Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu góp phần xây dựng tiêu chuẩn palmatin clorid nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

ĐÀO THANH TÙNG

NGHIÊN Cứu GÓP PHÂN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
PfiLMfiTIN CLORID NGUYÊN LIỆU
(KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP D ư ợc SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 1997 - 2002)

Ngưòi hướng dẫn
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện

: DS. NGUYỄN ĐÌNH HIỂN
: Bộ môn Hoá Dược
: 10/2001 đến 5/2002


mờ ^ qA / h ơ ì i

Ç)'rưởe tiên-, e/iữ phép tồi (tượe bàụ. tà lòttỊỊ. hiêí ơn. láu iắa ỉĩih thầy,
ạ iá o -(ĩ(ạuụễn. (Đ ình Uôiin. - níịitèứ thầụ. đ ã trựe tiê'ft hưânạ. d ẫ n tồ i râ't tận.
tìn h từ k h i tô i là. m ỗt iin h niên tàm. thưe nạhiêtn. kltỡ a hoe (‘h o đềit k h i
hơàn. th àn h Idiơá luận, tố t nựhiêft rDươe iụ <ì)ai họe..
ÇJÔÎ xin ehân. th àn h {‘ảm ơn eáe f/tầ ạ eâ ạ láo-, eáe cán. bặ lũ th u ậ t tùêtt
lìậ m àn 7ôỡá dươe, thầụ. ạ ỉá a ÇJ&. r£)ễ- W ạạe Çfhanh - rphồnxị th í nghiệm.
ÇJruriQ tăm. trttòn ạ (Đ ại họe. (Dư,đe. 7/5« nội. (tã ạiÚỊì. ỈÍS tạo- đỉềti íùêtĩ đ ĩ tô i
eấ th ẻ h ơàn th àn h 3CỈXƠÚ Jàuân..
Çjfài eiinạ sein. ùàự. tò- lồ tiạ biết ơn (ĩỉn eáe eứ quan. đơn. tù:

- íXìí rtqhtêp CDưỢc p h ẩm tỉn h lỉỗoà Oiình .


- ÇJrtmq tâm kiểm, ntịhiêm tyược. phẩm . - JUQ- phẩm , tỉn h Oỉắe íẬìanxị.
('Đã ạiứ p đứ t&i tvonty qu á trìn h thưc hiên. CKhơá, Ỉỉiận nàụ,.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2002

Sinh viên

Đào Thanh Tùng


MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Phần 1: Tổng quan

Trang
1
2

1.1- Tổng quan về nguồn nguyên liệu
1.1.1- Đại cương về cây Hoàng Đằng
1.1.2- Thành phần hóa học của dược liệu Hoàng Đằng
1.2-Đại cương về Palmatin Clorid
1.2 1 - Tính chất lý - h o á
1.2.2- Tác dụng và các dạng bào chế của Palmatin clorid
1.2.3- Chiết xuất Palmatin clorid từ dược liệu Hoàng Đằng
1.3Đại cương về phương pháp kiểm nghiệm Palmatin Clorid
1.3.1- Điểm qua tiêu chuẩn đã có của Palmatin clorid
(tiêu chuẩn dược điển Việt Nam I và tiêu chuẩn cơ sở của
Xí nghiệp dược phẩm Hòa Bình).
1.3.2- Nhận xét và lựa chọn bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật


Phần 2: Thực nghiệm và kết quả
2.1- Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1- Nguyên vật liệu và máy móc
2.1.2- Phương pháp nghiên cứu
2 .2 -Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1- Chiết xuất Palmatin clorid từ nguyên liệu
2.2.2- Nghiên cứu khảo sát các phép định.tính
2.2.3- Nghiên cứu khảo sát các phép thử tinh khiết

Phần 3: Kết luận và đề nghị

2
2
3
4
4
6
8
11
11

12

14
14
14
14
15
15

20
29

40


ĐẶT VẤN ĐỂ

Palmatin là một alcaloid có nguồn gốc từ một số dược liệu có nhiều ở
nước ta.
Dạng muối Palmatin clorid trước đây được sản xuất nhiều và được sử
dụng trong các dạng bào chế kháng khuẩn dùng ngoài và tạo màu, đặc biệt là
trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (1965 - 1975).
Những năm sau này, với sự xuất hiện của nhiều thuốc kháng sinh dùng
ngoài hiệu lực cao hơn, Palmatin clorid ít được sử dụng và vì vậy ít được đặt ra
nghiên cứu sâu hơn về thành phẩm và tác dụng.
Trong xu hướng của nền sản xuất dược phẩm ngày nay, các thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưu tiên sử dụng hơn. Mặt khác,
Palmatin clorid có ưu điểm là ít độc, ít tác dụng phụ, rẻ tiền và rất sẩn có. Do
vậy nhiều xí nghiệp dược phẩm trong nước muốn quay lại với Palmatin và yêu
cầu cần nghiên cứu Palmatin clorid kỹ hơn. Trong khi đó tiêu chuẩn của
Palmatin clorid đã được xây dựng từ những năm 60, điều kiện trang thiết bị và
phương pháp chưa được đầy đủ như ngày nay nên đặt ra vấn đề phải tiêu
chuẩn hóa lại nguyên liệu này.
Với mục đích góp phần xây dựng tiêu chuẩn Palmatin clorid hoàn thiện,
chúng tôi dự định và tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
1. Tiến hành chiết xuất Palmatin clorid dược dụng từ nguồn nguyên liệu
Hoàng Đằng.
2. Xây dựng lại tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu Palmatin Clorid phù hợp
với điều kiện kỹ thuật hiện hành nhằm nâng cao hơn chất lượng nguyên liệu

cho sản xuất.

1


PHẦN I: TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU.

