Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Ths. Nguyễn Huyền Thương – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thuý
( Chủ biên ): Ths. Nguyễn Huyền Thương

GIÁO TRÌNH

TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ
TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

Hà nội 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

1


LỜI NÓI ðẦU
Trong hệ thống kiến thức trang bị cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành sư phạm ở
nước ta nói riêng, trong những năm gần ñây ñã có thêm môn Khoa học Tâm lý. ðây là một
môn khoa học có ý nghĩa không nhỏ trong việc phát huy nhân tố con người thuộc mọi lĩnh
vực của ñời sống xã hội, trong ñó có hoạt ñộng học tập và rèn luyện của sinh viên, nhất là
sinh viên ngành sư phạm.
ðể phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên về môn khoa học
tâm lý này, trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tổ chức biên soạn giáo trình “Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm”. ðây là giáo trình ñược sử dụng làm tài liệu chính cho
chương trình ñào tạo cử nhân ñại học chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp.
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm là hai chuyên ngành tâm lý học góp phần
trực tiếp hình thành quan ñiểm sư phạm và bồi dưõng trình ñộ nghiệp vụ cho sinh viên các
trường, các khoa sư phạm, những người sẽ làm công tác dạy học và giáo dục ở trường phổ


thông. Việc hiểu biết những quy luật phát triển tâm lý của từng lứa tuổi, việc nắm vững những
cơ sở tâm lý của công tác dạy học và giáo dục sẽ giúp cho người giáo viên tương lai tiến hành
việc dạy học, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách học sinh một cách có hiệu quả.
Giáo trình này ñược biên soạn theo nguyên tắc “Học ñi ñôi với hành, lý luận gắn liền
với thực tiễn” nhằm mục ñích giúp cho sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông Nghiệp có
thể vận dụng ñược những tri thức Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm vào việc giải
quyết những vấn ñề trong cuộc sống, trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục của mình
trong tương lai.
Trong khi biên soạn giáo trình, tập thể tác giả ñã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu
xuất bản trong và ngoài nước, ñồng thời mạnh dạn mở rộng, cập nhật, bổ sung và ñóng góp
thêm một số thông tin mới thuộc cả hai phần Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm ñể
giúp sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp có hiểu biết sâu rộng hơn về môn học.
Giáo trình ñược chia thành hai phần chính:
- Phần thứ nhất: “Một số vấn ñề cơ bản của tâm lý học lứa tuổi” bao gồm ba chương:
Chương 1: Nhập môn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Chương 2: Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
Phần này nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của các lứa tuổi học sinh, qua ñó tìm ra
nguyên nhân, ñộng lực của sự phát triển tâm lý cùng những ñặc trưng tâm lý của các giai ñoạn
phát triển.
- Phần thứ hai: “Một số vấn ñề cơ bản của tâm lý học sư phạm” bao gồm ba chương:
Chương 4: Tâm lý học dạy học
Chương 5: Tâm lý học giáo dục
Chương 6: Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
Phần thứ hai này nghiên cứu các hiện tượng tâm lý dưới ảnh hưởng của các tác ñộng
sư phạm, chủ yếu là dạy học và giáo dục.
Giáo trình ñược phân công biên soạn như sau:
- ThS. Nguyễn Huyền Thương biên soạn chương 1, chương 2, chương 3 và chương 6.
- GVC. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thuý biên soạn chương 4, chương 5.
Do hạn chế về nhiều mặt, do thời gian không dư dật nên giáo trình mà chúng tôi biên

soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận ñược
những ý kiến ñóng góp chân thành của ñộc giả ñể có thể sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện
cuốn sách này trong những lần tái bản sau.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các Quý vị

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

2


MỤC LỤC
Trang
Phần A: MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI………………..3
Chương 1: Nhập môn tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm………………………...3
1.1. Những vấn ñề chung của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm…………………….3
1.2. Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em…………………………………………………….8
1.3. Sự phân chia các giai ñoạn phát triển tâm lý trẻ em……………………………………..18
Chương 2: Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở………….21
2.1. Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học……………………………………………………21
2.2. Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở……………………………………………30
Chương 3: Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông…………………………...48
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông………………………………………………………………………………………….48
3.2. ðặc ñiểm hoạt ñộng học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông…53
3.3. ðặc ñiểm nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông…………………………58
3.4. Giao tiếp và ñời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông……………...61
3.5. Kế hoạch cuộc ñời và sự lựa chọn nghề nghiệp của lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông………………………………………………………………………………………….64
Phần B: MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM………………..67
Chương 4: Tâm lý học dạy học……………………………………………………………..67

4.1. Giới thiệu một số lý thuyết về tâm lý học dạy học………………………………………67
4.2. Hoạt ñộng dạy……………………………………………………………………………70
4.3. Hoạt ñộng học……………………………………………………………………………71
4.4. Sự hình thành khái niệm trong dạy học………………………………………………….75
4.5. Sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong dạy học……………………………………………78
4.6. Dạy học và sự phát triển trí tuệ…………………………………………………………..80
Chương 5: Tâm lý học giáo dục ñạo ñức…………………………………………………..86
5.1. ðạo ñức và hành vi ñạo ñức……………………………………………………………..86
5.2. Cấu trúc tâm lý của hành vi ñạo ñức……………………………………………………..89
5.3. Vấn ñề giáo dục ñạo ñức cho học sinh phổ thông………………………………………..91
Chương 6: Tâm lý học nhân cách người thầy giáo………………………………………..96
6.1. ðặc ñiểm lao ñộng của người thầy giáo………………………………………………….96
6.2. Cấu trúc nhân cách người thầy giáo……………………………………………………100
6.3. Uy tín của người thầy giáo……………………………………………………………...116
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………121

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

3


PHẦN A.
MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
Kể từ khi loài người xuất hiện trên Trái ðất thì cũng là lúc họ quan tâm ñến các hiện
tượng tâm lý, có quan ñiểm về tâm lý và xuất hiện các khoa học tâm lý. Nhưng từ thời cổ ñại
ñến ñêm trường trung cổ rồi ñến thời kỳ phong kiến, tâm lý học vẫn là một bộ phận của triết
học. Cho mãi ñến tận ñầu thế kỷ thứ XIX, khi nền sản xuất thế giới phát triển mạnh mẽ thúc ñẩy
sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và tạo ñiều kiện cho tâm lý học trở thành một
khoa học ñộc lập. Khi tâm lý học phát triển mạnh mẽ và ñộc lập ñã nảy sinh nhiều vấn ñề ñòi

hỏi phải có sự nghiên cứu tâm lý mang tính chuyên biệt, do ñó các ngành tâm lý học ứng
dụng ñược phát sinh. Và hai chuyên ngành tâm lý học ứng dụng phát triển sớm nhất là tâm lý
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
1.1. NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC
SƯ PHẠM
1.1.1. ðối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
a. Tâm lý học lứa tuổi
* ðối tượng nghiên cứu
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu tâm lý người ở những giai ñoạn phát triển khác nhau
trong ñiều kiện sống và hoạt ñộng .Cụ thể tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu ñộng lực phát triển
tâm lý theo lứa tuổi của con người.Trong quá trình phát triển của con người luôn nảy sinh
những mâu thuẫn cần phải giải quyết, khi mâu thuẫn ñược giải quyết thì tâm lý phát triển.
Như vậy, tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu ñộng lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi tức là nghiên
cứu sự nảy sinh mâu thuẫn, nghiên cứu quá trình giải quyết mâu thuẫn ở các lứa tuổi.Ví dụ:
tuổi thiếu niên có mâu thuẫn giữa nhu cầu ñược ñộc lập, ñược tự khẳng ñịnh mình và khả
năng thực sự của bản thân. Khi thiếu niên giải quyết ñược mâu thuẫn này thì khả năng của các
em sẽ tăng lên và tâm lý ñược phát triển.
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu sự phát triển của cá thể trong các quá trình tâm lý và các
phẩm chất tâm lý trong nhân cách của con người ñang phát triển (ở ðức người ta gọi là tâm lý
học phát triển).
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu ñặc ñiểm của các quá trình và các phẩm chất tâm lý riêng
lẻ của các cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong
phạm vi cùng một lứa tuổi. Cùng một lứa tuổi, các cá nhân có sự khác nhau là do ñược sinh
trưởng, phát triển trong các ñiều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau và có tính tích cực hoạt ñộng
khác nhau... Do ñó tri thức, phẩm chất tâm lý, nhân cách của từng cá nhân cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: Tri giác nhìn, tri giác nghe và sự tác ñộng qua lại giữa chúng ở các lứa tuổi khác nhau,
ở các cá nhân trong cùng một lứa tuổi cũng khác nhau; các phẩm chất tâm lý như xúc cảm,
tình cảm, ý chí... cũng khác nhau. Chính vì vậy, tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu ñặc ñiểm các
quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… của các lứa tuổi
khác nhau.

Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu khả năng lĩnh hội các tri thức, phương thức hoạt ñộng
của các lứa tuổi. Khi nói về khả năng tức là muốn nói ñến cái hiện có của trẻ, ñến những gì trẻ
có thể làm ñược, nó sẽ thay ñổi như thế nào, sẽ có ñược những gì trong quá trình sống và hoạt
ñộng theo lứa tuổi. Từ ñó có thể hiểu ñược nguyên nhân nảy sinh của những phẩm chất tâm
lý, những khó khăn thuận lợi của lứa tuổi ñể tìm ra phương pháp ñối xử thích hợp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

4


Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt ñộng khác nhau của các cá nhân ñang
phát triển. Ví dụ: nghiên cứu hoạt ñộng vui chơi, hoạt ñộng học tập, hoạt ñộng lao ñộng và
các hoạt ñộng xã hội khác của lứa tuổi mẫu giáo, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, trung học
phổ thông…Mỗi dạng hoạt ñộng lại có vai trò, tác dụng khác nhau ñối với sự phát triển nhân
cách ở từng lứa tuổi. Mỗi giai ñoạn phát triển có một dạng hoạt ñộng vừa sức và ñặc trưng
của nó. Vì vậy, tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu những ñặc trưng, vai trò, tác dụng của các
dạng hoạt ñộng trên ở các lứa tuổi khác nhau.
Tóm lại, tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu sự phát triển tâm lý theo hai xu hướng chính:
Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu theo mặt cắt dọc tức là nghiên cứu sự phát triển tâm lý của
từng cá nhân ở các giai ñoạn phát triển lứa tuổi khác nhau, từ ñó thấy ñược sự khác biệt về sự
phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi, cái gì mất ñi và cái gì mới ñược hình thành. Xu hướng thứ
hai là nghiên cứu theo mặt cắt ngang, ñó là nghiên cứu ñặc ñiểm tâm lý ở những cá nhân khác
nhau trong cùng một lứa tuổi, từ ñó rút ra những quy luật chung cho sự phát triển và giải thích
sự khác biệt về ñặc ñiểm tâm lý của các cá nhân khác nhau ñó.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ những nghiên cứu trên, tâm lý học lứa tuổi có nhiệm vụ rút ra những quy luật
chung của sự phát triển nhân cách theo lứa tuổi, những nhân tố chỉ ñạo sự phát triển nhân
cách theo lứa tuổi. Những quy luật chung ñó là: Tất cả trẻ em ñều phải trải qua các bước hoặc
các giai ñoạn phát triển nhất ñịnh. Và chính tính tích cực của từng cá nhân sẽ quyết ñịnh trực

tiếp ñến sự phát triển tâm lý của họ. Tất cả những thay ñổi từ một ñứa trẻ sơ sinh tới chỗ biết
hành ñộng theo mục ñích ñã ñịnh... không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra có quy luật, có
nguyên nhân của nó. Các hiện tượng tâm lý hay quá trình phát triển của một ñứa trẻ nào ñó
diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn thì bao giờ cũng có những nguyên nhân nhất ñịnh. Và chính
tâm lý học lứa tuổi sẽ giúp ta tìm ra những nguyên nhân ñó, ñưa ra ñược những biện pháp hợp
lý hơn nhằm tạo ñiều kiện cho sự phát triển tối ña nhân cách của trẻ.
Bên cạnh ñó, tâm lý học lứa tuổi còn sử dụng những tri thức của sinh lý học ñể tìm
hiểu xem yếu tố sinh lý ảnh hưởng như thế nào ñến sự phát triển tâm lý của từng cá nhân.
Những kết quả nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi sẽ ñược các nhà giáo dục sử dụng
ñể nghiên cứu, tổ chức một cách hợp lý các quá trình sư phạm nhằm góp phần cải tiến quá
trình dạy học, giáo dục trong nhà trường.
b. Tâm lý học sư phạm:
* ðối tượng nghiên cứu:
Tâm lý học sư phạm nghiên cứu những quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục.
Cụ thể, tâm lý học sư phạm nghiên cứu những vấn ñề tâm lý của việc ñiều khiển quá trình dạy
học; sự hình thành những quá trình nhận thức, tìm ra những tiêu chuẩn ñáng tin cậy của sự
phát triển trí tuệ và xác ñịnh những ñiều kiện ñể ñảm bảo phát triển trí tụê có hiệu quả trong
quá trình dạy học; xem xét mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, mối quan hệ qua
lại giữa học sinh lẫn nhau. Ngoài ra tâm lý học sư phạm còn nghiên cứu những vấn ñề gắn
liền với sự ñổi xử cá biệt với học sinh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm là rút ra những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo trong quá trình dạy học và giáo dục; rút ra những biến ñổi tâm lý của học sinh do ảnh
hưởng của giáo dục và giảng dạy; cung cấp những kết quả nghiên cứu ñể tổ chức hợp lý quá
trình sư phạm nhằm mục ñích thực tiễn là góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt ñộng giáo dục
và giảng dạy.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

