Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

bào chế một số dạng bột và cao từ cây bồ công anh (lactuca indica l). nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng trong chăn nuôi gà thịt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÙI VĂN TẢI

BÀO CHẾ MỘT SỐ DẠNG BỘT VÀ CAO TỪ CÂY BỒ CÔNG ANH
(LACTUCA INDICA L). NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG
TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: Thú y

Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. BÙI THỊ THO

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi,
ñược sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Tho. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.


Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2009
Tác giả

Bùi Văn Tải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội nói
chung, các thầy cô giáo thuộc Khoa Thú y và Viện ðào tạo sau ñại học
nói riêng ñã tạo ñiều kiện cho chúng em có môi trường học tập, nghiên
cứu thuận lợi trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối cới cô giáo PGS.TS Bùi
Thị Tho ñã hết lòng hướng dẫn, giúp ñỡ em trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện tốt ñề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Nội – Chẩn - ðộc
chất, cùng cán bộ công nhân viên Công ty TNHH ðầu tư và phát triển
chăn nuôi gà gia công thuộc Tổng công ty Nông sản Bắc Ninh, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia ñình, các
bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi vượt qua khó khăn ñể hoàn thành ñề tài
này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2009
Học viên


Bùi Văn Tải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục các từ viết tắt

vii

1. MỞ ðẦU

1


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI

1

1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI

3

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI

3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC CỦA ðỀ TÀI

5

2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC KHI NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DƯỢC

LIỆU
2.2.1.Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu

8
8

2.2.2. Cách tác dụng của dược liệu có nguồn gốc thảo mộc

10

2.3. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÂY BỒ CÔNG ANH

10

2.3.1. Mô tả cây Bồ công anh Việt Nam

11

2.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến

11

2.3.3.Thành phần hoá học

12

2.3.4. Tác dụng dược lý

13


2.4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÀO CHẾ VÀ DẠNG THUỐC

16

2.5. CƠ SỞ VỀ TIÊU TỐN THỨC ĂN

20

2.6. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG

21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


2.7. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÁC TẾ BÀO MÁU TRONG CƠ THỂ 22
2.7.1.Hồng cầu

22

2.7.2. Bạch cầu

23

2.7.3. Tiểu cầu (thrombocytes):

24

2.8. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH LÝ CỦA GÀ


24

2.8.1. ðặc ñiểm sinh lý tiêu hóa của gà

24

2.8.2. ðặc ñiểm tiêu hóa ở gà

27

2.9. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở
GÀ THỊT

28

2.9.1. Bệnh viêm ñường hô hấp mãn tính (CRD)

28

2.9.2. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

28

2.9.3. Bệnh Newcastle

29

2.9.4. Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis)

29


2.9.5. Viêm ruột hoại tử do Clostridium

29

2.9.6. Hội chứng tiêu chảy ở gà

30

3. ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

31

3.1. ðỐI TƯỢNG

31

3.1.1. Dược liệu thí nghiệm:

31

3.1.2. ðộng vật thí nghiệm:

31

3.2. NỘI DUNG

31


3.3. NGUYÊN LIỆU

32

3.3.1. Dược liệu:

32

3.3.2. Dụng cụ, hoá chất:

32

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.4.1. Phương pháp bào chế các dạng chế phẩm từ cây Bồ công anh.

32

3.4.2. Bố trí thí nghiệm

34

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


3.4.3. Phương pháp bổ sung

35


3.4.4. Phương pháp cân khối lượng gà

35

3.4.5. Phương pháp xét nghiệm chỉ tiêu sinh lý máu.

36

3.4.6. Phương pháp mổ khảo sát năng suất thịt gà thí nghiệm

38

3.4.7. Một số công thức sử dụng trong thí nghiệm.

39

3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu.

40

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

42

4.1. BÀO CHẾ THỬ NGHIỆM CÁC CHẾ PHẨM DẠNG BỘT VÀ CAO
TỪ CÂY BỒ CÔNG ANH

42


4.2. ẢNH HƯỞNG CÁC CHẾ PHẨM BỒ CÔNG ANH ðẾN KHẢ
NĂNG TĂNG TRỌNG GÀ THÍ NGHIỆM

44

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM TỪ CÂY BỒ CÔNG ANH
TỚI KHẢ NĂNG PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA
GÀ THỊT

49

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM BỒ CÔNG ANH ðẾN MỘT
SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA GÀ THÍ NGHIỆM

55

4.4.1. Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin

56

4.4.2. Số lượng bạch cầu của các lô gà thí nghiệm

59

4.4.3 Công thức bạch cầu

62

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ PHẨM BỒ CÔNG ANH ðẾN HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM


65

4.6. ẢNH HƯỞNG CÁC CHẾ PHẨM BỒ CÔNG ANH ðẾN NĂNG
SUẤT THỊT GÀ LÚC 42 NGÀY TUỔI

69

5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ðỀ NGHỊ

73

5.1. KẾT LUẬN

73

5.2. TỒN TẠI

76

5.3. ðỀ NGHỊ

76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Bào chế thử nghiệm chế phẩm dạng bột và cao ñặc từ cây Bồ
công anh.


