1
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHÚ LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 LỘC TRÌ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4.
Gv: Hoàng Thị Hoài Phương
Năm học: 2009 - 2010
2
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
1. Đặt vấn đề :
Thuật ngữ “chính tả” hiểu theo nghĩa gốc là “phép viết đúng”hoặc “lối viết
hợp với chuẩn”.cụ thể chính tả là hệ thống các quy tắc và cách viết thống nhất
cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng
nước ngoài...Nói cách khác, chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn
ngữ,mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết,
bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của bản.
Vì vậy để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng
sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các
môi trường hoạt động của lứa tuổi . Trong Tiếng Việt học sinh phải thực hiện
được đọc đúng, viết đúng . Chính vì vậy , muốn nâng cao chất lượng giáo
dục, hiệu quả công tác thì phân môn chính tả được coi là môn học hết sức
quan trọng .
*Lí do chọn đề tài :
Phân môn chính tả ở trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng
lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết
đúng Tiếng Việt chuẩn mực. Đối với người sử dụng TV, viết đúng chính tả
chứng tỏ là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả
giúp học sinh có điều kiện học tốt các bộ môn văn hoá trong việt viết văn bản,
thư từ. Ngoài ra, chính tả còn rèn cho học sinh các phẩm chất như: tính cẩn
thận, tính thẩm mĩ, tình yêu đối với TV. Tuy nhiên trong thực tế học sinh viết
sai lỗi chính tả rất nhiều. Để khắc phục tình trạng đó bản thân tôi đã tiến hành
khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả.
2.Cơ sở lí luận :
Ở bậc tiểu học phân môn chính tả càng có vị trí quan trọng. Bởi vì giai
đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính
tả cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí
thành một phân môn độc lập( thuộc môn Tiếng Việt), có tiếng dạy riêng.
Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học, chính tả chỉ được
dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn, chứ không tồn
tại với tư cách là một phân môn độc lập như ở tiểu học. Vì vậy trẻ em cần
được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học,cẩn thận để có thể sử dụng công cụ
này suốt trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời..
3. Cơ sở thực tiễn :
Thực tiễn cho thấy học sinh tiểu học viết sai lỗi chính tả nhiều, nhất là
học sinh vùng dân tộc và ở những vùng sau vùng xa. Trường tiểu học số 2
Lộc Trì đa số con em vùng đầm phá nên thường phát âm địa phương nhiều, ý
thức học tập chưa cao vì thế một phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập nói
chung và môn chính tả nói riêng.
Tôi đựơc phân công dạy lớp 4/3 trưòng Tiểu học số 2 Lộc Trì. Vào đầu
năm học bản thân đã tiến hành khảo sát trên một số bài viết chính tả và bài
làm Tập làm văn viết của 26 học sinh lớp 4/3 .
Cụ thể như sau :
3
Trên các bài viết chính tả :
-Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Chính tả: nghe - viết )
-Mười năm cõng bạn đi học (Chính tả : nghe - viết ) -Cháu nghe câu
chuyện của bà ( Chính tả : nghe - viết )
-Truyện cổ nước mình ( Chính tả : nhớ - viết )
*Trên các baì tập làm văn :
-Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của nhân vật .
-Văn viết thư
-Kể lại chuyện cây khế .
