Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.31 KB, 3 trang )

Tuần: 11, Tiết: 21.
Ngày soạn: 27/10/2010.

Bài 21: THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI.
I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1. Kiến thức:
- Đếm được nhịp tim.
- Đo được huyết áp và thân nhiệt của người
2. Kỹ năng:
- Thảo luận, làm việc nhóm.
- Kỹ năng tư duy
3. Thái độ:
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1). Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng.
2). Các đồ dung dạy học:
- Hình 21.1, 21.2 SGK.
- Huyết áp kế đồng hồ.
- Nhiệt kế để đo thân nhiệt.
- Đồng hồ bấm giây.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1). Chuẩn bị:
Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
1. Trình bày về tính tự động của tim ?Nêu chu kì hoạt động của tim.
2. Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Đáp án:
1. Tính tự động của tim:
- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự


động của tim.
- Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt
có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang
nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất,
đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
* Chu kì hoạt động của tim:
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim (chu kì tim) bắt đầu từ pha co
tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim
mới bằng pha co tâm nhĩ…Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu
vào động mạch chủ và động mạch phổi. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8
giây. Trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Vì mỗi chu
kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút.
- Nhịp tim của các động vật là khác nhau
2. Huyết áp:
- Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch
và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp.


- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và
huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 –
120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 – 80mmHg. Người Việt Nam trưởng thành có
huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg. Huyết áp động mạch
của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.
2). Tên bài mới:

Bài 21: THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI.

NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)

I/GI ỚI THIỆU BÀI THỰC
HÀNH: (5ph)
Giới thiệu mục tiêu
II. TỔ CHỨC, PHÂN
CÔNG NHÓM: (5ph)

III/QUY TRÌNH THỰC
HÀNH:25ph
1. Cách đếm nhịp tim
+ Cách 1: Đeo ống nghe tim
phổi vào tai và đặt một đầu
ống nghe vào phía ngực bên
trái và đếm nhịp tim trong 1
phút.
+ Cách 2 : Đếm nhịp tim
thông qua bắt mạch cổ tay. Ấn
ba ngón tay (ngón trỏ, ngón
giữa và ngón đeo nhẫn) vào
rãnh quay cổ tay (tay để ngửa)
và đếm số lần mạch đập trong
1 phút.
2. Cách đo huyết áp
- Người được đo nằm ở tư
thế thoải mái hoặc ngồi và
duỗi thẳng cánh tay lên bàn.
- Kéo tay áo lên gần nách,
quấn bao cao su bọc vải của
huyết áp kế quanh cánh tay

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- Giới thiệu mục tiêu bài học.

- Lắng nghe.

- Chia lớp thành 4 nhóm .
Lần lượt 2 thành viên trong
nhóm được 3 thành viên khác
trong nhóm đo đồng thời các
trị số: nhịp tim, huyết áp tối đa
và tối thiểu, thân nhiệt. Các trị
số được đo vào các thời điểm
sau:
+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ
(hoặc chống hai tay xuống ghế
và nâng cơ thể lên vài chục
lần).
+ Ngay sau khi chạy nhanh 2
phút tại chỗ.
+ Sau khi nghỉ chạy 5 phút.
- Giới thiệu quy trình thực
hành
- Làm mẫu cho HS xem.

- Ổn định theo nhóm phân
công của GV.
Chú ý theo dõi để nắm quy
trình thực.


- Yêu cầu các nhóm HS kiểm
tra lại dụng cụ và tiến hành thí
nghiệm.
- Kiểm tra, theo dõi các nhóm
tiến hành thí nghiệm.
- Nhắc nhỡ HS viết tường
trình. Yêu cầu mỗi HS phải
viết tường trình ghi lại các kết
quả thí nghiệm.

- Lắng nghe.
- Theo dõi từng bước thực hiện
của GV.
- Kiểm tra lại dụng cụ của
nhóm
- Phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên trong nhóm.
- Tiến hành thực hành.
- Mỗi HS phải viết tường trình
về các thí nghiệm vừa làm.


phía trên khuỷu tay (hình 21.1
SGK ).
- Vặn chặt núm xoay và bơm
khí vào bao cao su của huyết
áp kế cho đến khi đồng hồ chỉ
160 - 180 mm Hg thì dừng lại
- Vặn ngược từ từ để xả hơi,

đồng thời nghe tim mạch để
nghe thấy tiếng đập đầu tiên,
đó là huyết áp tối đa. Tiếp tục
nghe cho đến khi không có
tiếng đập nữa là huyết áp tối
thiểu
3. Cách đo nhiệt độ cơ thể
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc
ngậm vào miệng 2 phút, lấy
ra đọc kết quả
3). Củng cố: (4 phút)
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: tại sao huyết áp ứng với tiếng đập đầu tiên là huyết áp tối đa, huyết áp
ứng với thời điểm bắt đầu không nghe thấy tiếng đập nữa là huyết áp tối thiểu.
Lí do: khi bơm khí vào làm tăng áp lực trong bao cao su và nén chặt động mạch cánh tay lại nên
máu không đi qua động mạch được, ta không nghe thấy tiếng đập của mạch. Khi xả khí của bao cao
su ra, áp lực ép lên động mạch giảm dần cho đến khi bắt đầu áp lực trong động mạch khi tim co, lúc
này máu mới có thể chui qua động mạch và làm rung thành mạch, trong ống nghe có thể nghe được
những tiếng đập đầu tiên. Huyết áp lúc đó là huyết áp tối đa.
Khi áp lực trong bao cao su bằng huyết áp trung bình của huyết áp tối đa và tối thiểu thì thành
động mạch có nhiều thời gian tự do rung động nên ta nghe được tiếng đập rõ nhất.
Khi áp lực trong bao cao su bắt đầu thấp hơn huyết áp tối thiểu thì huyết áp đẩy căng thành động
mạch ra, vì vậy ta không nghe được tiếng đập nữa. Huyết áp lúc đó chính là huyết áp tối thiểu.
4). Bài tập về nhà: (1ph) Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 22. Ôn tập chương I.
5). Rút kinh nghiệm:

Tổ trưởng ký duyệt

Giáo viên soạn


Thái Thành Tài



×