Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley liên quan đến sự tồn tại, phát tán và chu chuyền trên ruộng lúa trong vụ mùa năm 2008 – vụ xuân năm 2009 tại hà nội và một số tỉnh phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 115 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
------------------

Nguyễn thị nhâm
nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley
liên quan đến sự tồn tại, phát tán và chu chuyển
trên ruộng lúa trong vụ mùa năm 2008 vụ xuân
năm 2009 tại hà nội và một số tỉnh phụ cận

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn đức khiêm

Hà Nội, 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng,
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn n ày đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NHÂM

i




LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm - Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông
học, Trường Đại học Nông nghiệp H à Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi, truyền cho tôi những kiến thức v à kinh nghiệm quý
báu để tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học này.
GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh - Viện trưởng Viện đào tạo Sau đại
học, Trường Đại học Nông nghiệp H à Nội đã định hướng và góp ý
sâu sắc cho đề tài của tôi.
Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn tr ùng, Bệnh cây, Cây lương
thực, Thực vật – Khoa Nông học, Viện Đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Uỷ Ban Nhân Dân thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi, Phòng Kinh tế,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lâm, gia đ ình
cô Trần Thị Hiệp – Xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá tr ình học tập
và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NHÂM

ii



MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................ ................................ ....................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................ ................................ ........ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................ ............................. 2
1.2.1. Mục đích ................................ ................................ .............................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................ ................................ ................................ 3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................ ............ 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................ .............. 4
2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam................................ ....................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié trên thế giới ................................ ........ 5
2.2.1. Mức độ gây hại của Nhện gié................................ .............................. 6
2..2.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và qui luật phát sinh của nhện gié hại lúa .. 7
2.2.3. Khả năng xâm nhập, lan truyền của nhện gié ................................ .. 11
2.2.4. Biện pháp phòng trừ nhện gié................................ ........................... 12
2.3. Tình hình nghiên cứu nhện gié ở Việt Nam ................................ ....... 16
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU ............................... 20
3.1. Đối tượng, thời gian, điạ điểm vật liệu v à dụng cụ nghiên cứu......... 20
3.2. Phương pháp nghiên c ứu ................................ ................................ .... 20
3.2.1. Phương pháp nhân nuôi qu ần thể nhện gié làm thí nghiệm ............ 20
3.2.2. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh vật học của nhện gié ...... 21
3.2.3. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh thái học của nhện gié ..... 23
3.2.4. Phương pháp xác định ký chủ phụ của nhện ................................ ... 24
3.2.5. Phương pháp điều tra trên lúa chét ................................ .................. 24
3.2.6. Phương pháp xác định khả năng lây lan phát tán của nhện gié qua
vết thương cơ giới, qua nước, gió và qua hạt giống................................ .... 25
3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán ................................ ...... 29
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................ ................................ ... 30

iii



4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ ...... 31
4.1. Tình hình sản xuất lúa vụ mùa năm 2008 và vụ xuân 2009 tại Gia Lâm –
Hà Nội.......................................................................................................................31
4.1.1. Tình hình sản xuất lúa vụ mùa năm 2008 ................................ ........ 31
4.1.2. Tình hình sản xuất lúa vụ xuân năm 2009 ................................ ....... 32
4.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học nhện gié................................ 33
4.2.1. Đặc điểm sinh vật học nhện gié………………………………… .…..33
4.2.2. Khả năng sống trong nước của nhện gié ................................ .......... 38
4.2.3. Khả năng tồn tại trong nước lạnh của nhện gié ............................... 43
4.2.4. Khả năng chịu lạnh của nhện gié ................................ ..................... 45
4.3. Các loài ký chủ phụ và sự chu chuyển của nhện gié ......................... 48
4.3.1. Các loài cỏ là ký chủ của nhện gié ................................ .................... 48
4.3.2. Sự tồn tại của nhện gié trên lúa chét ................................ ................ 50
4.4. Các con đường lây lan, phát tán của nhện gié tr ên đồng ruộng ....... 55
4.4.1. Khả năng xâm nhập của nhện gié qua vết thương cơ học................ 55
4.4.2. Khả năng lây lan, phát tán qua d òng nước của nhện gié ................. 60
4.4.3. Khả năng lây lan, phát tán qua gió của nhện gié ............................. 67
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................ ................................ ..... 73
5.1. Kết luận................................ ................................ ................................ 73
5.2. Đề nghị ................................ ................................ ................................ . 74

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2008 .....4
Bảng 2.2. Thiệt hại do bệnh lem lép hạt và nhện gié gây ra trong năm 2007 và 2008 ....17
Bảng 4.1. Thời gian tồn tại qua các pha phát dục của nhện gié trong khoang
mô lá đặt trong nước ................................ ................................ .................... 39

Bảng 4.2. Mật độ nhện gié trong khoang mô ở các mực nước khác nhau ..... 41
Bảng 4.3. Khả năng tồn tại trong n ước lạnh (20 oC±3oC) của nhện gié.......... 43
Bảng 4.4. Số lượng và tỷ lệ chết của nhện gié ở 16 oC và 10oC ..................... 46
Bảng 4.5. Thành phần cỏ chủ yếu phát triển trong v à xung quan ruộng lúa .. 49
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ nhện gié trên lúa chét của 3 giống .................... 51
trong vụ mùa năm 2008 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ ............. 51
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ nhện gié tr ên lúa chét của 3 giống lúa ............... 53
vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ ..................... 53
Bảng 4.8. Sự gây hại của nhện gié qua vết th ương cơ giới ........................... 56
Bảng 4.9. Sự gây hại của nhện gié tại vết thương cơ giới trên tại vùng Đa Tốn-Gia
Lâm-Hà Nội ..................................................................................................................58
Bảng 4.10. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trong các ô thí nghiệm về sự
lan truyền theo dòng nước ................................ ................................ ............ 61
Bảng 4.11. Sự lây lan của nhện gié trong khay thí nghiệm về sự lan truyền theo
dòng nước ................................................................................................................ 63
Bảng 4.12. Khả năng lây lan của nhện gié tr ên đồng ruộng .......................... 66
theo dòng nước................................ ................................ ............................. 66
Bảng 4.13. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trong điều kiện gió thổi theo
một chiều trong nhà lưới ................................ ................................ .............. 69
Bảng 4.14. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié phát tán qua gió trên đồng ruộng.....71