42

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm Bồ công anh tới khả năng tăng trọng
của gà thí nghiệm.

45

Bảng 4.3.1: Số gà chết của các lô theo dõi

50

Bảng 4.3.2. Kết quả mổ khám bệnh tích gà chết trong các lô theo dõi

54

Bảng 4.4.1. Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của các lô gà
theo dõi.
Bảng 4.4.2. Số lượng bạch cầu trong máu gà ở các lô gà theo dõi

57
60

Bảng 4.4.3. Công thức bạch cầu (%) trong máu gà ở các lô theo ngày tuổi. 63
Bảng 4.5 Ảnh hưởng các chế phẩm BCA ñến hiệu quả sử dụng thức ăn của
các lô gà thí nghiệm

67

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm BCA ñến năng suất thịt gà lúc 42

ngày tuổi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

70


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
TT

Chữ ñược viết tắt

Ký hiệu

1

Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng)

HQSDTĂ

2

Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày)

LTĂTN

3

Micromét


µm

4

Bồ công anh

BCA

5

Bột Bồ công anh 5%

Bột BCA

6

Cao ñặc Bồ công anh 20%

Cao BCA

7

Nước sắc cô ñặc Bồ công anh 20%

Nước sắc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI

Trong ñiều kiện khí hậu nắng, nóng, mưa nhiều, ñộ ẩm cao, thời tiết lại
thay ñổi thường xuyên sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh khi
chăn nuôi tập trung: gia cầm, lợn theo hướng công nghiệp. Việc chữa trị bệnh
nhất thiết phải dùng ñến kháng sinh và các thuốc hoá trị liệu khác. Ngoài việc
ñiều trị, người chăn nuôi ñã sử dụng thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu trong
phòng một số bệnh và kích thích tăng trưởng. Các loại thuốc này tuy có hiệu
lực cao ñối với bệnh song chúng lại gây ñộc hại cho vật chủ, ngoài ra các hoá
dược còn gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. ðiều ñặc biệt nguy hiểm
hơn, các loại hoá dược này còn gây tồn lưu trong sản phẩm thịt ảnh hưởng ñến
sức khoẻ người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. ðây thật sự là vấn
ñề nóng bỏng ñang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học chuyên môn
trong nước và trên toàn thế giới. Do dịch bệnh còn xảy ra phổ biến nên việc
dùng thuốc thú y ñể phòng và ñiều trị cho ñàn gia cầm là không tránh khỏi. Trị
bệnh là quan trọng và cần thiết cho việc duy trì, phát triển nhằm giảm thiệt hại
về kinh tế. Sau khi khỏi bệnh, cần tăng cường công năng của gan thận ñể thải
chất ñộc trong ñó có kháng sinh là việc làm cần thiết ñể nâng cao chất lượng
thịt, trứng, sữa…cũng như ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng. Về mặt này, thuốc ðông dược có nhiều ưu ñiểm hơn và có khả năng
khắc phục ñược bằng các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu ñộc.
Sử dụng dược liệu tăng khả năng ñào thải các chất ñộc sau khi khỏi bệnh,
thông qua ñó sẽ giảm ñược tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm ñộng vật là việc
làm cần thiết ñáp ứng ñược nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược ñể khắc phục tồn
lưu trong các sản phẩm ñộng vật ñã và ñang tập trung sự chú ý của nhiều nhà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


