Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp VCLOUD automation center cho công tác tự động hóa cấp phát tài nguyên doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-----***-----

NGUYỄN KHÁNH DƯ

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP VCLOUD
AUTOMATION CENTER CHO CÔNG TÁC TỰ ĐỘNG HÓA
CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-----***-----

NGUYỄN KHÁNH DƯ

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP VCLOUD
AUTOMATION CENTER CHO CÔNG TÁC TỰ ĐỘNG HÓA
CẤP PHÁT TÀI NGUYÊN DOANH NGHIỆP

Ngành
: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số



: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn
trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Dư


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo Viện
Công nghệ thông tin Đại học Quốc Gia- Hà Nội đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy giáo là TS. Nguyễn
Văn Đoàn (trực tiếp hướng dẫn) và TS. Lê Quang Minh (góp ý nội dung) đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong việc thu

thập, tìm tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu đồng thời
cho tôi những lời khuyên quý giá để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn sát cánh hỗ trợ và
động viên để tôi có thể toàn tâm, toàn ý cho luận văn này.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Dư


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 5
1.1. Giới thiệu giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên ...................................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 5
1.1.2. Lợi ích của giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên. ........................... 5
1.2. Các giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên hiện có trên thế giới ................ 6
1.2.1. So sánh một số giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên.[17] ............... 7
1.2.2. Tóm tắt khả năng hỗ trợ đa nền tảng từ các hãng có giải pháp tự động hóa
cấp phát tài nguyên......................................................................................... 14
1.3. Xu thế sử dụng tự động hóa cấp phát tài nguyên ảo hóa ở Việt Nam và trên
thế giới ......................................................................................................... 14
1.3.1. Xu thế sử dụng tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên trên thế giới.. 14
1.3.2. Xu thế sử dụng tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên tại Việt Nam 17
1.4. Lựa chọn giải pháp VCAC của Vmware để triển khai tự động hóa cấp phát tài
nguyên tại doanh nghiệp ........................................................................................ 18

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ TÌM HIỂU VỀ GIẢI PHÁP VMWARE
VCLOUD AUTOMATION CENTER (VCAC)....................................................... 20
2.1. Dịch vụ về hạ tầng ......................................................................................... 21
2.1.1. Xây dựng nền tảng hạ tầng .................................................................... 21
2.1.2. Cơ sở hạ tầng gốc cho các thiết bị đầu cuối ........................................... 22
2.1.3. Tài nguyên điện toán ............................................................................. 22
2.1.4. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 23
2.1.5. Nhóm kết cấu ........................................................................................ 24
2.1.6. Nhóm nhiệm vụ .................................................................................... 24


2.1.7. Tiền tố máy ........................................................................................... 24
2.1.8. Vùng tài nguyên dành riêng .................................................................. 25
2.1.9. Chính sách cho vùng dành riêng ............................................................ 25
2.1.10. Hồ sơ chi phí ...................................................................................... 26
2.1.11. Thiết kế chi tiết máy ........................................................................... 27
2.1.12. Thời hạn thuê máy và sự thu hồi sau khi hết hạn ................................. 28
2.2. Sự sở hữu và vai trò người dùng .................................................................... 30
2.2.1 Giới thiệu về sự sở hữu ......................................................................... 30
2.2.2 Tổng quan vai trò người sử dụng ........................................................... 33
2.3. Danh mục dịch vụ ......................................................................................... 37
2.3.1 Tổng quan danh mục dịch vụ ................................................................ 37
2.3.2 Sự yêu cầu và cách quản lý các danh mục thành phần ........................... 37
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP VMWARE VCLOUD AUTOMATION
CENTER TẠI DOANH NGHIỆP ........................................................................ 41
3.1 Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp ............................... 41
3.2 Nhược điểm trong quy trình cấp phát và quản lý tài nguyên ảo hóa tại
doanh nghiệp ............................................................................................. 43
3.2.1 Quy trình cấp phát truyền thống ............................................................ 43
3.2.2 Công tác quản lý tài nguyên ảo hóa ....................................................... 44

3.3 Ứng dụng giải pháp tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên VCAC tại BIDV ... 45
3.3.1 Ưu điểm của giải pháp VCAC............................................................... 45
3.3.2 Ứng dụng giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên VCAC................. 46
3.4 Đánh giá hiệu quả đem lại sau khi triển khai giải pháp .................................. 59
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 64


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

2

TT CNTT

Trung tâm Công nghệ Thông tin của BIDV

3


TTXL

Trung tâm Xử lý của BIDV

4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

TTDL

Trung tâm dữ liệu

6

VCAC

vCloud Automation Center – Giải pháp hỗ trợ triển khai
tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên ảo hóa của
công ty VMware. Cũng có thể gọi bằng các tên khác như
VMware vRealize Automation hay Cloud Automation.

