Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

giáo trình pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 112 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC NễNG NGHIP H NI

ThS. V Vn Tun (Ch biờn)
Th.S TRịNH THị NGọC ANH - th.S Nguyễn Thị minh hạnh
cn. Lê thị thu hằng - cn. đỗ thị kim hơng
th.S nguyễn thị ngân - CN. Lê Thị yến

Giáo trình

Pháp luật đại cơng

H NI, 2009
Trng i hc Nụng nghip H Ni - Giỏo trỡnh Phỏp lut ủi cng .. .

1


MỤC LỤC
MỞ ðẦU

5

PHẦN A. ðẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

6

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

6


1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

6

1.1. Nguồn gốc ra ñời của nhà nước

6

1.2. Giới thiệu về nhà nước

9

1.3 Kiểu nhà nước

12

1.4. Hình thức nhà nước

14

1.5. Chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước

15

2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

18

2.1. Nguồn gốc ra ñời của pháp luật


18

2.2. Giới thiệu về pháp luật

19

2.3. Kiểu pháp luật

20

2.4. Hình thức pháp luật

24

2.5. Vai trò của pháp luật

27

Chương 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ CƠ BẢN

29

1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

29

1.1. Khái niệm, ñặc ñiểm của quy phạm pháp luật

29


1.2. Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật

30

2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT

31

2.1. Khái niệm, ñặc ñiểm của quan hệ pháp luật

31

2.2. Các bộ phận cấu thành quan hệ pháp luật

33

3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ

36

3.1. Thực hiện pháp luật

36

3.2. Vi phạm pháp luật

37

3.3. Trách nhiệm pháp lý


42

4. PHÁP CHẾ

45

4.1. Khái niệm pháp chế

45

4.2. Những nguyên tắc cơ bản của pháp chế

47

PHẦN B. ðẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

53

Chương 3. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

53

LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

53



NGHĨA VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và ñặc ñiểm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam

53

1.2. Chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

55

1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

58

2. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

66

2.1. Khái niệm và ñặc ñiểm pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

66

2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam

68

Chương 4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

75

1. LUẬT NHÀ NƯỚC (LUẬT HIẾN PHÁP)

75

1.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Nhà nước

75

1.2. Nội dung cơ bản của Luật Nhà nước

75

2. LUẬT HÀNH CHÍNH

78

2.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Hành chính

78

2.2. Nội dung cơ bản của Luật Hành chính

78

3. LUẬT DÂN SỰ


81

3.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Dân sự

81

3.2. Nội dung cơ bản của Luật Dân sự

81

4. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

86

4.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự

87

4.2. Nội dung cơ bản của Luật Tố tụng Dân sự

88

5. LUẬT HÌNH SỰ

91

5.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Hình sự

91


5.2. Nội dung cơ bản của Luật Hình sự

91

6. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

95

6.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Tố tụng Hình sự

95

6.2. Nội dung cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự

95

7. LUẬT KINH TẾ

98

7.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật kinh tế

98

7.2. Nội dung cơ bản của Luật Kinh tế

98

8. LUẬT TÀI CHÍNH


100

8.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Tài chính

100

8.2. Nội dung cơ bản của Luật Tài chính

100

9. LUẬT ðẤT ðAI

102


9.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật ðất ñai

102

9.2. Nội dung cơ bản của Luật ðất ñai

102

10. LUẬT LAO ðỘNG

103

10.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Lao ñộng

103


10.2. Nội dung cơ bản của Luật Lao ñộng

103

11. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ðÌNH

106

11.1. ðối tượng ñiều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia ñình

106

11.2. Nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia ñình

106

12. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

107

12.1. Luật Quốc tế (Công pháp Quốc tế)

107

12.2. Tư pháp Quốc tế

109

Tài liệu tham khảo


112


MỞ ðẦU
Phù hợp với mục tiêu ñào tạo con người “phát triển toàn diện…, có tổ chức, kỷ luật” và yêu cầu
“…ñưa giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn
trọng pháp luật”, các môn pháp luật ñã ñược ñưa vào giảng dạy, học tập tại trường ðại học Nông
nghiệp I, nay là trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Giai ñoạn ñầu, nội dung của môn học ñược
giảng viên xây dựng theo Giáo trình môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các trường
chuyên luật. Năm 2000, Bộ môn Pháp luật trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội biên soạn tập Bài
giảng môn Nhà nước và Pháp luật, tài liệu này ñược biên soạn lại năm 2004. Năm học 2007 - 2008,
Bộ môn biên soạn lại tài liệu môn học này trên cơ sở tham khảo nội dung môn học này tại Chương
trình Khung của Bộ Giáo dục và ðào tạo của các khối ngành tương ứng phục vụ cho chương trình
ñào tạo theo học chế tín chỉ.
Nhằm “ñẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học… trong ñó cần “chú trọng
việc chuẩn hoá nội dung, chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khoá…”,
Bộ môn Pháp luật soạn thảo Giáo trình môn học Pháp luật ñại cương, trong ñó, cấu trúc nội dung
chương trình môn học theo hai Môñun là Môñun ðại cương về nhà nước và pháp luật (gồm 02
chương) và Môñun ðại cương về Nhà nước và Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (gồm 02
chương). ðây là cách xây dựng chương trình môn học phù hợp với hình thức ñào tạo theo học chế tín
chỉ ñang và sẽ ñược áp dụng phổ biến trong hệ thống giáo dục bậc ñại học, sau ñại học Việt Nam.
Chương trình trên ñược phân công biên soạn như sau:
Chương 1 - Lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật: Th.s Vũ Văn Tuấn và CN ðỗ Thị Kim
Hương
Chương 2 - Một số khái niệm pháp lý cơ bản: Th.S Nguyễn Thị Ngân và CN ðỗ Thị Kim Hương
Chương 3 - Một số vấn ñề cơ bản về nhà nước và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: CN Lê Thị Yến và CN Nguyễn Thị Minh Hạnh.
Chương 4 - Hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Quốc tế:
Th.S Trịnh Thị Ngọc Anh và CN Lê Thị Thu Hằng

Giáo trình này là chương trình ñào tạo chính thức môn Pháp luật ñại cương của giảng viên, sinh
viên, học viên trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội từ năm học 2010 - 2011 và là tài liệu tham khảo
cho giảng viên, sinh viên các trường ñại học, cao ñẳng khác không chuyên luật.
Chúng tôi biện soạn giáo trình theo cách thức, cấu trúc, nội dung mới nên không tránh khỏi thiếu
sót. Rất mong quý thầy, cô giáo và sinh viên góp ý ñể chúng tôi hoàn thiện nội dung cuốn sách. Xin
chân thành cảm ơn.
BỘ MÔN PHÁP LUẬT

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

2


PHẦN A. ðẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

VÀ PHÁP LUẬT

Chương này gồm những nội dung sau:
- Lí luận cơ bản về nhà nước với các nội dung: Nguồn gốc ra ñời của nhà nước; Giới thiệu về
nhà nước; Kiểu nhà nước; Hình thức nhà nước; Chức năng nhà nước và Bộ máy nhà nước.
- Lí luận cơ bản về pháp luật với các nội dung: Nguồn gốc ra ñời của pháp luật; Giới thiệu về
pháp luật; Kiểu pháp luật; Hình thức pháp luật; Vai trò của pháp luật.
Mục tiêu của chương này là:
1. Người học nắm ñược lý luận về nguồn gốc ra ñời, khái niệm, ñặc ñiểm, bản chất, kiểu và hình
thức nhà nước.
2. Người học nắm ñược lý luận về nguồn gốc ra ñời, khái niệm, ñặc ñiểm, bản chất, vai trò, kiểu
và hình thức pháp luật.

3. Thông qua lý luận về quá trình hình thành và pháp triển của nhà nước và pháp luật, người học
liên hệ với nhà nước và pháp luật Việt Nam ở những nội dung cơ bản.
1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

1.1. Nguồn gốc ra ñời của nhà nước
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, có rất nhiều quan ñiểm và học thuyết khác nhau
giải thích về nguồn gốc ra ñời của nhà nước:
Những người theo thuyết thần quyền cho rằng: nhà nước là do thượng ñế, chúa trời, ñấng tối cao
ñặt ra ñể duy trì và bảo vệ trật tự chung của xã hội, do vậy, nhà nước là lực lượng siêu nhiên và
quyền lực nhà nước là vĩnh cửu.
Theo thuyết gia trưởng, nhà nước xuất hiện là kết quả phát triển của gia ñình, nhà nước có trong
mọi xã hội và quyền lực của nhà nước giống như quyền gia trưởng của người ñứng ñầu gia ñình.
Thuyết khế ước cho rằng: con người sống trong trạng thái tự nhiên ñều có tự do, bình ñẳng nhưng
mỗi người không tự bảo vệ ñược quyền lợi của mình một cách ñộc lập, vì vậy, họ ñã cùng nhau ký kết
một khế ước xã hội ñể tổ chức ra nhà nước, sử dụng nhà nước bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong
cộng ñồng. Như vậy, nhà nước xuất hiện là kết quả của một sự thỏa thuận xã hội (khế ước) giữa những
con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội.
Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất nhà nước như thuyết nhà nước
phúc lợi chung, nhà nước kỹ trị, nhà nước hậu công nghiệp…
Các học thuyết trên ñều mang tính chủ quan, ñều vô tình hoặc cố ý lảng tránh bản chất giai cấp
của nhà nước nên chưa giải thích ñúng nguồn gốc ra ñời của nhà nước.
Với quan ñiểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin ñã chứng minh một
cách khoa học rằng, nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến
mà chúng chỉ xuất hiện khi xã hội loài người ñã phát triển ñến một giai ñoạn nhất ñịnh. Trong quá
trình tồn tại, nhà nước và pháp luật luôn vận ñộng, phát triển và sẽ tiêu vong khi những ñiều kiện
khách quan cần thiết cho sự tồn tại của chúng không còn nữa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

3



Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin ñã nghiên cứu nguồn gốc ra ñời của nhà nước trong giai
ñoạn lịch sử ñầu tiên của nhân loại là chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ. Trong chế ñộ này chưa có nhà
nước nhưng những nguyên nhân dẫn ñến sự ra ñời của nhà nước lại nảy sinh từ xã hội này. Vì vậy, việc
tìm hiểu xã hội cộng sản nguyên thuỷ sẽ là cơ sở ñể giải thích nguồn gốc ra ñời của nhà nước.
1.1.1 Chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc
* Cơ sở kinh tế của chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ
Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế ñộ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản
phẩm lao ñộng. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình ñộ của lực lượng sản xuất thấp kém,
công cụ lao ñộng thô sơ, trí tuệ của con người chưa phát triển, con người bất lực trước sự khắc nghiệt
của thiên nhiên, vì thế, con người phải nương tựa vào nhau ñể cùng sinh hoạt, kiếm sống và bảo vệ
mình. ðiều này ñã làm cho các thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy cùng lao ñộng và
hưởng thụ thành quả lao ñộng theo nguyên tắc phân phối bình quân. Với phương thức phân phối này,
mọi người ñều bình ñẳng, không ai có ñặc quyền, ñặc lợi, không ai có tài sản riêng, không có người
giàu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm ñoạt tài sản của người kia, xã hội lúc này chưa
xuất hiện giai cấp và ñấu tranh giai cấp.
* Cơ sở xã hội của chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ
Xã hội cộng sản nguyên thủy ñược tổ chức rất ñơn giản. Giai ñoạn ñầu, con người sống thành
từng tập ñoàn người với tính chất bầy ñàn. Giai ñoạn sau, các tổ chức của con người ngày càng ñược
củng cố, phát triển nên hình thành các tế bào xã hội là thị tộc. Thị tộc xuất hiện vào giai ñoạn xã hội
phát triển ñến một trình ñộ nhất ñịnh, sự xuất hiện của thị tộc là một bước tiến trong lịch sử phát triển
của nhân loại, ñặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế - xã hội ñầu tiên trong lịch sử.
Thị tộc ñược tổ chức theo huyết thống, lúc ñầu huyết thống ñược xác lập theo dòng mẹ, gọi là thị
tộc mẫu hệ và về sau ñược xác lập theo dòng cha gọi là thị tộc phụ hệ. Thị tộc ñược hình thành và
phát triển trên nền tảng vật chất là chế ñộ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao ñộng nên
các thành viên trong thị tộc tự do, bình ñẳng, không một ai có ñặc quyền, ñặc lợi ñối với người khác
trong cùng một thị tộc. Xã hội công sản nguyên thủy có sự phân công lao ñộng nhưng mang tính tự
nhiên giữa ñàn ông và ñàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ ñể thực hiện các công việc khác nhau của thị
tộc.
* Quyền lực xã hội trong chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ

