Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ngôi nhà trái tim tan vỡ của bernard shaw và nỗi buồn nghịch lý thời đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.28 KB, 8 trang )

Ngôi nhà trái tim tan vỡ của Bernard Shaw
và nỗi buồn nghịch lý thời đại.
Vở Ngôi nhà trái tim tan vỡ của Bernard Shaw ra đời năm 1919 và trình
diễn lần đầu năm 1920, là một trong những vở kịch yêu thích nhất của Shaw.
Đến với Ngôi nhà trái tim tan vỡ là đến với một thể loại kịch mới- kịch ý niệm –
một thể loại kén khán giả và không phải ai cũng yêu thích. Hơn một thế kỷ đã
trôi qua từ khi vở kịch ra đời nhưng Ngôi nhà trái tim tan vỡ vẫn giữ nguyên
những giá trị của mình bởi những hiện thực sâu sắc và nhân bản mà kịch bản thể
hiện. Đó là nỗi buồn của nghịch lý thời hiện đại – nơi con người có “trái tim tan
vỡ”, nơi những giá trị của đời sống con người bị đảo lộn lung lay dưới sức mạnh
của đồng tiền và những phù du của cuộc đời.
Toàn bộ tác phẩm dường như là sự tổng hợp các nghịch lý, sự ngược đời từ
nội dung đến nghệ thuật. Không như những kịch tác gia khác với lời mở đầu chỉ
nhằm giới thiệu nội dung chính của vở kịch, đối với Shaw, lời tựa của vở kịch
gần như chiếm một phần ba, có khi chiếm hơn nửa nội dung chính vở kịch,
Shaw giải thích : “Lý do phần lớn các nhà soạn kịch không viết những lời tựa
cho các vở kịch của họ là vì họ không viết nổi. Thực vậy, tay nghề của nhà triết
học ý thức sâu sắc và của nhà phê bình sành sỏi hoàn toàn không phụ thuộc tay
nghề của kịch tác gia…Vả chăng, tôi, tôi xin nói tại sao tôi lại phải đi nhờ một
người khác khen ngợi mình, trong khi tôi có thể tự khen tôi? Tôi có đầy đủ khả
năng cần thiết để biện hộ”. Thoạt đầu, nhận xét trên có lẽ hơi quá bởi Shaw đã
phá vỡ cái phong cách viết kịch từ trước đến nay. Nhưng nếu xét kỹ thì những
lời tựa phụ đề của Shaw lại đóng một vai trò tối quan trọng trong việc hiểu được
cái hồn của tác phẩm, giúp người xem có cái nhìn sâu sát hơn, cặn kẽ hơn về
những vở kịch của ông. Thực vậy, đối với lời tựa dài hơn 40 trang của “ngôi nhà
trái tim tan vỡ”, Shaw đã bộc lộ những trăn trở, suy tư của mình đối với đất
nước Anh, cụ thể là đời sống của trí thức và giới trẻ ở Anh sẽ đi về đâu trong cái
xã hội Tư Bản chủ nghĩa, sân khấu kịch nghệ sẽ đi về đâu khi “đêm đêm ở các
rạp hát người ta được những vở kịch hề” thì thích thú hơn “loại kịch nghiêm túc
bị loại ra khỏi sân khấu”.
Ngôi nhà trái tim tan vỡ (heartbreak house) được chia làm ba hồi với mười


nhân vật, có lẽ được Shaw phóng tác từ vở Vườn Đào trong ba vở kịch của văn
hào Nga Tchekov. Đối với Shaw, tư tưởng chiếm vai trò chủ đạo và sân khấu
chỉ là môi trường để thể hiện cái tư tưởng đó cho nên Ngôi nhà trái tim tan vỡ
được xây dựng theo hai lớp kết cấu. Ơû lớp kết cấu đầu là chiếc mặt nạ hài
hước, vui nhộn với các tình tiết, các tuyến nhân vật, khung cảnh và hành động
kịch tác động trực tiếp tới khán giả tạo cho táp phẩm không khí hài kịch đặc
trưng. Lắng đọng sau lớp kết cấu nổi trên là lớp hình ảnh biểu tượng trang
nghiêm và sâu sắc.
Người xem sẽ rất dễ chán nếu như không hiểu cái lớp kết cấu triết lý của vở
kịch. Với một bố cục lỏng lẽo, chẳng có mở đầu cũng chẳng có kết thúc, không
có một cốt truyện logic để dẫn dắt kịch bản. Các nhân vật của Ngôi nhà trái tim