5



1.1.2. Quan hệ giữa tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm và của hai khoa học này
với một số ngành khoa học khác.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm gắn bó chặt chẽ và thống nhất với nhau vì
chúng có chung một khách thể nghiên cứu - những con người bình thường ở những giai ñoạn
phát triển khác nhau như giai ñoạn trẻ nhỏ, giai ñoạn thiếu niên, giai ñoạn thanh niên. Con
người là khách thể của tâm lý học lứa tuổi nếu ta nghiên cứu ñộng thái của sự phát triển theo
lứa tuổi; con người là khách thể của tâm lý học sư phạm nếu ñược nghiên cứu với tư cách là
người chịu tác ñộng có mục ñích của nhà giáo dục.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm có tác ñộng qua lại, bổ sung cho nhau và
thống nhất với nhau. Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu sự phát triển của các quá trình tâm lý,
nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh. Tâm lý học sư phạm căn cứ vào những kết quả
nghiên cứu ñó ñể tổ chức các hoạt ñộng dạy học và giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi học
sinh. Ngược lại, tâm lý học sư phạm làm tốt nhiệm vụ vủa mình sẽ làm cho tâm lý trẻ bộc lộ
ra ngoài, qua ñó tâm lý học lứa tuổi có thể nghiên cứu trẻ ñược tốt hơn, dễ dàng hơn và thuận
lợi hơn. Như vậy, xét về mặt nội dung thì có những phần, những vấn ñề thuộc về cả tâm lý
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Cụ thể là viêc nghiên cứu tâm lý học sinh thuộc về tâm lý
học lứa tuổi còn việc nghiên cứu quá trình dạy học và giáo dục giúp cho sự phát triển của học
sinh lại thuộc về tâm lý học sư phạm. Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi chỉ có thể ñạt kết quả tốt
khi ñược tiến hành trong ñiều kiện tự nhiên của ñứa trẻ, trong những ñiều kiện cụ thể của việc
dạy học và giáo dục, khi tâm lý trẻ ñược bộc lộ. ðồng thời việc dạy học và giáo dục cũng
không thể xem xét như những hiện tượng ñộc lập, trừu xuất khỏi ñối tượng dạy học và giáo
dục là trẻ em.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm có mối quan hệ mật thiết với nhiều môn
khoa học khác như tâm lý học ñại cương, giáo dục học..
Tâm lý học ñại cương nghiên cứu những quy luật cơ bản của những quá trình, trạng
thái, thuộc tính tâm lý của con người. Tâm lý học ñại cương cung cấp những khái niệm cơ bản
về các hiện tượng tâm lý ñể tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm sử dụng khi ñi sâu vào
ñối tượng nghiên cứu của mình.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm là những chuyên

ngành của tâm lý học ñại cương, dựa trên cơ sở, sử dụng những thành quả nghiên cứu của tâm
lý học ñại cương. Ngược lại, nhờ những kết quả nghiên cứu của hai ngành này mà những khái
niệm cơ bản của tâm lý học ñại cương cũng trở nên phong phú, sâu sắc hơn.Ví dụ: Khi tâm lý
học ñại cương nêu ra những phẩm chất tâm lý cá nhân như tính ñộc lập, tính sáng tạo của tư
duy ñược hình thành từ những quá trình giải quyết nhiệm vụ của trẻ qua nhiều giai ñoạn phát
triển trong hoạt ñộng vui chơi, học tập, lao ñộng dưới sự hướng dẫn của người lớn thì chính là
ñã lấy tài liệu từ hai ngành tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm làm luận chứng.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm còn có mối quan hệ rất khăng khít với giáo
dục học. Với những thành tựu to lớn của mình, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tạo
thành hai cơ sở khoa học quan trọng cho giáo dục học. Nguyên tắc vừa sức với người học mà
giáo dục học coi là một trong những nội dung quan trọng của mình ñược rút ra từ những quan
sát và thực nghiệm của tâm lý học sư phạm. Và nguyên tắc vừa sức với người học này cũng
như rất nhiều nguyên tắc khác chỉ có sức sống khi nhà giáo dục học tính ñến những ñặc ñiểm
lứa tuổi ñể áp dụng. Ngược lại các nhà tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ñến với trẻ
trong những hình thức hoạt ñộng khác nhau như vui chơi, học tập, lao ñộng do các nhà giáo
dục tổ chức tiến hành quan sát, thực nghiệm ñể phát hiện những ñặc ñiểm tâm của trẻ và nội
dung tâm lý của các quá trình dạy học và giáo dục.
1.1.3.Ý nghĩa của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tâm lý học lứa tuổi và âm lý học sư phạm ñều nghiên cứu trẻ em trong quá trình dạy học và
giáo dục và cùng phục vụ cho sự phát triển của chính ñứa trẻ ñó.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

6


Tâm lý học lứa tuổi có liên quan ñến triết học. Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu mô tả
giải thích lịch sử sự phát triển trí tuệ trẻ em, những công trình nghiên cứu này ñã trở thành
một trong những căn cứ lý luận chung của lý luận nhận thức và phép biện chứng.
Sự hiểu biết về tâm lý học lứa tuổi là một trong những ñiều kiện cần thiết ñể tổ chức có

hiệu quả và ñúng ñắn quá trình dạy học, giáo dục, ñể có thể ñiều khiển hoạt ñộng tâm lý của con
người. Sự hiểu biết về những ñặc ñiểm tâm lý và những quy luật phát triển tâm lý của con người ở
các giai ñoạn khác nhau cho phép các nhà giáo dục có thể tránh ñược các sai lầm vì không phải
hành ñộng mò mẫm.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm giúp các nhà giáo dục kiểm nghiệm và
chứng minh ñược những ước ñoán, giả thuyết về bản chất của các quá trình tâm lý và hiệu quả
của các tác ñộng sư phạm, tìm ra con ñường và biện pháp giáo dục hợp lý.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
ðể có thể nắm ñược quy luật của sự phát triển tâm lý trẻ em và nội dung tâm lý của
các quá trình sư phạm, chúng ta không thể xuất phát từ những kinh nghiệm ít ỏi hay từ những
suy luận chủ quan của mình mà phải vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp khác nhau
ñể nghiên cứu. Có một số phương pháp nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
chủ yếu sau: Phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích sản
phẩm hoạt ñộng và phương pháp ño nghiệm ( test)
a. Phương pháp quan sát
Do ñời sống tâm lý của trẻ, nội dung tâm lý của các quá trình sư phạm thường bộc lộ
ra bên ngoài dưới hình thức này hay hình thức khác như cử chỉ, ñiệu bộ, lời nói, hành ñộng...
nên nhà nghiên cứu có thể dùng phương pháp quan sát ñể thu thập tài liệu và phát hiện ra quy
luật tâm lý.
Quan sát là phương pháp nghiên cứu, sử dụng một cách có chủ ñịnh, có kế hoạch
những phương tiện kỹ thuật cần thiết như máy ảnh, máy ghi âm ñể ghi lại những biểu tượng
bên ngoài của tâm lý diễn ra trong ñiều kiện sinh hoạt tự nhiên bình thường của con người.
Trên cơ sở ñó chúng ta có thể kết luận ñược những quá trình tâm lý bên trong.
Căn cứ vào mục ñích nghiên cứu và bối cảnh quan sát, người ta chia quan sát thành
hai loại là quan sát tự nhiên và quan sát có sự dàn dựng.
Quan sát tự nhiên tức là các hành vi quan sát trong môi trường không có bất kỳ một
tác ñộng nào nhưng vẫn có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng xảy ra
trong hiện thực. Quan sát tự nhiên không liên quan ñến sự vận ñộng của các biến số, nhà
nghiên cứu chỉ cần quan sát, sau ñó ghi lại các hành vi cần nghiên cứu từ hàng loạt các sự
kiện xảy ra tự nhiên trong bối cảnh thực tế.

Quan sát có dàn dựng tức là việc thu thập dữ liệu và ghi lại các hành vi của trẻ sẽ diễn
ra trong phòng thí nghiệm bởi vì không phải lúc nào các nhà nghiên cứu cũng thu thập những
hành vi cần nghiên cứu trong khi quan sát mà họ có thể quan sát các hành vi trong các bối
cảnh ñược dàn dựng.
Với phương pháp quan sát, các nhà nghiên cứu có thể thu thập ñược những sự kiện,
hiện tượng diễn ra một cách tự nhiên vì khi tiến hành quan sát, trẻ không hề biết mình bị theo
dõi và ai ñang theo dõi mình. ðây là ưu ñiểm của phương pháp quan sát. Tuy nhiên, muốn
quan sát ñược chính xác thì phải tiến hành tập thể tức là phải từ hai, ba người trở lên cùng
quan sát một ñối tượng, một sự kiện, sau ñó cùng so sánh, ñối chiếu và tổng hợp các kết quả.
Phương pháp quan sát có một giá trị rất lớn trong tâm lý học. Những hiện tượng quan
sát ñược một cách trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày có tính chân thực cao. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu ñiểm ñó, phương pháp quan sát còn có những nhược ñiểm. Trong ñiều kiện tự
nhiên, một sự kiện thu ñược có thể mang nhiều ý nghĩa phức tạp. Do ñó nó còn phụ thuộc vào
sự suy luận chủ quan của người quan sát và mang tính thụ ñộng theo các sự kiện diễn ra. Do

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

7


nhà nghiên cứu không chủ trương tác ñộng vào tâm lý trẻ theo hướng nào nên phải chờ ñợi sự
kiện và hiện tượng tự bộc lộ, tự diễn ra nên mất nhiều thời gian, tốn công sức.
Với những ưu và nhược ñiểm trên, phương pháp quan sát ñòi hỏi nhà nghiên cứu phải
có khả năng nhìn nhận một cách nhanh chóng những diễn biến của sự kiện, hiện tượng ñể có
thể ghi lại một cách chính xác và khách quan.
b. Phương pháp thực nghiệm
Tâm lý học lứa tuổi ra ñời do sự kích thích của nhiều yếu tố, trong ñó có sự kích thích
của tài liệu do tâm lý học thực nghiệm, còn tâm lý học sư phạm có nguồn gốc từ giáo dục
thực nghiệm. Những tài liệu do phương pháp thực nghiệm ñem lại ñã nâng tâm lý học lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm lên một ñịa vị rất cao.

Trong thực nghiệm tâm lý, người nghiên cứu không chỉ chủ ñộng quan sát các sự kiện,
hiện tượng diễn ra mà còn chủ ñộng tạo ra các hiện tượng tâm lý theo một chương trình ñã
ñịnh sẵn bằng cách thay ñổi các ñiều kiện gây ra tâm lý. Qua nhiều lần thay ñổi, người nghiên
cứu có thể tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng tâm lý và tính quy luật của nó
Phương pháp thực nghiệm có hình thức thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là thực nghiệm mà người thực nghiệm ñược ñưa
vào trong một phòng thí nghiệm với những máy móc, thiết bị nhất ñịnh. Những máy móc,
thiết bị ñó ñưa ra những kích thích và ghi lại những phản ứng của cơ thể và tâm lý của con
người trước những kích thích ñó. Thực nghiệm này nhằm nghiên cứu những ñặc ñiểm của
hoạt ñộng tâm lý trong những ñiều kiện mà người nghiên cứu tạo ra. Trong phòng thí nghiệm
có thể tính toán ñược một cách chính xác những tác ñộng bên ngoài cũng như dùng máy ñể ño
chính xác các biểu hiện tâm lý bên trong của người thực nghiệm.
Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào ñiều kiện hoạt ñộng bình thường của
ñối tượng nghiên cứu, lợi dụng ngay hoàn cảnh sinh hoạt, học tập ñể thực hiện chương trình
thực nghiệm ñã ñịnh.Thực nghiệm tự nhiên cho phép nghiên cứu hoạt ñộng nhận thức của học
sinh, những ñặc ñiểm nhân cách và những quan hệ giữa các cá nhân trong những ñiều kiện
ñược người thực nghiệm tổ chức một cách ñặc biệt và biển ñổi theo ý ñịnh riêng, trong những
ñiều kiện gần gũi với hoàn cảnh tự nhiên. Ưu ñiểm của phương pháp này là tránh ñược tính
giả tạo có thể ảnh hưởng ñến diễn biến tâm lý như cách làm trong phòng thí nghiệm.
Tóm lại, phương pháp thực nghiệm tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm ñều có ưu và
nhược ñiểm của nó. Nếu so sánh giữa thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí
nghiệm thì chúng ta thấy có sự chuyển vị trí giữa kiểm soát thực nghiệm và sự khái quát hoá
những ñiều ñang nghiên cứu. Việc kiểm soát ñược ñảm bảo nhiều nhất trong thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm nhưng kết quả của phương pháp này khó áp dụng cho trẻ trong môi
trường tự nhiên. Còn những kết quả của phương pháp thực nghiệm tự nhiên thì mang tính
khái quát hơn ñối với khung cảnh ñời sống thực, nhưng ñộ tin cậy của các kết quả lại kém
chính xác hơn do nhiều yếu tố không ñược kiểm soát.
c. Phương pháp trắc nghiệm ( Test )
Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp mà nhà nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và

tâm lý học sư phạm ñưa ra những bài tập tiêu chuẩn ñể ño mức ñộ phát triển trí tuệ, kỹ năng,
kỹ xảo, năng lực và các thuộc tính tâm lý khác như hứng thú và phản ứng xúc cảm.
Hiện nay trên thế giới có một số trắc nghiệm thông dụng trong Tâm lý học như trắc
nghiệm trí tuệ của Bine Simon, Raven, trắc nghiệm nhân cách của Roscharch, Eysenck…
Phương pháp trắc nghiệm có nhiều ưu ñiểm, ñó là có khả năng làm cho hiện tượng
tâm lý cần ño trực tiếp bộc lộ qua hành ñộng giải bài tập Test và có thể giúp ta phân biệt ñược
trẻ phát triển chậm và trẻ bình thường. Thủ tục ñể tiến hành một bài tập trắc nghiệm tương ñối
ñơn giản, chỉ cần tiến hành bằng giấy, bút , tranh vẽ và thời gian tiến hành rất ngắn, kết quả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

8


trắc nghiệm ñược ghi lại một cách trực tiếp, dễ dàng, tiện xử lý về mặt toán học. Với phương
pháp này chúng ta có thể tiến hành ño ở một loạt khách thể ñể thu một số lượng tài liệu lớn.
Bên cạnh những ưu ñiểm như vậy, phương pháp trắc nghiệm còn có những ñiểm hạn
chế như khó khăn trong việc quy ñịnh bài tập trắc nghiệm, khó soạn thảo một bộ trắc nghiệm
ñảm bảo tính chuẩn hoá và phạm vi hiện tượng tâm lý mà nó ñược áp dụng tương ñối hẹp.
d. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt ñộng
Là phương pháp thu thập các dữ liệu về tâm lý thông qua việc phân tích các sản phẩm
vật chất và tinh thần. Bởi vì cách nhìn nhận, sự suy nghĩ, niềm cảm xúc, phương thức hành
ñộng, phẩm chất tâm lý cá nhân ñều có thể in dấu của nó lên những sản phẩm vật chất hay
tinh thần của học sinh và của người giáo viên. Chính vì vậy mà tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm chỉ cần thông qua một bài tập làm văn của học sinh, một bài soạn lên lớp của
giáo viên là có thể thấy ñược nhiều ñiều lý thú từ sản phẩm tinh thần ñó.
Bằng phương pháp phân tích sản phẩm này, nhà nghiên cứu thu thập ñược nhiều tài
liệu cụ thể, sinh ñộng, khách quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ñòi hỏi nhà nghiên cứu
phải có một mối quan hệ nào ñó với ñối tượng thì mới thu ñược những tài liệu có gía trị.
Khi sử dụng phương pháp này, nhà nghiên cứu cần lưu ý là các kết quả của hoạt ñộng

phải ñược xem xét trong mối liên hệ với những ñiều kiện tiến hành hoạt ñộng.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm có thể tuỳ
nhiệm vụ nghiên cứu và ñiều kiện thực tế mà chọn phương pháp này hay phương pháp khác
hay phối hợp nhiều phương pháp ñể nghiên cứu. Ngoài những phương pháp chính ñã nêu trên
còn có những phương pháp khác ñể nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
như phương pháp trò chuyện, phương pháp ñiều tra và phương pháp thống kê.