Thị tộc là hình thức tổ chức mang tính tự quản ñầu tiên nhưng ñể tồn tại và phát triển, thị tộc phải
có quyền lực và hệ thống quản lý thực hiện quyền lực ñó. Quyền lực tồn tại trong chế ñộ cộng sản
nguyên thủy là quyền lực xã hội, quyền lực chung, chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền với xã hội, hoà
nhập với xã hội, do toàn xã hội tổ chức và phục vụ lợi ích cho xã hội.
Thị tộc là tế bào của xã hội cộng sản nguyên thủy, hội ñồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất
của thị tộc. Hội ñồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi là thành viên của thị tộc. Hội ñồng
thị tộc có quyền quyết ñịnh tất cả mọi vấn ñề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao ñộng sản xuất,
quyết ñịnh chiến tranh, thực hiện các nghi lễ tôn giáo, giải quyết mâu thuẫn trong thị tộc… Quyết
ñịnh của hội ñồng thị tộc thể hiện ý chí chung của các thành viên và ñược mọi người tuân thủ một
cách tự giác. Hội ñồng thị tộc bầu ra người ñứng ñầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự... ñể thực
hiện quyền lực và quản lý công việc chung của thị tộc. Quyền lực của người ñứng ñầu thị tộc dựa
trên cơ sở uy tín cá nhân và sự tín nhiệm, ủng hộ của các thành viên trong thị tộc. Những người này
không có ñặc quyền, ñặc lợi, họ cùng lao ñộng và hưởng thụ như mọi thành viên khác và có thể bị
bãi miễn bất cứ lúc nào nếu không ñược cộng ñồng ủng hộ.
Quá trình phát triển xã hội cộng sản nguyên thủy ñã xuất hiện hình thức tổ chức cao hơn là bào
tộc, bộ lạc. Bào tộc là một liên minh nhiều thị tộc hợp lại, tổ chức quyền lực của bào tộc vẫn dựa trên
những nguyên tắc tổ chức quyền lực trong thị tộc nhưng mức ñộ tập trung quyền lực cao hơn thị tộc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

4


Hội ñồng bào tộc bao gồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các thị tộc. Phần lớn các công việc
trong bào tộc do hội nghị tất cả thành viên của bào tộc quyết ñịnh, nhưng trong một số trường hợp
chỉ do hội ñồng bào tộc quyết ñịnh. Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc hợp lại, tổ chức quyền lực trong bộ
lạc cũng dựa trên cơ sở những nguyên tắc tương tự của tổ chức thị tộc và bào tộc nhưng thể hiện mức
ñộ tập trung cao hơn.
Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thủy ñã có quyền lực, nhưng ñó là thứ quyền lực xã hội,
ñược tổ chức và thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên tắc dân chủ thực sự, quyền lực xuất phát từ
xã hội và phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội.

1.1.2 Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất: công cụ lao ñộng ñược cải tiến, con người
phát triển về thể lực, trí lực, ngày càng nhận thức ñúng ñắn hơn về thế giới và bản thân, ñồng thời
ñúc rút ñược nhiều kinh nghiệm trong lao ñộng… nên sự phân công lao ñộng tự nhiên không còn phù
hợp ñã ñược thay thế bằng sự phân công lao ñộng xã hội. Lịch sử nhân loại ñã trải qua ba lần phân
công lao ñộng xã hội, làm thay ñổi căn bản cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và làm tan rã chế ñộ cộng sản
nguyên thuỷ.
* Phân công lao ñộng xã hội lần thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và trở thành ngành
kinh tế ñộc lập
Trồng trọt là ngành kinh tế ñầu tiên trong xã hội loài người. Cùng với trồng trọt, hoạt ñộng săn
bắn cũng ñược phát triển nhờ kỹ năng và phương tiện săn bắn ngày càng ñược cải thiện. Tuy nhiên,
hoạt ñộng săn bắn ngày càng khó khăn do muông thú khan hiếm dần. Vì thế, con người tiến hành
thuần dưỡng ñộng vật, từ ñó, tạo ra nguồn tích luỹ tài sản, ñây là mầm mống sinh ra chế ñộ tư hữu.
Hoạt ñộng chăn nuôi phát triển, xuất hiện những người chuyên thực hiện công việc này, dần dần
chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt và trở thành một ngành kinh tế ñộc lập.
Sự phát triển của chăn nuôi và trồng trọt ñã làm cho năng suất lao ñộng ngày càng gia tăng, sản
phẩm làm ra ngày càng nhiều, con người không tiêu dùng hết, vì vậy, xuất hiện của cải dư thừa và
phát sinh khả năng chiếm ñoạt sản phẩm dư thừa ấy. Do trồng trọt và chăn nuôi phát triển, nhu cầu về
sức lao ñộng nảy sinh nên những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các thị tộc, bào tộc, bộ lạc ñược
giữ lại làm nô lệ ñể bóc lột sức lao ñộng.
Như vậy, sau lần phân công lao ñộng xã hội lần thứ nhất, trong xã hội loài người, mầm mống
của chế ñộ tư hữu ñã xuất hiện, xã hội phân chia thành người giàu, người nghèo, nô lệ xuất hiện
nhưng còn mang tính ñơn lẻ. Mặt khác, sự xuất hiện của chế ñộ tư hữu ñã làm thay ñổi quan hệ hôn
nhân, chế ñộ hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện thay cho chế ñộ quần hôn trước ñó. ðồng thời,
trong thời kỳ này, chế ñộ gia trưởng ñặc trưng bằng vai trò tuyệt ñối và quyền lực vô hạn của người
chồng ñã xuất hiện, theo Mác và Ănghen, “gia ñình cá thể ñã trở thành một lực lượng ñang ñe dọa
thị tộc”1.
* Phân công lao ñộng xã hội lần thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và trở thành
ngành kinh tế ñộc lập
ðể phục vụ hoạt ñộng sản xuất, với khả năng sáng tạo của mình, con người ñã tạo ra công cụ lao

ñộng. Công cụ lao ñộng ban ñầu thô sơ, ñơn giản bằng gỗ, ñá, sau ñó bằng kim loại khi con người
tìm ra nó. ðiều này tạo ra khả năng con người có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn, sản
phẩm tạo ra ngày càng nhiều. Nghề dệt, nghề chế tạo kim loại, nghề thủ công khác dần dần ñược
chuyên môn hoá làm cho sản phẩm phong phú hơn. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của chăn nuôi
và trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành kinh tế ñộc lập.

1

Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 6, Nxb Sự Thật, H.1984, tr.249.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

5


Phân công lao ñộng xã hội lần thứ hai ñã nâng cao giá trị sức lao ñộng của con người. Sau phân
công lao ñộng xã hội lần thứ nhất, nô lệ ñã ra ñời nhưng mang tính chất ñơn lẻ thì nay ñã trở thành
một bộ phận cấu thành chủ yếu của xã hội, “họ ñã bị ñẩy ñi làm việc ở ngoài ñồng ruộng và trong
xưởng thợ, thành từng ñoàn mười, mười hai người một”2.
Phân công lao ñộng xã hội lần thứ hai ñã ñẩy nhanh quá trình phân hoá xã hội, làm cho sự phân
hóa giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng.
* Phân công lao ñộng xã hội lần thứ ba: thương nghiệp xuất hiện và trở thành ngành kinh tế ñộc
lập
Sau phân công lao ñộng xã hội lần thứ hai, nền sản xuất ñược tách thành các ngành sản xuất
riêng biệt: trồng trọt, chăn nuôi và thủ công nghiệp. Sự phân chia này ñã làm xuất hiện những nhóm
người chuyên thực hiện một nghề tạo ra một sản phẩm nhất ñịnh. Trong khi ñó, nhu cầu của con
người rất lớn, con người không chỉ cần những sản phẩm do chính mình tạo ra mà cần các loại sản
phẩm khác, ñây là nguyên nhân xuất hiện nhu cầu trao ñổi. Sự xuất hiện nhu cầu trao ñổi ñã làm cho
ngành thương nghiệp xuất hiện và trở thành ngành kinh tế ñộc lập.
Có thể nói, phân công lao ñộng xã hội lần thứ ba giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết ñịnh.

Sự phân công này ñã làm xuất hiện tầng lớp thương nhân, họ không trực tiếp tham gia hoạt ñộng sản
xuất mà chỉ làm công việc trao ñổi sản phẩm nhưng thu lời rất lớn từ việc mua bán hàng hóa. ðây
chính là nguyên nhân ñẩy nhanh sự phân hoá giàu, nghèo do sự tích tụ và tập trung của cải vào trong
tay một số ít người. Chế ñộ dân chủ nguyên thuỷ ñã biến thành chế ñộ dân chủ quý tộc. Dần dần xã
hội hình thành những lực lượng ñối kháng, các lực lượng cơ bản này ñã làm xuất hiện giai cấp. Các
giai cấp mâu thuẫn với nhau về lợi ích nên xảy ra ñấu tranh giai cấp. Do vậy, ñời sống xã hội vốn
thanh bình trong lòng thị tộc trước ñây giờ trở nên bất ổn.
Sau ba lần phân công lao ñộng xã hội, xã hội xuất hiện tư hữu và giai cấp, ñiều này làm cho cộng
ñồng thị tộc không thể ñứng vững ñược. Bởi vì tổ chức thị tộc ñã sinh ra từ một xã hội ñược xây
dựng dựa trên chế ñộ sở hữu chung về tư liệu sản xuất, một xã hội không biết ñến mâu thuẫn nội tại
thì nay một xã hội mới ra ñời, một xã hội xuất hiện chế ñộ tư hữu và phân chia thành các giai cấp ñối
lập nhau, mâu thuẫn và ñấu tranh gay gắt với nhau ñể bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Xã hội ñó ñòi
hỏi phải có một tổ chức mới ñủ sức ñể dập tắt cuộc xung ñột giữa các giai cấp, hoặc làm cho cuộc
ñấu tranh ấy diễn ra trong một “khuôn khổ” nhất ñịnh, tổ chức ñó chính là nhà nước và nhà nước ñã
ra ñời.
Như vậy, nhà nước xuất hiện là một tất yếu khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội ñã phát
triển ñến một giai ñoạn nhất ñịnh, hay nói cách khác là sản phẩm của xã hội có giai cấp và ñấu tranh
giai cấp.
Tóm lại, tiền ñề kinh tế cho sự ra ñời của nhà nước là chế ñộ tư hữu về tài sản, còn tiền ñề xã hội
cho sự ra ñời của nhà nước là sự phân chia xã hội thành giai cấp và ñấu tranh giai cấp.
1.2. Giới thiệu về nhà nước
1.2.1 Khái niệm nhà nước
Nhà nước là tổ chức ñặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng
chế và thực hiện chức năng quản lý ñặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục ñích bảo vệ
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, nhà nước là tổ chức ñặc biệt của quyền lực chính
trị, nó cũng là tổ chức ñầu tiên thiết lập quyền lực chính trị trong ñời sống nhân loại và nhà nước
chính là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, giai cấp nắm quyền lực nhà nước.
Nhà nước với tư cách là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra ñể ñàn áp các giai cấp


