Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
Đồ án tốt nghiệp
“Nghiên cứu trạm máy nén khí T30-7100 phục vụ cho công
tác tự động hóa trên giàn. Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng”.
Trần Duy Lập
Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
2
LỜI MỞ ĐẦU
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập và phát triển trong suốt 30 năm
qua. Hàng năm, XN đã đóng góp cho GDP của cả nước hàng tỷ đô la từ việc xuất khẩu
dầu thô, làm cho ngành Dầu-Khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước.
Để đạt được thành công đó, XN đã áp dụng và đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt
những thiết bị, hệ thôngs hiệ
n đại. Trong số đó, phải kể đến hệ thống cung cấp khí nén
trên các giàn khoan-khai thác Dầu Khí vì tầm quan trọng đặc biệt của nó.
Trên các giàn khoan khai thác Dầu Khí trên biển, khí nén là nguồn năng lượng chủ
yếu cung cấp cho các thiết bị tự động hóa và đo lường; các thiết bị phục vụ cho công
tác khoan, gọi dòng sản phẩm; hệ thống vận chuyển xi măng; hệ thống khởi động động
cơ Diezel củ
a trạm phát điện chính trên giàn; hệ thống điều khiển tự động các van
“MIM”; các trạm điều khiển (ACS, TOE ) đóng/mở các van dập giếng, dẫn động cho
các bơm hóa phẩm…
Chính vì tầm quan trọng của hệ thống khí nén như trên, cho nên sau khi được học
tập, đào tạo và được thực tập tại XNLD Vietsovpetro, em đã chọn đề tài nghiên cứu về
trạm máy nén khí T30-7100 (một trong những trạm cung cấp khí nén cho hệ
thống khí
nén trên giàn). Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy NGUYỄN VĂN GIÁP
cùng toàn thể các thầy, cô trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí và các kỹ sư, công nhân
trong XNLD Vietsovpetro đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này với đề tài:
“Nghiên cứu trạm máy nén khí T30-7100 phục vụ cho công tác tự động hóa trên giàn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng”.
Tuy nhiên do tài liệu còn ít, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên trong quá trình
làm đồ án em không tránh khỏi những thiế
u sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn của các
thầy cô, cùng các bạn để giúp em hoàn thiện đồ án này và phục vụ cho công việc sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh Viên thực hiện:
Trần Duy Lập
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN
1.1 Khái quát về hệ thống khí nén và các trạm máy nén khí trên các giàn khoan
khai thác
1.1.1 Khái quát về hệ thống khí nén
Khí nén đã có nhiều ứng dụng từ rất xa xưa, ngay từ trước Công Nguyên. Tuy
nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật trước đây không đồng bộ, nhất là sự kết
hợp các kiến thức về cơ học, vật lý, vật liệu không có hoặc còn thiếu, cho nên phạm
vi ứ
ng dụng của khí nén còn rất hạn chế.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng với năng lượng
điện, vai trò năng lượng bằng khí nén ngày càng trở nên quan trọng. Tất cả những cơ
sở sản xuất lớn, thậm chí cả trong nhiều lĩnh vực thông dụng của cuộc sống hàng ngày
cũng không thể thiếu được nguồn năng lượ
ng khí nén. Việc sử dụng năng lượng bằng
khí nén đóng một vai trò cốt yếu ở những lĩnh vực mà khi sử dụng năng lượng điện sẽ
nguy hiểm; sử dụng năng lượng bằng khí nén ở những dụng cụ nhỏ, nhưng truyền động
với vận tốc lớn; sử dụng năng lượng bằng khí nén ở những thiết bị như
búa hơi, dụng
cụ dập, tán đinh, và nhiều nhất là dụng cụ, đồ gá kẹp chặt trong các máy…
Trong ngành công nghiệp Dầu khí, vai trò của năng lượng khí nén càng trở nên
đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các giàn khoan-khai thác Dầu khí trên biển. Sở dĩ
như vậy là do các quá trình sản xuất, các công đoạn công nghệ trong công nghiệp Dầu
khí đặc biệt nguy hiểm, luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy, nổ, phun trào… có thể gây
ra tai nạ
n chết người, phá hủy thiết bị, công trình, thậm chí là những thảm họa môi
trường nghiêm trọng cho cả một khu vực rộng lớn. Với những đặc tính ưu việt của
năng lượng khí nén, như:
- An toàn với môi trường độc hại, môi trường nguy hiểm khí, dễ cháy nổ.
- Dễ cung cấp, dễ sử dụng.
- Phạm vi ứng dụng rộng rãi.
Bởi vậ
y, chúng là nguồn năng lượng không thể thiếu trên các công trình Dầu khí.
Năng lượng khí nén được sử dụng cho các thiết bị công cụ, thiết bị động lực… và đặc
biệt là trong các hệ thống tự động điều khiển và đo lường.
1.1.2 Các trạm máy nén khí tại XNLD Vietsovpetro
Tại các giàn cố định trên biển của XNLD Vietsovpetro, để cung cấp năng lượng
khí nén sử dụng cho các thiết bị và hệ thống phục v
ụ cho công nghệ khoan-khai thác
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
4
Dầu khí, người ta thiết kế, lắp đặt nhiều trạm nén khí phục vụ cho những mục đích cụ
thể khác nhau, như :
+/ Trạm máy nén khí 4BY 1-5/9 ở BM-15: gồm 2 máy : 1- được dẫn động bằng
động cơdiezel ; 1-được dẫn động bằng động cơ điện; nhằm cung cấp khí nén áp suất
thấp (6 ÷ 8 kG/cm2) cho các thiết bị tự động hóa và đo lường,và các thiết bị phuc vụ
cho công nghệ
khoan, như Roto tháo lắp cần khoan,phanh tời khoan, đóng/ngắt các ly
hợp khí nén của các bơm dung dịch YM-8.
