Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Tác dụng của một số bài tập thể dục lên một số chỉ tiêu sinh học của người cao tuổi bị tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.8 KB, 83 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo

Trườngưđạiưhọcưvinh
--------------

TC DNG CA MT S BÀI TẬP THỂ DỤC LÊN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC CA NGI CAO TUI
B TNG HUYT P
Chuyên ngành: sinh học thực nghiệm
MÃ số: 60.42.30

Luận văn thạc sĩ KHOA HọC sinh học

Ngườiưthựcưhiện:ưưưưưưưưưưưưưưưưưưưưTRầN THị THU HOàI
Ngườiưhướngưdẫnưkhoaưhọc:ưPGS. TS. Hoàng Thị ái Khuê

Vinh 2010


2

Lời cảm ơn
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS. Hồng Thị Ái
Kh - phó chủ nhiệm khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học Vinh, người đã hết sức tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình học và nghiên cứu cũng như đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh
Khoa Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Vinh.
Bộ môn Sinh lý người và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Vinh


đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành biết ơn sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ tận
tình của bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Vinh, ngày 5 tháng 1 năm 2011
Trần Thị Thu Hoài


3

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG

QUAN..........................................................................3

1.1. Khái niệm về huyết áp ........................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa huyết áp..........................................................................................................3
1.1.2. Khái niệm về tăng huyết áp ..............................................................................................4
1.2. TÌNH HÌNH THA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.......................................................4
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới................................................................................4
1. 2. 2. Ở Việt Nam ....................................................................................................................6
1. 4. HẬU QUẢ TĂNG HUYẾT ÁP........................................................................................7
1.4.1. Tai biến mạch máu não.....................................................................................................7
1.4.2. Suy tim..............................................................................................................................9

1.4.3. Cơn đau tim và nhồi máu cơ tim.......................................................................................9
1.4.4. Suy thận...........................................................................................................................10
1.4.5. Đái tháo đường................................................................................................................11
1.4.6. Bệnh võng mạc do THA.................................................................................................11
1.5. TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI PHÒNG VÀ CHỮA TĂNG
HUYẾT ÁP...............................................................................................................................11
1.5.1. Tác dụng TDTT đối với sức khỏe người cao tuổi...........................................................11
1.5.2. Tác dụng TDTT đối với sức khỏe NCT bị THA............................................................13
1.5.2.1 Đặc điểm và tác dụng của đi bộ lên sức khỏe của NCT bị THA.................................16
1.5.2.2 Đặc điểm và tác dụng của Thái cực quyền lên NCT bị THA.......................................18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........21
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................21


4

2.2.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu

.......................................................................21

2.2.2. Phương pháp điều tra cộng đồng.....................................................................................21
2.2.3. Phương pháp nhân trắc trực tiếp ....................................................................................22
2.2.4. Phương pháp tính các chỉ số nhân trắc gián tiếp.............................................................22
2.2.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh lý ........................................................22
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu tổ chức thực nghiệm có đối chứng.........................................22
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................................23
2.3. Thời gian thực hiện đề tài..................................................................................................23
2.4. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................23

Chương 3: KẾT

QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................25

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................25
3.1.1. Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Thành phố Vinh.....................................25
3.1.1.1. Tỷ lệ người cao tuổi tại thành phố vinh.......................................................................25
3.1.1.2. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại 5 phường, xã điều tra ..................................26
3.1.2. Thực trạng tập luyện TDTT của NCT bị THA ..............................................................26
3.1.3. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu....................................................................31
3.1.4. Tác dụng của một số môn thể dục đối với NCT bị THA ...............................................32
3.1.4.1. Tác dụng của tập luyện thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu hình thái............32
3.1.4.2. Tác dụng của tập luyện thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu tim mạch .........36
3.1.4.3. Tác dụng của tập luyện thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu hô hấp................39
3.2. BÀN LUẬN.......................................................................................................................43
3.2.1.Thực trạng về tình hình THA ở NCT tại Thành Phố Vinh..............................................43
3.2.2. Thực trạng tập luyện thể dục của người cao tuổi bị tăng huyết áp.................................45
3.2.3. Tác dụng của ái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu sinh học của người cao tuổi
bị tăng huyết áp.........................................................................................................................47
3.2.3.1. Tác dụng của thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu hình thái của người cao
tuổi bị tăng huyết áp..................................................................................................................47
3.2.3.2. Tác dụng của thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu tim mạch ..........................49
3.2.3.3. Tác dụng của Thái cực quyền và đi bộ lên một số chỉ tiêu hô hấp của người cao
tuổi bị tăng huyết áp..................................................................................................................53