2

Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 6, Nxb Sự Thật, H.1984, tr.250.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

6


ñối ñịch nên nhà nước thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế. Tuy nhiên, nhà nước là ñại diện chính thức của
toàn xã hội nên ñể duy trì trật tự xã hội, hướng các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất ñịnh, nhà
nước phải thực hiện chức năng quản lý mọi mặt ñời sống xã hội.
1.2.2 ðặc trưng của nhà nước
So với các tổ chức khác trong xã hội, kể cả xã hội có giai cấp, nhà nước có một số ñặc trưng sau
ñây:
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng ñặc biệt không còn hoà nhập với dân cư
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy ñã có quyền lực công cộng nhưng ñó là thứ quyền lực do
toàn xã hội tổ chức, hòa nhập với xã hội và phục vụ lợi ích của xã hội, không mang tính chính trị và
giai cấp. Khi nhà nước ra ñời, nhà nước thiết lập quyền lực công cộng ñặc biệt, không còn hòa nhập
với dân cư mà tách khỏi xã hội, là quyền lực mang tính chính trị, xã hội. Nét ñặc thù của quyền lực
công cộng ñặc biệt của nhà nước là quyền lực ñó không thuộc về tất cả các thành viên của xã hội mà
chỉ thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. ðể thực hiện quyền lực này,
nhà nước có một lớp người ñặc biệt chuyên làm nhiệm cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã
hội, họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hình thành nên bộ máy nhà nước ñể duy trì sự thống trị
giai cấp.
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các ñơn vị hành chính
Khi nhà nước ra ñời, nhà nước ñã lấy sự phân chia dân cư theo lãnh thổ làm ñiểm xuất phát ñể
công dân “thực hiện quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể họ thuộc thị tộc hay
bộ lạc nào”3. Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống,
tôn giáo, trình ñộ học vấn... sự phân chia dân cư này làm cho sự tác ñộng của nhà nước diễn ra trên

quy mô rộng lớn nhất và dẫn ñến hình hành các cơ quan nhà nước ở trung ương và ñịa phương. Phân
chia dân cư theo lãnh thổ chính là ñặc ñiểm ñể phân biệt nhà nước với tổ chức thị tộc, bộ lạc trong xã
hội cộng sản nguyên thủy và các thiết chế xã hội khác trong thời ñại ngày nay.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, có nhiều thiết chế chính trị - xã hội cùng tồn tại và hoạt
ñộng, trong ñó, chỉ nhà nước mới có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là nội dung chính trị
pháp lý, là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước. Chủ quyền quốc gia ñược hiểu là quyền ñộc lập
và tự quyết của quốc gia trong quan hệ ñối nội và ñối ngoại. Dấu hiệu chủ quyền quốc gia làm xuất
hiện chế ñịnh quốc tịch, tức là quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân với một nhà nước mà
người ñó là công dân.
- Nhà nước ban hành pháp luật và ñảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
Nhà nước xuất hiện trong tình thế các quy ước xã hội không còn nhiều giá trị ñể ñiều chỉnh các
quan hệ xã hội, vì thế, nhà nước ñã sáng tạo ra công cụ ñiều chỉnh quan hệ xã hội mới, ñó là pháp luật.
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành hoặc thừa nhận pháp luật và sử dụng các công cụ cưỡng chế của mình như quân ñội, cảnh sát, toà án… ñể buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và thực
hiện pháp luật. Có thể nói, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng chính trị - xã hội có mối quan hệ
gắn bó hữu cơ với nhau, không thể có pháp luật nếu không có nhà nước và ngược lại, nhà nước chỉ có
thể tồn tại và hoạt ñộng có hiệu quả nếu có pháp luật.
- Nhà nước có quyền quy ñịnh và thực hiện việc thu các loại thuế
ðể thực hiện chức năng của mình, nhà nước lập ra một bộ máy nhà nước, bộ máy này bao gồm
một lớp người ñặc biệt, tách ra khỏi quá trình trực tiếp sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

7


thực hiện chức năng quản lý xã hội, bộ máy này cần ñược nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ
khu vực sản xuất trực tiếp. ðể có nguồn tài chính ñáp ứng nhu cầu ñó và thực hiện chức năng xã hội,
nhà nước phải quy ñịnh và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
1.2.3 Bản chất của nhà nước

Vấn ñề bản chất của nhà nước luôn là vấn ñề của cuộc ñấu tranh chính trị tư tưởng gay gắt nhất
từ trước ñến nay, là “trung tâm của mọi vấn ñề chính trị và mọi tranh luận chính trị”4
Bản chất nhà nước là một thể thống nhất, bao gồm hai phương diện: tính giai cấp và tính xã hội.
Mức ñộ và phương thức thực hiện tính giai cấp và tính xã hội không hoàn toàn giống nhau trong các
thời kỳ phát triển của xã hội loài người.
* Tính giai cấp
Chủ nghĩa Mác - Lênin khi nghiên cứu nguồn gốc ra ñời của nhà nước ñã chứng minh rằng "Nhà
nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể ñiều hòa ñược"5. Nhà nước
chỉ ra ñời, tồn tại, phát triển trong xã hội có giai cấp nên bản chất của nhà nước luôn thể hiện tính
giai cấp. Nhà nước là bộ máy cưỡng chế ñặc biệt trong tay giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi chủ
yếu cho giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén nhất ñể giúp giai cấp cầm quyền thiết lập, củng cố
quyền lực và duy trì trật tự xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị.
Sự thống trị của giai cấp này ñối với giai cấp khác ñược thể hiện thông qua ba loại quyền lực:
quyền lực về kinh tế, quyền lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng. Trong ñó, quyền lực về kinh tế
giữ vai trò quyết ñịnh. Giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế muốn bảo vệ quyền lực kinh tế của
mình thì cần phải có nhà nước - một bộ máy cưỡng chế ñặc biệt ñể ñàn áp sự phản kháng của giai
cấp bị thống trị. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp nắm quyền thống trị
về chính trị.
Quyền lực chính trị “là bạo lực có tổ chức của một giai cấp ñể trấn áp giai cấp khác”6. “Nhà
nước là một bộ máy dùng ñể duy trì sự thống trị của giai cấp này ñối với giai cấp khác”7. Nhà nước
là công cụ ñể thực hiện quyền lực chính trị vì thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị ñược
biểu hiện một cách tập trung và hợp pháp thành ý chí của nhà nước. Một khi ñã trở thành ý chí của
nhà nước thì nó có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự do giai cấp thống trị ñặt
ra, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước chính là công cụ ñể giai cấp thống trị thực
hiện sự chuyên chính giai cấp. Nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô; nhà
nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp ñịa chủ; nhà nước tư sản là công cụ chuyên
chính của giai cấp tư sản còn nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất chuyên chính vô sản là bộ máy
bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao ñộng, thực hiện sự trấn áp ñối với
thiểu số giai cấp thống trị ñã bị lật ñổ và các phần tử phản cách mạng khác.
Bên cạnh việc thâu tóm quyền lực về chính trị, giai cấp thống trị thông qua nhà nước xây dựng cho

mình một hệ tư tưởng riêng và biến hệ tư tưởng ñó thành hệ tư tưởng thống trị xã hội. Nhà nước với
các công cụ cưỡng chế ñặc biệt sẽ ñảm bảo cho việc áp ñặt sự thống trị về tư tưởng ñối với tất cả các
giai cấp khác trong xã hội.
Như vậy, nhà nước là bộ máy ñặc biệt ñảm bảo sự thống trị về kinh tế, ñể thực hiện quyền lực về
chính trị và thực hiện sự tác ñộng về tư tưởng ñối với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phù hợp với
ý chí và nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

3

Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập VI, NXB Sự thật, H.1984, tr.261.

4

V.I.Lênin toàn tập, tập 39, NXB Tiến bộ, M.1979, tr.31

5

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ, M.1976, tr.9

6

Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1, NXB Sự thật, H.1980, tr.569

7

V.I.Lênin Toàn tập, Tập 33, NXB Tiến bộ, M.1976, tr.110

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

8



* Tính xã hội
Theo Mác,“chỉ vì những quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá biệt mới có thể ñòi hỏi
quyền thống trị phổ biến ñược”8. Như vậy, bên cạnh tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của
nhà nước, với tư cách là ñại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước còn thể hiện tính xã hội.
Tính xã hội của nhà nước ñược hiểu là bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
trong xã hội, nhà nước phải quan tâm ñến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Tính xã
hội của nhà nước ñược biểu hiện thông qua việc nhà nước xây dựng các công trình công cộng phục
vụ lợi ích của toàn xã hội và giải quyết các vấn ñề nảy sinh từ xã hội.
Theo Lênin, nhà nước trước hết là một tổ chức ñặc biệt tách ra khỏi xã hội ñể thực hiện quyền
lực mang tích cưỡng chế. Xét về bản chất, nhà nước là công cụ ñể thực hiện sự thống trị giai cấp.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có một số ñặc ñiểm chung như các kiểu nhà nước khác, nhưng với bản
chất chuyên chính vô sản, nó không còn là nhà nước theo ñúng nghĩa nữa mà là “nửa nhà nước”9.
Như vậy, các nhà nước ñều mang hai thuộc tính: tính giai cấp và tính xã hội. Hai thuộc tính này
của nhà nước là hai mặt ñối lập nhau nhưng thống nhất với nhau trong bản chất của nhà nước. Nhà
nước không chỉ thuần tuý là công cụ của giai cấp thống trị mà bỏ qua các chức năng xã hội của mình,
nhưng nếu chỉ thực hiện chức năng xã hội mà không hướng tới bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị,
nhà nước không còn là nhà nước nữa.
1.3. Kiểu nhà nước
1.3.1 Khái niệm kiểu nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, ñặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai
cấp và những ñiều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất ñịnh.
Như vậy, kiểu nhà nước ñược xác ñịnh trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản, ñặc thù của nhà nước.
Thông qua các dấu hiệu cơ bản, ñặc thù ñó, chúng ta có thể nhận thức một cách ñầy ñủ và logic về
bản chất và ý nghĩa xã hội của các kiểu nhà nước khác nhau. Bên cạnh ñó, khái niệm kiểu nhà nước
cũng chỉ ra ñiều kiện tồn tại và phương thức phát triển của nhà nước trong lịch sử. Lịch sử phát triển
của xã hội loài người là lịch sử thay thế các hình thái kinh tế - xã hội và thay thế các kiểu nhà nước.
Sự thay thế kiểu nhà nước diễn ra thông qua cách mạng xã hội mà kết quả là kiểu nhà nước sau bao
giờ cũng tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.