khoa học nhất là các nước châu Á: Trung Quốc, Ấn ðộ ...Trong lĩnh vực này,

năm 1999 Lê Thị Ngọc Diệp ñã sử dụng cây actiso (Cynara scolymus.L)
chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan chế
thành cao ñể hỗ trợ ñiều trị, tăng sức ñề kháng cho gà và tăng khả năng ñào
thải ñộc tố nấm mốc trong thức ăn của gà công nghiệp. Hiện tại các tác dụng
dược lý kể trên của dược liệu trong chăn nuôi thú y Việt Nam chưa ñược quan
tâm chú ý nhiều, hiện chưa có tài liệu nào hay công trình nào công bố về việc
sử dụng các loại dược liệu có tác dụng kích thích công năng của gan, thận
bằng cách bổ sung thêm vào thức ăn, nước uống hàng ngày với mục ñích
kích thích tăng trưởng, tăng khả năng ñề kháng hay ñiều trị bổ sung nhằm giải
ñộc cho vật nuôi trong ñó có việc chống tồn lưu kháng sinh (do việc ñiều trị
bệnh gây ra) trong các sản phẩm có nguồn gốc từ ñộng vật.
Mặc dù ngày càng có nhiều loại thuốc mới ra ñời, nhưng thuốc từ
nguồn gốc thiên nhiên vẫn có giá trị rất lớn trong phòng và trị bệnh cho ñộng
vật nuôi. Trong những năm gần ñây khi dược lý phân tử phát triển khoa học
lại chứng minh rằng một hợp chất thiên nhiên ñã tồn tại nhiều năm trong tế
bào sống (thực vật hoặc ñộng vật) khi ñược phân lập và sử dụng ñể ñiều trị
bệnh nghĩa là lại chuyển nó vào tế bào sống, có khả năng dung nạp tốt và ít
tác dụng phụ hơn các chất tổng hợp hoá học có bản chất tương tự. Từ xa xưa
nhân dân ta ñã áp dụng các bài thuốc thảo mộc ñể chữa bệnh cho vật nuôi. Có
thể nói, lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo mộc trong thú y trước ñây là
lịch sử kinh nghiệm, mang tính truyền miệng trong dân gian (Phạm Khắc
Hiếu,1995) [8].
Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thường dễ kiếm, quy trình bào chế
ñơn giản, giá thành rẻ, dễ sử dụng, ít gây ñộc hại, lại có hiệu quả cao. Ưu
ñiểm nổi bật của thuốc ñông dược là không ñể lại chất tồn dư có hại trong các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, dược liệu thảo mộc trở thành nguồn thuốc quan
trọng, góp phần vào việc phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Trong số các

dược liệu quý phải kể ñến cây Bồ công anh, nó là một trong những cây thảo
mộc có nhiều tác dụng tốt.
Theo Dược sỹ Tào Duy Cần, 2001[5] cây Bồ công anh là vị thuốc
thanh nhiệt, giải ñộc. Thuốc có tác dụng trị nhọt, mát gan và sáng mắt.
Xu hướng hiện nay của toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng là
sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, an toàn,
bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc
thú y trong các trang trại là một vấn ñề nan giải của các nhà quản lý. Có thể
nói rằng sử dụng thuốc ñúng liệu trình và ngừng sử dụng ñúng thời gian theo
quy ñịnh trước khi giết mổ là ñiều không dễ thực hiện. Vì vậy việc tìm ra
phương pháp phòng, trị bệnh bằng các loại thảo dược là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, với sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Bùi
Thị Tho chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Bào chế một số dạng bột và cao từ cây Bồ công anh (Lactuca indica L).
Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng trong chăn nuôi gà thịt”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI

+ Nghiên cứu bào chế thử nghiệm các dạng chế phẩm: bột, cao ñặc và
nước sắc cô ñặc từ cây Bồ công anh.
+ Ứng dụng các chế phẩm trên trong chăn nuôi gà thịt bằng các thí
nghiệm bổ sung vào thức ăn, nước uống ñể phòng một số bệnh thường gặp,
kích thích tăng trọng nên giảm tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ các kết quả của ñề tài về việc sử dụng các chế phẩm của cây Bồ công
anh trong chăn nuôi gà thịt như: tác dụng phòng một số bệnh thường gặp, khả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3



năng tăng trọng, các chỉ tiêu năng suất thịt…. sẽ là cơ sở khoa học ñể lựa
chọn các dạng chế phẩm thích hợp của cây Bồ công anh. Bao gồm cách sử
dụng cũng như liều lượng thích hợp theo tuổi gà, nhưng cũng phải phù hợp
với ñiều kiện chăn nuôi gà thịt ở Việt Nam.
Kết quả của ñề tài cũng phần nào giải thích ñược cơ sở khoa học của
những bài thuốc cổ truyền về công dụng cây Bồ công anh trong dân gian.
Trên cơ sở ñó ñịnh hướng sử dụng cây Bồ công anh trong chăn nuôi thú y.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu thực phẩm sạch và ñáp ứng vệ sinh an toàn thực
phẩm của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng cao. Nhu cầu sử dụng sản
phẩm sạch trong ñó có thịt gia cầm ngày càng lớn. Sản xuất thịt gà không sử
dụng kháng sinh (gà thảo dược) ñang là mục tiêu phấn ñấu của nhiều trang
trại chăn nuôi lớn trong toàn quốc. ðồng thời các chế phẩm của cây Bồ công
anh ñã góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thông
qua việc tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng tỷ lệ thịt và ñặc biệt
giảm tỷ lệ gà chết.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
THUỘC LĨNH VỰC CỦA ðỀ TÀI

