Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm học English

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.42 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
TRƯỜNG THCS TÂN HẢI


ĐỀ
TÀI
ĐỀ TÀI

KINH NGHIỆM HỌC ENGLISH

Họ và tên: Hồ Thanh Phát
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Tân
Hải
Năm học: 2010 – 2011

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, nhu cầu giao tiếp tiếng Anh ngày càng nhiều. Khắp nơi mọi người
điều học tiếng Anh, từ những đứa trẻ lên năm đến người lớn tuổi. Vì sao như vậy? Vì
tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là công cụ giao tiếp trên tất cả các lĩnh vực: khoa học,


kinh tế, chính trị và trên cả lĩnh vực giáo dục, quốc phòng. Hơn nữa trong xu thế đất
nước đang trên con đường phát triển và hội nhập, nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng
cao. Tiếng Anh là công cụ, là phương tiện để chúng ta học tập đúc rút kinh kiệm nắm
bắt kiến thức của nhân loại phục vụ đất nước. Với tầm quan trọng như vậy, việc học
tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp bách và không thể thiếu. Tiếng Anh trở thành môn
học chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng
tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như
hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo


phương pháp này, người học có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để
rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế. Học đi
đôi với thực hành, vừa rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Vận dụng kiến
thức mình vừa tiếp thu được vào các tình huống hàng ngày.
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay việc học tiếng Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Môi trường sử
dụng tiếng Anh ngày càng nhiều. Học sinh có nhiều cơ hội để tiếp thu với ngôn ngữ
tiếng Anh và sử dụng nó một cách có hiệu quả.
Trong xu thế như vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên đã không ngừng phấn
đấu đúc rút kinh nghiệm, tích cực vận dụng kiến thức kinh nghiệm của mình xây
dựng những tiết học phát huy đúng mức tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Họ
cũng rất cố gắng nghiên cứu học hỏi thay đổi phương pháp giảng dạy để truyền đạt
một cách hiệu quả nhất kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên những kết quả nhận lại từ
học sinh làm giáo viên không ít băn khoăn trăn trở. Việc học tập tiếp thu kiến thức
của các em khá tốt, để tái hiện vận dụng kiến thức vào thực tế, vào các tình huống cụ
thể thì rất khó khăn. Các em quên đi những kỹ năng, nghe băng không rõ, thiếu mạnh
dạn trong giao tiếp hàng ngày, đọc không mạch lạc, sử dụng cấu trúc ngữ pháp tùy
tiện. Các kỹ năng chưa thật sự phát triển. Chất lượng bộ môn thấp, kết quả môn học
còn nhiều hạn chế.
Giáo viên cũng đã xem xét và điều chỉnh thêm thời gian để học sinh luyện tập
nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Chát lượng học tập của học sinh là điều day dứt của bất
cứ giáo viên nào.
Trước tình hình thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh, đặc biệt là
dạy cho học sinh khối 6 và 7 đối tượng vừa được tiếp xúc với môn học này, bản thân
tôi trăn trở thật nhiều, làm sao để học sinh có thể nắm vững và vận dụng hết 4 kỹ
năng đã học trên lớp vào trong các tình huống cụ thể hàng ngày. Trong quá trình vừa
dạy, vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tối phát hiện ra việc học của các em có nhiều vấn
đế đặt ra trong bộ môn tiếng Anh. Đa số các em chưa biết cách học bài và cách soạn
bài, khắc sâu kiến thức, nắm bắt kiến thức, chưa biết phối hợp với bạn bè để cùng học
mặc dù các em rất thích học và chăm học.



Do vậy trong quá trình học, tôi tự tìm kiếm một số kinh nghiệm học tiếng Anh
tích cực, giản dị, dễ hiểu, thiết thực, đảm bảo tính khoa học nhằm phát triển khả năng
tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi sáng kiến nhỏ này, tôi
xin mạnh dạn di sâu vào một vấn đề: “Kinh nghiệm học English”.
2. Giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng học sinh học tiếng Anh ở các lớp theo sách giáo khoa cải cách mới.
3. Đối tượng:
Là học sinh lớp 6, 7. Phạm vi trong khối, lớp. Phương pháp nghiên cứu qua thực tế
giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS Tân Hải.
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở:
a. Cơ sở lý luận:
Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất nhiều người
Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Ở các lớp phổ thông,
nhiều giáo viên đang gặp khó khăn trong giảng dạy do sĩ số lớp quá đông, phương
tiện giảng dạy và tài liệu chuyên môn còn hạn chế. Học sinh ít có điều kiện luyện tập
tiếng Anh. Mặc dầu hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học
sinh mới học sinh có điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh
có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Vì theo sách giáo khoa hiện nay nội
dung chương trình xoay quanh các chủ đề, chủ điểm, các nội dung sát với thực tế.
Học sinh dễ vận dụng vào trong cuộc sống.
b. Cơ sở thực tiễn:
Tuy nhien, việc giảng dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổi mới. Bản
thân tôi nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương
pháp học ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn
nhiều hạn chế, các em không dám nói tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè không dám sử
dụng tiếng Anh. Giáo viên giới thiệu hoặc sử dụng tiếng Anh các em không dám trả
lời. Hơn nữa trong quá trình học các em còn yếu về cách học tiếng Anh.