1.3.2 Các kiểu nhà nước
Căn cứ ñể phân chia các kiểu nhà nước là hình thái kinh tế - xã hội. Theo học thuyết Mác - Lênin
về nhà nước và pháp luật, lịch sử nhân loại trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội gồm cộng sản
nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Phù hợp các hình
thái kinh tế - xã hội có giai cấp, trong lịch sử tồn tại bốn kiểu nhà nước sau:
Nhà nước chủ nô;
Nhà nước phong kiến;
Nhà nước tư sản;
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu,
diễn ra thông qua cách mạng xã hội mà kết quả là kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn
thiện hơn kiểu nhà nước trước ñó, nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản
thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản. Trong ñó, nhà
nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có bản chất khác với các kiểu nhà nước khác, nhiệm vụ của nhà
8

C.Mác-Ph.Ănghen.Tuyển tập. Tập 1 NXB Sự Thật, Hà Nộ, 1980, tr.30

9

V.I.Lênin Toàn tập, Tập 33, NXB Tiến bộ, M.1976, tr.23

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

9


nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới tiến bộ nhất, nhưng
cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử, sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà

nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong, nhường chỗ cho một tổ chức mới không mang tính chất chính trị
ñể quản lý các thành viên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
1.3.3 Các kiểu nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa
Mặc dù có ñặc ñiểm riêng, nhưng các kiểu nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa (nhà nước chủ nô, nhà
nước phong kiến và nhà nước tư sản) ñều là những kiểu nhà nước bóc lột nên chúng có chung các
ñặc ñiểm sau ñây:
- ðược xây dựng dựa trên chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất
Sau ba lần phân công lao ñộng xã hội, chế ñộ sở hữu chung về tư liệu sản xuất không còn là chế
ñộ sở hữu duy nhất tồn tại trong xã hội bởi sự xuất hiện của chế ñộ tư hữu ñối với tư liệu sản xuất và
sản phẩm lao ñộng.
Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước ñầu tiên trong lịch sử, ra ñời khi chế ñộ thị tộc tan rã, tư hữu
về tài sản xuất hiện, sự phân hóa xã hội thành giai cấp và ñấu tranh giai cấp không thể ñiều hòa ñược.
Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là chế ñộ sở hữu của giai cấp chủ nô ñối với tư liệu sản xuất và
ñối với người nô lệ.
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai, ra ñời trên cơ sở thay thế nhà nước chủ nô bị diệt
vong. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là chế ñộ sở hữu của giai cấp ñịa chủ ñối với tư liệu sản
xuất mà chủ yếu là ruộng ñất và ñối với việc chiếm ñoạt một phần sức lao ñộng của nông dân.
Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư
sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế ñộ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất và bóc lột
giá trị thặng dư. Giai cấp tư sản nắm trong tay các tư liệu sản xuất của xã hội.
Như vậy, xuyên suốt các kiểu nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể thấy rằng, nhà
nước chủ nô, phong kiến và tư sản ñều ñược xây dựng dựa trên chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Duy trì chế ñộ người bóc lột người
Từ giai ñoạn cuối của chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ, chế ñộ người bóc lột người ñã hình thành
mà ñiển hình là việc thị tộc thắng trận không giết chết người của thị tộc bại trận mà ñể lại bóc lột sức
lao ñộng. Sau khi nhà nước chủ nô ra ñời, giai cấp chủ nô thực hiện bóc lột ñến mức tàn nhẫn ñối với
nô lệ. Chủ nô thực hiện chỉ ñạo, sử dụng lao ñộng và hưởng thụ gần như toàn bộ thành quả lao ñộng
do nô lệ tạo ra. Ngược lại, nô lệ làm việc như một cỗ máy nhưng gần như toàn bộ thành quả do họ
tạo ra thuộc về chủ nô. Thậm chí, nô lệ còn bị chủ nô ngược ñãi, ñối xử tàn tệ, kể cả tính mạng của
họ cũng không ñược coi trọng. Nô lệ thời kỳ ñó không ñược coi là con người mà chỉ ñược coi là

ñộng vật có hai chân và là công cụ biết nói.
Trong nhà nước phong kiến, ñịa vị người nông dân có nhiều ưu thế hơn so với nô lệ nhưng chưa
có sự khác biệt rõ rệt. Sống trong lãnh ñịa của giai cấp ñịa chủ, người nông dân bị bóc lột dưới hình
thức nộp tô bằng hiện vật (thóc, gạo, vật nuôi…) hoặc bằng tiền, ngoài ra còn bị cưỡng bức lao dịch
cho phong kiến.
Trong nhà nước tư sản, giai cấp vô sản ñược tự do nhưng không có tư liệu sản xuất, phải bán sức
lao ñộng và trở thành người làm thuê cho giai cấp tư sản, chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Như vậy, nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản có ñặc ñiểm chung là duy trì tình trạng người
bóc lột người. ðây là ñặc ñiểm ñể phân biệt các kiểu nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa với nhà nước xã
hội chủ nghĩa, bởi con người trong nhà nước xã hội chủ nghĩa sống bình ñẳng, bắc ái với nhau.
- Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

10


Giai cấp thống trị trong các nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa bao gồm: giai cấp chủ nô (trong nhà
nước chủ nô), giai cấp ñịa chủ (trong nhà nước phong kiến), giai cấp tư sản (trong nhà nước tư sản).
Ba giai cấp này chiếm thiểu số trong xã hội. ðây là ñặc ñiểm ñể phân biệt nhà nước tiền xã hội chủ
nghĩa với nhà nước xã hội chủ nghĩa bởi với bản chất dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi
ích của ñông ñảo nhân dân lao ñộng trong ñời sống xã hội.
1.4. Hình thức nhà nước
1.4.1 Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các biện pháp ñể thực hiện
quyền lực nhà nước.
Nội dung hạt nhân của nhà nước là quyền lực nhà nước. Các giai cấp thống trị khi sử dụng nhà nước
như một cộng cụ bảo vệ quyền lợi của mình luôn quan tâm ñến việc tổ chức và sử dụng quyền lực nhà
nước. Cách thức tổ chức quyền lực và biện pháp sử dụng quyền lực nhà nước trở thành các hợp phần của
hình thức nhà nước.
1.4.2 Các yếu tố của hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là một khái niệm chung ñược hình thành từ ba yếu tố cụ thể: hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế ñộ chính trị.
* Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của ñất
nước và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan ñó.
Hình thức chính thể ñề cập ñến hợp phần tổ chức quyền lực, ñó là cách thức tổ chức các cơ quan
quyền lực tối cao của nhà nước.
Trong lịch sử, hình thức chính thể của nhà nước thể hiện khá ña dạng, nhưng tựu chung lại có hai
hình thức chính thể cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
- Chính thể quân chủ là hình thức, trong ñó, quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ
(hay một phần) trong tay người ñứng ñầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
Hình thức chính thể quân chủ tồn tại hai dạng cơ bản:
+ Chính thể quân chủ tuyệt ñối: quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ trong tay người ñứng ñầu
(vua, hoàng ñế…). Người ñứng ñầu ñược toàn quyền quyết ñịnh, sắp xếp bộ máy triều chính (nhà
nước); toàn quyền quyết ñịnh các công việc của ñất nước. Trường hợp cần thiết, vua, hoàng ñế… có
thể lấy ý kiến của các bậc quần thần. Tuy nhiên, ý kiến của các bậc quần thần chỉ có giá trị tham
khảo, quyết ñịnh cuối cùng thuộc người ñứng ñầu nhà nước. Hình thức chính thể quân chủ tuyệt ñối
tồn tại chủ yếu trong nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến. Hiện nay, hình thức chính thể này
không tồn tại nữa.
+ Chính thể quân chủ hạn chế: quyền lực nhà nước một phần nằm trong tay người ñứng ñầu
(vua, quốc vương, hoàng thân, nữ hoàng…), một phần thuộc về cơ quan khác như nghị viện ở các
nước châu Âu...
- Chính thể cộng hoà: là hình thức trong ñó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan
ñược bầu ra trong một thời gian nhất ñịnh.
Hình thức chính thể cộng hoà tồn tại hai dạng:
+ Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử thuộc về người dân có ñủ ñiều kiện luật ñịnh. Tuỳ thuộc vào
các ñiều kiện chính trị, văn hoá, xã hội… mà mỗi quốc gia ñặt ra các ñiều kiện khác nhau ñối với
người dân khi thực hiện quyền bầu cử.
+ Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử thuộc về tầng lớp quý tộc. Hình thức này xuất hiện trong nhà
nước Spác thời kỳ cổ ñại. Tại ñó phân ra nhiều loại quý tộc theo giá trị thành tiền mà họ có ñược.

Mỗi loại quý tộc lại ñược tham gia ứng cử, bầu cử ở một cấp cơ quan nhà nước khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

11


* Hình thức cấu trúc
Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo nhà nước thành các ñơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối
quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và ñịa phương.
Hình thức cấu trúc nhà nước cũng ñề cập tới hợp phần tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng là tổ
chức các cơ quan nhà nước theo ñơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa chúng.
Trong lịch sử, hình thức cấu trúc thể hiện dưới hai dạng cơ bản:
- Nhà nước ñơn nhất
Nhà nước ñơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan
quản lý thống nhất từ trung ương tới ñịa phương, có một hệ thống pháp luật thống nhất.
- Nhà nước liên bang
Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nhà nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên
bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý (một hệ thống chung cho toàn liên bang và một
hệ thống cho mỗi nhà nước thành viên), có hai chủ quyền (chủ quyền quốc gia chung của nhà nước
liên bang và chủ quyền riêng của mỗi bang), có hai hệ thống pháp luật (một hệ thống pháp luật của
liên bang và một hệ thống pháp luật của mỗi bang).
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, liên kết hóa nền kinh tế hiện nay, xuất hiện nhiều mô hình
cấu trúc nhà nước khác như nhà nước liên minh, cộng ñồng các quốc gia ñộc lập… Tuy nhiên, quan hệ
giữa các quốc gia trong mô hình này lỏng lẻo, không chặt chẽ như nhà nước liên bang.
* Chế ñộ chính trị
Chế ñộ chính trị là cách thức (phương pháp, thủ ñoạn) mà các cơ quan nhà nước sử dụng ñể
thực hiện quyền lực nhà nước.
Như vậy, sau hai yếu tố thuộc hợp phần tổ chức quyền lực nhà nước, yếu tố chế ñộ chính trị thể
hiện hợp phần thứ hai của hình thức nhà nước, ñó là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước.
Có nhiều phương pháp và thủ ñoạn ñể nhà nước thực hiện quyền lực của mình, ñiều ñó tuỳ thuộc

vào bản chất nhà nước và các yếu tố khác ở mỗi giai ñoạn của các nước cụ thể. Nhưng nhìn chung
chúng ñược phân thành hai loại chính là phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.
- Phương pháp dân chủ: Tại các nhà nước sử dụng phương pháp dân chủ, người dân chính là chủ
quyền lực nhà nước. Phương pháp dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của nhà nước cũng
như sự vận ñộng và phát triển của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiều hình
thức thể hiện khác nhau như dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi, dân chủ hạn chế, dân
chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp... tuỳ ñiều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và mục ñích của giai cấp thống
trị mà các nhà nước sử dụng các phương pháp, hình thức dân chủ cụ thể khác nhau.
- Phương pháp phản dân chủ: Tại các nhà nước sử dụng phương pháp phản dân chủ thì người
dân thường không ñược tổ chức ra nhà nước và không là chủ quyền lực nhà nước. Các nhà nước chủ
nô, nhà nước phong kiến và ña số các nhà nước tư sản sử dụng phương pháp này. Trong một giai
ñoạn nhất ñịnh, một số nhà nước tính chất ñộc tài phát triển cao trở thành nhà nước quân phiệt và
phát xít.
Ba yếu tố hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế ñộ chính trị có liên quan mật thiết với
nhau, chúng tác ñộng qua lại lẫn nhau tạo thành hình thức nhà nước. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, ba yếu tố này không phù hợp với nhau. Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa các yếu tố này
hoàn toàn phù hợp với nhau nên ñã phản ánh ñúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, là nhà nước nửa nhà nước.
1.5. Chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước
1.5.1 Chức năng của nhà nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