Palmatin là alcaloid có trong nhiều loài thực vật khác nhau:
- Hoàng Liên chân gà:
Các loài

Coptis teeta;

Coptis chinensis;

Coptis japónica,

Họ Hoàng Liên: Ranunculaceae
- Thổ Hoàng Liên: Thalictrum foliosum, Họ Hoàng Liên: Ranunculaceae
- Hoàng bá: Phellodendron amurense,

Họ Cam: Rutaceae

- Hoàng Liên gai: Berberís wallichiana,
Họ Hoàng Liên gai: Berberidaceae
- Vàng đắng: Coscinium fenestratum,

Họ tiết dê: Menispermaceae.


Đặc biệt Palmatin có nhiều trong cây Hoàng Đằng: Fibraurea resica và
Fibraurea tinctoria,

Họ tiết dê: Menispermaceae

Thân rễ và rễ cây Hoàng Đằng chứa Palmatin với tỉ lệ cao: khoảng 1 -3 %.

1.1.1. Đại cương về cây Hoàng Đằng.
Cây Hoàng Đằng còn được dân gian gọi dưới các tên khác là: Nam hoàng
Liên, Thích hoàng Liên, Dây Vàng Giang... [5]
a.

Đặc điểm thực vật:

Cây Hoàng Đằng là loại cây dây mọc leo, to. Thân hình trụ rất cứng, cắt
ngang thân thấy mặt cắt hình bánh xe rất rõ, thân già ngả màu ngà, sù sì.
Lá đơn mọc so le hình tim thuôn nhọn rộng 4 - lOcm, dài 9 - 20cm.
Phiến lá nhẵn, cứng có 3 gân chính. Cuống lá dài có 2 nốt phình lên: 1 phía
trên, 1 phía dưới. Hoa mọc thành chuỳ phân nhánh mọc ở kẽ lá rụng. Hoa đơn
tính, khác gốc. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng chứa 1 hạt dày.
Mùa hoa quả: Tháng 5 - 7 .
Hai loài Hoàng Đằng Fibraurea resica và Fibraurea tinctoria có một số
đặc điểm khác nhau:

2


+ Fibraurea resica: Lá hình trái tim. Hoa có 3 nhị, chỉ nhị có chiều dài
bằng chiều dài bao phấn.

+ Rbraurea tinctoria: Lá thuôn nhọn hơn. Hoa có 6 nhị, chỉ nhị dài hơn
chiều dài bao phấn.
b. Phân bố:
Cây Hoàng Đằng mọc tự nhiên ở nhiều khu rừng nước ta. Nhiều nhất ở
các khu rừng thuộc các tỉnh: Hoà Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Thanh
Hoá, Nghệ An, Bắc Giang, Quảng Ninh... [8 ]. Nguồn nguyên liệu mà tôi dùng
để khảo sát là Hoàng Đằng mọc hoang ở rừng Hoà bình thuộc loài Fibraurea
tinctoria Lour. [6 ] [2].

1.1.2. Thành phần hoá học của dược liệu Hoàng Đằng.
Trong thân và rễ Hoàng Đằng chứa hoạt chất là alcaloid có nhân
Isoquinolein. Trong đó alcaloid chính là Palmatin với tỉ lệ 1 - 3% (Tính theo
dược liệu khô) [2]. Các chất đi kèm:
Jatrorhizin (khoảngO,l%) và Columbamin (khoảng 0,01%). [2]. Ngoài
ra có một phần rất nhỏ Berberin.

CH
OCH3
OCH3

0CH 3
OCH3
Palmatin

Berberin

HO
H ỷO

X


och3
OCH3

Ì1 OCH0
k^O C H 3
Columbamin

Jatroưhizin

3


1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ PALMATIN CLORID.

1.2.1. Tính chất lý, hoá
- Công thức cấu tạo: [1]

- Công thức phân tử: C-,1H79N 0 4C1
- Khối lượng phân tử: 337,89
a. Tính chất vật ỉỷ: [8]
Chế phẩm Palmatin clorid ở dạng muối kết tinh ngậm 3 phân tử nước:
C21H220 4NC1. 3H20 .
Khối lượng phân tử: 441,89
- Chê phẩm là bột kết tinh hình kim nhỏ, dài, mượt, màu vàng tươi óng
ánh, vị rất đắng.
- Độ hoà tan: Tan khoảng 1% trong nước lạnh, 5% trong nước sôi, tan ít trong
ethanol (khoảng 1%), rất khó tan trong cloroíbiTQ, hầu như không tan trong ether.

- Dung dịch chế phẩm 1% trong nước có phản ứng trung tính với giấy quỳ.


- Điểm chảy: 202 - 203°c
b. Tính chất hoá học: [8]
- Hoá tính, của Nitơ:
Nguyên tố N trong phân tử Palmatin có bậc 4 nên dễ dàng có sự chuyển
hoá giữa dạng muối và dạng base tuỳ theo pH môi trường.

4


OCH,

'O C H 3

Môi trường kiềm

Môi trường acid clohydric

Nếu thay cr bằng NO"3 được Palmatin nitrat tủa tinh thể màu vàng.
- Hoá tính của mạch kép.
Do ảnh hưởng của nguyên tử N trong phân tử nên các liên kết đôi ở giữa
có thể bị khử hoá để cho dl - Tetrahydro palmatin, không màu. Khi bị oxy hoá
trở lại Palmatin màu vàng:

\^ ( oh ) /
OCHí

OCH3

Palmatin


DI - Tetrahydropalmatin

- Hoá tính của oxy
Dưới ảnh hưởng của nhóm liên kết (CT, OH ) nằm ở nhóm amon bậc 4,
làm cho N không bền dễ trở lại N bậc 3. Do đó trong môi trường kiềm,
Palmatin dễ hỗ biến thành chất mở vòng là Palmatinal có màu đỏ.