tan vỡ cứ tự nhiên xuất hiện, tự nhiên hành động, và cũng tự nhiên biến mất
nhưng lại chẳng có mục đích nào đáng kể, động cơ nào cụ thể thúc đẩy nhân vật
hành động hay xuất hiện. Điều đó dễ tạo cho khán giả không khí buồn tẻ, nhàn
nhạt, chán ngắt về lối sống của các nhân vật, họ cứ đều đều nói, hành động đều
đều theo đẳng cấp của họ như thể sự việc không xảy ra như thế thì nó sẽ không
biết còn phải xảy ra như thế nào nữa. Thế nhưng nghệ thuật của tác giả, cái độc
đáo khiến Shaw trở nên nổi tiếng cũng bởi chỗ đó.
Mở đầu màn I là phông cảnh một ngôi nhà hình con tàu cổ mũi nhọn. Ngay
chi tiết này đã hiện lên cái chất kỳ quái, ngược đời của tác phẩm. Một ngôi nhà
không nền móng, như một con tàu trôi nổi giữa đại dương “có hành lang bao
quanh, những cửa sổ làm theo kiểu cửa tàu thủy bằng gỗ dày chạy thẳng suốt
qua căn phòng chừng nào mà độ vững chắc của những bức tường cho phép”.
Nhà cũng có vườn, có sân nhưng “ ở sân trong vườn nhô lên cái mái tròn của đài
quan sát. Giữa đài quan sát và ngôi nhà, trên một mảnh đất nhỏ là một cái cột
cờ”.
Các nhân vật còn kỳ quái, ngược đời hơn. Dường như ở tất cả bọn họ đều
có cái chất điên điên, ngớ ngẩn, hành động chẳng có vẻ gì ăn khớp với vai trò,

địa vị của họ. Toàn bộ vở kịch diễn ra với những cảnh tượng lạ đời : thuyền
trưởng Shotover- chủ nhân ngôi nhà như một người hoang tưởng chỉ lo “luyện
độ tập trung thứ bảy”, cố tìm cho ra “tia lửa tâm linh” để làm nổ tung khối chất
nổ ông ta giấu trong vườn; cô gái Ellie lúc đầu có cảm tình với Hector, sau lại
nhất quyết lấy Mangan, cuối cùng lại tuyên bố không muốn “phạm vào cái
chuyện lấy hai chồng” bởi vì “chỉ mới cách đây nửa tiếng, Ellie nói, tôi đã trở
thành người vợ da trắng của thuyền trưởng Shotover”;Mangan “nhà kinh doanh
có đầu óc thực tế” thì có lúc lại khóc hu hu như trẻ con và đòi “cởi trần truồng
hết ra xem nào”, anh chàng Hector chỉ biết huênh hoang về “thành tích” giải cứu
con hổ thoát khỏi tay đoàn săn của vua Ấn Độ lại có lúc một mình trong trạng
thái hoang tưởng “xông vào một cuộc đấu tuyệt vọng với một đối thủ tưởng
tượng” hoặc “nhìn thẳng vào đôi mắt của một người đàn bà tưởng tượng, nắm
chặt lấy tay cô ta và nói với giọng trầm trầm rộn ràng”Em có yêu anh không?”
Ngay cả lão ăn trộm cũng được đặt trong trạng thái “không bình thường” nốt khi
lão nhất định muốn mình bị bắt khiến Mangan cũng phải phát cáu lên “Ngay cả
đến thằng ăn trộm cũng không thể nào xử sự một cách tự nhiên ở cái nhà
này”.Các nhân vật của Ngôi nhà trái tim tan vỡ lại rất “thành thực”, điều đó
dường như cũng là một nghịch lý. Ellie căm ghét bọn tư sản như Mangan lại
nhất quyết đòi lấy hắn ta vì tiền của hắn, bất chấp là cô có tình yêu với hắn hay
không “Nếu như tôi không thể có được tình yêu, thì không có lý do gì tôi lại
phải chịu cảnh nghèo nàn. Nếu như Mangan không có cái gì khác, thì hắn lại có
tiền”, một lão Mangan, gần năm mươi tuổi muốn chinh phục Ellie lại nói toạc
cho cô biết bản chất của mình và cuối cùng là gã thú nhận mình yêu bà
Hushabye. Anh chàng vô công rỗi nghề Rendall lại cứ tò tò theo sát nút bà chị
dâu Lady Utterword trong những trò ghe tuông vớ vẩn, anh chàng hoang tưởng
Hector lại trơ trẽn tán tỉnh em vợ trong khi trước đó đi tán tỉnh cô Ellie trong
trắng. Căn nhà thật sự đã trở nên điên loạn khi một nhân vật phải thét lên “ Đây
là nước Anh hay một nhà thương điên?”.