+/ Trạm máy nén khí ВП2-9/10 ở BM-7B ở BM-7B: gồm 4 máy (được dẫn động
bằng động cơ điện) và một hệ thống sấy và làm khô khí (khá phức tạp), cung cấp khí
nén khô, sạch, áp suất thấp (6 ÷ 8 kG/cm
2
) cho hệ thống vận chuyển ximăng, phục vụ
cho quá trình công nghệ khoan.
+/ Trạm máy nén khí ЭКП-70/25 ở BM-7A: gồm 2 máy (được dẫn động bằng
động cơ điện) cung cấp khí nén áp suất cao (30 ÷ 50 kG/cm
2
) cho hệ thống khởi động
động cơ Diezel 8ЧН 25/34-3 của trạm phát điện chính (BM-7A) của giàn.
+/ Cụm trạm máy nén khí ở BM-6, gồm:
- Trạm máy nén khí áp suất thấp (6 ÷ 8 kG/cm
2
): loại BУ-0,6/8 (hoặc BУ-
0,6/13), gồm 3 máy. Sau đó, chúng được thay thế bằng trạm nén khí kiểu “Ingersoll-
Rand T 30/7100”, cũng có 3 máy. Các trạm này có lưu lượng nhỏ (Q ≈ 0,6 m
3
/phút -
loại BУ-0,6/8 (hoặc BУ-0,6/13); hoặc Q = 1,42 m
3
/phút - loại “Ingersoll-Rand T
30/7100”), làm việc theo chế độ tự động, nhằm cung cấp khí nén cho các thiết bị đo
lường, hệ thống điều khiển tự động các van “MIM”, các trạm điều khiển (ACS, TOE )
đóng/mở các van dập giếng, dẫn động cho các bơm hóa phẩm… của hệ thống công
nghệ khai thác dầu khí.
- Cụm máy nén khí áp suất thấp (6 ÷ 8 kG/cm
2
): loại 4BУ1-5/9, gồm 1 ÷ 2 máy.
Đây là loại máy nén khí có lưu lượng trung bình (Q ≈ 5 m
3
/phút), làm việc theo chế độ
tự động, nhằm cung cấp khí nén cho các thiết bị, dụng cụ dẫn động bằng khí nén (máy
mài, máy khoan, máy bắn rỉ, các máy bơm thủy lực cao áp…) và chủ yếu là làm nhiệm
vụ ép nước kỹ thuật phục vụ sinh hoạt trên giàn.
Trong thời gian gần đây, trên các giàn cố định của Xí nghiệp Liên doanh
“Vietsovpetro”, người ta đã đưa vào lắp đặt và sử dụng các trạm nén khí hiện đại, như
GA-75 (c
ủa hãng Atlas-Copco), hoặc SSR MH-75 (của hãng Ingersoll-Rand). Các
trạm này có thể cung cấp khí nén trong dải áp suất làm việc từ 6 ÷ 13 kG/cm
2
và lưu
lượng tương đối lớn (Q ≈ 13,59 ÷ 11,61 m
3
/phút, đối với trạm SSR MH-75; Q ≈ 11,8
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
5
m
3
/phút, đối với trạm GA-75). Chúng được trang bị thêm hệ thống xử lý làm sạch và
sấy khô khí khá hoàn hảo nên chất lượng khí nén rất tốt, đảm bảo đủ lưu lượng và chất
lượng để có thể sử dụng cho hệ thống vận chuyển ximăng, phục vụ cho quá trình công
nghệ khoan; ép nước kỹ thuật cung cấp cho sinh hoạt và các hệ thống làm mát; cũng
như cho các thiết bị đo lường, hệ th
ống điều khiển tự động , các thiết bị được dẫn động
bằng khí nén khác… Vì vậy, với một trạm nén khí có 2 máy loại này (GA-75 của hãng
Atlas-Copco, hoặc SSR MH-75 của hãng Ingersoll-Rand) được lắp đặt ở BM-7B, có
thể thay thế cho toàn bộ các cụm, trạm máy nén khí áp suất thấp khác (như ВП2-9/10;
BУ-0,6/8; BУ-0,6/13; 4BУ1-5/9; Ingersoll-Rand T 30/7100…) trước đó, ở trên giàn.
- Trạm máy nén khí áp suất cao (100 ÷ 150 kG/cm
2
): loại Kp-2T (hoặc BT 1,5-
0,3/150), gồm 2 máy. Đây là loại máy nén khí cao áp, có lưu lượng nhỏ (Q ≈ 1,5 ÷
lit/phút), làm việc theo chế độ tự động, nhằm cung cấp khí nén cho hệ thống điều khiển
đóng/mở các van cầu ở các blok công nghệ (BM-1;2) và hệ thống khởi động cho các
động cơ Diezel của các máy bơm dung dịch và máy bơm trám ximăng, nén khí cho các
bình điều hòa lưu lượng của các máy bơm piston. Nguồn khí nén cao áp này còn được
sử dụng trong công tác kiểm tra, ki
ểm định các van an toàn, vận hành các bộ đồ gá
chuyên dụng …
Ngoài ra, trên một số giàn (như CTP-2; CTP-3 ) còn được lắp đặt, vận hành một
số trạm nén khí chuyên dụng để sản xuất, cung cấp khí trơ (N
2
) phục vụ cho các công
đoạn công nghệ xử lý Dầu khí.
Sơ đồ hệ thống phân phối khí nén giàn MSP-3:
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
6
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống phân phối khí nén giàn MSP-3.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
7
1.2 Mục đích, yêu cầu đối với hệ thống khí nén trên các giàn khoan khai thác dầu
khí trên biển
Như đã nói ở phần trên, hiện nay, trên các công trình biển của XNLD Vietsovpetro
đang tồn tại hai hệ thống khí nén cao áp và thấp áp, nhằm mục đích cung cấp nguồn
năng lượng (khí nén) cho các thiết bị và hệ thống chính, như sau:
- Các thiết bị đo lường: các cột mức chất lỏng cho các bình, bể công nghệ…
- Các hệ thống điề
u khiển, tự động hóa: các trạm điều khiển van dập giếng (ACS,
TOE ); hệ thống điều khiển lưu lượng (các van MIM); các rơle trong hệ thống bảo
vệ; điều khiển đóng/mở các van cầu, các thiết bị chặn khác …
- Các thiết bị dẫn động bằng khí nén: hệ thống khởi động cho các động cơ Diezel
công suất lớn; các động cơ kiểu Roto; các máy bơm, máy mài, máy khoan, thiết b
ị
tháo/lắp bulông, thiết bị phun sơn…
- Hệ thống vận chuyển xi măng, phục vụ cho quá trình công nghệ khoan.
