Hè, 2008

69

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip x


DANH MC NH
STT

Tờn nh

Trang

4.1.

Một số giai đoạn sinh trởng của cà chua trồng vụ Đông, 2007

70

4.2.

Một số giai đoạn sinh trởng của cà chua trồng vụ Xuân - Hè, 2008

71

4.3.

Đặc điểm quả của các giống cà chua quả lớn vụ Đông, 2007


80

4.5.

Đặc điểm quả của các giống cà chua bi vụ Đông, 2007

82

4.6.

Đặc điểm quả của các giống cà chua bi vụ Xuân - Hè, 2008

83

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip xi


1. MỞ ðẦU
1.1

ðặt vấn ñề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn của

con người. Rau không những cung cấp các chất dinh dưỡng, chất khoáng…
cần thiết mà còn có tác dụng phòng chống bệnh. Tuy nhiên rau chỉ thực sự
ñảm nhận ñược vai trò trên khi rau có ñủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Trong những năm gần ñây, do sự gia tăng nhanh chóng khu ñô thị, khu
công nghiệp ñã thải ra môi trường một lượng lớn các chất ñộc hại và chất bẩn
gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp ở khu lân
cận, trong ñó có vùng sản xuất rau. Ngoài ra, người sản xuất không sử dụng

ñúng cách các biện pháp kỹ thuật như dùng một lượng lớn và không hợp lý
các loại phân bón, hoá chất BVTV… ñã dẫn ñến sự tích luỹ trong rau xanh dư
lượng lớn các chất ñộc hại như NO3-, kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật
có hại… quá mức cho phép theo quy ñịnh của FAO, WHO và của Việt Nam
làm ảnh hưởng không nhỏ ñến sức khoẻ của cộng ñồng.
Cà chua là loại rau ăn quả quý có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao
nên ñược nhiều người ưa thích, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều
hướng phát triển mạnh cả về lượng và chất.
ðể sản xuất cà chua với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong thời
gian dài, ñộ ñồng ñều cao, ñặc biệt là phải ñảm bảo chất lượng, an toàn cho
con người là mục tiêu của các chuyên gia trong ngành sản xuất rau. Trong
những năm qua, các cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học ñã tập trung
nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, một trong những hướng ñược các
nước ứng dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện cao hơn là sản xuất theo
hướng công nghiệp. Ở nước ta, trước mắt và trong những năm tới ngành sản
xuất rau cũng không nằm ngoài quỹ ñạo ấy. Lần ñầu tiên ở Việt Nam, Trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nghiên cứu thành công về công nghệ sản
xuất rau an toàn không dùng ñất, ñã ñược Việt Nam hoá trong ñiều kiện nước
ta là một ví dụ.
ðể nâng cao năng suất, chất lượng và ñảm bảo ñộ an toàn cần kết
hợp rất nhiều yếu tố với nhau. Một trong những hướng chúng tôi ưu tiên
nghiên cứu là sự kết hợp giữa công nghệ trồng cà chua không dùng ñất với
các giống thích hợp trong nhà lưới ở các thời vụ khác nhau cũng không
ngoài mục ñích trên. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Hữu An, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng
ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống cà

chua trồng không dùng ñất”.
1.2

Mục ñích, yêu cầu

1.2.1 Mục ñích
- Xác ñịnh ñược giống cà chua thích hợp trồng bằng công nghệ không
dùng ñất trong vụ ðông và vụ Xuân - Hè.
- Xác ñịnh ñược giống cà chua ñạt năng suất, chất lượng cao và ñảm
bảo ñộ an toàn cho từng thời vụ.
1.2.2 Yêu cầu
- ðánh giá ñược một số ñặc trưng hình thái của các giống nghiên cứu
ở hai thời vụ trồng trong nhà lưới bằng kỹ thuật không dùng ñất.
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống nghiên
cứu.
- ðánh giá tình hình phát triển sâu, bệnh hại của các giống nghiên
cứu.
- ðánh giá ñược các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các
giống nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