Có thể nói Bernard Shaw đã kế thừa ở Shakespeare nghệ thuật miêu tả tâm
lý đặc sắc. Nếu Romeo đã từng đau đớn khi thốt lên :”Vàng trả anh đây. Đối với
tâm hồn con người, vàng còn độc hại gấp bội, trên cái thế giới ghê tởm này,
vàng còn giết người gấp bao lần mấy liều thuốc khổ mà anh không được phép
bán. Chính ta mới bán cho anh thuốc độc chứ anh không bán cho ta đâu. Thôi
chào anh, mua cao lương mỹ vị mà chén cho đẫy. Thuốc độc đây ư? Không đây
là thuốc bổ…” thì đến lượt Ellie lại phải khổ sở trước thực, ảo của cuộc
đời :“Hình như không có cái gì thực trên trần gian này trừ có ba tôi và
Shakespeare. Những con hổ của Maccơt là giả! Những tiền nghìn bạc triệu của
Mangan là giả, ở bà Hexion cũng chẳng có cái gì thực sự là vững chắc và thực
ngoài bộ tóc đen đẹp của bà, còn bà Utterword thì đẹp quá không mà là có thực.
Điều độc nhất còn lại cho tôi là độ tập trung thứ bảy của thuyền trưởng, nhưng
nó lại hó ra là…” _thuyền trưởng đáp lời “rượu rum”.
Cứ như thế, qua “cái ảo” của màn kịch nhạt nhẽo, vô vị, không có mở đầu
cũng chẳng có kết thúc kia, bộ mặt thật của nước Anh được bóc dần từng chút
một như người ta bóc vỏ hành. Ơû đó người ta tìm thấy những con người có
“trái tim tan vỡ” trong xã hội tư bản đến hồi mục ruỗng. Đó là những kẻ “vô tích
sự”, “đau thần kinh” như Hector, Rendall, Hushabye, Lady Utterword, hay có kẻ
đại diện cho tầng lớp bóc lột như Mangan, có cả những nạn nhân của tầng lớp
đó như Mazini, cả cái thế hệ trẻ nước Anh như Ellie đầy nhiệt huyết cũng không
khỏi chao đảo trước sức mạnh đồng tiền. Như vậy, Ngôi nhà trái tim tan vỡ cũng
chính là con tàu nước Anh, là “châu Aâu học thức và nhàn du trước chiến tranh”
đang chao đảo, tròng trành trước sóng gió, bão táp của cuộc đời.
Thành công của Bernard Shaw ở Ngôi nhà trái tim tan vỡ là nghệ thuật xây
dựng nhân vật điển hình. Ta có thể tìm được trong tác phẩm những con người là
hiện thân của chính giai cấp, tầng lớp, tuổi đời của mình.
Trước hết phải kể đến Mangan, một nhân vật không thể thiếu của vở kịch.
Đây là một nhân vật đặc sắc mà thông qua đó, cái mặt trái thực dụng và tàn nhẫn
trong xã hội Anh được bộc lộ. Mangan là một đại diện cho tầng lớp tư bản ở
Anh.

Nếu so với những kẻ “vô tích sự”, vô công rỗi nghề như Rendall hay Laday
Utterword thì Mangan quả là một con người chăm chỉ, ngay như Mazini- cha
Ellie – người chịu ơn hắn cũng phải nói “Oâng ta thường thức suốt đêm nghỉ
cách làm thế nào mà tiết kiệm được vài xu”. Khi đã có tiền bạc, như bao người
khác, hắn ta cũng muốn lập gia đình và đối tượng của hắn không ai khác chính
là Ellie. Thế nhưng tình yêu với y chỉ có một ý nghĩa duy nhất là sự cho và
nhận, vay và trả, đúng như lời thuyền trưởng Shotover nhận xét :”một đứa giơ
má cho đứa kia hôn. Một đứa bỏ tiền ra cho đứa kia tiêu”.
Trong khi những người như Hushabye hay Ellie cứ loay hoay làm thế nào
để được sống thật với chính con người mình thì Mangan “đủ khôn ngoan” để
xác định quan điểm sống lọc lừa, dối trá của hắn: “Nhưng những nhà máy ấy
không phải là của tôi. Chúng thuộc về những Xanhdica, những bọn có cổ phần
và tất cả hạng tư bản lười biếng vô tích sự. Tôi xoay được tiền của bọn này để
mở nhà máy. Tôi tìm những người như bố cô Đân để trông nom cho nó chạy và
quản lý thật chặt tay để bắt nó phải làm ra tiền”.