- Các mục đích khác: làm sạch các bề mặt gia công, sửa chữa; làm vệ sinh công
nghiệp; hoặc sử dụng khí nén để thực hiện một quy trình công nghệ nào đó, như gọi
dòng trong khai thác; khuấy trộn dung dịch khoan hoặc xi măng trong quá trình
khoan…
Khí nén được tạo ra từ những máy nén khí chứa đựng nhiều tạp chất b
ẩn, độ ẩm có
thể ở những mức độ khác nhau. Chất bẩn bao gồm: bụi, độ ẩm của không khí được hút
vào, những phần tử nhỏ chất cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí. Hơn nữa,
trong quá trình nén khí nhiệt độ khí nén tăng lên có thể gây ra quá trình ôxy hóa một số
phần tử kể trên. Như vậy khí nén bao gồm chất bẩn đó được tải đi trong nhữ
ng đường
ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn, gỉ trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều
khiển. Cho nên khí nén được sử dụng trong kỹ thuật phải xử lý. Mức độ xử lý khí nén
tùy thuộc vào phương pháp xử lý, từ đó xác định.
Tùy theo mục đích sử dụng, các yêu cầu về chất lượng của khí nén có thể có đôi
chút khác biệt. Tuy nhiên, tựu trung lại vẫn bao gồm các v
ấn đề cơ bản sau đây:
- Đảm bảo độ sạch: Điều này đảm bảo không làm kẹt hoặc tắc nghẽn các phin lọc,
các zicler hoặc các chi tiết, phần tử có độ chính xác cao của thiết bị, nhất là ở trong các
thiết bị kiểm tra, đo lường và ở các hệ thống điều khiển, tự động hóa. Để đánh giá độ
sạch, người ta đưa ra các tiêu chuẩn về
độ lớn của các tạp chất. Theo các tiêu chuẩn
của Hội đồng các xí nghiệp châu Âu PNEUROP (European Committee of
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
8
Manufacturers of Compressors, Vacuumpumps and Pneumatic tools) đề ra, độ lớn của
các tạp chất trong khí nén không được vượt quá 70 μm.
- Đảm bảo độ khô: Yêu cầu này rất quan trọng, nhất là khi khí nén được sử dụng
trong hệ thống vận chuyển các vật liệu rời, như hệ thống vận chuyển ximăng. Trong
các hệ thống này, 99,9 % lượng hơi ẩm (gồm hơi nước, dầu bôi trơn… gọi chung là
condensate) phải được loại bỏ. Mặ
t khác, đảm bảo độ khô của khí nén làm hạn chế sự
tạo thành các phase lỏng, là tác nhân tạo nên ăn mòn điện hóa trong dòng lưu thông
của khí nén.
- Đảm bảo khoảng nhiệt độ làm việc thích hợp: Thông thường, khoảng nhiệt độ
làm việc thích hợp nhất của khí nén không được chênh lệch quá 3 ÷ 5
0
C so với nhiệt
độ môi trường làm việc của hệ thống và thiết bị. Sự chênh lệch quá lớn sẽ gây nên sự
giãn nở nhiệt khác nhau trong các hệ thống, thiết bị, các cụm chi tiết, tạo ra sự nứt vỡ,
biến dạng, hư hỏng…
- Đảm bảo khoảng áp suất làm việc thích hợp: Mỗi hệ thống hoặc thiết bị đều có
những yêu cầu về khoảng áp su
ất khí nén làm việc khác nhau. Để giải quyết vấn đề
này, người ta thường sử dụng các bộ van giảm áp (hoặc tăng áp) phù hợp.
- Đảm bảo độ nhớt động thích hợp: Đối với từng hệ thống, nhất là với hệ thống
điều khiển tự động hoặc truyền động khí nén, và thiết bị, sẽ có những yêu cầu cụ thể về
độ nhớt độ
ng học cần thiết của khí nén, để giảm ma sát, sự ăn mòn và rỉ sét của chúng.
Để giải quyết vấn đề này, người ta thường sử dụng dầu bôi trơn,bổ sung vào dòng khí
nén thông qua các bộ van tra dầu, hoạt động theo nguyên lý tra dầu Venturi.
Trong những yêu cầu về chất lượng khí đã nêu trên, quan trọng nhất là việc đảm
bảo độ sạch, và độ khô của khí nén.
1.3 Các phương pháp sử lý khí
Để đảm bảo các yêu cầ
u đã nêu trên đối với khí nén, người ta tiến hành xử lý
chúng trong và sau quá trình nén bằng rất nhiều biện pháp.
Khí nén được tải từ máy nén bao gồm các chất bẩn thô, những hạt bụi, chất cặn bã
của dầu bôi trơn và mạt bụi của truyền động cơ khí. Phần lớn những chất này xử lý
trong thiết bị gọi là thiết bị làm lạnh tạm thời, sau khi khí nén từ máy nén khí qua
đường ống cho vào bình chứa làm hơ
i nước ngưng tụ ở đó, độ ẩm của khí nén (lượng
hơi nước) phần lớn sẽ được ngưng tụ tại đây. Giai đoạn xử lý này gọi là giai đoạn xử lý
thô. Nếu như thiết bị xử lý khí nén giai đoạn này tốt, hiện đại thì khí nén có thể sử
dụng được, ví dụ những dụng cụ khí nén cầm tay, những thiết bị đồ
gá đơn giản dùng
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
9
khí nén Tuy nhiên sử dụng khí nén trong hệ thống điều khiển và một số thiết bị khác,
đòi hỏi chất lượng của khí nén cao hơn.
