Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh nghiệm học và đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.52 KB, 15 trang )

Kinh nghiệm học và đọc
Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học,
đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng
những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt
Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn. Những gì tôi
viết ra tôi đã từng nói hay nghĩ những lúc “trà đá, kẹo lạc” với các bạn ở Thư Viện Quốc
Gia Hà Nội. Tôi tổng kết lại ở đây để các bạn đọc và chúc các bạn gặp nhiều may mắn
trong con đường học tập của mình.
Khi ở Hà Nội, tôi thường lên Thư viện Quốc gia ở Tràng Thi để làm việc. Nói là để làm
việc cho oai, nhưng thực ra là còn nhiều lý do khác nữa. Một trong những lý do đấy là để
nói chuyện với các bạn khác lên học ở thư viện. Từ thời tôi còn đi học đại học đến nay
cũng được vài năm rồi nên so với các bạn sinh viên vẫn lên thư viện để học hành chuẩn bị
cho thi cử tôi bây giờ là thế hệ anh lớn. Anh lớn mà lại có chút thành đạt thì hay được các
em hỏi han về kinh nghiệm học hành thi cử. Cả kinh nghiệm và thành đạt của tôi, như
nhiều người quen tôi đều biết, gắn liến với việc thành công trong việc học tiếng Anh rồi sử
dụng tiếng Anh để đạt được các mục tiêu thiết thực khác.
Các bạn sinh viên bây giờ quan tâm đến việc chuẩn bị để đi học ở nước ngoài nhiều hơn
thời tôi còn đi học. Điều này cũng dễ hiểu. Ngày xưa, xin được học bổng đi học nước
ngoài là một ý định mà thành công phụ thuộc nhiều vào may rủi và hoàn cảnh. Ngày nay,
vai trò của may rủi và hoàn cảnh không còn nặng nề như thời trước. Có ý định, bạn sinh
viên sẽ cần có thêm ý chí, quyết tâm và đường đi nước bước dần dần sẽ tự mở ra trước
mặt. Việc có được học bổng tuy thế lại mới chỉ là một nửa thành công, nửa kia phụ thuộc
vào việc bạn sẽ học như thế nào khi ở nước ngoài. Điều này, các bạn đã đi học như tôi đều
hiểu là rất quan trọng. Việc học bằng ngoại ngữ trong một môi trường học vấn khác cơ bản
môi trường học ở Việt Nam là một trong những trở ngại làm nhiều sinh viên Việt Nam học
giỏi chưa phát huy được hết trình độ và khả năng của mình. Một vài lời khuyên từ những
người đi trước sẽ có ích cho bạn.
Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc
học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp
dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài
Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn. Những gì


tôi viết ra tôi đã từng nói hay nghĩ những lúc “trà đá, kẹo lạc” với các bạn ở Thư Viện
Quốc Gia Hà Nội. Tôi tổng kết lại ở đây để các bạn đọc và chúc các bạn gặp nhiều may
mắn trong con đường học tập của mình.
Cách học
1. Học như thế nào?
Như nhiều bạn quen đều biết, hiện nay (9/2001) tôi đang làm việc ở Bắc Kinh, Trung
Quốc. Xem xét dưới góc độ những vui buồn lịch sử, thì Bắc Kinh là một trong những địa
điểm có thể để lại cho một người Việt Nam nhiều suy nghĩ về quá khứ và sự ràng buộc của
nó với hiện tại.
Có thể nhiều bạn không đồng ý với tôi nhưng sau một thời gian sống ở Bắc Kinh và làm
bạn với nhiều người Trung Quốc, ấn tượng của riêng tôi là Trung Quốc với Việt Nam
giống nhau nhiều quá. Khi người ta nói hai địa điểm, hai quốc gia giống nhau, thông
thường người ta chỉ so sánh những điểm tương đồng địa lý, ví dụ như khi nói Li Băng là
Thụy Sỹ của Trung Đông là người ta so sánh đồi núi trập trùng và băng tuyết. Điểm tương
đồng của Việt Nam với Trung Quốc tuy thế lại không hạn chế về mặt địa lý mà là về tổng
thể con người (human landscape.)