5

KẾT LUẬN ...............................................................................57
KIẾN NGHỊ.................................................................................59

CƠNG TRÌNH KHOA LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ.......................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra bệnh THA ở người cao tuổi
Phụ lục 2. Bài tập Thái cực quyền và bài tập đi bộ


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI:

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

ĐB:

Đi bộ

ĐC :

Đối chứng

ĐMC:

Động mạch chủ

ĐMV:

Động mạch vành


GĐ:

Giai đoạn

HA :

Huyết áp

HAĐM: Huyết áp động mạch
HATM: Huyết áp tĩnh mạch
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr: Huyết áp tâm trương
HAHS:

Huyết áp hiệu số

HATB:

Huyết áp trung bình

HDL:

High densitylipo protein

LDL:

Low densitylipo protein

NCT:


Người cao tuổi

TBMMN:

Tai biến mạch mau não

TCQ:

Thái cực quyền

TDTT:

Thể dục thể thao

THA:

Tăng huyết áp

TN :

Thực nghiệm

TS:

Tần số

WHO/ISH :

Tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế



7

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Phân loại THA theo WHO/ISH - 1999 ở người lớn tuổi..........................................21
Bảng 3.1. Số lượng và tỉ lệ NCT tại Thành phố Vinh...............................................................25
Bảng 3.2. Số lượng NCT tại 5 phường, xã điều tra..................................................................25
Bảng 3.3. Thực trạng THA ở các địa điểm nghiên cứu...........................................................26
Bảng 3.4. Phân bố bệnh THA với tuổi và giới tính..................................................................27
Bảng 3.5. Thực trạng về THA các giai đoạn ở NCT tại TP Vinh............................................28
Bảng 3.6. Biến chứng THA ở NCT tại TP. Vinh......................................................................29
Bảng 3.7. Tình hình tập luyện TDTT ở NCT bị THA tại TP Vinh..........................................29
Bảng 3.8. Thực trạng các môn TDTT được NCT bị THA tham gia tập luyện.........................30
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu hình thái của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu thực
nghiệm.......................................................................................................................................31
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu tim mạch của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu thực
nghiệm.......................................................................................................................................31
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu hô hấp của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu thực
nghiệm.......................................................................................................................................32
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu hình thái của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng
tập thái cực quyền.....................................................................................................................33
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng đi
bộ...............................................................................................................................................33
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu hình thái của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng
tập luyện thái cực quyền và đi bộ..............................................................................................35
Bảng 3.15. Một số chỉ số tim mạch của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập
thái cực quyền...........................................................................................................................37
Bảng 3.16. Một số chỉ số tim mạch của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập
đi bộ...........................................................................................................................................37


Bảng 3.17. Một số chỉ số tim mạch của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập
thái cực quyền và đi bộ.............................................................................................................38
Bảng 3.18. Một số chỉ số hô hấp của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập
thái cực quyền...........................................................................................................................40


8

Bảng 3.19. Một số chỉ số hô hấp của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập đi
bộ...............................................................................................................................................41
Bảng 3.20. Một số chỉ số hô hấp của nam cao tuổi tại thời điểm trước và sau 3 tháng tập
thái cực quyền và đi bộ ...........................................................................................................42


9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ THA của nam và nữ tại các nhóm tuổi........................................................27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ THA theo các giai đoạn THA.....................................................................28
Biểu đồ 3.3. So sánh chỉ tiêu cân nặng của nhóm tập TCQ và đi bộ tại thời điểm trước và
sau 3 tháng nghiên cứu..............................................................................................................35
Biểu đồ 3.4. So sánh chỉ tiêu HATT của nhóm tập TCQ và đi bộ tại thời điểm trước và sau
3 tháng nghiên cứu....................................................................................................................39
Biểu đồ 3.5. So sánh chỉ tiêu dung tích sống của nhóm tập TCQ và đi bộ tại thời điểm
trước và sau 3 tháng nghiên cứu...............................................................................................42


