CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT
I. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 1: Đề nghị ông/bà cho biết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nam, nữ muốn kết hôn với nhau
phải tuân theo điều kiện nào ?
Câu hỏi 2: Đề nghị ông/bà cho biết trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào bị cấm kết hôn?
Câu hỏi 3: Đề nghị cho biết cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt
Nam?
Câu hỏi 4: Đề nghị ông/bà cho biết thủ tục đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Câu hỏi 5: Đề nghị ông/bà cho biết nghĩa vụ và quyền của vợ và chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Câu hỏi 6: Đề nghị ông/bà cho biết nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
Câu hỏi 7: Đề nghị ông/bà cho biết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng
được thực hiện giữa những người nào?
Câu hỏi 8: Đề nghị ông/bà cho biết con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha
mẹ không, nếu có thì phải thực hiện trong trường hợp nào? Nếu không thực hiện thì pháp luật xử lý như thế nào?
Câu hỏi 9: Theo ông/bà sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con chưa thành niên chỉ phải có nghĩa vụ cấp
dưỡng, không có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, đúng hay sai?
Câu hỏi 10: Có người nói rằng, trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng ai kiếm được nhiều tiền hơn thì khi ly hôn
người kiếm được nhiều tiền hơn sẽ được chia phần tài sản chung nhiều hơn.
Câu hỏi 11: Đề nghị ông/bà cho biết, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân
và gia đình cần vận động xoá bỏ như thế nào?
Câu hỏi 12: Đề nghị ông/bà cho biết, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định các phong tục, tập quán lạc hậu, trái với quy
định của Luật Hôn nhân và Gia đình, bị nghiêm cấm áp dụng như thế nào?
II. LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 13: Đề nghị ông/bà cho biết các hành vi bị nghiêm cấm được Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định như
thế nào?
Câu hỏi 14: Đề nghị ông/bà cho biết trách nhiệm của người dân về bảo vệ biên giới quốc gia được pháp luật quy định
như thế nào?
Câu hỏi 15. Đề nghị ông/bà cho biết các hoạt động bị nghiêm cấm ở khu vực cửa khẩu biên giới đất liền được pháp
luật quy định như thế nào?
III. LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006:
Câu hỏi 16: Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006, các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Câu hỏi 17: Đề nghị ông/bà cho biết Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế và
các hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như thế nào?
Câu hỏi 18: Đề nghị ông/bà cho biết việc người chồng không quan tâm, chia sẻ với vợ công việc gia đình mà để một
mình vợ tự xoay sở có vi phạm Luật bình đẳng giới năm 2006 hay không? Các hành vi vi phạm pháp luật về bình
đẳng giới trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Câu hỏi 19: Đề nghị ông/bà cho biết trách nhiệm của gia đình trong lĩnh vực bình đẳng giới được Luật Bình đẳng giới
năm 2006 quy định như thế nào?
Câu hỏi 20: Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực
bình đẳng giới như thế nào ?
IV. PHÁP LỆNH DÂN SỐ NĂM 2003 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 21: Theo quy định của Pháp lệnh Dân số năm 2003, công dân có quyền và nghĩa vụ gì về công tác dân số?
Câu hỏi 22: Đề nghị ông/bà cho biết trong công tác dân số, những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Câu hỏi 23: Đề nghị ông/bà cho biết theo quy định của pháp luật về dân số, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân thực hiện kế
hoạch hóa gia đình có các quyền và nghĩa vụ gì?
Câu hỏi 24: Đề nghị ông/bà cho biết pháp luật về dân số quy định điều kiện nào đối với người sử dụng biện pháp
trách thai?
Câu hỏi 25: Nhà nước ta chủ trương khuyến khích các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhằm nâng cao chất lượng dân số.
Đề nghị ông/bà cho biết các biện pháp hỗ trợ sinh sản được pháp luật quy định như thế nào?
V. LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NĂM 2006 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 26: Đề nghị ông/bà cho biết người được trợ giúp pháp lý là những ai?
Câu hỏi 27: Đề nghị ông/ bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định người được trợ giúp pháp lý có các
quyền và nghĩa vụ gì?
Câu hỏi 28: Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi gì?
Câu hỏi 29: Đề nghị ông/bà cho biết Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định về các lĩnh vực trợ giúp pháp lý như
thế nào?
Câu hỏi 30: Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định các hình thức trợ giúp pháp lý như thế
nào?
I. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 1: Đề nghị ông/bà cho biết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nam, nữ muốn kết hôn với
nhau phải tuân theo điều kiện nào ?