2. Nguyên nhân:
Qua thực tế giảng dạy sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy việc dạy theo hướng
đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Phần
lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một
tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ. Có điều phần lớn các em ở đây rất
ít có điều kiện tốt để học tiếng Anh ở nhà: thời gian học ít, ít có tài liệu để tham khảo
thêm, ít đầu tư thời gian cho việc luyện tiếng Anh.
Hơn nữa, tiếng Anh là một môn học khó khăn hoàn toàn mới mẻ, khối lượng
kiến thức nhiều, thời gian học ít (3 tiết/ tuần). Học sinh ít có điều kiện để luyện thêm
bằng tiếng Anh. Vì vậy việc rèn luyện các kỹ năng đòi hỏi học sinh cần phải có thời
gian.


Bên cạnh đó, các em học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ mới này nhưng không dám
vận dụng trong cuộc sống, ít sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, trong các tình huống
cụ thể hàng ngày vì sợ sai, bạn bè chê cười. Mặc khác, vì các em là học sinh ở xã đặc
biệt khó khăn, miền núi xa xôi, môi trường tiếp xúc bằng tiếng Anh còn hạn chế. Số
lượng người học và sử dụng tiếng Anh là rất ít. Vì thế các em học sinh mở rộng kiến
thức bằng tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn.
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để
nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng
Anh, sử dụng chúng như một ngôn ngữ chính thống, thành thạo trong việc học ngoại
ngữ.
Bước 1: Khảo sát đặc điểm tình hình:
Bước vào năm học 2010 – 2011, để nắm rõ tình hình sức học của học sinh khối
7 là đối tượng mà tôi đã dạy năm học 2009 – 2010 qua thử nghiệm học tiếng Anh ở
khối 6 trong đó hai lớp 6A3 và 6A5 mà tôi đã dạy tiếng Anh. Mặc dầu không còn xa
lạ với các em lớp 7. Hai lớp 7C và 7E mà hiện tôi đang dạy năm học 2010 – 2011.
Khi tôi dạy xong từ Unit 1 đến Unit 3 và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết lần I. Kết quả

đạt được của hai lớp 7C và 7E có sự chênh lệch giữa học sinh giỏi và học sinh trung
bình.
Qua kết quả trên chất lượng học tập của các em cũng có phần hạn chế. Các em
chưa vận dụng những kiến thức vào thực tế hàng ngày. Tôi thấy rất băn khoăn, trăn
trở không biết làm thế nào giúp các em học sinh học tốt tiếng Anh, đặc biệt là các em
học sinh học lực “yếu, kém” hoặc hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tiếng
Anh. Với kinh nghiệm là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tôi nêu ra
một số ý kiến như sau:
Bước 2: Hướng giải quyết:
1. Phương pháp học tiếng Anh:
a. Cách học từ mới:
Điều đầu tiên đối với người học ngoại ngữ là nắm được từ vựng (vocabulary).
Học và nắm vững một từ mới là học sinh phải biết cách đọc (pronunciation and
strees) cách viết (writing) và cách sử dụng (use) từ đó trong ngữ cảnh. Khi học trên
lớp, học sinh đã được giáo viên luyện tập cách đọc, viết và sử dụng từ. Tuy nhiên
những việc trên lớp chỉ mới hình thành trong đầu các em một vệt mờ trong trí nhớ, về
nhà học sinh cần phải luyện tập thêm nữa để vệt mờ trở thành hằn sâu khó quên.
Người ta bảo rằng từ vựng của một ngôn ngữ giống như “móng của một ngôi nhà”
móng càng chắc thì nhà càng kiên cố, từ vựng càng phong phú thì dễ dàng sử dụng
ngôn ngữ đó. Vậy chúng ta học từ mới như thế nào để dễ nhớ đây?
Thứ nhất: vừa học vừa viết từ vựng ra giấy cho đến khi thuộc mặt chữ rồi đặt
câu với từ vựng hoặc học thuộc câu trong sách giáo khoa có chứa từ vựng (đối với
học sinh yếu hay vừa mới học).