Từ thời nguyên thuỷ, ñể tồn tại con người ñã biết tìm kiếm thức ăn và
các vị thuốc trong cây cỏ thiên nhiên. Những hiểu biết về phân biệt cây cỏ có
lợi và ñộc hại ñược truyền miệng, ghi chép và ñúc kết thành kinh nghiệm qua
nhiều thế hệ nối tiếp nhau của loài người.
Ngày nay, nhiều cây thuốc ñã có hiệu quả ñiều trị rõ rệt, nhưng cơ chế
tác dụng vẫn chưa ñược giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay

là kết hợp ñông y và tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh nghiệm
chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính
năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện ñại (ðỗ Tất Lợi,
1999)[10].
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ðông dược, y dược cổ truyền
bên nhân y ñã và ñang thu hút ñược sự chú ý của nhiều nhà khoa học thế
giới và Việt Nam. Các nhà khoa học trong nước ñã chú ý ñến việc sử dụng
các dược liệu thực vật trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; ký sinh
trùng; nội; ngoại; sản khoa…Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây
thuốc trong phòng trị bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong
việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền. Cho ñến thời ñiểm này
chưa có tài liệu trong nước công bố về tác dụng dược lý của các cây Bồ
công anh trong chăn nuôi thú y với mục ñích tăng cường công năng gan
và thận (lợi tiểu tiêu ñộc).
Các nhà khoa học trên toàn thế giới ñều cho rằng hiệu quả kinh tế, ñặc
biệt là an toàn sinh học khi sử dụng các dược phẩm có ñược từ thiên nhiên
(thảo dược, ñộng vật dùng làm thuốc: phòng trị bệnh, thức ăn dinh dưỡng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


ñiều trị bổ sung, kích thích sinh trưởng, sinh sản...) so với các thuốc hoá
học tổng hợp do con người tạo ra tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Mạnh
Hùng 1995 cho biết từ hai thập niên cuối thế kỷ 20 nhiều nước trên thế
giới, ñặc biệt các nước ðông Nam Á ñã sử dụng các hoạt chất của hoa cúc
trừ trùng làm thuốc trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng
nông nghiệp. Các nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee Y.S.
1992 cũng ñã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây quyền bá
(Selaginella tamariscina “Beauv” spring) họ Selaganiellaceae chiết bằng
cồn methanol rồi cô thành cao ñặc. Dùng cao chiết ñược từ toàn cây quyền
bá thử trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN 45 in vitro. Kết quả cho

thấy chất chiết ñã làm tăng tế bào chết và làm giảm tế bào sống so với lô
ñối chứng.
Gần ñây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều ñặc
tính quý của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh
về gan, mật, ung thư…. Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn
bệnh thế kỷ AIDS (Viện dược liệu, 2001) [21].
Những hoạt chất có trong lá chè (thea cinensis) ngoài những tác
dụng thông thường như giải cảm, tiêu ñộc, lợi tiểu người ta còn phát hiện
thêm một giá trị ñặc biệt ñó là khả năng làm tăng sức ñề kháng của trẻ em
ñối với vius gây bệnh viêm não Nhật Bản B.
Tự nhiên Việt Nam có ñộ ña dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích ñất
tự nhiên trong nước là rừng, ñồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng
Dong - Viện Dược liệu năm 2002, Việt Nam có 10386 loài thực vật trong
ñó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong công nghiệp dược
phẩm nhân y ñã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% ñược sản xuất từ
dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục ñích khác nhau: thức ăn thay thế,
phòng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội, ngoại, sản khoa, ung
thư… với rất nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc sắc, thuốc cao, viên
hoàn, viên nén…
Về lĩnh vực thú y. Trần Minh Hùng và cộng sự 1978 ñã nghiên cứu sử
dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn,
ñặc biệt bệnh lợn con phân trắng ñạt hiệu quả cao. Bùi Thị Tho 1996[16].
nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tô
mộc, hành, hẹ và dây hoàng ñằng. ðặc biệt tác giả còn cho thấy vi khuẩn
E.coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so
với


