Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

giáo trình cây trồng đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------***---------------

TS. Nguyễn Ích Tân (Chủ biên)
TS. Nguyễn Xuân Mai, PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

GIÁO TRÌNH
CÂY TRỒNG ðẠI CƯƠNG

HÀ NỘI, 2010


MỤC LỤC
LỜI NÓI ðẦU........................................................................................................................................ 1
Chương 1. NHÓM CÂY LƯƠNG THỰC ........................................................................................... 2
1.1. CÂY LÚA (Oryza Sativa L.)........................................................................................................ 2

1.1.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, phân loại, tình hình sản xuất lúa ..................................2
1.1.2. ðặc ñiểm sinh thái của cây lúa ..............................................................................4
1.1.3. ðặc tính thực vật học và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa ...................6
1.1.4. Lý luận về các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa....................................... 12
1.1.5. Kỹ thuật trồng lúa ............................................................................................... 15
1.2. CÂY NGÔ (Zea mays L.)........................................................................................................... 22

1.2.1. ðịa vị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất ngô ................................................22
1.2.2. ðặc tính thực vật học và các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô ............. 24
1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô ......................................................................... 27
1.2.4. Kỹ thuật trồng ngô ..............................................................................................28
1.3. CÂY KHOAI LANG (Ipomoae batatas L.)............................................................................... 31


1.3.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất khoai lang .....................................31
1.3.2. ðặc tính thực vật học và các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây khoai lang...32
1.3.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai lang ............................................................... 34
1.3.4. Kỹ thuật trồng khoai lang....................................................................................35
1.4. CÂY SẮN (Manihot esculenta Cranta)..................................................................................... 37

1.4.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất sắn trên thế giới và ở trong nước ...37
1.4.2. ðặc tính thực vật học ..........................................................................................39
1.4.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây sắn .......................................................................... 40
1.4.4. Kỹ thuật trồng sắn............................................................................................... 41
CÂU HỎI ÔN TẬP ...................................................................................................... 44
Chương 2. NHÓM CÂY CÔNG NGHIỆP ........................................................................................ 45
BÀI MỞ ðẦU................................................................................................................................... 45

1. Khái niệm, phân loại cây công nghiệp....................................................................... 45
2. Nhiệm vụ của sản xuất cây công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .........................45
3. Những ñặc ñiểm kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất cây công nghiệp.........................45
2.1. CÂY ðẬU TƯƠNG (Glicine Max L Merrel)............................................................................ 46

2.1.1. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới và trong nước..............46
2.1.2. ðặc tính thực vật học và các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ñậu tương ...47
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ñậu tương................................................................ 48
2.1.3. Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây ñậu tương.......................................... 49
2.1.4. Kỹ thuật trồng ñậu tương ....................................................................................50
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… .

i


2.2. CÂY LẠC (Arachis hypogaeaL.)............................................................................................... 53


2.2.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất lạc.................................................53
2.2.2. ðặc tính thực vật học và các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc ........... 54
2.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc........................................................................... 56
2.2.4. Kỹ thuật trồng lạc ............................................................................................... 57
2.3. CÂY MÍA (Saccharum officinarum L.) ..................................................................................... 59

2.3.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất cây mía ......................................... 59
2.3.2. ðặc tính thực vật học của cây mía....................................................................... 61
2.3.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây mía ......................................................................... 62
2.3.5. Kỹ thuật trồng mía ..............................................................................................63
2.4. CÂY CHÈ (Camellia sinensis L.) .............................................................................................. 66

2.4.1. ðại cương về cây chè..........................................................................................66
2.4.2. ðặc tính thực vật học của cây chè ....................................................................... 68
2.4.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây chè.......................................................................... 72
2.4.4. Kỹ thuật trồng trọt, thu hái và chế biến chè .........................................................74
2.4.5. Quản lí chăm sóc nương chè ...............................................................................76
2.4.6. Chế biến chè ....................................................................................................... 81
2.5. CÂY CÀ PHÊ (Coffea.L.).......................................................................................................... 81