* Ví dụ: Các em học từ “fine” học sinh vừa đọc (fain) vừa ghi ra giấy đồng thời đặt
câu:
* Example: I’m fine, thanks.
Mỗi ngày các em có thể tự học 3 – 5 từ vựng.
Thứ hai: Để học từ vựng các em có thể dùng các cách sau: dùng cards hoặc

tranh ảnh. Theo một nghiên cứu khoa học về con đường dẫn đến trí nhớ con người sẽ
nhớ được khi đọc 10%, nghe 20%, nhìn thấy 30% và khi thực hiện 90%. Sau khi học
xong từ mới các em có thể ghi lên tấm bìa (cards) dán lên vị trí dễ nhìn thấy, như vậy
hàng ngày ta có thể ôn lại các từ đó.
* Ví dụ:
Unit 1: BACK TO SCHOOL
Period: 4 Section B: Names and addresses (B 1 – 2 -3)
Những từ mới mà các em vừa học xong như: middle name, who, what, which,
where…các em sẽ làm các tấm bìa nhỏ, mỗi tấm ghi một từ, hàng ngày khi tiếp xúc
với những từ mà các em đã ghi lên các tấm bìa, sẽ nhớ từ đó.
Một cách khác có tác dụng ghi nhớ từ tiếng Anh là sử dụng tranh, cách này rất
phù hợp với các bài học theo chủ đề sách khoa khối 7. Sau khi học xong từ mới giáo
viên có thể yêu cầu học sinh tìm lại các bức tranh có chứa các từ vựng đó.
* Ví dụ:
Unit 5: WORK AND PLAY
Period: 29
Section B: It’s time for recess (B 1- 2)
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các bức tranh như trò chơi đánh bi (play
marbles), nhảy dây (skip rope) hoặc đuổi bắt (play catch).
Thứ ba: Là để học từ mới các em phải dành nhiều thời gian cho việc học, tìm
tòi, học hỏi mở rộng thêm kiến thức đã học, theo phương pháp tìm từ cùng chủ đề.
* Ví dụ:
Unit 3: AT HOME
Period: 13 Section A: What a lovely home! (A1)
Các em học câu cảm thán:
* Example: What an awful day!
What a bright room!
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các tính từ, danh từ liên quan đến dạng câu cảm
thán khen, phàn nàn, các em sắp xếp từ theo từng nhóm sau:


Awful

expensive
Adjectives

day

kitchen
Nouns


nice
Lovely

beautiful

table
dress

room

Đối với dạng bài tập này (còn gọi là Networks, Brainstorming) giáo viên có thể
giao cho cá nhân hoặc nhóm cùng làm và giới hạn trong một thời gian nhất định sau
đó kiểm tra và cho điểm. Với phương pháp này học sinh có thể tập được thói quen tra
cứu sưu tầm, tìm hiểu và sắp xếp thông tin, chắc rằng những từ đó các em tìm ra thì
các em sẽ nhớ lâu hơn.
Thứ tư là học từ vựng thông qua các trò chơi. Các em thi nhau liệt kê các từ
mới theo chủ đề, theo một chữ cái nào đó hoặc đưa ra từ nối đuôi.
* Ví dụ: Từ bắt đầu bằng A: An apple, address, America...
- Từ nối đuôi: doctor, ruler, ready, you, usually...

- Nouns: doctor; student; pen; father…
- Adjectives: tall; short; nice; expensive...
- Verbs: go; read; see; watch...
- Adverbs: usually; often; sometimes…
Nói chung việc học tiếng Anh qua các trò chơi không gây căng thẳng mà học
sinh vẫn có thể ôn lại và tiếp thu kiến thức tốt. Các em tự nguyện tìm hiểu học tập để
mở rộng vốn ngữ của mình nhằm theo kịp bạn bè. Đây là động cơ và đáng quý của
học sinh.
Như vậy các em học sinh đã xây dựng nền tảng là vốn từ vựng và sử dụng vốn
từ này thì các em phải làm sao? Điều này phải rèn luyện giúp các em vận dụng từ
trong từng câu thông qua các chủ điểm ngữ pháp.
b. Cách học ngữ pháp:
Ngữ pháp là cách sử dụng từ trong câu đoạn,trong lời nói. Thông qua các bài tập
rèn luyện lặp lại hay bài tập thay thế để củng cố lại cấu trúc ngữ pháp mình đã học,
học sinh cần nắm bắt được cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng từ, câu nhằm nâng cao
chất lượng và biết cách vận dụng chúng trong từng lời nói.
Ở chương trình sách giáo khoa lớp 7, giáo viên hướng dẫn các em vào một số
chủ điểm ngữ pháp. Học sinh vận dụng ngữ pháp trong từng ngữ cảnh, thông qua các
bài hội thoại cũng như bài từ khóa.
* Ví dụ: Sau khi học xong câu hỏi: Hoa far…? Chỉ vể khoảng cách.
Giáo viên hỏi: How far is it from your house to school?
Học sinh trả lời: It is about 1 km
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập thay thế:
Your house – market
Post office – schoool
Các em vừa vận dụng cấu trúc ngữ pháp thay thế đặt câu mới, học sinh thực tập
trong nhóm đôi, một người hỏi một người trả lời sau đó đổi vai.