7

VM

Vituarl Machine


8

IaaS

Infrastructure as a service

9

PaaS

Platform as a service

10

SaaS

Software as a service

11

DaaS

Desktop as a service

12

XaaS

Anything as a service


13

CNTT1

Phòng CNTT1

14

MS AD

15

Open LDAP

16

IT

Microsoft Active Directory – Hệ thống quản lý người
dùng của công ty Microsoft
Open Lightweight Directory Access Protocol – Hệ thống
quản lý người dùng sử dụng mã nguồn mở
Information technology- Công nghệ thông tin


DANH MỤC HÌNH
Hình 1:

Mô hình tổng thể của giải pháp VCAC ................................................. 8


Hình 2:

Mô hình hoạt động của IBM Cloud Manager ........................................ 9

Hình 3:

Mô hình hoạt động của HP Cloud Services Automation ..................... 11

Hình 4:

So sánh khả năng hỗ trợ các nền tảng khác nhau từ các hãng có giải
pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên ................................................. 14

Hình 5:

Bảng thống kê doanh thu thị trường tự động hóa trung tâm dữ liệu[15] ..... 15

Hình 6:

Bảng thống kê tỷ lệ tăng trưởng thị trường tự động hóa[15] .................. 17

Hình 7 :

Mô hình tổng quan hệ thống vCloud Automation Center ................... 20

Hình 8:

VCAC xác định thông tin các thiết bị hạ tầng gốc để thực hiện giao tiếp... 22


Hình 9:

Các tài nguyên điện toán từ các nguồn cơ sở hạ tầng gốc .................... 23

Hình 10:

Mô hình phân chia chủ sở hữu của VCAC .......................................... 32

Hình 11:

Ứng dụng giải pháp ảo hóa hạ tầng tại doanh nghiệp .......................... 42

Hình 12:

Quy trình cấp phát máy chủ, tài nguyên truyền thống ......................... 43

Hình 13:

Quy trình cấp phát ứng dụng ảo hóa đã rút ngắn thời gian triển khai
phần mềm, ứng dụng. ......................................................................... 44

Hình 14:

Ứng dụng công tác cấp phát tài nguyên VCAC tại BIDV.................... 45

Hình 15:

Danh mục máy chủ tài nguyên có thể Request .................................... 48

Hình 16:


Email yêu cầu tài nguyên được gửi tới lãnh đạo phê duyệt.................. 48

Hình 17:

Thông tin tài nguyên được cấp phát trên tab Item ............................... 49

Hình 18:

Sử dụng chức năng VMRC ................................................................. 50

Hình 19:

Mô hình triển khai giải pháp VCAC trong môi trường kiểm thử ......... 52

Hình 20:

Tải bộ cài đặt VCAC .......................................................................... 53

Hình 21:

Deploy máy chủ VCAC Identity Appliance ........................................ 54

Hình 22:

Gán các Group hoặc User có quyền quản trị các chủ sở hữu ............... 56

Hình 23:

Chọn vSphere (vCenter) để tạo ra các tài nguyên cơ sở vSphere ......... 57


Hình 24:

Tạo các nhóm kết cấu ......................................................................... 57

Hình 25:

Tạo nhóm nhiệm vụ mới ..................................................................... 58

Hình 26:

Cấu hình quy định giới hạn cấp phát đối với thiết kế chi tiết mới ........ 58

Hình 27:

Cấu hình các thao tác được phép đối với thiết kế chi tiết mới.............. 59


MỞ ĐẦU
1. Cơ sở của luận văn
Trong thời đại của công nghệ điện toán đám mây, những năm gần đây, các
thuật ngữ như Cloud Computing (điện toán đám mây), Private Cloud (đám mây
riêng), Virtualization (ảo hóa) đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Không chỉ
trong lĩnh vực CNTT mà ở khắp nơi trên thế giới người ta đều nhắc tới ảo hóa và
điện toán đám mây. Điện toán đám mây đã trở thành một trong những xu hướng
phát triển lớn của CNTT ngày nay bởi những lợi ích mà nó mạng lại cho các tổ
chức là hết sức ấn tượng:
- Cloud Computing mà nền tảng là virtualization cho phép tạo được nhiều
máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý, theo đó giúp đáp ứng được các yêu cầu của
tổ chức với một số lượng ít hơn các máy chủ vật lý trong Trung tâm dữ liệu. Nhờ

vậy, các chi phí về điện năng, làm mát, không gian đặt máy chủ, chi phí quản trị
vận hành… đều giảm đáng kể.
- Virtualization cung cấp tính năng chia sẻ tài nguyên vật lý giữa các máy
chủ ảo theo yêu cầu tức là khi các máy chủ ảo cần tài nguyên, chúng sẽ được cấp
tương ứng, khi các tài nguyên không còn được sử dụng sẽ được cung cấp cho các
máy chủ ảo khác có yêu cầu. Nhờ đó, hiệu năng hoạt động của tài nguyên phần
cứng được tận dụng tối ưu hơn, góp phần tối ưu hiệu quả đầu tư cho hạ tầng CNTT.
- Hạ tầng CNTT với sự hỗ trợ của công nghệ ảo hóa trở nên mềm dẻo và
linh hoạt hơn trong công tác cấp phát tài nguyên. Khả năng cấp phát/thu hồi tài
nguyên linh hoạt trong thời gian ngắn giúp đẩy nhanh công tác triển khai các dự
án và gián tiếp đem lại hiệu quả kinh tế cho các tổ chức.
Việc ứng dụng các công nghệ, giải pháp mới góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nơi học viên công tác nói
riêng. Từ năm 2008 ngân hàng BIDV bắt đầu đẩy mạnh công tác ảo hóa máy chủ
tại TTXL của ngân hàng trong nỗ lực nhằm tối ưu hóa hoạt động của hạ tầng
CNTT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân
hàng. Sau vài năm triển khai, nhiều chương trình ứng dụng phục vụ các hoạt