Qua khảo sát, tôi đã phân loại các bài viết học sinh theo mức độ mắc
lỗi như sau :
Số lỗi trong một
Chính tả
Tập làm văn viết
bài
Sốlượng bài
Tỉ lệ
Số lượng bài
Tỉ lệ
Không có lỗi
3
11%
1
3%
Từ 1-2 lỗi
4
16%
7
27%
Từ 3-5 lỗi
10
38%
10
38%
Từ 6-10 lỗi
4
16%
4
16%
Trên 10 lỗi
5
19%
4
16%
Kết quả thu được cho thấy tình trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh thật
đáng lo ngại , tỉ lệ bài không mắc lỗi chính tả còn quá thấp, tỉ lệ bài mắc
nhiều lỗi lại lại rất cao ( gần 80% ). Trong bài văn viết thì tình trạng mắc lỗi
chính tả càng cao hơn. Từ đó tôi phân loại lỗi chính tả của học sinh như sau :
a. Lỗi về phụ âm đầu : - Lẫn lộn giữa s và x : * sâu xa – xâu xa : (Bài
Truyện cổ nước mình ). * vượt suối – vượt xuối (Bài Mười năm cõng bạn đi
học /16)
- Lẫn lộn giữa gi – d : * giúp đỡ - dúp đỡ, dẫn đi- giẫn đi ( Bài Cháu nghe
câu chuyện của của bà )
- Lẫn lộn giữa g – gh, ng – ngh : * gập ghềnh – ghập ghềnh (Mười năm cõng
bạn đi học ) * nghiêng soi – ngiêng soi ( bài Truyện cổ nước mình / trang 19 )
b. Lỗi âm đệm : Thêm âm đệm: nghèo túng – nghoèo túng ( Dế Mèn
bênh vực kẻ yếu ) .Bỏ âm đệm : khúc khuỷu – khúc khủy ( Mười năm cõng
bạn đi học )
c. Lỗi âm chính : * đau lưng- đau lâng ( Cháu nghe câu chuyện của bà)
d. Lỗi âm cuối :viết t thành c, n thành ng, * quãng đường – quản
đường ( Mười năm … đi học ), * lạc đường – lạt đường ( Bài Cháu nghe câu
chuyện của bà / TV Tập 1 trang 26 )
4
e. Lỗi về dấu thanh : Học sinh hay lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã :
cõng bạn – cỏng bạn, quãng đường – quảng đường , giúp đỡ - giúp đở ( bài
Mười năm … đi học )
f. Lỗi về viết hoa : Học sinh không viết hoa chữ cái đầu câu, không viết
hoa các danh từ riêng hoặc viết hoa tùy tiện .
g. Lỗi về dấu câu: Trong các bài tập làm văn học sinh điền dấu chấm
dấu phâỷ không đúng chỗ.
* Nguyên nhân học sinh viết sai chính tả : Các em chưa có động cơ học
tập , chưa có thái độ đúng đắn trong việc rèn luyện viết chính tả . Khi viết các
em ít tập trung, tự do viết một cách tùy tiện, cẩu thả .Một số em chưa nắm
chắc các quy tắc chính tả đã học . Một phần lớn do ảnh hưởng của cách phát
âm địa phương , chẳng hạn như : ôi - đọc thành ui ( trời tối- đọc thành- trời
túi) oi – đọc thành oai( coi phim- coai phim)...
*Về phía giáo viên :
Một số giáo viên phát âm chưa được chuẩn, mang nặng tính địa
phương. Chưa hướng dẫn kĩ khâu hướng dẫn viết đúng
4. Các biện pháp:
Ta biết rằng trong Tiếng Việt đọc và viết là hai quá trình có sự thống
nhất chặt chẽ với nhau bởi vì mỗi tiếng được viết thành một chữ, ngược lại
mỗi chữ đọc thành một tiếng . Như vậy cách đọc và cách viết phải thống nhất
với nhau,có nghĩa là muốn viết đúng thì phải đọc đúng . Do đó để học sinh
viết đúng chính tả giáo viên cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện để
nâng cao khả năng phát âm chuẩn và trình độ chính tả của bản thân .
Không phải chỉ trong giờ chính tả mà trong bất cứ giờ học nào và ngay
cả trong khi giao tiếp giáo viên phải phát âm chuẩn và viết chuẩn .
a/Cung cấp một số quy tắc chính tả
Giáo viên cần đặc các từ cần nhớ vào trong một ngữ cảnh . Ví dụ : một
số từ chỉ người trong quan hệ gia đình họ hàng thường có phụ âm đầu viết
ch : cha, chú, chị, cháu, chắt …
*Phụ âm đầu viết d thường đứng trước những vần viết uê, uy, uyên …
*Viết k thường đứng trước các chữ cái nguyên âm : e, ê, i, ia, iê
*Viết gh, ngh trước các chữ cái ghi nguyên âm : e, ê, i, ia, iê
- Cung cấp cho học sinh một số mẹo chính tả .Ví dụ : cách viết dấu hỏi,
dấu ngã trong từ láy theo hai nhóm thanh để các em dễ nhớ .
Em Huyền, mang Nặng, Ngã đau
Anh Ngang Sắc thuốc, Hỏi đau chỗ nào.
Sau khi học sinh nắm được Từ láy và vận dụng để làm bài tập chính tả(
bài Nghe lời chim hót) bài yêu cầu: Tìm từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh
hỏi: bả lả, lảo đảo, vẩn vơ... Tìm từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: lẽo
đẽo, sững sờ, dỗ dành, giãy giụa...
b/ Rèn chính tả thông qua tiết học khác
5
- Trong tiết tập đọc; Giáo viên cần hướng dẫn luyện đọc kĩ, uốn nắn kịp
thời khi học sinh pháp âm sai.