các thuốc hoá học trị liệu khác: tetracyclin, neomycin,

furazolidon…Riêng mảng sử dụng các cây dược liệu: lá thuốc lào, thuốc
lá, hạt na, vỏ rễ soan, hạt cau, củ bách bộ, dây thuốc cá, hạt củ ñậu…ñể trị
nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng ñã thu ñược những kết quả nhất ñịnh
(Nguyễn Văn Tý, 2002)[18].
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999)[6] cây Astiso (Cynara Scolymus. L)
chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan…
Edne Cave năm 1997 ñã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn
dịch của hạt và lá na.
Từ cây ñại (Plumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết ñược chất
fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng ñộ 1- 5 µg/ml, nước
ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella và
Bacillus subtilis (Vũ Xuân Quang, 1993) [14].
Theo Trần Quang Hùng (1995) [7] trong thuốc lá, thuốc lào có chứa
ancaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ ñược ngoại ký sinh trùng và côn
trùng hại rau, cây công nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Dùng dịch chiết thuốc lào ñã ñược làm ẩm bằng môi trường NaOH 5%
có nồng ñộ 0,4%; dịch chiết củ bách bộ ñược làm ẩm trong môi trường HCl
5% có nồng ñộ 3%; dịch chiết hạt na ñã ñược làm ẩm trong môi trường NaOH
5% có nồng ñộ là 8% ñiều trị ve, ghẻ chó có hiệu quả cao (Nguyễn Văn Tý,
2002) [18] .
Kate.A.W.Roby và Leny Southam(1994) cho biết pyrethrin tự nhiên và
tổng hợp có tác dụng ức chế sự hoạt ñộng của hệ thần kinh làm cho ngoại ký
sinh trùng ký sinh trên da vật nuôi bị tê liệt rồi chết.
Từ nghiên cứu trên có thể thấy rõ tầm quan trọng của thuốc có nguồn

gốc thảo dược ñối với ñời sống của nhân dân ta. Những hiểu biết cơ bản về
thảo dược như trồng trọt, cách bào chế, dược lý và ñộc tính của cây thuốc sẽ
góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu tác dụng của cây Bồ công anh và ñưa
các vị thuốc này vào ứng dụng thực tế trong chăn nuôi thú y.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC KHI NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU

2.2.1.Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu
ðể thực hiện ñược ñề tài này chúng tôi phải dựa vào nền y học cổ
truyền và các bài học kinh nghiệm dân gian khi sử dụng các dược liệu có tác
dụng tăng cường công năng của gan, thận. Tiếp thu khoa học có sáng tạo ñể
chọn dược liệu, chọn phương pháp nghiên cứu về tác dụng dược lý không
những phải phù hợp với ñiều kiện mà còn góp phần giải thích ñược cơ sở
khoa học của việc sử dụng cây thuốc trong thực tế. Bởi lẽ việc nghiên cứu tác
dụng dược lý của cây thuốc khác rất nhiều so với nghiên cứu tác dụng dược lý
của một chất cụ thể và hiện còn ñang gặp khó khăn rất nhiều. Hơn nữa tác
dụng dược lý của cây thuốc nhiều khi lại không phải chỉ do hoạt chất chính
trong cây qui ñịnh. ðặc biệt hoạt chất trong cây lại phụ thuộc mùa vụ và bộ
phận thu hái cũng như cách bào chế dược liệu khi dùng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Khi xét tác dụng của một vị thuốc theo khoa học hiện ñại chủ yếu căn
cứ vào thành phần hóa học của chúng, nghĩa là tìm trong ñó có những cái gì,
tác dụng của những chất ñó trên cơ thể ñộng vật và người thế nào?
Các chất chứa trong vị thuốc, hay gọi là thành phần hóa học có thể chia
thành hai nhóm chính: nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ. Những chất vô
cơ tương ñối ít và tác dụng dược lý không phức tạp. Trái lại nhóm chất hữu
cơ có rất nhiều loại và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay khoa học
vẫn chưa phân tích ñược hết các chất có trong cây, do ñó chưa giải thích ñược
ñầy ñủ tác dụng dược lý của thuốc mà ông cha ta ñã dùng.

Việc nghiên cứu tác dụng của một vị thuốc không ñơn giản, vì trong một
vị thuốc ñôi khi chứa rất nhiều hoạt chất. Những hoạt chất ñó có lúc phối hợp
hiệp ñồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng, nhưng ñôi khi giữa
chúng lại có tác dụng ñối lập. Vì vậy tác dụng của một dược liệu không bao giờ
qui hẳn về một thành phần chính. Sự thay ñổi liều lượng cũng ảnh hưởng ñến
kết quả chữa bệnh. Trong ñông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt
chất của các vị thuốc chúng sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nghiên cứu ñánh
giá kết quả ñiều trị lại càng khó khăn (Phạm Khắc Hiếu, 1995) [8].
Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là một
khâu hết sức quan trọng. Khi kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý phù hợp
với những kinh nghiệm của nhân dân, thì chúng ta có thể yên tâm sử dụng
những cây thuốc ñó. Trong trường hợp nghiên cứu một vị thuốc nhưng không
có kết quả, chưa nên kết luận vị thuốc ấy không có tác dụng ñiều trị vì phản
ứng của các cơ thể sinh vật là khác nhau. Chính vì thế những kết quả nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm phải ñược xác nhận trên lâm sàng, mà những
kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta ñã có từ hàng ngàn năm về trước là
những kết quả thực tiễn có giá trị. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa
học hiện ñại của những kinh nghiệm ñó (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