c. Phương pháp rèn luyện ngữ âm:

Để sử dụng tốt tiếng Anh trong cuộc sống, học sinh phải phát âm đúng từ, câu để có
thể truyền đạt điều mình mong muốn nói với người khác. Trong quá trình học, do
tiếng mẹ đẻ của mình có ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng Anh, nên giáo viên dạy
học sinh cần phải chú ý uốn nắn giúp các em phát âm những âm khó như: (s) (o) (z)
(dz)…Đối với những học sinh khối 7 là đối tượng chúng ta dễ sửa, uốn nắn cách phát
âm của các em. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ từng câu, từng từ. Một điều cần thiết là
giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ thật chuẩn xác tránh phát âm tùy tiện làm ảnh hưởng
đến thói quen trong học sinh. Các em cần sử dụng tiếng Anh nhiều, thường xuyên
nghe đài, xem ti vi các bản tin bằng tiếng Anh, luyện tập theo băng đài, nghe trực tiếp
từ người bản ngữ sử dụng tiếng Anh nhằm hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh
trong cuộc sống.
2. Học tiếng Anh ở nhà:
Việc học ở nhà của học sinh là cần thiết để củng cố những kiến thức mà học sinh
đã tiếp thu trên lớp. Thời gian học trên lớp không nhiều đủ để học sinh chiếm lĩnh
trọn vẹn nội dung kiến thức nào đó. Do vậy khi về nhà các em có nhiều thời gian để
hoàn thiện những kiến thức. Các em có thể lục tìm lại các nội dung kiến thức đã học,
kết hợp với thức mới để thành một hệ thống kiến thức chặt chẽ.
* Ví dụ: Học sinh học Unit 4: AT SCHOOL về câu hỏi và trả lời về thời gian các em
phải ôn lại cách hỏi:
What time is it?
. It’s 7 o’clock.
Như vậy học ở nhà giúp học sinh tự hoàn chỉnh những mặt kiến thức còn thiếu
sót trên lớp, làm cho việc học của các em trọn vẹn và chuẩn bị một kiến thức nền tảng
để sẵn sàng tiếp thu bài mới.
Theo phương pháp học tiếng Anh mới như hiện nay luôn lấy học sinh trung tâm
dựa vào các hướng dẫn của giáo viên để khám phá ra những kiến thức cần học một
cách chủ động và tích cực.
Thời gian học ở nhà các em có điều kiện tìm tòi nghiên cứu sách vở, tài liệu
tham khảo thêm. Điều đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Một điều quan trọng
đó là tài liệu phục vụ việc học: ngoài sách giáo khoa theo quy định các em cần tìm

thêm các loại tham khảo như: từ điển, sách ngữ văn, từ vựng, luyện viết nhằm bổ
sung kiến thức mình tiếp thu.
3. Thiết lập môi trường tiếng Anh:
Một hạn chế thiệt thòi lớn nhất của học sinh học ngoại ngữ là không có môi trường
tiếng Anh. Những kiến thức ngôn ngữ các em được học không có điều kiện sử dụng
hằng ngày nên rất dễ quên. Do đó việc linh động tự tạo ra môi trường tiếng Anh để
luyện tập giao tiếp là điều cần thiết. Việc học tiếng Anh đầu tiên là các em vận dụng
ngôn ngữ đó trong giao tiếp. Vì thế giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh sử dụng
tiếng Anh nhiều hơn.