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bố trí thí nghiệm lây lan qua nước của nhện trong ô thí nghiệm ... 25
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm lây lan qua nước của nhện trong khay trồng lúa ...... 26
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm xác định khả năng lây lan qua n ước của nhện gié
ngoài đồng ruộng ................................ ................................ ......................... 27
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng lây lan qua gió của nhện gié

ngoài đồng ruộng ................................ ................................ ......................... 29
Hình 4.1. Các pha nhện gié trong khoang mô lá (32x) ................................ .. 35
Hình 4.2. Trứng nhện gié (400x) ................................ ................................ .. 36
Hình 4.3. Nhện non di động (400x) ................................ .............................. 36
Hình 4.4. Nhện non không di động (400x) ................................ ................... 36
Hình 4.5. Nhện đực trưởng thành (400x) ................................ ...................... 36
Hình 4.6. Nhện cái trưởng thành (400x) với bộ phận ống thở (*).......................... 37
Hình 4.7. Nhện đực trong khoang mô lá (kính hiển vi điện tử quét 500x) ............ 37
Hình 4.8. Đôi nhện trong khoang mô lá (kính hiển vi điện tử quét 500x) ..... 37
Hình 4.9. Nhện non không di động trong khoang mô lá (kính hiển vi điện tử
quét 500x) ................................ ................................ ................................ .... 38
Hình 4.10. Nhện cái trưởng thành trong khoang mô lá (kính hi ển vi điện tử
quét 500x) ................................ ................................ ................................ .... 38
Hình 4.11. Thời gian tồn tại qua các pha phát dục của nhện gié ................... 39
trong khoang mô lá đặt trong nước................................ ............................... 39
Hình 4.12. Mật độ nhện gié trong khoang mô ở các mực n ước khác nhau .... 41
Hình 4.13. Bố trí thí nghiệm theo dõi sự thay đổi mật độ quần thể nhện gié tại
các mực nước khác nhau ................................ ................................ .............. 42
Hình 4.14. Thời gian tồn tại trong nước lạnh (20 oC) ở các pha phát triển khác
nhau của nhện gié................................ ................................ ......................... 44
Hình 4.15. Tỷ lệ chết của nhện gié ở 16 oC và 10oC ................................ ...... 46

vi


Hình 4.16. Diễn biến mật độ nhện gié tr ên lúa chét của 3 giống vụ mùa năm
2008 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ ................................ .......... 51
Hình 4.17. Diễn biến mật độ nhện gié trên lúa chét của 3 giống lúa ............. 53
vụ xuân năm 2009 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ ..................... 53
Hình 4.18. Lúa chét phát triển trên cánh đồng sau khi gặt ............................ 55

Hình 4.19. Sự gây hại của nhện gié qua vết t hương cơ giới ......................... 56
Hình 4.20. Triệu chứng do nhện gié gây ra tại vết th ương cơ giới ................ 57
Hình 4.21. Sự gây hại của nhện gié qua vết thương cơ giới tại Đa Tốn – Gia
Lâm – Hà Nội................................ ................................ ............................... 59
Hình 4.22. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trong các ô thí nghiệm về sự
lan truyền theo dòng nước ................................ ................................ ............ 62
Hình 4.23. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trong khay thí nghiệm về sự
lan truyền theo dòng nước ................................ ................................ ............ 64
Hình 4.24 Thí nghiệm lây lan qua dòng nước của nhện trong khay .............. 64
Hình 4.25. Khả năng lây lan của nhện gié tr ên đồng ruộng .......................... 66
theo dòng nước................................ ................................ ............................. 66
Hình 4.26. Thí nghiệm xác định khả năng lây lan qua gió của nhện gié ....... 68
Hình 4.27. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié trong điều kiện gió thổi một
chiều trong nhà lưới ................................ ................................ ..................... 69
Hình 4.28. Tỷ lệ hại và chỉ số hại của nhện gié phát tán qua gió trên đồng ruộng .....71

vii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là một trong ba loại cây lương thực quan trọng trên thế giới và là
cây lương thực chủ yếu ở Việt Nam. Cây lúa đóng góp một phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân phục vụ xuất khẩu và đảm bảo anh ninh lương
thực cho cả nước [11]. Năng suất và sản lượng lúa những năm qua của Việt
Nam tuy tăng nhờ được áp dụng thâm canh và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,
nhưng lại không ổn định do sự phá hại của sâu bệnh. Đặc biệt, cùng với việc
thâm canh tăng vụ đã làm cho những loài dịch hại thứ yếu trở thành chủ yếu.
Nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967 là một loài dịch hại như vậy.

Với kích thước cơ thể nhỏ bé, sinh sản nhanh và khả năng di chuyển tốt, nhện
gié thực sự đang là loài dịch hại càng gây hại nghiêm trọng cho các vùng
trồng lúa nước nhất là các vùng gieo sạ hay trồng dày.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các tác giả trên thế giới đã bắt đầu
biết đến tác hại to lớn của nhện gié gây ra cho v ùng trồng lúa và chủ yếu ở vụ
mùa hay vụ hè thu. Nhện gié gây hại ở các vùng trồng lúa châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Thái Lan từ những năm 1930
(Lo & Ho, 1979; Xu và cộng sự, 2001)[28][37]. Nhện gié cũng được phát
hiện ở Cuba năm 1997 khi nó l àm giảm năng suất lúa đáng kể, sau đó lần lượt
được phát hiện ở cộng hoà Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và
Panama làm thiệt hại từ 30-90% năng suất lúa (Fernando V., 2007)[26]. Ở
Brazil, nước đứng đầu về sản xuất lúa ở Nam Mỹ, thu hoạch trung b ình mỗi
năm 12,7 triệu tấn lúa, nhưng nhện gié đã làm giảm năng suất từ 30% đến
70% (tương đương 3,8 đến 8,9 triệu tấn/năm)[26].
Ở Việt Nam, nhện gié đã gây hại và được phát hiện khá sớm ở Miền
Nam, hiện nay loài dịch hại này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến lúa
trồng ở Miền Bắc nhưng lại chưa được người nông dân biết đến. Theo số liệu
thống kê của các tỉnh phía Bắc, hầu hết các tỉnh đều bị thiệt hại bởi nhện gié