OCH:

O CH ,

OCHa
OCH3

Palmatinal (đỏ)

Palmatin (vàng)

5


- Hoá tính của nhóm methoxy (-OCH 3)
Trong công thức của Palmatin có 4 nhóm methoxy (-OCH3) nên có thể
kết hợp với aceton hay cloroform tạo các phức chất.

1.2.2. Tác dụng và các dạng bào chế của Palmatin clorid.
1.2.2.1. Tác dụng trong phòng thí nghiệm (in vitro)
a. Với vi khuẩn.
Palmatin clorid có tác dụng kháng sinh đối với một số vi khuẩn Gram (+)

[ 5 ]. Dung dịch 0,3% trong nước ức chế sự sinh trưởng của một số chủng:
Staphyllococcus, Streptococcus, Bacillus, Sacrina, Micrococcus, và một số vi
khuẩn Gr(+) gây viêm màng tiếp hợp khác.
Riêng Bacillus pyocyareus, Bacillus proteus thì không có tác dụng.
Palmatin clorid ít hoặc không có tác dụng với các vi khuẩn Gr (-) như
E.coli, Salmonella, Shigella... [5]
b.V ới nấm:
Palmatin có tác dụng kháng nấm tốt. Ở đổng độ 0,3% Palmatin clorid có
khả năng ức chế hoàn toàn các loại nấm âm đạo, nhưng tác dụng kém đối với
nấm Candida albicans. [5]
c.

Với kí sình trùng.

ở nồng độ 0,6% trong nước, Palmatin clorid có khả năng ức chế hoàn
toàn trùng roi âm đạo: Trichomonas vaginalis sau 3 - 5 phút. [5]

6


1.2.2.2. Tác dụng trên lâm sàng.
a. Chữa nhiễm khuẩn mắt.
Dùng Palmatin clorid dưới dạng dung dịch 0,1%; 0,3%, thuốc mỡ 0,3%
để chữa viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp cấp tính, bán cấp, viêm mí mắt và
bệnh đau mắt hột [ 5 ].
b. Điều trị viêm cổ tử cung.
Điều chế Palmatin clorid dưới dạng viên đặt âm đạo để điều trị viêm cổ
tử cung do tạp khuẩn, trùng roi âm đạo cho kết quả tốt [ 5 ].
c. Điều trị bệnh phụ khoa.
Điều chế Palmatin clorid với nhiều dạng bào chế: viên trứng đặt âm đạo,

viên nén đặt âm đạo, thuốc rửa phụ khoa, thuốc bột... để điều trị các bệnh phụ
khoa như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo, trùng roi âm đạo. Kết quả điều trị
tốt [5].
Tuy nhiên, tác dụng và ứng dụng trên lâm sàng của Palmatin clorid mới
được nghiên cứu bước đầu và trong điều kiện kỹ thuật còn chưa đầy đủ. Hiện
nay còn chưa nhất quán trong các kết quả nghiên cứu. Đặt ra yêu cầu cần được
khảo nghiệm kỹ hơn để có kết luận chính xác.

1.2.2.3. Các dạng bào chế của Palmatìn clorid.
Trong những năm 1960 - 1970, trong điều kiện đất nước có chiến tranh,
dể phục vụ các nhu cầu điều trị, Palmatin cloriđ được sản xuất hàng loạt với
nhiều dạng bào chế khác nhau như:
- Viên trứng đặt âm đạo với hàm lượng Palmatin clorid là 15% có thể kết
hợp thêm Magiê sulffat để điều trị các bệnh phụ khoa cho kết quả tốt lại rẻ
tiền, tác dụng dịu đau [5 ].
- Dung dịch Palmatin clorid 10%, 13,6% trong glycerin: Dùng làm thuốc
rửa phụ khoa.
- Thuốc bột: Kết hợp Palmatin với bằng sa phi, phèn phi hoặc Magiê
Sulfat để chế thành thuốc bột phụ khoa [5 ].

7


- Viên nén đặt âm đạo: cũng kết hợp với phèn phi, bằng sa phi hoặc
Magiê sulffat với tỉ lệ thích hợp bào chế thành viên nén đặt âm đạo [5].
- Thuốc mỡ Palmatin clorid 0,3%; dung dịch Palmatin clorid 0,3% để
điều trị các nhiễm khuẩn mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm kết mạc, viêm mí
mắt, đau mắt hột... Thuốc có ưu điểm là không gây kích ứng mắt, khôríg xót,
không cộm mắt.


/

Các chế phẩm của Palmatin nói chung đều có nhược điểm lớn nhất là có
màu vàng dễ gây bẩn và không mỹ quan. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều
dược phẩm có tác dụng tốt hơn, Palmatin clorid ít được quan tâm. Tuy nhiên
với nhiều ưu điểm Palmatin clorid vẫn được các cơ sở điều tiị đặc biệt ở tuyến
địa phương khó khăn về kinh tế và có sẩn nguồn nguyên liệu quan tâm, nhất là
các chế phẩm thuốc tra mắt và thuốc rửa phụ khoa.

1.2.3. Chiết xuất Palmatin clorid từ dược liệu Hoàng Đằng.
Trong dược liệu Palmatin tồn tại dưới dạng muối của các acid hữu cơ:
muối tartrat, citrat, oxalat... [8 ]. Các dạng muối này có khả năng tan chậm
trong nước, cồn.
Sau khi chiết bằng dung môi thích hợp, chuyển Palmatin thành dạng
muối clorid bằng cách kết tinh trong acid clohydric thu được Palmatin clorid.
Tinh chế thì thu được Palmatin clorid dược dụng.
Dựa vào dung môi sử dụng, có thể chia làm hai phương pháp chiết xuất
palmatin.
- Chiết xuất bằng dung môi nước.
- Chiết xuất bằng ethanol.

