Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hệ thống chức danh nghề nghiệp, các chuẩn kỹ năng công nghiệp thông tin và giải pháp đổi mới đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 108 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN KHÁNH HÒA

HỆ THỐNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP,
CÁC CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2015


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN KHÁNH HÒA

HỆ THỐNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP,
CÁC CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN Ở VIỆT NAM
Ngành: Cơng nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. Nguyễn Đình Hóa

Hà Nội - 2015


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học
hàm, học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Khánh Hịa


3

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

6
Danh mục các bảng vẽ
7
Danh mục các hình vẽ
7
MỞ ĐẦU
8
1. Lý do chọn đề tài
8
2. Mục đích nghiên cứu
9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
5. Phương pháp nghiên cứu
10
6. Kết cấu của luận văn
10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGUỒN
11
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỆ THỐNG CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
11
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
11
1.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống
13
1.2. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT

18
1.2.1. Khái niệm chức danh nghề nghiệp
18
1.2.2. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT trên thế giới
19
1.2.3. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT ở Việt Nam
20
1.2.4. Chức danh CIO (Chief of Information Officer)
27
1.3. Chuẩn kỹ năng CNTT
29
1.3.1. Khái niệm chuẩn kỹ năng CNTT
29
1.3.2. Chuẩn kỹ năng CNTT trên thế giới
30
1.3.3. Quan niệm về chuẩn kỹ năng CNTT ở Việt Nam
30
1.3.4. Việc xây dựng, áp dụng một số chuẩn kỹ năng CNTT ở Việt Nam
32
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
36
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
2.1. Quy mô đào tạo nguồn nhân lực CNTT
36
2.1.1. Đào tạo bậc đại học, cao đẳng
36
2.1.2. Đào tạo nghề
37



4

2.1.3. Đào tạo ngắn hạn
2.1.4. Về cơ cấu ngành nghề đào tạo
2.2. Dự báo nhu cầu nhân lực CNTT-TT
2.3. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT
2.4. Đánh giá chung về đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2013
2.4.1. Thuận lợi và những kết quả đạt được
2.4.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
THỰC TẾ
3.1. Mục tiêu và những nội dung đổi mới giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Mục tiêu cụ thể
3.1.2. Những nội dung đổi mới giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp
trong giai đoạn hiện nay
3.2. Một số giải pháp đổi mới đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng
yêu cầu thực tế
3.2.1. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học,
đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nhằm đạt chuẩn kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp CNTT
3.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực CNTT
3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng mềm và nâng cao khả
năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) cho học sinh, sinh viên ngành
CNTT
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý
và tăng cường các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị học

tập đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo nguồn nhân lực CNTT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các chức danh công việc nghề CNTT ở Mỹ
Phụ lục 2: Các chức danh CNTT của 11 nhóm cơng việc nghề ở Mỹ
Phụ lục 3: Khung công việc nghề CNTT chuyên nghiệp ở Nhật Bản
Phụ lục 4: Sơ đồ Hệ thống chương trình chuẩn đào tạo kỹ sư xử lý thơng
tin trình độ cao ở Nhật Bản

38
39
40
42
45
46
47
50

50
50
50
52
52

56
60

63


67
69
73
73
75
77
78


5

Phụ lục 5: Các chức danh công việc nghề CNTT của nhóm Máy tính và
Hệ thống thơng tin quản lý ở Canada
Phụ lục 6: Chuẩn kỹ năng CNTT chuyên nghiệp của Nhật Bản
Phụ lục 7: Chuẩn kỹ năng CNTT chuyên nghiệp của Mỹ
Phụ lục 8: Chuẩn kỹ năng CNTT chuyên nghiệp, tổng quan và triển khai
trên toàn thế giới
Phụ lục 9: Một số chứng chỉ quốc tế về CNTT chuyên nghiệp tại Việt
Nam hiện nay

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

79
81
97
102
104


6


Chữ viết tắt

Diễn giải
ATANTT
An tồn an ninh thơng tin
CBQL
Cán bộ quản lý
CIO (Chief of Information Officer)
Giám đốc công nghệ thông tin
CNH, HĐH
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT
Cơng nghệ thơng tin
CNTT-TT
Cơng nghệ thông tin – truyền thông
CSVC
Cơ sở vật chất
CTQL
Công tác quản lý
EUCIP (European Certification of Danh mục chứng chỉ Châu Âu về nghề
Informatics Professionals)
nghiệp tin học
HCA (HoChiMinh City Computer Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh
Association)
ITPEC (IT Professional Examination Hội đồng thi chuyên nghiệp CNTT
Council)
ITSS (Skill Standards for IT Tiêu chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin
Professionals)
chuyên nghiệp

KT-XH
Kinh tế - xã hội
QLDA
Quản lý dự án
TT&TT
Thông tin và truyền thông
VINASA (Vietnam Software and IT Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ
Services Association)
thông tin Việt Nam
VITEC (Vietnam Training and Trung tâm Đào tạo và sát hạch CNTT
Examination Center)
Việt Nam
ABET (Accreditation Board for Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công
Engineering and Technology)
nghệ (Mỹ)
BCS (British Computer Society)
Hội tin học Anh
NOC
(National
Occupational Phân loại nghề nghiệp Quốc gia (Canada)
Classification)

DANH MỤC CÁC BẢNG VẼ


7

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo nhân lực CNTT-TT bậc đại học,
cao đẳng
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo nhân lực CNTT-TT bậc trung cấp,

cao đẳng nghề
Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu nhân lực CNTT chuyên nghiệp đến
năm 2015 và 2020
Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ
quan nhà nước và trong cộng đồng đến năm 2015 và 2020