1


động nghiệp vụ trên nhiều lĩnh vực đã được triển khai trên nền tảng ảo hóa này
đưa số lượng máy chủ ảo hóa tăng lên mạnh mẽ (đến nay số lượng ảo hóa máy
chủ ảo cấp ra đã lên tới ~350 máy chủ tương đương số lượng máy chủ vật lý đã
cấp từ nhiều năm trước cộng lại). Đây là một con số đáng mừng bởi tỷ lệ ảo hóa
càng cao đồng nghĩa với việc hạ tầng CNTT hoạt động càng hiệu quả và góp
phần tiết kiệm được càng nhiều chi phí cho CNTT.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả rõ ràng của việc áp dụng công nghệ ảo
hóa, một loạt thách thức mới đặt ra cho người quản trị hạ tầng:
- Số lượng máy chủ ảo tăng nhanh, yêu cầu người quản trị phải có biện

pháp quản lý số lượng máy chủ ngày càng lớn một cách hiệu quả, cho phép tổng
hợp các thông tin quản trị trong thời gian ngắn.
- Thuận tiện trong công tác cấp phát/thu hồi tài nguyên đặt ra thách thức
trong việc kiểm soát công tác cấp phát/thu hồi này, người quản trị cần có công cụ
đảm bảo cấp phát kịp thời nhưng đồng thời cũng phải thu hồi đúng hạn để đảm
bảo tài nguyên không bị lãng phí.
- Các yêu cầu cấp phát máy chủ, tài nguyên ảo hóa ngày càng nhiều và đòi
hỏi thời gian đáp ứng nhanh tuy nhiên quy trình cấp phát truyền thống chưa được
tối ưu do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía người sử dụng.
Nền tảng ảo hóa mà doanh nghiệp của học viên đang công tác, cụ thể là
ngân hàng BIDV, sử dụng là giải pháp do VMware cung cấp tuy nhiên việc
quản trị và cấp phát máy chủ tới người dùng còn làm theo phương pháp thủ công
và mất nhiều thời gian thủ tục khi cấp phát tài nguyên CNTT đến người sử dụng.
Chính vì lẽ đó học viên đã chọn đề tài "Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp
vCloud Automation Center cho công tác tự động hóa cấp phát tài nguyên
doanh nghiệp" để giải quyết những tồn tại trong công tác quản trị hạ tầng ảo
hóa và giảm thiểu thời gian cung cấp tài nguyên đến người dùng.
2. Mục tiêu
o Nghiên cứu giải pháp VMware vCloud Automation Center
dụng triển khai tích hợp vào hạ tầng ảo hóa sẵn có của doanh nghiệp.

2

[1]

và ứng


3. Nội dung nghiên cứu
o Nghiên cứu giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên (IaaS) của

VMware vCloud Automation Center (VCAC)
o Nghiên cứu, xác định phương án tích hợp giải pháp này vào hạ tầng ảo
hóa hiện có của doanh nghiệp.
o Nghiên cứu và xác định phạm vi áp dụng của giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
o Tham gia các hội thảo, nghiên cứu tài liệu;
o Triển khai thử nghiệm trong phạm vi hẹp trên môi trường kiểm tra, thử
nghiệm phần mềm của doanh nghiệp;
o Dựa trên kết quả thử nghiệm, triển khai sử dụng giải pháp cho việc cấp
phát tài nguyên trong môi trường phát triển, kiểm thử của doanh nghiệp, tiến tới
triển khai trong môi trường chạy thật trong tương lai.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
o Đề tài thực hiện nghiên cứu giải pháp VMware vCloud Automation
Center, xác định phương pháp tích hợp giải pháp này với hạ tầng ảo hóa hiện có
của doanh nghiệp.
b. Phạm vi nghiên cứu
o Đề tài thực hiện nghiên cứu triển khai giải pháp tự động hóa công tác
cấp phát tài nguyên đối với hạ tầng ảo hóa hiện có của doanh nghiệp. Thực tế
giải pháp VCAC khá rộng và bao hàm nhiều giải pháp tự động hóa trong trung
tâm dữ liệu như: IaaS[16], Paas[16], SaaS[16]…Giải pháp tự động hóa công tác cấp
phát tài nguyên tương ứng với giải pháp IaaS.
6. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I. Tổng quan
o Giới thiệu giải pháp
o Các giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên hiện có trên thế giới