2.2.2. Cách tác dụng của dược liệu có nguồn gốc thảo mộc
Một trong những mục ñích của việc khảo sát dược liệu là xác ñịnh tác
dụng của thuốc trên người và ñộng vật. trước khi nghiên cứu khả năng ñiều trị
của dược liệu cần phải biết ñộc lực của nó.
Có hai loại dược liệu khi sử dụng sẽ gây dị ứng hoặc hiện tượng ñặc ứng
thuốc. Ở một số cây thuốc, liều ñiều trị tương ñương với liều ñộc, ñó là các
cây thuốc có giới hạn an toàn thấp như Dương ñịa hoàng, curarơ, ô ñầu ...
Phần lớn các loại dược liệu hoàn toàn không gây ñộc, ñiển hình là Bồ
công anh (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10].

Khi nghiên cứu cách tác dụng của dược liệu chúng ta cần nghiên cứu các
cây thuốc có tác dụng ñiều trị nguyên nhân (các cây thuốc chứa kháng sinh
thực vật, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và các cây thuốc ñơn
thuần chỉ chữa triệu chứng. Ví dụ thuốc phiện chỉ có tác dụng làm giảm ñau
mà không tiêu diệt nguồn gốc gây ñau (Phạm Khắc Hiếu, 1997) [9].
Cần lưu ý là dược liệu toàn bộ không phải bao giờ cũng có tác dụng như
từng thành phần riêng biệt chứa trong cây thuốc. Nó có thể tác dụng hiệp
ñồng tạo nên sự ña dạng khi tác dụng dược lý.
Tuy hiếm nhưng trong một cây dược liệu cũng có các chất ñối lập. Ví dụ
trong ñại hoàng, phan tả diệp vừa có các anthraglucogit gây nhuận tràng, vừa
có tanin làm se niêm mạc, cầm ỉa chảy.
Như vậy mỗi tác dụng dược lý của cây thuốc, vị thuốc ñều có cơ sở khoa
học. ðể giải thích ñầy ñủ những ñiều còn bí ẩn chứa trong tác dụng tổng hợp
của thuốc ñông dược, việc tiếp tục nghiên cứu về cây thuốc là rất cần thiết.
2.3. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÂY BỒ CÔNG ANH

Tên Bồ công anh ñược dùng ñể chỉ ít nhất ba cây khác nhau ñều có mọc
ở nước ta: Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) họ cúc (Asteraceae) ;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg) và cây chỉ thiên
(Elephantopus scaber L.) (ðỗ Tất Lợi, 1999) [10].
2.3.1. Mô tả cây Bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh là cây nhỏ, cao 0,6m ñến 1m, có thể cao tới 3m. Thân mọc
thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng: lá phía dưới
dài 30cm, rộng 5 – 6cm, gần như không cuống, chia thành nhiều thuỳ hay
răng cưa to thô. Lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không phân thuỳ, mép có
răng cưa thưa. Bấm lá và thân ñều thấy tiết ra dịch màu trắng ñục như sữa, vị
hơi ñắng. Cụm hoa hình ñầu, màu vàng, có loại tím. Có người gọi cây hoa

vàng là Hoàng hoa ñịa ñinh và loại hoa tím là Tử hoa ñịa ñinh. Cả hai loại ñều
ñược dùng làm thuốc.
2.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Lactuca indica L là một chi tương ñối lớn, gồm những cây sống một
năm, vài loài sống nhiều năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt ñới và Á nhiệt
ñới Bắc bán cầu ở Ấn ðộ có khoảng 25 loài, Việt nam cũng có hơn 10 loài.
Bồ công anh có lẽ là loài phân bố phổ biến nhất. Nó mọc ở hầu hết các
tỉnh từ miền núi ñến ñồng bằng, ñộ cao phân bố thường không quá 1500m.
Cây cũng gặp ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Ấn ðộ, Nhật Bản,
Philippin, Indonesia.
Taraxacum officinale Wigg là cây ưa ẩm và sáng, thường mọc trên
những nơi ñất tương ñối màu mỡ nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang
hoặc nương rẫy. Hàng năm cây mọc từ hạt, thường xuất hiện vào cuối mùa
xuân. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè, ra hoa, quả vào ñầu mùa thu sang
ñông cây sẽ tàn lụi. Hạt giống có túm lông ở ñỉnh (ðỗ Huy Bích và cộng sự,
2004) [1].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, ít thấy trồng.
Việc trồng rất dễ dàng bằng hạt. Mùa trồng vào các tháng 3 - 4 hoặc 9- 10. Có
thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng có thể bắt ñầu thu hoạch. Theo Tào Duy
Cần, 2001[5] với cây Bồ công anh Taraxacum offcinale Wigg mọc hoang
thường ñược thu hái vào ñầu mùa hạ khi cây chưa có hoa, loại bỏ rễ, lá xấu, lá
vàng úa. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Còn với cây Bồ công
anh chúng tôi sử dụng trong ñề tài nghiên cứu là Bồ công anh Lactuca indica
L. Cả hai cây này ñều thuộc học Cúc - Compositae hay Asteraceae. Cây Bồ
công anh mũi mác thường thu vào tháng 5 - 7 khi cây chưa có hoa, thu hái về
ñem rửa sạch cắt thành ñoạn 3 - 5cm, phơi hay sấy khô tới ñộ ẩm 12%. Cũng