- Xác ñịnh một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua và ñộ an toàn
của chúng trồng bằng công nghệ không dùng ñất.
- Sơ bộ hoạch toán kinh tế của mỗi thời vụ.
1.3

Ý nghĩa hoa học và ý nghĩa thực tiễn


1.3.1 Ý nghĩa hoa học
- Từ kết quả nghiên cứu ñã ñạt ñược của ñề tài chúng tôi ñưa ra một số
giống cà chua có triển vọng trồng trong nhà lưới bằng công nghệ cao không
dùng ñất phù hợp với 2 thời vụ (vụ ðông và Xuân - Hè).
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ xung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- ðưa ra ñược một số giống cà chua có triển vọng ở 2 thời vụ: vụ ðông
và ñặc biệt là trái vụ (Xuân - Hè) ñể ứng dụng trong sản xuất trồng cà chua an
toàn bằng công nghệ không dùng ñất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Nguồn gốc
Cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Bolivia và Equado. Trước khi Crixtop

Côlông phát hiện ra châu Mỹ thì ở Pêru và Mêhicô ñã có trồng cà chua.
Những loài cà chua hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng ngày nay vẫn tìm
thấy ở dọc theo dãy núi Andes (Pêru), Bolivia và Equado. Người trồng trọt ñã
thuần dưỡng những giống cà chua quả nhỏ và dạng hoang dại, những giống và
loài hoang dại ñược mang từ nơi xuất xứ ñến trung Mỹ cuối cùng ñến Mêhicô
(Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2007)[10]
Theo các tài liệu của châu Âu thì chắc chắn cà chua ñược người Aztec
và người Toltec mang ñến. ðầu tiên người Tây Ban Nha ñem cà chua từ châu
Âu về rồi sau ñó ñưa ñến vùng ðịa Trung Hải.
ðầu thế kỷ 18, cà chua ñã trở nên phong phú, ña dạng, nhiều vùng

trồng làm thực phẩm. Thời kỳ này cà chua lại từ châu Âu quay lại Bắc Mỹ.
Cho ñến thế kỷ 19, cà chua trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong
bữa ăn thường nhật và ñược trồng rộng rãi.
2.2

Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
Cà chua là loại rau ăn quả quý ñược sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn

150 năm qua. Trong quả chín có nhiều chất dinh dưỡng như ñường, vitamin
A, vitamin C và các chất khoáng quan trọng Ca, Fe, P, K, Mg…
Theo PGS.TS. Hồ Hữu An (2003 - 2006) cho thấy thành phần dinh
dưỡng trong quả cà chua phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thời vụ gieo trồng,
giống… và các biện pháp kỹ thuật gieo trồng chúng. Qua các nghiên cứu của
mình, một lần nữa tác giả khẳng ñịnh bằng công nghệ gieo trồng không dùng ñất
cà chua không những cho năng suất cao mà chất lượng cũng rất tốt, ñặc biệt ñảm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


bảo ñược ñộ an toàn [2]
Cà chua còn ñược sử dụng về mặt thẩm mỹ và y học: cà chua có thể
dùng ñể chống tiêu chảy, chữa bỏng nắng, giảm ñau, làm lành vết thương, cà
chua còn làm thuốc tăng lực, bổ gan và chống xơ gan. Sử dụng cà chua hàng
ngày giúp ta tiêu hoá khi ăn nhiều mỡ ñộng vật, trứng, pho mát… phòng ñược
bệnh xơ cứng thành mạch. Phụ nữ dùng quả cà chua ñắp mặt hàng ngày làm
cho da mặt căng sáng, không nếp nhăn, chống lão hoá (Lê Văn Tri, 2003)[51]
Cũng theo tác giả này, trong quả cà chua còn có nhiều aminoaxit (trừ
Triptophan), giá trị dinh dưỡng cà chua rất phong phú. Mỗi ngày chỉ cần sử
dụng 100 - 200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu vitamin cần thiết và các chất
khoáng chủ yếu. Lycopen có trong cà chua là chất chống oxy hoá tự nhiên