Trong hệ thống xử lý khí nén được chia làm 3 giai đoạn sau đây:
- Lọc thô: Làm mát tạm thời khí nén từ máy nén khí tách ra để tách chất bẩn bụi.
Sau đó khí nén được đưa vào bình ngưng tụ để tách hơi nước. Giai đoạn lọc thô là giai
đoạn cần thiết nhất cho v
ấn đề xử lý khí nén.
- Sấy khô: Giai đoạn này xử lý tùy theo chất lượng yêu cầu của khí nén.
- Lọc tinh: Xử lý khí nén trong giai đoạn này trước khi đưa vào sử dụng. Giai
đoạn này rất cần thiết cho hệ thống điều khiển tự động hóa.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
10
CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÁY NÉN KHÍ PISTON
2.1 Khái niệm về máy nén khí piston
Máy nén khí piston là máy dùng để biến đổi năng lượng của khí (hơi,chất lỏng) với
sự giúp đỡ của piston và để tạo ra áp suất cao (đến 40,0MPa và cao hơn).
- Ưu điểm của máy nén khí piston là:
- Hiệu suất cao,có tỷ số nén lớn (2,5÷1000).
- Có thể tạo ra áp suất cao,có khả năng vận hành trong dải áp suất rộng.
- Bảo toàn công suất khi thay
đổi điều kiện vận hành.
- Nhược Điểm của máy nén khí piston:
- Cấu tạo phức tạp và cồng kềnh.
- Chuyển động tịnh tiến của piston bị mất cân bằng làm tăng mài mòn dẫn đến
việc giảm tuổi thọ của máy.
2.2 Phân loại máy nén khí piston
2.2.1 Máy nén khí piston theo phương nằm ngang
+/ Ưu điểm:
- Dễ dàng khi lắp ráp, bảo dưỡng kỷ thuật và sửa ch
ữa nhất là đối với loại máy
nén khí cỡ lớn.
- Có hệ thống bố trí gọn gàng.
+/ Khuyết điểm:
- Sự mài mòn của piston xilanh, xécmăng không đồng đều.
2.2.2 Máy nén khí piston dạng đứng
+/ Ưu điểm:
- Độ mài mòn piston và xéc-măng xảy ra chậm và mòn đều.
- Khả năng lọt các tạp chất cơ học vào buồng máy nén giảm, nhớt bôi trơn phân
bổ đồng đều (đặc biệt quan trọng
đối với máy nén có hệ thống bôi trơn cưỡng bức).
+/ Khuyết điểm:
- Cấu tạo phức tạp.
2.2.3 Máy nén khí piston dạng góc
+/ Ưu điểm:
- Bố trí hợp lý và thuận tiện hơn khi lắp ráp và sửa chữa so với máy dạng đứng.
+/ Khuyết điểm:
- Mài mòn các chi tiết xi lanh, piston, xécmăng không đồng đều.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
11
2.3 Nguyên lý làm việc của máy nén khí piston
Quá trình làm việc của máy nén khí piton diễn ra như sau (hình 2.1):
Khi máy nén làm việc, piston chuyển động từ cận trái A-A sang phải trong khoang
5 của xilanh, áp xuất trong khoang 5 giảm xuống và thấp hơn áp xuất ở khoang hút 1,
tạo ra chênh áp do vậy van nạp 2 sẽ được mở ra, lúc đó khí qua van hút 2 sẽ được nạp
vào xi lanh. Khi piston đến cận phải B-B khí đã được nạp đầy vào xilanh, áp suất trong
xilanh sẽ bằng áp suất trong khoang hút 1, van nạp sẽ được đóng lại. Quá trình nén khí
bắ
t đầu diễn ra, piston chuyển động ngược lại bắt đầu từ cận phải B-B, khi áp suất
trong xilanh tăng lên và vượt qua áp suất trong khoang xả 4 một giá trị nào đó thì van
xả 3 bắt đầu mở ra, quá trình nén khí ngưng lại và piston tiếp tục chuyển động về phía
trái, khí từ xilanh được đẩy qua van xả 3 vào khoang xả 4 cho đến khi piston đến cận
trái A-A thì quá trình xả khí ngừng lại. Sau đó quá trình nạp và xả khí sẽ được lặp lại
liên tục như trên.
Quá trình nạp nén và xả khí được thực hiện trong một vòng quay của trục khuỷu.
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo máy nén khí piston một cấp.
1. Khoang hút.
2. Van hút.
3. Van xả.
4. Khoang xả.
5. Khoang xilanh.
6. Piston.
7. Tay biên.
8. Trục khuỷu.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
12
2.4 Các thông số cơ bản của máy nén khí piston
2.4.1 Công suất lý thuyết
- Là công suất cần thiết để nén khí, được tính theo công thức:
N
LT
= l
ĐN
×P×Q
LT
(2.1)
Trong đó:
P : tỷ trọng khí.
Q
LT
: lưu lượng lý thuyết.
L
ĐN
: công cần thiết để nén 1kg khí trong quá trình đoạn nhiệt.
2.4.2 Lưu lượng lý thuyết
- Lưu lượng lý thuyết của máy nén khí piston là đại lượng chỉ phụ thuộc vào kích
thước hình học của máy nén khí mà không phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, độ ẩm của
không khí.
- Lưu lượng lý thuyết được tính theo công thức:
Q
LT
=
4
D
×
Π
×S×n (2.2)
Trong đó:
D: đường kính piston.
S: hành trình của piston.
n: số hành trình kép của piston trong 1 giây.
2.4.3 Lưu lượng thực tế
- Lưu lượng thực tế được tính bằng công thức:
Q = l
L
×Q
LT
(2.3)
Trong đó:
l
L
: lá hệ số lưu lượng có tính đến ảnh hưởng của:
- Rò rỉ khí qua van.