12


* Khái niệm
Chức năng của nhà nước là một khái niệm pháp lý thể hiện rõ nhất bản chất và vai trò của nhà
nước. Theo khoa học pháp lý, chức năng của nhà nước là những phương diện (những mặt, những
lĩnh vực) hoạt ñộng chủ yếu của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục ñích và
nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.

Nhà nước là một tổ chức sống, nó thực hiện nhiều hoạt ñộng sinh ñộng, trong ñó, những phương
diện (mặt, lĩnh vực) hoạt ñộng cơ bản của nhà nước ñược coi là chức năng của nhà nước. Nhà nước
thực hiện các hoạt ñộng quản lý, cưỡng chế ña dạng, phong phú. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt
ñộng của nhà nước ñều là chức năng của nhà nước mà chỉ là những phương diện, lĩnh vực hoạt ñộng
cơ bản của nhà nước.
Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, cần phân biệt chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước. ðây là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong ñó, nhiệm vụ
của nhà nước là những vấn ñề mà nhà nước ñặt ra cần phải giải quyết, còn chức năng của nhà nước là
những phương diện hoạt ñộng chủ yếu của nhà nước. ðể thực hiện có hiệu quả chức năng của nhà
nước, tùy mỗi giai ñoạn lịch sử cụ thể, nhà nước có thể ñề ra nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên,
những nhiệm vụ cơ bản lại ñược coi là cơ sở ñể xây dựng nội dung và ñưa ra hình thức thực hiện
chức năng của nhà nước. Ngoài ra, cần phân biệt chức năng của nhà nước với chức năng của mỗi cơ
quan nhà nước. Trong ñó, chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt ñộng cơ bản của nhà
nước còn chức năng của mỗi cơ quan nhà nước là những mặt hoạt ñộng chủ yếu của cơ quan ấy. Có
thể nói, một chức năng của nhà nước có thể do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện. Còn
chức năng của mỗi cơ quan nhà nước nhằm ñể thực hiện chức năng của nhà nước.
* Các chức năng của nhà nước
Hoạt ñộng của nhà nước rất ña dạng và phong phú, do ñó, chức năng của nhà nước bao gồm
nhiều loại khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Có nhiều cách phân loại
chức năng của nhà nước trên cơ sở những căn cứ khoa học. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất
hiện nay là căn cứ vào phạm vi hoạt ñộng của nhà nước. Theo tiêu chí này, chức năng của nhà nước
ñược chia thành hai loại: chức năng ñối nội và chức năng ñối ngoại.
Chức năng ñối nội là những phương diện hoạt ñộng chủ yếu của nhà nước trong phạm vi ñất
nước. ðây là các hoạt ñộng quan trọng của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý mọi mặt ñời
sống xã hội, phát huy sức mạnh quyền lực nhà nước, thể hiện chủ quyền quốc gia. Trong nhà nước
chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, chức năng ñối nội bao gồm: chức năng bảo vệ và
củng cố chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất, chức năng ñàn áp ñối với số ñông người trong xã hội, chức
năng quản lý kinh tế - xã hội. Chức năng ñối nội trong nhà nước xã hội chủ nghĩa có bước phát triển
cả về số lượng và chất lượng, bao gồm: chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục,
khoa học, công nghệ; chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chức năng bảo vệ

trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Chức năng ñối ngoại là những phương diện hoạt ñộng cơ bản của nhà nước trong mối quan hệ
với các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế (gọi chung là trong quan hệ quốc tế). Mỗi
nhà nước không thể tồn tại một mình mà tồn tại trong mối quan hệ với các nhà nước khác, các tổ
chức quốc tế. Mặt khác, trong lịch sử nhân loại, sự ñấu tranh của các dân tộc diễn ra phổ biến. ðây
cũng là tác ñộng từ bên ngoài thuộc chức năng của các nhà nước nhằm bảo vệ tổ quốc mình. Chức
năng ñối ngoại trong ba kiểu nhà nước bóc lột (nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản) bao gồm:
chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược; chức năng phòng thủ ñất nước và thực hiện quan hệ ngoại
giao, buôn bán với các quốc gia khác. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng ñối ngoại bao
gồm: chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chức năng mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với
các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng ñộc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình ñẳng và cùng có lợi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

13


Chức năng ñối nội và chức năng ñối ngoại của nhà nước có mối quan hệ mật thiết, khăng khít
với nhau, trong ñó, chức năng ñối nội giữ vai trò chủ ñạo, có tính quyết ñịnh ñối với việc xây dựng
và thực hiện các chức năng ñối ngoại.
1.5.2 Bộ máy nhà nước
* Khái niệm bộ máy nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực có sức mạnh cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý mọi mặt
ñời sống xã hội. ðể thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước trên phạm vi rộng lớn, ñòi hỏi
phải lập ra hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương ñến ñịa phương. Khoa học pháp lý gọi hệ
thống các cơ quan nhà nước này là bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương ñến ñịa phương, ñược tổ
chức và hoạt ñộng theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng
của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị và của giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
Như vậy, nhân tố cấu thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước không phải

là một tập hợp giản ñơn các cơ quan nhà nước mà là hệ thống các cơ quan nhà nước ñồ sộ có thứ bậc
trên dưới, có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác ñộng qua lại lẫn nhau. Mối gắn kết của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước ñược thực hiện thông qua các nguyên tắc chung, thống nhất ñược ñặt ra
cho bộ máy nhà nước. Thông qua bộ máy nhà nước, các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước ñược
thực hiện.
* Bộ máy các nhà nước tiền xã hội chủ nghĩa
+ Bộ máy nhà nước chủ nô
Khi nhà nước chủ nô mới ra ñời, bộ máy nhà nước ñược cấu tạo tương ñối ñơn giản, ñứng ñầu là
vua (hoàng ñế, vương…), dưới vua là các cơ quan cưỡng chế như quân ñội, cảnh sát, toà án... ðặc
biệt, lúc này chưa có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong bộ máy
nhà nước. Về sau, do sự phát triển của xã hội, bộ máy nhà nước chủ nô không ngừng phát triển và
hoàn thiện. Lịch sử ñã chứng minh sự ra ñời của bộ máy nhà nước Aten, nhà nước La Mã…ðây thực
sự là những bộ máy nhà nước hoàn thiện nhất trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ.
+ Bộ máy nhà nước phong kiến
ðứng ñầu bộ máy nhà nước phong kiến là vua, dưới vua là triều ñình gồm: các quan ñại thần, nắm
giữ các trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước, tiếp ñến là bộ máy hành chính, quân ñội, cảnh
sát, nhà tù và các cơ quan khác. Nhà nước phong kiến với chính thể quân chủ là phổ biến nên vai trò
của vua rất lớn, vua là người ban hành pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật, là người xét xử tối cao và
có quyền bổ nhiệm quan lại. Các cơ quan phía dưới chỉ là bộ phận giúp việc cho vua mà không có một
chút quyền lực nào.
+ Bộ máy nhà nước tư sản
Bộ máy nhà nước tư sản hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến.
Bộ máy nhà nước tư sản ñược tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Theo nguyên tắc này, quyền lực
nhà nước ñược trao cho ba cơ quan khác nhau: quyền lập pháp trao cho nghị viện, quyền hành pháp
trao cho chính phủ và quyền tư pháp trao cho toà án thực hiện. Ba cơ quan này thực hiện quyền lực
của mình trong phạm vi pháp luật quy ñịnh và ñộc lập, ñối trọng với nhau. Ngoài ba cơ quan trên,
trong bộ máy nhà nước tư sản còn có nguyên thủ quốc gia. Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư
sản có thể là vua, Sa hoàng ở Nga, Nhật hoàng ở Nhật…(ñối với các nước theo chính thể quân chủ
hạn chế) hoặc tổng thống (ñối với các nước theo chính thể cộng hoà tổng thống; cộng hoà ñại nghị
hoặc cộng hoà lưỡng hệ).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

14


2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

2.1. Nguồn gốc ra ñời của pháp luật
Trong lịch sử, các nhà tư tưởng ñã tiếp cận và ñưa ra nhiều học thuyết giải thích về nguồn gốc ra
ñời của pháp luật. Thuyết thần học cho rằng: pháp luật cũng như nhà nước là do chúa trời, thượng ñế,
ñấng tối cao ñặt ra; thuyết pháp luật tự nhiên cho rằng: pháp luật là tổng thể những quyền của con
người tự nhiên sinh ra mà có. Còn theo thuyết linh cảm, pháp luật là những linh cảm của con người
về những cách xử sự hợp lý...
Những học thuyết trên ñều không lý giải ñược một cách ñúng ñắn về sự ra ñời của pháp luật.
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật khẳng ñịnh, nguồn gốc ra ñời của pháp luật cũng
chính là nguồn gốc ra ñời của nhà nước và ñã giải thích một cách khoa học về vấn ñề này.
2.1.1 Quy phạm xã hội trong chế ñộ cộng sản nguyên thủy
Trong chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ hình thành các tập ñoàn người. Quan hệ giữa con người với
con người rất ñơn giản, ñiều chỉnh các hành vi xử sự của con người trong xã hội chủ yếu là các quy
phạm xã hội như tập quán, ñạo ñức, tín ñiều tôn giáo... Trong ñó, tập quán là cách thức xử sự giữa
con người với con người hình thành một cách tự phát ñược mọi người mặc nhiên công nhận như
những xử sự chuẩn mực và ñược lặp ñi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. Tập quán thời kỳ này luôn
gắn liền với các quy tắc ñạo ñức, quy tắc tôn giáo và nhiều khi ñồng nhất với chúng. Tín ñiều tôn
giáo xuất hiện do trình ñộ nhận thức của con người về các hiện tượng tự nhiên còn thấp. Tín ñiều tôn
giáo là niềm tin của con người ñối với một thần linh nào ñó, niềm tin này ñôi khi ñược coi là tuyệt
ñối thiêng liêng. Do vậy, tín ñiều tôn giáo ñược thừa nhận và trở thành những chuẩn mực cho xử sự
của con người.
Các quy phạm xã hội (tập quán, ñạo ñức, tín ñiều tôn giáo…) trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ có
những ñặc trưng là:
- Thể hiện ý chí chung và lợi ích chung của cộng ñồng.