liên quan tới vitamin A ñã ñược chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh ung
thư tuyến tiền liệt, là chất có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư.
Cà chua còn dùng ñể tăng hương vị của các món ăn thêm hấp dẫn, cà
chua có thể ñược chế biến thành nhiều loại khác nhau như cà chua cô ñặc,
nước cà chua, cà chua nguyên quả ñóng hộp, cà chua muối, dầm dấm, làm
xalát, mứt…(ðường Hồng Dật, 2003)[11]
Cà chua là cây rau có giá trị kinh tế cao, nó còn là mặt hàng xuất khẩu
của nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo ñặc ñiểm của từng vùng sinh thái, tuỳ
mùa vụ, một sào Bắc Bộ có thể cho thu nhập 1 ñến 2 - 3 triệu ñ)[10]
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (cập nhật ngày 31/3/2006), cà
chua trái vụ ở Thực ðạt (Hải Dương) trừ chi phí thu 3 - 5 triệu/sào (80 triệu
ñồng/ha). Có thể nói cà chua ñã trở thành cây xoá ñói, giảm nghèo cho người
dân nơi ñây [52]
2.3

Phân loại thực vật
Cà chua thuộc họ Cà Solanaceae, chi Lycopersicon, tên khoa học là

Lycopersicon esculentum Mill. Theo tác giả Breznhev. D (1964)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Lycopersicon gồm 3 loài:
1. L. Esculentum.
2. L. Peruvianum Mill.
3. L. Hirsutum Humb. et. Bonpl.
- Loài L. Esculentum chia thành 3 loài phụ:
+ SSp. Spontaneum Brezh. (cà chua dại) có hai biến chủng là Var.
Racemigerum và Var. Pimpinellifolium. Hai biến chủng này thường quả nhỏ,

hàm lượng chất khô cao, chống bệnh tốt và có giá trị ñể sử dụng làm vật liệu
khởi ñầu cho chọn giống.
+ SSp. Subspontaneaum (cà chua bán trồng) có 5 biến chủng là: Var.
Pruniform (dạng quả mận); Var. Purifomae (dạng quả lê); Var. Cerasiformae
(dạng quả anh ñào); Var. Elongatum (dạng quả dài hay gọi là dạng quả nhót)
và Var. Succenturiatum (dạng quả nhiều ngăn hạt). Năm biến chủng này thân
mập, quả rất nhỏ, dùng làm vật liệu chọn giống.
+ SSp. Cultum (cà chua trồng) có 3 biến chủng là: Var. Vugare (cà chua
thường); Var. Validum (dạng thân bụi) và Var. Grandifolium (dạng lá kiểu
khoai tây).
- Loài L. Peruvianum Mill. Loài này có nhiều dạng trong ñó có dạng dại và
bán dại ñược sử dụng nhiều làm vật liệu chọn giống.
- Loài L. Hirsutum Humb. et. Bonpl. Có một vài tính trạng có ý nghĩa trong
chọn giống, các cơ quan sinh trưởng phủ một lớp lông tơ.
2.4

Một số yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh

2.4.1 Nhiệt ñộ
Cà chua ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng, chịu ñược nhiệt
ñộ cao nhưng mẫn cảm với rét. Cà chua sinh trưởng bình thường trong nhiệt
ñộ 15 - 350C, nhiệt ñộ thích hợp 22 - 240C. Giới hạn nhiệt ñộ tối thấp và tối
cao là 100C và 350C. Hạt nảy mầm tốt ở 25 - 300C, nhiệt ñộ ñất thích hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


290C, trong giới hạn nhiệt ñộ 15,5 - 290C, nhiệt ñộ càng cao hạt nảy mầm
càng nhanh. ðiều kiện cần thiết cho hình thành và phân hoá mầm hoa: nhiệt
ñộ ban ngày 20 - 250C, nhiệt ñộ ban ñêm 13 - 150C, ñộ ẩm ñất 60 - 70%, ñộ
ẩm không khí 55 - 65%, cường ñộ ánh sáng trong phạm vi 2000 lux thì số

