Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề Đáp án HSG 9 (10 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.67 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GD & ĐT

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2010 – 2011
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
------------------------------------------------

Câu 1.(1điểm)
a. Nêu các loại axít nuclêic có thể có trong tế bào nhân thực?
b. Hai đoạn ADN ký hiệu là I và II cùng có số lượng nuclêôtit như nhau nhưng đoạn ADN I có khả năng chịu nhiệt
cao hơn đoạn ADN II . Hãy cho biết sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa 2 đoạn ADN này?
Câu 2.(1điểm)
a. Cho biết trạng thái AND trong tế bào nhân thực?
b. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ (A+G): (T+X) = 0,25 thì:
- Tỉ lệ này trên mạch bổ sung là bao nhiêu?
- Tỉ lệ này trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?
Câu 3.(1điểm)
a. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội?
b. Trong quá trình giảm phân, cặp nhiễm sắc thể XY không phân li ở một lần phân bào có thể tạo ra những
loại giao tử không bình thường nào?
Câu 4.(1điểm)
Nghiên cứu tế bào ở người thấy xuất hiện các tế bào OX và XXY.
a. Hãy cho biết đây là dạng đột biến thể dị bội nào?
b. Cơ chế hình thành các dạng đột biến trên?
Câu 5.(1điểm)
Có 3 tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbDd (các gen phân li độc lập với nhau) tiến hành giảm phân bình
thường có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? Giải thích? Cơ thể có kiểu gen như trên tự thụ phấn thì tỉ lệ
cơ thể có kiểu hình A-B-dd và tỉ lệ cơ thể có kiểu gen AaBbDd là bao nhiêu?


Câu 6.(1điểm)
a. Nêu các phương pháp nghiên cứu di truyền học người mà em được học trong chương trình sinh học lớp 9
b. Trẻ đồng sinh cùng trứng thường có đặc điểm nào giống nhau? Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng
sinh?
Câu 7.(1điểm)
a. Có thể tạo ra dòng thuần bằng những cách nào?
b. Giải thích tại sao tự thụ phấn và giao phối cận huyết sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hoá giống?
Câu 8.(1điểm)
Cho biết các phương pháp tạo giống mới đã và đang được áp dụng trong thực tế ở nước ta ?
Câu 9.(1điểm)
a. Sự di truyền của các nhóm máu A,B,AB,O ở người được quy định bởi 3 alen ; tính trạng màu da do 2 alen
quy định; tính trạng màu mắt do 2 alen quy định . Các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các NST
thường khác nhau.
Hãy tính số kiểu gen đồng hợp, số kiểu gen dị hợp có thể có về cả 3 tính trạng trên?
b. Có 2 anh em đồng sinh cùng trứng kết hôn với 2 chị em đồng sinh cùng trứng thì con của họ sinh ra có
hoàn toàn giống nhau hay không, vì sao?
Câu 10.(1điểm)
a. Cho biết đường đi của dòng vật chất và dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn?
b. Sau cháy rừng dẫn đến khoảng rừng bị cháy thành bãi đất trống, sau một thời gian thấy có các loài thực
vật mọc lên, cho biết các loài thực vật này có nguồn gốc từ đâu?
-------------------------------------------------Hết----------------------------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………………............SBD……………….............


UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GD & ĐT

ĐÁP ÁN
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC

NĂM HỌC 2010 -2011
Đáp án gồm 02 trang
ĐÁP ÁN CHẤM

Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Có 2 loại:
- ADN.........................................................................................................................................
0,25
- ARN.........................................................................................................................................
0,25
b. Khác biệt về mặt cấu trúc giữa 2 đoạn ADN:
- ADN I có nhiều liên kết hiđro hơn ADN II (do AND I có nhiệt độ nóng chảy cao hơn)..............
0,25
- ADN I chứa nhiều G, X hơn ADN II (do AND I và II có cùng số nuclêotit)……………….. 0,25
2
a. Cấu trúc AND trong tế bào nhân thực:
- AND trong nhân: kép (2 mạch), hở, có liên kết với prôtêin loại histon…………………….
0,25
- AND trong tế bào chất: Kép, vòng, không liên kết với prôtêin loại histon…………………
0,25
b.
* Tỉ lệ này trên mạch bổ sung là:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
(A1+G1): (T1+X1) = ( T2+X2): (A2+G2) = 0,5
-> (A2+G2) : (T2+X2) = 2.........................................................................................................
0,25
* Trong cả phân tử ADN thì : (A+G) : (T+X) = 1................................................................... 0,25