Ở lớp các em cần mạnh dạn sử dụng tiếng Anh trong hội thoại giao tiếp, giáo viên
hướng dẫn tạo điều kiện cơ hội cho hầu hết các em sử dụng tiếng Anh.
4. Hướng dẫn học sinh học tập:
Giáo viên cần quan tâm đến việc xếp chỗ ngồi trong lớp. Vì đây là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến vai trò và mối quan hệ của người dạy và người học.
Cách sắp xếp chổ ngồi trong lớp cho phù hợp với các loại hình bài tập:
+ Bài tập cho cá nhân
+ Bài tập cho nhóm
+ Bài tập cho nhóm nhỏ
+ Bài tập cho cả lớp
Phù hợp với từng trường, lớp mà số lượng học sinh khá đông.
Giáo viên cần biết lựa chọn sắp xếp các bài tập giao tiếp trong sách dạy ngoại
ngữ. Các bài tập thường được tích hợp với nhiều loại bài tập để giúp các em phát
triển các kỹ năng cần thiết cho việc giao tiếp thành công, hoặc để phát triển các kỹ
năng học tập và phương pháp học.
Bước 3: Kết quả đạt được:
Qua thời gian luyện tập, chất lượng đã biểu hiện rõ rệt. Kết quả đạt được qua đợt
kiểm tra học kỳ I năm học 2010 – 2011 của hai lớp 7C và 7E như sau:
Năm học

Số
Kém
Yếu
TB
Khá
Giỏi
lượng
SL % SL % SL % SL % SL
%
HKI 2010 - 2011
70
14 20 14 20 18 25. 12 17.1 12 17.1
8
D. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng
khắc phục.
Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp chúng quen dần với ngôn ngữ này
và sử dụng trong cuộc sống.
Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh
không quá khó khăn và không quá dễ dàng gây nhàm chán. Tạo mọi điều kiện gây
hứng thú cho học sinh hoọc bộ môn này.
Trong các tiết dạy, giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn học sinh học tập
và hướng dẫn về nhà.
Giáo viên cần đánh giá nhu cầu của người học: tại sao họ phải học ngoại ngữ? học để
làm gì?
Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng
dạy học, các yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quan.
Cần xác định nhu cầu, thái độ và trình độ của từng cá nhân hoặc người học tới
mức có thể thực hiện được.
E. Kết luận:



Học là một công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh nhấ là các em nhỏ. Do
vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho
giờ học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương
pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh
trong cuộc sống. Học ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp thì ngày một phai mờ
ngôn ngữ mình đang học. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ trên nhằm
giúp bản thân mình tìm ra được một phương pháp giảng dạy đạt hiểu quả cao, giúp
học sinh học tập đạt chất lượng cao. Rất mong được sự góp ý tốt hơn.
Tân Hải, ngày 20 tháng 04 năm 2011
Người viết SKKN

Hồ Thanh Phát

Phòng Giáo Dục Thị Xã Lagi
Đơn vị: Trường THCS Tân Hải
Hội Đồng Khoa Học

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cấp học:…………………. Lớp:……………..


Năm học: 2010 – 2011
Tác giả: Hồ Thanh Phát
Đề tài: “Kinh nghiệm học English”
Người đánh giá:……………….

Chức vụ: …………………


I/ BẢN ĐÁNH GIÁ:
TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ

TỐT
Điểm
Điểm
chuẩn chuẩn

KHÁ
Điểm
Điểm
chuẩn chuẩn

TBÌNH
Điểm Điểm
chuẩn chuẩn

YẾU
Điểm Điểm
chuẩn chuẩn

KQXL

Nội dung
1.Đề tài được xác
định rõ ràng, kịp thời,
phục vụ cho những
vấn đề có tính chất
thời sự và lâu dài của

ngành Giáo Dục –
Đào Tạo (5điểm)
2. Nội dung trình bày
phù hợp với đề tài, kết
hợp
được
kinh
nghiệm công tác của
bản thân, của giáo
viên khác, hoặc tài
liệu, thể hiện được
tính tư tưởng, tính độc
lập, tính chính xác và
độ sâu sắc. Những kết
luận phải có cơ sở
khoa học. (30 điểm)
3. Các phương pháp
được sử dụng phải thể
hiện rõ ràng, mạch
lạc. (20 điểm)
4. Đạt tính hiệu quả
tốt trong quá trình
thực hiện, có giá trị
phổ biến sâu rộng. (30
điểm)
VỀ HÌNH THỨC
Trình bày sạch đẹp,
sáng sửa, câu văn gọn
gàng, mạch lạc, thể
hiện được dạng đúc

kết kinh nghiệm hoặc
trình bày sáng kiến
(25 điểm)

Tổng số điểm
II. NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ:......................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
III. XẾP LOẠI:....................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
……… ngày…..tháng…..năm……
Người Đánh Giá SKKN

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………ngày………tháng……..năm………..
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………ngày………tháng……..năm………..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×