Thế nhưng sự lừa lọc, dối trá của hắn chỉ đem đến cho hắn “một cuộc đời
khổ như chó” như hắn thừa nhận :” Tất nhiên nó cũng giúp cho tôi sống tàm
tạm; nhưng đúng là một cuộc đời khổ như chó, và tôi cũng chẳng có cái gì là của
riêng cả”. Suy cho cùng, đó cũng là một hệ quả tất yếu của cái xã hội tư bản
cạnh tranh khốc liệt và thiếu tính nhân bản, bóp nghẹt quyền sống của con
người, đến nỗi hắn ta có cảm giác “nổ tung ra mất” vì không được sống với con
người thật của chính mình “tấm lòng tử tế của tôi đã thối rỗng rồi. Tôi đã chán
ngấy nó rồi”. Cũng chính vì run sợ trước sự thật mà y đã nói toạc với Ellie về
bản chất của y- đó cũng chính là bản chất của giai cấp tư bản ở Anh- giai cấp
bóc lột sức người :” Tôi biết rõ con đường chắc chắn nhất để làm cho một thằng
cha không biết sử dụng đồng tiền khánh kiệt là cho hắn một ít tiền. Tôi giải thích
ý kiến đó của tôi cho một vài thằng bạn ở phố và chúng nó xoay m1on tiền ấy,
vì tôi không dại gì mà làm liều theo ý kiến ngay dù những ý kiến đó là của chính

mình. Bố cô và những thằng bạn liền bỏ tiền ra với ông ấy, đối với tôi không
hơn gì một đống chanh vắt. Cô đã phí hoài cái lòng biết ơn của cô…” Hắn ta đã
nói thật, về cái hiện thực xảy ra trong lòng xã hội Anh, nơi những thủ đoạn của
tư bản được sử dụng thường xuyên, đó là việc cho vay sinh lời, dù lãi nhẹ hay
nặng nhằm kiếm chác lợi nhuận. Như Shaw đã nói trong lời tựa : “Quyền lực và
văn hóa ở hai ngăn riêng biệt. Bọn man rợ không phải chỉ ngồi trên yên ngựa mà
cả ở hàng ghế đầu dành cho các nghị sĩ, bộ trưởng ở Hạ viện, không có ai sửa
chữa cho đúng cái bệnh ngu dốt không thể tưởng tượng được về tư tưởng cận
đại, và khoa học chính trị nâng những kẻ mới phất leo lên từ văn phòng kế toán,
những kẻ suốt đời chỉ lo ních đầy túi hơn là ních đầy óc. Tuy nhiên cả hai người
này đều được rèn luyện để xử sự với đồng tiền và với con người chừng nào mà
kiếm tiền và bóc lột con người vẫn cùng đi song song với nhau”.
Không chỉ vậy, Mangan còn tự cho mình là một nhà chính trị, một lần nữa
bộ mặt kinh tế và chính trị của nước Anh được phơi bày một cách không thương
tiếc : “Thành tích? Chà, tôi không biết những cái mà bà gọi là thành tích. Nhưng
mà tôi đã chấm dứt hẳn được những cái trò của những gã khác ở các bộ khác.
Bọn chúng đứa nào cũng nghĩ rằng tự mình sắp sửa cứu được đất nước, và làm
cho tôi mất uy tín, mất cơ hội được có một danh tước. Tôi hết sức cảnh giác giữ
thân nếu như chúng không cho tôi làm ăn thì bản thân chúng cũng đừng hòng
mà làm ăn gì với tôi. Có thể là tôi chẳng biết gì đến bộ máy của tôi, nhưng tôi
biết rất rõ cách chọc gậy bộ máy của những thằng khác chứ. Và bao giờ thì trông
chúng nó thằng nào thằng nấy cứ như là những thằng đại ngốc”.
Tuy nhiên, đến lượt mình, hắn lại không thể chịu nổi khi bị lừa dối vì xưa
nay việc lừa dối, gian xảo vốn là việc của hắn, thế nên hắn đã gào lên : “Oâi,
thật là một căn nhà điên loạn. Nếu không thì chính ta là kẻ đang phát điên lên
rồi. Có phải mụ ta định làm cái trò đổi chác với mi không, mụ ta thì lấy chồng
mi, còn mi thì lấy chồng mụ ta?”. Cuối cùng, trong sự tuyệt vọng cùng cực đòi
hỏi một sự giải thoát về tinh thần thì y cũng phải tự giải thoát về thể xác nữa
“Xấu hổ? Ở cái nhà này thì còn biết cái gì là xấu hổ? Chúng ta hãy cởi trần
truồng hết ra xem nào. Khi chúng ta định làm điều đó thì chúng ta có thể làm