hoa ñược phân hoá nhiều. Khi ở nhiệt ñộ 200C thì hoa to, tỷ lệ ra hoa cao,
hoa ít bị rụng. Quá trình phát triển của hạt phấn chịu ảnh hưởng nhiều bởi
nhiệt ñộ. Khi nhiệt ñộ thấp dưới 130C và cao trên 350C hạt phấn bị ức chế,
gây ra hiện tượng thụ phấn không ñầy ñủ, quả bị nhăn nheo, dị hình. Nhiệt
ñộ thích hợp cho hạt phấn phát triển 21 - 240C. Quả sinh trưởng tốt ở 20 220C, sắc tố hình thành ở nhiệt ñộ 200C, quả chín ở nhiệt ñộ 24 - 300C, trên
350C các sắc tố bị phân giải (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà,
2007)[10]
2.4.2 Ánh sáng
Cà chua là cây trồng không phản ứng với ñộ dài ngày. Là cây ưa ánh
sáng mạnh, cường ñộ ánh sáng cho cà chua sinh trưởng, phát triển từ 400010000 lux. Ánh sáng ñầy ñủ cây con sinh trưởng tốt, cây ra hoa quả thuận lợi,
năng suất và chất lượng quat tốt. Khi thiếu ánh sáng hay trồng trong ñiều kiện
ánh sáng yếu cây yếu, lá nhỏ mỏng, cây mọc vống, ra hoa quả chậm, năng
suất và chất lượng giảm. Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn ñến rụng hoa.
2.4.3 Nước
Chế ñộ nước trong cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến cường ñộ
của các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát
triển. Là cây chịu hạn nhưng không chịu úng, cây có thân lá phát triển mạnh,
ra hoa quả nhiều vì vậy trong quá trình sinh trưởng cây cà chua không thể
thiếu nước. Thời kỳ khủng hoảng nước là từ hình thành hạt phấn, ra hoa ñến
khi hình thành quả. Thời kỳ này cây có nhu cầu nước lớn. Dư thừa nước làm
giảm khả năng chống chịu với ñiều kiện bất thuận và dịch hại. Hàm lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


nước trong quả chín cao, giảm nồng ñộ các chất hoà tan, quả khó bảo quản
vận chuyển.
Cà chua yêu cầu ñộ ẩm không khí thấp (45 - 55%) trong quá trình sinh
trưởng phát triển. Khi ñộ ẩm trên 65% cây dễ nhiễm bệnh hại. Nước ta khí
hậu nóng ẩm, ẩm ñộ không khí cao nên cà chua dễ nhiễm nhiều sâu bệnh hại
và giảm số hoa/chùm.

2.4.4 Dinh dưỡng
Cà chua yêu cầu chế ñộ luân canh, luân phiên nghiêm ngặt. pH thích
hợp cho cà chua sinh trưởng 6 - 6,5, pH dưới 5 cây dễ bị héo xanh gây hại.
Cung cấp ñầy ñủ, cân ñối các chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết
ñịnh ñến năng suất và chất lượng quả. Cà chua hút nhiều nhất là kali, thứ ñến
là ñạm và lân. Các yếu tố vi lượng có tác dụng quan trọng ñối với sự sinh
trưởng và phát triển của cây ñặc biệt là cải tiến chất lượng quả. Vì vậy, trong
dung dịch dinh dưỡng tới cho cây chúng tôi cũng pha chế trên 10 nguyên tố
ña vi lượng phù hợp với yêu cầu của cây trong từng thời kỳ sinh trưởng.
2.5

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới và ở Việt Nam

2.5.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua trên thế giới
Theo FAO (1993) diện tích trồng cà chua trên thế giới là 2.723.000 ha,
năng suất 25,9 tấn/ha, sản lượng ñạt 70.623.000 tấn
ðứng hàng ñầu tiêu thụ cà chua là châu Âu, sau ñó là châu Á, Bắc Mỹ
và Nam Mỹ. Châu Á là khu vực ñứng ñầu về sản xuất cà chua, thứ ñến là
châu Âu. Mỹ là nước ñứng ñầu cả 2 lĩnh vực là năng suất và giá trị trên một
ha gieo trồng. Hy Lạp là nước xếp thứ 2 về năng suất, Italia ñứng thư 3. Liên
Xô có diện tích gieo trồng cà chua lớn nhất, năng suất ở vị trí thứ 2. Năng suất
cà chua thu hoạch bằng máy phổ biến 56,05 tấn/ha, cá biệt có thể tăng gấp
ñôi. [10]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Diện tích và sản lượng cà chua trên thế giới những năm gần ñây tăng
lên nhưng năng suất lại không tăng. Phải chăng do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
mới vào trồng trọt, chăm sóc cà chua chưa nhiều.

Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua trên
toàn thế giới qua một số năm
Năm

Diện tích, ha

Năng suất, tạ/ha

Sản lượng, tấn

2000

3.750.176

271,922

101.975.637

2001

3.745.229

267,699

100.259.346

2002

4.117.527


277,781

114.377.191

2003

4.299.493

272,935

117.348.203

2004

4.539.176

273,440

124.119.445

2005

4.550.719

274,717

125.015.792

(Nguồn:www.FAO.org.Stat.database.2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005)


2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004) hầu hết các hộ ñều
tiêu thụ rau, các loại rau ñược tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% hộ
tiêu thụ), cà chua (88% hộ tiêu thụ). Các hộ tiêu thụ trung bình 71 kg rau
quả/người/năm, trong ñó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4 và xu hướng tiêu thụ của
các khu vực thành thị tăng mạnh hơn nhiều so với các vùng nông thôn.
Ở nước ta, cà chua ñược trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng hàng năm
biến ñộng 12 - 13 ngàn ha. Cà chua trồng phổ biến ở các tỉnh vùng ñồng bằng
sông Hồng. Ở miền núi huyện ðồng Hỷ, huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) là
vùng trồng cà chua có nhiều kinh nghiệm. ðà Lạt (Lâm ðồng) là vùng trồng cà
chua nổi tiếng. Cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh rau, là
cây trồng sau của lúa mùa sớm cho hiệu quả kinh tế cao [10]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


2.6

Một số thành tựu trong công tác chọn tạo giống cà chua trên thế
giới và ở Việt Nam

2.6.1 Thành tựu chọn tạo giống cà chua trên thế giới
A.W.Livingston là người Mỹ ñầu tiên nhận thức ñược sự cần thiết phải
chọn tạo giống cà chua. Từ những năm 1870 ñến 1893, ông ñã giới thiệu 13
giống trồng trọt ñược chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ
19 trên 200 dòng, giống cà chua ñã ñược giới thiệu rộng rãi. Quá trình cải
tiến giống vẫn ñược tiến hành không ngừng cho ñến ngày [10]
Tại Mỹ, công tác chọn tạo giống cà chua ñược tiến hành từ rất sớm,
ñến nay ñã thu ñược nhiều thành tựu ñáng kể. Trường ðại học California ñã
chọn ra ñược những giống cà chua mới như UC- 105, UC- 134, UC- 82 có

năng suất cao, có nhiều ñặc ñiểm tốt: tính chịu nứt quả cao, quả cứng (Hồ
Hữu An, 1996) [1].
Bên cạnh những giống mới ñược chọn tạo hàng năm, các giống cũ vẫn
ñược duy trì vừa ñược dùng trong sản xuất, vừa dùng làm nguồn vật liệu di
truyền cho việc chọn tạo giống. Trong ñó một số giống thích hợp trồng trong
thời vụ nóng như Costoluto Genovese, Super, Intalian Paste, Oxheart, Black
Krim…(Waston, 1996)[73]
Công ty giống rau của Pháp - Technisem cũng ñã chọn tạo và ñưa ra thị
trường nhiều giống cà chua lai F1 có khả năng ñậu quả ở nhiệt ñộ cao, chống
chịu sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng tốt. Những giống này ñã ñược giới
thiệu cho nhiều vùng nhiệt ñới như Rio Graude, Tropimech VF1- 2, Cerise,
Xina, Carioca…(Technisem, 1992) [70]
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn ðộ ở Newdelli ñã tiến hành nhiều
nghiên cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt từ khá sớm. Ngay từ năm
1975 có một số giống cà chua chịu nhiệt của Viện ñã ñược công nhận giống
quốc gia là Puas Rugy và Sel.120 với năng suất trung bình 25 - 30 tấn/ha,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