3



o Tình hình trong nước và thế giới đối với việc ứng dụng tự động hóa cấp
phát tài nguyên.
o Lựa chọn giải pháp VCAC của Vmware để triển khai tự động hóa cấp
phát tài nguyên tại doanh nghiệp.
Chương II. Giải pháp VMware vCloud Automation Center (VCAC)
oGiới thiệu tổng quát về giải pháp VMware vCloud Automation Center (VCAC)
o Giới thiệu những khái niệm quan trọng của giải pháp.
Chương III. Ứng dụng giải pháp VMware vCloud Automation Center
(VCAC) cho doanh nghiệp BIDV
o Hiện trạng và những khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên ảo hóa
tại BIDV
o Ứng dụng giải pháp VCAC cho doanh nghiệp BIDV để giải quyết
những nhược điểm tồn tại.
o Đánh giá hiệu quả đem lại của giải pháp VCAC
Kết luận
Danh sách các tài liệu tham khảo

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên
1.1.1. Khái niệm
- Giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên nằm trong một loạt các giải
pháp về tự động hóa Trung tâm dữ liệu (TTDL) Automation Center. Các giải
pháp tự động hóa TTDL bao gồm: tự động hóa cấp phát tài nguyên, tự động hóa
cấp phát ứng dụng, nền tảng hạ tầng…
- Tự động hóa: Cho phép việc cấp phát, cài đặt, thu hồi tài nguyên theo yêu

cầu không cần sự tác động từ phía người quản trị. Hệ thống cũng cho phép đặt
trước tài nguyên sẽ sử dụng trong tương lai.
- Cổng thông tin người dùng: Cổng thông tin này cho phép người dùng có
thể tự yêu cầu tài nguyên. Người dùng cũng có thể quản lý các tài nguyên của
mình như: thêm, bớt máy chủ, gia hạn sử dụng tài nguyên,...
1.1.2. Lợi ích của giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên.
- Yêu cầu dịch vụ tự động: cho phép người dùng yêu cầu dịch vụ (cấp phát
máy ảo, ứng dụng) một cách tự động thông qua giao diện self-service. Với ảo
hóa thông thường thì các yêu cầu này thực hiện bằng email, điện thoại… mà
không có giao diện self-service.
- Thực hiện cấp phát dịch vụ tự động: Sau khi yêu cầu được chấp nhận thì
dịch vụ (máy ảo, ứng dụng) được hệ thống cấp phát một cách tự động thay vì
phải thực hiện cài đặt từng bước bằng tay như ảo hóa thông thường.
- Catalog dịch vụ: Đưa dịch vụ tới tận tay người dùng và cho phép người
dùng chọn lựa thông qua giao diện web. Ảo hóa thông thường không có tính
năng này.
- Triển khai dịch vụ IT nhanh: Thông qua catalog nhờ có các template
chuẩn (đã được tạo sẵn) và có khả năng tùy biến (CPU, RAM, Storage,
application…) theo nhu cầu. Ảo hóa thông thường cũng có thể tạo các template
máy ảo, tuy nhiên việc điều chỉnh thông số của nó không linh hoạt và phải làm
một số bước thao tác bằng tay.

5


- Đòi hỏi kỹ năng IT của người sử dụng dịch vụ không cần cao, việc đặt
yêu cầu dịch vụ (order) dịch vụ giống như việc mua hàng trực tuyến, qua đó có
thể tự phục vụ theo nhu cầu của mình. Ảo hóa đòi hỏi kỹ năng về IT cao để có
thể biết được cấp phát tài nguyên ở đâu, như thế nào…
- Khả năng thu hồi tài nguyên khi hết hạn sử dụng một cách tự động hoặc

theo ý muốn thông qua lựa chọn trực quan. Giải pháp ảo hóa thông thường
không có khả năng tự động thu hồi tài nguyên, phải thao tác bằng tay qua rất
nhiều bước như truy cập vào các máy xem tài nguyên cần thu hồi ở máy nào, các
thao tác từng bước để thu hồi tài nguyên.
- Khả năng quản lý rủi ro, độ tin cậy cao hơn nhờ khả năng tự động hóa qui
trình cấp phát dịch vụ, thay vì làm bằng tay như đối với ảo hóa thông thường.
1.2. Các giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên hiện có trên thế giới
Các hãng tham gia vào thị trường triển khai dịch vụ điện toán đám mây có
thể xây dựng phần mềm tự động hóa cấp phát tài nguyên dựa trên phần mềm mã
nguồn mở OpenSource hoặc xây dựng phần mềm riêng biệt cho hãng của mình.
Nói đến OpenSource thì mọi người dễ dàng nhìn ra 4 OpenSource được sử dụng
nhiều nhất đó là OpenStack

[2]

, CloudStack[3], Eucalyptus[4], OpenNebula[5].