1.2.3.1. Chiết xuất bằng dung môi nước.
a.Phương pháp dùng acid acetic hoặc dấm ăn:
Qua các giai đoạn: [7]

8


- Chiết xuất: Dược liệu khô đem làm nhỏ, chia làm nhiều phần. Dùng
dung môi là acid acetic 1 % hoặc nước pha với 1/3 dấm ăn để chiết dược liệu

theo phương pháp chiết ngược dòng gián đoạn.
- Loại tạp: Gộp dịch chiết, thêm vổi bột, khuấy đều để yên 12h. Gạn lọc
lấy dịch.
- Tủa Palmatin clorid: Thêm muối NaCl bão hoà vào dịch lọc, khuấy đều,
để cách đêm. Gạn lấy lớp tủa, acid hoá bằng HC1 10% tới pH 1 - 2, để qua
đêm thu được Palmatin clorid thô.
- Tinh chế: Hoà tan tủa Palmatin clorid thô vào ethanol 96°. Đun khuấy
cho tan. Lọc nóng lấy dịch trong. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh trong 12h - 24h
thu được Palmatin clorid kết tinh. Lọc hút lấy tủa kết tinh, rửa, sấy ở 40 - 60°c
trong 4 - 5h.
Phương pháp này cho tỷ lệ Palmatin clorid chiết được khoảng 0,8 - 1,5%
so với dược liệu khô.
b.

Chiết xuất bằng nước nóng [7].

- Chiết xuất: dược liệu khô sau khi làm nhỏ đem chiết bằng nước sôi theo
phương pháp chiết xuất ngược dòng gián đoạn hoặc có thể ngâm nóng bằng
nước sôi. Gộp dịch chiết khoảng 5/1 lượng dược liệu, đem cô thành cao đặc.
- Loại nhựa: Thêm ethanol 96° vào cao đặc, khuấy, để yên 8h. Gạn lọc
lấy dịch trong. Đem cô cách thuỷ lấy cắn khô. Thêm nước sôi. Khuấy, để lắng
12 h

gạn lọc lấy dịch trong.
- Tủa Palmatin clorid: Đun cách thuỷ dịch ở trên cho đến khi mặt dịch

nổi váng màu vàng. Để nguội đến 40°c, thêm HC1 đậm đặc cho tới dung dịch
có pH : 1 - 2. Để nguội, cho vào tủ lạnh 12 - 24h, thu được Palmatin clorid
thô.
- Tinh chế: Hoà tan Palmatin clorid thô vào ethanol 96°, đun khuấy cho

tan. Thêm than hoạt. Đun sôi 10 phút, lọc nóng (qua phễu hút chân không) lấy

9


dịch. Để nguội dịch lọc rồi cho vào tủ lạnh 12-24h để kết tinh, lọc hút chân
không, rửa bằng cồn lạnh, đem sấy 40-60°C trong 4-5h.
Phương pháp này cho hiệu suất thấp. Palmatin clorid thu được khoảng
0,5 - 1,2% so với lượng dược liệu khô.

1.2.3.2. Phương pháp chiết xuất bằng ethanol 96 ° [7].- Chiết xuất: Dược liệu khô sau khi làm nhỏ đem ngâm nóng hoặc ngâm
bằng ethanol 90° ở nhiệt độ phòng trong 12 - 24h. Gạn, lọc, ép lấy dịch, bã có
thể đem chiết lại.
- Loại nhựa: Gộp dịch chiết đem bốc hơi cách thuỷ (có thể thu hồi cồn
nếu có điều kiện) sẽ thu được cắn Palmatin có lẫn nhựa. Thêm nước sôi khuấy
kỹ, để lắng 12h để loại nhựa. Lọc lấy dịch trong.
- Kết tinh Palmatin clorid: Cô đặc dịch cho đến khi mặt dịch có màu
vàng. Để nguội tới 40°c,thêm từ từ dung dịch HC1 10% vừa thêm vừa khuấy
cho đến khi dung dịch có pH: 1 - 2. Để nguội đến nhiệt độ thường, cho vào tủ
lạnh trong 12 - 24h thì có Palmatin clorid kết tinh.
- Tinh chế: Lọc lấy Palmatin clorid thô, hoà tan vào ethanol 96°, đun
cách thuỷ sôi. Thêm than hoạt, đun sôi tiếp 10 phút lấy ra lọc nóng qua phễu
chân không thu lấy dịch lọc. Để nguội dịch lọc rồi để yên trong tủ lạnh trong
12 - 24h có Palmatin clorid kết tinh. Lọc hút lấy Palmatin clorid, rửa nhanh
trên phễu bằng cồn lạnh.
Đem sấy khô ở nhiệt độ 40 - 60°c trong 4 - 5h. Phương pháp này cho
hiệu suất cao, Palmatin clorid thu được khá tinh khiết. Lượng Palmatin clorid
thu được khoảng 1 -3 % lượng dược liệu khô [7].
Trong các phương pháp chiết xuất Palmatin clorid từ dược liệu Hoàng
Đằng kể trên, mỗi phương pháp có ưu điểm riêng. Tuỳ vào điều kiện trang

thiết bị và hoá chất, cơ sở sản xuất lựa chọn phương pháp áp dụng. Tuy nhiên
phương pháp chiết xuất bằng ethanol được ưu tiên lựa chọn hơn.

10


1.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP KIEM

n g h iệ m

PALMATIN CLORID.