Trang
36
37
40
41

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Các loại nhân lực CNTT
Hình 1.2: Mối liên hệ ngược giữa đầu vào và đầu ra của hệ
thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Hình 1.3: Quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động,
người lao động và cơ sở đào tạo thông qua các chuẩn

Trang
12
18
31


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những động lực quan trọng
nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến
đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới. Nền kinh tế công
nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Việt Nam là một nước đang phát
triển, đang trong giai đoạn “Dân số vàng” nếu không xây dựng cơ sở hạ tầng
theo kế hoạch sẽ phải đối đầu với nguy cơ mắc “Bẫy thu nhập trung bình” mà
khó có thể thốt ra được. Nếu như trước đây, vai trị của CNTT được coi là “Hạ
tầng của hạ tầng” của nền kinh tế, thì tại Diễn đàn cấp cao về cơng nghệ thông
tin - truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam năm 2013 (ICT Summit 2013) [1],
Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: “CNTT là nền tảng của phương thức phát
triển mới, là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến
kịp thời đại”. Như vậy, vai trò của CNTT đã được nâng tầm thành “Phương thức
phát triển”. Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam ASOCIO 2014 (Vietnam
- ASOCIO ICT Summit 2014) [44], vai trò của CNTT được tiếp tục khẳng định:
“Tầm nhìn CNTT là phương thức phát triển mới, là cơ hội và nền tảng thiết yếu
cho mọi quốc gia phát triển, là con đường nhanh nhất vươn đến sự thịnh vượng”.
Với vai trò này, phát triển nguồn nhân lực CNTT sẽ là con đường tất yếu để
hình thành xã hội thơng tin, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh, bền
vững, tạo khả năng đi tắt, đón đầu, rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH) và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, trong đó phát triển
nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định
thành công. Nhiệm vụ đào tạo gắn với thị trường lao động mà đặc biệt là gắn với
từng chức danh nghề nghiệp của nhân lực trong lĩnh vực CNTT, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng tạo nên chất lượng, hiệu quả trong khi nền kinh tế nước ta đang
phải đối mặt trước nhiều thách thức và ngày càng tham gia hội nhập sâu vào Tổ
chức Thương mại thế giới. “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 698/2009/QĐTTg ngày 01/06/2009 [40] Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt trong đó khẳng
định: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết
định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực
CNTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn

nhân lực có trình độ cao”. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực CNTT phải
nâng cao chất lượng đào tạo.


9

Thực trạng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong những năm gần
đây tiếp tục được duy trì, ổn định về quy mơ và hình thức đào tạo, chất lượng
đào tạo ngày càng được nâng cao, đặc biệt việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT
chất lượng cao đã được chú trọng. Tuy nhiên, nói đến vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực CNTT phải hình dung đầy đủ đối tượng cần đào tạo, nhưng cho đến
nay chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT,
đây là vấn đề cơ bản và rất cần thiết cho việc định hướng đào tạo nguồn nhân
lực CNTT ở nước ta.
Muốn có một chiến lược đào tạo đúng đắn, phù hợp phải biết nhu cầu của
thị trường, xác định rõ hệ thống chức danh nghề nghiệp, các trình độ cho từng
chức danh, chương trình đào tạo cho từng trình độ của từng chức danh tương
ứng với chuẩn kỹ năng CNTT đã xây dựng. Đến nay, chưa có một khảo sát,
thống kê đầy đủ về chức danh nghề nghiệp CNTT để có nhận định một cách
chính xác, làm cơ sở để tìm chiến lược phát triển nhân lực CNTT cụ thể hơn. Do
vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về hệ thống chức danh nghề nghiệp, chuẩn kỹ
năng CNTT và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT là rất cần thiết, có tính cấp
bách về ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Đó là lý do tơi chọn đề tài “Hệ
thống chức danh nghề nghiệp, các chuẩn kỹ năng CNTT và giải pháp đổi mới
đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam” làm luận văn cao học chun ngành
Quản lý Hệ thống thơng tin.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT, hệ
thống chức danh nghề nghiệp và chuẩn kỹ năng CNTT. Phân tích thực trạng về
đào tạo nguồn nhân lực CNTT, từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới đào tạo

nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT, hệ
thống chức danh nghề nghiệp và chuẩn kỹ năng CNTT.
- Phân tích thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2013, đánh giá chung về thuận lợi và kết quả đạt được, khó khăn,
hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất và phân tích một số giải pháp đổi mới đào tạo nguồn nhân lực
CNTT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về hệ thống chức danh nghề nghiệp,
chuẩn kỹ năng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam.


10

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề chung về hệ thống chức
danh nghề nghiệp, chuẩn kỹ năng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình
độ đại học, cao đẳng và đào tạo nghề chuyên ngành CNTT ở Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, phân tích - tổng hợp , diễn dịch - quy nạp, thống kê, so sánh, tổng
kết thực tiễn.
- Thu thập và xử lý thông tin, các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ
yếu được thu thập qua các sách, bài báo, các báo cáo đánh giá, tổng kết của Bộ
Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề
trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản của Nhà nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương :

Chương 1. Cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT, hệ
thống chức danh nghề nghiệp và chuẩn kỹ năng CNTT.
Chương 2. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam.
Chương 3. Một số giải pháp đổi mới đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp
ứng yêu cầu thực tế.


11

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỆ THỐNG CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUẨN KỸ NĂNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT được tiến hành bởi hệ thống đào tạo
nguồn nhân lực CNTT. Vận dụng lý thuyết hệ thống có thể làm rõ hơn một số
vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực này. Trước khi đi vào chi tiết cần làm rõ
một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nguồn nhân lực, tuỳ theo góc
độ xem xét vấn đề.
Theo Liên hợp quốc [52]: ”Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm
năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.
Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07 [50]: “Nguồn nhân
lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh
thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động”.
Theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của Nhà xuất bản Lao động xã hội
[43]: “Nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có khả năng lao động, khơng
phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào
và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”.