Tôi sẽ bỏ qua không nói đến những nét tốt nét xấu trong tương quan so sánh tưởng như dĩ
nhiên này mà chỉ tập trung nói về cách học của những người trẻ tuổi ở cả hai nước. Bất kể
việc quan hệ Việt-Trung có một thời gian gần đây băng giá kéo dài, quan niệm về việc học
(như thế nào, cái gì, khi nào, ở đâu) của thanh niên hai nước gần như là dập khuôn của
nhau. Điều này, như các bạn có thể đã nghĩ trước một bước và nhận ra trước khi tôi kịp
nói, có nguồn gốc từ những tương đồng văn hóa sâu sắc và lâu dài.
Những điểm tương đồng này phần nhiều đều bắt nguồn từ hệ tư tưởng và học vấn Nho
Giáo mà hai nước chia xẻ. Đối với Việt Nam, ban đầu là bị ép buộc phải chấp nhận nó, về
sau chúng ta đã yêu thương nó thái quá và biến nó thành của mình. Tư tưởng Nho giáo
Việt Nam tuy có những khác biệt mang tính địa phương nhưng về tổng quan lại song hành
từng bước một với cái gốc của nó là Nho giáo Trung Quốc.
Ngày xưa khi thế giới quan của chúng ta chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là đáng kể, các
cụ chúng ta làm thơ hay viết văn vẫn dùng điển cố Trung Quốc; từ cách hành văn, chấm
bài, phạt phạm quy phạm húy đến cách mài mực, phạt học trò và vô số các thứ khác nữa

mà các bạn có thể tự tìm ra đều trích ngang từ cách làm Trung Quốc. Do những tương
đồng xã hội và chính trị thủa xa xưa, động cơ và phương pháp học, dù đặt ra bởi người dạy
hay người học, ở Việt Nam hay Trung Quốc cũng giống nhau nốt. Tôi liệt kê ra một vài
điểm thế này:
• Học tập là con đường tiến thân duy nhất (nếu không biết võ)
• Hành lễ quan trọng hơn kiến thức
• Văn chương quan trọng hơn toán pháp
• Chú trọng khả năng ghi nhớ
• Áp đặt trong khuôn khổ
Chí ít là khi còn ở trong nước, hậu quả của những đặc điểm trên đối với việc học của
chúng ta là:
• Chúng ta học để tiến thân hơn là để có kiến thức
• Chúng ta đặt hòa thuận lên trên tranh luận để tìm ra sự thật
• Chúng ta coi trọng lý thuyết hơn là ứng dụng và thực hành
• Mặc dù rất nhanh nhạy trong việc bắt lấy những thứ mới, về bản tính chúng ta thích
dùng những thứ có sẵn, quen thuộc hơn là suy nghĩ tạo ra những thứ mới.
• Chúng ta xuất sắc trong việc làm theo và quy tắc hóa những thứ có sẵn.
Tôi đã nghe nhiều bạn Trung Quốc và Việt Nam khoe rất mãn nguyện là mấy năm sau khi
học xong đại học họ chưa đọc một quyển sách nào cả. Đây là ví dụ về việc học để tiến
thân. Kiến thức chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích.
Trong các mailing list của người Việt, việc tranh cãi thường bị phe quản trị diệt luôn khi nó
vừa xuất hiện với lý do làm mất đoàn kết. Tranh cãi tất nhiên có nhiều loại. Có những thứ
thật sự là vô ích, nhưng phần lớn đều để tìm ra một câu trả lời đúng. Nếu chỉ vì đoàn kết
mà không chịu tìm ra câu trả lời đúng thì dắt tay nhau trong bóng tối phỏng có lợi ích gì?
Đây chính là lý do mà phương pháp học theo kiểu thảo luận lớp chưa có được chỗ đứng
trong học đường cả ở Việt Nam cả ở Trung Quốc.