1.3.1. Điểm qua tiêu chuẩn đã có của Palmatin clorid (tiêu chuẩn Dược
điển Việt Nam I và tiêu chuẩn cơ sở của xí nghiệp Dược phẩm Hoà Bình).
1.3.1.1. Các phép định tính.
Định tính Palmatin clorid chủ yếu dựa vào các phản ứng hoá học đặc
trưng của các alcaloid có nhân isoquinolein kiểu proberberin.
- Lấy 5ml dung dịch 1% chế phẩm trong nước, thêm lml acid nitric (TT)
cho kết tủa tinh thể màu vàng của Palmatin clorid. [1]
- Lấy 5ml dung dịch 1% chế phẩm trong nước, thêm lml dung dịch Natri
hydroxyd (TT), màu vàng của dung dịch sẽ chuyển thành đỏ, thêm vài giọt
aceton (TT), dung dịch trở nên đục, để yên có tủa vàng lắng xuống của
anhydro Palmatin aceton (phản ứng của các nhóm methoxy). [1]
- Lấy 2ml dung dịch 1% chế phẩm trong nước, thêm acid nitric (TT) cho
tới khi không tạo thêm tủa nữa. Lọc lấy dịch, thêm vào 1 giọt dung dịch
Bạcnitrat (TT), sẽ có tủa trắng lổn nhổn không tan trong acid nitric (TT), tan
trong dung dịch amoniac (TT). (Phản ứng của ion clorid). [1]

1.3.1.2. Các phép thử tinh khiết.
- Giảm khối lượng do sấy khô: Làm với 0,5g chế phẩm. Nhiệt độ sấy

80°c. Sấy đến khối lượng không đổi. Khối lượng mất đi không đuợc quá
13,5%.
- Tro sulfat: Làm với lg chế phẩm. Sau khi nung với acid sulfuric đậm
đặc, tro không được quá 0,1%

1.3.1.3. Các phép định lượng.
a.Phương pháp định lượng trong môi trường khan:
Palmatin là một base yếu, trong môi trường acid acetic khan có thể chuẩn
độ trực tiếp Palmatin clorid bằng chất chuẩn là dung dịch acid perclorric 0,1M
trong acid acetic băng. Để tránh sự ảnh hưởng của ion clorid trong chế phẩm
tới lượng chất chuẩn acid perclorric dùng khi chuẩn độ, dùng dung dịch thuỷ

11


ngân (II) acetat. Để phát hiện điểm kết thúc chuẩn độ dùng chỉ thị màu tím
tinh thể, tại điểm kết thúc chuẩn độ, chỉ thị chuyển màu từ đỏ tím sang xanh
lục bẩn [1]. Hoặc phát hiện bằng máy đo điện thế.
b. Phương pháp cân [9].
Palmatin clorid là một alcaloid có khả năng phản ứng với một số chất để
tạo ra kết tủa có khối lượng xác định. Sấy, cân lượng tủa tạo ra sẽ xác định
được lượng Palmatin tương ứng.
Xí nghiệp Dược phẩm Hoà bình dùng phương pháp tạo kết tủa giữa dung
dịch chế phẩm với acid picric: Cân, pha dung dịch chế phẩm, thêm acid picric
dư để lạnh qua. đêm thu được tủa tinh thể Palmatin picrat. Lọc hút lấy tủa tinh
thể đem cân. Từ lượng tủa tinh thể Palmatin picrat xác định được lượng
Palmatin clorid.
1.3.2. NHẬN XÉT VÀ LựA CHỌN Bổ SUNG TIÊU CHUAN

kỹ th u ậ t


Tiêu chuẩn kỹ thuật của Palmatin clorid nguyên liệu đã có được xây
dựng đã lâu khi điều kiện trang thiết bị và các phương pháp chưa đầy đủ.
Ngày nay yêu cầu về tiêu chuẩn đặt ra với chế phẩm ngày càng cao, tiêu
chuẩn đã có của Palmatin clorid bộc lộ nhiều điểm còn chưa đầy đủ, chưa phù
hợp . Mặt khác, các cơ sở kiểm nghiệm ngày nay được trang bị tương đối hiện
đại đáp ứng được nhiều phép kiểm nghiệm. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với
nghiên cứu khảo sát chế phẩm Palmatin clorid, tôi xin có một số nhận xét sau:

13.2.1. Trong các phép định tính.
Do sự giống nhau về cấu trúc giữa Palmatin và Berberin là một alcaloid
cũng có thể có mặt trong các nguyên liệu sản xuất Palmatin, nèn các phản ứng
hoá học để định tính Palmatin clorid cũng cho kết quả tương tự với Berberin
clorid. Để phép định tính cho kết quả đặc hiệu có thể bổ sung thêm một số
phương pháp hoá lý khác như:
- Xác định phổ hấp thụ tử ngoại - khả kiến của dung dịch chế phẩm.
- Sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi xác đinh, xác định Rf so với chuẩn.

12


- Xác định phổ hấp thụ hồng ngoại và đo nhiệt độ nóng chảy (nếu cần
thiết và có đủ điều kiện )

3.2.2. Trong thử tinh khiết.
Do yêu cầu độ tinh khiết của chế phẩm cao hơn, nên cần bổ sung các chỉ
tiêu: Độ trong và màu sắc, giới hạn acid của chế phẩm, giới hạn Sulfat, giới
hạn kim loại nặng, giới hạn của các alcaloid khác

3.2.3. Trong phép định lượng. Định lượng bằng các phương pháp sau :

- Phương pháp cân: Có thể dẫn đến nhiều sai số do điều kiện phản ứng
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất phản ứng tạo tủa, ngoài ra còn dễ gây sai số
do điều kiện kỹ thuật.
- Phương pháp định lượng trong môi trường khan: đòi hỏi cao về điều
kiện tiến hành: độ ẩm môi trường, dung dịch chuẩn độ, dung môi. Gây khó
khăn cho thực hiện đặc biệt là bước hoà tan chế phẩm vào dung môi.
- Phương pháp định lượng đo quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến.
Phương pháp này có ưu điểm nổi bật do:
+ Bản thân dung dịch chế phẩm Palmatin clorid có màu vàng bền.
+ Tính tan của chế phẩm tốt, dung dịch ổn định ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
' + Thiết bị đo hầu hết có sẩn ở các cơ sở kiểm nghiệm.
+ Thao tác thuận tiện.

13


PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM.