Đáp án: Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện
sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từmười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được
cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia
đình, bao gồm:
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho nam và nữ đến tuổi được kết hôn, Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau: Nam đang ở tuổi 20,
nữ đang ở tuổi 18 thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tuổi kết hôn của nam và nữ được quy định tại Điều 4 Nghị định số 32/2002/NĐCP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số như
sau: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn để bảo đảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho
các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình. UBND xã, phường, thị trấn,
Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các Già làng, Trưởng bản và các vị chức sắc tôn giáo thực
hiện tuyên truyền vận động người dân xoá bỏ phong tục, tập quán kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 (tảo hôn).
Câu hỏi 2: Đề nghị ông/bà cho biết trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào bị cấm kết hôn
1. Người đang có vợ hoặc có chồng.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người bị nhiễm HIV/AIDS.
4. Giữa những người cùng giới tính.
Đáp án:
Phương án trả lời đúng:
-1
-2
-4
- Căn cứ pháp luật:Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
Câu hỏi 3: Đề nghị cho biết cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam trên lãnh
thổ Việt Nam
Đáp án: Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Câu hỏi 4: Đề nghị ông/bà cho biết thủ tục đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào
Đáp án: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ thì thủ
tục đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như sau:
1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân
dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác,
thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác
nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình
trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý
muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy
chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn
được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Câu hỏi 5: Đề nghị ông/bà cho biết nghĩa vụ và quyền của vợ và chồng được pháp luật quy định như thế nào
Đáp án:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, vợ và chồng có các nghĩa vụ và quyền cơ bản sau đây:
- Nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (Điều 2).
- Nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội (Điều 2).
- Chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18).
- Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng (Điều 19).
- Lựa chọn nơi cư trú (Điều 20).
- Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21).
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép hoặc cản trở nhau theo hoặc không
theo một tôn giáo nào (Điều 22).
- Nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau lựa chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn,
nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người (Điều
23).
- Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng (Điều 24).
- Quyền sở hữu chung đối với tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung hoặc đối với những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (Điều 27).
- Quyền thừa kế tài sản của nhau (Điều 31).
- Quyền có tài sản riêng (Điều 32).
Câu hỏi 6: Đề nghị ông/bà cho biết nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
Đáp án:
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con được quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Cụ thể như
sau:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo
đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức
lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội.
Câu hỏi 7: Đề nghị ông/bà cho biết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện giữa những người nào
Đáp án: Theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa
cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định
của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Câu hỏi 8: Đề nghị ông/bà cho biết con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho cha mẹ không, nếu có thì phải thực hiện trong trường hợp nào? Nếu không thực hiện thì pháp luật xử lý
như thế nào?
Trả lời:
Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với cha mẹ theo quy định của
pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 152
của Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Câu hỏi 9:Theo ông/bà sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi conchưa thành niên chỉ phải có nghĩa vụ
cấp dưỡng, không có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, đúng hay sai
Đáp án: Sai
- Căn cứ pháp luật:Khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc
đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.”
Câu hỏi 10:Có người nói rằng, trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng ai kiếm được nhiều tiền hơn thì khi
ly hôn người kiếm được nhiều tiền hơn sẽ được chia phần tài sản chung nhiều hơn.
Theo ông/bà, quan điểm này có đúng với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không? Vì sao
Đáp án: Quan điểm trên là không đúng với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Căn cứ pháp luật:Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định như sau: Việc chia tài sản chung
được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
“Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài
sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong
gia đình được coi như lao động có thu nhập”.
Do vậy, trong trường hợp người vợ không đi làm mà ở nhà làm công việc gia đình, chăm sóc con cái thì pháp luật
vẫn coi như lao động có thu nhập, có công trong quá trình tạo dựng tài sản chung.
Câu hỏi 11:Đề nghị ông/bà cho biết, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc
áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định các phong tục, tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ như thế nào
Đáp án: Theo quy định tại phần I, Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của
Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, các phong tục, tập quán lạc
hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ gồm:
1. Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (tảo hôn).
2. Việc đăng ký kết hôn không do ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Cưỡng ép kết hôn do xem "lá số" và do mê tín, dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc và tôn giáo.
4. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
5. Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ, thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố,
mẹ vợ.
6. Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con
trai và con gái.
7. Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.
Câu hỏi 12:Đề nghị ông/bà cho biết, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc
áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số quy định các phong tục, tập quán lạc hậu, trái
với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, bị nghiêm cấm áp dụng như thế nào
Đáp án: Theo quy định tại phần II, Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của
Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, các phong tục, tập quán lạc
hậu, trái với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, bị nghiêm cấm áp dụng bao gồm:
1. Chế hộ hôn nhân đa thê.
2. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có liên quan dòng họ trong phạm vi ba
đời.
3. Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
4. Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché ... để dẫn
cưới).
5. Phong tục "nối dây" : Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố
(Levirat); khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của vợ quá cố (Sororat).
6. Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông goá vợ, nếu kết hôn với người khác, thì phải trả lại tiền
cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
7. Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.
II. LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 13:Đề nghị ông/bà cho biết các hành vi bị nghiêm cấm được Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy
định như thế nào
Trả lời:
Theo Điều 14 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ biên giới quốc
gia bao gồm :
- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự
nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công
trình biên giới;
- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc
gia;
- Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm
về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá
khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
- Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các
chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn
hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Câu hỏi 14:Đề nghị ông/bà cho biết trách nhiệm của người dân về bảo vệ biên giới quốc gia được pháp luật
quy định như thế nào
Trả lời: Điều 29, Điều 31 Luật Biên giới quốc gia và Điều 32 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định trách nhiệm của người dân về bảo vệ
biên giới quốc gia như sau:
- Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
- Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia
hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi
gần nhất.
- Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước
hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.
- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các
hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng
hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý
theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 15:Đề nghị ông/bà cho biết các hoạt động bị nghiêm cấm ở khu vực cửa khẩu biên giới đất liền được
pháp luật quy định như thế nào
Đáp án: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa
khẩu biên giới đất liền thì các hoạt động bị nghiêm cấm ở khu vực cửa khẩu được quy định như sau:
- Các hành vi làm thay đổi dấu hiệu, hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của
sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới và các công trình thiết bị khác, các loại biển báo khu vực cửa khẩu,
vành đai biên giới, vùng cấm.
- Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả; tổ chức, dẫn đường, chuyên trở người xuất cảnh nhập cảnh trái phép.
- Kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây mất trật tự công cộng, không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm
tra, kiểm soát các lực lượng quản lý chuyên ngành; sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tuyên truyền tài liệu, sách báo,
văn hoá phẩm độc hại.
- Buôn lậu, vận chuyển hoặc sử dụng trái phép hàng hoá, tiền tệ, các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại,
chất phóng xạ, ma tuý và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Dùng phương tiện đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
- Người, phương tiện ra, vào khu vực cửa khẩu không đủ giấy tờ và chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định.
- Vứt bỏ các loại chất thải làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật hiện hành.
III. LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2006:
Câu hỏi 16Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006, các hành vi nào bị nghiêm cấm
Đáp án:
Điều 10 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã qui định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
3. Bạo lực trên cơ sở giới;
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, thì phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không
công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình.
Câu hỏi 17:Đề nghị ông/bà cho biết Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định về bình đẳng giới trong lĩnh vực y
tế và các hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như thế nào?
Đáp án:
Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định cụ thể các nội dung mà nam, nữ bình đẳng với nhau, trong đó có bình đẳng
giới trong lĩnh vực y tế. Điều 17 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định cụ thể bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản
và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng,
chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Theo qui định tại khoản 7 Điều 40 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, thì các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Câu hỏi 18Đề nghị ông/bà cho biết việc người chồng không quan tâm, chia sẻ với vợ công việc gia đình mà
để một mình vợ tự xoay sở có vi phạm Luật bình đẳng giới năm 2006 hay không? Các hành vi vi phạm pháp
luật về bình đẳng giới trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Đáp án:
Việc người chồng không quan tâm chia sẻ công việc gia đình với vợ mà bỏ mặc cho vợ làm các công việc này là vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới. Khoản 5 Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định quyền bình đẳng giới
trong gia đình như sau: Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.
Theo qui định tại Điều 41 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì các hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong gia đình
là:
1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở
hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia
đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên
thuộc một giới nhất định.
Câu hỏi 19: Đề nghị ông/bà cho biết trách nhiệm của gia đình trong lĩnh vực bình đẳng giới được Luật Bình
đẳng giới năm 2006 quy định như thế nào
Đáp án:
Thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới trong gia đình là góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh
phúc. Do vậy, Điều 33 Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định trách nhiệm của gia đình trong lĩnh vực bình đẳng giới
như sau:
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình
đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động
khác.
Câu hỏi 20:Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của công dân trong
lĩnh vực bình đẳng giới như thế nào ?
Đáp án:
Để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống và có hiệu quả thực sự, phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự
tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã hội. Trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp mà là trách nhiệm chung của mỗi gia đình, mỗi
công dân. Chính vì vậy mà Điều 34 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực
bình đằng giới như sau:
1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;
3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
IV. PHÁP LỆNH DÂN SỐ NĂM 2003 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 21:Theo quy định của Pháp lệnh Dân số năm 2003, công dân có quyền và nghĩa vụ gì về công tác dân
số
Đáp án: Điều 4 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định công dân có quyền và nghĩa vụ sau đây về công tác dân số:
1. Công dân có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin về dân số;
- Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp
luật;
- Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;
- Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia
đình;
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố
dân cư, nâng cao chất lượng dân số;
- Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.