Từ những cách hiểu khái niệm “Nguồn nhân lực” như nói trên, có thể
định nghĩa khái niệm nguồn nhân lực CNTT một cách tổng quát như sau:
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn lực con người có trình độ, năng lực hoặc
tiềm năng (trí lực, tâm lực và thể lực) tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNTT
để duy trì và phát triển lĩnh vực này.
Các định nghĩa cụ thể hơn:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [2]:
“Nhân lực CNTT Việt Nam là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh
nghiệp điện tử, viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng
dụng CNTT; nhân lực cho đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và người dân sử
dụng các ứng dụng CNTT. Nguồn nhân lực này là yếu tố then chốt có ý nghĩa
quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam.”


12

Theo “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015
và định hướng đến 2020”, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
698/2009/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 [40]:
“Nhân lực CNTT là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn
thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các
doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng
CNTT.”
Theo “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành TT&TT giai đoạn 20112020” Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt tại Quyết định số 896/2012/QĐ-BTTTT
ngày 28/05/2012 [9] đã xác định về nhân lực CNTT. Nhân lực CNTT chuyên
nghiệp bao gồm: nhân lực công nghiệp phần cứng, nhân lực công nghiệp phần
mềm, nhân lực công nghiệp nội dung số. Nhân lực ứng dụng CNTT bao gồm:
nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, nhân lực ứng dụng CNTT
trong tổ chức, doanh nghiệp và trong cộng đồng.


NHÂN LỰC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

Nhân lực
CNTT
chun
nghiệp

Nhân lực
cơng
nghiệp
phần
cứng

Nhân lực
cơng
nghiệp
phần
mềm

Nhân lực
đào tạo về
CNTT

Nhân lực
cơng
nghiệp
nội dung
số


Trong cơ
quan nhà
nước

Nhân lực
ứng dụng
CNTT

Trong tổ
chức,
doanh
nghiệp

Hình 1.1: Các loại nhân lực CNTT

Trong
cộng đồng


13

Như vậy, theo góc độ quản lý nhà nước, nhân lực CNTT được phân loại
theo lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế - xã hội, thể hiện ở hình minh họa 1.1,
trong đó lĩnh vực đào tạo CNTT được tách riêng do tầm quan trọng của nhóm
này.
Có thể thấy rằng cách phân loại này không căn cứ vào bản thân con người
đang xét. Một kỹ sư CNTT làm việc chuyên về CNTT trong một ngân hàng sẽ
được xếp vào nhóm nhân lực ứng dụng CNTT chứ khơng phải nhân lực CNTT
chun nghiệp. Diễn đạt một cách chính xác thì phải nói rõ đó là nhân lực
CNTT trong khu vực CNTT-TT của nền kinh tế - xã hội và nhân lực CNTT

trong các khu vực cịn lại.
Dưới góc độ đào tạo nguồn nhân lực và trong khuôn khổ nghiên cứu của
luận văn này, cần chia nhân lực CNTT làm hai phạm trù chuyên nghiệp CNTT
hay ứng dụng CNTT căn cứ vào chính bản thân con người đó.
a) Nhân lực CNTT chuyên nghiệp: người được đào tạo nghề nghiệp về
CNTT và làm việc chuyên môn về CNTT để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
CNTT .
b) Nhân lực ứng dụng CNTT: không làm việc chuyên môn về CNTT, chỉ
sử dụng CNTT trong công việc hàng ngày.
1.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT dưới góc nhìn lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống [36] nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra theo
quan điểm toàn diện, quan điểm hệ thống. Một trong những tiền đề cơ bản của
quan điểm này là mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại vận động và phát triển
trong mối quan hệ qua lại, tác động chi phối lẫn nhau, qua đó hình thành nên
những nhóm sự vật và hiện tượng có cùng chung những thuộc tính, tính chất
hoặc chức năng, mục tiêu hay là những hệ thống. Lý thuyết hệ thống bao gồm
hàng loạt các phạm trù, khái niệm, ta có thể vận dụng một số khái niệm cơ bản
của hệ thống vào nghiên cứu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Khái niệm hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Theo lý thuyết hệ thống:
“Hệ thống là tập hợp các thành tố (phần tử) có mối liên hệ và quan hệ mật
thiết, tác động hữu cơ, chi phối lẫn nhau theo quy luật nhất định để tạo thành một
chỉnh thể (còn gọi là hệ tồn vẹn hay hệ tích hợp). Từ đó làm xuất hiện những
thuộc tính mới của hệ thống, mà từng thành tố riêng lẻ trước đó khơng có hoặc có
nhưng không đáng kể.”
Như vậy dựa trên khái niệm chung về hệ thống, khái niệm hệ thống đào tạo
nguồn nhân lực CNTT bao hàm các đặc trưng cụ thể sau:


14


- Là tập hợp các thành tố (phần tử) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo luật
Giáo dục năm 2005 [33] và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
năm 2009 [34] , các thành tố của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT bao gồm
các cơ sở giáo dục đại học (trường đại học, trường cao đẳng), cơ sở giáo dục nghề
nghiệp (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên
nghiệp, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề), cơ sở giáo dục thường xuyên (trung tâm
tin học, trung tâm giáo dục thường xuyên) có đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
- Các thành tố này có tính độc lập tương đối, có vai trị, vị trí, chức năng chun
biệt, tạo thành một chỉnh thể có mục tiêu, chức năng chung là đào tạo nguồn nhân
lực CNTT.
- Có cơ cấu tổ chức, vận hành, điều khiển và điều chỉnh trong môi trường nhất
định, ln có mối quan hệ tương tác với mơi trường, duy trì cân bằng động với mơi
trường xã hội.
Mục tiêu và chức năng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một
thời gian nhất định. Sự hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
phải nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống phản ánh các yêu cầu của xã hội, thị
trường lao động. Mục tiêu của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT được xác
định cụ thể dần từ mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát) đến mục tiêu cụ thể (mục
tiêu bộ phận cho từng phân hệ giáo dục, trình độ đào tạo, chương trình đào tạo,...).
Chức năng của hệ thống là khả năng hoạt động của hệ thống trong việc
biến đầu vào thành đầu ra, là khả năng “biến đổi” trạng thái của hệ thống hay là
phản ứng của hệ đối với các tác động lên hệ. Do đó, có thể hiểu chức năng của
hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT là khả năng “biến đổi” trạng thái của hệ
thống thông qua việc thực hiện quá trình đào tạo để biến đầu vào thành đầu ra.
Nói cách khác, bằng những hoạt động có chủ định, có kế hoạch, có hệ thống, tổ
chức, hướng đích, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT thực hiện chức năng
đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo yêu cầu của xã hội, thị trường lao động.
Chức năng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT gắn với mục tiêu của hệ

thống (mục tiêu chung và mục tiêu riêng của mỗi bộ phận).
“Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
số 698/2009/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 [40] và Đề án “ Đưa Việt Nam sớm trở
thành nước mạnh về CNTT” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 [41] đã xác định mục tiêu của hệ
thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng phát triển
đến năm 2020 là:


15

Mục tiêu chung
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT nhằm đảm bảo có đủ nhân lực
phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài. Xây
dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu xây dựng
và phát triển xã hội thông tin, kinh tế tri thức, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào
tạo nhân lực CNTT để trình độ đào tạo nhân lực CNTT của nước ta tiếp cận trình
độ quốc tế và tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Từng bước trở thành
một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng
các ứng dụng và dịch vụ CNTT cho toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể về đào tạo nhân lực CNTT chuyên nghiệp
- Tạo được bước chuyển biến đột phá về chất lượng trong đào tạo nguồn
nhân lực CNTT. Đào tạo CNTT ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng
tiên tiến trong khu vực các nước Đông Nam Á.
+ Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau

khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chun mơn và ngoại ngữ để
có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.
+ Đến năm năm 2020: đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông tại nhiều trường
đại học đạt trình độ quốc tế, 80% sinh viên CNTT và truyền thông tốt nghiệp ở
các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường
lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp CNTT đạt 1.000.000 người, trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong
nước và nhân lực tham gia xuất khẩu.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, nâng cao
chất lượng và số lượng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề.
+ Đến năm 2015, ở bậc đại học, cao đẳng đảm bảo tỷ lệ trung bình 15 –
20 sinh viên có 1 giảng viên CNTT; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng
viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên đại học và ít nhất
10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
+ Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao
đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20%
giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.


16

- Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các
doanh nghiệp 250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thơng có
trình độ từ trung cấp chun nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên,
trong đó có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ
trở lên.
Mục tiêu cụ thể về đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT
- Đào tạo cán bộ chun trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương

đương trở lên đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và cán bộ chuyên trách trình độ
trung cấp chuyên nghiệp trở lên ở cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học.
- Bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các
Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đảm bảo đa số cán bộ, công
chức, viên chức được đào tạo về ứng dụng CNTT trong cơng việc của mình.
- Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo
100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức
và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội
ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2020, toàn
bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học
ứng dụng CNTT.
Đầu vào, đầu ra, trạng thái và môi trường của hệ thống đào tạo nguồn
nhân lực CNTT
Nhà trường, cơ sở đào tạo nhân lực CNTT là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ
thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Đầu vào của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT bao gồm các thành tố
cơ bản là: người học, người dạy, cán bộ quản lý (CBQL), chương trình đào tạo,
giáo trình, cơ sở vật chất (CSVC), phương tiện giảng dạy và học tập, đầu tư tài
chính, chính sách của Nhà nước, công tác quản lý (CTQL) của Nhà nước và của
nhà trường, sự tham gia của xã hội, điều kiện môi trường kinh tế - xã hội trong
và ngoài nước.
Đầu ra của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT là chất lượng, hiệu
quả đào tạo, là sản phẩm đào tạo (người tốt nghiệp).
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT là kết quả đào tạo của toàn bộ
quá trình đào tạo (nội dung đào tạo, phương pháp dạy của thầy, phương pháp
học của trị, hình thức tổ chức dạy và học, nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ để phục vụ đào tạo) và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất giá trị
nhân cách, năng lực nghề nghiệp (tri thức, kỹ năng, thái độ đạo đức nghề