3
a. Khác biệt cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội là:
- Thể dị bội: có sự thay đổi số lượng NST( tăng hoặc giảm) xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST...... 0,25
- Thể đa bội: Có sự thay đổi số lượng NST ( chỉ có tăng) xảy ra ở tất cả các cặp NST………
0,25
b. Các loại giao tử không bình thường tạo ra:
- Không phân li trong lần phân bào I : Sinh ra 2 loại giao tử không bình thường O, XY …… 0,25
- Không phân li trong lần phân bào II: Sinh ra 3 loại giao tử không bình thường O, XX,
0,25
YY..
4
a. Dạng đột biến:
- OX: Thể 1 nhiễm( 2n - 1)........................................................................................................
0,25
- XXY: Thể 3 nhiễm (2n +1).....................................................................................................
0,25
b. Cơ chế:
- TH1: Bố giảm phân bình thường, mẹ giảm phân bất thường:
P: Bố XY
x
Mẹ XX
G: X , Y
XX, O
F:
OX, XXY..........................................................................................................
0,25
- TH2: Bố giảm phân bất thường, mẹ giảm phân bình thường:
P: Bố XY
x
Mẹ XX

G: XY, O
X
F:
OX, XXY.........................................................................................................
0,25
5
* Số loại giao tử tạo ra:
- Có thể cho 6 loại giao tử.........................................................................................................
0,25
- Vì mỗi tế báo sinh dục đực chỉ tạo tối đa 2 loại giao tử -> số loại giao tử có thể tạo ra là
3 x 2 = 6 loại...........................................................................................................................
0,25
* Tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen:
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-dd là: 3/4 x 3/4 x 1/4 = 9/64..................................................................... 0,25
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd là: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/ 8..................................................................... 0,25
6
a. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người:
- Nghiên cứu phả hệ…………………………………………………………………………..
0,25
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh……………………………………………………………………


7

8

9

b.
0,25

* Trẻ đồng sinh cùng trứng: Có cùng kiểu gen trong nhân, có cùng nhóm máu, cùng giới
tính, thường mắc cùng 1 loại bệnh di truyền (nếu có)................................................................ 0,25
* Ý nghĩa: Biết rõ được vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự biểu hiện
của kiểu hình............................................................................................................................... 0,25
a. Các phương pháp tạo dòng thuần:
- Ở động vật: Lai thân thuộc (giao phối gần hay còn gọi là giao phối cận huyết) qua nhiều thế
hệ……………………………………………………………………………………………..
0,25
- Ở thực vật:
+ Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ…………………………………………………..
0,25
+ Lưỡng bội hoá hạt phấn hoặc noãn cầu: Hạt phấn n lưỡng bội hoá -> cây 2n ………..…
0,25
b. Thoái hóa giống vì: qua các thể hệ tự thụ phấn làm tỉ lệ cá thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ
đồng hợp tử tăng dần nên các gen lặn có hại được biểu hiện ngày càng nhiều …………….
0,25
Các phương pháp tạo giống mới:
- Lai tạo ( có thể kết hợp gây đột biến nhân tạo).......................................................................
0,25
- Gây đột biến nhân tạo ( Có thể kết hợp lai tạo).......................................................................
0,25
- Công nghệ tế bào...................................................................................................................... 0,25
- Công nghệ gen.......................................................................................................................... 0,25
a. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp:
- Số kiểu gen đồng hợp: 3 x 2 x 2 = 12 ( Kiểu gen) ………………………………………….. 0,25
- Số kiểu gen dị hợp : 3 x 1 x 1 = 3 ( Kiểu gen) ………………………………………….
0,25
b.
* Con của 2 cặp đồng sinh cùng trứng: Giống nhau về nhiều tính trạng, chứ không giống
nhau hoàn toàn………………………………………………………………………………… 0,25

* Giải thích:
Những người đồng sinh cùng trứng chỉ giống nhau về các gen trong nhân nhưng có thể khác
nhau về các gen ngoài nhân. Mặt khác trong quá trình biểu hiện kiểu gen thành kiểu hình còn
có sự tương tác giữa các gen trong cùng kiểu gen , sự tương tác giữa cơ thể với môi trường .. 0,25
a.
- Dòng vật chất qua chuỗi thức ăn có thể được tuần hoàn trở lại.............................................
0,25
- Dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn đi theo 1 chiều (không tuần hoàn trở lại)....................
0,25
b.
- Do phát tán từ nơi khác đến………………………………………………………..............
0,25
- Có một số loài thực vật có khả năng thích nghi với lửa (thân có vỏ dày, thân ngầm) không
bị chết sau cháy rừng……………………………………………………………....................
0,25
TỔNG
10 đ
…………………………………………………Hết………………………………………………….



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×