1.2. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM
1.2.1. Khái niệm về sự phát triển tâm lý trẻ em
a. Quan niệm về trẻ em
Ở buổi ñầu sơ khai của xã hội loài người thì khái niệm về trẻ em vẫn chưa có.Thời kỳ ñó
chỉ có quan niệm cho rằng trẻ em chỉ là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau giữa trẻ em và
người lớn về mọi mặt như cơ thể, tư tưởng, tình cảm... chỉ là sự khác nhau về tầm cỡ, kích
thước, số lượng chứ không phải là sự khác nhau về chất.
Thời sơ khai có quan niệm trẻ em là người lớn thu nhỏ lại là do hoạt ñộng của người lớn
không cao hơn hẳn hoạt ñộng của trẻ em. Trẻ em và người lớn cùng làm rất nhiều việc và với
những thao tác giống hệt nhau. Và những công cụ sản xuất cho trẻ em và người lớn chỉ khác
nhau về kích cỡ. Ví dụ: Cái cuốc cho người lớn to hơn cái cuốc cho trẻ em. Hơn nữa, ở thời
kỳ ấy, những thao tác lao ñộng sản xuất không khác nhiều so với thao tác sử dụng các ñồ
dùng sinh hoạt hàng ngày. Nếu ai ñã cầm ñược ñũa thì dứt khoát sẽ cầm ñược cuốc. Bên cạnh
ñó các thao tác hoạt ñộng còn quá thô sơ, ñơn ñiệu khiến cho sự khác biệt về tâm lý giữa trẻ
em và người lớn là không ñáng kể.
Còn theo quan ñiểm của Rutxo (1712-1778) thì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ
lại và người lớn không phải lúc nào cũng hiểu ñược trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm ñộc ñáo
của trẻ em... vì “trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó.” Sự
khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất.
Theo những nghiên cứu của tâm lý học duy vật biện chứng thì trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ lại, sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em
là trẻ em, nó vận ñộng và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào
ñời, ñứa trẻ ñã là một con người, một thành viên của xã hội. Do ñó việc nó hấp thu nền văn

hoá xã hội loài người ñòi hỏi phải nuôi, dạy nó theo kiểu người. ðó là ñứa trẻ phải ñược bú
sữa mẹ, ñược ăn chín, uống sôi, ñược ủ ấm và cần phải ñược âu yếm thương yêu.... ðồng thời,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

9


ngay từ khi ra ñời ñứa trẻ ñã có nhu cầu ñặc trưng của con người là nhu cầu giao tiếp với
người lớn. Vì vậy người lớn cũng có hình thức riêng, ngôn ngữ riêng ñể giao tiếp với trẻ.
Như vậy, cho dù quan niệm “ trẻ em là người lớn thu nhỏ lại” hay quan niệm “trẻ em
không phải là người lớn thu nhỏ lại” thì thực ra ñều cùng một chiến lược tư duy. Các quan
ñiểm ñó vẫn lấy người lớn làm chuẩn và ñều coi trẻ em là một thực thể tự vận ñộng theo các
quy luật của bản thân nó, nó làm chuẩn cho chính bản thân nó. Hay nói cách khác trẻ em là trẻ
em, người lớn là hình thức phủ ñịnh của trẻ em. Và sự vận ñộng tất yếu của trẻ em là do quá
trình phát triển bên trong của nó, nó sẽ tự phủ ñịnh bản thân mình ñể chuyển hoá sang một
hình thức mới cao hơn, khác xa về chất.
b. Quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em
Theo quan ñiểm của chủ nghĩa duy tâm thì sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ là sự tăng
lên hay giảm ñi về số lượng của các hiện tượng ñang ñược phát triển mà không có sự chuyển
biến về chất lượng. Quan ñiểm này coi sự phát triển là sự nâng cao trình ñộ thích nghi của con
người với môi trường xung quanh, là sự mở rộng mầm mống tâm lý vốn có của trẻ ngay từ
khi mới ra ñời. Ví dụ: Quan ñiểm duy tâm coi sự phát triển tâm lý trẻ em là sự tăng số lượng
từ ngữ trong ngôn ngữ của trẻ, tăng tốc ñộ hình thành kỹ xảo, tăng thời gian tập trung chú ý,
tăng khối lượng tri thức ñược lưu giữ trong trí nhớ của trẻ mà không có sự biến ñổi, không có
sự thay ñổi về chất trong các hiện tượng tâm lý này.
Xuất phát từ quan ñiểm ñó nên những người theo chủ nghĩa duy tâm ñã không nhìn
nhận ñúng về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý. Họ xem sự phát triển của mỗi hiện tượng
như một quá trình diễn ra tự phát. Sự phát triển diễn ra dưới ảnh hưởng của một sức mạnh nào
ñó mà người ta không thể ñiều khiển ñược, không ghi nhận ñược, không nhận thức ñược,

không nghiên cứu ñược bởi vì thực tế là không thể giới hạn toàn bộ sự phát triển tâm lý trẻ em
vào những chỉ số về số lượng của các hiện tượng tâm lý.
Quan ñiểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm thể hiện rõ nhất ở 3 học thuyết: thuyết tiền
ñịnh, thuyết duy cảm và thuyết hội tụ hai yếu tố.
* Thuyết tiền ñịnh:
Thuyết tiền ñịnh cho rằng: Mọi ñặc ñiểm tâm lý chung và ñặc ñiểm tâm lý có tính chất
cá thể ñều là tiền ñịnh, ñều có sẵn trong cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình
trưởng thành, chín muồi của những thuộc tính có sẵn ngay từ ñầu và ñược quyết ñịnh trước
bằng con ñường di truyền.
Thuyết tiền ñịnh ñược bắt nguồn từ quy luật tiến hoá nổi tiếng do Heackel ñưa ra trong
thế kỷ XIX. Quy luật này cho rằng: Sự phát triển cá thể là lặp lại sự phát triển của loài dưới
dạng rút gọn tương tự như bào thai người ở thời kỳ sống trong bụng mẹ, lặp lại tất cả những
giai ñoạn phát triển từ một thực thể ñơn bào tới một con người. Quy luật tiến hoá còn cho
rằng trẻ em cũng tái tạo lại tất cả những giai ñoạn cơ bản của lịch sử loài người. Và trong quá
trình phát triển, do ảnh hưởng của các lực sinh vật mà những giai ñoạn phát triển tâm lý,
những hình thức hành vi của trẻ thay thế nhau một cách có quy luật. Ví du: Người ta ñã nêu ra
năm giai ñoạn phát triển mà ñứa trẻ phải trải qua, ñó là giai ñoạn man rợ, giai ñoạn săn bắn,
giai ñoạn chăn nuôi, giai ñoạn trồng trọt và giai ñoạn thương nghiệp, công nghiệp.Với sự
phân chia các giai ñoạn phát triển mà ñứa trẻ phải trải qua ñó thì khi mới ra ñời ñứa trẻ chỉ là
một ñộng vật man rợ không hơn không kém. Sau ñó khi ñã lần lượt trải qua các giai ñoạn săn
bắn, chăn nuôi, trồng trọt thì ñến giai ñoạn thứ năm – giai ñoạn cuối cùng – giai ñoạn thương
nghiệp- công nghiệp thì nó sẽ ham thích tiền bạc, thích trao ñổi, buôn bán. Và ñó chính là
mẫu người của chế ñộ tư bản chủ nghĩa.
Theo thuyết tiền ñịnh thì yếu tố sinh vật và yếu tố môi trường xã hội của sự phát triển
dường như ñứng ngang hàng nhau nhưng yếu tố sinh vật mà trước hết là yếu tố di truyền có
tác dụng quyết ñịnh. Những mặt số lượng và chất lượng của một nhân cách ñang phát triển

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

10



ñược quyết ñịnh một cách tiền ñịnh bởi tính di truyền, còn môi trường chỉ là yếu tố ñiều
chỉnh, yếu tổ thể hiện một nhân tố bất biến nào ñó. Nó chỉ có tác dụng tăng nhanh hay kìm
hãm quá trình bộc lộ các phẩm chất tự nhiên bị quy ñịnh trước bởi tính di truyền.Còn chính di
truyền mới có tiềm năng phong phú tác ñộng qua lại với môi trường.
Một số nhà tâm lý học ñại diện cho những người theo thuyết tiền ñịnh có một số quan
ñiểm:
Toocdai (Mỹ) cho rằng: “Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất ñịnh, giáo dục
cần phải làm bộc lộ vốn ñó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất”. Theo
ông, “vốn tự nhiên” ñặt ra giới hạn cho sự phát triển, “một số học sinh không thể vượt quá
trình ñộ nhất ñịnh dù chúng dành rất nhiều thời gian ñể ñạt ñược ñiều ñó. Chúng không thể dễ
dàng giải một bài toán có tính chất phức tạp và trừu tượng ở một mức ñộ nhất ñịnh.Cũng
giống như chúng không thể nhảy qua một chướng ngại vật ở chiều cao 5m và nâng một vật
nặng 500 kg. Do ñó một số học sinh tỏ ra không ñạt ñược kết quả nào ñó dù giảng dạy tốt, số
khác lại tỏ ra có thành tích dù là giảng dạy tồi”.
Freud (Áo) nói: “ðộng lực của sự phát triển là bản năng, là nhu cầu tiềm thức sơ khai
và những ham thích có tính chất bẩm sinh không phụ thuộc vào ảnh hưởng có tính chất xã
hội”.
Divây - nhà tâm lý học người Mỹ quan niệm: “Bản chất của con người không thể biến
ñổi, di truyền ñã quy ñịnh giới hạn của giáo dục; nhu cầu và những thuộc tính tâm lý chỉ có
thể bộc lộ nhanh hay chậm, biến ñổi nhiều hay ít trong giáo dục mà thôi”.
Như vậy, theo quan ñiểm của các nhà tâm lý học theo thuyết tiền ñịnh thì vai trò của
giáo dục bị hạ thấp, giáo dục chỉ có nhiệm vụ làm bộc lộ và kích thích sự mở rộng “bản tính
bẩm sinh của con người”. Giáo dục chỉ là một quá trình thụ ñộng ñi sau sự phát triển, ñi sau
sự tự giáo dục của cá thể. Theo họ, những phẩm chất, những thuộc tính của con người sẽ tự
chín muồi một cách tự phát và ở trẻ em thì bất kỳ một sự can thiệp nào của giáo dục nhằm
thay ñổi bản chất của trẻ ñều mang tính viển vông và thất bại.
Với quan ñiểm ñó, thuyết tiền ñịnh là chỗ dựa cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
phân biệt giai cấp, coi thường, khinh rẻ những người lao ñộng, những dân tộc chậm tiến. Từ

ñó dẫn ñến việc lý giải phản khoa học về những dân tộc ñược xem là những dân tộc thượng
ñẳng và những dân tộc bị coi là hạ ñẳng ñều do các ghen di truyền quyết ñịnh. Bởi vì thực tiễn
lịch sử cho thấy, sau khi giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân, khỏi xiềng xích của ñế
quốc, nhiều dân tộc vốn bị coi là hạ ñẳng vẫn có thể tiếp thu ñược nền văn hoá tiên tiến của
nhân loại và chỉ trong một thời gian ngắn, họ ñã có thể ñạt ñược trình ñộ phát triển cao.
Nhìn chung, thuyết tiền ñịnh ñã có những sai lầm về nguồn gốc của sự phát triển. Họ
ñã ñánh giá quá cao yếu tố sinh vật, mặt khác lại hạ thấp vai trò của giáo dục, coi giáo dục chỉ
là nhân tố bên ngoài có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất
tự nhiên, bị ức chế bởi di truyền. Từ ñó, họ ñưa ra kết luận sai lầm: sự can thiệp vào quá trình
phát triển tự nhiên của trẻ là sự tuỳ tiện, là không thể tha thứ ñược .
* Thuyết duy cảm:
Các nhà khoa học thuộc trường phái này giải thích sự phát triển của trẻ chỉ bằng
những tác ñộng của môi trường xung quanh. Theo ý kiến của họ thì sự tác ñộng tích cực của
môi trường xung quanh, của ñiều kiện sống, của hoạt ñộng giáo dục sẽ là tiền ñịnh, sẽ chế ước
một cách chặt chẽ, ñầy ñủ, tuyệt ñối sự phát triển tâm lý của trẻ em. Theo họ thì môi trường
ñựơc coi là nhân tố quyết ñịnh sự phát triển của trẻ. Do ñó muốn nghiên cứu con người thì chỉ
cần phân tích cấu trúc môi trường sống của họ. Môi trường xung quanh như thế nào thì nhân
cách của con người, cơ chế hành vi, những con ñường phát triển hành vi sẽ như thế ñó.
Quan niệm này có nguồn gốc từ nước Anh và xuất hiện ở nước này vào những năm 30
của thế kỷ XX và họ cho rằng “trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng và tấm bảng sạch sẽ, sự phát