Nếu kiến thức chỉ là phương tiện thì miễn là nó đưa được mình đến chỗ mình cần đến là
xong bất kể nó là kiến thức loại gì hay ai đặt ra. Nếu nhà trường đề ra 10 môn học cụ thể
cho một năm học thì không cần biết mình có cần những kiến thức đó không, cứ học và thi
cho qua là được. Đây là lý do mà nhiều bạn học đại học ở Việt Nam và Trung Quốc hay

quên kiến thức chuyên môn ngay khi khóa học vừa xong. Cảm giác xúc động vì có thêm
kiến thức chỉ vì nó là kiến thức đối với chúng ta khá là xa lạ.
Đã quen sống trong khuôn khổ, chúng ta sợ những vùng đất mới, sợ khám phá, sợ bị lên án
là ngược đời, kiêu căng, tập tọng đòi hơn người. Trí sáng tạo vì thế bị suy giảm, sự ù lì nhờ
đó tăng lên. Trong những bão táp của thế sự xoay vần, một sinh viên mới tốt nghiệp đại
học ở Việt Nam hay Trung Quốc không khác mấy một ngọn nến lắt lay trong gió. Đã biết
là đại học không chuẩn bị cho họ để đứng vững và có đủ tự tin nhưng nhiều người trong
chúng ta vẫn hy vọng là kinh nghiệm thực tế từ nay có thể thay cho kiến thức. Nếu có học
thêm cũng chỉ là để vượt vũ môn lần nữa. Nếu có sáng tạo ra gì cũng chỉ để tiến thân cao
hơn. Người Trung Quốc rất giỏi trong việc sản xuất hàng loạt nhưng không giỏi trong việc
chế tác hoặc nếu có cũng là những thứ không thực dụng. Ở Bắc Kinh, tôi có lần mua một
cái phone card. Cái đồ dùng vài lần rồi bỏ này rõ ràng là không cần phải hoa mỹ làm gì, chỉ
cần một mảnh giấy con cũng là đủ thế mà tôi nhận được một thanh plastic dầy khoảng
3mm, có một dãy đèn ở trên và hai nút bấm mà nếu bấm vào thì sẽ có tiếng điện thoại kêu
nhiều kiểu lạ tai. Thử tính xem bao nhiêu nguồn lực vật chất (pin, đèn, nhựa) và tâm lực đã
bị phí phạm vào việc sản xuất thứ đồ quái gở này.
Ví dụ về việc quy tắc hóa mọi thứ là về việc các bạn Trung Quốc đi thi các bài thi tiêu
chuẩn như TOEFL, GRE, GMAT, vv. Như các bạn đều biết, sinh viên Trung Quốc luôn
đứng hàng đầu trong các kỳ thi này, vượt qua cả người Mỹ bản xứ là nơi sản sinh ra loại
hình thi cử này. Nhìn kết quả, ta nghĩ ngay là người Trung Quốc phải giỏi toán, lý luận và
cả tiếng Anh hơn người Mỹ. Nếu không thế thì chẳng có lý nào họ lại được điểm cao như
thế?
Tôi đã gặp với một người bạn của một người bạn Trung Quốc, nổi tiếng vì thi TOEFL,
GRE, GMAT đều đạt điểm gần tuyệt đối. Tôi rất thất vọng vì anh này khi viết tiếng Anh
trong email thì trình độ chỉ như trẻ con lớp năm bên Mỹ, đến lúc trực diện thì còn thất
vọng hơn vì nói tiếng Anh chẳng câu nào ra câu nào, văn phạm thì còn có thể chấp nhận
được nhưng cách sắp xếp lộn xộn các ý tưởng thì rất khó bỏ qua. Kết luận của tôi là anh
này trí nhớ và khả năng tuân thủ và tạo mới quy tắc đều rất tốt nhưng ngoài những thứ này
ra thì chẳng còn gì hơn.