1


với các mức độ gây hại khác nhau. Năm 2007, diện tích lúa nhiễm nhện gié ở
Miền Nam và miền Bắc lần lượt là 6.938 ha và 1.162 ha đã cho thấy mức độ
nguy hiểm của nhện gié đối với nông nghiệp Việt Nam trong những năm g ần
đây. Tuy nhiên, chưa có các công b ố về thiệt hại của nhện gié gây ra đối với
sản xuất lúa cũng như chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm
sinh học, sinh thái của loài dịch hại này liên quan đến đặc điểm tồn tại, phát tán
của nhện gié trên đồng ruộng. Một đặc điểm khó nhận biết là trong mùa đông,
không tìm thấy nhện gié ở bất cứ giai đoạn nào của lúa trên đồng ruộng. Tuy

nhiên, đến vụ xuân triệu chứng của nhện gié xuất hiện rải rác trên đồng ruộng
và đến vụ mùa mật độ nhện gié tăng rất nhanh, gây hại nặng cho nhiều vùng
trồng lúa. Nguyên nhân của những hiện tượng kỳ lạ này là gì? Phải chăng nhện
gié đã di chuyển để sống trên một loài ký chủ phụ nào khác hay duy trì một
trạng thái tiềm dục ở một pha phát triển n ào? Để giải quyết được vấn đề này
chúng ta phải hiểu được các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, các tập tính
quan trọng của nhện gié giúp chúng lây lan phát tán trên cánh đồng và duy trì
quần thể nhện trong vụ sau.
Để tìm hiểu những vấn đề nêu ra trên đây góp phần vào việc phòng trừ
đối tượng dịch hại nguy hiểm này, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Đức Khiêm, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học, sinh thái học của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley liên
quan đến sự tồn tại, phát tán và chu chuyển trên ruộng lúa trong vụ mùa
năm 2008 - vụ xuân năm 2009 tại Hà Nội và một số tỉnh phụ cận”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nhện gié
Stenenotarsonemus spinki Smiley liên quan đến sự tồn tại, phát tán và chu
chuyển của chúng trên đồng ruộng, từ đó góp phần xây dựng biện pháp phòng
trừ nhện gié có hiệu quả.

2


1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học li ên quan đến sự
tồn tại, phát tán của nhện gié tr ên đồng ruộng.
- Xác định các ký chủ phụ của nhện gié qua các vụ.
- Tìm hiểu một số con đường chu chuyển của nhện trên đồng ruộng.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả góp phần tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học và thái học
của nhện có liên quan đến đặc điểm tồn tại, phát tán của nhện gié trên đồng
ruộng, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nhện gié một các quy mô và
đầy đủ nhất.
+ Cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng lây lan của nhện gié
qua các con đường gió, nước, vết thương cơ giới làm cơ sở chứng minh cho
sự phát tán của nhện gié trên đồng ruộng.
+ Bước đầu đặt ra giả thiết về sự chu chuyển trong năm qua các vụ của
nhện gié.
+ Kết quả nghiên cứu cung cấp những số liệu quan trọng làm tài liệu
cho nghiên cứu và giảng dạy.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Các kết quả nghiên cứu được dùng làm cơ sở để áp dụng các biện
pháp phòng trừ nhện gié có hiệu quả trong điều kiện ngày nay khi nhện gié
đang ngày càng trở thành dịch hại nguy hiểm ở nước ta.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ nông nghiệp trong nền kinh tế đang có xu
hướng giảm dần nhưng vẫn đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Trong ngành trồng trọt, cây lúa luôn được ưu tiên hàng đầu
với diện tích canh tác cao nhất. Theo thống kê hàng năm cây lương thực, mà
chủ yếu là cây lúa đóng góp vào sản xuất nông nghiệp từ 55 đến 85% so với
tổng giá trị ngành trồng trọt, hầu hết giá trị đóng góp của năm sau cao hơn
năm trước. Bảng 2.1. thể hiện diễn biến về diện tích và sản lượng trồng lúa
hàng năm ở nước ta những năm gần đây.

Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam
từ năm 1998 đến năm 2008
Diện tích (nghìn ha)
Năm

Tổng
số

Lúa
đông
xuân

Sản lượng (nghìn tấn)
Lúa

Lúa hè

Lúa

thu

mùa

Tổng số

đông
xuân

Lúa hè


Lúa

thu

mùa

1998

7362,7

2783,3

2140,6

2438,8 29145,5 13559,5

7522,6

8063,4

1999

7653,6

2888,9

2341,2

2423,5 31393,8 14103,0


8758,3

8532,5

2000

7666,3

3013,2

2292,8

2360,3 32529,5 15571,2

8625,0

8333,3

2001

7492,7

3056,9

2210,8

2225,0 32108,4 15474,4

8328,4


8305,6

2002

7504,3

3033,0

2293,7

2177,6 34447,2 16719,6

9188,7

8538,9

2003

7452,2

3022,9

2320,0

2109,3 34568,8 16822,7

9400,8

8345,3


2004

7445,3

2978,5

2366,2

2100,6 36148,9 17078,0 10430,9

8640,0

2005

7329,2

2942,1

2349,3

2037,8 35832,9 17331,6 10436,2

8065,1

2006

7324,8

2995,5


2317,4

2011,9 35849,5 17588,2

9693,9

8567,4

2007

7207,4

2988,4

2203,5

2015,5 35942,7 17024,1 10140,8

8777,8

7414,3

3013,1

2368,8

2032,4 38725,1 18325,5 11414,2

8985,4


Sơ bộ
2008

(Tổng cục thống kê, 2009)[19]

