SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỄ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY BÀI MỚI MÔN ÂM NHẠC LỚP 2
I/ĐẶT VẤN ĐỀ.
Khi âm nhạc được xem là một môn học bắt buộc trong nhà trường, do vậy Âm nhạc
là một môn học mang tính nghệ thuật, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó
không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học
phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều
này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho các em
những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thực tế qua các bài
hát học trên lớp giúp các em nhận thức đúng về bản thân, biết yêu thương ông bà, cha
mẹ, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, những ca từ thể hiện ở mỗi giai điệu bài hát
kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm nhận và hiểu biết thêm về môn nghệ
thuật mà các em đã học.
Một trong những nội dung để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất mỗi bài hát,
đọc đúng cao độ, trường độ một bài hát là phần rất quan trọng, ở bài mới nên tôi luôn
quan tâm đến phương pháp, dạy như thế nào học sinh dể hiểu? dạy như thế nào học
sinh dể học? và dạy như thế nào để học sinh hào hứng và phát huy hết khả năng trong
giờ học đây là vấn đề mà giáo viên nào cũng cần quan tâm đến.
+ Thực trạng hiện nay trong giờ học Âm nhạc học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi
hát bài mới,
+ Giáo viên chưa mạnh dạng áp dụng phương pháp mới nên học sinh chưa phát huy
hết khả năng của mình trong giờ học.
+ Khi giảng dạy ở hai lớp tôi thấy học sinh chưa mạnh dạng và tự tin trong việc hát
bài mới nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm khắc phục tình trạng trên.
*Nguyên nhân khách quan:
-Do học sinh ít tiếp súc với Âm nhạc như nghe được giai điệu bài hát đã học hoặc
chưa học, ít xem chương trình biểu diễn văn nghệ do xã thị trấn tổ chức, ít tham gia
các hoạt động văn nghệ của trường tổ chức.
*Nguyên nhân chủ quan
-Giáo viên chưa mạnh dạng áp dụng phương pháp mới.
1
-Giáo viên xem nhẹ tầm cử giọng của học sinh.
-Gia đình chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc của con em mình
II/Giải quyết vấn đề
A/ Đối với học sinh
-Tham gia phong trào hoạt động văn nghệ thường xuyên vào các ngày lễ
-Tham gia các buổi hát dân ca do trường tổ chức vào các buổi trong tuần
-Khi bắt đầu vào việc dạy bài mới giáo viên cần cho học sinh nghe giai điệu bài hát
một đến hai lần qua băng đĩa sau đó giáo viên hát mẫu và làm động tác phụ hoạ để
gây sự chú ý cho học sinh qua đó học sinh nắm được giai điệu bài hát và hình thành
một giai điệu bài mới trong trí nhớ cụ thể. Hơn nữa khi nghe giai điệu bài hát và nhìn
thấy động tác phụ họa các em hiểu được nội dung và thực hiện tốt yêu cầu của bài học
cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu của bài hát mới.
Bên cạnh đó giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt có hệ thống, hướng dẫn cụ
thể, dể hiểu nhưng lại hiệu quả. Để các em nắm bắt và tiếp thu nhanh kiến thức bài
học giáo viên nên cho 1 đến 2 học sinh nêu nội dung bài vừa học và có nhận xét của
học sinh sau đó giáo viên kết luận lại cụ thể nội dung bài
+Đối với học sinh có năng khiếu thì không việc gì nhưng học sinh không có năng
khiếu thì giáo viên cần có biện pháp sửa chữa kịp thời lấy lại cân bằng khi hát, giúp
các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt phân môn Âm nhạc
B/ Đối với giáo viên
-Cần mạnh dạn áp dụng phương pháp mới. để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây
hứng thú cho học sinh trước hết giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài
học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp
dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như
tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ giọng,
âm sắc, giai điệu của bài hát... Sang lớp 2, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao
hơn một bước. Vì vậy giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong
giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển
các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. để phát huy tính tích cực chủ động
tiếp thu bài mới.Trên cơ sở phương pháp truyền thống tôi mạnh dạn đưa ra định
hướng đổi mới: kế hoạch bài học cụ thể với hai nội dung: Học hát chương trình Âm
nhạc lớp hai theo hướng đổi mới như sau.
2
-Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh một giờ học âm nhạc nói chung và tập hát
bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao độ, trường
độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em,
để bảo vệ thanh đới và giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng
dẫn các em qua bước khởi động giọng, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện
thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu
đơn giản, khi các em hát cao độ có thay đổi vẫn không có ảnh hưởng gì đến thanh
quảng của cá em: ví dụ những mẫu luyện thanh sau
* Mẫu 1:
* Mẫu 2:
Và còn nhiều mẫu khác nữa.
-Qua hai mẫu luyện thanh trên phần nào củng cố lại chất giọng của các em khi hát
khỏi bị khô
-Bước tiếp theo dạy bài hát mới.