Sinh viên Trung Quốc có những người cả đời chưa đọc một quyển sách tiếng Anh nào,

chưa tiếp xúc với một người bản xứ nào và chỉ học tiếng Anh theo kiểu các quy tắc từ sách
vở của người Trung Quốc soạn cho người Trung Quốc học, ví dụ một quyển tên là “5.000
mẫu câu tiếng Anh.” Cách học của những sinh viên “xuất sắc” là nhớ cho kỳ hết 5.000
mẫu câu trên, và mỗi câu lại được họ biến thành một quy tắc máy móc riêng biệt phải có
bằng đấy từ, bằng đấy dấu chấm dấu phẩy. Lần sau khi nhìn thấy câu đấy hay tương tự thế
thì họ nhận ra ngay, nhưng bảo họ tự viết ra một câu kiểu như thế thì họ thường rất lúng
túng. Lúng túng cũng là phải, bây giờ biết lấy quy tắc nào để ghép vào quy tắc nào nếu các
từ họ biết đều được biến thành những quy tắc riêng biệt.
2. Học như thế nào để có hiệu quả nhất.
Nếu đã đọc qua phần trên và hiểu giống như tôi hiểu, tôi mong các bạn nhớ giúp một vài
điểm chính sau đây, sẽ có lợi cho việc học ở Mỹ:
Hãy học vì kiến thức. Hãy chọn những thứ mình muốn học, đừng chọn những thứ mình
nghĩ sẽ làm mình có giá hơn trong mắt mọi người về sau. Nếu quan tâm đến ruồi trâu, cào
cào, châu chấu, hãy cố đọc và học cho thật giỏi về những thứ tưởng như vô ích này. Nếu
bạn thật giỏi, ở Mỹ sẽ có chỗ cho bạn học sâu hơn.
Đừng bao giờ bê trễ việc có thêm kiến thức và hiểu biết. Học tập phải là một quá trình cả
đời, không chỉ kết thúc khi học xong đại học mà thục ra chỉ mới bắt đầu khi đó.
Nếu không hài lòng với một vấn đề kiến thức nào đó, hãy tìm chỗ để tham khảo và tìm ra
câu trả lời đúng. Hãy tranh luận và tranh cãi, lục tìm và gạt bỏ. Đừng sợ mất bạn bè, mất
thể diện, mất sự ưu ái của ai hết. Nếu bạn có trong tay sự thật, những thứ bạn có được nhờ
nó sẽ có ích cho bạn hơn những thứ bạn phải mất để có nó.
Đừng mất thời gian làm tốt hơn những thứ đã sẵn có, hãy thử tạo ra những thứ mới. Kể cả
nếu bạn thất bại, thất bại của bạn sẽ là mẹ đẻ của một hay nhiều thành công khác. Công lao
này cũng có phần to lớn của bạn. Hãy thử nghĩ đã biết bao nhiều uống dấm thanh ăn lá
ngón để chúng ta biết mấy thứ đó là độc. Nhờ có thất bại của những người đi trước, chúng
ta mới có kiến thức của ngày hôm nay.
Hãy nhìn mọi thứ bằng con mắt động (Lời Lênin.) Hãy luôn cố mở rộng hệ quy tắc chuẩn
của mình bằng cách thêm vào những quy tắc mới hay đưa những hiện tượng mới vào làm
giầu thêm các quy tắc cũ. Luôn tìm cách áp dụng những quy tắc mình biết vào những hiện
tượng mới, nếu được hãy tạo ra những hiện tượng mới nhờ những quy tắc đã có. Nói ngắn

gọn là chú tâm vào thực hành và ứng dụng.
Nếu bạn coi kiến thức là quan trọng nhất, hãy có được thật nhiều cho mình rồi chia xẻ với
người khác. Hãy học cho cả những người khác nữa.
3. Học cái gì?
Nếu đã hiểu cần phải học thế nào, thì việc học cái gì không còn quan trọng lắm. Nói là thế
nhưng có một vài môn học ở ta hiện chưa có dạy hoặc chưa được học đúng cách nhưng
nếu các bạn có thể đọc, học, hiểu trước khi đến học ở Mỹ cũng sẽ có lợi. Nói thế không có
nghĩa bạn sẽ không thành công nếu bạn không có hiểu biết về chúng.