được một cách triệt để lắm chứ. Chúng ta đã tự lột trần về mặt tinh thần; chúng
ta hãy tự lột trần về mặt thể xác, và xem xem chúng ta chịu cái đó như thế nào?”


Sự tan biến của Mangan cùng lão kẻ trộm thành tro bụi trong đợt ném bom
của mày bay Đức ở cuối tác phẩm cũng là cái dự cảm trước của tác giả về cái số
phận tất yếu của giai cấp tư bản- những kẻ ăn trộm sức lao động của con người.
Mangan là một nhân vật thành công với những đặc tính của giới tư sản nhỏ ở
Anh.
Đối lập với Mangan-“nhà kinh doanh có đầu óc thực tế” là “tầng lớp cưỡi
ngựa” và “tầng lớp đau thần kinh” bởi chứng bệnh lười của giai cấp mình- giai
cấp tiểu tư sản quý tộc ở Anh. Ơû đó “đàn bà là mối bận tâm duy nhất của
những anh chàng vô công rỗi nghề”. Trong khi sống vất vưởng như một bóng
ma lệ thuộc vào xã hội, họ vẫn cố tỏ ra quý phái, khinh miệt giai cấp lao động,
đồng thời lao ình theo thói “học đòi làm sang”, ăn chơi phóng đãng. Đó là
Rendall, Hector những kẻ “vô tích sự” đúng nghĩa, chỉ lắm tiền và rửng mở,
chạy theo mốt tán tỉnh phụ nữ có chồng một cách rẻ tiền mà Utterword Lady đã
chỉ trích : “Chú đã làm nên được cái tích sự gì? Chú tốt đẹp cái nỗi gì? Ở nhà thì
chú chỉ quấy rầy người ta chẳng khác gì một đứa trẻ lên ba. Không có người hầu
kè kè bên cạnh thì chú không thể sống nổi”. Thậm chí “Chú là hiện thân của cái
bệnh lười. Chú là hiện thân của cái tính ích kỷ. Chú là một con người không ra
cái lý thú gì. Ngoài cái thể xác chú, ngoài những nỗi bất bình, những nỗi đau
đớn của bản thân chú, ngoài những người làm phật lòng phật ý chú, ngoài những
cái đó ra thì thậm chí chú cũng chẳng biết ngồi lê đôi mách cái gì hơn”.
Một hình ảnh biểu tượng được đặt ra là “phòng lưng ngựa” và “những kẻ
đau thần kinh”. Thông qua hình ảnh đó, hình ảnh của giới quý tộc cũ rích Anh
được phơi bày. Những con ngựa quý tộc hay chính là tầng lớp quý tộc chỉ biết
sống trong cái chuồng ngựa quý tộc của mình, và ngoài sự khoe bộ mã đẹp đẽ
của mình ra nó chẳng có bất cứ thành tích nào về lòng dũng cảm như những con
chiến mã. “Tôi cam đoan với anh rằng tất cả những cái mà ngôi nhà này cần có