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

11


triển của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào tác ñộng bên ngoài chứ chưa có mầm mống tâm lý ñịnh
sẵn ở trong, do vậy người trưởng thành muốn vẽ trên nó cái gì thì nó sẽ nên thế ấy”
Mở ñầu cho quan niệm này là một số nhà triết học:
Lôccơ cho rằng: “Trẻ lọt lòng ra như tấm bảng bằng sáp trắng, nhà giáo dục có thể

nặn ñứa trẻ theo bất kỳ mẫu nào họ chọn”.
Brunơ (Mỹ) quan niệm: “Bất cứ trẻ em ở giai ñoạn nào cũng hoàn toàn có khả năng nắm
vững bất cứ một tài liệu nào chỉ cần tìm ñược phương pháp dạy học tối ưu ñối với nó”.
Thuyết duy cảm có hạn chế là ñã phủ nhận ñi tính tích cực của trẻ, coi trẻ như một tồn
tại hoàn toàn thụ ñộng, chịu sự chi phối, chịu sự tác ñộng của môi trường xung quanh và
không thể thoát khỏi cái vòng kiểm toả ñó. Chính vì vậy mà mọi thành công hay thất bại của
ñứa trẻ ñều ñược giải thích, ñều ñược quy về những ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, thực tiễn xã hội cho thấy trong cùng những ñiều kiện của một môi trường xã hội
lại hình thành nên những nhân cách hoàn toàn khác nhau, thậm trí trái ngược nhau về nhiều
chỉ số. Trái lại, có những người có những nét tương ñồng về thế giới nội tâm, về nội dung, về
các hình thức hành vi, về nhân phẩm lại ñược hình thành trong những môi trường xã hội khác
nhau.
Như vậy, giống như thuyết tiền ñịnh phủ nhận tính tích cực của cá nhân bằng cách quy
hành vi và sự phát triển của ñứa trẻ về sự thể hiện của tư chất di truyền thì thuyết duy cảm
cũng phủ nhận tính tích cực của con người, phủ nhận vai trò của giáo dục và thể hiện sự vô
trách nhiệm vì cuối cùng người ta ñều ñổ mọi tội lỗi do môi trường hoặc do di truyền bẩm
sinh. Do ñó họ không thể giải thích ñược thực tiễn sống ñộng trong việc hình thành nhân cách
của con người.
* Thuyết hội tụ hai yếu tố:
Là thuyết dung hoà giữa hai thuyết tiền ñịnh và thuyết duy cảm. Nội dung của thuyết
này là sự kết hợp máy móc những quan ñiểm của tâm lý học, sinh lý học, sinh vật học về sự
phát triển tâm lý trẻ em và nó chịu ảnh hưởng của nhiều sự xâm nhập của tư tưởng tiến hoá
vào tâm lý học.
Theo thuyết này thì sự tác ñộng qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường
quyết ñịnh trực tiếp quá trình phát triển tâm lý trẻ em. Tuy nhiên, trong hai yếu tố ñó thì di
truyền giữ vai trò chủ ñạo quyết ñịnh, còn yếu tố môi trường tạo ñiều kiện ñể các ñặc ñiểm
tâm lý ñược bộc lộ, ñể biến những yêú tố ñã có sẵn của di truyền thành hiện thực. Và thuyết
hội tụ hai yếu tố coi sự phát triển chỉ là sự chín muồi của những năng lực, những nét tính
cách, những hứng thú và sở thích... mà trẻ sinh ra ñã có. Những nét và ñặc ñiểm tính cách do
cha mẹ tổ tiên truyền lại cho thế hệ sau dưới dạng có sẵn, bất biến, trong ñó nhịp ñộ và giới

hạn của sự phát triển là tiền ñịnh.
Nhà tâm lý học người ðức V.Stecnơ - người theo thuyết này có ñề cập tới ảnh hưởng
của môi trường tới tốc ñộ chín muồi của năng lực và của những nét tính cách ñược truyền lại
cho trẻ. Nhưng ông lại coi môi trường ở ñây rất hạn hẹp, ổn ñịnh và ảnh hưởng một cách ñịnh
mệnh tới sự phát triển của ñứa trẻ. Môi trường ở ñây không phải là toàn bộ những ñiều kiện
và hoàn cảnh mà ñứa trẻ sống mà chỉ là gia ñình của trẻ, tách biệt khỏi tòan bộ ñời sống xã
hội. Tác ñộng của môi trường cũng như ảnh hưởng của yếu tố di truyền ñịnh trước sự phát
triển của trẻ, không phụ thuộc vào hoạt ñộng, vào tính tích cực ngày càng tăng của trẻ.
Những tưởng rằng sau khi kết hợp cả hai yếu tố là di truyền và môi trường thì thuyết
hội tụ này có thể giải quyết ñược vấn ñề ñộng lực của sự phát triển tâm lý trẻ em. Song những
kết quả nghiên cứu về trẻ em sinh ñôi cùng trứng và sinh ñôi khác trứng ñược tiến hành vào
cuối thế kỷ 19, ñầu thế kỷ 20 ñã bác bỏ thuyết trên. Các nhà tâm lý học, sinh lý học như
Gacne, Niumen, Caraep…sau nhiều năm nghiên cứu ñã cho rằng: những ñứa trẻ sinh ñôi cùng
trứng, cùng có một môi trường sống như nhau nhưng khi lớn lên cũng không hoàn toàn giống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

12


nhau về sự phát triển tâm lý, phát triển nhân cách như Natasa và Ema.Trong quá trình sống
Natasa hiếu ñộng hơn, thường chủ ñộng bày ra các trò chơi, giữ vai trò chỉ huy, còn Ema thì
thụ ñộng, làm theo những sai khiến của Natasa nên tính cách của hai em khác nhau ñến nỗi
I.I.Caraep viết “Sự phân hoá của các cháu sinh ñôi này ñạt ñến mức gây ra tác hại cho cả hai
vì nó làm cho mỗi cháu phát triển theo một mặt riêng ñặc thù của từng cháu”. Sở dĩ hai cháu
có sự phát triển không giống nhau như vậy là bởi vì chỉ có những yếu tố nào của môi trường
mà chúng tích cực quan hệ, tích cực tham gia vào, tích cực tác ñộng qua lại thì mới tạo thành
các ñiều kiện cụ thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, phát triển nhân cách của cháu ñó.
Tóm lại, mặc dù quan niệm của ba thuyết: thuyết tiền ñịnh, thuyết duy cảm và thuyết
hội tụ hai yếu tố có những ñiểm khác nhau về bề ngoài nhưng thực chất chúng rất giống nhau

về bản chất và có những sai lầm giống nhau. Các quan ñiểm này ñều thừa nhận ñặc ñiểm tâm
lý của con người ñược ñịnh trước, hoặc là do di truyền hoặc là do hoàn cảnh môi trường sống
bất biến. Do ñó sẽ dẫn ñến vịêc chấp nhận sự bất bình ñẳng trong xã hội: những trẻ em sinh ra
có tố chất di truyền tốt hơn hoặc sống trong môi trường trí tuệ có tổ chức cao sẽ có trình ñộ
phát triển tâm lý cao hơn. Các tác giả phủ nhận tính tích cực hoạt ñộng của trẻ, coi ñứa trẻ là một
thực thể tự nhiên, thụ ñộng, cam chịu ảnh hưởng có tính quyết ñịnh của di truyền hoặc môi
trường. Họ không thấy ñược ñứa trẻ là một thực thể xã hội tích cực, chủ ñộng trước tự nhiên,
có thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân ñể hình thành và phát triển nhân cách.
c. Quan ñiểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em
Trong triết học Mác – Lênin, Lênin viết: Phát triển là quá trình biến ñổi của các sự
việc từ thấp ñến cao, từ ñơn giản ñến phức tạp. ðó là một quá trình tích luỹ dần về số lượng
dẫn ñến sự thay ñổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự ñấu
tranh giữa các mặt ñối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.
Quan niệm Mácxit ñược vận dụng ñể xem xét sự phát triển tâm lý trẻ em. Quan niệm
này cho rằng: Bản chất sự phát triển tâm lý trẻ em không phải là sự tăng lên hoặc giảm ñi về số
lượng mà là một quá trình biến ñổi về chất trong tâm lý. Sự thay ñổi về lượng của các chức
năng tâm lý dẫn ñến sự thay ñổi về chất và ñưa ñến sự hình thành cái mới một cách nhảy vọt. Ví
dụ: nhu cầu tự lập của trẻ lên ba, nhu cầu tự khẳng ñịnh mình trong lao ñộng và trong sinh hoạt
của lứa tuổi thanh niên hay cảm giác về sự trưởng thành của bản thân ở tuổi thiếu niên.Và bất
cứ một mức ñộ nào của trình ñộ trước cũng là bước chuẩn bị cho trình ñộ sau, yếu tố mới lúc
ñầu ở vị trí thứ yếu sau chuyển sang vị trí chủ yếu. Ví dụ: Lúc ñầu trẻ nhỏ ghi nhớ không chủ
ñịnh, ghi nhớ máy móc là chủ yếu, sau ñó chuyển sang ghi nhớ có chủ ñịnh và ghi nhớ có ý
nghĩa là chủ yếu.
Theo các nhà duy vật biện chứng thì tâm lý của mỗi ñứa trẻ, mỗi nhóm tuổi ñược phát
triển như là một hệ thống phức tạp nhất của những cơ cấu khác nhau ( nhận thức, tình cảm,
trạng thái, hành vi ) có liên với nhau, tác ñộng và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng cơ cấu ñó ñược
sắp xếp theo một thứ bậc ñể ñảm bảo cho hoạt ñộng bên trong và bên ngoài của con người. Ví
dụ: Lúc mới sinh ra, ñứa trẻ hoạt ñộng là do nhu cầu sơ ñẳng nhất của cơ thể ñòi hỏi. Những
nhu cầu ñó ñược người lớn thoả mãn nên không bao lâu sau những nhu cầu thứ cấp ñược hình
thành. Sau ñó là tình cảm, hứng thú, ñộng cơ mới xuất hiện. Những nhu cầu, ñộng cơ này một

mặt thúc ñẩy hoạt ñộng của ñứa trẻ, mặt khác ngày càng ñược phát triển trong nhân cách của
nó. Nghĩa là ñứa trẻ ñược phát triển theo chính những cơ chế phức tạp, ñan xen, hoà quyện vào
nhau một cách biện chứng.
Nguyên lý phát triển còn thừa nhận: mọi sự vật hiện tượng ñều vận ñộng không
ngừng, chúng không ngừng chuyển hoá lẫn nhau ñể tạo ra cái mới. Cái mới là kết quả phát
triển tất yếu của quá khứ, là sự kế thừa quá khứ theo phương thức phủ ñịnh ñể rồi tự hoàn
thiện bản thân trên cơ sở của chính mình. Và sự phát triển tâm lý trẻ em cũng vậy, ñó là quá
trình trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử, nền văn hoá xã hội loài người. Bởi vì

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

13


bằng lao ñộng con người ñã ghi lại kinh nghiệm, năng lực... trong các công cụ sản xuất, các
ñồ dùng hàng ngày, các sản phẩm văn hoá nghệ thuật...Con người ñã tích luỹ kinh nghiệm
thực tiễn xã hội của mình trong thế giới ñồ vật và trong các quan hệ giữa con người với con
người. Và ngay từ khi mới ra ñời, ñứa trẻ ñã ñược sống trong thế giới ñồ vật do con người tạo
nên và trong những mối quan hệ người người ñó. Do ñó ñể tồn tại và phát triển ñứa trẻ phải
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội ñược ñúc kết trong thế giới ñồ vật, phải tự mình tiến
hành những hoạt ñộng căn bản tương ứng với những hoạt ñộng mà loài người ñã tạo ra ñồ
vật. Nhờ cách ñó ñứa trẻ tích luỹ ñược tri thức, kinh nghiệm, năng lực ñể biến thành cái riêng
của mình nhằm hình thành và phát triển tâm lý. Hay nói cách khác sự phát triển tâm lý của
ñứa trẻ là kết quả hoạt ñộng của chính nó với những ñối tượng do loài người tạo ra. Quá trình
trẻ nắm vững kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sẽ dẫn ñến sự thay ñổi phương thức phản
ánh hiện thực khiến trẻ phản ánh thế giới xung quanh ngày càng sâu sắc và ñi vào bản chất
hơn. Những biến ñổi về chất trong tâm lý sẽ ñưa trẻ phát triển từ lứa tuổi naỳ sang lứa tuổi
khác.
Tuy nhiên, chúng ta thấy trẻ em không thể tự mình lớn lên, tự mình phát triển trong
môi trường xã hội, mà ñể lĩnh hội ñược những kinh nghiệm lịch sử xã hội thì trẻ em cần có sự