Triết học
Logic học
Lịch sử và đặc điểm xã hội Mỹ
Lịch sử và các hình thái kinh tế xã hội thế giới
Lịch sử và phát triển của các tôn giáo chính
Tuy mỗi bạn sẽ học một ngành khác nhau, hiểu biết về các môn nói trên là những hiểu biết
chung mà các sinh viên Mỹ giỏi bất kỳ ngành nào ít nhiều cũng đều có biết. Nếu bạn cũng
hiểu, cũng biết và lại giỏi nữa thì vị trí của bạn trong số bạn cùng học sẽ được đề cao tạo
điều kiện thuận lợi cho việc học tập môn chuyên môn của bạn.
Triết học: Triết học không phải là môn phổ biến ở Mỹ nhưng là môn được đề cao đúng
mức. Hiểu biết và năng lực tư duy triết học cũng được trầm trồ như khả năng nói đọc viết
nhiều ngoại ngữ ở Việt Nam. Sự thán phục này tuy vậy lại là một sự thán phục kín đáo và
gián tiếp. Kín đáo ở chỗ người ta sẽ không nhất thiết phải khen ngợi bạn hẳn ra ngoài, và
gián tiếp ở chỗ người ta sẽ không khen bạn về kiến thức triết học cụ thể. Hiểu biết về triết
học, đặc biệt là triết học phương Tây của bạn gợi ý cho người ta về khả năng tư duy tổng
hợp, sự đọc rộng và sâu của bạn. Lợi ích của việc những người xung quanh thán phục năng
lực cá nhân của bạn thiết tưởng không cần phải diễn giải nhiều ở đây. Cố gắng đọc chút ít
về triết học Hy Lạp cổ, các trường phái Đức và Áo cận hiện đại. Một cuốn sách có thể giúp
bạn quen mặt biết tên và nắm được những ý tưởng chính về triết học xưa nay là cuốn
Sophie’s World của một tác giả Na-uy tôi không nhớ tên nhưng bạn có thể tìm dễ dàng trên
các website bán sách.
Lý do triết học được coi trọng như đã nói ở trên là vì nó gắn liền với khả năng tư biện của

bạn. Muốn tư biện giỏi chắc chắn phải có hiểu biết về logic. Nhiều bạn Việt Nam đã học
toán logic ở đại học nhưng lại không được học cụ thể các cách áp dụng vào thực tế như thế
nào. Môi trường đại học và khoa học Mỹ đặt tầm quan trọng lớn vào khả năng nghiên cứu
độc lập của bạn mà điều này đòi hỏi bạn phải hiều và có thể tự sửa lỗi. Các quy tắc logic
được thiết lập từ lâu nay giúp bạn không mắc những lỗi sai trong tư duy và nghiên cứu, đặc
biệt trong những ngành không sử dụng nhiều con số để có thể kiṃm tra bằng các phương
p`áp toán học thôNg phƐờng. Logic còn giúp bạn nhiều trong tHảo luậ. trên lớp Cũng như
4rong các quan hệ xã hội và ra quyết định cuẙc sống hàng ngày ở mốt môi trường coi trọnc
cá nh¢n v` TíNh āộc ,ẍp tự chủ.