- Nội dung thể hiện tính cộng ñồng, bình ñẳng, tinh thần hợp tác.
- Mang tính manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực ñối với một nhóm người (trong cùng thị tộc,
bộ lạc).
- ðược thực hiện một cách tự nguyện trên cơ sở thói quen và niềm tin tự nhiên của mọi người.
Với những ñặc trưng như vậy, các quy phạm xã hội ñã phản ánh ñúng ñắn trình ñộ phát triển
kinh tế - xã hội của chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ, là nhân tố ñiều chỉnh và tạo lập một trật tự xã hội
chung trong thời kỳ bình minh của xã hội loài người.
2.1.2 Quy phạm xã hội mất dần hiệu lực và sự ra ñời của pháp luật
Cùng với sự xuất hiện của chế ñộ tư hữu, xã hội dần phân chia thành các giai cấp, tầng lớp ñối
kháng nhau. Trong xã hội bắt ñầu xuất hiện các xung ñột về lợi ích giữa những nhóm người này. ðó
là xung ñột giữa những người lao ñộng tạo ra sản phẩm nhưng bị bóc lột, không ñược hưởng thụ
thành quả lao ñộng của mình và những người không trực tiếp tham gia lao ñộng nhưng lạm dụng
quyền lực chiếm ñoạt sản phẩm lao ñộng của người khác, chiếm ñoạt tài sản dư thừa của thị tộc…
Xung ñột ngày càng trở nên gay gắt dẫn ñến các quy phạm xã hội vốn ra ñời ñể ñiều chỉnh quan hệ
bình ñẳng giữa các thành viên không còn phù hợp. Thực tế ñó ñòi hỏi một loại quy tắc mới ra ñời
nhằm ñảm bảo và duy trì các quan hệ xã hội trong một trật tự nhất ñịnh, ñồng thời cũng ñòi hỏi có một
thiết chế quyền lực phù hợp thay thế cho tổ chức quyền lực công (thị tộc, bộ lạc). Phù hợp với yêu cầu
ñó, nhà nước và pháp luật ñã ra ñời. Với tư cách là một tổ chức quyền lực, nhà nước ñã ñặt ra pháp luật
và sử dụng nó như một công cụ ñể thực hiện chức năng ñiều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật ra ñời
và ñược nhà nước sử dụng như một công cụ ñặc biệt thay thế cho các quy ước xã hội ñã mất dần giá trị.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

15


2.2. Giới thiệu về pháp luật
2.2.1 Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và ñảm bảo thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố ñiều chỉnh các quan hệ xã hội.
Trong thực tế cuộc sống tồn tại rất nhiều mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ xã hội ñó ñược

ñiều chỉnh bằng nhiều loại quy tắc khác nhau như quy tắc ñạo ñức, tập quán, tín ngưỡng... và pháp
luật. Sự hình thành, tính ý chí, phạm vi tác ñộng... của các loại quy tắc ñó ñược thể hiện khác nhau,
trong ñó, pháp luật có phạm vi tác ñộng rộng lớn nhất và hầu như tác ñộng tới mọi tổ chức, cá nhân
trong xã hội.
2.2.2 ðặc trưng của pháp luật
So với các loại quy tắc khác trong ñời sống xã hội, pháp luật có các ñặc trưng sau ñây:
- Tính bắt buộc chung
Pháp luật chỉ ñược hình thành bằng con ñường nhà nước. Trong ñó, nhà nước có thể trực tiếp ñặt
ra, sáng tạo ra pháp luật hoặc gián tiếp thừa nhận pháp luật ñã ñược ban hành bởi một tổ chức khác.
Sau khi ñược hình thành, pháp luật ñược ñảm bảo thực hiện ñối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội
bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước thông qua các công cụ cưỡng chế như công an, toà án, viện
kiểm sát... Khi tham gia vào các quan hệ xã hội thuộc ñối tượng ñiều chỉnh của pháp luật, mọi tổ
chức, cá nhân không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tính chất của chủ thể… ñều phải thực hiện
ñúng các quy ñịnh của pháp luật. Bên cạnh ñó, các quyền của tổ chức, cá nhân cũng ñược nhà nước
bảo ñảm thực hiện. ðối với các loại quy tắc khác (tập quán, tín ñiều tôn giáo…) không ra ñời bằng
con ñường nhà nước mà ra ñời từ con ñường xã hội nên không ñược nhà nước bảo ñảm thực hiện mà
ñược thực hiện thông qua tâm lý và dư luận xã hội là chủ yếu.
- Tính phổ biến rộng rãi
Pháp luật ñược nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và sử dụng làm công cụ bảo vệ quyền lực nhà
nước, trong thời gian pháp luật ñang tồn tại, ñang có hiệu lực (thời gian), nó ñược áp dụng trên toàn
bộ vùng lãnh thổ (không gian) ñối với mọi tổ chức, cá nhân thuộc vùng lãnh thổ (ñối tượng) thuộc
chủ quyền của nhà nước ñó. Nhà nước thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
sử dụng nhiều công cụ, phương tiện ñể bảo ñảm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật triệt ñể,
bảo ñảm pháp chế. Pháp luật dẫn dắt hành vi của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, kể các tổ chức,
cá nhân trực tiếp sáng tạo ra pháp luật là nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước. Các quy tắc khác
như tập quán, tín ñiều tôn giáo… không ñược phổ biến và có tính bắt buộc thực hiện ñối với mọi tổ
chức, cá nhân trong xã hội, chúng chỉ có giá trị trong một phạm vi nhỏ hẹp, với một nhóm tổ chức, cá
nhân thuộc tổ chức, cơ sở, cộng ñồng dân cư cụ thể.
- Tính chặt chẽ về hình thức
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, ñó là những khuôn mẫu, những mực thước ñược nhà nước

xác ñịnh cụ thể, rõ ràng. ðó là cái giới hạn cần thiết, cái khung ñược xác ñịnh ñể mọi tổ chức, cá
nhân xử sự. Hiện nay, pháp luật thường ñược ghi trong văn bản (pháp luật thành văn). Quy ñịnh của
pháp luật thể hiện thành các ñiều luật, các quy phạm có cấu trúc chặt chẽ về câu, chữ, ý nghĩa. Từ
ngữ của pháp luật (thuật ngữ pháp lý) luôn chặt chẽ, chính xác, ñược hiểu theo một nghĩa và ñược
thực hiện như nhau ñối với mọi ñối tượng, không gian, thời gian. ðiều này ảnh hưởng trực tiếp tới
giá trị và khả năng thực thi của pháp luật nên các nhà nước luôn quan tâm tới việc nâng cao kỹ thuật
lập pháp. Các quy tắc khác trong xã hội như tập quán, ñạo ñức, tín ñiều tôn giáo… ở chừng mực nào
ñó không xác ñịnh một khuôn mẫu, một giới hạn rõ ràng nên tính chặt chẽ về hình thức không cao.
Thậm chí, các loại quy tắc ñó tồn tại dưới hình thức bất thành văn (không ñược ghi trong văn bản)
khá phổ biến.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

16


Bên cạnh những ñặc trưng cơ bản trên, so với các quy tắc xã hội khác, pháp luật còn có những
ñặc trưng khác như tính khái quát và cụ thể, tính nghiêm khắc và nhân ñạo, luật thành văn và không
thành văn...
2.2.3 Bản chất của pháp luật
Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp
và phương diện xã hội, thường gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này tồn tại mang
tính tất yếu khách quan, có quan hệ mật thiết, tác ñộng qua lại lẫn nhau.
* Tính giai cấp
Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật ñã lý giải một cách khoa học bản chất của
pháp luật. Là sản phẩm của xã hội có giai cấp, pháp luật luôn mang tính giai cấp, không có pháp luật
tự nhiên hay pháp luật không mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật ñược thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của
giai cấp thống trị. C.Mác và Ph.Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản ñã ñi ñến kết luận rằng:
“Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản ñược ñề lên thành luật, cái ý chí mà nội

dung của nó là do ñiều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết ñinh”10. Nhờ nắm trong tay
quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị ñã thông qua con ñường nhà nước ñưa ý chí của mình lên
thành luật. Sau ñó cũng thông qua tổ chức quyền lực ñặc biệt này, pháp luật ñược ñảm bảo thực hiện
ñối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong ñời sống xã hội.
Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục ñích ñiều chỉnh các quan hệ xã hội là
nhằm hướng các quan hệ này phát triển theo một trật tự (một hướng) nhất ñịnh, phù hợp ý chí của
giai cấp thống trị nhằm bảo vệ, củng cố ñịa vị của giai cấp thống trị. Nói cách khác, về hình thức
pháp luật sinh ra cùng giai cấp, tồn tại trong xã hội cùng giai cấp, thay ñổi cùng sự thay ñổi của giai
cấp, diệt vong khi xã hội không còn giai cấp và nội dung của nó luôn phản ánh ý chí, lợi ích của giai
cấp thống trị trong xã hội. Tuy nhiên, cách thể hiện và mức ñộ thể hiện tính giai cấp của từng kiểu
pháp luật lại không hoàn toàn giống nhau giữa các nhà nước.
* Tính xã hội
Bên cạnh tính giai cấp, trong bản chất của mình, pháp luật còn có tính xã hội. Tính xã hội của
pháp luật ñược hiểu là bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật phải phản ảnh
thực tiễn cuộc sống gồm ý chí, tâm tư, nguyện vọng, tình cảm… của các giai tầng khác trong xã hội.
Tính xã hội của pháp luật thể hiện không giống nhau giữa các nhà nước, phụ thuộc vào tương quan
lực lượng giữa giai cấp thống trị với các giai cấp ñối kháng trong xã hội, vào quan ñiểm chính trị của
giai cấp thống trị… Trong ñó, pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản, tính giai
cấp ñược thể hiện sâu sắc, tính xã hội mờ nhạt. Pháp luật xã hội chủ nghĩa trong bản chất của mình
thể hiện sâu sắc cả tính giai cấp và tính xã hội.
Như vậy, tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật là hai mặt ñối lập nhưng thống nhất với nhau
trong bản chất của pháp luật. Pháp luật không thuần tuý chỉ thể hiện, phán ánh ý chí của giai cấp
thống trị, là công cụ của giai cấp thống trị mà bỏ qua thực tiễn xã hội, ñi ngược lại ý chí, nguyện
vọng, tâm tư, tình cảm… của toàn xã hội; ngược lại nếu chỉ phản ánh thực tiễn và ý chí của xã hội
mà ñi ngược lại ý chí của giai cấp thống trị thì pháp luật không còn là pháp luật nữa mà trở thành một
loại quy tắc xã hội.
2.3. Kiểu pháp luật
2.3.1 Khái niệm kiểu pháp luật

10


Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1. NXB Sự thật, H.1980, tr.262.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