giúp ñỡ, chỉ ñạo thường xuyên của người lớn. Người lớn có vai trò trung gian trong quá trình
trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội. Chẳng hạn, muốn trở thành người với tư cách là
một chủ thể xã hội thì ngay sau khi sinh ra, ngoài những phản xạ sơ ñẳng có tính bản năng
gắn liền với sự thoả mãn các nhu cầu như ăn, ở, tự vệ….ñứa trẻ phải học ñược các cách thức,
hành ñộng của con người như ăn bằng ñũa, thìa hoặc dao dĩa, mặc, ở theo kiểu người khác xa
về chất so với con vật. Rồi cùng với sự trưởng thành, phát triển về mặt cơ thể, ñứa trẻ phải
lĩnh hội ñược những phương thức hành ñộng ở các cấp bậc cao hơn, tinh vi hơn. Mà ñể có thể
lĩnh hội ñược những phương thức hành ñộng sơ ñẳng ñến những phương thức hành ñộng ở
cấp bậc cao thì ñứa trẻ phải có sự giúp ñỡ, chỉ bảo của người lớn. Nhờ người lớn hướng dẫn,
ñứa trẻ còn hình thành ñược kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ñược các nhu cầu xã hội, nắm ñược
ngôn ngữ và phát triển ñược năng lực của mình. Nhà xã hội học Pháp A.Pieron ñã viết “ Nếu
như hành tinh của chúng ta bị tai hoạ mà tất cả mọi người ñều chết hết chỉ còn lại trẻ con thì
mặc dù giống người vẫn tiếp tục phát triển nhưng lịch sử của nhân loại không thể tránh khỏi
bị gián ñoạn, những lâu ñài văn hoá vẫn có thể tiếp tục tồn tại nhưng không có ai giới thiệu
những lâu ñài ấy cho thế hệ mới. Máy sẽ không hoạt ñộng, sách sẽ không có người ñọc, tác
phẩm nghệ thuật sẽ mất chức năng thẩm mỹ của nó, lịch sử nhân loại nhất ñịnh phải bắt ñầu
lại từ ñầu”
Như vậy chúng ta thấy rằng ñứa trẻ là một giai ñoạn của cuộc ñời, sự phát triển tâm lý
của nó ñầy biến ñộng và diễn ra cực kỳ nhanh chóng. ðó là một quá trình không phẳng lặng
mà có khủng hoảng, có ñột biến. Chính hoạt ñộng của ñứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người
lớn làm cho tâm lý của nó ñược hình thành và phát triển. Tuy nhiên, theo như các nhà tâm lý
học duy vật biện chứng thì sự phát triển tâm lý chỉ có thể xảy ra với những người bình thường
về ñặc ñiểm cơ thể, về bẩm sinh và di truyền. Bởi vì những ñặc ñiểm cơ thể là ñiều kiện cần
thiết, là tiền ñề, là khả năng ñể phát triển tâm lý. Nếu ai không có sự phát triển cơ thể bình
thường, không có hoạt ñộng bình thường của não thì sẽ không có sự phát triển tâm lý bình
thường. Những ñặc ñiểm cơ thể có thể quy ñịnh con ñường và phương thức khác nhau của sự
phát triển tâm lý - ñó là khả năng của sự phát triển tâm lý chứ không phải ñộng lực. Và ñứa
trẻ phải ñược sống và hoạt ñộng trong ñiều kiện xã hội tương ứng thì những khả năng ñó mới
trở thành hiện thực, tâm lý mới phát triển.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

14


1.2.2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em
a. Tính không ñồng ñều của sự phát triển tâm lý:
Sự phát triển tâm lý con người không phải là sự tăng lên hoặc giảm ñi về số lượng một
cách ñồng ñều trong suốt quá trình phát triển và theo một con ñường thẳng tắp mà sự phát
triển ñó ñều mang tính không ñồng ñều. Những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý của
mỗi người không phát triển như nhau dù trong những ñiều kiện bất kỳ hoặc trong những ñiều
kiện tối ưu nhất của sự giáo dục.
Sự phát triển tâm lý trẻ em cũng thể hiện tính không ñồng ñều. Tính không ñồng ñều
trong sự phát triển tâm lý của trẻ em thể hiện ở chỗ: mỗi một giai ñoạn, mỗi một lứa tuổi lại
có những nét ñặc trưng tâm lý riêng, có những giai ñoạn tối ưu ñể phát triển một chức năng
tâm lý nào ñó. ðó là giai ñoạn phát triển ñến mức chín muồi, ñến mức có sự chuyển biến về
lượng dẫn ñến sự chuyển biến về chất, là giai ñoạn làm cơ sở ñể chuyển sang một giai ñoạn
mới phát triển cao hơn, là giai ñoạn có những ñiều kiện thuận lợi nhất khiến một chức năng
tâm lý nào ñó phát triển rất nhanh, rất mạnh mẽ. Ví dụ : Giai ñoạn thuận lợi nhất cho sự phát
triển ngôn ngữ là giai ñoạn từ 1 ñến 5 tuổi, thuận lợi nhất cho sự hình thành kỹ xảo vận ñộng
là giai ñoạn từ 6 ñến 11 tuổi và giai ñoạn tốt nhất cho sự hình thành tư duy toán học là giai
ñoạn từ 15 ñến 20 tuổi.
Sự phát triển cơ thể của trẻ cũng thể hiện tính không ñồng ñều. Có những giai ñoạn sự
phát triển cơ thể trẻ diễn ra rất nhanh, rất mạnh, nhưng có những giai ñoạn sự phát triển diễn
ra rất chậm chạp.Ví dụ:Trẻ càng nhỏ thì sự phát triển cơ thể càng nhanh. Chẳng hạn trẻ sơ
sinh trung bình cân nặng 3 kg và cao 45cm, nhưng hết năm thứ nhất tức là khi trẻ ñược 1 tuổi
thì cân năng tăng gấp 3 lần và chiều cao tăng gấp rưỡi. Nhưng sang ñến năm thứ hai, thứ ba
tức là khi trẻ ñược 2 hoặc 3 tuổi thì mức ñộ tăng giảm dần: cân nặng tăng khoảng 2 kg và
chiều cao tăng khoảng 10cm trong một năm.
Tính không ñồng ñều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ: có sự khác biệt về sự

phát triển tâm lý giữa các cá nhân ngay trong cùng một ñộ tuổi. Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể nắm
ñược 1500 – 2000 từ chứ không phải là ñúng 1500 hay ñúng 2000 từ.
b. Tính toàn vẹn của tâm lý ( hay còn gọi là quy luật nhất thể hoá tâm lý )
Cùng với sự phát triển, tâm lý con người cũng như tâm lý của trẻ em ngày càng có tính
trọn vẹn, thống nhất và bền vững. Bất kỳ một thuộc tính tâm lý nào cũng ñược tồn tại trên nền
của một nhân cách toàn vẹn của con người và biểu hiện của mỗi một phẩm chất ñều gắn liền
với những phẩm chất khác của cá nhân, ñặc biệt là với nhu cầu và ñộng cơ của cá nhân. Do
ñó, trong giáo dục cần chú ý ñến tính toàn vẹn của tâm lý, khi giáo dục một phẩm chất thì
ñồng thời cũng giáo dục luôn những phẩm chất khác. Ví dụ: Khi giaó dục lòng yêu nước nên
giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng căm thù, tính nhân ñạo, yêu ñồng loại, yêu mọi người xung
quanh...
Sự phát triển tâm lý của con người là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lý thành các
ñặc ñiểm tâm lý cá nhân. Sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ cũng vậy. Tâm lý trẻ nhỏ phần lớn là
một tổ hợp thiếu hệ thống những tâm trạng rời rạc khác nhau. Sự phát triển thể hiện ở chỗ những
tâm trạng ñó dần dần chuyển thành các nét của nhân cách. Ví dụ: tâm trạng vui vẻ, thoải mái,
hăng say nảy sinh trong lao ñộng chung hợp với lứa tuổi, nếu ñược lặp lại thường xuyên sẽ
chuyển thành lòng yêu lao ñộng, sự gắn bó với nhau trong tập thể.
Tính toàn vẹn của tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào ñộng cơ chỉ ñạo hành vi của trẻ.
Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng vốn kinh nghiệm sống, cùng với sự phát triển thì
những ñộng cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc
lộ rõ nét trong nhân cách của trẻ hơn. Ví dụ: trẻ mẫu giáo thường hành ñộng vì muốn thoả
mãn một ñiều gì ñó và ñộng cơ luôn thay ñổi trong một ngày. Thanh thiếu niên thường hành

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

15


ñộng do ñộng cơ xã hội, do tinh thần nghĩa vụ, do tính tự giác, do sự phát triển của bản thân
và ñộng cơ ñó là tương ñối ổn ñịnh.

c. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ (còn gọi là quy luật về tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
của tâm lý )
Hệ thần kinh của con người nói chung và trẻ em nói riêng rất mềm dẻo và linh hoạt, nhờ ñó
có thể tác ñộng làm thay ñổi tâm lý. Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ. Khi một chức năng
tâm lý hoặc sinh lý nào ñó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lý khác ñược tăng cường, phát
triển mạnh ñể bù ñắp hoạt ñộng không ñầy ñủ của chức năng bị yếu hoặc bị hỏng. Ví dụ: thị giác
bị khuyết tật sẽ ñược bù bằng sự phát triển mạnh của thính giác nên những người mắt kém hay bị
mù thì tai của họ thính hơn tai của người bình thường và cảm giác sờ mó cũng nhạy bén hơn. Hay
những người trí nhớ kém thì có thể ñược bù trừ bằng tính tổ chức cao và tính chính xác trong hoạt
ñộng.
Sự bắt chước ở một chừng mực nào ñó cũng thể hiện tính mềm dẻo của hệ thần kinh
nhưng sự bắt chước còn có ảnh hưởng của yếu tố xã hội. Từ nhỏ ñứa trẻ ñã có nhu cầu lặp lại
hành ñộng của người khác trong cùng một tình huống, ñó là cơ sở quan trọng của sự phát triển
tâm lý của trẻ. Nhưng khi trẻ càng lớn thì sự bắt chước càng có tính lựa chọn và có ý thức hơn.
Ban ñầu trẻ bắt chước một cách máy móc, dần dần trẻ biết lặp lại những kinh nghiệm của người
lớn trong hành vi của mình. Tiếp ñến trẻ biết bắt chước dựa trên những cơ sở, quy tắc, tiêu chuẩn
nhất ñịnh tức là chỉ bắt chước những gì nó cho là tốt mà thôi.
Sự phát triển của con người hay của ñứa trẻ không tuân theo quy luật sinh học mà tuân
theo quy luật xã hội. Bởi vậy, dù bộ óc của ñứa trẻ có tinh vi ñến ñâu chăng nữa nhưng nếu
không ñược sống trong môi trường xã hội loài người thì trẻ sẽ không thể trở thành thực thể
người với ñầy ñủ tính xã hội của nó, tức là không thể trở thành nhân cách ñược.
Tóm lại, ba quy luật trên là ba quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý con người,,
trong ñó có sự phát triển tâm lý trẻ em. Những quy luật ñó có sau so với ảnh hưởng của môi
trường (trong ñó có giáo dục). Sự phát triển và ngay cả tính ñộc ñáo của những xu thế ñó cũng
phụ thuộc vào ñiều kiện sống của trẻ em (trước hết là giáo dục).
1.2.3. Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý
Khi ra ñời, ñứa trẻ bao giờ cũng ñược sống, ñược lớn lên trong một hoàn cảnh, ñiều
kiện cụ thể của thế giới xã hội loài người với những ñặc trưng xã hội lịch sử của nó. Và sự
phát triển tâm lý trẻ em là qúa trình trẻ em lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử thông
qua sự tiếp xúc với người lớn. Qúa trình này ñược thực hiện dưới sự hướng dẫn, truyền thụ

thường xuyên của người lớn bằng những hình thức khác nhau trong ñó hoạt ñộng giáo dục
chiếm vị trí hàng ñầu, là nét ñặc trưng nhất trong môi trường xã hội, là một hình thái phát
triển ñặc biệt của loài người và nó có vai trò, ý nghĩa to lớn ñối với sự phát triển tâm lý trẻ
em.
Giáo dục bao gồm giáo dục (hiểu theo nghĩa hẹp) và dạy học có thể xem như là một
quá trình mà người lớn tìm mọi cách ñể tác ñộng ñến tư tưởng, tình cảm, ñạo ñức của thế hệ
trẻ nhằm hướng dẫn cho trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người ñã tích
luỹ và ghi lại trong hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, công cụ, lối sống, hành vi… giúp trẻ có
ñủ năng lực, phẩm chất ñể phát triển các chức năng tâm lý, hình thành những cơ sở ban ñầu
của nhân cách con người ñể chuẩn bị cho những giai ñoạn sau phát triển cao hơn, ñộc lập hơn
giai ñoạn trước.
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng, hiểu ñầy ñủ bao hàm một ý nghĩa toàn diện trong sự
phát triển tâm lý trẻ em thì ñó là tất cả những tác ñộng của gia ñình, nhà trường, xã hội, kể cả
dạy học và những tác ñộng khác ñến ñứa trẻ. Nó không chỉ nhằm phát triển những thuộc tính
tâm lý mà còn hướng vào việc phát triển cả về mặt thể chất, hình hài cho ñứa trẻ. Nó không
chỉ hướng vào việc giáo dục, bồi dưỡng các năng lực mà còn hướng vào việc bồi dưỡng các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