Ba môn về sau Giúp6`ẁn có hiểu biết về Mỹ nói riêng và thế giới nói chung và cùng với
môn chuyên ngành của bạn giúp bạn có một vốn kiến thức rộng và đầy đủ. Như bạn biết xã
hội Mỹ được dựng lên trên những nguyên tắc cụ thể và những nguyên tắc này đến bây giờ
vẫn là những nguyên tắc chi phối mọi mặt đời sống Mỹ. Hiểu biết lịch sử và các đặc điểm
xã hội của Mỹ giúp bạn né tránh được những hậu quả của shock văn hóa và nhờ vậy bạn có
thể bình tĩnh để chú tâm vào học chuyên môn được tốt hơn. Ngoài ra, trong một môi
trường quốc tế, đa văn hóa, đa tôn giáo như môi trường đại học Mỹ, có hiểu biết về các
nền văn hóa và các tôn giáo khác trên thế giới giúp bạn có được sự rộng lượng, tự tin, cởi
mở với người khác cũng như tránh được tâm lý tự ty nhược tiểu của bản thân mình. Tất cả
những điều này đều có ícH cho viỆc6học, học sâu và họ# cao6hơn, cệ` bạn.
Trước khi tôi chuxển sAng phần6sau tôi6muốn nói một lần jữa để bạ. hiẃU là cáa hiểu
biết nêu trên không phải là bắT buộc khi6đắn Mẹ họ#. ChúNg chỉ giúP đặt bạn vào Giữa
Những thành viên xuẁP sắc nhất của trường học, giúp bạn nhiều thuận lợi trong việc theo
đuổi học vấn. Có được kiến thức đòi hỏi phải có thời gian nhưng nếu ngay từ giờ bạn có ý
tìm tòi và nghiên cứu, đọc học thêm thì một vài năm nữa khi đến Mỹ bạn sẽ nhận được
ngay những lợi ích mà tôi đề cập ở trên.
Cách Đọc
Khả năng đọc là một trong những khả năng tuyệt vời của con người, là phát kiến thần kỳ
và quan trọng có lẽ chỉ sau việc tìm ra lửa. Việc tìm ra lửa giúp biến thủy tổ của chúng ta
từ loài vật thành loài người, việc phát kiến ra chữ viết và từ đó thiết lập nên một hoạt động
mới của con người là đọc giúp biến con người “vớ vẩn” thành con người thông minh. Khác

với suy nghĩ là một hoạt động có sẵn, đọc là một hoạt động cố ý và phải được huấn luyện
được đúc kết từ khả năng quan sát và nhận biết thông tin. Nhờ có hoạt động đọc mà hiểu
biết của chúng ta tăng lên và nhờ đó mà suy nghĩ của chúng ta được đẩy lên những tầm cao
mới. Nói thế cũng có nghĩa là nếu không đọc thì suy nghĩ của chúng ta chỉ đứng yên ở
những tầm cao cũ.
Có lẽ chính vì đọc là một hoạt động phải được rèn luyện và thực hành một cách cố tình nên
nó cũng là một hoạt động mang tính lựa chọn. Người ta không trốn tránh được việc suy
nghĩ nhưng có thể lựa chọn đọc hay không đọc. Người ta có thể không đọc vì không biết
chữ hay không có gì để đọc nhưng phần nhiều những người còn lại không đọc chỉ vì không
thích đọc, nói ngắn gọn là vì lười hoặc vì không nhìn thấy lợi ích thiết thực trong việc đọc.
Nếu vì đọc làm ảnh hưởng đến việc mưu cầu sự sống thì có thể tha thứ được nhưng nếu
không đọc chỉ vì lười thì là một điều rất đáng trách. Nếu bạn là một người như vậy thì khả
năng suy nghĩ của bạn chắc chắn là sút kém và bạn đang tiến hóa lùi.
Khi có một cái ô tô thì bạn đã có phương tiện để đi xa. Nếu thay vì dùng ô tô để đi những
khoảng cách hàng ngàn km bạn lai quyết định đi bộ thì bạn đang để phí những nguồn lực
quan trọng. Khả năng đọc cũng là một phương tiên tương tự như ô tô có thể đưa bạn đến
những nơi bạn chưa đến, làm những việc thú vị mà bạn chưa làm, gặp gỡ những người có
thể làm thay đổi lộ trình của cuộc đời bạn. Không có lý do nào có thể biện minh cho việc
bạn không sử dụng phương tiện này cả. Như hoạt động nhìn, hoạt động nghe, hoạt động

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×