thích hợp trồng vụ Thu và vụ Xuân - Hè (Singh và Checma, 1989)[69]
Công ty liên doanh giống lai giữa Ấn ðộ - Mỹ cũng ñã chọn tạo và ñưa ra thị
trường nhiều giống cà chua lai có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Trong ñó có Rupali là giống chịu nhiệt ñược tiếp nhận và trồng rộng rãi ở
nhiều vùng trên nước Ấn (Tiwari và Choudhury, 1993)[71].
Công ty S &G Seeds (Hà Lan) mới ñưa ra một số giống cà chua lai F1
trồng thích hợp ở vùng nhiệt ñới như Rambo (GC775), Victora (GC787), Jackal
(EG438), Mickey (S902)… chúng ñều cho ñặc ñiểm chống chịu tốt với sâu bệnh
hại, có tỷ lệ ñậu quả và tiềm năng năng suất cao (S&D Seeds, 1998) [68]
Công ty rau quả Takii Seeds của Nhật ñã ñưa ra một số giống cà chua
chất lượng cao giới thiệu cho các vùng nhiệt ñới như Master No2, Grandeur,

Challenger, Tropicboy, T-126 ñều có quả rất chắc, quả to (200 - 250 g/quả)
thích hợp cho việc vận chuyển và bảo quản lâu dài (dẫn theo Mai Như Thắng,
2003) [43]
Thái Lan là một nước cạnh tranh mạnh với thị trường xuất khẩu rau
quả nước ta. Những năm qua công tác chọn tạo giống cây trồng trong ñó có cà
chua của Thái Lan ñã gặt hái nhiều thành công. Tại trường ðại Học Ksetsart,
nhiều mẫu giống cà chua ñược ñánh giá có nhiều ñặc ñiểm tốt như CHT- 104,
CHT - 92, CHT- 165 là những giống cà chua anh ñào có năng suất cao, chống
chịu bệnh tốt, màu sắc quả ñẹp, quả chắc và hương vị ngon (Wangdi, 1992)
[72]. Giống FMTT- 3 cho năng suất và năng suất thương phẩm cao (66,76
tấn/ha và 47,93 tấn/ha), chất lượng quả tốt, hàm lượng chất hoà tan cao (ñộ
Brix 5,38), quả chắc, tỷ lệ quả nứt thấp (Kang Gao Giang, 1994) [66]. Ngoài
ra giống cà chua anh ñào CHT- 276 và CHT- 268 cũng cho năng suất cao
(52,3 tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hoà tan và ñường cao, hương
thơm, vị rất ngọt thích hợp cho ăn tươi (Zhu Guo Peng, 1995) [75]. Chu
Jinping (1994) ñã ñánh giá 15 giống cà chua chế biến, kết quả thu ñược 2

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


giống PT4225 và PT3027 cho năng suất cao (53 tấn/ha), chất lượng tốt, có
khả năng chống nứt quả và chống bệnh virut trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao của
vùng nhiệt ñới (Chu Jinping, 1994) [59]
Trong những thập kỷ gần ñây nhờ có sự tiến bộ về công nghệ gen,
nhiều công ty công nghệ sinh học ñã phát triển giống cà chua cho quả có khả
năng bảo quản lâu dài mang cấu trúc gen làm chậm quá trình mềm hoặc chín
của quả. Như sử dụng gen Flavr Savr làm giảm sự hình thành chất
polygalactaronaza (enzim chủ yếu phân giải chất pectin và làm mềm quả
trong quá trình chín) nhưng màu sắc quả vẫn bình thường. Những gen cấu
trúc khác cũng tạo ra ñể làm giảm hàm lượng Ethylen trong quả, từ ñó làm