4


Diện tích trồng lúa đông xuân luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 vụ hè
thu và vụ mùa. Diện tích trồng lúa đông xuân cao nhất năm 2001 chiếm
3056,9 nghìn ha trong khi diện tích trồng lúa hè thu và lúa mùa chỉ đạt 2210,8
và 2225,0 nghìn ha. Năm 2008, theo số liệu tổng kết sơ bộ, lúa đông xuân
chiếm diện tích khá lớn đạt 3013,1 nghìn ha, lúa hè thu và mùa thấp hơn, chỉ
đạt 2368,8 và 2032,4 nghìn ha. Về sản lượng, vụ đông xuân cũng chiếm ưu
thế hơn hẳn và có xu thế tăng dần sản lượng những năm gần đây. Năm 1998,
sản lượng lúa đông xuân đạt 13559,5 nghìn tấn sau đó tăng dần qua các năm
và đạt 18325,5 nghìn tấn năm 2008. Sản lượng lúa hè thu cũng tăng dần từ
1998 đến 2008 từ 7522,6 nghìn tấn đến 1414,2 nghìn tấn. Trong khi đó, sản
lượng vụ mùa không có sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân cơ bản của hiện
tượng này là do trong điều kiện vụ mùa rất thích hợp cho sự phát triển, phá
hại của sâu bệnh nên năng suất và sản lượng lúa giảm đi rõ rệt.
Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam, tính đến hết tháng 7
năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 5,294 triệu tấn lúa gạo, tăng gần 1 triệu tấn so
với cả năm 2008. Từ nay đến cuối nă m đạt khoảng 2 triệu tấn vụ hè thu để
xuất khẩu. Gạo trở thành mặt hàng nông sản duy nhất liên tục tăng trưởng với
tốc độ cao trong bối cảnh hầu hết các mặt h àng khác gặp khó khăn do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Do đó để đảm bảo an ninh l ương thực trong nước và
giữ vị trí trong nhóm các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam
chủ trương quy hoạch ổn định diện tích trồng lúa khoảng 3,6 triệu ha v à tăng
cường nâng cao năng suất, cải tiến kỹ thuật trồng lúa v à chất lượng giống lúa.

2.2. Tình hình nghiên cứu nhện gié trên thế giới
Nhện gié Steneotarsonemus spinki được mô tả lần đầu tiên năm 1967
(Smiley)[32], sau đó những báo cáo ở các nước cộng hoà Đôminica, Haiti, Cu
Ba, Costa Rica, Panama thông báo nh ện gié đã làm giảm 30% năng suất lúa
gạo ở các nước này[48]. Trong họ Tarsonemidae có 3 loài nhện gây hại lúa:

5


Steneotarsonemus spinki , Steneotarsonemus furcates và Steneotarsonemus
spirifex. Ở Côlômbia đã xác định trong họ Tarsonemidae hại lúa loài S. spinki
là loài nguy hiểm nhất vì ngoài những thiệt hại do nó trực tiếp gây ra, nó c òn
là môi giới truyền bệnh nấm Sarocladium oryzae Sawada và bệnh vi khuẩn,
thiệt hại cao nhất khi có tác động cộng gộp của cả hai lo ài dịch hại
này[51][54][59].
Về phân loại, nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley thuộc ngành
chân đốt (Arthroppoda), lớp nhện (Arrachnidae), bộ ve bét (Acari), tổng họ
Tarsonemoidae

(Santos

dẫn,

2004)[55],

họ

Tarsonemidae,

giống


Steneotarsonemus Beer, 1954; loài Steneotarsonemus spinki Smiley, 1967[32].
Về phân bố địa lý, loài nhện này thường xuất hiện nhiều ở các n ước
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Ấn Độ, Sri Lanca, Thái Lan, Đ ài Loan,
Costa Rica, Cu Ba, Haiti, Panama (Ramos& Rodríguez, 2001 ; Smiley et al,
1967; Cho và cộng sự, 1999; Lo & Ho, 1979)[52][32][23][28].
2.2.1. Mức độ gây hại của Nhện gié
Nhện gié là loài dịch hại nguy hiểm ở các vùng trồng lúa châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Thái Lan từ những năm
1930 (Lo & Ho, 1979; Xu và cộng sự, 2001)[28][37]. Đến năm 1967, tác giả
Smiley đã có những nghiên cứu đầu tiên trên đối tượng nguy hiểm này[32].
Những năm 1970, những thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra đ ược công
bố ở Trung Quốc và Đài Loan làm giảm năng suất trung bình 5-20%, một số
nơi bị hại nặng lên đến 70-90% (Emprapa, 2004)[48]. Nhện gié cũng được
phát hiện ở Cuba năm 1997 khi nó l àm giảm năng suất lúa đáng kể (30-90%),
sau đó lần lượt được phát hiện ở cộng hoà Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa
Rica và Panama làm thiệt hại khoảng 30% năng suất lúa (Fernando V., 2007 ;
Emprapa, 2004)[26][48]. Ở Brazil, nước đứng đầu về sản xuất lúa ở Nam Mỹ,
thu hoạch trung bình mỗi năm 12,7 triệu tấn lúa. Tuy nhi ên năng suất giảm

6


30% đến 70% (tương đương 3,8 đến 8,9 triệu tấn/năm) là tác nhân gây hại
chính đến an ninh lương thực và làm suy giảm nghiêm trọng đến nền công
nghiệp lúa gạo của Cu Ba (Navia D., và cộng sự, 2004)[30]. Năm 2003-2004,
nhện gié làm giảm từ 40 đến 60% năng suất lúa ở Trung Mỹ, Costa Rica,
Panama, Nicaragua và đến năm 2005 nhện gié gây thiệt hại kinh tế đến
Côlômbia, Hoduras và Guatemala (Boris A. Castro ., và cộng sự, 2006)[20]. Ở
Ấn Độ, thiệt hại do nhện gié gây ra biến động 1-20% diện tích. Mật độ nhện

khác nhau gây ra mức độ thiệt hại khác nhau. Mật độ biến động 7-600 con/bẹ
tương ứng với mức giảm 4-90% năng suất (Santos, 2004 dẫn). Tháng 7 năm
2007, nhện gié đã được phát hiện ở bang Taxes - Mỹ và gần đây đã có những
báo cáo chính thức về sự gây hại của nhện gié ở Mexico [26].
Những nghiên cứu ở Châu Á và vùng Caribê cho th ấy thiệt hại còn do
loài nhện gié kết hợp với bệnh nấm S. oryzae (Cho và cộng sự, 1999; Ramos
e Rodríguez, 2003)[23][52][53]. Năm 1997, vùng sản xuất lúa ở Cu Ba bị
thiệt hại nặng, mật độ lên đến 200 con/m2, làm thiệt hại 15 - 20% do cả nhện
và nấm gây ra. Nấm hại này bao gồm: Pyricularia, Rhychosporium,
Rhizoctonia tổng hợp gây ra. Nó còn gián tiếp gây ra các bệnh nấm và vi
khuẩn cho cây như Fusarium moniliform (bệnh lúa von), Currvularia lunata,
Alternaria padwickii, Pseudomonas glumae (đen lép hạt)[55]. Do đó, phải
phân biệt được nguyên nhân gây bệnh do nhện gié hay các bệnh tr ên hạt
khác[55][49].
Ở Đài Loan, nhện gié gây hại trên diện tích 17.000 ha năm 1976 v à
19.000 ha năm 1977, thiệt hại do chúng gây ra ước tính là 9,2 triệu đô la Mỹ
(Nguyễn Văn Đĩnh, 2004 dẫn)[7].
2.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học và qui luật phát sinh của nhện gié hại lúa