16


phẩm chất, lối sống mà xã hội ñòi hỏi ñối với ñứa trẻ. Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng này
không chỉ yêu cầu ñứa trẻ phát triển ở mức bình quân chủ nghĩa mà là phát triển ở mức cao
hơn. Nó không chấp nhận sự nhồi nhét tri thức sẵn có cho trẻ em bằng roi vọt, cưỡng chế,
bằng nuông chiều, dễ dãi hoặc bằng phương thức thầy truyền thụ, trò ghi nhớ thụ ñộng mà
bằng cách tổ chức, chỉ ñạo, hướng dẫn ñể trẻ tích cực hoạt ñộng, tự giác chiếm lĩnh hệ thống
kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người ñã tích luỹ ñược.
Theo quan ñiểm của các nhà tâm lý học Mácxit thì giáo dục ñược hiểu một cách chung
nhất ñó là quá trình tác ñộng có mục ñích, có ý thức, có kế hoạch của thế hệ trưởng thành ñối

với thế hệ trẻ nhằm hình thành những phẩm chất nhất ñịnh cúa cá nhân ñáp ứng những yêu
nhất ñịnh của xã hội.
Ngày nay, tâm lý học coi giáo dục là một yếu tố giữ vai trò chủ ñạo ñối với sự phát
triển tâm lý trẻ em bởi vì giáo dục của người lớn ñã xác lập ra các mối quan hệ giữa trẻ em và
thế giới xung quanh. Trẻ em không thể tồn tại ñược nếu xung quanh không có người lớn, người
lớn là chiếc cầu nối trẻ em với môi trường xung quanh, là trung tâm của mọi tình huống. Trẻ em
lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội thông qua sự tiếp xúc thường xuyên với người lớn,
ñặc biệt là thông qua giao tiếp giữa trẻ em và người lớn trong hoạt ñộng sư phạm. Chỉ có thông
qua người lớn và nhờ người lớn chỉ bảo, hướng dẫn thì trẻ em mới nắm ñược thế giới ñồ vật
và phương thức sử dụng chúng, nắm ñược ngôn ngữ, ký hiệu, quan hệ người - người và tất cả
những năng lực của con người ñể trở thành người. Và vai trò chủ ñạo của giáo dục ñối với sự
phát triển tâm lý trẻ em thể hiện:
Giáo dục vạch ra mục tiêu, phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
theo yêu cầu, ñòi hỏi của xã hội và tìm mọi con ñường phấn ñấu ñể ñạt ñược mục tiêu ñó.
Giáo dục có thể tác ñộng tích cực ñến những yếu tố bẩm sinh di truyền, giúp trẻ phát
huy và tăng cường những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển tâm lý của mình. ðồng
thời, giáo dục mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh di truyền không thể ñem lại ñược. Ví
dụ: Khi sống trong môi trường xã hội loài người, ñứa trẻ có thể nói ñược tiếng nói của dân tộc
mình nhưng nếu nó không ñược ñi học thì sẽ không biết ñọc, biết viết. Hoặc một ñứa trẻ có
thể cầm, nắm, chạy, nhảy, leo trèo nhưng muốn lái ñược xe hơi hay ñiều khiển ñược một cỗ
máy phức tạp thì nó phải học tức là phải nhờ giáo dục.
Giáo dục có thể bù ñắp những thiếu hụt do khuyết tật hoặc bệnh tật ñem lại cho con
người. Ví dụ: Bằng những cách giáo dục ñặc biệt, ở trường dạy trẻ khuyết tật, người ta vẫn có
thể giáo dục cho trẻ câm, mù, ñiếc, giúp các em có thể phục hồi những chức năng bị mất. Nếu
trẻ bị mù thì ñược học chữ nổi, bị ñiếc thì có tai nghe, bị câm do ñiếc bẩm sinh thì ñược luyện
tập ñể có thế nói ñược.
Giáo dục lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp phù hợp ñể ñào tạo thế trẻ
theo mục tiêu ñã ñịnh. Và chính nhờ những nội dung, phương pháp phù hợp ñó mà giáo dục
có thể ñiều khiển, ñiều chỉnh sự phát triển nhân cách trẻ em theo yêu cầu của mình.
Giáo dục có khả năng tác ñộng ñến môi trường sống của trẻ em cả trên bình diện vĩ

mô và vi mô, giáo dục có thể hạn chế những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng xấu ñến sự phát triển
tâm lý, phát huy những nhân tố tích cực của môi trường và tăng khả năng phát triển của trẻ.
Giáo dục có thể uốn nắn những nét tâm lý xấu của trẻ do tác ñộng tự phát của môi trường
gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Ví dụ: Các trường giáo
dưỡng số 1, số 2 của bộ công an là nơi giáo dục những trẻ em hư hoặc phạm pháp. Sau khi ñược
hưởng nền giáo dục trong nhà trường, những em này sẽ trở thành những người tốt, người lương
thiện có ích cho xã hội.
Giáo dục ñưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần nhất” (mức ñộ học sinh chưa tự thực
hiện nhưng có thể thực hiện ñược dưới sự giúp ñỡ của giáo viên), vươn tới những cái mà thế
hệ trẻ sẽ có, tạo ñiều kiện cho thế hệ trẻ phát triển nhanh mạnh, hướng về tương lai. Ví dụ:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

17


Trong chương trình giáo dục trò chơi cho trẻ cuối tuổi mẫu giáo, nhà giáo dục ñã phải dần dần
hướng trẻ vào những trò chơi có ý nghĩa học tập ñể chuẩn bị cho hoạt ñộng học tập của trẻ khi
bước vào lớp một. Hay ở lứa tuổi ñầu thanh niên, ngoài việc học tập, nhà giáo dục ñã dần dần
ñịnh hướng cho các em việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nói về vấn ñề này,
Vưgôtxki cho rằng: “cái mà ngày hôm nay ñứa trẻ làm ñược dưới sự giúp ñỡ của người giáo
viên thì ngày mai nó sẽ tự làm ñược. Cái mà nó ñã ñi vào vùng phát triển gần nhất thì trong
dạy học sẽ chuyển thành mức ñộ hiện có”.
ðể ñạt ñược mục tiêu ñào tạo con người, giáo dục chọn những thiết bị, ñồ dùng dạy
học, dụng cụ học tập phù hợp, tiên tiến giúp trẻ em lĩnh hội tốt nhất những thành tựu của văn
hoá nhân loại.
ðể giáo dục ñạt ñược những nội dung trên, trong quá trình phát triển, giáo dục phải tạo
ra những ñiều kiện, những con ñường nhất ñịnh ñể phục vụ cho sự phát triển tâm lý trẻ em.
Như vậy, ta thấy tuy giáo dục giữ vai trò chủ ñạo ñối với sự phát triển tâm lý trẻ em
song không nên tuyệt ñối hoá vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là yếu tố vạn năng,

một mình giáo dục không thể thúc ñẩy sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ một cách hoàn
hảo ñược mà còn có sự hỗ trợ của yếu tố di truyền, môi trường và tính tích cực hoạt ñộng của
mỗi một cá nhân. Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân
cách của chính ñứa trẻ.Giáo dục chỉ vạch ra ñường hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách và thúc ñẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ theo chiều hướng
ñó. Còn trẻ có thể phát triển theo hướng ñó hay không, phát triển ñến mức nào còn tuỳ thuộc
vào mức ñộ lĩnh hội, nhập tâm ñể tự ý thức, tự kiểm tra của chính các em. Do ñó khi nói giáo
dục giữ vai trò chủ ñạo ñối với sự phát triển tâm lý trẻ em chúng ta cũng cần lưu ý mấy ñiểm
sau ñây:
Tâm lý của con người mang tính chủ thể, do ñó tất cả những sự vật hiện tượng bên
ngoài khi tác ñộng vào con người luôn bị khúc xạ thông qua kinh nghiệm sống của chính bản
thân họ. Do ñó ñối với cùng một yêu cầu của giáo viên, ở những học sinh khác nhau có thể có
những thái ñộ khác nhau.
Con người là chủ thể của hoạt ñộng, chủ thể trước các tác ñộng của môi trường. Các
tác ñộng của bên ngoài quyết ñịnh tâm lý con người một cách gián tiếp thông qua quá trình
tác ñộng qua lại giữa con người với môi trường, thông qua hoạt ñộng của con người trong môi
trường.
Con người là một chủ thể tích cực có thể tự giác thay ñổi ñược chính bản thân mình con người có thể tự giáo dục. Sự tự giáo dục của trẻ ñược giáo dục kích thích, hướng dẫn ...
và diễn ra trong quá trình ñứa trẻ tác ñộng qua lại tích cực với những người xung quanh.Ví
dụ: Do tự ý thức phát triển mạnh mẽ nên thiếu niên có thể tự giáo dục mình một cách có ý
thức.
Mối quan hệ giữa giáo dục, dạy học và phát triển tâm lý là mối quan hệ biện chứng.
Hai quá trình này không phải là hai quá trình diễn ra song song mà chúng thống nhất với nhau
và có quan hệ tương hỗ với nhau. Sự phát triển tâm lý của trẻ chỉ có thể diễn ra tốt ñẹp trong
những ñiều kiện của giáo dục và daỵ học. Tuy nhiên, ñể kích thích, ñể dẫn dắt sự phát triển
tâm lý chứ không chờ ñợi sự phát triển, ñể giữ ñược vai trò chủ ñạo và phát huy ñược vai trò
ñó thì giáo dục phải có những ñiều kiện sau ñây:
Giáo dục, dạy học phải kích thích, dẫn dắt sự phát triển; phải ñi trước một bước; phải
ñón chờ sự phát triển, phải tạo nên ở trẻ quá trình giải quyết mâu thuẫn liên tục ñể thúc ñẩy sự
phát triển.

Giáo dục, dạy học phải tính ñến những ñặc ñiểm mức ñộ ñã ñạt ñược ở trẻ, phải tính
ñến các ñặc ñiểm tâm lý lứa tuổi và quy luật bên trong của sự phát triển.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

18


Bên cạnh những ñiều kiện ñã nêu trên, ñể ñảm bảo cho giáo dục, dạy học giữ vai trò
chủ ñạo thì mức ñộ của yêu cầu giáo dục cũng phải hợp lý, giáo dục phải tác ñộng vào “vùng
phát triển gần nhất của ñứa trẻ”. Vưgôtxki ñã nêu ra hai mức ñộ của sự phát triển trí tuệ của
trẻ. Mức ñộ thực tại là mức ñộ ñược chuẩn bị hiện tại của ñứa trẻ. ở mức ñộ này ñứa trẻ có
thể ñộc lập thực hiện những nhiệm vụ, những bài học ñặt ra cho nó. Mức ñộ thứ hai là mức ñộ
cao hơn, là mức ñộ mà trẻ không thể thực hiện ñược những nhiệm vụ ñặt ra nhưng nếu có sự
gợi ý, hướng dẫn chút ít của người lớn thì nó có thể thực hiện ñược nhiệm vụ. Vì vậy vùng
phát triển gần nhất là vùng nằm giữa mức ñộ một và mức ñộ hai. Và ñể giáo dục giữ vai trò
chủ ñạo thì giáo dục không chỉ chú ý ñến yêu cầu hợp lý mà còn phải chú ý ñến nội dung dạy
học. Các nhà tâm lý học ñã chứng minh rằng: nếu thay ñổi nội dung dạy học tức là thay ñổi tri
thức và phương thức hoạt ñộng truyền thụ cho trẻ thì có thể làm thay ñổi một cách căn bản sự
phát triển tâm lý của trẻ.
Tóm lại, khả năng của giáo dục, dạy học là rất rộng lớn nhưng không vô hạn. Muốn
tâm lý của trẻ phát triển thì cần có sự tự giáo dục của trẻ trong tất cả các thời kỳ của cuộc ñời.
1.3. SỰ PHÂN CHIA CÁC GIAI ðOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM
1.3.1. Quan niệm về giai ñoạn phát triển tâm lý
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về giai ñoạn phát triển tâm lý.
Quan niệm sinh vật cho rằng sự phát triển tâm lý như là một quá trình tự nhiên. Quan
ñiểm này khẳng ñịnh tính bất biến, tính tuyệt ñối của các giai ñoạn lứa tuổi.
J.Piaget quan niệm: mỗi giai ñoạn phát triển tâm lý là một thời kỳ mà ở ñó tư duy và
hành vi của trẻ, trong tình huống khác nhau phản ánh một kiểu cấu trúc tâm lý. Các giai ñoạn
ñược xem xét như trình ñộ liên tiếp và sự thích ứng với môi trường. Mỗi giai ñoạn vừa là kết

quả của giai ñoạn trước vừa là ñiều kiện phát triển của giai ñoạn sau. Trong tác phẩm “ Sự
phát triển tâm lý của trẻ em” xuất bản năm 1940 ông ñã ñịnh nghĩa: giai ñoạn phát triển tâm
lý là “ những hình thức tổ chức hoạt ñộng tâm lý dưới hai khía cạnh thống nhất với nhau, một
mặt là khía cạnh vận ñộng hoặc trí tuệ, mặt kia là cảm xúc, cũng như xác ñịnh theo hai chiều:
cá nhân và xã hội”.
Theo Erick Erickson thì: Sự phát triển tâm lý, phát triển nhân cách phải trải qua từng
giai ñoạn và ở mỗi giai ñoạn có những mâu thuẫn nhất ñịnh. Dưới tác ñộng của môi trường xã
hội, những mâu thuẫn ñó ñược giải quyết, nếu thất bại sẽ gây nên những tác ñộng tâm lý cho
những giai ñoạn tiếp theo.
Freud ñề xuất: Sự phát triển tâm lý là một quá trình diễn ra theo một loạt các giai ñoạn.
Trong mỗi một giai ñoạn, ñộng lực sinh học ñóng một vai trò trung tâm trong việc tổ chức
cách thức quan hệ với thế giới của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và khi chuyển qua mỗi một giai
ñoạn thì trẻ lại phải gặp những mâu thuẫn và xung ñột nhất ñịnh. Freud nêu lên ñặc ñiểm nhận
dạng của các giai ñoạn này là miệng, hậu môn, dương vật, ẩn tàng và sinh dục. Mỗi giai ñoạn
ñều liên quan ñến một bộ phận của cơ thể mà ông gọi là nguồn gốc của năng lượng mang tính
bản năng gây rắc rối trong suốt giai ñoạn ñó.
D.B.Elkonin cho rằng: Từ lúc ra ñời cho ñến khi trưởng thành, sự phát triển tâm lý của
trẻ em trải qua những giai ñoạn có chất lượng riêng, kế tiếp nhau. Mỗi giai ñoạn ñược tính
theo mối quan hệ nào ñó của trẻ với thực tại là chủ ñạo, loại hoạt ñộng nào là chủ ñạo.
Quan ñiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ñại diện là Vưgôtxki xem giai ñoạn
phát triển tâm lý là thời kỳ hay mức ñộ phát triển nhất ñịnh ñóng kín một cách tương ñối mà ý
nghĩa của nó ñược quyết ñịnh bởi vị trí của thời kỳ ñó trong cả quá trình phát triển chung,
trong ñó những quy luật phát triển ñược thể hiện một cách ñộc ñáo khác về chất so với các
thời kỳ khác. Ông cho rằng ý nghĩa của mỗi thời kỳ ñựơc quyết ñịnh bởi vị trí của nó trong cả
quá trình phát triển chung. Ở mỗi thời kỳ, những quy luật phát triển chung bao giờ cũng ñược
thể hiện một cách ñộc ñáo về chất. Khi chuyển từ giai ñoạn lứa tuổi này sang giai ñoạn lứa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