- Rò rỉ khí qua đệm làm kín.
- Ròr ri khí qua xéc măng.
- Thể tích không gian chết.
2.4.4 Công suất thực tế
- Tính theo công thức: N = l
ĐN
×P×Q (2.4)
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
13
2.4.5 Công suất cần thiết
N
CT
=
ck
ph
NN
η
+
(2.5)
Trong đó:
N
ph
: công suất cần thiết cho thiết bị phụ trợ.
η
ck
: hiệu suất cơ khí.
2.4.6 Thể tích khoảng không gian chết của máy bơm kiểu piston
- Là thể tích tạo thành giữa điểm chết trên và điểm chết dưới của piston với nắp
trên và nắp dưới của xi lanh:
V
chết
=
4
2
D×Π
× δ (2.6)
Trong đó:
D: đường kính pittông.
δ: Tổng chiều dài không gian chết
- Đối với hầu hết máy nén khí thì:
δ =δ
1
+ δ
2
Phía tay biên δ
1
= δ/1000 + 0,5 mm
Phía năp xi lanh δ
2
= δ/500 + 0,5 mm.
2.5 Đường đặc tính lý thuyết của máy nén khí piston
Hình 2.2. Chu trình làm việc lý thuyết của máy nén khí piston một cấp.
1
2
3
4
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
14
- Quá trình nạp (đường 4- 1):
Trong quá trình công tác, piston di chuyển từ điểm chết trái đến điểm chết phải,
xilanh được nạp đầy khí từ đường ống vào với áp suẩt không đổi. Khi piston đến điểm
chết phải thì quá trình nạp kết thúc, van hút đóng lại.
- Quá trình nén (đường 1 -2):
Quá trình nén bắt đầu từ khi piston dịch chuyển từ cận phải và kết thúc khi piston
ở khoảng giữa. Lúc đó, khí trong xi lanh có áp suất bằng áp suất c
ửa xả, van xả bắt đầu
mở ra.
- Quá trình xả khí (2 -3):
Bắt đầu vào thời điểm mở van xả (điểm 2) quá trình xả diễn ra trong điều kiện áp
suất không đổi. Quá trình xả kết thúc khi van xả đóng lại.
- Ở thời điểm đổi hướng chuyển động của piston (điểm 3) áp suất giảm đột ngột
đến áp suất của đường nạp, vì v
ậy van nạp được mở ra. Quá trình này giảm áp suất.
Trong chu trình lý thuyết tương ứng với đường đẳng tích (3 – 4).
2.6 Máy nén khí piston nhiều cấp
2.6.1 Mục đích chế tạo máy nén khí nhiều cấp
Trong thực tế sản xuất để có khí nén áp suất cao, người ta phải chế tạo và sử dụng
máy nén khí piston nhiều cấp có làm mát trung gian vì các nguyên nhân cơ bản sau:
* Do giới hạn nhiệt độ khí nén sau cấp nén: Để máy nén khí làm việc bình thường,
phải đảm b
ảo tốt điều kiện bôi trơn nghĩa là nhiệt độ khí nén và các bộ phận của máy
không vượt quá giá trị nhiệt độ làm việc cho phép đối với vật liệu bôi trơn. Thường ta
sử dụng loại dầu bôi trơn với nhiệt độ làm việc không quá 180
0
C. Vì vậy yêu cầu nhiệt
độ khí nén cũng không vượt quá giá trị này.
Như vậy nhiệt độ khí nén càng cao khi tỷ số nén càng lớn, vì vậy phải hạn chế ε để
T
2
không vượt quá giới hạn làm mất tính năng bôi trơn và bắt cháy nổ của dầu bôi trơn.
Trên cơ sở yêu cầu giá trị của áp suất khí nén cần cung cấp, người thiết kế máy nén
với số luợng, cấp nén phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thông thường người ta chọn số cấp nén theo bảng sau:
Bảng 2.1: Tỉ số nén theo các cấp
Số cấp nén Z
1
2
3
4
5
Tỷ số nén R
< 7
5 ÷ 30
13÷150
35÷400
150÷1100
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
15
* Do công tiêu thụ trong máy nén nhiều cấp có làm mát trung gian nhỏ hơn công
tiêu thụ cho máy nén một cấp có cùng tỷ số.
* Do giảm lực tác dụng lên piston và các chi tiết truyền động máy nén khi sử dụng
máy nén khí nhiều cấp.
* Công nén của máy nén một cấp tăng do mất mát vì rò rỉ lớn, mất mát công suất ở
các van lớn, do không làm mát đầy đủ khí nén, do sự thay đổi tính chất của khí nén khi
bị nén và những nguyên nhân khác.
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát của máy nén nhiều c
ấp.
1. Phin lọc.
2. Cấp nén 1.
3. Van an toàn cấp 1.
4. Đồng hồ đo cấp 1.
5. Làm mát khí sau cấp 1.
6. Bình tách lỏng (nước, dầu).
7. Cấp nén 2.
8. Làm mát khí sau cấp 2.
9. Bình chứa chất lỏng sau cấp.
10. Đồng hồ đo áp suất cấp 2.
11. Rơle áp suất bảo vệ quá tải.
12. Van an toàn cấp 2.
13. Van chặn.
14. Van mộ
t chiều.
15. Bình chứa.
a. Van xả tải.
2.7 Phương pháp điều chỉnh lưu lượng máy nén khí piston
- Trong thực tế sản xuất không phải lúc nào nhu cầu tiêu thụ khí nén cũng tương
ứng với lưu lượng của máy. Vì vậy người ta phải sử dụng các phương pháp điều chỉnh
lưu lượng khí do máy nén khí cung cấp cho phù hợp. Việc điều chỉnh có thể bằng tay
hoặc tự
động theo các phương pháp sau.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
16
- Tác dụng lên bộ phận truyền động một cách tự động hoặc bằng tay, dừng hay mở
máy tự động theo chu kỳ. Việc dừng hay mở máy dựa vào các thông số áp suất bình
chứa thông qua hệ thống điều khiển tự động, rơ le áp suất mạch điều khiển…
- Tác dụng lên phần truyền động để thay đổi tần số làm việc của động cơ.