7


Nhện gié thích sống ở trong bẹ lá hay khoang mô lá (Perez, 2005) [59].
Trong khi đó nhện trưởng thành hay bắt gặp trên bông lúa ở giai đoạn hình
thành hạt (chín sữa) (Cheng và cộng sự, 1980)[24].
Về đặc điểm sinh học, nhện gié Steneotarsonemus spinki gồm bốn pha
phát triển: trứng (egg), nhện non di động (larva), nhện non không di động
(nymph) và nhện trưởng thành (adult) (Lindquist, 1986; Ramos và Rodríguez,
2000; Xu và cộng sự, 2001)[27][51]37[].
Trứng có màu trắng trong, được đẻ rải rác từng quả, chúng thường dính

lại với nhau. Nhện non di động và nhện non không di động có màu trắng đục
với 3 đôi chân. Kích thước cơ thể nhện cũng có thể là cơ sở phân biệt giới tính
và tuổi nhện. Con cái trưởng thành có chiều dài 274m, bề ngang cơ thể là
108m. Con đực có kích thước chiều dài và bề ngang cơ thể tương ứng là
217m và 121m (Smiley, 1967)[32].
Đặc điểm hình thái nhện gié có sự khác nhau rõ rệt giữa con đực và con
cái. Con đực mang đặc điểm điển hình do có một đôi kìm dùng để mang con
cái đi trong quá trình giao phối. Con cái có đôi chân thứ tư biến thành dạng
vuốt dài. Theo tác giả Reyes Herrera (2005)[54], ngoài đôi kìm đặc trưng ở
con đực và đôi vuốt dài đặc trưng của con cái, nhện gié cái c òn có một bộ
phận ở phần dưới đôi chân thứ nhất là một đôi ống thở đối xứng nhau ở hai
bên thân nhện rất dễ quan sát thấy.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Cu Ba, ở nhiệt độ ph òng trung
bình 24,42  1,1oC và độ ẩm trung bình 70,07  4,7%, thời gian từ trứng đến
trưởng thành là 7,7 ngày, thấp nhất là 5,75 ngày và cao nhất là 9,64 ngày.
Thời gian phát triển của trứng, nhện non di động v à nhện non không di động
tương ứng là 2,94, 2,22 và 2,74 ngày (Ramos và Rodríguez, 2000;
2001)[51][52][53].

8


Vòng đời của nhện gié nghiên cứu tại các nhiệt độ 34oC; 24oC; 20oC
tương ứng là 4,88, 7,77, 11,33 ngày. Trong điều kiện môi trường 29oC, vòng
đời nhện là 5,11 ngày. Ở 30oC khoảng thời gian từ trứng đến trưởng thành là 3
ngày và nhiệt độ thích hợp cho nhện gié phát triển trong khoảng 20 - 29oC
(Almaguel và cộng sự, 2004)[43]. Cabrera (1998)[45] cho biết vòng đời nhện
gié thay đổi theo nhiệt độ. Ở 15 oC, chúng chết gần như hoàn toàn, ở 16oC
chúng giảm mọi hoạt động, ngừng phát triển v à sinh sản, tỷ lệ chết cao. Thời
gian hoàn thành vòng đời là 11 ngày ở 20oC, 8 ngày ở 24 - 28oC và 3 - 4 ngày ở

28 - 29oC.
Những nghiên cứu tiến hành trong điều kiện Cu Ba của Santos v à cộng
tác viên (1998)[56] cho thấy thời gian từ trứng đến tr ưởng thành ngắn nhất là
3 ngày ở 30oC và dài nhất là 20 ngày ở 20oC. Ở Trung Quốc, thời gian phát
triển của một thế hệ phụ thuộc nhiệt độ. Ở các mức nhiệt độ 30oC, 28oC và
25oC tương ứng là 8,5 ngày, 9,9 ngày và 13,6 ngày (Xu và cộng sự.,
2001)[37].
Về số lượng trứng đẻ của nhện gié, con cái đẻ đ ược trung bình khoảng
55,5 trứng và thời gian đẻ tập trung trong 7 ng ày đầu. Trong tổng số trứng nở
ra, con cái chiếm 52,7% (Xu và cộng sự.,2001))[37]. Trong điều kiện Đài
Loan, nhện gié trong phòng thí nghiệm đẻ được 59,5 trứng/1 con cái ở 3 0oC
và 20 trứng/1 con cái ở 20oC (Lo & Ho, 1979)[28]. Ở Cu Ba, 1 con cái đẻ
được tối đa là 78 trứng, trung bình là 30,8  3,4 trứng (Ramos và Rodríguez,
2001)[53]. Thời gian đẻ trứng của nhện gié ở 30 oC, 28oC và 25oC trong điều
kiện thí nghiệm ở Trung Quốc t ương ứng là 17,2 ngày, 20,2 ngày và 25,6
ngày (Xu và cộng sự., 2001)[37]. ở Đài Loan, thời gian này khoảng 10 ngày
(Lo & Ho, 1979)[28].

9


Tỷ lệ cái đực trong một quần thể nhện đẻ ra khoảng 3 con cái: 1con
đực, đôi khi trong một số trường hợp tỷ lệ này có thể lên đến 8 con cái: 1 con
đực (Lo & Ho, 1979)[28].
Thời gian sống của trưởng thành, ở Cu Ba tại nhiệt độ 25 oC là 15  1,09
ngày và 28 oC là 7,6  0,4 ngày. Ở Trung Quốc, thời gian sống của tr ưởng
thành ở 30oC, 28oC và 25oC tương ứng là 23,6 ngày, 26,4 ngày và 31,6 ngày.
Thời gian sống của trưởng thành phụ thuộc điều kiện nhiệt độ v à cây ký chủ
(Xu và cộng sự., 2001)[37].
Santos (1998)[56] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ

đến khả năng sống và tồn tại của nhện gié. Kết quả cho thấy khoảng nhiệt độ
tối thấp cho sự phát triển để ho àn thành vòng đời của nhện gié là 16,1oC, nếu
nhiệt độ không khí thấp hơn 15oC, chúng có tỷ lệ chết rất cao, gần như hoàn
toàn. Theo Almaguel (2004)[43], khoảng nhiệt độ tối thấp cho sự phát triển
của nhện gié là 15,9-16,1oC và khoảng nhiệt độ tối thích cho sự phát triển của
nhện gié là 20-29oC. Tuy nhiên, theo tác giả Navia và cộng sự năm 2006 [32]
lại kết luận nhện gié có thể hoàn thành vòng đời ở nhiệt độ trên 16oC nhưng
trứng nhện có thể quan sát thấy ở nhiệt độ d ưới 16oC.
Trong điều kiện thí nghiệm ở Cu Ba, tổng nhiệt độ hữu hiệu cho nhện
gié phát triển là 32,68oC  3,8oC/ngày với 48-55 thế hệ tương ứng ở La
Habana và Granma. Nhện gié có thể tăng mật độ trong cả năm, cao nhất l à 6
thế hệ/tháng trong điều kiện mùa xuân và < 3 thế hệ ở mùa đông, thấp nhất ở
tháng 1,2 và cao nhất ở tháng 7,8 (Almaguel L., và cộng sự, 2004)[43].
Trưởng thành cái loài S. spinki có khả năng sinh sản đơn tính, con cái
không qua giao phối vẫn có thể đẻ trứng nhưng tỷ lệ nở ra con đực cao hơn so
với trứng đã qua giao phối, do đó quần thể nhện tăng nhanh. Trứng không qua
giao phối tỷ lệ con cái/con đực l à 1,94/1. Con cái sinh sản đơn tính có thể sinh

10


ra được 79,2 trứng, cao nhất có thể đạt 206 trứng trong thời gian 17 ng ày.
Trong điều kiện thích hợp quần thể nhện có thể tăng số l ượng nhanh chóng
(Xu và cộng sự, 2001)[37].
2.2.3. Khả năng xâm nhập, lan truyền của nhện gié
Nhện gié có thể truyền lan nhờ hạt giống, gió, n ước, côn trùng, chuột,
công cụ sản xuất nông nghiệp, t àn tích thực vật qua các vụ... Ở Texas, nhện
gié nổi lên trên mặt nước, những con cái này bơi để chủ động tìm con đực
thực hiện quá trình giao phối (Ochoa, 2007)[35]. Nhờ những tác nhân truyền
lan diệu kỳ này mà nhện gié được phát tán trên đồng ruộng và từ vụ này qua

vụ khác.
Những nghiên cứu hiện nay ở cộng hoà Đôminica cho thấy nhện gié có
khả năng qua đông ở gốc rạ khi gặt lúa còn sót lại, những gốc rạ này vẫn còn
dinh dưỡng để phát triển lên thành cây lúa mới (lúa chét), tuy nhiên nhện gié
tồn tại trong đó và trong những mẩu thân gẫy rơi rụng trên đồng ruộng xâm
nhập vào lúa chét, tồn tại trên cây lúa này cho đến khi nó gặp ký chủ khác.
Nhện gié ưa thích phá hại hạt ở giai đoạn lúa chín sữa h ơn giai đoạn
chín sáp và chín hoàn toàn. Nh ện được phát hiện chủ yếu ở trong bẹ lá n ơi mà
ta dễ dàng bắt gặp quần thể nhện cao ở pha nhện non v à trưởng thành. Nhện
cũng dễ thấy ở phần trong hạt lúa. Đôi khi chúng rất khó phát hiện tr ên cánh
đồng vì cơ thể trong suốt không màu, kích thước cơ thể nhỏ bé và vị trí sống ở
trong bẹ lá (Fernando V., 2007[26].
Ký chủ chính của nhện gié là lúa nước (Oryzae sativae L.). Ngoài ra nhện
gié cũng hoàn thành vòng đời trên một loài ký chủ phụ là loài lúa dại Mỹ
(Oryzae latifolia) và loài Cynodon dactylon (Ochoa, 2007)[27], Cyperus iria
(PPQ, 2007 ; CRRI, 2006), Echinochloa colona và Digitania spp. (Ochoa, 207).
Tuy nhiên, tác giả Ochoa (2007)[27] cũng tin tưởng rằng khả năng S. Spinki
thích hợp với các cây thuộc Oryza spp. là rất cao. Có 7 loài đã được kể đến là

11


Oryza bathii, O. glaberrima, O. latifolia, O. longsistaminata, O. punctata, O.
rufipogon và O. sativa (USDA-NRCS, 2007)[36]. Kết luận này rất quan trọng để
xác định phổ ký chủ của nhện trong nghiên cứu phòng trừ nhện gié.
Theo Santos và cộng sự (2004)[55], nhện gié là loài đặc biệt nguy hiểm.
Chúng có thể phát sinh thành dịch trong thời gian ngắn, lan truyền trong
khoảng không gian hẹp nhờ gió, nước, côn trùng. Chúng có thể truyền từ vụ
trước sang vụ sau, từ vùng này sang vùng khác và t ừ quốc gia này sang quốc
gia khác thông qua hạt giống.

Ngày nay, người ta dựa vào triệu chứng để đánh giá mức độ gây hại của
nhện gié. Ở Ấn Độ, mức độ gây hại được xác định thông qua sự thay đổi của
triệu chứng và thường căn cứ vào vết hại trên bẹ lá. Phần lớn nhện thường tập
trung tại vết hại và vùng xung quanh đó (Santos, 2004) [55]. Triệu chúng gây
hại của nhện gié thể hiện r õ và đặc trưng nhất sau 35 ngày lây nhiễm
(Almaguel, 2002)[41]. Dựa vào triệu chứng này, người ta có thể đưa ra hướng
phòng trừ thích hợp nhằm ngăn chặn sự b ùng phát thành dịch làm ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng lúa.
2.2.4. Biện pháp phòng trừ nhện gié
Phòng trừ nhện gié ở các vùng trồng lúa hiện nay gặp nhiều khó khăn
vì cơ thể nhện nhỏ bé, không màu lại sống ở trong bẹ lá hay hạt lúa.
Để ngăn chặn sự gây hại của nhện gié lây lan từ vụ n ày sang vụ khác,
việc làm cần thiết phải làm là tiêu diệt nguồn nhện tồn dư trong gốc rạ,
trong tàn tích thực vật và trên cây lúa chét sau v ụ lúa trồng trước. Ở vùng
nhiệt đới, ngày gieo trồng nên thay đổi để tránh gặp những điều kiện thuận
lợi cho nhện phát triển trong suốt giai đoạn nhạy cảm mà nhện có thể bùng
phát thành dịch.
Phản ứng kháng nhiễm của các giống lúa khác nhau với nhện gié được
quan sát trên một số giống lúa nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy: có một số