17

nghiệp: tri thức là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nghề trong lĩnh vực CNTT,
kỹ năng bao gồm các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm) của người tốt
nghiệp.
Hiệu quả đào tạo là kết quả đào tạo được xem xét trên cơ sở căn cứ vào
mối quan hệ chung giữa sự đầu tư của Nhà nước và xã hội về mọi mặt cho hệ
thống đào tạo với kết quả thực tế thu được trong môi trường xã hội và thời gian
nhất định (khả năng thích ứng của sản phẩm đào tạo với môi trường xã hội).
Trạng thái của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT được biểu hiện ở
khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống, ở chất và lượng của các
thành tố đầu vào và đầu ra thông qua việc thực hiện quá trình đào tạo xét ở một
thời điểm hoặc khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, đánh giá thực trạng hệ thống
đào tạo nguồn nhân lực CNTT là việc xem xét trạng thái của hệ thống, xem xét
khả năng kết hợp chất và lượng các thành tố đầu vào và đầu ra, thành tố quá
trình (nội dung, phương pháp dạy của giáo viên, phương pháp học của học sinh,
hình thức tổ chức dạy và học,...) của hệ thống xét ở một thời điểm hoặc khoảng
thời gian nhất định.
Môi trường là điều kiện cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống. Mỗi hệ
đều gắn liền với môi trường (với ngoại giới) bằng những mối quan hệ qua lại.
Cũng như các hệ kinh tế - xã hội khác, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT
luôn chịu sự chi phối tác động của môi trường kinh tế - xã hội cả trong và ngồi
nước. Vì vậy, hệ bao giờ cũng tìm cách thích nghi với tác động của môi trường
kinh tế - xã hội.
Theo lý thuyết hệ thống, đầu vào của hệ thống là những tác động từ môi
trường lên hệ thống. Đầu ra của hệ thống là các phản ứng trở lại của hệ thống
với môi trường. Như vậy giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống ln có mối liên
hệ ngược. Mơi trường kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển, để có được
sản phẩm đào tạo (người tốt nghiệp) đáp ứng yêu cầu của xã hội, thị trường lao

động thì sản phẩm này ln phải được đánh giá, từ đó điều chỉnh các thành tố
đầu vào và thành tố của quá trình đào tạo để đạt được sản phẩm đào tạo có chất
lượng và hiệu quả cao hơn. Nói cách khác, mục tiêu quan trọng mà hệ thống đào
tạo nguồn nhân lực CNTT phải đạt được là chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chất
lượng đào tạo là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo. Vì vậy trong đào tạo nguồn
nhân lực ln phải duy trì mối liên hệ ngược, phải đánh giá được chất lượng đào
tạo (thành tố đầu ra), từ đó điều chỉnh các thành tố đầu vào và thành tố của quá
trình đào tạo để hệ thống đào tạo tiếp cận được với mục tiêu đã đề ra.
Những vấn đề phân tích nêu trên được thể hiện ở hình 1.2 sau:


18

Môi trường kinh tế - xã hội

ĐẦU VÀO
- Người học, người
dạy, CBQL
- Chương trình,
giáo trình
- CSVC, phương
tiện dạy và học
- Tài chính, chính
sách, CTQL
- Sự tham gia của
xã hội
- Điều kiện KT-XH

Quá trình ĐT (ND, PP, HTTC
dạy và học, NCKH và PTCN)


ĐẦU RA
- Chất lượng, hiệu
quả ĐT, sản phẩm
ĐT (người tốt
nghiệp)
+ Phẩm chất giá trị
nhân cách
+ Năng lực nghề
nghiệp (tri thức, kỹ
năng, thái độ)
- Sản phẩm NCKH,
dịch vụ xã hội

Mối liên hệ ngược
Hình 1.2 : Mối liên hệ ngược giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống đào tạo
nguồn nhân lực CNTT.
1.2. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT
1.2.1. Khái niệm chức danh nghề nghiệp
Trước tiên, cần phân biệt chức danh không phải là chức vụ. Chức danh và
chức vụ đều gắn với vị trí việc làm, nhưng chức danh thường gắn với vị trí việc
làm nhiều hơn, trong khi chức vụ thường gắn với trách nhiệm nhiều hơn.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [2]:
“Chức danh là chức phận về danh tính của một người được xã hội cơng
nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân...”
“Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trị, địa vị nào đó trong một tổ chức,
một tập thể. Ví dụ như Tổng thống, Chủ tịch, Thủ tướng... đối với một quốc gia;
Giám đốc, Trưởng phòng... đối với một tổ chức kinh doanh.”
Theo quy định tại Điều 7, Luật Viên chức năm 2010 [35]:
“Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề

nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng” và “Chức danh nghề nghiệp được xây


19

dựng, quy định theo hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề
nghiệp”.
Theo quy định tại Điều 8, Luật Viên chức:
“Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chun
mơn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.”
Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 [8] của Bộ Nội vụ “Quy
định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức”, Điều 5 quy định kết cấu chung của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Mỗi chức danh nghề nghiệp được kết cấu bao gồm:
- Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp (từ hạng I đến hạng IV theo quy
định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của
chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức);
- Nhiệm vụ: liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc phải thực hiện có
mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, chức danh thường gắn với mơ tả vị trí việc làm, nhiệm vụ, yêu
cầu về trình độ, hiểu biết. Kèm theo đó là các quy chế đánh giá, cơng nhận,
chuyển đổi ngạch chức danh và chế độ đãi ngộ.
1.2.2. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT trên thế giới
Dưới đây sẽ điểm qua hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT của một số
nước tiêu biểu trên thế giới [27, 47, 48, 49, 51].
Ở Mỹ: theo văn phòng Thống Kê Lao Động Mỹ (Bureau of Labor
Statistics,U.S.), nghề CNTT có các chức danh chính sau:

- Nhà Khoa học máy tính và Quản trị cơ sở dữ liệu (Computers Scientists
and Database Administrators)
- Kỹ sư phần cứng máy tính (Computers hardware Engineers)
- Kỹ sư phần mềm máy tính (Computers software Engineers)
- Người phân tích hệ thống (Systems Analysts)
- Người lập trình máy tính (Computers Programmers).
Cụ thể hơn, người ta chẻ nhỏ những chức danh trên rồi tập hợp chúng lại
trong 2 lĩnh vực: Nghiên cứu phát triển (Development) và Dịch vụ (Services).
Trong “Nghiên cứu phát triển” được chia ra 6 lĩnh vực nhỏ hơn và có
những chức danh như Nhà phân tích, Nhà thiết kế, Lập trình viên, Kỹ sư phần
mềm, Chuyên gia nghiên cứu và phát triển, Nhà thiết kế đa phương tiện, Lập
trình viên Internet, Chuyên gia thương mại điện tử, Nhà truyền thông dữ liệu...