Câu hỏi 22:Đề nghị ông/bà cho biết trong công tác dân số, những hành vi nào bị nghiêm cấm
Đáp án: Theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số
104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Pháp lệnh Dân số thì các hành vi bị nghiêm cấm là:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bao gồm:
- Đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn
con trai hoặc toàn con gái.
- Ép buộc, áp đặt sử dụng biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con
gái.
- Gây khó khăn cho người tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân
bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức
tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
- Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu,
gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
- Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc
và các biện pháp khác.
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá
hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành:
- Phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật hiện
hành.
- Phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận
bằng văn bản.
- Phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi
trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.
- Phương tiện tránh thai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam.
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số không chính xác, sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện công
tác dân số, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác.
- Lợi dụng tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu,
vật phẩm hoặc có các hành vi khác trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
6. Nhân bản vô tính người.
Câu hỏi 23:Đề nghị ông/bà cho biết theo quy định của pháp luật về dân số, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân thực
hiện kế hoạch hóa gia đình có các quyền và nghĩa vụ gì
Đáp án: Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Điều 17 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định quyền và nghĩa vụ
của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình như sau:
1. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
- Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình
trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ
sở bình đẳng.
- Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.
- Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
- Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
- Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát
sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ
chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Câu hỏi 24:Đề nghị ông/bà cho biết pháp luật về dân số quy định điều kiện nào đối với người sử dụng biện
pháp trách thai
1. Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
2. Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai.
3. Không có chống chỉ định về y tế.
4. Cả ba điều kiện trên.
Đáp án:Phương án trả lời đúng: Phương án 4
- Căn cứ pháp luật:Điều 21 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh
thai như sau:
- Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
- Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai.
- Không có chống chỉ định về y tế.
Câu hỏi 25:Nhà nước ta chủ trương khuyến khích các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhằm nâng cao chất lượng
dân số. Đề nghị ông/bà cho biết các biện pháp hỗ trợ sinh sản được pháp luật quy định như thế nào
Đáp án: Điều 23 Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Điều 25, Điều 26 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9
năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định các
biện pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
1. Kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn:
- Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di
truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
- Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ
cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền:
- Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về
gen; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần
được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con.
- Cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp xã, phường có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho
những người có nguy cơ cao về bệnh di truyền đi kiểm tra bệnh di truyền.
- Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khỏe và bệnh di truyền có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra, tư vấn cho người
được kiểm tra hoặc người trong gia đình của người được kiểm tra về ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc sinh con,
nuôi con và bảo đảm bí mật kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ
trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
V. LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NĂM 2006 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH:
Câu hỏi 26:Đề nghị ông/bà cho biết người được trợ giúp pháp lý là những ai
Đáp án: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định
của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp
luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo
đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý thì người
được trợ giúp pháp lý bao gồm:
1. Người nghèo được trợ giúp pháp lý: Là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
2. Người có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
c) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
đ) Bệnh binh;
e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
g) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
h) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
i) Người có công giúp đỡ cách mạng;
k) Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
3. Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa.
4. Người tàn tật được trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu
hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành
vi dân sự mà không có nơi nương tựa.
5. Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.
6. Người dân tộc thiểu số được thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo
quy định của pháp luật.
7. Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
Câu hỏi 27:Đề nghị ông/ bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định người được trợ giúp pháp lý
có các quyền và nghĩa vụ gì
Đáp án: Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý như
sau:
1. Quyền của người được trợ giúp pháp lý:
1.1 Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu trợ giúp pháp lý.
1.2. Lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.
1.3. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
1.4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
1.5. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1.6. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.
2. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý:
2.1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
2.2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của
thông tin, tài liệu đó.
2.3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
2.4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về một vụ việc đang được tổ
chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp.
2.5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Câu hỏi 28:Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nghiêm cấm người được trợ giúp pháp
lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi gì
Đáp án: Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, những hành vi sau đây của người được
trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý bị nghiêm cấm:
1. Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;
2. Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
3. Cản trở hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Câu hỏi 29:Đề nghị ông/bà cho biết Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định về các lĩnh vực trợ giúp pháp lý
như thế nào
Đáp án: Theo quy định tạiĐiều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, các lĩnh vực trợ giúp pháp lý bao gồm:
1. Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
2. Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
3. Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em.
4. Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính.
5. Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.
6. Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm.
7. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác.
8. Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực
tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu hỏi 30:Đề nghị ông/bà cho biết, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định các hình thức trợ giúp pháp lý
như thế nào
Đáp án: Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định các hình thức trợ giúp pháp lý sau đây:
1. Tư vấn pháp luật.
2. Tham gia tố tụng.
3. Đại diện ngoài tố tụng.
4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Read more: />