10


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố gây nguy cơ tim mạch quan trọng,
đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe nhân dân các nước trên thế giới, là
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với người lớn tuổi ở các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [6], [42].
Các nhà khoa học về tim mạch thế giới đã đưa ra kết luận “Tăng huyết
áp là kẻ giết người thầm lặng” và là bệnh gây tử vong hàng đầu ở NCT từ các
biến chứng [20], [21]. Theo Phạm Gia Khải [2], bệnh THA đang có xu hướng
tăng dần. Theo điều tra cơ bản của Viện tim mạch, năm 2002-2003 từ độ tuổi
25 trở lên, tại 4 tỉnh và thành phố cho thấy, tỷ lệ THA tại Thái Nguyên, Thái
Bình, Nghệ An là 16,32%; ở Hà Nội là 23%. Đây là nhóm bệnh đặc trưng của
q trình tích tuổi, thối hóa và lối sống (thói quen hút thuốc lá, ít vận động,
cơ đơn...). Do đó, bệnh THA và co thắt mạch vành ở nam cao hơn nữ [6].
THA gây nên hậu quả giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc
sống của cộng đồng và tiêu tốn nhiều kinh phí tài chính, nếu khơng được phát
hiện và điều trị sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim,
bệnh mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não và biến chứng về thận như
đái protein, suy thận. Đây là các bệnh có tỷ lệ tử vong cao [29], [38].
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Khuê [25] khi điều tra tình hình sức
khoẻ của 4.894 người cao tuổi (NCT) tại 5 phường thuộc thành phố Vinh có tỉ
lệ THA cao, chung cho cả hai giới là 39,05 %, trong đó tỉ lệ THA ở nam cao
tuổi là 40,53 %, nữ cao tuổi là 38,06 %.
Hiện nay, THA được điều trị bằng thuốc và khơng bằng thuốc. Trong
đó điều trị không bằng thuốc lúc nào cũng được sử dụng. Đó là điều trị bằng
chế độ dinh dưỡng như ăn nhiều rau quả, giảm cholesterol và điều trị bằng
vận động thể lực như đi bộ, thái cực quyền. Ngoài ra, người bị THA cần tránh
các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia [38], [34].


11


Các nhà khoa học về tim mạch hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng tập
luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp chữa bệnh
THA hữu hiệu không dùng thuốc. Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở
bệnh nhân THA là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động
mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động
và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu
lựa chọn bài tập không phù hợp, tập luyện gắng sức, thời gian tập luyện không
hợp lý, nhiều khi lại gây nên hậu quả xấu đối với người bị THA [36], [34].

Nhằm góp phần chăm sóc sức khoẻ NCT nói chung và NCT bị THA
nói riêng, giúp NCT bị THA lựa chọn được bài tập phù hợp với sức khoẻ của
mình, chúng tơi tiến hành đề tài “Tác dụng của một số bài tập thể dục lên
một số chỉ tiêu sinh học của người cao tuổi bị tăng huyết áp”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá thực trạng tăng huyết áp và tình hình tập luyện thể dục thể
thao ở NCT bị tăng huyết áp tại Thành phố Vinh;
2.

Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập lên một số chỉ tiêu sinh học của
NCT bị THA.


12

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về huyết áp
1.1.1. Định nghĩa huyết áp

 Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch.
Có 3 loại huyết áp: huyết áp động mạch (HAĐM) , huyết áp tĩnh mạch
(HATM), huyết áp mao mạch. Trong đó HA ĐM là một trong những chỉ tiêu
đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người.
 Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch.
Có 4 chỉ số đánh giá về huyết áp động mạch:
- Huyết áp tâm thu (HATT) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức
cao nhất ở người bình thường, huyết áp tâm thu giao động từ 90 - 120 mmHg,
nếu lớn hơn 140 mmHg gọi là tăng huyết áp.
- Huyết áp tâm trương (HATTr) là huyết áp thấp nhất cuối thời kì tâm
trương. Ở người bình thường huyết áp tâm trương giao động từ 50 - 80
mmHg, nếu lớn hơn 90 mmHg gọi là tăng huyết áp.
- Huyết áp hiệu số (HAHS) là hiệu số giữa HATT và HATTr. Đây là
điều kiện cho máu tuần hồn trong mạch, bình thường huyết áp hiệu số là 40
mmHg. Khi huyết áp hiệu số giảm người ta gọi là kẹt huyết áp dẫn đến tuần
hoàn máu bị ứ trệ [20], [21].
- Huyết áp trung bình ( HATB) là trị số áp suất trung bình được tạo ra
trong suốt một chu kì hoạt động của tim. HATB được tính theo cơng thức:
HATB =HATTr +1/3 HAHS
Huyết áp trung bình thể hiện hiệu lực làm việc của tim đây chính là lực
đẩy máu qua hệ thống tuần hồn [6].