Trong số OpenSource trên thì OpenStack là phần mềm được các hãng nổi tiếng
lựa chọn để xây dựng giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên. Để hiểu thế nào
là phần mềm mã nguồn mở OpenStack, học viên định nghĩa ngắn gọn như sau:
OpenStack là một phần mềm mã nguồn mở, dùng để triển khai Cloud Computing,
bao gồm Private cloud và Public Cloud (nhiều tài liệu giới thiệu là Cloud
Operating System). OpenStack do Nasa[6] và Rackspace[7] khởi xướng và cho ra
đời phiên bản đầu tiên vào tháng 10/2010 có tên là OpenStack Austin, với 2 thành
phần chính: Compute (tên mã là Nova) và Object Storage (tên mã là Swift).
Có rất nhiều hãng phát triển các dịch vụ tự động hóa trung tâm dữ liệu nói
chung và tự động hóa cấp phát tài nguyên nói riêng dựa trên OpenStack như HP,
IBM, RedHat…phiên bản mới nhất của OpenStack (IceHouse) ra đời tháng
4/2014. Điều quan trọng ở đây là các nhà phát minh chủ chốt của OpenStack
hiện tại chỉ có 4 và Rackspace thì phát triển theo cách của OpenStack. Trong khi


6


đó IBM, HP và Red Hat tất cả đều có lợi ích thương mại rất khác nhau về
OpenStack. Red Hat muốn phân phối OpenStack để mở rộng dịch vụ trung gian
của mình cho việc quản lý đám mây. IBM và HP đều muốn phân phối
OpenStack của họ để cung cấp các dịch vụ khả thi trong cuộc cạnh tranh với
Amazon Web Services (AWS)[8] trong thị trường Public Cloud và VMware là
Private Cloud và Hybrid. Với những lợi ích thương mại cao khác nhau có khả
năng là IBM, HP và Red Hat sẽ khó có thể đồng ý hợp tác cho sự phát triển của
OpenStack và OpenStack sẽ gãy thành nhiều dịch vụ khác nhau nhưng có một
lõi mã nguồn mở phổ biến để các hãng cùng nghiên cứu phát triển
Các nhà cung cấp khác nhau chưa có sự thống nhất phương hướng kỹ thuật
cho OpenStack và ngày càng làm cho OpenStack trở nên phức tạp. Lợi ích đi
kèm của các hãng cung cấp dịch vụ tự động hóa trung tâm dữ liệu dựa nhiều trên
OpenStack sẽ phải cạnh tranh với các hãng cung cấp dịch vụ None-OpenSource
như: Vmware, Microsoft, Cisco…Đây là câu hỏi lớn cho khả năng tồn tại lâu dài
của OpenStack
1.2.1. So sánh một số giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên.[17]
Để có thể thấy rõ hơn về khả năng cung cấp giải pháp tự động hóa cấp phát
tài nguyên của các hãng bao gồm cả OpenSource và None-OpenSource, học
viên sẽ trình bày và so sánh tính năng của các hãng có cùng giải pháp tương tự:
1.2.1.1. VMware vCloud Automation Center
VMware vCloud Automation Center là phần mềm tự động hóa trong TTDL
và giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên (IaaS) là một trong các tính năng
chính của VCAC.
VCAC nằm trong bộ giải pháp quản lý VMware vRealize Suite[1]. Bộ các
giải pháp quản lý này bao gồm các dịch vụ Cloud Operations[1], Cloud
Automation[1] hay vCloud Automation Center và Business Management[1].


7


Hình 1: Mô hình tổng thể của giải pháp VCAC
VCAC có khả năng hợp nhất các nền tảng vật lý, ảo hóa hay các nền tảng
đám mây điện toán để từ đó cung cấp các dịch vụ IaaS, PaaS.. thông qua các
danh mục dịch vụ. Ngoài ra VCAC có thể dự toán kinh phí chi tiết và minh bạch
các dịch vụ điện toán đám mây mà nó cung cấp.
VCAC có hỗ trợ mở rộng cho các nền tảng điện toán đám mây khác nhau
như Amazon và những đám mây chạy trên hypervisors khác.
VCAC bao gồm khả năng đóng gói toàn bộ các hệ thống ứng dụng N-tier
gộp với nhau và triển khai chúng trong các môi trường khác nhau, đồng thời
quản lý vòng đời của chúng. Các tính năng chi tiết của VCAC sẽ được trình bày
cụ thể tại các chương sau.
1.2.1.2. IBM Cloud Manager with OpenStack
IBM Cloud Manager[9] cùng với OpenStack là sản phẩm lớp trên cùng của
OpenStack. Cũng giống như HP Helion đó là sản phẩm kết hợp của mã nguồn
mở và nhiều nhà cung cấp phần mở rộng độc quyền. Việc quản lý các nguồn tài
nguyên cơ bản được thực hiện thông qua các thành phần OpenStack còn các tính
năng hướng tới doanh nghiệp thì đến từ phần mở rộng độc quyền của IBM. Các
phần mở rộng của IBM ở bên trái của sơ đồ dưới đây theo Cloud Manager API.