20

Chức danh Kỹ sư phần mềm lại gồm Kỹ sư phần mềm ứng dụng và Kỹ sư phần
mềm hệ thống. Trong “Dịch vụ” được chia thành 7 lĩnh vực nhỏ hơn và có
những chức danh như Nhà quản trị mạng, Nhà điều hành mạng, Kỹ sư mạng, Kỹ
thuật viên thao tác mạng, Phân tích viên kinh doanh, Giảng viên CNTT, Người
điều hành tiếp thị, Người điều hành quản trị cơ sở dữ liệu, Phân tích viên cơ sở
dữ liệu, Chuyên gia cơ sở dữ liệu, Chủ cơng sở CNTT,...
Ta có thể tham khảo cụ thể hơn về danh sách các chức danh nghề nghiệp
CNTT gồm 52 chức danh do Alison Doyle chuyên gia nghiên cứu nghề nghiệp ở
Mỹ đã đưa ra [Phụ lục 1] và theo Công nghệ Robert Half có 60 chức danh
CNTT khác nhau và được phân vào 11 nhóm cơng việc nghề [Phụ lục 2].
Ở Nhật Bản: theo Cục Xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA - Information
technology Promotion Agency), có 35 lĩnh vực chun mơn khác nhau với chức
danh tương ứng, phân vào 11 nhóm cơng việc nghề và phân theo 7 cấp trình độ
[Phụ lục 3]. Trong Hệ thống chương trình chuẩn đào tạo kỹ sư xử lý thơng tin

trình độ cao ở Nhật Bản, có đào tạo một số chức danh như Kỹ sư phân tích hệ
thống, Kỹ sư thiết kế hệ thống ứng dụng, Kỹ sư kiểm tra hệ thống, Kỹ sư sản
xuất, Kỹ sư quản lý dự án, Kỹ sư vận hành và quản trị hệ thống, Kỹ sư phát
triển, Kỹ sư thiết kế và sản xuất phần mềm, Kỹ sư dạy nghề, Kỹ sư hướng dẫn,
Quản trị hệ thống gồm: Kỹ sư hệ thống máy tính cao cấp, quản trị hệ thống hạng
I, quản trị hệ thống hạng II, Chuyên viên kỹ thuật gồm: Chuyên viên kỹ thuật
mạng, Chuyên viên kỹ thuật dữ liệu, Chuyên viên kỹ thuật thiết kế phần mềm,
Chuyên viên kỹ thuật hệ thống cơ bản [Phụ lục 4].
Ở Canada: để phân loại và mô tả tất cả các ngành nghề trên toàn quốc
người ta dựa trên phiên bản năm 2006 của Phân loại nghề nghiệp Quốc gia
(NOC - National Occupational Classification). Trong phân loại này, mỗi chức
danh công việc (chức danh công việc thực tế mà mọi người sử dụng hàng ngày)
thuộc về một nhóm các chức danh khác nhau. Ví dụ các chức danh cơng việc
phổ biến của nhóm Máy tính và Hệ thống thơng tin quản lý gồm có 34 chức
danh như Quản lý dự án máy tính, Quản lý mạng máy tính, Quản lý chương
trình máy tính, Quản lý thiết bị máy tính, Quản lý thiết kế phần mềm máy tính,
Quản lý các ứng dụng máy tính, Quản lý hệ thống Internet, Thiết kế hệ thống
thơng tin quản lý, Phân tích xử lý dữ liệu và hệ thống quản lý,...[Phụ lục 5]
1.2.3. Hệ thống chức danh nghề nghiệp CNTT ở Việt Nam
Sự nghiệp đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam hàng chục năm qua đã
được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt. Ngay từ năm 2003, Bộ Nội Vụ cùng
Bộ Bưu Chính Viễn Thông đã tổ chức các hội thảo ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng (trong khn khổ dự án “Hỗ trợ chính sách” do Canada tài trợ)


21

bàn về việc xây dựng chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của những
người làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Hội thảo quốc gia "Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn công chức chuyên

môn, nghiệp vụ ngành CNTT" [28] đã được tổ chức vào tháng 12 năm 2003.
Thời gian đó, đối với công chức trong cơ quan nhà nước trong 196 ngạch thuộc
21 bảng lương công chức đang được áp dụng ở Việt Nam, mới xây dựng được
chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho 186 ngạch thuộc 19 ngành,
nhưng chưa có chức danh, tiêu chuẩn chun mơn, nghiệp vụ của ngạch công
chức chuyên ngành CNTT. Cho đến nay ngay trong khối cơ quan nhà nước, vấn
đề chức danh dù đã được đề cập trong cả chục năm nay nhưng thực tế tới giờ
chúng ta vẫn chưa ban hành được chính thức quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp
của chức danh ngạch công chức và hệ thống chức danh, tiêu chuẩn các chức
danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành CNTT.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ mới ban hành Thông
tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01/10/2014 [7] Quy định mã
số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Khoa học và
Công nghệ, tại khoản 3, Điều 2 đã quy định cho Nhóm chức danh Công nghệ
bao gồm:
a) Kỹ sư cao cấp (hạng I)
b) Kỹ sư chính (hạng II)
c) Kỹ sư (hạng III)
d) Kỹ thuật viên (hạng IV)
Mặc dù chưa được chính thức ban hành, nhưng trên thực tế các chức danh
nghề nghiệp CNTT vẫn tồn tại một cách khách quan nhằm phân biệt giữa các
công việc khác nhau trong lĩnh vực này như Lập trình viên, Quản trị mạng,
Chuyên viên thiết kế Website, Chuyên viên phát triển game và các tên gọi khác.
Vì chưa có quy định thống nhất về hệ thống chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ của các chức danh cho cả ngành nghề này, cho nên trên thực tế trong
cơ quan nhà nước thời gian qua cho thấy việc tuyển dụng cán bộ chuyên trách
CNTT gặp rất nhiều khó khăn như khó xác định được chỉ tiêu, biên chế nhất là
khi lĩnh vực CNTT có chun mơn hố ngày càng cao như hiện nay. Không thể
tuyển một kỹ sư CNTT để đảm nhiệm mọi vị trí việc làm từ quản trị mạng, quản
trị cơ sở dữ liệu, đến vận hành, bảo dưỡng, diệt vi rút, đảm bảo an tồn an ninh