2.1.1. Nguyên vật liệu và máy móc.
a. Hoá chất, nguyên liệu:
- Dược liệu: Thân và rễ cây Hoàng Đằng lấy tại rừng Hoà Bình.
- Chế phẩm Palmatin clorid nguyên liệu của xí nghiệp Dược phẩm Hoà K
Bình.
- Palmatin clorid chuẩn của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà
Nội và xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội.
- Cồn ethylic các loại, dung dịch acid clohydric: đậm đặc, 10%..., dung
dịch acid sulffuric: đậm dặc, 2%, 1%, dung dịch amoniac 10%, đậm đặc,
n - Butanol, acid acetic băng, dung dịch acid perclorric 0,1% trong acid acetic

băng và một số hoá chất khác.
b. Dụng cụ, máy mốc.
- Cân phân tích hiện số Mettler AB 204 độ chính xác 0,lm g
- Máy đo quang phổ 6405 UV/VIS Jenway và Varian 100 (Bắc Giang)
- Hệ thống định lượng trong môi trường khan 716 - DMS - Titrino (Bắc
Giang)» * *

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo các tiêu chuẩn kiểm nghiệm đã có của Palmatin clorid theo
tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam I và tiêu chuẩn cơ sở của xí nghiệp Dược
phẩm Hoà Bình.
- Khảo sát tính đúng đắn của các phương pháp đã có.
- Dựa vào cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, hoá học của Palmatin clorid
để nghiên cứu đề xuất bổ sung các phương pháp và chỉ tiêu.
- Bằng thực nghiệm nghiên cứu, khảo sát các điều kiện tiến hành để xây
dựng các phương pháp bổ sung.

14


- Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá một phương pháp phân tích để đánh
giá phương pháp mới xây dựng.
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT.

2.2.1. Chiết xuất Palmatin clorid từ nguyên liệu.
Nguồn nguyên liệu tôi dùng là thân và rễ cây Hoàng Đằng có nguồn gốc
từ rừng Hoà Bình. Sau khi chặt khúc, phơi khô, xay vụn. Bột dược liệu được
chia làm nhiều phần, đem chiết xuất ở qui mô phòng thí nghiệm. Tôi thực hiện
chiết theo các phương pháp khác nhau để:
- Tìm các thông số cho từng phương pháp

- So sánh các phương pháp
Các phương pháp chiết xuất khảo sát là:
- Chiết xuất bằng ethanol
- Chiết xuất bằng nước nóng
- Chiết xuất bằng nước acid.
' Mục đích chính của tôi là đi sâu nghiên cứu chiết xuất Palmatin clorid
bằng ethanol, do đó tôi chỉ chiết bằng nước nóng và bằng nước acid một số ít
lần để rút kinh nghiệm và so sánh.

2.2.1.1. Chiết xuất bằng nước nóng:
Phương pháp dùng là ngâm nóng (mục 1.2.3.1.b).
- Lượng nguyên liệu dùng: 500g bột Hoàng Đằng
- Số lần ngâm: 5 lần
- Thời giaủ mỗi lần ngâm: lh
- Lượng dung môi dùng: 500ml mỗi lần ngâm
- Lượng Palmatin clorid thu được: 5,5g
- Hiệu suất: 1,1%
Nhận xét: Phương pháp chiết bằng nước nóng có:
* Ưu điểm:

+ Dung môi rẻ tiền sẩn có (nước)
+ Điều kiện sản xuất an toàn, không độc hại.

15


+ Thiết bị đơn giản, dễ tiến hành.
* Nhược điểm:+ Khó lọc, khó loại nhựa do tạp chiết ra nhiều
(dung môi chiết không chọn lọc)
+ Khó kết tinh, chế phẩm xấu.

+ Hiệu suất thấp.

2.2.1.2, Chiết xuất bằng nước acid.
Theo qui trình chiết xuất ngược dòng gián đoạn (mục 1.2.3.1.a) với dung
môi dùng là dung dịch acid acetic 1%. Dịch chiết loãng đem làm dung môi
chiết dược liệu mới.
- Lượng nguyên liệu dùng: 500g bột Hoàng Đằng
- Chiết cho tới khi dịch chiết chỉ còn hơi vàng.
- Lượng dịch chiết thu được: 2000ml
- Lượng Palmatin clorid thu được: 6,5g
- Hiệu suất: 1,3%
Nhận xét: Phương pháp chiết bằng dung môi acid acetic 1% theo phương
pháp ngược dòng gián đoạn có:
* Ưu điểm:

+ Thiết bị đơn giản, dễ tiến hành.
+ Hiệu suất cao hơn chiết bằng nước.

* Nhược điểm:+ Tạp vẫn còn nhiều, kết tinh khó và không đồng đều
ở các mẻ.
+ Dung môi bay hơi độc hại với người. Ngoài ra còn ăn
mòn thiết bị, dụng cụ.
+ Làm việc vất vả.
Hai phương pháp trên đây đều có nhược điểm chung, đó là hiệu suất
thấp, kết tinh khó, chế phẩm có nhiều tạp, không đẹp và tinh khiết. Các
phương pháp này thích hợp cho các cơ sở sản xuất chưa có điều kiện về trang
thiết bị và hoá chất.

lố



2.2.I.3.

Chiết xuất bằng ethanol.

Các giai đoạn theo quy trình ở mục 1.2.3.2.
Dùng phương pháp chiết bằng ethanol, để khảo sát các thông số, chúng
tôi đề ra nhiệm vụ là giải quyết các vấn đề sau:
- Chọn phương pháp đun nóng cách thuỷ hay ngâm lạnh.
- Chọn thời gian cần thiết để ngâm hay đun nóng cách thuỷ.
- Xác định thời gian cần thiết để kết tinh, nhiệt độ kết tinh khi tủa
Palmatin clorid và khi tinh chế.
- Tỉ lệ than hoạt cần thiết dùng khi tinh chế.
Để xác định các thông số trên chúng tôi làm nhiều mẻ với các thông số
khác nhau trong cùng điều kiện:
a.