13

1.1.2. Khái niệm về tăng huyết áp
Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế (World
Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH)
đã thống nhất gọi là THA khi HA tâm thu ≥140 mmHg và /hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg.

Phân loại tăng huyết áp:
Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban
phịng chống huyết áp Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Thêm
vào đó WHO/ISH cũng cho cách phân loại tương tự, chỉ khác nhau đôi chút
về thuật ngữ mà thôi.
Bảng 1.1: Phân loại THA theo WHO/ISH - 1999 ở người lớn tuổi


HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Bình thường

110 - 139

70 - 89

GĐ I

140-159

90-99

GĐ II
GĐ III

160-179
 180


100-109
 110

1.2. TÌNH HÌNH THA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
THA đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của
căn bệnh này trong cộng đồng. Thực vậy, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA [45].
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng trên 50 triệu người Mỹ bị THA
(năm 1991) chiếm tỷ lệ 20% dân số nói chung và chiếm trên 30% trong số
người lớn trên 18 tuổi. Nhưng tới năm 2006, đã có khoảng 74,5 triệu người
Mỹ bị THA, Thực vậy, vào năm 2008, người ta ước tính có khoảng 17,5 triệu


14

người trên thế giới bị tử vong do THA và các biến chứng tim mạch. Năm
1987 ở Hoa Kỳ, số người chết do bệnh tim mạch là 966 000 (C.Byer,
Lshainberg - 1997), con số này ở Pháp là 176 000, cịn ở Liên Xơ cũ là 528
trên 100 000 dân. Theo một điều tra tại Hoa Kỳ năm 2006 đã cho thấy có
56.561 người Mỹ bị tử vong vì THA, chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều
trị, chăm sóc bệnh nhân THA hằng năm tới trên 259 tỷ đô-la Mỹ.
Khảo sát y tế tại Anh năm 2001 cho thấy, 5% phụ nữ ở độ tuổi 16-24
có THA, so với 54% ở nhóm tuổi 55-64 và 74% ở nhóm 65-74. Phần đông số
bệnh nhân bị THA không nhận thức được tình trạng bệnh của họ (Canada
42%, Mỹ 30%). Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị
THA cịn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước đang phát triển
thuộc châu Á, châu Phi. Ngay ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của
Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của
những người từ 25 tuổi trở lên đã là 27,4%.

Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp của Alania (2003) là 31,8%; Bulgaria
(2000) là 41%; Trung Quốc (2002) là 27,2%; India (2000) là 31%; Malaysia
(2004) 32,9%; Philippines (2000) 23%; United States (2005) là 28,6% (theo [1].

Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ THA đều khá cao, chiếm tỉ lệ từ 15-20%
[20], [21]. Theo C.Byer, L.Shainberg tại Mỹ (1979) [36], có 43 triệu người bị
THA, chiếm 24% số người trưởng thành bị mắc các loại bệnh, hàng năm gần
60 000 người bị chết do THA, đến năm 2005 có 28,6% người trưởng thành bị
bệnh. Ở Matxcơva, 23,8% dân số bị THA. Độ tuổi càng cao số người tăng
huyết áp càng nhiều, ví dụ ở Xanh Petecbua, đàn ông ở độ tuổi 50 -59 có
64% bị tăng huyết áp, độ tuổi trên 60 con số này là trên 75% [38] Canada
(1995) là 22%, Tây Ban Nha (1996) là 30%, tại Pháp (1994) là 41 %; Cu Ba
(1998) là 44%; CHLB Đức cũ (1988-1989) là 17%; Mexico (1998) là 19,4%;
Venezuela (1997) là 36,9%.