có thể nấu thành cao ñặc theo tỷ lệ 1ml = 10gam dược liệu. Dùng tươi, không
phải chế biến gì ñặc biệt. Một số người hái cả cây, cả rễ cắt phơi khô ñể dùng
(ðỗ Tất Lợi ,1999)[10].
Nấu cao: rửa sạch phơi khô, nấu thành cao ñặc, dùng uống kết hợp với
dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt.
Dùng tươi: rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối ñắp vào chỗ bị viêm nhọt,
hoặc giã nhỏ hòa một ít nước chín, vắt lấy nước uống.
Bảo quản: phơi thật khô bỏ vào bao tải, ñể nơi khô ráo, thường xuyên
phơi, bị ẩm rất mau mục và mốc (GS. Trần Thúy và cộng sự, 2002) [17].
2.3.3.Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về cây Lactuca indica L của ta. Theo
những tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người ta sử dụng và nghiên cứu
một số loài Lactuca khác như Lactuca visosa, Lactuca sativa L thấy trong có
lactuxerin là một este axetic của hai thứ rượu nhị no lactuxerola α và
lactuxerola β. Ngoài ra còn 3 chất ñắng có tên acid lacturic, lactucopicrin và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


lactuxin. Lactucopicrin là este p.hydroxy phenylaxetic của lactuxin (ðỗ Tất
Lợi, 1999) [10].
Theo ðỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [1] cho biết Bồ công anh chứa
91,8 % nước, 3,4 % protein, 1,1% gluxit, 2,9 % xơ, 1,2 % tro, 3,4% carotene,
25 mg% vitamin C …
Ngoài ra trong cây BCA còn có: Taraxasterol, cholin, inulin, pectin
(Trung dược học)
Fructose (Fower FB và cộng sự CA, 1913, 7: 1523)
Sucro, Glucose (Belaeu VF và cộng sự, CA, 1975, 51: 11495)
(http://www. Ctu. edu. VN) [22]
2.3.4. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của nước ngoài, những lactuca nói trên không có ñộc,
có tính gây ngủ nhẹ, nhưng ở những nước này người ta không dùng lá như ở
ta, mà dùng chất nhựa mủ phơi khô ñen lại như nhựa thuốc phiện ñể làm
thuốc chữa ho chứng mất ngủ trẻ con.
ðơn thuốc kinh nghiệm: ( http: // Việt báo. VN/ sức khoẻ và http://www.
VN express.net) [23] [24]
+ Trị gai ñâm làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi
vào nhiều lần thì khỏi (ðồ Kinh phương).
+ Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công
anh gĩa nát, ñắp lên ñó, ngày 3 ñến 4 lần (Mai Sư phương).
+ Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh ñược thận thủy, tuổi chưa ñến
80 có tác dụng làm ñen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1
cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch ñem phơi âm
can, không ñược phơi nắng, bỏ vào thùng ñậy kín. Lấy 40g muối, 20g
Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào ñó ngâm 1 ñêm, hôm sau chia
làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun ñất buộc thật
chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là ñủ. Xong ñem ra bỏ
phân giun ñất ñi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng
ñược, nuốt cũng ñược, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu ðơn - Thụy
Trúc ðường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị vú sưng ñỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn ñông ñằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2
chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích ðức ðường phương).
+ Trị cam sang, ñinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn
rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
+ Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công
anh gĩa nát, ñắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).

+ Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ
20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát ñắp
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung ñộc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g ñến 40g, sắc uống (Bồ
Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ñinh nhọt, sưng ñộc phát sốt, lở loét ngoài da, ñỏ mắt do phong hỏa: Bồ
công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g.
Sắc uống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


+ Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa ñịa ñinh 20g, Mã
xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, ðơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt ñỏ sưng ñau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công
anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị ñường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng ñau vùng dạ
dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 12g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị các chứng sưng vú, tắc tia sữa, thiếu sữa:
- RP1: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu
căn, Quất diệp, Cam thảo, ðầu cấu, (gầu trên ñầu). Hùng thử phẩn (phân
chuột ñực). Sơn ñậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh ñể làm
quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học ðại Từ ðiển).
- RP2: Hái 20 gam ñến 40 gam lá Bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít
muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng ñắp lên nơi vú sưng ñau. Thường
chỉ dùng 2- 3 lần là ñỡ.
+ Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá Bồ công anh khô 10 – 15 gam,
nước 600 ml (3 bát), sắc còn 200 ml (1 bát) (có thể ñun sôi kỹ và giữ sôi trong

vòng 15 phút). Uống liên tục trong 3- 5 ngày, có thể kéo dài hơn.
+Chữa ñau dạ dày: lá Bồ công anh khô 20 gam, lá khôi 15 gam, lá khổ sâm 10
gam. Thêm 300 ml nước, ñun sôi, sắc trong vòng 15 phút, thêm ít ñường vào
uống (chia 3 lần uống trong ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3
ngày rồi lại tiếp tục cho ñến khi khỏi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


Mắt ñau sưng ñỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày
một thang.
+ Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20
g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim
ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
+ Viêm gan virus: Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó ñẻ răng cưa (kiềm
vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.
2.4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÀO CHẾ VÀ DẠNG THUỐC

Từ thời nguyên thủy, con người ñã biết dùng cây cỏ, khoáng vật quanh
mình ñể chữa bệnh. Từ chỗ ban ñầu dùng các nguyên liệu làm thuốc ở trạng
thái tự nhiên, dần dần người ta ñã biết chế biến, bào chế chúng thành các dạng
thuốc ñơn giản ñể tiện dùng và dự trữ ñể dùng hàng ngày.
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, việc bào chế thuốc
ngày càng ñược nghiên cứu hoàn thiện và phát triển thành một trong những
môn học chính của ngành dược (Phạm Ngọc Bùng và cộng sự, 2004) [3].
ðể có ñược dạng thuốc thích hợp trong phòng và ñiều trị bệnh chúng ta
phải bào chế dược liệu thành một chế phẩm hay biệt dược. Chúng ñược ñưa
vào cơ thể thuận tiện và có tác dụng tốt nhất. Do vậy ta cần nắm vững cách
thức, mục ñích của bào chế.

Bào có nghĩa là dùng sức nóng ñể thay ñổi lý tính, dược tính của thuốc
tiện cho việc chế biến và ñiều trị.
Chế có nghĩa là dùng công phu thay ñổi hình dạng, tính chất của dược liệu.
Bào chế ñông dược là công việc biến ñổi tính thiên nhiên của dược liệu
thành những vị thuốc ñể phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


danh từ thuốc chín ñối nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ chín có ñủ nghĩa
của hai chữ bào chế (Trần Thuý và cộng sự, 2002) [17].
Mục ñích của việc bào chế:
Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: rác, ñất, lá lạ và mốc, sâu, mọt
Dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao ñể chế thành thuốc.
Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu làm cho vị ñó tinh
khiết thêm lên (mạch môn bỏ lõi, ngưu tất bỏ ñầu).
Giảm bớt ñộc tính của dược liệu (mã tiền, bán hạ, hoàng nàn …)
Thay ñổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước,
ñể dễ ñồng hóa, dễ thấm hút (quy, hoàng bá, bạch thược)
Yêu cầu của việc bào chế:
Trần Gia Mô (1562) ñời Minh có nói: “ Bào chế cốt vừa chừng, non quá
thì khó kết hiệu, già quá thì mất khí vị”.
Câu này là mấu chốt cho tất cả mọi người làm công tác bào chế ñông
dược, nhưng thế nào gọi là vừa chừng, ñạt ñược danh từ này thật là khó: cắt
thái nên dày hay mỏng, sao nên già hay non…
Kỹ thuật bào chế ñông dược trông qua thật ñơn sơ, nhưng nó ñòi hỏi ở
người bào chế nhiều kinh nghiệm, ñã làm lâu năm trong nghề. Có hai yêu cầu
chính sau ñây:
Bảo ñảm phẩm chất thuốc, kỹ thuật ñúng.
Người bào chế giỏi, ngoài sự hiểu biết về dược tính, còn phải tùy từng

trạng thái, phẩm chất của vị thuốc, tùy yêu cầu của bài thuốc mà ñịnh việc bào
chế cho ñược vừa chừng (Trần Thúy và cộng sự, 2002) [17].
ðịnh nghĩa dạng thuốc (dạng bào chế).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×