8


Hình 2: Mô hình hoạt động của IBM Cloud Manager
Giống như trường hợp của HP Helion, không có gì là mở hoặc tiêu chuẩn
về IBM Cloud Manager cùng với OpenStack. Các phần mở rộng từ IBM là
không tương thích với các phần mở rộng từ HP tạo ra 2 sự khác nhau mang tích

chất độc quyền.
So sánh tính năng mở rộng của IBM Cloud Manager với bộ sản phẩm
vRealize Suite mà đặc biệt là tính năng cấp phát tài nguyên tự động VCAC thì có
một số điểm IBM chưa đạt được như sau:
- Kiểm soát các chính sách và khả năng hoạt động bằng các User và Group.
Với VCAC các mức độ quản trị và khả năng khác nhau có thể dễ dàng ủy quyền
cho các nhóm và các thành phần khác nhau. Tính năng này đã cung cấp các dịch
vụ điện toán đám mây thành một quy trình làm việc hợp tác giữa IT và các bộ
phận kinh doanh trong doanh nghiệp.
- “Anything as a Service” và đặc biệt là “Applications as a Service”:
Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ không nhất thiết phải đầu tư trang bị máy
móc mà có thể sử dụng dịch vụ VCAC để được cung cấp các một hệ điều hành
một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp có thể được cung cấp bất cứ dịch vụ
điện toán nào mà họ mong muốn và sẽ được cấp phát nhanh chóng tức thì.
- Khả năng đo chính xác chi phí thực sự của mỗi dịch vụ Cloud.

9


1.2.1.3. BMC Cloud LifeCycle Manager
BMC Cloud Lifecycle Manager[10] có đầy đủ các đặc trưng trong việc cung
cấp các dịch vụ quản lý Cloud. Nó hỗ trợ cho các trình siêu giám sát phổ biến và
Public Cloud. Đối với VCAC, BMC Cloud Lifecycle Manager thiếu khả năng
chính sau đây:
- Kiểm soát các chính sách và khả năng hoạt động bằng các User và Group.
Với VCAC các mức quản trị có thể gán dễ dàng cho các nhóm và các thành phần
khác nhau. Chính điều này đã cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vào một quy
trình làm việc giữa IT và các thành phần doanh nghiệp.
- “Anything as a Service” và đặc biệt “Applications as a Service”. Khả
năng đáp ứng nhanh chóng việc cung cấp những dịch vụ cao cấp là một tính

năng khác biệt chính của VCAC và còn thiếu từ BMC Cloud Lifecycle Manager.
1.2.1.4. HP Helion
Helion của HP là nhà phân phối cho OpenStack dựa trên nền tảng
IceHouse kết hợp với các dịch vụ giá trị gia tăng của HP như HP Cloud
Services Automation[11] . Các thành phần cốt lõi của OpenStack Helion được
thể hiện màu xanh dương, các thành phần HP bổ sung được thể hiện màu xanh
lá cây. Đây là một điểm yếu cốt lõi của OpenStack vì mã nguồn mở
OpenStack không phải là nền tảng quản lý đám mây lớp doanh nghiệp chính
vì vậy HP đã phải thêm vào nhiều thành phần bổ sung vào OpenStack. Nhưng
khi các thành phần mới được thêm vào thì OpenStack phải ngừng hoạt động
để thực hiện quá trình tương thích sau đó mới phát hành một nền tảng mới
thông qua các nhà cung cấp.

10


Hình 3: Mô hình hoạt động của HP Cloud Services Automation
Ngoài việc thiếu sự kết hợp ăn khớp giữa một dự án mã nguồn mở và nhà
cung cấp thì dịch vụ cấp phát tài nguyên tự động HP Cloud Services Automation
còn thiếu một số tính năng khi so sánh với VCAC:
- Kiểm soát các chính sách và khả năng hoạt động bằng các User và
Group: Với VCAC các mức độ quản trị và khả năng khác nhau có thể dễ dàng ủy
quyền cho các nhóm và các thành phần khác nhau. Tính năng này đã cung cấp
các dịch vụ điện toán đám mây thành một quy trình làm việc hợp tác giữa IT và
các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp.
- “Anything as a Service” và đặc biệt “Applications as a Service”. Khả
năng đáp ứng nhanh chóng việc cung cấp những dịch vụ cao cấp là một tính
năng khác biệt chính của VCAC và còn thiếu từ HP Cloud Services Automation.
- Khả năng đo chính xác chi phí thực sự của mỗi dịch vụ Cloud.
1.2.1.5. Cisco UCS Director and Cisco Intelligent Automation for Cloud

Cisco UCS Director (UCSD)[12] hoạt động như một bộ điều khiển thống
nhất hạ tầng. Nó cung cấp một nền tảng hạ tầng hợp nhất từ nhiều thành phần
trong trung tâm dữ liệu như các thiết bị ảo hóa, mạng truyền thông, các máy chủ
vật lý, lưu trữ…