Việc làm
này được thực hiện trên các động cơ chạy bằng gas, diezel hay tua bin khí.
- Tác dụng lên đường nạp của máy nén khí để thay đổi sức cản của dòng chảy khí.
Hạn chế hoặc cắt hẳn lượng khí nạp vào. Phương pháp thực hiện: nắp trên đường nạp
của máy nén một van tiết lưu hoặc một van chặn điều khiển bằng tay hay tự động.
- Tác dụng lên đường xả
của máy nén bằng cách lắp vào đường xả dẫn tới bình
chứa một van xả khí nén ra ngoài một cách tự động hoặc bằng tay và làm việc một
cách tự động nhờ hệ thống điều khiển khí với các áp suất đặt sẵn.
- Tác dụng lên xi lanh cấp 1 bằng các cơ cấu khí động hoặc điện một cách tự động
hoặc bằng tay. Như trong máy nén lạnh cần điều ch
ỉnh năng suất hoặc máy nén khí lắp
trên bơm ép vỉa. Thông thường các van máy nén khí có lắp cơ cấu này là van có cấu
tạo hình vành xuyến, khi điều khiển van sẽ bị ép ở trạng thái luôn mở, khi đó khí nạp
vào xi lanh sẽ luôn bị đẩy ngược trở lại trong quá trình nén.
Phương pháp này được thực hiện khi cần khởi động và tắt máy không tải đối với
máy nén một hay nhiều xi lanh cấp 1cùng làm việc để thay đổi lượng khí ra sau c
ấp 1.
- Thay đổi thể tích khoảng không gian chết của máy nén bằng cách tiếp thêm một
khoảng không gian có hại bổ sung nối với khoang xi lanh này, có van chặn điều khiển
tự động hoặc bằng tay cửa lưu thông từ khoang bổ sung sang khoang công tác. Phương
pháp này được thực hiện đối với máy nén có cơ cấu điều chỉnh hành trình công tác S
của piston.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
17
CHƯƠNG 3
CẤU TẠO VÀ NGUN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY NÉN KHÍ T30-7100
3.1 Trạm máy nén khí T30-7100
Trạm máy nén khí T30-7100 do hãng Ingersoll-Rand chế tạo, gồm 3 máy được dẫn
động bằng động cơ điện. Trạm được lắp đặt trên các giàn khoan khai thác dầu-khí của
‘XNLD Vietsovpetro’. Trạm có vai trò cung cấp khí nén với áp suất khoảng 6 ÷ 8
kG/cm
2
cho các thiết bị đo lường, hệ thống điều khiển tự động các van “MIM”, các
trạm điều khiển (ACS, TOE ) đóng/mở các van dập giếng, dẫn động cho các bơm hóa
phẩm,v.v của hệ thống cơng nghệ khai thác dầu-khí.
Trạm được lắp đặt ở Block cơng nghệ BM-06 theo sơ đồ dưới:
COMPRESSOR C
COMPRE SSOR B
COMPRESSOR A
AIR DRYER A
AIR DRYER B
FIL LỌC SAU
FI L LỌC TRƯỚC
FI L LỌC TRƯỚC
FIL L ỌC CHÍ NH
TỦ ĐIỀU KHI ỂN
BÌNH CHỨA KHÍ NÉN
VAN GIẢM ÁP B
VAN GIẢM ÁP A
ĐH ĐO NHIỆT ĐỘ
CƠ CẤU XẢ CONDENSATE
CƠ CẤU XẢ CONDENSATECƠ CẤU XẢ CONDENSATECƠ CẤU XẢ CONDENSATE
ĐH ĐO NHIỆT ĐỘ ĐH ĐO NHIỆT ĐỘ
ĐH ĐO ÁP LỰC
ĐH ĐO ÁP LỰC
ĐH ĐO ÁP LỰC
1
2
3
4
6a
6b
7a
7b
8a
8b
10
11
5a
5b
9b
9a
AIR DRYER
Dòng khí nén
Dòng condensate
Van chặn
Van một chiều
Bộ phận làm khô khí
Van an toàn
Cơ cấu xả condensate tự động
Van giảm áp
Đường ống khí nén
Đường ống xả condensate
MOIS TURE TRAP MOIS TURE TRAP MOIS TURE TRAP
MOIS TURE TRAP
Bẫy tách ẩm.
Ý nghóaKý hiệu
Nắp kt dầu bt Nắp kt dầu bt Nắp kt dầu bt
2
3
1
2
3
1
Van xả tự động
Van xả tay
Van xả tự động
Van xả tay
Van xả tự động
Van xả tay
Van xả tự động
Van xả tay
Hình 3.1: Sơ đồ lắp đặt trạm máy nén khí T30-7100.
- Thành phần cơ bản của trạm gồm:
1. LCP - 01 (Local control and starter panel): tự điều khiển.
2. M : động cơ điện 380 V/ 3 pha / 50 Hz : khởi động Y - Δ
3. AIR INTAKE FILTER: phin lọc khí đầu hút.
4. PSV 02 A: van an tồn lò xo sau cấp 1: giá trị đặt 5,517 barg.
5. SDY 01 A: van điện tử ba ngã điều khiển van khơng tải.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
18
6. LSLL 01A: Rơle bảo vệ máy theo mức dầu bôi trơn thấp.
7. AFTERCOOLER: két làm mát khí nén sau cấp 2 bằng quạt gió.
8. FLEXIBLE CONECTION: ống nối mềm.
9. MOISTORE SEPERATO: thiết bị tách lỏng từ khí nén.
10. DT-01A: van xả tự động lượng lỏng trong thiết bị tách.
11. PSHH - 01A: Rơle áp suất dừng máy khi áp suất đầu ra cao(> 11.03 barg).
12. PI-01A: đồng hồ đo áp suất khí nén sau cấp 2.
13. PSV-03: van an toàn bình chứa khí nén. Áp suất đặt 12 barg.
14. PI -02:
đồng hồ chỉ áp suất của bình chứa.