2.5.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê............................... 81
2.5.2. ðặc tính thực vật học và các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê...... 83
2.5.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà phê .....................................................................84
2.5.4. Kỹ thuật trồng trọt, thu hái và chế biến cà phê.....................................................84
2.6. CÂY CAO SU (Havea brasiliensis) .......................................................................................... 87

2.6.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất tiêu thụ cao su ............................... 87
2.6.2. ðặc tính thực vật học của cây cao su...................................................................89
2.6.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su .....................................................................90

2.6.4. Kỹ thuật trồng cao su ..........................................................................................90
CÂU HỎI ÔN TẬP ...................................................................................................... 94
Chương 3. NHÓM CÂY RAU ............................................................................................................ 95
3.1. ðẶC ðIỂM CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RAU......................................................................... 95
3.2. CÂY BẮP CẢI (Brassica oleracea. Var, Capitata, lizg) ........................................................... 97

3.2.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất, tiêu thụ cải bắp.............................97
3.2.2. ðặc tính thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cải bắp ..............................98
3.2.3. Kỹ thuật trồng cải bắp....................................................................................... 100
3.3. CÂY KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L) ........................................................................... 103

3.3.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất tiêu thụ khoai tây......................... 103
3.3.2. ðặc tính thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây khoai tây ......................... 103
3.3.3. Kỹ thuật trồng khoai tây.................................................................................... 105
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… .

ii


3.4. CÂY CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill)................................................................... 107

3.4.1. Giá trị, nguồn gốc, tình hình sản xuất, tiêu thụ cà chua...................................... 107
3.4.2. ðặc tính thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua............................ 108
3.4.3. Kỹ thuật trồng cà chua ...................................................................................... 111
3.5. CÂY DƯA CHUỘT (Cucumis Sativus L) ............................................................................... 114

3.5.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa chuột....................... 114
3.5.2. ðặc tính thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây dưa chuột ........................ 115
3.5.3. Kỹ thuật trồng dưa chuột................................................................................... 117
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 120

Chương 4. NHÓM CÂY ĂN QUẢ ................................................................................................... 121
4.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÂY ĂN QUẢ........................................................................... 121

4.1.1. Ý nghĩa và lịch sử của nghề trồng cây ăn quả.................................................... 121
4.1.2. Những loại cây ăn quả chính của thế giới.......................................................... 122
4.1.3. Cây ăn quả tại các nước ðông Nam Á............................................................... 122
4.1.4. Tài nguyên và phân loại cây ăn quả ở Việt Nam................................................ 124
4.2. CẤU TẠO HÌNH THÁI VÀ ðẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY ĂN QUẢ................ 125

4.2.1. Hệ rễ................................................................................................................. 125
4.2.2. Mầm và cành .................................................................................................... 127
4.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ ........................................................ 133

4.3.1. Phương pháp nhân giống hữu tính-nhân giống bằng hạt .................................... 133
4.3.2. Phương pháp nhân giống vô tính....................................................................... 135
4.4. THIẾT KẾ VƯỜN QUẢ.......................................................................................................... 139

4.4.1. Yêu cầu của công tác thiết kế vườn quả ............................................................ 139
4.4.2. Các bước tiến hành thiết kế vườn quả ............................................................... 139
4.5. MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ ......................................................................................................... 141

4.5.1. Cam Quýt ......................................................................................................... 141
4.5.2. Cây vải (Litchi chinensis Sonn)......................................................................... 147
4.5.3. Cây nhãn (Dimocarpus longan. Lour) ............................................................... 152
4.5.4. Cây Xoài (Mangifera indica) ............................................................................ 156
4.5.5. Cây dứa (Ananas comosus Lorur) ..................................................................... 161
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 166

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… .