để trở thành một ngôi nhà có lương tri, thú vị, ở đó người ta có thể ăn ngon ngủ
yên là những con ngựa”.
Giai cấp quý tộc chỉ quen nhìn đời bằng con mắt thuộc về quá khứ, còn con
mắt thực tại thì nhắm tịt lại. Vì vậy ngoài những trò tưởng tượng trong mộng mị
của Hector, những màn triết lý yêu đương rởm của chị em bà Hushabye thì họ
chẳng biết làm gì hơn. Chính cái cảnh ăn không ngồi rồi đã dẫn họ đến những
trạng thái hoang tưởng vào bản thân, vào những khả năng tiềm tàng nào đó của
họ mà xã hội quên, không tận dụng của họ. Từ đó họ quay ra châm chích nhau,
đâm thọt nhau bằng đủ hành vi lố bịch và buồn cười. Họ tự cho mình là trung
tâm của xã hội “Tôi chưa hề thực sự sống cho đến tận khi tôi biết cưỡi ngựa và
không bao giờ tôi có thể cưỡi ngựa hay được bởi vì tôi không bắt đầu tập cưỡi từ
hồi còn nhỏ. Chỉ có hai tầng lớp trong xã hội thượng lưu ở nước Anh :tầng lớp
cưỡi ngựa và tầng lớp đau thần kinh. Không phải chỉ là quy ước đâu. Ai cũng có
thể thấy được những người đi săn là những người hạnh phúc và những kẻ đi săn
là những kẻ bất hạnh”. Hạnh phúc đối với họ cũng giống như được làm một con
ngựa quý tộc- được đè đầu cưỡi cổ người khác hay làm một con ngựa ngủ trong
chuồng êm ấm cón hơn là lang thang ngoài đồng cỏ kiếm ăn với hơi sương giá
lạnh.


Nhưng nhân vật trung tâm mà Bernard Shaw dành hết tâm huyết thể hiện
lại là Ellie và thuyền trưởng Shotover. Một trẻ- một già, họ là cái loa phát ngôn
của tư tưởng tác giả.
Trong cái Ngôi nhà trái tim tan vỡ của mình, thoạt nhìn thuyền trưởng
Shotover được xem là người điên nhất, nhưng về thực chất chính ông lại là
người tỉnh táo nhất trong ngôi nhà. Vốn là người từng trải và già nhất trong ngôi
nhà, trong nội tâm thuyền trưởng có những nghịch lý, mâu thuẫn khá thú vị :
ông là người ít hoang tưởng nhất về cái hiện thực của xã hội nhưng đồng thời
cũng là người có những đề xướng biện pháp giải quyết cái hiện thực đó một
cách hoang tưởng nhất. Mối bận tâm lớn nhất của ông bao giờ cũng là việc “ta

sẽ khám phá ra một loại tia mạnh hơn tia X; một loại tia tâm linh có thể làm nổ
tung những viên đạn ở ngay thắt lưng của kẻ địch trước khi y có thể chĩa súng
vào ta”.
Trước mối lo sợ về sự cáo chung của con người, thuyền trưởng là người
duy nhất thờ ơ và không hề hoảng sợ, bởi bản thân cuộc đời ông đã là một bài ca
chiến đấu với sóng to gió lớn, với hiểm họa của đại dương như ông đã từng nói
với Ellie :”Vào tuổi cô lão đi tìm sự gian khổ, sự nguy hiểm, sự khủng khiếp và
cái chết, để lão có thể cảm thấy một cách mãnh liệt hơn cuộc sống trong người
lão”. Có lẽ vì thế, đối với ông cái chết nhẹ tựa lông hồng, có lẽ vì vậy mà Ellie
tìm được ở ông sự tin yêu qua cuộc hôn nhân giàu tính biểu tượng.
Là một chứng nhân của lịch sử, thuyền trưởng Shotover đã chứng kiến gần
hết cuộc đời những biến động của thế kỷ, của nước Anh nửa quý tộc, nửa tư
bản- nơi con người phải “bán linh hồn cho quỷ” để “khỏi cái cảnh đấm đá” như
ông tâm sự với Ellie : “Lão phải làm ăn với cái hạng người đê mạt đến mức là
không chửi vào mặt, không thượng cẳng chân hạ cẳng tay thì nhất định không
chịu nghe. Bọn xuẩn ngốc thanh trừng ở đường phố những thằng ăn cắp lỏi vứt
chúng vào một cái tàu huấn luyện, ở đó chúng được dạy cho biết sợ cái gậy hơn
là sợ chúa. Họ tưởng rằng làm thế họ sẽ cải tạo chúng trở thành người, thành
thủy thủ. Lão đã bịp những thằng ăn cắp ấy làm cho chúng tin là lão đã bán
mình cho quỷ dữ. Nó giải thoát cho linh hồn lão khỏi cái cảnh đấm đá chửi rủa,
cái cảnh cứ dần dần đẩy lão xuống địa ngục”.
Chính vì lăn lộn trong cái xã hội đó mà ông đã nắm rõ được cái nội tình
nước Anh, giúp ông ngộ ra những điều mà ở những con người như Hushabye và
rendall không thể nào hiểu được. Cũng giống như những linh hồn bị bỏ đói của
nước Anh, ông thà sống trong bóng tối còn hơn phải sống dưới thứ ánh sáng vật
chất : “không, để tối cho ta. Tiền không làm ra được dưới ánh sáng dâu”.
Nếu thuyền trưởng Shotover là người từng trải, nhiều kinh nghiệm
sống”sắp ra khỏi cõi đời này” thì Ellie là cô gái trẻ “chỉ vừa mới bước chân
vào”, đó là một tâm hồn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ. Tuy nhiên cô lại hoài nghi
trước những giá trị tinh thần bởi sức mạnh của đồng tiền, mới hai mươi tuổi đầu,

