Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cách trình bày bảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.69 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG
* Cấp triển khai:
* Giáo viên báo cáo:
* Thực hiện chuyên đề:
-

A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Như chúng ta đã biết, dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Đặt biệt
là việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay, để đạt hiệu quả cao, tối ưu bên cạnh
sử dụng các phương pháp dạy học cần thiết, phù hợp với đặc trưng bộ môn, cách trình
bày bảng của giáo viên và học sinh cũng rất cần thiết. Nó góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học. Vì “bảng đen” là một phương tiên trực quan tốt nhất để giúp học
sinh lĩnh nội dung kiến thức của bài học rõ ràng đồng thời giúp giáo viên minh họa
cho tiết dạy sinh động tạo sự hứng thú, tích cực ở học sinh.
- Xuất phát từ thực tế của đội ngũ giáo viên và học sinh trong khi trình bày bảng còn
lúng túng, thiếu khoa học, chưa sáng tạo… Từ những lý do trên cho nên nhóm Anh
Văn trường THCS Tân Hải mạnh dạn đưa ra chuyên đề này nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học của cả giáo viên và học sinh.

B: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp cho GV & HS cách trình bày bảng thành thói quen, nề nếp thường ngày khi
dạy, học và dần dần thành một kỹ năng.
- Trình bày nội dung bài học theo từng phần, từng mục rõ rãng, cụ thể, chi tiết sao
cho thật hợp lý và khoa học, có hệ thống.
- Giúp HS hiểu và ghi nội dung bài học dễ dàng.
- Giúp GV & HS hệ thống được nội dung, kiến thức cơ bản cần truyền đạt và lĩnh hội.
- Tạo giờ học, hấp dẫn, lý thú.

C: NỘI DUNG CỤ THỂ:


Trình bày bảng là một công việc diễn ra thường xuyên và đều đặn trong tất cả các
tiết học. Nhưng để trình bày bảng cho đẹp, hợp lý, khoa học và hiệu quả cao thì
chúng ta phải nên thực hiện được các điều cần thiết sau:
1. Lao bảng thật sạch sẽ.
2. GV chi bảng ra làm 3 – 4 phần tùy theo nội dung bài dạy mà sử dụng bảng
động và bảng tĩnh cho phù hợp trước khi viết nội dung bài.
3. Chữ viết trên bảng cần rõ ràng, chính xác, khoa học, đúng chuẩn.

* Khi trình bày bảng:


- Tựa đề bài học: Đối với phần này phải viết bằng chữ in hoa cỡ lớn, có thể dùng
phấn khác màu để làm nổi bật. Điều đặt biệt lưu ý là vị trí của đầu đề phải nằm cân
đối với bảng lớn < Nằm giữa>.
- Đề mục các phần: Viết bảng phấn khác màu và dùng thước kẻ gạch chân đề mục.
- Nội dung của từng phần: Tùy dung lượng kiến thức mỗi phần mà trình bày cân đối,
rõ ràng sao cho HS thật dễ hiểu.
- GV lưu ý phần bảng động < ô cuối cùng của bảng > dùng để treo bảng phụ hoặc
tranh ảnh, phân tích ví dụ, mẩu câu … minh họa cho bài học, sau khi sử dụng xong ta
có thể lấy xuống hoặc dùng khăn lau xóa đi.
- Nói tóm lại, giáo viên phải sử dụng bảng hết công dụng của nó. Tránh trình bày lộn
xộn, bỏ quảng hoặc trình bày thiếu bảng rổi tẩy xóa mất một phần nội dung đã trình
bày sẽ không mang tính khoa học và thẩm mĩ.

D: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Giáo viên phải tự ý thức và chuẩn bị cho bản thân cách trình bày nội dung bài học ở
trên bảng trong quá trình chuẩn bị bài < giáo án > trước khi lên lớp.
- HS phải có ý thức bảo quản khi sử dụng bảng.
- Giáo viên hướng dẫn, dặn dò học sinh lao bảng thật sạch trước khi giáo viên vào
lớp. Học sinh kh trình bày kết quả bài tập phải đúng vị trí.