thơng tin.
Đối với các cơ sở đào tạo CNTT không dự báo được nhu cầu nhân lực của
thị trường lao động để có kế hoạch đáp ứng. Khi tư vấn tuyển sinh rất ít cơ sở
đào tạo mơ tả rõ được cho thí sinh việc chọn những ngành nghề liên quan đến


22

CNTT. Các trường đại học, cao đẳng khi giao lưu trực tuyến với thí sinh thường
chú trọng đến việc giới thiệu, quảng cáo trường nên thí sinh rất khó hình dung
được ngành nghề mình sẽ chọn.
Việc chưa quy định rõ các chức danh nghề nghiệp CNTT nên trong các
doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng nhân sự.
Về phía người lao động cũng khơng thể hình dung cụ thể, rõ ràng về một “lộ
trình” phát triển, thăng tiến từ xuất phát điểm khởi nghiệp tới các “nấc thang”
thăng tiến về nghề nghiệp trong tương lai. Khi tuyển dụng, ngồi các doanh
nghiệp có bề dày hoạt động, cịn đa số các doanh nghiệp mơ tả cơng việc của
ứng viên có thể đảm nhận và yêu cầu về các mặt đối với một ứng viên, được
doanh nghiệp nêu rất sơ sài như làm phần mềm, tốt nghiệp đại học, cao đẳng
ngành CNTT. Có khơng ít trường hợp doanh nghiệp tự “định danh” cho các vị
trí cơng việc, dẫn tới không thống nhất một mặt bằng chung về các chức danh, vị
trí việc làm, thậm chí có trường hợp “định danh” sai hoặc không đầy đủ, làm
ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Mặt khác, cùng một chức danh
nhưng mỗi doanh nghiệp lại dùng một tên gọi khác. Chẳng hạn như Lập trình
viên, Nhân viên lập trình, Chuyên viên lập trình, Kỹ sư phần mềm, Kỹ sư lập
trình... Để dễ xác định, có doanh nghiệp dùng luôn công việc sẽ làm thay cho
tên gọi của chức danh như Nhân viên kinh doanh thiết bị tin học, Lập trình
website thương mại bằng PHP và MySQL, Kỹ thuật triển khai phần mềm kế
toán,... Trên các trang tin tuyển dụng lao động cho thấy các nhà tuyển dụng
dùng tên gọi các chức danh nghề CNTT chưa thống nhất và hiểu cũng chưa

thống nhất. Có đến hàng trăm tên gọi khác nhau cho những chức danh liên quan
đến nghề CNTT, có những tên gọi đã khá quen thuộc như Lập trình viên, Quản
trị mạng, Thiết kế website, Cử nhân tin học, Kỹ sư máy tính... nhưng lại có
nhiều chức danh nghe rất lạ tai như Nhân viên thay đổi mực in, Lập trình viên
hỗ trợ marketing...
Với thực trạng trên, trong ngày Hội CNTT Việt - Nhật, ngày 24/11/2011
“Danh mục nghề ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT” [24] đã được Hiệp hội
Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA - Vietnam Software and IT
Services Association) lần đầu tiên công bố. Danh mục nghề VINASA được xây
dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT Nhật Bản (ITSS - Skill Standards for
IT Professionals) và Danh mục Chứng chỉ Châu Âu về nghề nghiệp tin học
(EUCIP- European Certification of Informatics Professionals) có 9 ngạch, 33
phân ngạch và 7 bậc như sau:
a) Ngạch Kinh doanh, với 3 phân ngạch: Tư vấn hệ thống thông tin, Tư
vấn sản phẩm CNTT, Kinh doanh qua kênh truyền thông;


23

b) Ngạch Tư vấn, với 4 phân ngạch: Tư vấn chuyển đổi nghiệp vụ, Tư
vấn CNTT, Tư vấn gói sản phẩm, Tư vấn triển khai hệ thống.
c) Ngạch Kiến trúc CNTT, với 3 phân ngạch: Kiến trúc ứng dụng, Kiến
trúc hạ tầng, Kiến trúc tích hợp.
d) Ngạch Quản lý dự án (QLDA), với 4 phân ngạch: QLDA phát triển
phần mềm, QLDA dịch vụ hạ tầng CNTT, QLDA thầu khoán, QLDA phát triển
hệ thống.
đ) Ngạch Hệ thống, với 6 phân ngạch: An tồn thơng tin, Tính tốn phân
tán, Mạng, Cơ sở dữ liệu, Quản trị hệ thống, Nền tảng hệ thống.
e) Ngạch Ứng dụng, với 2 phân ngạch: Gói sản phẩm nghiệp vụ, Hệ
thống ứng dụng nghiệp vụ.