15

Năm 1996 ở Brazil các tác giả Sicheri R, SiqueiraK.S, PereirR.A đã
nghiên cứu trên 2802 bệnh nhân về các yếu tố nguy cơ như : béo phì, tuổi, thu
nhập, hút thuốc lá, ăn mặn, uống rượu, tiền sử gia đình [71].
1. 2. 2 Ở Việt Nam
Năm 1960, theo điều tra của GS. Đặng Văn Chung [18], tỉ lệ tăng
huyết áp của nước ta là 2-3%
Theo TS Viên Văn Đoàn, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ
lệ người bị CHA tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm
1960, tỷ lệ người bị bệnh CHA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% thì
hiện nay ở vùng thành thị là 22,7%, nơng thơn 12,3%, ước tính đến năm 2025
sẽ có khoảng 10 triệu người bị CHA.
Năm 1975, theo điều tra của Bộ Y tế [27], tỉ lệ tăng huyết áp là 2,4 %

Năm 1982, theo điều tra của GS. Phạm Khuê và cộng sự cho biết tỉ lệ
tăng huyết áp chung là 1,95 % và ở người cao tuổi trên 60 là 9,2%
Năm 1984, theo điều tra của khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ
tăng huyết áp là 4,5%
Năm 1992, theo điều tra của GS. Trần Đỗ Trinh và cộng sự tỉ lệ tăng
huyết áp tại Việt Nam là 11,75% [3], [19], [41].
Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỉ lệ tăng
huyết áp chung ở Hà Nội chiếm 16,05 %, xấp xỉ 50 % đàn ông ở độ tuổi 55
trở lên và và đàn bà ở độ tuổi 65 trở lên bị tăng huyết áp [38].
Tại Đại hội Tim mạch toàn quốc 4/2002, GS. Phạm Gia Khải và cộng
sự đã báo cáo kết quả điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp tại 12 phường nội
thành Hà Nội cho thấy tần suất đã tăng vọt 23,2% [17], [18].
Theo điều tra của Đào Duy An (2004), tại thành phố Hồ Chí Minh là tỷ
lệ THA là 20,5% [1].


16

Tần suất mắc bệnh này ở các tỉnh có thấp hơn ở thành phố. Tỉnh Thái
Bình theo Phan Thanh Ngọc điều tra 1997 tỉ lệ tăng huyết áp xấp xỉ là 12%.
Theo điều tra của GS. Phạm Gia Khải năm 2002 vùng duyên hải- tỉnh Ngệ
An tần suất cao huyết áp 16,72%, Thái Nguyên 13,88%.
Tuổi càng cao, tỉ lệ tăng huyết áp càng tăng, đặc biệt từ lứa tuổi 55 trở
lên đối với nam và 65 tuổi trở lên đối với nữ, có khoảng một nửa số người cao
tuổi bị tăng huyết áp [27], trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoàng (2003)
trên 198 cụ già tại Huế, tỉ lệ tăng huyết áp là 38,9%. Phạm Thắng (2003), qua
nghiên cứu trên tổng số 1305 đối tượng người già trên 60 tuổi thấy tỉ lệ tăng
huyết áp chung là 45,6% [44].
1. 4. HẬU QUẢ TĂNG HUYẾT ÁP
4.1. Tai biến mạch máu não

Trong các thống kê về bệnh tật của Tổ chức sức khỏe thế giới, tai biến
mạch máu não được coi là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
của 54 trên 57 nước có thống kê. Trên 40 nước tai biến mạch máu não được
coi là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất [34].
Trên thực tế rất khó xác định nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
Với phương diện chẩn đoán hiện đại là CT – Scan chúng ta cũng chỉ xác định
được dạng tai biến mạch máu não là nhũn não hay xuất huyết não. Về mặt lý
thuyết, người ta nhận thấy xuất huyết não hay chảy máu trong là do vỡ động
mạch ở não, có thể do huyết áp cao làm vỡ động mạch não do bị dị dạng bẩm
sinh. Đối với nhũn não, thường là mạch máu bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này
do nhiều lý do, trong đó có liên quan đến xơ vữa động mạch, một số bệnh tim
mạch tạo ra máu đơng trong tim, theo dịng máu lên não làm tắc động mạch não.