17


Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, ñặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất
giai cấp và những ñiều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã
hội nhất ñịnh.
Kiểu pháp luật ñược xác ñịnh trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản, ñặc thù của pháp luật với bản chất
giai cấp, ñiều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất ñịnh.
ðặc ñiểm chung của mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ quyết ñịnh những dấu hiệu cơ bản, ñặc thù của
kiểu pháp luật tương ứng.
2.3.2 Các kiểu pháp luật
Pháp luật là một bộ phận quan trọng của thượng tầng kiến trúc, xét cho cùng, bản chất và nội
dung của pháp luật do cơ sở kinh tế quyết ñịnh. Do vậy, khi muốn phân loại các kiểu pháp luật,
chúng ta phải dựa vào một số tiêu chí cơ bản như pháp luật ñó ra ñời và tồn tại trên cơ sở kinh tế nào,
do quan hệ sản xuất nào quyết ñịnh; nó thể hiện tập trung ý chí, bảo vệ, củng cố lợi ích của giai cấp
nào… Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội chỉ rõ cơ sở phân ñịnh kiểu nhà nước và
pháp luật mà ở ñó tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp là một kiểu nhà nước và
một kiểu pháp luật nhất ñịnh. Phù hợp với ñiều ñó, lịch sử xã hội loài người tồn tại 4 kiểu pháp luật
là:
Pháp luật chủ nô;
Pháp luật phong kiến;
Pháp luật tư sản;
Pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu.
Trong ñó, pháp luật phong kiến thay thế pháp luật chủ nô, pháp luật tư sản thay thế pháp luật phong

kiến và pháp luật xã hội chủ nghĩa thay thế pháp luật tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp
luật cuối cùng trong lịch sử, có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác ñộng tới quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.3 Các kiểu pháp luật tiền xã hội chủ nghĩa
* Pháp luật chủ nô
Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật ñầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, thể hiện ý chí của giai
cấp chủ nô. Pháp luật chủ nô ñược xây dựng trên cơ sở kinh tế là chế ñộ sở hữu tuyệt ñối về tư liệu
sản xuất và nô lệ của chủ nô, duy trì tình trạng bất bình ñẳng trong xã hội vì lợi ích của giai cấp chủ
nô.
Pháp luật chủ nô có các ñặc ñiểm cơ bản:
- Pháp luật chủ nô củng cố chế ñộ sản xuất dựa trên chế ñộ sở hữu của chủ nô ñối với nô lệ, hợp
pháp hoá chế ñộ bóc lột tàn nhẫn của chủ nô ñối với nô lệ
Trong chế ñộ chiếm hữu nô lệ, chủ nô không chỉ có quyền sở hữu ñối với tài sản, tư liệu sản xuất
mà có quyền sở hữu ñối với nô lệ. Nô lệ không ñược coi là con người mà chỉ là công cụ biết nói, là
ñộng vật có hai chân và là khách thể của quyền sở hữu tư nhân. Nội dung của quan hệ sở hữu của chủ
nô ñối với nô lệ bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và ñịnh ñoạt, các quyền này ñược bảo vệ một
cách chặt chẽ. Chủ nô ñược quyền bắt giam, xích nô lệ trong nhà hay bêu ngoài chợ, thậm chí có thể
bán, cho, biếu, tặng hoặc giết nô lệ. Các hoạt ñộng lao ñộng tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống của con
người chủ yếu do nô lệ tiến hành, nhưng thành quả lao ñộng của họ hầu hết thuộc về giai cấp chủ nô.
Như vậy, pháp luật chủ nô ñã trở thành công cụ ñể củng cố ñịa vị và hợp pháp hoá chế ñộ bóc lột tàn
nhẫn của chủ nô ñối với nô lệ.
- Pháp luật chủ nô củng cố tình trạng bất bình ñẳng giữa chủ nô và những người lao ñộng khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

18


Ngoài giai cấp chủ nô và nô lệ, trong xã hội chiếm hữu nô lệ còn có tầng lớp bình dân (hay gọi là
lớp người thuộc ñẳng cấp thứ 3, thứ 4), những người này có ñịa vị pháp lý rất hạn chế như không
ñược tham gia vào cơ quan nhà nước, không ñược tham gia giải quyết các vấn ñề xã hội, không ñược

tham gia các hoạt ñộng cộng ñồng, thậm chí, họ có thể bị biến thành nô lệ nếu vi phạm pháp luật....
Pháp luật chủ nô quy ñịnh, nếu chủ nô vi phạm pháp luật, chủ nô có thể dùng tiền ñể chuộc tội còn
nếu tầng lớp bình dân vi phạm pháp luật thì không có quyền ñó. Theo Luật Manu, cùng phạm một tội
nhưng nếu là chủ nô thì mức phạt là cách chức còn ñối với các người khác thì có thể bị giết chết.
Những người thuộc ñẳng cấp thấp mà giáo huấn những người thuộc ñẳng cấp cao thì bị ñổ mỡ nóng
vào miệng hoặc vào tai.
- Pháp luật chủ nô củng cố quyền thống trị tuyệt ñối của người gia trưởng ñối với vợ và con
Trong quan hệ vợ - chồng: người vợ thuộc sở hữu tuyệt ñối của người chồng. Người vợ ñược coi
ngang hàng với con và phải trung thành với người chồng, nếu thông gian có thể bị xử tử hoặc giam
trong nhà kín suốt ñời, nếu người chồng không chung thủy thì không có hậu quả pháp lý gì. Trong
nhà nước chủ nô, hôn nhân ñược coi là một dạng hợp ñồng mà ñối tượng bị mua bán là cô dâu.
Trong quan hệ cha - con: người con thuộc sở hữu của người cha, người cha có toàn quyền quyết
ñịnh ñể nuôi hay vứt bỏ người con, ñược dựng vợ, gả chồng, thậm chí ñược bán, ñánh, giam, xích,
bắt làm nô lệ. Tuy nhiên, ñối với những người con có chức vụ cao trong bộ máy nhà nước thì quyền
lực của người cha ñối với anh ta sẽ bị hạn chế.
- Pháp luật chủ nô củng cố quyền lực nhà nước của giai cấp chủ nô
Các quy ñịnh của pháp luật chủ nô thể hiện một cách sâu sắc bản chất giai cấp, là phương tiện ñể
củng cố quyền tư hữu tuyệt ñối của chủ nô ñối với tư liệu sản xuất và nô lệ, bảo vệ quyền thống trị
của giai cấp này. Các nhà nước chủ nô theo hình thức chính thể quân chủ ñã hợp pháp hoá quyền lực
của vua hoặc hoàng ñế và sự chuyên quyền, ñộc ñoán của quan lại. Khi quyền lực nhà nước càng
mạnh thì ý chí và lợi ích của giai cấp chủ nô càng ñược bảo ñảm. Thậm chí, vua hoặc hoàng ñế
không phải phục tùng pháp luật. Như vậy, quyền lực nhà nước của giai cấp chủ nô ñã ñược củng cố,
trở thành công cụ trấn áp giai cấp hữu hiệu, duy trì trật tự xã hội bất bình ñẳng có lợi cho giai cấp
thống trị trong xã hội.
* Pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến ra ñời thay thế pháp luật chủ nô. Mặc dù, pháp luật phong kiến tiến bộ hơn
nhiều so với pháp luật chủ nô, song về bản chất giai cấp, pháp luật phong kiến vẫn thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị chiếm thiểu số trong xã hội là giai cấp ñịa chủ, ñược xây dựng trên cơ sở kinh tế là
chế ñộ tư hữu về tư liệu sản xuất về ruộng ñất của ñịa chủ nhằm mục ñích củng cố chế ñộ sở hữu ñó,
duy trì tình trạng bất bình ñẳng trong xã hội.

Pháp luật phong kiến có những nét ñặc trưng cơ bản là:
- Pháp luật phong kiến ghi nhận ñặc quyền, ñặc lợi của giai cấp ñịa chủ
Ngoài việc củng cố quyền tư hữu về ruộng ñất, quy ñịnh ñặc quyền ñặc lợi cho ñịa chủ, pháp luật
phong kiến còn quy ñịnh ñịa vị lệ thuộc của người nông dân. Việc chiếm hữu ruộng ñất luôn kèm
theo cả những người nông dân canh tác trên ruộng ñất ấy và pháp luật cấm nông dân không ñược bỏ
ruộng ñất. Nếu họ vi phạm sẽ bị bắt và giao lại cho người chủ cũ vô thời hạn cùng với người thân và
chút tài sản của mình....Kẻ xâm phạm ñến quyền sở hữu tư nhân của giai cấp ñịa chủ bị trừng phạt rất
nặng. Không chỉ có vậy, giai cấp ñịa chủ là giai cấp nắm quyền lực nhà nước, giữ các chức tước quan
trọng trong triều ñình và ñược hưởng bổng lộc rất hậu hĩnh, kể cả ñất ñai. Chính vì thế, quan lại
phong kiến cũng ñồng thời là những ông chủ ñất, trong khi người nông dân cần ñất sản xuất lại
không có ñất nên phải lệ thuộc vào quan lại, ñịa chủ. Với tư cách là giai cấp thống trị, ñịa chủ và tầng
lớp quý tộc có rất nhiều quyền như xét xử nông dân, thu tiền phạt, tịch thu tài sản, thu thuế... Theo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

19


Mác - Ănghen, “một mình tên ñịa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan tòa, vừa là người thi hành
bản án, là vị chúa tể có toàn quyền ở trang ấp của mình”11.
- Pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man
Mục ñích của hình phạt trong pháp luật phong kiến chủ yếu là trừng trị, gây ñau ñớn về thể xác
và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Vì vậy, hình phạt theo quy ñịnh của pháp
luật phong kiến rất nặng nề và cách thi hành hình phạt rất man rợ, tàn bạo. Những hành vi xúc phạm
tới quyền lực nhà vua, lợi ích và quyền tư hữu của quan lại, của ñịa chủ và tầng lớp quý tộc thường
áp dụng mức án tử hình với các hình thức gây ñau ñớn cho người chịu hình phạt như chặt ñầu, treo
cổ, dìm xuống nước, thiêu ñốt, chôn sống...Thậm chí, người phạm tội có thể bị cắt tai, xẻo, róc thịt
cho ñến chết, hay bị chém bêu ñầu, chém và băm nát xác chết... nhẹ hơn là bị ñánh bằng roi, bằng
gậy, ñánh một cách ô nhục, ñầy ñi xa... Pháp luật phong kiến Việt Nam và Trung Quốc còn quy ñịnh
hình thức trách nhiệm tập thể - chu di tam tộc (giết 3 ñời dòng họ người phạm tội), thậm chí là chu di
thất tộc (7 ñời), cửu tộc (9 ñời)...Tính hà khắc của pháp luật phong kiến còn thể hiện ở chỗ quy ñịnh