15. AIR RECEIVER V-01: bình chứa khí nén: thể tích 2m
3
, áp suất thiết kế
12 barg, nhiệt độ làm việc 20 ÷ 60
o
C.
16. DT - 02: van xả tự động chất lỏng trong bình chứa.
17. PSH -01: Rơle áp suất điều khiển tắt và mở máy nén đang ở chế độ làm
việc. Các giá trị đặt: 10,34 barg : dừng máy ; 8,62 barg : mở máy.
18. PSL -01: Rơle áp suất điều khiển tắt và mở máy nén đang ở chế độ dự
phòng. Các giá trị đặt: 10,34 : tắt máy ; 8,276 : mở máy.
19. PSLL -01: Rơle áp suất đang điều khi
ển tắt và mở máy nén đang ở chế độ
nghỉ. Các giá trị đặt: 10 barg: tắt máy ; 7,93 barg: mở máy.
20. MF -01A ( MAIN FILTER): phin lọc chính, lọc các hạt có kích thước đến
1 μm, áp sất thiết kế 15 barg, lưu lượng lưu thông 222 SCFM ở 10,3 barg.
21. PF-01 A (PRE - FILTER) : phin lọc trước, lọc các hạt có kích thước đến
0,01 μm, áp suất thiết kế 15 barg, lưu lượng 222 SCFM ở 10,3 barg.
22. AD - 01A: bình sấy khí để làm khô khí. Áp suất thiết kế: 15 barg.
23.
PSV-04A ; PSV-04B : van an toàn của bình sấy, giá trị đặt 165 PSIG
24. DRYER PANEL: bảng điều khiển các van điện từ để xả tự động các chất
bẩn và lỏng trong bình sấy.
25. AIR SILENCER: bộ tiêu âm khi xả.
26. PI -05A; PI - 05B: đồng hồ đo áp suất.
27. BY-PASS VALVE: van đường dự phòng.
28. AF -01A (AFTER FILTER): phin lọc sau để lọc hết 98 % hạt có kích
thước 0,3 μm đi ra từ bình sấy, xả bằng tay.
29. CV -01A: van giảm áp.
30. PI -03A: đồng hồ áp suất.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
19
- Thông số làm việc của trạm:
1. Số cấp nén 2.
2. Kích thước xi lanh: 139,7 và 76 mm.
3. Áp suất cao nhất đầu ra: 200 PSI.
4. Tốc độ trục khuỷu: 1100 v/p.
5. Hành trình pittông: 102.
6. Lưu lượng lý thuyết: 1,71 m
3
/ p.
7. Áp suất làm việc đầu ra: 175 PSIG.
8. Lưu lượng thực tế: 1,42 m
3
/ p.
9. Công suất động cơ: 15 ML.
10. Điện áp 380 V: 3 pha; 50 Hz.
- Các thông số làm việc thực tế:
11. Áp suất ra cấp 2: 11,03 barg.
12. Van an toàn cấp 1: 5,517 barg.
13. Van an toàn sau cấp 2: 11,38 barg
14. Áp suất van an toàn bình chứa: 12 barg.
3.2 Cấu tạo của máy nén khí T30-7100
3.2.1 Sơ đồ cấu tạo
Cấu tạo máy nén khí T30-7100 như hình 3.2:
1. Các te.
2. Bloc xilanh cấp 1.
3. Thanh truyền.
4. Piston cấp 1.
5. Nắp buồng van cấp 1.
6. Nắp đậy cụm cấp 1.
7. Hộp van cấp 1.
8. Hộp van cấp 2.
9. Nắp đậy cụm cấp 2.
10. Nắp buồng van cấp 2.
11. Bloc xilanh cấp 2.
12. Piston cấp 2.
13. Ống thông hơi.
14. Nắp cửa hông.
15. Que thăm nhớt.
16. Nắp cửa hông.
17. Trục khuỷu.
18. Bánh đà.
19.
Nắp đậy ổ bi.
20. Nắp đậy ổ bi.
21. Nắp chặn.
22. Puli quạt gió.
23. Quạt gió.
24. Bulông hãm.
25. Bulông điều chỉnh.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
20
13
21
2223
20
19
17
18
15
10
25
24
6
7
11
14
12
16
2
4
3
1
5
9
8
Hình 3.2: Cấu tạo máy nén khíT30-7100.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
21
3.2.2 Nguyên lý làm việc
Máy nén được dẫn động từ động cơ điện 3 pha qua khớp nối mềm.
Máy nén có hai buồng riêng biệt là buồng cấp 1 và buồng cấp 2. Van 1 chiều đảm
bảo khí chỉ đi theo một đường nhất định.
Hình 3.3: Sơ đồ động học của máy nén khí T30-7100.
1,3,5,7. Van hút. 13,15,18,19. Xilanh.
2.4,6,8. Van nén 14. Bầu lọc khí.
9. Bình khí. 21. Trục cơ.
10. Bình lọc khí. 22. Môtơ điện.
11. Két làm mát. 23. Van một chiều.
Nạp không khí qua bầu lọc khí, qua van hút của xi lanh cấp 1 được nén lên 1,7 ÷
2,2 KG/cm
2
và đẩy qua van ra của cấp 1, sau đó được nạp vào van hút của xi lanh cấp 2
và được nén lên tới áp suất 8 KG/ cm
2
rồi đẩy qua van đẩy cấp 2 đi vào bình chứa và từ
đây đi đến các nơi tiêu thụ.