Đ ể xác định lựa chọn phương pháp chiết bằng đun nóng cách thuỷ hay

ngâm lạnh và thời gian chiết.
Chúng tôi làm 4 mẫu sau:
Mẫu 1: Đun sôi cách thuỷ với sinh hàn ngược trong 0,5h.
Mẫu 2: Đun sôi cách thuỷ với sinh hàn ngược trong lh.
Mẫu 3: Ngâm nhiệt độ phòng trong 16h.
Mẫu 4: Ngâm ở nhiệt độ phòng trong 24h.
Các mẫu trên có cùng:
- Lượng bột dược liệu Hoàng Đằng: 300g
- Lượng dung môi cồn ethanol 90° đem dùng là 1.200ml
- Cùng thời gian kết tinh Palmatin clorid: 24h.
- Cùng nhiệt độ kết tinh (4°C).

- Cùng lượng than hoạt đem dùng khi tinh chế: 600mg
Ngoài điều kiện chiết xuất ban đầu khác nhau, các bước tiến hành khác
thì tương tự. Mỗi mẫu làm nhiều lần lấy kết quả trung bình, kết quả như sau:

17


~~~

Mẫu

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

16,2

16,8

20,1

20,5

4,20

4,31


5,82

5,83

1,40

1,44

1,94

1,94

Số liệu
Lượng Palmatin clorid thô thu
được (g)
Lượng Palmatin clorid sau khi
tinh chế 1 lần (g)
Hiệu suất (%)

So sánh mẫu 1 và mẫu 2 thấy: Khi thời gian đun sôi cách thuỷ tăng lên
hiệu suất chiết tăng. Điều này do mẫu 1 đun chỉ 30 phút không đủ để chiêt hêt
Palmatin clorid ra hết. So sánh mẫu 3 và mẫu 4 cho thấy: mặc đù thời gian
ngâm tăng lên nhưng lượng Palmatin clorid thu được không tăng. So sánh 4
mẫu thấy: lượng Palmatin clorid thu được ở mẫu 3 và 4 nhiều hơn mẫu 1 và 2,
hiệu xuất chiết và hiệu suất của quá trình tinh chế cũng cao hơn. Điều đó
chứng tỏ là khi ngâm lạnh thì cho hiệu suất cao hơn tinh chế dễ hơn so với khi
đun nóng cách thuỷ. Do đó chúng tôi chọn phương pháp ngâm ở nhiệt độ
phòng trong 16h làm phương pháp chiết.
b. Đ ể xác định nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình kết tinh

Palmatin clorid.
Tôi làm 4 mẫu sau:
- Mẫu 1: Kết tinh ở 4°c trong 16h
- Mẫu 2: Kết tinh ở 4°c trong 24h
- Mẫu 3: Kết tinh ở 0°c trong 16h
- Mẫu 4: Kết tinh ở 0°c trong 24h
Các mẫu trên được chiết xuất với cùng:
- Phương pháp chiết bằng ngâm lạnh trong 16h.
- Lượng dược liệu đem dùng: 300g.
- Lượng than hoạt đem dùng (600mg).

18


Kết quả như sau:


Mẫ u

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

18,9

20,2


20,1

20,4

5,05

5,81

5,81

5,84

1,68

1,94

1,94

1,95

Số liệu
Lượng Palmatin clorid thô thu
được (g)
Lượng Palmatin clorid sau khi
tinh chế 1 lần (g)
Hiệu suất (%)

So sánh mẫu 1 và 2, 3 và 4 thấy rằng: khi thời gian kết tinh tăng lên thì
hiệu suất tăng. So sánh mẫu 2 và 4 thấy rằng khi tinh chế cùng thời gian 24h,

nhiệt độ giảm từ 4 xuống 0°c thì hiệu suất chiết không tăng đáng kể. Do vậy
chúng tôi lựa chọn phương pháp kết tinh ở 4°c trong 24h.
c. Xác định tỉ lệ than hoạt dùng khi tinh chế.
Than hoạt dùng khi tinh chế với mục đích loại các chất màu, nhựa... theo
cơ chế hấp phụ. Càng dùng nhiều than hoạt thì dung dịch sau khi lọc càng
trong kết tinh càng dễ và đẹp nhưng dược chất lại bị hấp thụ gây hao hụt khi
tinh chế. Để lựa chọn tỉ lệ than hoạt phù hợp, tôi làm 3 mẫu tinh chế với:
Cùng lượng Palmatin clorid thô dùng, cùng nguồn gốc từ 1 mẻ chiết, mỗi mẫu
lOg cùng nhiệt độ kết tinh, thời gian kết tinh, cùng các thao tác khi kết tinh.
Các mẫu chỉ khác nhau ở tỉ lệ than hoạt dùng so với lượng Palmatin
clorid thô:
- Mẫu 1: Dùng 0,2g than hoạt (2%).
- Mẫu 2: Dùng 0,3g than hoạt (3%).
- Mẫu 3: Dùng 0,5g than hoạt (5%).
Kết quả:
- Mẫu 1: Palmatin clorid thu được sau khikết tinh

1 lầncó khốilượng:

2 62g. Bộtkết tinh thu được vụn, có màu vàng sậm.Hiệu suất của quá trình
tinh chế: 26,20%.

19


- Mẫu 2: Lượng Palmatin clorid thu được: 2,618g, bột kết tinh dài, mượt,
màu vàng sáng. Hiệu suất của quá trình tinh chế: 26,18%
- Mẫu 3: Lượng Palmatin clorid thu được sau khi tinh chế là 2,380g. Bột
kết tinh dài mượt, vàng sáng. Hiệu suất của quá trình tinh chể 23,80%.
So sánh kết quả các mẫu trên thấy:

- Về hiệu suất: càng dùng nhiều than hoạt càng hao hụt nhiều dược chất,
hiệu suất càng giảm. Mẫu 1 và 2 tương đương nhau.
- Về cảm quan của chế phẩm thu được sau tinh chế: Dùng càng nhiều