cô đã biết triết lý về linh hồn : “Xin thuyền trưởng tha lỗi, nói với cháu như thế
thật không ích gì. Những người cổ lỗ không giúp ích gì cho cháu. Những người
cổ lỗ nghĩ rằng họ có thể có được linh hồn không cần tiền. Họ nghĩ rằng càng có
ít tiền thì càng có nhiều linh hồn. Bọn trẻ ngày nay biết rõ hơn. Một linh hồn là
một cái gì phải tốn kém lắm mới giữ được, còn tốn kém hơn cả một chiếc ô tô”.


Phải chăng khi để Ellie phát ngôn như vậy, tác giả cũng đồng thời cho thấy tâm
tư, tình cảm của giới trẻ anh trước cuộc đời. Những vấn đề của Ellie đặt ra cũng
đáng để chúng ta suy gẫm lại về cái linh hồn của chính mình. Ellie một mặt tỏ ra
rất khâm phục về thuyết giá trị linh hồn không cần đến tiền, nhưng mặc khác cô
vẫn khẳng định là muốn có linh hồn phải tốn rất nhiều tiền. Ellie trả lời rất hồn
nhiên khi thuyền trưởng hỏi “Linh hồn của cô ăn mất bao nhiêu?”; Ellie đáp “Ồ
nhiều lắm. Nó ăn nhạc, ăn tranh, ăn sách, ăn núi, ăn hồ, ăn những quần áo đẹp,
ăn những người lịch sự mà nó đi cùng”. Đó hoàn toàn là một linh hồn bị vật chất
hóa.
Khi đặt vấn đề về linh hồn và vật chất,Shaw đã bày ra trước mắt người xem
một sự thật phũ phàng của cái xã hội Anh.Ngay cả ở lớp người trẻ tuổi thì vật
chất cũng chi phối đời sống của họ, cho dù đó là một cô gái đầy nhiệt thành vào
Chúa như Ellie cũng bị thế lực của đồng tiền cám dỗ, sẵn sàng ngã giá, rao bán
linh hồn mình để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Ellie bước đầu đã học được từ các
thế hệ trước cách sống khôn ngoan ra sao, cái lý tưởng sống đầy nhiệt thành và
sôi nổi của tuổi trẻ đã thay thế bằng một đầu óc thực dụng, phải làm sao để linh
hồn được ăn no khi nó còn tồn tại trong cõi trần tục này.
Một cô gái trẻ như Ellie đã sớm trưởng thành. Nếu lúc đầu vở kịch ta nhìn
thấy ở cô một cô gái trong trắng, chưa hề bị cuộc sống vật chất chi phối thì từ từ
ở cô có một sự biến đổi về nhân sinh quan và phong cách sống của cô. Giữa lúc
đó thì thuyền trưởng xuất hiện như một người cha tinh thần, nâng đỡ tâm hồn cô
khỏi phải lạc lối, dò dẫm bước đi. Chính thuyền trưởng đã chỉ cho cô thấy rằng
ở cái xã hội thượng lưu vốn đã nghèo túng, bần hàn, người ta không chấp nhận

