Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐÁP ÁN BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2013 (Đề thi số 10) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.98 KB, 5 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BCĐ CUỘC THI TÌM HIỂU PLLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2013
(Đề thi số 10)
Họ và tên người dự thi: Nam (nữ):
Địa chỉ:
Ngày tháng năm sinh: Điện thoại liên hệ:
I.Phần trắc nghiệm: (08 câu) Người dự thi trả lời bằng cách lựa chọn trong các
phương án 1 cau trả lời đúng và khoanh tròn vào ký tự a, hoặc b, hoặc c, hoặc d ở
đầu phương án đó.
Câu 1: Người đến tuổi lao động là người từ đủ tuổi nào dưới đây:
a. 15 tuổi
b. 18 tuổi
c. 20 tuổi
Câu 2: Thế nào là cưỡng bức lao động?
a. Là việc dùng vũ lực buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
b. Là việc đe dọa dùng vũ lực nhằm buộc người khác lao độngtrái ý muốn của họ.
c. Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người
khác lao động trái ý muốn của họ.
Câu 3: Người sử dụng lao động bị nghiêm cấm các hành vi nào dưới đây?
a. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn
nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập
và hoạt động công đoàn.
b. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
c. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng
dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 4: Người lao động có quyền làm việc nào dưới đây:


a. Được làm việc cho một người sử dụng lao động và ở một số nơi nhất định.
b. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà
pháp luật không cấm;
c. Được làm việc cho bấtkỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào;
Câu 5: Cán bộ công đoàn không chuyên trách sử dụng thời gian theo quy định của
pháp luật để làm công tác công đoàn có được đơn vị sử dụng lao động trả lương
không?
a. Không được trả.
b. Được trả lương.
c. Tùy thuộc 2 bên thỏa thuận.
Câu 6: Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm
kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì có được gia hạn hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc không?
a. Không được gia hạn, phải thựchiện theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã
ký kết.
b. Tùy theo hai bên thỏa thuận.
c. Được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
Câu 7: Người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 36
tháng khi đăngký thất nghiệp thì thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp là:
a. 03 tháng
b. 06 tháng
c. 09 tháng
Câu 8: Ai có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp ?
a.Người sử dụng lao động, người lao động.
b. Cơ quan Bảo hiểm xã hội.
c. Nhà nước và công đoàn.
II. Phần Tình huống: (01 câu)
Câu 9: Tôi đã đóng BHXH từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2009, tôi nghỉ việc và dự
kiến sinh vào cuối tháng 6/2010 hoặc đầu tháng 7/2010. Vậy tôi có được trợ cấp thai

sản không? Nếu tôi muốn hưởng trợ cấp thai sản thì phải đóng BHXH đến tháng
mấy thì mới được hưởng. Thủ tục gồm những gì và nộp ở đâu?
Trả lời:
Căn cứ: “LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM
2006”, tôi xin trả lời bạn như sau:
• Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- Bạn thuộc nhóm đối thượng được quy định trong Mục b, Khoản 1, Điều 28 luật
BHXH. Do đó, bạn được hưởng chế độ thai sản khi tiếp tục thỏa mãn Khoản 2,
Điều 28.
- Theo Khoản 2, Điều 28, bạn được hưởng chế độ thai sản nếu đóng bảo hiểm
xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh
con.
- Theo dự định của bạn, 12 tháng trước khi sinh được tính vào khoảng cuối
tháng 6/2019 hoặc đầu tháng 7/2019. Kể từ thời điểm này, bạn cần tiếp tục
đóng BHXH cho đủ 6 tháng tiếp theo, nghĩa là đến cuối tháng 12/2009 hoặc
đầu tháng 1/2010. Khi đó bạn mới đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thai sản.
• Thủ tục hưởng chế độ thai sản:
Theo Điều 113, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.
3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với
người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có
phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử
dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.
• Về việc nộp thủ tục:
Theo Khoản 1, Điều 117, bạn có thể nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, người sử
dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ cho bạn.

III. Phần tự luận: 01 câu
Câu 10: Anh (chị) hãy trình bầy sự hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ của
người lao động theo qui định của Bộ luật Lao động2012 có hiệu lực 2013. Hãy liên
hệ thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động ở cơ quan nơi anh
(chị) đang làm việc.
Trả lời:
• Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Điều 5, Bộ Luật Lao Động số
10/2012/QH13 ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm
2013đã quy định như sau:
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ
nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với
người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm
về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương
và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử
dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của
người sử dụng lao động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo
hiểm y tế.
• Liên hệ thực tế tại …:

Trong những năm qua, … đã đảm bảo tốt các quyền của người lao động và tạo
điều kiện để người lao động được thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Cán bộ, nhân viên được phân công chuyên môn phù hợp với chuyên môn đào
tạo và điều kiện thực tế, được tạo điều kiện đi học, tham gia chuyên đề…. nâng
cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.
- Hưởng lương, tăng lương theo đúng ngạch bậc quy định; được bảo hộ lao
động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể
trong ngày lễ tết, tham quan….
- Được tạo điều kiện gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với
người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại làm
việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội
quy của người sử dụng lao động;
- Nhân viên được thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể theo
quy định.
- 100% nhân viên chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự
điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
- 100% nhân viên thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và
pháp luật về bảo hiểm y tế.
Ghi chú: Khuyến khích Người dự thi mở rộng dung lượng bài thi của mình bằng
cách trình bày nhiều trang, đóng quyển kèm theo tranh ảnh minh họa.

×