12


giống có thể chống chịu được với sự gây hại do nhện gié S. spinki gây ra.
Tuy nhiên nhện gié có khả năng gây hại cho rất nhiều giống lúa khác nhau.
Theo Zhang và cộng sự (1995)[39], loài S. spinki và Tarsonemus talpae gây
hại cho 335 giống lúa lai. Nước cộng hoà Đôminica có 4 giống lúa ở các điều
kiện sinh thái khác nhau: ISA -40, JUMA-57, Prosedoca-97 và Prosequisa-4
chúng có mức độ nhiễm nhện gié khác nhau. Giống ISA-40 và JUMA-57có
khả năng nhiễm cao, còn 2 giống Prosedoca-97 và Prosequisa-4 nhiễm nhện

gié ở mức thấp hơn. Ở các giai đoạn thí nghiệm từ khi lúa đẻ nhánh, phân hoá
đòng, trỗ, hai giống ISA-40 và JUMA-57 bị thiệt hại khá cao do nhện gé gây
ra, hai giống còn lại tỏ ra không nhiễm. Nhưng ở giai đoạn lúa hình thành hạt
và chín, mức độ nhiễm của 2 giống Prosedoca-97 và Prosequisa-4 có mức độ
nhiễm nhện gié tăng lên rõ rệt (Ramos M., et al, 2001)[53]. Cu Ba đã chọn tạo
được các giống chống chịu được nhện như: IA Cuba -29, IA Cuba -30, IA
Cuba -31.
Những nghiên cứu cho thấy ở các vùng nhiệt đới có điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae, đây sẽ là biện pháp
sinh học hiệu quả nếu tỷ lệ nhện bắt mồi/mật độ nhện hại thích hợp. Các lo ài
nhện trong họ Phytoseiidae, bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được
nhện gié S. spinki (Lo & Ho, 1979)[28]. Ở Châu Á đã xác định mối quan hệ
của loài Amblyseius asetus, Galendromus sp., Typhlodromus sp. với nhện gié
Từ những nghiên cứu quần thể nhện ở Cu Ba, Almaguel v à cộng sự
(2003)[42] đã đưa ra kết luận với mật độ 3,3 con bắt mồi/cây l à có khả năng
khống chế nhện hại. Theo Santos M. (2004) [55], có 7 loài nhện bắt mồi nhện
gié hại lúa là Galenromimus alveolaris (De Leon); Proprioseiopsis asetus
(Chants), Neoseiulus paraibensis (Moraes & Mc Murtry); N. Baraki (AthiasHenriot); N. Paspalivorus; Ascapineta (De Leon) và Aceodrous asternalis
(Lindquist & Chants). Ngoài ra, các nghi ên cứu về ký sinh cũng được tiến

13


hành. Cabrera (2005)[47] cho biết nấm Hirsutela nodunosa có khả năng ký
sinh gây chết nhện gié đến 71%. Năm 2006, tác giả Navie và cộng sự
(2006)[32] bổ sung thêm các loài nhện bắt mồi là thiên địch của nhện gié bao
gồm: Amblyseus taiwannicus, Lasioeius parberlesei, Aceodromus asternalis,
Asca pineta, Hypoaspis sp., Proctolaelaps bickleyi, Galendrminus alveolaris,
Galendromus longipilus, Galendromus sp., Neoseiulus parabensis, N, baraki,
N. paspalivorus, P.roprioseiopsis ase tus, Typholodromus sp.

Việc sử dụng thuốc hoá học để ph òng trừ nhện gié là biện pháp không
được khuyến khích tại các nước trên thế giới do nhện gié dễ dàng hình thành
tính kháng thuốc. Xu hướng chung, nghiên cứu để giảm lượng thuốc, giảm dư
lượng thuốc và bảo vệ môi trường. Tại Trung Quốc, để trừ nhện S. spinki
người ta dùng các loại thuốc gốc Sulphua hoặc Clo. Kết quả cho thấy d ùng
thuốc Dimethion 30EC nồng độ 0,04% có thể trừ đ ược nhện gié S. spinki.
Ở Cu Ba, người ta sử dụng thuốc Hostathion 40EC trừ nhện gié trong điều
kiện ở phòng thí nghiệm. Hiệu lực của thuốc đạt tới 93% trong 15 ng ày
(Cabrera và cộng sự, 2002)[46]. Ở Cu Ba, Panama và một số nước khác vùng
Trung Mỹ, người dân đã sử dụng chế phẩm sinh học IDIAP để ph òng trừ
nhện gié. Ở Úc, người ta đã thành công trong việc dùng Phosphine (PH3) và
luân phiên với một số loại thuốc khác để xử lý hạt gống đạt hiệu quả cao. Một
số chế phẩm được làm từ một số sinh vật có ích gây bệnh cho nhện gié như
Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Verticillin lecanii và Metazhium
anisopliae. Mỗi chế phẩm sinh học phòng trừ nhện gié chứa hàm lượng vi
sinh vật nhiều hay ít khác nhau. Sau khi phun 36 ng ày, hiệu lực của thuốc đạt
89-98% (Cabera, 1998)[45]. Cabrera và cộng tác viên (2002)[46] thử hiệu lực
của thuốc Bacillus thuringiensis sepa LBT-13:, kết quả hiệu lực phòng trừ đạt
41,58% trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên các tác giả cũng khuyến cáo người

14


nông dân nên thường xuyên thay đổi loại thuốc trong xử lý và phòng trừ nhện
gié để đạt hiệu quả cao nhất.
Biện pháp canh tác kỹ thuật có tác dụng lớn nhất trong phòng trừ nhện
gié. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ dại đều có tác dụng diệt nhện gié
không cho chúng có cơ hội lây lan từ vụ trước sang vụ sau. Ngoài ra việc kéo
dài thời gian giữa 2 vụ ít nhất l à 25 ngày mới có khả năng làm chết và làm
giảm khả năng tồn tại của nhện gié tr ên đồng ruộng (Santos và cộng sự,