17

Theo báo cáo của tiểu ban nghiên cứu TBMMN của Hiệp hội Tim
mạch Hoa Kỳ tháng 1 năm 2001 ước tính ở Mỹ hàng năm có 700.000 người
mắc TBMMN; 4,4 triệu người có di chứng chi phí hết 51 tỷ đô la Mỹ.
Ở Việt Nam trong 10 năm (1981-1990) tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch
Mai có 1.036 Bệnh nhân TBMMN vào điều trị. Các cơng trình nghiên cứu về
dịch tễ học tai biến mạch máu não của các tác giả từ năm 1995 đến năm 2000
cho thấy tỷ lệ mắc hàng năm ở Hà Nội là 404/100.000 dân; thành phố Hồ Chí
Minh 400/100.000 dân; Huế 106/100.000 dân và tỷ lệ vong do TBMMN tại 3
phường trên lần lượt là 17,6%;30,7%; 28,8% [47], [22], [28].
Theo thống kê khác Framingham (Mỹ) nguy cơ mắc bệnh động mạch
vành (bao gồm thiếu máu cục bộ cơ tim và nhồi máu cơ tim) tăng từ 100 với
người có huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg đến 282 người có huyết áp tâm
thu từ 140 mmHg đến 159 mmHg và đến 451 đối với người có huyết áp tâm
thu cao hơn 180 mmHg. Theo Hội nghiên cứu về tim mạch của Los Angeles,

tỉ lệ mắc bệnh mạch vành là 92,3/1000 ở người có huyết áp bình thường,
trong khi đó với người bị tăng huyết áp mà tim chưa to tỉ lệ 163,3/1000 và
216,7/1000 với người có tăng huyết áp và tim to.
Tai biến mạch vành như cơn đau thắt ngực sẽ xuất hiện khi một khu
vực của cơ tim bị thiếu máu nặng, một chỗ của động mạch vành bị hẹp > 75%
lịng mạch khơng đảm bảo cung cấp đủ máu đến các tế bào. Nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim cũng xảy ra khi có thêm biến chứng đơng máu làm tắc mạch đó
đột ngột. Tăng huyết áp đã được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan
trọng trong bệnh thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, người ta đã thấy
nguy cơ tai biến mạch vành tăng song song với mức huyết áp, nghiên ở
Framingham (Hoa Kỳ) đã cho thấy nguy cơ đó tăng lên đến 4 lần nếu huyết
áp tâm thu từ 120 lên 180 mmHg. Nhiều nghiên cứu ở các nước trong những
năm qua cũng khẳng định chỉ riêng thất trái to do bệnh tăng huyết áp cũng


18

làm tăng tỉ lệ tai biến tim và tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [2],
[19], [20], [21].
4.2. Suy tim
Khác với trẻ, ở người lớn tuổi suy tim có thể do nhiều nguyên nhân.
Nhưng đa số trường hợp suy tim ở người lớn tuổi là do tăng huyết áp không
điều trị hoặc điều trị không đúng mức và thiếu máu cục bộ cơ tim. Nhiều nhà
khoa học đã nghiên cứu trong những trường hợp tăng huyết áp nhẹ và không
triệu chứng như nhức đầu hay mệt cũng phải điều trị để đưa huyết áp về dươic
140/90 mmHg, sau nhiều năm vẫn dẫn đến suy tim, suy thận và nhiều biến
chứng khác nếu không điều trị. Thiếu máu cục bộ cơ tim là hậu quả của xơ
vữa động mạch, làm hẹp lịng động mạch đến ni tim. Q trình tim hoạt
động nhiều sẽ làm cho tim mệt dẫn đến q trình lão hóa của tim, đây là tiến
trình của q trình lão hóa, do vậy cần phải phịng ngừa xơ vữa động mạch từ

những năm còn trẻ [7], [3], [6].
4.3. Cơn đau tim và nhồi máu cơ tim
Những cơn đau tim là những dạng tai biến xảy ra tại tim, thường gặp ở
người trung niên và người cao tuổi. Cơn đau tim là một trong nhiều nguy cơ
của bệnh tim mạch như: cao huyết áp, tiểu đường béo phì, tăng cholesterol
trong máu, hút thuốc lá nhiều...Cơn đau tim là tình trạng có một hoặc nhiều
mạch máu đến ni tim bị tắc nghẽn đột ngột. sự tắc nghẽn mạch máu này
làm sự nuôi dưỡng của tế bào cơ tim bị giảm trầm trọng, có thể dẫn đến chết
tế bào cơ tim. Những tế bào cơ tim bị chết này không tham gia được vào việc
dẫn truyền điện tim và co bóp của tim. Những tổn thương tế bào cơ tim ở một
số lượng lớn hay một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Nhiều thống
kê cho thấy rằng người bị cơn đau tim nặng thường bị chết trong 2 giờ đầu
tiên sau khi xuất hiện cơn đau tim với các triệu chứng như: cảm giác đau ở


