Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

dINH DƯỠNG NITO ĐỐI VỚI THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.87 KB, 5 trang )

Tuần: 3, Tiết: 6
Ngày soạn: 29/08/2010.
BÀI 6. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Nêu được dạng nitơ cây hấp thụ từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường
sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lí với sinh trưởng và môi trường.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình và phân tích hình
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình ảnh minh họa bằng powerpoint.
- Phiếu học tập.
III. TRỌNG TÂM:
Phần IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố đỊnh nitơ
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1). Chuẩn bị:
- Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
Trả lời:
- Dạng nitơ rễ cây hấp thụ từ môi trường là dạng ion NH4+ và NH3-.
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, cây không thể phát triển được khi thiếu nitơ.


– Dấu hiệu thiếu nitơ đặc trưng: lá có màu vàng nhạt.
- Nitơ là thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như prôtêin, axit nuclêic,
ATP, diệp lục...
- Nitơ có vai trò điều tiết các quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật thông qua sự điều
tiết đặc tính hóa keo(làm biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chất) và thông qua sự điều tiết hoạt
tính của enzim.
- Vào bài: Qua bài 5 các em đã biết được vai trò quan trọng của nitơ trong dinh dưỡng của thực vật.
Vậy nguồn cung cấp nitơ cho cây là từ đâu? Để trả lời các câu hỏi vừa rồi chúng ta cùng nghiên cứu
bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tt).
2). Tên bài mới:
NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)

BÀI 6. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (tiếp theo)
THỜI
GIAN

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


III.NGUỒN CUNG
CẤP NITƠ TỰ
NHIÊN CHO CÂY
Nitơ chủ yếu tồn tại
trong không khí và trong
đất.
1.NITƠ TRONG
KHÔNG KHÍ

Nitơ phân tử(N2 )
trong khí quyển khoảng
gần 80%. Cây không thể
hấp thụ được nitơ phân
tử. đối với cơ thể thực
vật. Nitơ phân tử sau khi
được các vi sinh vật cố
định nitơ chuyển hóa
thành NH3 thì cây mới
đồng hóa được.
2.NITƠ TRONG ĐẤT
Nguồn cung cấp chủ
yếu nitơ cho cây là đất.
Nitơ trong đất tồn tại ở 2
dạng: nitơ khoáng (nitơ
vô cơ) trong các muối
khoáng và nitơ hữu cơ
trong xác sinh vật(thực
vật,động vật,vi sinh vật,
…)
Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ
khoáng từ đất dưới dạng
NO3- và NH4+
Cây không trực tiếp
hấp thụ nitơ hữu cơ
trong xác sinh vật.Cây
chỉ hấp thụ được dạng
nitơ hữu cơ đó sau khi
nó đã được các vi sinh
vật đất khoáng hóa (biến

nitơ hữu cơ thành nitơ
khoáng) thành NH4+ và
NO3- .
IV.QUÁ TRÌNH
CHUYỂN HÓA NITƠ
TRONG ĐẤT VÀ CỐ
ĐỊNH NITƠ
1.QUÁ TRÌNH
CHUYỂN HÓA NITƠ
TRONG ĐẤT
Trong đất còn xảy
ra quá trình chuyển hóa

- Em hãy cho biết nitơ tồn tại ở
đâu trên trái đất?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Trong khí quyển nitơ chiếm tỉ
lệ cao hay thấp?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(khí quyển,
thạch quyển), các HS khác
bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(cao, khoảng
80%), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- Nitơ phân tử có được cây hấp

thụ hay không? Nếu không thì vì
sao lại nói nitơ trong không khí
là nguồn cung cấp nitơ tự nhiên
cho cây?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(không; nhờ vi
sinh vật cố định thành
NH3), các HS khác bổ
sung(nếu có).

- Giữa không khí và đất thì loại
nào là nguồn cung cấp nitơ chủ
yếu cho cây?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Nitơ trong đất tồn tại ở những
dạng nào?

- 1 HS trả lời(đất), các HS
khác bổ sung(nếu có).

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cây hấp thụ nitơ trong đất ở
dạng nào?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cây có hấp thụ được nitơ hữu
cơ trong xác thực vật được hay
không? Nếu không thì vì sao nói
đó là nguồn cung cấp nitơ cho
cây?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- Hãy chỉ ra trên sơ đồ hình 6.1
SGK con đường chuyển hóa nitơ
hữu cơ (trong xác sinh vật) trong
đất thành dạng nitơ khoáng NH4+
và NO3- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Trong đất còn có quá trình
chuyển đổi nitơ nào khác không?
Nếu có thì đó là quá trình gì?

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời (nitơ khoáng
và nitơ hữu cơ), các HS
khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(dạng NO3- và
NH4+), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(không; nhờ vi
sinh vật khoáng hóa).

- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời(3, 4, 6, 7, 8).

- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời(có; NO3- →
N2), các em khác lắng nghe
và bổ sung (nếu có).


nitrat thành nitơ phân
tử(NO3- →N2 do các vi
sinh vật kị khí thực hiện.

2.QUÁ TRÌNH CỐ
ĐỊNH NITƠ PHÂN
TỬ
- Các nhóm vi sinh vật
cố định nitơ có vai trò
quan trọng trong việc bù
đắp lại lượng nitơ của
đất đã bị cây lấy đi.
- Con đường sinh học
cố định nitơ là con
đường cố định nitơ do
các vi sinh vật thực hiện.
Các vi sinh vật cố định
nitơ gồm 2 nhóm:nhóm
vi sinh vâ tj sống tự do
như vi khuẩn lam
(Cyanobactecria) có
nhiều ở ‘ruộng lúa và
nhóm cộng sinh với thực
vật,điển hình là các vi
khuẩn thuộc chi

Rhizobium tạo nốt sần ở
rễ cây họ đậu.
Trong cơ thể của các vi
khuẩn cố định nitơ có
một enzim là
nitrôgenaza, có khả năng
bẻ gẫy ba lien kết cộng
hóa trị bền vững giữa
hai nguyên tử nitơ (N
để nitơ liên kết với
hyđrô tạo ra amoniac
(NH3 ). Trong môi
trường nước, NH3
chuyển thành NH4+ .
V.PHÂN BÓN VỚI
NĂNG SUẤT CÂY
TRỒNG VÀ MÔI
TRƯỜNG
1.BÓN PHÂN HỢP LÍ
VÀ NĂNG SUẤT CÂY
TRỒNG
Để cây trồng có
năng suất cao cần bón

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Cần phải làm gì để hạn chế
hoạt động của các vi sinh vật kị
khí?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.


- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời(làm đất
thoáng), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- Em hãy nêu vai trò của các vi
sinh vật cố định nitơ?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(bù lại nitơ bị
mất), các HS khác bổ
sung(nếu có).

- Con đường sinh học cố định
nitơ là con đường như thế nào?

- 1 HS trả lời(do các vi sinh
vật thực hiện), các HS khác
bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.
- 1 HS trả lời
(cyanobacteria,
Rhizobium), các HS khác
bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- Nhận xét, kết luận vấn đề.
- Em hãy nêu tên các nhóm vi
sinh vật cố định nitơ.

- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- Nhờ đâu vi sinh vật có thể cố
định nitơ?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- Vì sao cần bón phân hợp lí?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(enzim
nitrogenaza), các HS khác
bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- 1 HS trả lời(để tăng năng
suất cây trồng), các HS
khác bổ sung(nếu có).
- Lắng nghe.


phân hợp lí:đúng loại,đủ
số lượng và tỉ lệ các
thành phần dinh
dưỡng ;đúng nhu cầu
của giống ,loài cây
trồng;phù hợp với thời
kì sinh trưởng và phát
triển của cây (bón
lót,bón thúc) cũng như
điều kiện đất đai và thời

tiết mùa vụ.
2.CÁC PHƯƠNG
PHÁP BÓN PHÂN
- Bón phân qua rễ (bón
vào đât): Cơ sở sinh học
là dựa vào khả năng của
rễ hấp thụ các ion
khoáng từ đất, gồm bón
lót và bón thúc.
- Bón phân qua lá: Cơ sở
sinh học là sự hấp thụ
các ion khoáng qua khí
khổng. Dung dịch phân
bón qua lá phải có nồng
độ các ion khoáng thấp.
3.PHÂN BÓN VÀ
MÔI TRƯỜNG
Khi lượng phân bón
vượt quá mức tối ưu, cây
sẽ không hấp thụ hết. Dư
lượng phân bón sẽ làm
xấu tính chất lí hóa c ủa
đất. Dư lượng phân bón
sẽ bị nước cuốn xuống
các thủy vực gây ô
nhiễm môi trường nước.

- Nêu các phương pháp bón phân
cho cây? Dựa vào đâu để bón
như vậy?

- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(bón qua rễ,
lá;…), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

- Việc bón phân chỉ ảnh hưởng
đến cây hay còn ảnh hưởng đến
con người và môi trường? Vì
sao?
- Nhận xét, kết luận vấn đề.

- 1 HS trả lời(ảnh hưởng
đến con người và môi
trường;…), các HS khác bổ
sung(nếu có).
- Lắng nghe.

3). Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu HS đọc và nhớ phần tóm tắt in nghiên trong khung ở cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi trong SGK.
4). Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 7 : Thực hành : Thí nghiệm thoát hơi
nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.
- Chuẩn bị : lá cây, hạt lúa nảy mầm.
5). Rút kinh nghiệm:





×