11


Cisco Intelligent Automation for Cloud (CIAC)[12] là một giải pháp quản lý
đám mây điện toán toàn diện cung cấp các dịch vụ từ IaaS, PaaS đến XaaS. Việc
tích hợp CIAC và UCSD tạo nên một giải pháp quản lý duy nhất để triển khai và
cung cấp dịch vụ end-to-end từ các ứng dụng thông qua các cơ sở hạ tầng. Điều
này giúp người quản trị loại việc sử dụng nhiều công cụ để quản lý cả hai đám
mây điện toán và cơ sở hạ tầng tài nguyên.
Giải pháp CIAC và UCSD có thể thực hiện khá tốt công tác tự động hóa
cấp phát tài nguyên trên nền tảng ảo hóa nhưng khi so sánh với VCAC vẫn còn
thiếu các khả năng sau đây:
- Hỗ trợ phần cứng đa dạng: CIAC và UCSD chỉ có thể cung cấp và cấu
hình lớp phần cứng trong hội tụ cơ sở hạ tầng bao gồm Cisco UCS. Nó không
thể cung cấp khả năng này cho các phần cứng nói chung đặt trong các trung tâm
dữ liệu ảo hóa.
- Vì vậy ngay sau khi các phần cứng không phải là một UCS thì CIAC và
UCSD chỉ đơn giản là một giải pháp quản lý đám mây mà có thể cung cấp dịch
vụ IaaS.
- VCAC cung cấp nhiều hơn các chức năng khi hoạt động trong Private
Cloud và Hybrid Cloud so với Cisco UCS Director. Ví dụ: VCAC có khả năng
định nghĩa các dịch vụ để phân phối tới các thành phần doanh nghiệp và những
tác động tương ứng với mỗi thành phần.
- Có khả năng truy cập dựa trên vai trò tinh vi cho phép khả năng xác định các
dịch vụ được phân phối tới các thành phần kinh doanh khác nhau với các điều khiển

thích hợp cho mỗi thành phần. VCAC bao gồm khả năng định nghĩa các nhóm của
VM như một dịch vụ, đồng ý toàn bộ phần mềm cơ sở hạ tầng cho ứng dụng hoặc
toàn bộ hệ thống ứng dụng N-tier được định nghĩa như một dịch vụ tích hợp
- Đóng gói ứng dụng: CIAC và UCSD chưa thể mang Private Cloud và
Hybrid Cloud đến một cấp độ mới, chưa cung cấp các ứng dụng ảo mà chạy trên
nền tảng ảo hóa được cấp và đóng gói tự động.
- Tóm lại, Cisco UCS Director là một giải pháp chấp nhận được để xây
dựng đám mây cơ sở hạ tầng như một dịch vụ trên đỉnh của cơ sở hạ tầng hội tụ

12


mà bao gồm cả Cisco UCS. Còn CIAC có khả năng cung cấp một loạt các dịch
vụ thông qua một danh mục dịch vụ, nhưng thiếu khả năng để đóng gói toàn bộ
các hệ thống ứng dụng và cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ
giống như VCAC có thể làm.
1.2.1.6. Microsoft SCVMM
Microsoft cùng với sản phẩm tự động hóa cấp phát tài nguyên SCVMM[13] thu
hút mạnh mẽ các khách hàng sử dụng 100% môi trường Windows và những người
đang sử dụng 100% Microsoft Hyper-V như là nền tảng ảo hóa. Thông qua các
thành phần SCVMM của System Center, Microsoft cũng có khả năng quản trị cơ
bản nền tảng ảo hóa khác nhau. Tuy nhiên SCVMM chỉ là sản phẩm thô sơ, chủ
yếu cung cấp tự động hóa cấp phát tài nguyên với các tính năng cơ bản, các tùy
chọn nâng cao là gần như không có. Sự tương thích của phần mềm tự động hóa
SCVMM đối với các nền tảng ảo hóa của các hãng khác là rất hạn chế.
1.2.1.7. Dell Cloud Manager
Dell Cloud Manager[14] (DCM) là hãng cũng cấp các dịch vụ điện toán đám
mây chuyên nghiệp. DCM cho phép triển khai và quản lý các ứng dụng lớp
doanh nghiệp xuyên qua Private, Public và Hybrid Cloud. Nó cung cấp hàng loạt
các công cụ để quản lý cơ sở hạ tầng đám mây, bao gồm cả việc tự động hóa cấp

phát tài nguyên, ứng dụng trên nền tảng ảo hóa.
DCM đáp ứng các lợi ích kinh tế và hoạt động của điện toán đám mây
thông qua các công cụ tự động hóa bao gồm cả trích lập dự phòng, tự động mở
rộng quy mô, sao lưu tự động, phục hồi và nhiều hơn. Giải pháp Dell Cloud
Manager so sánh với VCAC vẫn có những tồn tại sau:
- Kiểm soát các chính sách và khả năng hoạt động bằng các User và Group:
Với VCAC các mức độ quản trị và khả năng khác nhau có thể dễ dàng ủy quyền
cho các nhóm và các thành phần khác nhau. Tính năng này đã cung cấp các dịch
vụ điện toán đám mây thành một quy trình làm việc hợp tác giữa IT và các bộ
phận kinh doanh trong doanh nghiệp.
- “Anything as a Service” và đặc biệt là “Applications as a Service”: Những
doanh nghiệp có quy mô nhỏ không nhất thiết phải đầu tư trang bị máy móc mà