g) Ngạch Phát triển phần mềm, với 4 phân ngạch: Phần mềm ứng dụng,
Phần mềm lớp giữa, Phần mềm nền tảng, Kiểm thử phần mềm.
h) Ngạch Dịch vụ khách hàng, với 3 phân ngạch: Quản trị trang thiết bị,
Phần mềm, Phần cứng.
i) Ngạch Dịch vụ CNTT, với 4 phân ngạch: Quản lý hệ thống CNTT,
Vận hành hệ thống CNTT, Vận hành quy trình nghiệp vụ, Trợ giúp từ xa.
Cịn 7 bậc trình độ được chia thành 3 mức: sơ cấp (bậc 1, 2), trung cấp
(bậc 3, 4), và cao cấp (bậc 5, 6, 7).
Với Danh mục nghề của VINASA, các phân ngạch trong Danh mục chia
sẻ với nhau một khung kiến thức và kỹ năng chung, nhờ đó việc chuyển ngạch
của người lao động có thể thực hiện được bằng cách đối chiếu yêu cầu về kiến
thức và kỹ năng ở các bậc trình độ của các phân ngạch tương ứng. Danh mục
nghề là một danh sách mở, được bổ sung theo nhu cầu thực tế của ngành. Mỗi
doanh nghiệp có thể tự định nghĩa các phân ngạch đặc thù của mình để sử dụng
cho nhu cầu riêng. VINASA sẽ dựa trên đề nghị của các doanh nghiệp để cập
nhật Danh mục nghề theo định kỳ hàng năm. Khác với hệ thống ngạch bậc do
Nhà nước quy định, Danh mục nghề của VINASA không đi kèm với quy định
về hệ số lương. Bậc lương cụ thể cho nhân sự sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết
định.
Danh mục nghề của VINASA đã giúp các doanh nghiệp của ngành Phần
mềm và dịch vụ CNTT có thể sắp xếp, sử dụng bậc nhân sự một cách hiệu quả
hơn, giúp người lao động tự định hướng lộ trình nghề nghiệp phù hợp với năng
lực của mình.
Từ nửa cuối năm 2012, Bộ TT&TT đã đặt hàng với đơn vị tư vấn hỗ trợ
nghiên cứu Hệ thống chức danh CNTT trong cơ quan nhà nước [3]. Đến nay,
nhóm chuyên gia tư vấn đã hình thành dự thảo về Hệ thống chức danh này, sau


24


khi đã khảo sát kinh nghiệm tại Mỹ, Nhật và một số Bộ, ngành ở Việt Nam. Hệ
thống chức danh với 4 nhóm gồm 26 chức danh cụ thể sau:
a) Nhóm Lãnh đạo, có 4 chức danh: Giám đốc CNTT Quốc gia (Bộ
trưởng hoặc Thứ trưởng Bộ TT&TT phụ trách CNTT), Giám đốc CNTT cấp 1
(Thứ trưởng phụ trách CNTT của các Bộ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phụ trách về CNTT), Giám đốc CNTT cấp 2 (Cục trưởng
quản lý nhà nước về CNTT ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo phụ trách CNTT
ở các Sở TT&TT, Giám đốc các trung tâm chuyên trách về CNTT ở các Bộ, cơ
quan ngang Bộ không có đơn vị quản lý nhà nước về CNTT, Giám đốc Trung
tâm Thông tin Bộ TT&TT, Viện trưởng Viện nghiên cứu về CNTT trực thuộc
Bộ, cơ quan ngang Bộ), Giám đốc CNTT cấp 3 (Giám đốc Trung tâm CNTT
trực thuộc các Tổng cục, Cục, Lãnh đạo đơn vị CNTT của sở, ban, ngành, Chủ
nhiệm khoa CNTT ở các trường đại học).
b) Nhóm Chuyên viên quản lý nhà nước, có 4 chức danh: Chuyên viên
CNTT cao cấp, Chuyên viên CNTT chính, Chuyên viên CNTT, Cán sự CNTT.
c) Nhóm Kỹ thuật CNTT, có 12 chức danh: Kiến trúc viên CNTT, Thiết
kế hệ thống viên CNTT, Quản trị viên về mạng, Quản trị viên về cơ sở dữ liệu,
An toàn viên CNTT, Tư vấn viên CNTT, Lập trình viên CNTT, Kiểm thử viên
CNTT, Kiểm định viên CNTT, Vận hành viên CNTT, Chuyên viên đào tạo,
chuyển giao công nghệ, Viên chức quản lý dự án CNTT.
d) Nhóm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, có 6 chức danh: Nghiên cứu
viên CNTT cao cấp, Nghiên cứu viên CNTT chính, Nghiên cứu viên CNTT,
Giảng viên CNTT cao cấp, Giảng viên CNTT chính, Giảng viên CNTT.
Ngày 9/10/2013, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra phiên họp lần đầu tiên
lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, tổ chức, trường học, hiệp hội… về Hệ thống
chức danh CNTT trong cơ quan nhà nước do nhóm chuyên gia nghiên cứu đề
xuất. Có nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Hệ thống chức danh này như: chỉ cần
đưa ra danh mục các chức danh nêu bật đặc điểm riêng của ngành CNTT; đối
với nhóm kỹ thuật CNTT cần tập trung hơn vào nghiên cứu và xác định các
chức danh một cách phù hợp hơn, các chức danh nên tương thích với hoạt động

đào tạo... Một số ý kiến khuyến nghị nên nhóm gọn lại các chức danh CNTT bởi
nếu "chẻ" kỹ q thì có thể khơng bao qt hết các vị trí cơng việc có thể phát
sinh trong thực tế khi công nghệ luôn phát triển với tốc độ nhanh chóng, dẫn tới
liệt kê thiếu chức danh trong danh mục.
Một nghiên cứu khác của thạc sỹ Tô Hồng Nam chuyên viên Vụ CNTT,
Bộ TT&TT [29] đưa ra một số đề xuất xây dựng các chức danh nghề nghiệp
viên chức CNTT ở Việt Nam dựa trên các yếu tố sau:


×