Khi dạy bài mới giáo viên cho học sinh nghe băng đĩa một đến hai lần để học sinh
quen dần với giai điệu bài mới, giáo viên hát mẫu một đến hai lần và cho chả lớp hát
một lần để giáo viên biết được tầm cử giọng của các em và bắt giọng chính xác hơn,
Ví dụ: hai câu hát trong bài chúc mừng snh nhật
3
Mừng ngày sinh một đoá hoa
Mừng ngày sinh một khúc ca…
-Hai câu tát trên có thể bắt giọng cao và củng có thể bắt giọng thấp, khi thấy học sinh
hát tốt ở tầm cử giọng nào thì giáo viên bắt giọng ở cử giọng đó
-Giáo viên thấy học sinh hát phù hợp với tầm cử giọng giáo viên mới dạy hát từng câu
đến hết bài
-Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây chỉ đưa ra
một số biện pháp mà theo tơi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương
pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thơng qua truyền miệng
từng câu. Để làm được điều này, sau khi đã giúp các em qua bước luyện thạnh khởi
động giọng, người giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động,
gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, ngồi những từ ngữ dùng để mơ tả những hình ảnh
sinh động trong bài hát ra, giáo viên phải cho các em nghe giai điệu bài hát thơng qua
băng, đĩa nhạc. Nhưng tốt hơn cả là giáo viên nên ghi sẵn phần đệm của bài hát vào
bộ nhớ của đàn và trực tiếp hát mẫu cho các em nghe, thậm chí còn cần phải thể hiện
cả các động tác phụ hoạ cho lời ca của bài hát mà sau này khi học song bài hát này
các em có thể thực hiện được như giáo viên đã làm mẫu. Như vậy các em cảm nhận
được giai điệu, tính chất của bài hát. Hơn nữa việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn
gây được sự hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức
chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của
bài hát là việc làm khơng thể thiếu được, ở giai đoạn này việc giải nghĩa và luyện đọc
những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Việc đọc lời ca theo tiết
tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo
viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay
nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
-Khi dạy một bài hát mới giáo viên cần lấy giọng của học sinh làm chuẩn, để làm
được điều đó là một trong nhiều yếu tố quan trọng, giáo viên phải truyền tải chính xác
nội dung và giai điệu các bài hát đến các em, giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca,
cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong
giai điệu từng bài hát, có như vậy học sinh mới thể hiện hết nội dung của b hát. Để
các em hát khơng bị khơ như trước. Trước tiên giáo viên phải xác định đúng tầm cữ
giọng phù hợp với lứa tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm
thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhautrong mỗi
bài hát. Ngồi việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học sinh, để các em có hứng
4
thú trong học tập, giáo viên cần tạo cho các em có một tư thế thoải mái, một hứng thú
tràn đầy khi học Âm nhạc.
- Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng
dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy
học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ, chủ yếu là
dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết quả đạt
được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức
của bộ môn này
Dựa vào cơ sở và lý luận tôi đã có cùng thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học tôi
đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh 2 lớp 2A và 2B. Bằng
việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và
sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các
em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến
thức.
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ môn
Âm nhạc không? Vì sao thích? Vì sao không? Kết qua thu đươc như sau:
STT
1
2
3
NGUYÊN NHÂN
Do môn Âm nhạc hấp dẫn,
dễ học
Do môn Âm nhạc khó nhớ,
hay quên
Do thầy dạy hay, dễ hiểu
KẾT QUẢ
LỚP 2A
LỚP 2B
15/30 HS = 50,0%
13/28HS = 46,4%
5/30 HS = 16,7%
6/28 HS = 21,4%
10/30 HS = 33,3%
9/28HS = 32,2%
Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học
tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài hát bên cạnh
những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái, vẫn còn một số em chưa
thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng gần đúng giai điệu. Việc thể
hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế. ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của
bài
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
5
Sau một năm giảng dạy thực tế, tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy âm nhạc
với các phương pháp theo các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập.
Do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt.
Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng, so sánh kết quả thu được như sau:
+ Kết quả bộ môn âm nhạc đầu năm khi giảng dạy bằng phương pháp cũ:
LỚP
SỐ HS
HOÀN THÀNH TỐT
(A+)
HOÀN THÀNH
(A)
CHƯA HOÀN THÀNH (B)
2A
30
5 HS = 16,7%
24 HS = 80,0%
1 = 3,3%
2B
28
4 HS = 14,3%
23 HS = 82,1%
1 = 3,6%
+ Kết quả bộ môn âm nhạc sau một năm áp dụng các phương pháp mới:
LỚP
SỐ HS
HOÀN THÀNH TỐT
(A+)
HOÀN THÀNH
(A)
CHƯA HOÀN THÀNH
(B)
2A
30
9 = 30,0%
21 = 70,0%
0 = 0%
2B
28
8 = 28,6%
20 = 71,4%
0 = 0%
Khi quan sát những con số thu đuợc, ta nhận thấy số học sinh xếp loại B đã
không còn nữa. Học sinh hoàn thành tốt đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đó mới chỉ phần
nào thấy những tiến bộ của cac em. Trong thực tế, các em đã yêu thích bộ môn âm
nhạc hơn, thích học hát, thích đọc nhạc hơn do đó kỹ năng ca hát của các em cũng
được nâng lên. Các hoạt động , phong trào văn hoá văn nghệ trong và ngoài nhà
trường cũng sôi nổi hơn, kết quả thu được cũng khả quan hơn.
Thực tế, năm học 2008- 2009 là năm học mà các phong trào văn hoá văn nghệ của
các em được phòng giáo dục và đào tạo, hội đồng Đội huyện Trần văn thời đặc biệt
quan tâm. Trong cuộc thi tiếng hát học sinh vừa qua, do có sự chuẩn bị chu đáo cùng
với khả năng ca hát vược trội, khả năng biểu diễn sinh động, các tiết mục thi hoa phượng
đỏ dả đạt được giải nhì cấp huyện khi tham gia phong tràocác em tự tin và hào hứng hơn
Khánh Bình Đông ngày 12 tháng 11 năm 2010
6
Nguyễn Minh Lẹ
7