giảm quá trình chín của quả (Mai Như Thắng, 2003)[ 43]
Bằng kỹ thuật gen các nhà nghiên cứu ñã xác ñịnh và tách ñược một số
gen có vai trò trong quá trình sinh tổng hợp Ethylen. ðiều này cho phép cà
chua thu hoạch muộn hơn, khi ñó hương vị và phẩm chất quả sẽ tốt hơn
(Trương ðích, 1999)[12]
Trong nghiên cứu về biến ñộng của hạt phấn và tỷ lệ ñậu quả của các
kiểu gen cà chua dưới 2 chế ñộ nhiệt cao và tối ưu, Abdul và Stommel (1995)
[56] ñã cho thấy: ở nhiệt ñộ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như không
ñậu quả, tỷ lệ ñậu quả của các kiểu gen chịu nóng trong khoảng 45 - 65%. ðã
cho thấy phản ứng của hạt phấn khi sử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen
và chưa có quy luật chung ñể dự ñoán trước về tỷ lệ ñậu quả ở ñiều kiện nhiệt
ñộ cao (dẫn theo Phạm Thị Ân, 2006) [3]
Ngoài hai ñặc tính chịu nóng tốt và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn các
nhà khoa học ñã tìm hiểu khả năng kháng bệnh virut. Bằng các phương pháp
lai truyền thống và hiện ñại các nhà khoa học ñã nghiên cứu và chuyển một số
gen kháng virut từ các loài cà chua hoang dại sang cà chua trồng trọt. Các nhà
nghiên cứu ở AVRDC ñã nhận biết ñược nhiều vật liệu có mang gen kháng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


ToMV. Một số vật liệu chứa gen Tm2a ñã ñược sử dụng cho chương trình lai
tạo giống cà chua như L127(ah- Tm2a)(Mỹ), Ohio MR- 12(Mỹ), MR- 13(Mỹ)
và ñã tạo ra những giống cà chua có tính trạng nổi bật (Opena, 1989) [67]
2.6.2 Thành tựu chọn tạo giống cà chua của Việt Nam
Tác giả Tạ Thu Cúc và cs (1993) so sánh 24 dòng, giống cà chua dùng
cho chế biến nhập từ Trung tâm Rau châu Á, Hungari, Trung tâm Rau Việt
Xô, Công ty giống rau quả ðà Lạt kết luận: các giống có năng suất cao hơn
hẳn ñối chứng là PT4237, PT4192, PT4026, D139, những giống thích hợp
cho chế biến nguyên quả là Lucky, D130 và những giống dùng tốt cho chế

biến dạng cà chua cô ñặc là TRD2, TW3, DL146, D139, N0327 (Tạ Thu Cúc,
Hoàng Ngọc Châu, Nghiêm Thị Bích Hà, 1993)[9]
Năm 1994 - 1995, Hồ Hữu An và cs tiến hành nghiên cứu chọn lọc một
giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái, khí hậu ñồng bằng miền Bắc Việt
Nam. Với 38 dòng giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu kết
quả cho thấy: trong ñiều kiện trồng trái vụ năng suất thực thu của các giống
ñạt từ 21,495 - 29,100 kg/ha, ña số các giống có phẩm chất tương ñối tốt, quả
cứng, tỷ lệ thịt quả và hàm lượng chất khô cao (ñặc biệt là giống Merikuri).
Giống DT- 4287 có triển vọng trồng chính vụ, các giống DV-1, UC- 82A,
Miliana, Testa và Italy-2 có thể trồng trái vụ. Cuối cùng tác giả kết luận: hầu
hết các giống nghiên cứu ñều có các tính trạng có lợi riêng như khả năng
chống chịu nhiệt cao, tính kháng bệnh tốt, có năng suất, chất lượng tương ñối
tốt, ñây là nguồn gen quý dùng làm vật liệu khởi ñầu cho lai tạo (Hồ Hữu An,
1996)[1]
Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Mônñavi do PTS. Nguyễn Hồng
Minh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội chọn lọc, năng suất trồng trái vụ
33 - 46 tấn/ha, trong ñiều kiện thâm canh chính vụ có thể ñạt 52 - 60 tấn/ha .
Là giống chịu nhiệt, chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh virut (Nguyễn Hồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


×