13


có thể sử dụng dịch vụ VCAC để được cung cấp một hệ điều hành một cách
nhanh chóng. Các doanh nghiệp có thể được cung cấp bất cứ dịch vụ điện toán
nào mà họ mong muốn và sẽ được cấp phát nhanh chóng tức thì. Khả năng cấp
phát tự động ở mức độ cao là điều khác biệt chỉ có ở giải pháp VCAC.
1.2.2. Tóm tắt khả năng hỗ trợ đa nền tảng từ các hãng có giải pháp tự
động hóa cấp phát tài nguyên
Bảng dưới đây so sánh khả năng hỗ trợ các nền tảng khác nhau từ các hãng
có giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên.
Thông qua bảng ta nhận thấy trong số các hãng có cùng giải pháp không có
hãng nào hỗ trợ sản phẩm và tính năng của các hãng khác toàn diện như VCAC:

Hình 4: So sánh khả năng hỗ trợ các nền tảng khác nhau từ các hãng
có giải pháp tự động hóa cấp phát tài nguyên
1.3. Xu thế sử dụng tự động hóa cấp phát tài nguyên ảo hóa ở Việt Nam

và trên thế giới
1.3.1. Xu thế sử dụng tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên trên thế giới
Trong năm 2013 thị trường phần mềm tự động hóa trên thế giới tăng
trưởng tích cực bởi nhu cầu tự động hóa quản lý trung tâm dữ liệu và điện toán

14


đám mây. Phần mềm tự động hóa TTDL bao gồm các tính năng tự động hóa
cấp phát tài nguyên, tự động hóa cấp phát ứng dụng, trích lập dự phòng hệ
thống tự động, di trú máy ảo... Xu thế áp dụng phần mềm tự động hóa trong
TTDL được thể hiện dựa trên doanh số bán hàng của các hãng đứng đầu thế giới
do IDC cung cấp như sau:

Hình 5: Bảng thống kê doanh thu thị trường tự động hóa trung tâm dữ liệu[15]
- Doanh thu toàn cầu của thị trường tự động hóa là 1.8 tỷ USD[15] năm 2013
tăng trưởng 22.1%[15] so với năm 2012.
- Đứng đầu năm 2013 tính trên doanh thu là Top 5 nhà cung cấp Vmware,
IBM, BMC, HP và Cisco chiếm 68.3%[15] tổng doanh thu toàn thị trường. Trong
đó Vmware dẫn đầu thị trường với thị phần 24.1%[15] ước tính khoảng 425 triệu
USD[15] trong tổng số 1.2 tỷ USD[15] doanh thu tại Mỹ. Các doanh nghiệp có thị
phần nhỏ hơn trong lãnh vực này bao gồm: Microsoft, Dell, CSC…Các sản
phẩm trong thị trường bị chi phối bởi các khách hàng châu Mỹ ít bị tác động bởi
hiệu ứng tiền tệ toàn cầu hơn so với thị trường khách hàng Nhật Bản.

15


- Thị trường tự động hóa trung tâm dữ liệu phát triển mạnh là do gia tăng
việc áp dụng ảo hóa hạ tầng TTDL. Các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng giải

pháp tự động hóa để tối ưu công tác cấp phát tài nguyên, xử lý các công việc lặp
đi lặp lại mà có phần tẻ nhạt sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Các
công cụ tự động hóa là một bước quan trọng cho sự phát triển điện toán đám
mây nó có thể giúp đỡ với việc quản lý các máy ảo đang gia tăng nhanh chóng
về số lượng tại các TTDL.
Bảng dưới đây hiển thị doanh thu trên toàn thế giới từ năm 2011-2013,
tăng trưởng năm 2013 và thị phần trong lĩnh vực cung cấp phần mềm tự động
trong trung tâm dữ liệu. Theo phân tích thị trường chi tiết từ IDC ngày 9/5/2014
doanh thu phần mềm tự động hóa trong trung tâm dữ liệu là 1.8 tỷ năm 2013 và
tăng 22.1%[15] so với năm 2012 theo đơn vị tiền tệ Mỹ.

16


Hình 6: Bảng thống kê tỷ lệ tăng trưởng thị trường tự động hóa[15]
1.3.2. Xu thế sử dụng tự động hóa công tác cấp phát tài nguyên tại Việt Nam
Việc sử dụng ảo hóa trong trung tâm dữ liệu đã giảm bớt được một phần
công sức của người quản trị trong việc cấp phát tài nguyên trong TTDL. Tuy
nhiên các doanh nghiệp sử dụng ảo hóa đang gặp phải vấn đề về sự lãng phí tài
nguyên như là không khai thác hết công suất tài nguyên điện toán, đầu tư quá
nhiều về mặt con người. Trong khi đó, tự động hóa cấp phát tài nguyên sẽ cho
phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều vào việc quản lý tài nguyên
điện toán vì công tác thu hồi, cấp phát là hoàn toàn tự động.
Những lợi ích to lớn từ việc áp dụng giải pháp tự động hóa cấp phát tài
nguyên là điều không phải bàn cãi. Các số liệu mà IDC cung cấp đã chứng minh

17



×