than hoạt chế phẩm có màu càng vàng sáng, tinh thể dài, đẹp. Mẫu 1: Chế
phẩm màu xấu, hình dạng tinh thể không đều, đẹp. Mẫu 2 và 3 đẹp gần như
nhau.
Từ các phân tích trên chúng tôi chọn tỉ lệ than hoạt dùng là 3% so với
lượng Palmatin clorid thô.
Như vậy qua khảo sát tôi xác định được các thông số thích hợp sau:
- Phương pháp chiết là ngâm lạnh trong cồn ethylic ở nhiệt độ phòng
trong Ỉ6h.
- Kết tinh Palmatin clorid ở 4°c trong 24h.
- Tỷ lệ thân hoạt dùng là 3% so với lượng Palmatin clorid thô.

2.2.2. Nghiên cứu khảo sát các phép định tính.
Sau khi chiết xuất bằng phương pháp và qui trình đã được xác định,
lượng Palmatin clorid thu được chúng tôi đem dùng làm chế phẩm để khảo sát
các phép định tính.
Các phép định tính tôi khảo sát là:
- Các phản ứng hoá học
- Sắc kỷ lớp mỏng
- Đo phổ hấp thụ tử ngoại - khả kiến
- Xác định phổ hấp thụ hồng ngoại.
- Xác định nhiệt độ nóng chảy.

20


Trong đó đi sâu nghiên cứu về phương pháp định tính bằng sắc ký lớp
mỏng và đo phổ hấp thụ tử ngoại, khả kiến.


2.2.2.I. Khảo sát các phản ứng hoá học:
Các phản ứng hoá học chúng tôi khảo sát là các phản ứng đã có trong
tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam I, bao gồm:
a. Phản íttig tạo muối Palmatin nitrat kết tủa
-

Cân lg chế phẩm, hoà tan vào 100ml nước lắc kỹ và đun nóng cách

thuỷ cho tan. Lấy 5ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm lml dung dịch
acid nitric (TT).
Kết quả: Xuất hiên tủa tinh thể màu vàng (Palmatin nitrat).
b. Phản íũig của nhóm methoxy: tạo phức với aceton:
Lấy 5ml dung dịch 1% chế phẩm trong nước. Thêm lm l dung dịch Natri
hydroxyd (TT), dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ (do tạo thành
Palmatinal). Thêm 6 giọt aceton (TT), dung dịch trở nên đục, để yên có tủa
vàng lắng xuống (Do tạo thành phức anhydro Palmatin aceton).
c. Phẩn ứĩig của ion cỉorid.
Lấy 2ml dung dịch 1% chế phẩm trong nước, thêm acidnitric (TT) tới khi
không còn tạo thêm kết tủa nữa. Lọc bỏ tủa lấy dịch, thêm 1 giọt dung dịch
bạc nitrat (TT), xuất hiện tủa trắng lổn nhổn (Bạc clorid). Lấy một ít tủa cho
vào ống nghiêm, thêm lm l dung dịch amoniac (TT) tủa sẽ tan ra.

222.2. Nghiên cứu phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Các phản ững hoá học trên đây đều có thể dương tính với Berberin do sự
tương đồng về cấu trúc hoá học giữa Palmatin và Berberin, do đó sắc ký lớp
mỏng có thể giúp phân biệt hai chất.
Khi tiến hành sắc kỷ lớp mỏng, tôi đề ra các mục tiêu sau:
- Tun hê sắc ký để tách được Palmatin và Berberin. Với hệ sắc kỷ này,
xác định sơ bộ sự có mặt hay không của Berberin trong chế phẩm.

- Tim hệ sắc ký để tách được các tạp chính đi kèm palmatin.

21


Trong các alcaloid của dược liệu Hoàng Đằng, ngoài Palmatin là alcaloid
chính còn có sự có măt của các alcaloid khác bao gồm: Jatrorhizin (khoảng
0,1%), Columbamin (khoảng 0,01%) và vết Berberin [8].
Để tiến hành sắc ký cần có các chất chuẩn:
- Palmatin clorid chuẩn
- Berberin clorid chuẩn
Do không có Jatrorhizin và Columbamin chuẩn, nên chúng phải dùng sắc
ký điều chế với hệ dung môi là hệ tách các tạp từ Alcaloid toàn phần Hoàng Ịj_ ý Đằng lấy Jatrorhizin và Columbamin.
a.Tìm hệ dung môi đ ể tách Palmatin và Berberin:
Căn cứ vào các hệ dung môi dùng để sắc ký đối với các alcaloid có nhân
isoquinolein kiểu protoberberic chúng tôi tiến hành khảo sát với các hệ dung
môi sau:
Hệ 1: Amoniac 10%: Ethanol tuyệt đối [1 :2 ]
Hệ 2: Cloroform: methanol: amoniac đậm đặc [14: 7: 1]
Hệ 3: n - Butanol: acid acetic băng: nước [7: 1: 2]
Hệ 4: Methanol: amoniac đậm đặc: nước [ 8 : 1 : 1 ]
Với mỗi hê dung môi khi sắc ký với mỗi bản sắc ký, chúng tôi chấm 3 vết
riêng biệt:
- Vết 1: Palmatin clorid chuẩn
- Vết 2: Berberin clorid chuẩn
- Vết 3: Chấm Palmatin clorid chuẩn và Berberin clorid chuẩn.
Các chất chuẩn được pha trong ethanol với nồng độ 0,1%, lượng dung
dịch chấm là 3ụ.l.
Bản mỏng sắc ký là bản mỏng tráng sẵn Silicagen GF 254 của hãng
Merck (kích thước 5 X 12cm).


22


×