19



tuổi khác bao giờ cũng xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới chưa từng có trong các thời kỳ
trước (Ví dụ: mỗi giai ñoạn trẻ có các nhu cầu khác nhau). Những cấu tạo mới này cải tổ lại
và làm biến ñổi những tiến trình phát triển.
Tâm lý học duy vật biện chứng còn cho rằng: Mỗi giai ñoạn ñược quyết ñịnh bởi một
tổ hợp nhiều ñiều kiện xã hội. ðó là ñiều kiện sống và hoạt ñộng của trẻ cùng với hệ thống
các yêu cầu ñề ra cho trẻ trong giai ñoạn ñó như: ñặc ñiểm của các mối quan hệ của trẻ với
môi trường xung quanh; ñặc ñiểm cơ thể và tri thức mà trẻ có ñược.Ví dụ: Ở mỗi thời kỳ lịch
sử, giai ñoạn tuổi thơ của trẻ ñược quyết ñịnh bởi những ñiều kiện xã hội khác nhau. Ở thời
kỳ nguyên thuỷ, ñứa trẻ phải tham gia vào quá trình lao ñộng sản xuất từ rất sớm. Vì vậy mà
hầu như trẻ không có tuổi thơ. ðến thời kỳ phong kiến, ñứa trẻ cũng tham gia vào quá trình
lao ñộng rất sớm. Nhưng ñứa trẻ muốn lao ñộng ñược thì nó phải học. Vì vậy trẻ bắt ñầu có
tuổi thơ nhưng tuổi thơ của nó rất ngắn. Còn ở xã hội ta hiện nay, khi ñứa trẻ muốn tham gia
vào quá trình lao ñộng của người lớn thì nó phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thể lực và kiến
thức. Vì thế mà tuổi thơ của trẻ hiện nay ñược kéo dài ñáng kể.
Tóm lại, những ñặc ñiểm lứa tuổi là ñặc ñiểm chung ñặc trưng và ñiển hình nhất. Nó
chỉ ra phương hướng phát triển chung nhưng lứa tuổi không phải là phạm trù tuyệt ñối bất
biến. Do ñó sự phân chia giai ñoạn chỉ có ý nghĩa tương ñối. Tuổi chỉ có ý nghĩa như là yếu tố
thời gian trong quá trình phát triển của ñứa trẻ. Trẻ cần thời gian ñể chuyển từ giai ñoạn này
sang giai ñoạn khác. Tuổi không quyết ñịnh trực tiếp sự phát triển tâm lý của trẻ bởi vì có thể
trong cùng một lứa tuổi nhưng trình ñộ phát triển tâm lý của ñứa trẻ này nhanh, ñứa kia lại
chậm. Do ñó ta phải biết tận dụng thời gian và ñiều kiện giáo dục ñể trẻ lớn lên về cơ thể, mở
rộng quan hệ xã hội, tích luỹ tri thức, phát triển tâm lý khi bước sang lứa tuổi khác.
1.3.2. Phân chia các giai ñoạn phát triển tâm lý trẻ em
Căn cứ vào những thay ñổi cơ bản trong ñiều kiện sống và hoạt ñộng của trẻ, những
thay ñổi trong cấu trúc tâm lý của trẻ và sự trưởng thành cơ thể trẻ em người ta chia ra một số
thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý trẻ em như sau:
- Giai ñoạn trước tuổi ñi học:
+ Tuổi sơ sinh và hài nhi: 0 ñến 1 tuổi. Hoạt ñộng chủ ñạo ở lứa tuổi này là hoạt ñộng

giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn, trước hết là mẹ chiếm vị trí hàng ñầu quyết ñịnh sự
hình thành và phát triển tâm lý sau này của ñứa trẻ. Ví dụ: Trẻ ñòi mẹ, ñòi người lớn bế ẵm,
hôn hít, ñòi hóng chuyện... Chính sự tiếp xúc với người lớn này làm phát triển các cảm xúc tin
tưởng, giúp trẻ có lòng tự tin, nhân ái và biết yêu thương người khác. ðây là hoạt ñộng chủ
ñạo ñầu tiên trong cuộc ñời ñứa trẻ, là giai ñoạn cộng sinh về mối quan hệ tình cảm giữa trẻ
em và người mẹ tiếp theo sau thời kỳ cộng sinh về cơ thể.
+ Tuổi nhà trẻ: 1 tuổi ñến 3 tuổi. Hoạt ñộng chủ ñạo của lứa tuổi này là hoạt ñộng với
các ñồ vật, ñứa trẻ luôn luôn hướng vào thế giới ñồ vật của con người. Thông qua việc tiếp
xúc với các ñồ vật ñứa trẻ học nói, học chơi ñể phát triển trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ của chính
bản thân mình. ðồng thời nó chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người ñã
gửi gắm vào trong thế giới ñồ vật ñó.
+ Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi ñến 5 tuổi. Hoạt ñộng chủ ñạo của lứa tuổi này là hoạt ñộng
vui chơi, ñặc biệt là những trò chơi phân vai theo chủ ñề. Với những trò chơi phân vai theo
chủ ñề, ñứa trẻ mô phỏng lại trong trò chơi những mối quan hệ giữa con người với con người
cùng những chuẩn mực xã hội mà nó tiếp thu ñược trong cuộc sống. Và chính hoạt ñộng vui
chơi của trẻ mẫu giáo ñã tạo ra những nét tâm lý ñặc trưng, gây ra những biến ñổi về chất
trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. ðồng thời nó chi phối các dạng hoạt ñộng khác
như hoạt ñộng học tập, hoạt ñộng lao ñộng và làm cho chúng mang màu sắc ñộc ñáo của tuổi
mẫu giáo.
- Giai ñoạn tuổi học sinh:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

20


+ Thời kỳ tuổi học sinh tiểu học: 6 tuổi ñến 11 tuổi. Hoạt ñộng học tập là hoạt ñộng
chủ ñạo của lứa tuổi này. Việc học tập của các em bây giờ không phải chỉ là việc tiếp thu tri
thức thông thường mà là tiếp thu tri thức khoa học bằng phương pháp nhà trường. Hoạt ñộng
học tập trong nhà trường sẽ làm thay ñổi các qúa trình tâm lý, tạo sự phát triển về nhận thức,

trí tuệ, tình cảm và nhân cách cho trẻ trong giai ñoạn này.
+ Thời kỳ tuổi học sinh trung học cơ sở: 11 tuổi ñến 14,15 tuổi. Hoạt ñộng học tập và
giao tiếp ñóng vai trò là hoạt ñộng chủ ñạo của lứa tuổi này. Lứa tuổi này có nhiều ñột biến
trong tâm lý. Các em rất tích cực lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và giá trị xã hội nhằm xây
dựng quan hệ thoả ñáng với người lớn và với bạn bè. Các em có khuynh hướng muốn làm
người lớn và muốn tự khẳng ñịnh mình trong tập thể, trong xã hội.
+ Thời kỳ tuổi học sinh trung học phổ thông: 14,15 tuổi ñến 17,18 tuổi. Hoạt ñộng chủ ñạo
của lứa tuổi này là hoạt ñộng học tập có ñịnh hướng nghề nghiệp. Các em ñã hình thành ñược hứng
thú học tập gắn liền với xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Và chính hoạt ñộng học tập sẽ giúp
các em hình thành và phát triển nhân cách của mình một cách ñúng ñắn nhất.
Mỗi thời kỳ có một vị trí, vai trò nhất ñịnh trong quá trình chuyển từ ñứa trẻ mới sinh
sang một nhân cách trưởng thành. Mỗi thời kỳ có những nét tâm lý ñặc trưng nhất ñịnh mà
ñứa trẻ phải trải qua. Sự chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác bao giờ cũng gắn với sự xuất
hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Hãy tóm tắt luận ñiểm cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ
em, từ ñó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
2. Trình bày vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền ñối với sự phát triển tâm lý trẻ em theo
quan ñiểm của tâm lý học duy vật biện chứng, từ ñó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
3. Theo tâm lý học Macxit, giáo dục có vai trò như thế nào ñối với sự phát triển tâm lý trẻ
em?.
4. Theo tâm lý học Macxit, hoạt ñộng của chính ñứa trẻ có vai trò như thế nào ñối với sự phát
triển tâm lý của nó?.
5. Hãy trình bày tóm tắt quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.
6. Trình bày mối quan hệ giữa dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý trẻ em.
7. Nêu vắn tắt sự phân chia các giai ñoạn phát triển tâm lý trẻ em và các hoạt ñộng chủ ñạo
ứng với các giai ñoạn phát triển ñó.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Ý kiến của anh (chị) về quan ñiểm: “Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại”?
2. Tại sao nói các giai ñoạn phát triển tâm lý chỉ có ý nghĩa tương ñối? Cho ví dụ minh hoạ.

3. Nhà tâm lý học Toocdai cho rằng: “Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất ñịnh, giáo
dục cần phải làm bộc lộ vốn ñó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất”. Theo
anh ( chị ) quan ñiểm ñó ñúng hay sai?, tại sao?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

21


Chương 2. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Mọi công dân ñều phải qua phổ cập tiểu học, hoạt ñộng học ở bậc này là hoạt ñộng
chủ ñạo ñối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ em. Chính ở bậc học này những ñặc
ñiểm tâm lý, ñặc ñiểm sinh lý của trẻ em phát triển, hình thành nề nếp và thói quen học tập,
nhu cầu và hứng thú nhận thức ñược hình thành mạnh mẽ ở lứa tuổi này. Ở bậc học này, ảnh
hưởng và tác ñộng của người giáo viên ñối với các em rất lớn. ðến lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở thì bên cạnh hoạt ñộng học tập, hoạt ñộng giao tiếp của thiếu niên với bạn bè là hoạt
ñộng chủ ñạo và chiếm khá nhiều thời gian của lứa tuổi này. ðây cũng là lứa tuổi có nhiều
biến ñộng, có những khủng hoảng và ñột biến trong sự phát triển tâm sinh lý của thời kỳ dậy
thì.
2.1. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự hình thành và phát triển tâm lý của lứa tuổi học
sinh tiểu học
a. Khái niệm tuổi nhi ñồng
Theo tâm lý học Mácxit thì: Lứa tuổi học sinh tiểu học hay còn gọi là tuổi nhi ñồng
bao gồm những em từ 6,7 tuổi ñến 11,12 tuổi ñang theo học từ lớp 1 ñến lớp 5 ở trường tiểu
học.
Nét ñặc trưng nhất của lứa tuổi nhi ñồng là ở chỗ: trong lứa tuổi này, ñứa trẻ mẫu giáo
ñã trở thành học sinh trường tiểu học. ðó là giai ñoạn chuyển tiếp khi ñứa trẻ kết hợp trong nó

những nét của tuổi mẫu giáo với những ñặc ñiểm của người học sinh. Cũng như bất kỳ một
trạng thái chuyển tiếp nào, lứa tuổi này có nhiều tiềm năng phát triển nếu ta biết nắm lấy và
thúc ñẩy nó phát triển ñúng lúc.
b. ðặc ñiểm cơ thể
Khi nói ñến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học thì trước hết phải ñề cập
ñến sự phát triển về thể chất của các em. Bởi vì chính sự phát triển cơ thể, ñặc biệt là sự biến ñổi
của hệ thần kinh là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu ñược ñối với sự phát triển
tâm lý của lứa tuổi này.
Lứa tuổi học sinh tiểu học có những thay ñổi căn bản về những ñặc ñiểm giải phẫu sinh lý
cơ thể như sau:
Thể lực của các em phát triển tương ñối êm ả và ñồng ñều, chiều cao mỗi năm tăng thêm
khoảng 5cm, trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng từ 2 ñến 3 kg. Lứa tuổi này diễn ra sự kiện toàn
ñáng kể về mặt cơ thể.
Hệ xương của các em ñang ở giai ñoạn cứng dần nhưng còn nhiều mô sụn. Xương sống,
xương hông và xương tay chân ñang trong thời kỳ cốt hoá nên dễ bị cong, vẹo và gù xương. Cột sống
của học sinh tiểu học có những thay ñổi lớn: ñộ cong ở cổ, ở ngực, ở thắt lưng ñang hình thành nên
tạo ra ñộ mềm dẻo, linh hoạt hơn cho các em trong cử ñộng và tạo ra khả năng to lớn cho việc giáo
dục thể chất ñúng ñắn cũng như học tập nhiều dạng thể thao.
Hệ cơ của học sinh tiểu học ñang phát triển rất mạnh mẽ, lực cơ tăng nhanh và có khả
năng ñàn hồi tốt. Tuy nhiên những cơ lớn thường phát triển nhanh hơn các cơ nhỏ nên các em
có khả năng nhiều hơn ñối với những cử ñộng tương ñối mạnh và vùng vẫy nhưng lại khó
thực hiện các ñộng tác ñòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ.
Hệ tuần hoàn, cơ tim của các em tăng trưởng mạnh nhưng co bóp yếu. Tim của các em
ñập nhanh (85 ñến 90 lần/phút), ñường huyết quản tương ñối lớn, lưu thông máu thuận lợi nên
các em có khả năng hoạt ñộng dễ dàng mà không bị mệt mỏi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