- Giáo viên định lượng kiến thức của bài học trước khi trình bày bảng để phân chia
bảng thật phù hợp, khoa học.
- Nhan đề, đề mục các phần được viết như sau:
* Tựa đề bài < Tên bài >
Unit:
Period:
* Đề mục các phần:
I. Vocabulary:
II. Grammar:
III. Practice:
IV. Homework:


E: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VÀ GÓP Ý XÂY DỰNG HOÀN CHỈNH
CHUYÊN ĐỀ:
1. Báo cáo chuyên đề: Đ/c …………… báo cáo chuyên đề trước tổ.
2. Góp ý xây dựng chuyên đề:
- Phần chia cột trên bảng: Tùy theo dung lượng kiến thức của bài học mà giáo viên có
thể linh hoạt chia làm 3 hoặc 4 phần không nên chia hai phần.
- Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng bảng tĩnh và bảng động sao cho hợp lý.
- Tựa đề bài phải rõ ràng, to, viết bằng chữ in hoa, cỡ lớn nên dùng phấn màu để làm
nổi bật gây sự chú ý.
- Nội dung viết bảng đảm bảo tính trọng tâm, bật mục tiêu bài học, cân đối dung
lượng kiến thức.
- Cần gạch chân đề mục.
- Khi sửa sai cho HS trên bảng cần sử dụng phấn khác màu.
- Không nên viết quá nhan, cẩu thả sẽ tạo cho HS thói quen xấu.
- Từ vựng phải được viết rõ ràng.
- Trình bày toàn bộ nội dung bài học trên bảng không nên xóa hay thiếu một phần
nào.



THỰC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ: CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG

GV thực nghiệm:
Đối tượng thực nghiệm:
Ngày thực nghiệm:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
…………

BIÊN BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ ĐẠO CHUNG
CHUYÊN ĐỀ
* Thời gian:
* Địa điểm:
* Thành phần:
Người thực nghiệm:
Môn học: Anh Văn – Lớp
UNIT :
PERIOD:
* Nội dung:
I. Góp ý – nhận xét & đánh giá:
1. Ưu điểm:
- GV thực hiện chuyên đề có phong cách tốt, rất quan tâm đến HS. Hướng dẫn HS
tham gia các hoạt động cụ thể, rõ ràng.
- Trình bày bảng đẹp, khoa học.
- Kiến thức chính xác, khoa học và đào sâu.
- Hệ thống câu hỏi logic, phong phú, phát huy được tính sáng tạo của học sinh.

- Sử dụng tranh ảnh, bảng phụ minh họa có hiệu quả.
- Có vận dụng chuyên đề một cách hợp lý mang hiệu quả tốt cho tiết dạy.
- Học sinh hiểu bài, học tập hào hứng, sôi nổi vận dụng tốt kiến thức.
2. Nhược điểm:
- Cần phân bố thời gian hợp lý hơn ở các phần.
- Nên sử dụng phấn khác màu để ghi kiến thức cơ bản, trọng tâm.
- Phần bài tập về nhà cần giải thích rõ hơn, cụ thể từng bài.
II. Chỉ đạo thống nhất chung:
- Qua hai tiết dạy thực nghiệm chuyên đề trên đã đạt kết quả tốt. Tiết thực nghiệm có
nhiều ưu điểm thực sự giúp học sinh học tập tốt, hứng thú. Cách ghi bảng của giáo
viên khoa học có hệ thống nên mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy và học.
- Đề nghị giáo viên trong nhóm Anh Văn khi giảng bài trên lớp cần vận dụng chuyên
đề này có tính sáng tạo, năng động.
- Chuyên đề đã được triên khai và đi đến thực nghiệm thành công đưa vào thực hiện.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×