-Trong tiết chính tả giáo viên cần thực hiện đầy đủ chất lượng phần
hướng dẫn chính tả, luyện viết từ khó và đặc biệt phải chú trọng việc giải
thích nghĩa của từ. Vì chỉ khi nào học sinh hiểu được nghĩa của từ và nắm
được cách viết của các từ khó thì học sinh mới hiểu đúng được từ. Ngoài ra
giáo viên cần chú trọng đến việc phân tích cách viết, so sánh và chú trọng
nhất là việc tìm từ và giải nghĩa từ đó.
Cần rèn kĩ năng viết đúng chính tả thông qua các bài tập chính tả.
Hướng dẫn kĩ để học sinh làm được bài tập. Như các bài tập điền âm, vần, tìm
tiếng có nghĩa...
Một việc không kém phần quan trọng mà lâu nay trong quá trình dạy
học đôi khi gv còn xem nhẹ chỉ coi việc chấm chính tả là việc tính số lỗi để
ghi điểm mà không xem rằng khâu chữa lỗi mới là quan trọng hơn cả . Ở
phần này giáo viên nên cho hs chấm bài của bạn để hs phát hiện lỗi, chữa lỗi
và có thêm kiến thức chính tả cho bản thân . Về phía giáo viên khi chấm
ngoài việc gạch chân dưới những chữ hs viết sai còn phải chữa chữ đó cho hs
và yêu cầu hs viết lại chữ sai đó trong một câu văn hoàn chỉnh hoặc trong một
từ nhiều lần chứ không viết độc lập một chữ .
Ví dụ : Hs viết sai chữ bên ( bênh vực )
Trong bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Giáo viên cho hs viết nhiều lần từ : “bênh vực” hoặc viết cả câu “Dế
Mèn bênh vực kẻ yếu”, chứ không cho hs viết riêng một chữ “bênh” vì nghĩa
không rõ ràng .Hoặc khi đọc giáo viên nên đọc trọn vẹn một từ, mỗi từ gắn
với một nghĩa xác định như : (gia đình, da thịt… ) thì học sinh dễ dàng viết
đúng chính tả . Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính
tả ngữ nghĩa . Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của
chính tả tiếng việt mà khi dạy chính tả, giáo viên cần chú ý . Khi tôi đọc
nghiên cứu một số tài liệu có một số từ tiếng Việt có hai hình thức chính tả
khác nhau, tồn tại hai cách viết khác nhau, đều được coi là đúng chính tả ví
dụ: dập dờn và rập rờn; eo sèo- eo xèo; già dặn- già giặn; suýt soát- xuýt
xoát; tròng trành- chòng chành; sây sát- xây xát; sề sệ- xề xệ; sum suê- xum
xuê; chập chùng- trập trùng...nên khi học sinh viết hai cách viết đó tôi cho
đều đúng .
Nhằm giúp các em theo dõi các lỗi đã mắc và có cách chữa lại cho
đúng, đồng thời với việc so sánh đối chiếu các lỗi đã sai và ghi lại sự tiến bộ
của mình qua từng bài chính tả . Tôi đã cho mỗi em dùng một sổ tay chính tả
như sau :
Tuần
Bài chính tả
Lỗi sai
Cách chữa
1
Truyện cổ nước mình
nghiên soi
nghiêng soi
2
Mười năm … đi học khúc khủy,ghập ghềnh khúc khuỷu,…
3
…………………
………………….
……………..
4
……………………
……………….
………………..
5
……………………. ……………….
…………………
6
Ngoài ra tôi động viên các em mua hoặc mượn quyển “ Từ điển chính
tả”để tra kịp thời khi gặp từ khó viết.
-Tôi cũng thường xuyên hướng dẫn viết đúng chính tả trong các tiết
Luyện từ và câu. Đặc biệt như các tiết: Từ láy, Cách viết tên người, tên địa lí
Việt Nam, Cách viết tên người tên địa lí nước ngoài, Dấu hai chấm, Dấu
ngoặc kép...