cho người xét xử sự tuỳ tiện khi áp dụng hình phạt.
- Pháp luật phong kiến mang nặng tính tôn giáo
Pháp luật phong kiến chứa ñựng những quy tắc có tính chất tôn giáo, ñạo ñức phong kiến. Pháp
luật phong kiến Việt Nam và Trung Quốc là những quy phạm luân lý nho giáo và những tín ñiều tôn
giáo khác. Quốc triều Hình luật ở Việt Nam có nhiều quy ñịnh về nghĩa vụ của con cái như không
ñược kiện cha, mẹ (ñiều 511), phải che dấu tội của cha, mẹ (ñiều 504), ñể tang cha, mẹ (ñiều 543)…
Một số nước phong kiến châu Âu thành lập toà án giáo hội. Tòa án giáo hội có quyền áp dụng hình
phạt nặng nhất.
* Pháp luật tư sản
Về bản chất, pháp luật tư sản không có gì khác so với các kiểu pháp luật trước ñó nhưng nó tiến
bộ hơn rất nhiều. Pháp luật tư sản ñược coi là một trong những thành tựu ñánh dấu sự phát triển của
lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, ñây cũng là kiểu pháp luật bóc lột, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội là giai cấp tư sản, nhằm duy trì, củng cố chế ñộ tư hữu, chế ñộ tự do cạnh tranh và bóc
lột lao ñộng làm thuê ñể bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. ðiều này ñược thấy rõ khi nghiên cứu một
số quy ñịnh tiến bộ nhất của pháp luật tư sản.
- Chế ñịnh quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một trong những chế ñịnh phát triển nhất của pháp luật tư sản. Chế ñịnh này kế
thừa những nguyên tắc về quyền sở hữu của Luật La Mã cổ ñại, song có những thay ñổi nhất ñịnh và
ñạt ñến ñộ hoàn thiện, Mác viết: “Khi công nghiệp và thương nghiệp ñẩy nhanh sự phát triển của
chế ñộ tư hữu thì ngay lập tức, Luật La Mã ñược phục hồi ñịa vị và lấy lại ñược uy tín”12.
Trong các hình thức sở hữu dưới xã hội tư bản chủ nghĩa, tư hữu ñược chú trọng bảo vệ hơn cả,
nó ñược xem là thứ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Vì vậy, pháp luật tư sản quy ñịnh nhiều
biện pháp trừng trị cương quyết những hành vi vi phạm chế ñộ sở hữu và hạn chế tối ña các biện
pháp có khả năng làm tổn hại ñến thứ quyền này của nhà tư bản như biện pháp tịch thu, trưng mua,
trưng dụng...
Về mặt nguyên tắc, pháp luật tư sản bảo vệ quyền tư hữu cho tất cả mọi người. Bản tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền của nước Pháp năm 1789 ñã khẳng ñịnh: không ai có thể mất quyền sở hữu
là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật ñã
quy ñịnh với ñiều kiện là bồi thường trước và công bằng. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật tư sản chỉ
11


Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 21. NXB Chính trị quốc gia, H.1995, tr.361.

12

Mác-Ănghen, Toàn tập, Tập 3, tr.63 (bản tiếng Nga)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

20


bảo vệ chế ñộ tư hữu của giai cấp tư sản. Bởi giai cấp công nhân, những người thợ thuyền thì không
có tài sản gì khác ngoài sức lao ñộng nhưng ñã bị ông chủ bóc lột, Mác viết: “lao ñộng làm thuê, lao
ñộng của người vô sản liệu có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt ñối là không. Nó tạo ra
tư bản, tức là tạo ra cái sở hữu bóc lột lao ñộng làm thuê”13.
Ngoài sở hữu tư nhân, pháp luật tư sản còn quy ñịnh các hình thức sở hữu khác như sở hữu
chung hợp nhất, sở hữu chung toàn phần, sở hữu ủy thác…nên ñã tạo ra ñộ an toàn, ổn ñịnh cho người có tài sản.
- Chế ñịnh hợp ñồng
Chế ñịnh hợp ñồng trong pháp luật tư sản là chế ñịnh ít mang dấu ấn chính trị nhất bởi nó ñược
xây dựng trên nền của tự do, bình ñẳng. Dưới tác ñộng của quan hệ thị trường, tự do hợp ñồng ñã trở
thành một nguyên tắc của pháp luật tư sản. Theo ñó, quyền bình ñẳng của các chủ thể tham gia quan
hệ hợp ñồng ñược bảo ñảm ở tất cả các lĩnh vực mà không hề có dấu ấn quyền lực của nhà nước tư
sản. Tuy nhiên, tự do bình ñẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp ñồng chỉ là biểu hiện bên
ngoài của chế ñịnh hợp ñồng. Trong thực tế, chế ñịnh hợp ñồng cũng thể hiện bản chất giai cấp của
pháp luật tư sản. Ví dụ: hợp ñồng lao ñộng giữa người sử dụng lao ñộng với người lao ñộng tưởng
chừng mang tính bình ñẳng nhưng trên thực tế, người lao ñộng phải lựa chọn ký kết hợp ñồng lao
ñộng với ñiều kiện bất lợi hoặc thất nghiệp. ðể nuôi sống bản thân mình, người lao ñộng buộc phải
ký hợp ñồng lao ñộng với giá công rẻ mạt.
Trong các giai ñoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản, chế ñịnh hợp ñồng có vai trò, vị

trí khác nhau. Giai ñoạn ñầu, nguyên tắc tự do hợp ñồng ñược tuân thủ một cách triệt ñể, về sau, do
sự can thiệp của nhà nước tư sản vào ñời sống kinh tế - xã hội và sự lũng ñoạn của các tập ñoàn tư
bản ñộc quyền, nguyên tắc này ngày càng bị hạn chế.
- Chế ñịnh ñịa vị pháp lý của công dân
ðịa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của công dân là một chế ñịnh quan trọng của pháp luật tư
sản. ðây ñược coi là một thành tựu trong nền văn minh nhân loại vì nó ñã ñặt ña số con người ở vị trí
là người chủ thực sự trong ñời sống xã hội, ñiều mà các kiểu pháp luật trước ñây không có ñược.
Ở thời kỳ ñầu, quyền tự do, dân chủ của công dân ñược ñề cao và quy ñịnh rất rõ ràng, vì lúc
này, các nhà tư sản muốn thúc ñẩy nhân dân ñứng lên ñấu tranh chống lại sự thống trị của giai cấp
ñịa chủ. Tuy nhiên, những quy ñịnh cụ thể, rõ ràng của pháp luật tư sản về quyền tự do, dân chủ chỉ
mang tính hình thức, giả tạo, thậm chí có thể vô hiệu hoá giá trị tự do, dân chủ trong thực tế. ðặc
biệt, sau khi giành ñược chính quyền, giai cấp tư sản ñã vi phạm các quy ñịnh về quyền tự do, dân
chủ của công dân vì lo sợ lợi ích của họ bị ñe dọa. Hiện nay, do tác ñộng của nhiều nguyên nhân,
quyền tự do, dân chủ của công dân ñược giai cấp tư sản ñề cao, ñặc biệt dưới vỏ bọc nhân quyền.
Như vậy, kể cả trong những quy ñịnh tiến bộ nhất thì pháp luật tư sản vẫn thể hiện ý chí giai cấp
thống trị, nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, pháp luật tư sản ñã ñạt ñược
những tiến bộ nhất ñịnh, thể hiện trong tính xã hội của nó, nhằm ñảm bảo chức năng ñiều tiết xã hội
của pháp luật.
2.4. Hình thức pháp luật
2.4.1 Khái niệm hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là cách thức giai cấp thống trị sử dụng ñể ñưa ý chí của mình thành pháp luật
thông qua con ñường nhà nước.
Dưới góc ñộ pháp lý, hình thức pháp luật là khái niệm dùng ñể chỉ ranh giới tồn tại của pháp luật
trong hệ thống các quy tắc xã hội. Nó chỉ những hình thức tồn tại mà ở ñó chứa các quy phạm pháp
luật, ñó chính là nguồn của pháp luật. Như vậy, hình thức pháp luật khác với phương thức hình thành
13

Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1. NXB Sự thật, H.1980, tr.559.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .


21


pháp luật với danh nghĩa là nguồn gốc pháp luật. Hình thức pháp luật có quan hệ chặt chẽ với hoạt
ñộng của nhà nước trong việc ñưa ý chí của giai cấp thống trị thành pháp luật. Hoạt ñộng này thường ñược chia thành hai dạng là hoạt ñộng sáng tạo pháp luật của nhà nước; hoạt ñộng thừa nhận hiệu lực
pháp lý của các quy tắc xã hội, quy tắc pháp lý khác.
2.4.2 Các hình thức pháp luật
Trong lịch sử có ba hình thức pháp luật: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp
luật.
* Tập quán pháp
Tập quán pháp là cách thức nhà nước thừa nhận, lựa chọn những tập quán có lợi cho ñịa vị
thống trị của mình nâng lên thành pháp luật.
Tập quán là cách thức xử sự giữa con người với con người hình thành một cách tự phát ñược mọi
người mặc nhiên công nhận như những xử sự chuẩn mực và ñược lặp ñi lặp lại nhiều lần trong cuộc
sống. Trong chế ñộ cộng sản nguyên thuỷ, tập quán là một trong những quy tắc xử sự chủ yếu ñiều
chỉnh quan hệ giữa con người với con người. Khi nhà nước hình thành, nhà nước ñã lựa chọn tập quán
phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị ñưa lên thành pháp luật. Như vậy, tập quán pháp là hình
thức pháp luật ra ñời sớm nhất, ñược sử dụng trong nhà nước chủ nô và trong thời kỳ ñầu của nhà nước
phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn ñược sử dụng, nhiều nhất là các nước theo hình
thức quân chủ.
Ưu ñiểm của tập quán pháp là dễ ñược mọi người thực hiện vì tập quán là quy tắc xử sự gắn liền
với ñời sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế ñó, tập quán pháp cũng có những tồn tại nhất
ñịnh. Tập quán có tính cục bộ, tản mạn, manh mún, hình thành một cách tự phát, ít biến ñổi… nên về
mặt nguyên tắc, hình thức tập quán pháp không phù hợp với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
* Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là cách thức nhà nước sử dụng kết quả xét xử của cơ quan toà án hoặc quyết ñịnh
xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hành chính làm khuôn mẫu cho việc xét xử, xử lý những
trường hợp tương tự về sau.
Tiền lệ pháp ñược sử dụng trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến. Hiện nay, hình thức

pháp luật này vẫn ñược sử dụng ở các nước tư sản, ñặc biệt là các nước theo hệ thống pháp luật Anh
- Mỹ.
Ưu ñiểm của tiền lệ pháp là giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, ñơn giản, ñỡ tốn kém về
thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, tiền lệ pháp có những nhược ñiểm như: dễ tạo ra sự tùy tiện bởi tiền
lệ pháp không phải hình thành từ cơ quan lập pháp mà hình thành từ cơ quan tư pháp và cơ quan
hành pháp. ðặc biệt, hình thức tiền lệ pháp còn thể hiện sự cứng nhắc, không chính xác và không ñạt
tính khoa học. Các nhà nước XHCN nói chung và nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng không sử
dụng hình thức pháp luật này.
* Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
trình tự, thủ tục, hình thức và tên gọi nhất ñịnh, chứa ñựng các quy tắc xử sự chung.
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, ñược hình thành từ khi nhà
nước chủ nô xuất hiện và ñược nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản sử dụng. Tuy
nhiên, ở nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, số lượng văn bản không nhiều, kỹ thuật xây dựng
văn bản thấp, có khi chỉ là sự sao chép một cách ñơn giản những tập quán, phong tục và các án lệ.
ðến nhà nước tư sản, hình thức văn bản quy phạm pháp luật ñược sử dụng phổ biến, các loại văn bản
và kỹ thuật xây dựng văn bản có rất nhiều tiến bộ. Ở nhà nước XHCN, những tiến bộ nói trên ñược

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Pháp luật ñại cương ……………..… .

22


×