Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN BAN THANH TRA ND TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.67 KB, 3 trang )

QUI ĐỊNH
NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA
I.

CHỨC NĂNG

Ban thanh tra của Trường có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, giám sát kiểm tra các hoạt động
của Trường.
Ban thanh tra là cơ quan ngang cấp với các phòng, khoa, ban trong
trường; Giúp Ban Giám hiệu giám sát, triển khai việc thực hiện, các nội quy,
qui chế của Bộ giáo dục và đào tạo, của trường trong các lĩnh vực công tác.
II.

NHIỆM VỤ

Ban Thanh tra thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công về các
mặt công tác sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế đào tạo
của Bộ và của Nhà trường.
Giám sát việc thực hiện tiến độ giảng dạy, đề cương giảng dạy, lịch
trình giảng dạy của giảng viên, giáo viên trong trường.
Phối hợp với các đơn vị chức năng trong trường về công tác an ninh
trật tự, an toàn của nhà trường: (kiểm tra ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các
hành vi gây mất trật tự, an toàn, vi phạm pháp luật… trong trường).
Từng thanh tra viên theo dõi các lớp học, nắm tình hình học tập
chuyên cần của sinh viên, công tác chủ nhiệm lớp của giảng viên, giáo viên.
Thực hiện nhiệm vụ: giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực
giáo dục theo quy định của luật khiếu nại và tố cáo.
Phối hợp với các phòng ban chức năng liên hệ với gia đình và địa
phương để phản ánh, giáo dục và quản lý đối với sinh viên, học sinh khi cần


thiết.
Định kỳ 1 tuần/lần Ban thanh tra phải báo cáo tình hình giảng dạy,
học tập và thực hiện nội qui nhà trường lên Ban Giám hiệu (thông qua


phòng Tổ chức – Hành chính). Thực hiện công tác tổng hợp thống kê, báo
cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
Giám sát việc tổ chức quản lý các lớp mở ngoài trường theo các hợp
đồng liên kết đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện đúng qui chế và chất lượng
đào tạo.
-

Lưu trữ hồ sơ thanh tra.

Kiểm tra giám sát việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện “Nói
không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”. Kiểm
tra các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo ở tất cả các khoa, ban trong
trường.
Thanh tra kiểm tra công tác tuyển sinh, đổi mới chương trình, giáo
trình, tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thanh tra kiểm tra công tác xây dựng đội ngũ Giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục; Giám sát việc xây dựng và thực hiện chế độ làm việc; Qui
định tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên.
-

Kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Thanh tra kiểm tra công tác kế hoạch, tài chính và xây dựng cơ sở
vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thanh tra kiểm tra công tác nghiên cứu khoa học: Kiểm tra việc thực

hiện qui định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Thanh tra kiểm tra hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó kiểm tra các
chương trình liên kết đào tạo: cơ sở pháp lý của chương trình, điều kiện bảo
đảm chất lượng đào tạo, giá trị văn bằng…
III.

QUYỀN HẠN

Có trách nhiệm thực hiện tốt mối quan hệ với các phòng, khoa, ban
để hoàn thành nhiệm vụ chung của trường.
Yêu cầu các bên liên quan, đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ trả
lời các vấn đề cần thiết có liên quan đến các việc cần thanh tra.


-

Lập biên bản thanh tra và báo cáo lên Hiệu trưởng.

IV.

CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA BAN
Ban thanh tra gồm:

1. Trưởng ban:
Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về mọi hoạt động
của Ban.
Phụ trách chung, phân công, giao nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc và trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của CBNV trong ban.
Đánh giá chất lượng hoạt động của ban, trách nhiệm, năng lực kết
quả làm việc, chấp hành nội qui, kỷ cương đối với CBNV trong ban.

Được phép kiến nghị thay đổi về cơ cấu nhân sự của ban để đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường.
2. Các phó ban (nếu có) giúp Trưởng ban hoàn thành các mảng công
việc được giao.
3. Các thanh tra viên: theo sự phân công của lãnh đạo ban, thực hiện
các nhiệm vụ trên.
Qui định này có hiệu lực từ ngày ký, mọi qui định trước đây về công
tác thanh tra trái với qui định trên đều bãi bỏ.



×