Khi học sinh đặt câu, viết đoạn hoặc làm bài tập làm văn đặt những từ
học sinh thường viết sai, hoặc những từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp
vào trong một số câu nói quen thuộc, đặc biệt trong tiết dạy luyện từ và câu
gv nên thường xuyên cho những ví dụ này để khắc sâu vào bộ nhớ của các em
Chẳng hạn :
-Hôm nay, bạn Lan nghỉ học ( khác “ nghĩ ngợi” )
-Lớp ta học rất sôi nổi ( khác “ nỗi buồn” )
Ở đây gv nên kết hợp cung cấp cách viết “nghỉ” (ngừng công việc) và
“nghĩ” (hoạt động trí não ) hoặc cách viết “nổi” (ở trên bề mặt, dễ nhận thấy
giữa những cái khác ) “nỗi” (tâm trạng, trạng thái, tình cảm của con người )
- Qua các năm học trước tôi nhận thấy các em làm Tập làm văn
thường hay sai những lỗi mà nhiều học sinh thường mắc phải:
Ví dụ: Tả cây cối : Các em hay viết sai (trồng cây - tồng cây, cây xoàicây soài, cây bàng- cây bàn, khẳng khiu- khẳng khêu)
Văn viết thư: Các em hay viết sai ( mạnh khoẻ- mạnh khẻo, không
viết hoa tên riêng...)
Vì thế trước khi học sinh làm bài tôi lưu ý các từ hay sai đó và hướng
dẫn viết đúng để hạn chế lỗi sai trong bài Tập làm văn. Đồng thời cho học
sinh làm nháp trước khi làm vào vở.
3/Rèn viết đúng chính tả thông qua các cuộc thi
Thi “Rèn chữ giữ vở”: Thi cá nhân và tập thể lớp, để viết chữ đẹp, giữ
gìn vở sạch cần phải rèn chữ viết. Sau bài tập đọc tôi cho học sinh về nhà viết
một đoạn hay toàn bài vào vở rèn chữ. Tôi nghĩ càng rèn chữ, học sinh tiếp
xúc với mặt chữ từ đó ghi nhớ để viết đúng. Đòng thời tôi khuyến khích các
em đọc nhiều sách báo , truyện để quen thuộc với mặt chữ.
Tổ chức cuộc thi : “Rung chuông vàng” để giúp học sinh hứng thú
trong học tập cũng như giúp các em nhớ lâu, khắc sâu kiến thức chính tả. Tôi
tổ chức trò chơi này. Cứ mỗi tháng tôi tổ chức học sinh thi, nội dung chú
trọng nhiều về lỗi chính tả. Tôi đã dựa vào các lỗi mà các em thường mắc
phải qua các bài viết và thêm một số nội dung theo yêu cầu kiến thức kĩ năng
chính tả.
Giáo viên đọc học sinh viết vào bảng con. học sinh thi đua viết khoảng
15 từ khó. Xem các em viết sai chính tả khoảng bao nhiêu % để từ đó có biện
pháp rèn tiếp cho học sinh.
-Tôi khen ngợi kịp thời những em có tiến bộ và giúp đỡ những em hay
phát âm sai,viết sai nhiều lỗi chính tả.
-Giáo viên thường xuyên liên hệ phụ huynh của những em mắc lỗi
chính tả để trao đổi, qua đó sẽ có trách nhiệm nhắc nhở kiểm tra cách viết của
con em mình.
7
5. Kết quả nghiên cứu :
Nhờ áp dụng những biện pháp trên chất lượng chính tả ở lớp tôi đã có
chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh mắc từ 0 lỗi đến 2 lỗi giảm xuống( 15% so
với đầu năm là 27% ).Học sinh mắc trên 5 lỗi giảm xuống khoảng 4em so với
đầu năm là 9 em. Đặc biệt học sinh viết chữ cẩn thận hơn, trình bày bài đẹp
hơn.
6. Kết luận :
Từ kết quả trên một lần nữa ta có thể khẳng định rằng môn chính tả là
một môn học rất quan trọng đối với học sinh tiểu học nếu ở tiểu học, học sinh
mắc phải những lỗi chính tả thì sau này rất khó sửa . Để dạy tốt môn này, giáo
viên chúng ta không ngừng rèn luyện học tập để nâng cao trình độ chính tả,
đảm bảo chuẩn trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết kết hợp nhiều biện pháp
dạy học và đặc biệt không tách việc dạy chính tả riêng biệt trong giờ chính tả
mà kết hợp dạy chính tả ở nhiều phân môn khác : Toán, khoa học, địa lí...
7. Đề nghị :
Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp học sinh viết đúng
chính tả. Rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để kinh nghiệm được
hoàn thiện hơn.
Lộc Trì, ngày 10 tháng 5 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Hoàng Thị Hoài Phương
8