hiện thực đó thì chính xã hội đó sẽ đẩy con người ta sâu hơn xuống địa ngục
“Tiền của sẽ đẩy cô xuống địa ngục sâu gấp mười lần hơn. Tiền của không thể
giải thoát được ngay cả thể xác cô”. Một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu đã
khiến cô suy nghĩ :”Ở cái đất nước này không có nhiều tiền thì không thể có
được những thứ ấy; vì thế cho nên linh hồn của chúng ta bị bỏ đói kinh khủng”,
có lẽ vậy mà cô tìm đến vật chất, như một giải an ủi đối với mình :”Chính là
cháu muốn cứu vớt linh hồn cháu nên mới lấy chồng vì tiền. Tất cả những người
đàn bà không xuẩn ngốc đều làm như vậy”.
Trong cái xã hội mà tình cảm con người không còn đủ sức mạnh để níu giữ
con người lại với nhau, con người chỉ đơn giản là không thể sống mà không có
nhau vì một thứ nghĩa vụ chung nào đấy, tình yêu chỉ còn là sự dối trá chỉ vì
bởi”nếu không thì ở trên đời này sẽ có ít tình yêu lắm. Ơû đó có những ông
chồng như Hector, chẳng thể sử dụng điều gì khác ngoài bộ ria mép đỏm dáng
của mình mà chinh phục hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Đó là
những người vợ như bà Hushabye có quaqn niệm thật kỳ lạ về cuộc sống lứa đôi
khi chẳng mảy may quan tâm đến việc làm của chồng ngoại trừ việc tự hào về
bộ ria mép của anh ta.
Ellie đến lúc này đã nhận ra cái sự thật phù du, phù phiếm và giả tạo của
cuộc đời từ chính trong Ngôi nhà trái tim tan vỡ, điều còn lại giá trị cho cô là lời
an ủi của thuyền trưởng “Sự quan tâm của con người ta đến chuyện thế gian
chẳng qua là cái thừa ứ của sự quan tâm đến bản thân mình. Khi còn bé, con
thuyền của cô chưa đầy, vì thế cô chẳng quan tâm đến cái gì khác ngoài việc


riêng của mình. Khi lớn lên con thuyền của cô ứ tràn, và rồi thì cô là một nhà
chính trị, một nhà triết học, một nhà thám hiểm, một con người phiêu lưu mạo
hiểm. Lúc tuổi già con thuyền khô đi, không có nước đâu mà ứ tràn, cô lại trở lại
thời kỳ trẻ thơ”.
Khi đã nhận diện được bộ mặt thật của cuộc sống mà ở đó thế lực đồng tiền
chi phối tất cả, kể cả tình yêu cô lại khao khát một tình cảm yêu thương, chân

thành. Cô nhận thấy nơi con người kỳ quái, cổ lỗ của thuyền trưởng một bản
chất nhân hậu, cảm thông với người khác”Cụ không được uống. Cụ cứ mơ đi.
Cháu thích cụ mơ. Cụ không bao giờ được ở một thế giới thực khi cháu nói
chuyện với cụ”. Một sự gắn bó tâm linh đã đưa cô đến bên thuyền trưởng hay
giữa lớp người đi trước và thế hệ trẻ đã thấu hiểu nhau, tìm được ở nhau những
giá trị đích thực của cuộc đời. Cái cảnh một già, một trẻ tựa đầu vào nhau cũng
như một giấc mơ ếm ái về một cuộc sống thanh bình, con người được sống thật
lòng mình với chính bản thân, được yêu thương thực sự : “Cuộc sống với phúc
lành! Đó là cái mà tôi mong muốn. Bây giờ thì đã biết rõ lý do thực sự tại sao tôi
không thể lấy được ông Mangan : không thể nào có phúc lành cho cuộc hôn
nhân của chúng tôi được. Có phúc lành cho trái tim tan vỡ của tôi. Có phúc lành
cho vẻ đẹp của bà , bà Hexion ạ. Có phúc lành cho tinh thần của ba tôi. Ngay cả
đối với cả những chuyện bịa đặt của Maccơt cũng có phúc lành, nhưng đối với
tiền của ông Mangan thì không có một phúc lành nào”.
Ngôi nhà trái tim tan vỡ thành công bởi nó đã phản ánh được một cách
chân thật và đầy đủ nhất cái xã hội hiện đại. Không chỉ mọi mặt đời sống được
đem ra phân tích, mổ xẻ mà những giá trị đích thực của cuộc đời cũng được xác
định, cuối cùng, đồng tiền vẫn không thể chiến thắng lòng yêu thương của con
người, cái cảnh mọi người đón chờ máy bay Đức đến như một sự giải thoát về
linh hồn, tâm hồn họ cần được thanh lọc, cần được sống trong ánh sáng của
niềm tin và tình yêu thương.



×