22



Hệ thần kinh của học sinh tiểu học ñang trong thời kỳ phát triển mạnh. Não bộ của các
em phát triển cả về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Khi ñược 9, 10 tuổi, hệ thần kinh của
các em căn bản ñược hoàn thiện, ñặc biệt thuỳ trán rất phát triển nên ñã tạo ñiều kiện ñể các
em hình thành những chức năng tâm lý bậc cao. Học sinh tiểu học có thể thành lập hệ thống
liên hệ thần kinh phức tạp nhưng chưa thật vững chắc. Ở tuổi này các em dễ nhớ nhưng cũng
rất chóng quên Hoạt ñộng của hai quá trình hưng phấn và ức chế ñã có sự thay ñổi. Qúa trình
ức chế (cơ sở của sự tự kiềm chế, tự kiểm tra) của các em trở nên rõ hơn, phức tạp hơn so với
trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên khuynh hướng hưng phấn còn rất lớn và chiếm ưu thế nên các em dễ
nảy sinh tính hiếu ñộng và dễ bị kích thích. Do ñó thầy cô giáo nên chú ý ñến ñặc ñiểm này ñể
giúp các em hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì và kìm hãm bản thân trước những kích thích
của môi trường xung quanh.
Tóm lại, so với trẻ mẫu giáo thì cơ thể của học sinh tiểu học ñang diễn ra một sự kiện
toàn về thể lực, hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. ðây là nền tảng vật chất của trí
tuệ và tâm hồn. Do ñó nó sẽ tạo ñiều kiện cho lứa tuổi học sinh tiểu học dễ dàng chuyển sang
hoạt ñộng khác về chất so với hoạt ñộng của trẻ mẫu giáo - hoạt ñộng học tập.
c. ðiều kiện xã hội
* Hoạt ñộng học tập
Lịch sử xã hội loài người có lúc chưa có trường học, trẻ em 5, 6 tuổi ñã phải kiếm
sống bằng sức lao ñộng của mình. Ngày nay, khi trẻ ñược 6 tuổi, nó bắt ñầu gia nhập vào
cuộc sống trong nhà trường. ðó là một biến ñổi quan trọng trong ñời sống của các em. Khi trở
thành một học sinh, các em bắt ñầu phải tham gia vào một hoạt ñộng nghiêm chỉnh có ý nghĩa
xã hội, ñó là hoạt ñộng học tập. Hoạt ñộng này khác cả về nội dung và hình thức so với hoạt
ñộng vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo.Vào trường tiểu học, các em phải học nhiều môn với nhiệm
vụ, yêu cầu riêng của từng môn học. Các môn ñược sắp xếp theo một chương trình có hệ
thống, có mục ñích rõ ràng ñể cung cấp cho trẻ những tri thức mà các em chưa hề có trước
ñây. Chẳng hạn, trẻ có thể biết nói nhưng ñể biết ñược cấu tạo của tiếng nói, biết viết, biết ñọc
thì nó phải học hoặc có thể trẻ biết ñếm nhưng ñể biết ñược cấu tạo của các con số thì nó phải
ñến trường.
Trước khi vào trường tiểu học, các em sống trong gia ñình, ở nhà trẻ và lớp mẫu giáo.

Trong những môi trường ñó trẻ cũng tích luỹ ñược kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Những tri thức, kinh nghiệm ñó các em học ñược bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ,
học trực tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay thông qua hoạt ñộng vui chơi, hoạt ñộng
giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng những tri thức, kinh nghiệm ñó là tri thức thông
thường, không hệ thống. ðến khi vào trường tiểu học thì những tri thức ñó ñược tổ chức lại
một cách chặt chẽ bằng phương pháp nhà trường thông qua hoạt ñộng học tập. ðây là một
hoạt ñộng nghiêm chỉnh, có kỷ cương, có nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt của nhà
trường. Hoạt ñộng này ñòi hỏi các em có trách nhiệm, có ý thức khi lĩnh hội tri thức một cách
khái quát trên cơ sở hệ thống hoá các khoa học. Kết quả của những hoạt ñộng này - hoạt ñộng
có ñối tượng là các khái niệm khoa học chính thống, các quan hệ hoạt ñộng học với tư cách là
hoạt ñộng chủ ñạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học
sinh tiểu học.
Tóm lại, việc học tập của học sinh tiểu học trong nhà trường cùng vớí mục ñích, nội
dung, chương trình, kế hoạch và biện pháp riêng với một tập thể thầy cô và bạn bè ñã bước
ñầu hình thành cho các em những phẩm chất tâm lý và những nét nhân cách tốt ñẹp của con
người mới xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
* Hoạt ñộng vui chơi
Ngoài hoạt ñộng học tập là chủ yếu ra thì hoạt ñộng vui chơi cũng chiếm một vị trí vô
cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Các nhà tâm lý học cho rằng: mỗi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

23


người khi cất tiếng khóc chào ñời ñều như một ngôi nhà trống chưa hề ñược trang bị bất cứ
một ñồ ñạc, tinh thần nào. Nhưng nhờ vui chơi, thế giới tinh thần của trẻ mới ñược tạo dựng
như những ñồ chơi ñược kê trong nhà. Tuy nhiên so với tuổi mẫu giáo thì hoạt ñộng vui chơi
của các em có sự thay ñổi về nội dung. Khi chơi, hầu hết các em ñều cố gắng chơi cho ñến khi
kết thúc trò chơi và tuân thủ luật chơi một cách nghiêm túc.

Ở lứa tuổi này các em rất thích các trò chơi vận ñộng có quy tắc, các trò chơi tập thể
có tổ chức như ñá bóng, ñánh bi, ñuổi bắt nhau…ðây là những trò chơi có nhiều tác dụng bổ
ích ñến lứa tuổi nhi ñồng bởi vì thông qua các trò chơi này các em sẽ phát triển ñược nhiều
mặt như phát triển thể lực, tính khéo léo, nhanh nhẹn, tháo vát, bình tĩnh, tự tin, kiên trì, dũng
cảm, tính kỷ luật và tổ chức cao. Trong trò chơi, các em rèn luyện ñược tính tự kiềm chế, bắt
ý chí của mình phục tùng ý chí của tập thể, trau dồi tinh thần trách nhiệm. Hơn thế nữa,
những trò chơi này sẽ giúp các em hình thành nhiều phẩm chất nhân cách tốt ñẹp như tinh
thần tương trợ, giúp ñỡ, hợp tác với ñồng ñội của mình trong khi chơi.
Ngoài trò chơi vận ñộng có quy tắc, học sinh tiểu học còn chơi các trò chơi ñóng vai,
phân vai theo chủ ñề. So với tuổi mẫu giáo thì trò chơi này cũng có sự thay ñổi về nội dung và
hình thức. Trong những trò chơi ấy, nếu trẻ em mẫu giáo chỉ quan tâm ñến quá trình chơi thì
trẻ em tiểu học ñã chú ý ñến kết quả. Trò chơi của các em thường phản ánh cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày và các hiện tượng xảy ra trong ñời sống xã hội. Trong khi chơi, các em
thường ñặt mình vào vị trí của nhân vật, biểu lộ những ñức tính tốt của họ, cố gắng thâm nhập
vào những ý nghĩ và tình cảm của họ. ðối với các em thì các trò chơi có chủ ñề là phương
tiện ñể nhận thức hiện thực, ñể xây dựng tập thể, ñể thoả mãn tính ham hiểu biết và ñể hình
thành các phẩm chất ý chí của cá nhân. Thông qua trò chơi, các em sẽ nắm ñược cách ứng xử
giữa người với người, nắm ñược các quy tắc ñạo ñức, cung cách làm việc, phát triển ñược
những phẩm chất của chú ý, khả năng ghi nhớ, óc tưởng tượng và bộc lộ ñược năng khiếu, sở
trường của mình.
Tóm lại, hoạt ñộng vui chơi của lứa tuổi học sinh tiểu học có ý nghĩa giáo dục rất lớn.
Bởi vì vui chơi không chỉ thoả mãn tính hiếu ñộng, không chỉ ñem lại niềm vui cho các em
sau những giờ học tập căng thẳng, làm cho tinh thần của các em sảng khoái, dễ chịu mà chính
thông qua những trò chơi mà tâm lý của các em sẽ phát triển lên một bước cao hơn so với lứa
tuổi trước.
* Hoạt ñộng lao ñộng
Không chỉ tham gia vào hoạt ñộng học tập và hoạt ñộng vui chơi mà học sinh tiểu học
còn tham gia vào hoạt ñộng lao ñộng trong nhà trường và trong gia ñình
Ở trường, các em tham gia vào một số hoạt ñộng lao ñộng công ích như nhổ cỏ, tưới
nước cho bồn hoa, cho cây cối, vệ sinh lớp học, sân trường….Trong khi tiến hành những hoạt

ñộng lao ñộng ñó các em không chỉ ñược làm quen với các dụng cụ, vật liệu lao ñộng, hình
thành ñược kỹ năng lao ñộng mà các em còn vận dụng ñược kiến thức của các môn học vào
thực tiễn. ðồng thời các em ñược rèn luyện óc quan sát, tính mục ñích, tính tổ chức, tính kỷ
luật, tính kiên trì, tính tích cực cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Và khi các
em hoàn thành những công việc ñược phân công thì lao ñộng có ý nghĩa giáo dục to lớn. Nó
có tác dụng giáo dục về việc thực hiện nghĩa vụ lao ñộng cũng như ý thức lao ñộng xã hội cho
học sinh ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Và những giờ lao ñộng trong trường
ñó giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.
Ở nhà, các em giúp ñỡ bố mẹ những công việc nhỏ như trông em, nấu cơm, quét nhà,
giặt giũ, chăn trâu, căt cỏ….Những công việc này trong gia ñình cũng có nghĩa giáo dục rất
lớn bởi vì các em phải quan tâm ñến công việc của mình ñúng lúc, ñúng thời gian, phải có
trách nhiệm trước công việc và tổ chức việc làm một cách hợp lý, khoa học. Hơn nữa, những
công việc tưởng chừng như ñơn giản này lại có tác dụng rất tốt ñến việc học tập của các em vì

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

24


học tập cũng là một loại lao ñộng ñòi hỏi trẻ phải có những phẩm chất, cá tính nhất ñịnh như:
ý thức trách nhiệm, tinh thần cần cù chịu khó, kỹ năng tổ chức hoạt ñộng…mà những công
việc lao ñộng trên lại có ý nghĩa căn bản ñối với việc giáo dục những phẩm chất ñó cho các
em.
Tóm lại, mỗi hình thức lao ñộng ñều có ý nghĩa giáo dục to lớn ñối với tuổi nhi ñồng.
Lao ñộng làm phát triển trí tưởng tượng, tư duy biện chứng, làm phát triển các phẩm chất của
chú ý, ý chí và các kỹ năng ñơn giản cho học sinh.Vì vậy hoạt ñộng này không thể thiếu và
không thể bị coi nhẹ trong sinh hoạt của lứa tuổi này.
2.1.2. ðặc ñiểm hoạt ñộng học tập và sự phát triển trí tuệ ( tâm lý ) của học sinh tiểu học
a. ðặc ñiểm hoạt ñộng học tập của học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi mẫu giáo, các em ñã có chương trình học mà chơi, chơi mà học như học gọi

tên các ñồ chơi, học cách sử dụng các ñồ dùng trong gia ñình, học làm quen với bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, ðông. Nhưng khi bước chân vào trường tiểu học, các em phải tham gia vào
hoạt ñộng học tập ở mức ñộ cao hơn so với tuổi mẫu giáo. Lúc này hoạt ñộng học tập trở
thành hoạt ñộng chủ ñạo của các em. Việc học tập của các em bây giờ không phải chỉ là việc
tiếp thu tri thức thông thường mà là tiếp thu tri thức khoa học bằng phương pháp nhà trường.
Phương pháp nhà trường bao gồm nội dung dạy học, phương pháp chiếm lĩnh tri thức và tổ
chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách chuyên biệt. Hoạt ñộng học tập của các em có
những ñặc ñiểm cơ bản sau:
ðối tượng của hoạt ñộng học tập của học sinh tiểu học là tri thức, khái niệm khoa học,
kỹ năng và kỹ xảo. Tất cả những cái ñó nằm trong nền văn minh của nhân loại. Bằng hoạt
ñộng học của mình, học sinh tiểu học chiếm lĩnh những tri thức, khái niệm, hệ thống kỹ năng,
kỹ xảo ñó, ñồng thời tái tạo lại những cái mà thế hệ trước ñã phát hiện ra. ðể làm ñược việc
này thì học sinh tiểu học không chỉ là khách thể bị ñộng, chịu sự tác ñộng của người thầy mà
phải là chủ thể tích cực, chủ ñộng tiến hành hoạt ñộng học của mình một cách có ý thức.
Học ñộng học tập, tiếp thu tri thức của học sinh tiểu học làm thay ñổi chính bản thân
các em hay nói cách khác là làm thay ñổi chính bản thân chủ thể của hoạt ñộng học.Thông
thường, các hoạt ñộng thường hướng vào ñối tượng và làm thay ñổi ñối tượng của hoạt ñộng.
Nhưng hoạt ñộng học tập của học sinh tiểu học lại không nhằm và không làm thay ñổi ñối
tượng của nó là tri thức, khái niệm, kỹ năng mà nhờ có sự chiếm lĩnh ñối tượng mà học sinh
tiểu học có thể thay ñổi và phát triển chính bản thân mình.
Hoạt ñộng học tập của lứa tuổi nhi ñồng là hoạt ñộng có tính tự giác cao ñược ñiều
khiển một cách có ý thức nhằm lĩnh hội nền văn minh nhân loại.
Hoạt ñộng học của các em không chỉ hướng vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học,
kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào tiếp thu cả những tri thức về cách thức hoạt ñộng (cách
học ). Do ñó giáo viên tiểu học không chỉ dạy tri thức khoa học, dạy kỹ năng mà còn phải dạy
học sinh cách chiếm lĩnh tri thức ñó.
Tuy nhiên, khi chuyển sang một hoạt ñộng mới, ở giai ñoạn ñầu, học sinh tiểu học
thường gặp một số khó khăn trở ngại:
Thứ nhất là những khó khăn liên quan ñến việc thay ñổi chế ñộ sinh hoạt hàng ngày
do hoạt ñộng học tập ñòi hỏi như các em phải dậy sớm ñể ñi học ñúng giờ, các em phải ñi học

ñều ñặn, phải thực hiện ñúng và ñầy ñủ nội quy của lớp học, của trường học, phải học và làm
bài ở nhà….
Thứ hai là những khó khăn liên quan ñến việc thay ñổi môi trường hoạt ñộng. Trước
ñây các em chỉ sống, vui chơi, hoạt ñộng trong gia ñình. Nhưng bây giờ các em phải học tập,
sinh hoạt trong một tập thể lớp với những mục ñích chung dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ của
thầy cô giáo nên các em phải tự tìm cách hoà nhập, tự tìm cách thích ứng với môi trường giao

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và TLH Sư phạm…. …………………

25


×