2004)[55]. Theo tác giả Hernandez và cộng sự (2002)[50], với các mức phân
bón khác nhau cho lúa sẽ tương ứng với mật độ nhện phát triển/bẹ. Mức bón
đạm càng cao, mật độ nhện gié càng nhiều và cũng có sự khác nhau ở các
giống. Cũng theo tác giả này, giống Acuba 28 là giống nhiễm nhện, khi không
bón phân đạm, mật độ nhện là 12,7 con/bẹ, khi mức đạm bón là 160 kg/ha
tương ứng mật độ nhện 26,1 con/bẹ ; giống LC-88-86 không có sự gia tăng
mật độ nhện ở các mức phân đạm bón khác nhau, nếu không bón đạm, mật độ
trung bình đạt 0,2 con/bẹ, nhưng khi tăng mức đạm lên 120, 140 và 160 kg/ha,
mật độ nhện không tăng chỉ đạt 0,3 con/bẹ.
Biện pháp sử dụng giống chống chịu nhện gié cũng đ ược các nhà khoa
học quan tâm. Ở Costa Rica một số giống đ ược giới thiệu có khả năng kháng
nhện gié là FEDEAROZ 50, CFX 18 và CR 4477 (Santos, 2004 d ẫn)[55]. Ở
Cu Ba, Yudith (2003)[60] cho biết một số giống chống chịu nhện gié l à
IACuba-28, IACuba-29, IACuba-30, IACuba-21. Nước cộng hoà Đôminica
có 2 giống kháng với nhện gié là Prosedoca-97 và Prosequisa-4. Hai giống
này chỉ bị nhiễm nhẹ vào giai đoạn mẫn cảm của cây lúa, giai đoạn trỗ với tỷ
lệ hại 33%, mật độ nhện 0,26 con/dảnh (Prosedoca -97) và 0,55 con/dảnh
(Prosequisa-4).
Tuy nhiên, tốt nhất và hiệu quả nhất trong phòng trừ nhện gié hiện nay
được các chuyên gia khuyến cáo là biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp

15


nhện gié. Tháng 6 năm 2008, một nhóm các chuyên gia kỹ thuật đưa ra các
biện pháp, quy trình khuyến cáo để phòng trừ nhện gié hiệu quả trong điều
kiện nhà kính như sau: khử trùng tất cả và thường xuyên các dụng cụ có khả
năng tiếp xúc và lây nhện để hạn chế thấp nhất sự lây lan, phát tán của nhện
gié. Hạt đem sử dụng phải được khử trùng theo quy trình riêng bằng nhiệt độ
rất cao hoặc rất thấp, methyl bromine. Thời gian cây không sinh trưởng cũng

phải xử lý, ngăn chặn và tiêu huỷ tất cả nguồn bệnh của nhện gié, tiến h ành
khử trùng nếu thấy cần thiết.
2.3. Tình hình nghiên cứu nhện gié ở Việt Nam
Thành phần nhện hại trên lúa khá đa dạng, trong đó loài nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley là loài nhện hại nguy hiểm nhất. Thuộc họ
Tarsonemidae, nhện gié cũng mang một số đặc điểm đặc tr ưng của họ nhện
này. Nhìn chung, họ Tarsonemidae có cơ thể rất nhỏ 0,1- 0,3mm, cơ thể và
chân sau có lông mỏng và thưa. Đặc biệt ở chân trước đốt cuối có nhiều lông
rậm và lông chuyên cảm giác với hình dạng và kích thước khác nhau (Nguyễn
Văn Đĩnh, 2005)[8].
Theo số liệu thống kê của Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc, trong
hai năm 2007 và 2008 có s ự khác nhau về diện tích nhiễm v à nhiễm nặng
giữa 2 loài dịch hại là bệnh lem lép hạt và nhện gié. Năm 2008, diện tích
nhiễm lem lép hạt thấp hơn so với 2007 nhưng diện tích nhiễm nặng lại cao
hơn, do đó thiệt hại đến năng suất nhiề u hơn và nguy hiểm hơn năm 2007.
Trong khi đó, năm 2008, nhện gié lại có diện tích nhiễm cao h ơn 2007 khá
nhiều (269% so với năm 2007) v à diện tích nhiễm nhện gié nặng ở cả 2 năm
đều thấp. Điều này chứng tỏ, nhện gié dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi, mọi lúc
nhưng hầu hết chưa gây thiệt hại lớn về kinh tế cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, diện tích nhiễm và nhiễm nặng của bệnh lem lép hạt khá cao cũng
có liên quan đến tác hại của nhện gié do hai lo ài dịch hại này có triệu chứng

16


gây hại khá giống nhau và sự gây hại của nhện gié còn là môi giới truyền
bệnh cho vi khuẩn gây lem lép hạt xuất hiện.

Bảng 2.2. Thiệt hại do bệnh lem lép hạt v à nhện gié gây ra trong
năm 2007 và 2008

Tên dịch
hại

DT nhiễm (ha)
2007

2008

DT nhiễm nặng (ha)

% so với

2007

2008

2007
Lem lép

% so với
2007

6048

4008

-34

300


551

315

1162

+269

0

7

+84

hạt
Nhện gié

Ghi chú: + (-): Tăng (giảm) so với cùng kỳ 2007
(Nguồn: Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc)
Theo Phạm Văn Kim (2003)[17], bệnh nám bẹ do nhện gié gây ra là
một trong những bệnh hại quan trọng trên lúa và mới xuất hiện trong các năm
1997-1998, được phát hiện đầu tiên ở An Giang sau đó lan dần sang Đồng
Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Nhện thuộc họ Tarsonemidae có tính dị hình rõ rệt. Con đực phía cuối
có cấu tạo đặc thù được gọi là u lồi sinh dục hay đĩa sinh dục. Trong đĩa này
có dương cụ hình kim. Con cái có cấu tạo đặc trưng, hình chùy được gọi là lỗ
thở giả nằm giữa đốt háng thứ I và II. Lỗ thở là điểm đặc trưng của con cái,
nằm ở bên lưng gần mép của propodosoma (Nguyễn Văn Đĩnh, 2005)[8]. Có
thể thấy trưởng thành trên 2 mặt lá lúa nhưng chủ yếu trong bẹ lá lúa. Trong
bẹ lỳa, chúng đục mặt trong bẹ tạo thành đường hầm, sinh sống và đẻ trứng

trong đó. Do đó, chúng tạo nên triệu chứng gây hại trên bẹ lá lúa, tạo nên các
vết hại màu xám nhạt hoặc đen dài vài centimet. Nếu nặng lúa không trỗ được

17


×