Khí nén sau khi ra khỏi cấp 1 sẽ đi qua bộ tản nhiệt làm mát khí nén trung gian nhờ
có quạt gió được dẫn động bằng dây đai cỡ B-52 qua trục khuỷu.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
22
Khi áp suất của bình chứa khí nén đạt 8 KG/cm
2
thì rơle điện ngắt, máy dừng làm
việc. Khi áp suất trong bình tụt xuống dưới 6 KG/cm
2
thì rơle điện đóng cho máy làm
việc trở lại. Cứ như vậy hệ thống đảm bảo nguồn khí nén luôn đạt áp suất 6÷8 KG/cm
2
,
đảm bảo cho các hệ thống sử dụng khí nén trên giàn hoạt động bình thường.
3.2.3 Các bộ phận chính của máy nén khí T30-7100
Các bộ phận chính trong máy nén khí T30-7100 gồm: Các-te, blốc xi lanh, trục
khuỷu, tay biên, piston, van, nắp van, quạt gió và hệ thống điều khiển.
3.2.3.1 Các-te
Các-te được đúc bằng gang có hai lỗ để lắp trục khuỷu, hai cửa sổ để tháo lắp
thanh truyền và kiểm tra làm sạch buồng nhớt, hai mặt ghép phía trên để lắp cụm xi
lanh.
Trong khoang các-te có lỗ thông gió để cân bằng áp suất với áp suất với bên ngoài
và để đổ dầu bôi trơn.
3.2.3.2 Trục khuỷu
Hình 3.4: Trục khuỷu máy nén khí T30-7100.
Nhận chuyển động quay từ động cơ, truyền chuyển động tịnh tiến cho tay biên và
piston làm cho piston chuyển động lên xuống để thực hiện quá trình hút và nén khí
Trục khuỷu gồm hai ổ trục đường kính 65 mm và được đặt trên hai gối đỡ. Hai gối
đỡ này được cố định vào hai đầu các-te. Hai đầu trục khuỷu được lắp hai ổ bi côn đỡ
chặn 7613. Trục được chế tạ
o từ thép CT40 có độ bền cao, có đối trọng để cân bằng
lực quán tính. Góc lệch của hai chốt khuỷu được bố trí lệch nhau 180
0
. Tại một đầu
trục lắp với bánh đai để dẫn động quạt gió làm mát khí nén, đầu còn lại lắp bánh đà có
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
23
các lỗ dùng để bắt nối các khớp nối từ động cơ sang máy nén. Trên má khuỷu lắp đầu
to thanh truyền.
3.2.3.3 Tay biên
Có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay từ trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến
của piston trong xilanh. Tay biên được chế tạo từ thép CT20. Đầu nhỏ không tháo ra
được và được ép bạc đồng ở bên trong, đầu này để lắp với piston, đầu lớn có thể tháo
ra được, được tráng babít, nắ
p đầu lớn của tay biên được gắn chặt với tay biên bằng hai
bulông biên. Bulông biên là một chi tiết rất quan trọng của máy nén khí, nó được làm
bằng thép CT45 và khi lắp bulông biên không cho phép một khuyết tật nhỏ nào trên
bulông như: rạn nứt hay hư hỏng phần ren.
109 11
2
1
3
4
6
5
78
Hình 3.5: Tay biên máy nén khí T30-7100.
1. Bạc lót đầu nhỏ.
2. Tay biên.
3. Bulông tay biên.
4. Bộ đệm.
5. Nắp đầu to tay biên.
6. Đai ốc xẻ rãnh.
7. Chốt chẻ.
8. Thìa vẩy dầu.
9. Vít.
10. Bạc.
11. Eecu bắt thìa vẩy dầu.
Ở đầu lớn của tay biên, người ta làm lỗ ren N10 để bắt ống vẩy dầu bôi trơn cho
xilanh và cơ cấu truyề
n động.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
24
3.2.3.4 piston
G ồm piston cấp 1 và piston cấp 2 có cấu tạo như hình vẽ. Piston được đúc bằng
gang, có hai xécmăng khí và hai xécmăng dầu. Chốt piston có dạng ống, được tôi bề
mặt và được làm bằng thép 15X được thấm tôi với độ sâu 0.75÷1 mm, có HCR=50.
Chốt được định vị bằng các vành hãm làm bằng thép lò xo nhằm chống dịch chuyển
ngang trong quá trình làm việc.
φ
5
4
2
3
1
Hình 3.6: Piston cấp 1 máy nén khí T30-7100.
1. Piston cấp 1. 4. Chốt piston.
2. Xécmăng khí Y 210. 5. Vòng hãm.
3. Xécmăng dầu M 210.
5
4
3
2
1
Hình 3.7: Piston cấp 2 máy nén khí T30-7100.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại Học Mỏ Địa Chất
SV: Trần Duy Lập Lớp: Thiết bị dầu khí - K51
25
1. Piston cấp 1. 4. Chốt piston.
2. Xécmăng khí Y 210. 5. Vòng hãm.
3. Xécmăng dầu M 210.
3.2.3.5 Xilanh
Xi lanh máy nén được đúc bằng gang với bề mặt có cánh tản nhiệt, được đúc đôi ở
dạng khối có mặt bích trên và dưới. Phía dưới được lắp với cacte còn phía trên bắt với
tổ hộp van hút và đẩy.
3.2.3.6 Van
H ộp van làm bằng gang, được chia bên trong bởi các vách ngăn để tách phần hút
và đẩy. Ống hút và ồng đẩy được b
ố trí trong hộp lá van. Nắp lá van bằng gang có gờ
trên bề mặt để tăng cường sự làm mát.
Van cấp 1 và 2 giống nhau về kết cấu và chỉ khác nhau về kích cỡ. Chúng cấu tạo
gồm các tấm van trên đó có van hút và van xả. Các van hình thanh tự đàn hồi như lò
xo. Trong thời gian máy nén làm việc dưới tác động của không khí hút và nén các lá
van tương ứng của van hút và van xả bị ép cong lại và mở thông cho không khí đi qua.
Các van trong máy nén khí T30-7100:
Hình 3.8: Van hút.
1. Tấm thép định vị lá van. 3. Tấm thép đỡ lá van.
2. Lá van. 4. Tấm gang đậy cụm van.