19

ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác co thắt, dao
đâm giữ dội trong lồng ngực. Đau ở ngực do tắc nghẽn mạch máu tim thường
đau ở phía sau xương ức lan lên cổ, cằm lưng, vai và tay bên trái, đôi khi lan
xuống cả hay cánh tay [34].
Như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, tim được nuôi bởi động mạch,
khi động mạch này bị hẹp, lưu lượng máu đến nuôi tim sẽ giảm dần đến thiếu
máu cục bộ cơ tim. Khi động mạch này bị tắc hoàn toàn, sẽ dẫn đến vùng cơ
tim không được tưới máu bởi động mạch này bị chết, hoại tử, những trường
hợp này gọi là nhồi máu cơ tim. Tùy nhánh theo nhánh động mạch vành bị tắc
lớn hay nhỏ mà vùng bị nhồi máu cơ tim sẽ lớn hay nhỏ tương ứng. Vùng
nhồi máu cơ tim càng lớn, mức độ nguy hiểm đến tính mạng càng cao [3], [2],
[1], [5].
4.4. Suy thận

Cả ngày, máu trong cơ thể chảy vào thận, thận lọc máu và bài tiết chất
thải qua nước tiểu. Thận quan trọng đối với sức khỏe nhờ ngăn cản những
chất độc hại và dịch thừa tích tụ. Huyết áp có liên quan đến sức khỏe của
thận, THA có thể gây suy thận.
Như chúng ta biết, tăng huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn và
lâu ngày sẽ làm tổn hại đến các mạch máu trong cơ thể. Nếu các mạch máu ở
thận bị tổn hại, thận có thể ngừng làm việc. Khi đó dịch thừa sẽ tích tụ thậm
chí làm tăng huyết áp nhiều hơn. Sau đái tháo đường THA là nguyên nhân
hàng đầu gây suy thận. Creatinine là một sản phẩm phụ của suy nhược cơ.
Mức creatinine trong máu cao thường liên quan đến chức năng suy kém của
thận. những người bị THA cần hết sức cảnh giác điều này, vì đây là dấu hiệu
của nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Trên 85% trường hợp tăng huyết áp vẫn có chức năng thận bình thường
sau 4 năm tiến triển của bệnh.Trong trường hợp tăng huyết áp không được


20

điều trị tốt sẽ xuất hiện suy thận. Giai đoạn đầu có biểu hiện là tiểu nhiều lần
trong ngày, tiểu đêm. Giai đoạn sau tình trạng phù, thiếu máu tăng dần, da
xanh xao nhợt nhạt và biểu hiện nguy hiểm khác như rối loạn nhịp tim tim,
hôn mê... Khi đã có tình trạng suy thận nếu huyết áp được duy trì ở mức độ
thích hợp thì có thể làm chậm lại tiến trình suy thận [6], [20], [21].
4.5. Đái tháo đường
Đường huyết càng tăng càng dễ bị xơ vữa động mạch, làm rối loạn
chuyển hóa lipit, tăng Triglycerit, tăng LDL, giảm HDL, làm nội mạc động
mạch giảm tổng hợp PG12.Gần 60 % tử vong của bệnh đái tháo đường là do
bệnh tim mạch.
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp, ngồi những yếu tố trên
thì yếu tố mơi trường cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp, môi trường ô

nhiễm có ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.6. Bệnh võng mạc do THA
Võng mạc là màng lót trong cùng của mắt. Võng mạc tiếp nhận các
hình ảnh do thủy tinh thể tạo ra và là cơng cụ để nhìn. THA có thể làm các
mạch máu ở võng mạc thắt lại, gây mất thị lực. Khoảng thời gian bị THA
càng lâu thì mức tổn thương các mạch máu ở mắt càng nhiều. Nếu bạn bị
THA và thấy nhức đầu do loại thị, thì cần có sự kiểm tra của bác sĩ bằng cách
dùng kính soi đáy mắt để tìm xem có các dấu hiệu xuất hiện xuất huyết các
võng mạc nhỏ hay không.



×