iii


LỜI NÓI ðẦU
Môn học "Cây trồng ñại cương" là học phần bắt buộc cho ngành khoa học ñất, nông hoá
thổ nhưỡng, phần tự chọn cho ngành quản lý ñất ñai. ðây là tài liệu tham khảo cho sinh viên
các ngành môi trường, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông
thôn, công nghiệp nông thôn và cho những người quan tâm ñến sản xuất nông nghiệp nói
chung và trồng trọt nói riêng.
Mục tiêu của giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ñặc ñiểm
sinh học, yêu cầu sinh thái của một số cây trồng chia theo các nhóm cây trồng nhằm bố trí sử
dụng bền vững, hợp lý nhất nguồn tài nguyên, khí hậu, ñất ñai, nguồn nước, ñảm bảo tính ña
dạng sinh học góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Giáo trình ñược chia làm 4 chương ñược phân công biên soạn như sau:
Chương I - Nhóm cây lương thực - GVC.TS. Nguyễn Ích Tân
Chương II - Nhóm cây công nghiệp - GVC.TS. Nguyễn Ích Tân
Chương III - Nhóm cây rau - GVC.TS. Nguyễn Xuân Mai
Chương IV - Nhóm cây ăn quả - PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh.
Mặc dù các tác giả ñã có nhiều cố gắng tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước có
liên quan ñến việc biên soạn giáo trình nhưng ñây là lần ñầu tiên biên soạn giáo trình này nên
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận ñược sự góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy
cô giáo, sinh viên, bạn ñọc ñể giáo trình ñược hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!
Các tác giả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 1


Chương 1. NHÓM CÂY LƯƠNG THỰC

Mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của từng cây trồng trong nhóm
cây lương thực: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang và cây sắn. Giúp người học biết vận dụng kiến
thức ñã học ñể nghiên cứu, học các môn học khác có liên quan và chỉ ñạo sản xuất sau này.
Nội dung ñề cập ñến các vấn ñề về giá trị dinh dưỡng, ñịa vị kinh tế, nguồn gốc, tình
hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới và trong nước; ñặc ñiểm sinh vật học, yêu cầu ngoại cảnh,
các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển và kỹ thuật trồng trọt của các cây trồng trong nhóm: lúa,
ngô, khoai lang và sắn.
1.1. CÂY LÚA (Oryza Sativa L.)
1.1.1. Giá trị kinh tế, nguồn gốc, phân loại, tình hình sản xuất lúa
a. Giá trị kinh tế của cây lúa
Cây lúa với sản phẩm chính là gạo nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Trong cơ cấu
lương thực lúa gạo xếp thứ hai (26,5%) sau lúa mì (30,5%); ngô là 24,0% và ngũ cốc khác là
19,0%. Từ gạo có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau ñược ưa chuộng như bánh ña
nem, bánh chưng, bánh dầy, bánh ña, phở, bún,...
Ngoài ra, sản phẩm phụ của cây lúa là tấm ñược sử dụng ñể sản xuất tinh bột, rượu cồn,
thuốc chữa bệnh. Cám ñể sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trấu dùng ñể sản xuất nấm
men làm thức ăn gia súc, chất ñộn chuồng, chất ñốt. Rơm rạ ngoài ñược dùng làm phân bón
sau mỗi vụ thu hoạch thông qua việc cày vặn dạ, dùng vi sinh vật ñể phân huỷ thành phân hữu
cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải tạo ñất còn ñược tận dụng ñể sản xuất nấm vừa tạo
việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho người nông dân.
b. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
Trên thế giới còn có nhiều quan ñiểm chưa thống nhất về nguồn gốc cây lúa. Hiện nay có
khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi Oryza và hai loài lúa ñược thuần hoá là lúa ở châu Á
(Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima). Theo ðinh Dĩnh (Trung Quốc), ðào Duy
Anh (Việt Nam) cho lúa có nguồn gốc ở phía Nam Trung Quốc. Eporuse, 1955, cho lúa có
nguồn gốc ở bán ñảo ðông Dương (Nam Việt Nam, Cămpuchia) với cơ sở: Vùng ðông Nam
Á là nơi trồng lúa tập trung lâu ñời, hiện nay còn có lúa dại, ñiều kiện khí hậu ở ñây thuận lợi
cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa, người dân vùng này ăn lúa gạo là chính.
ðối với lúa trồng (Oyza sativaL.) phân bố ở tất cả các châu lục và có nhiều cách phân
loại khác nhau:

- Theo ñiều kiện sinh thái và vĩ ñộ ñịa lý chia lúa trồng phân thành 2 nhóm là lúa tiên
(Indica) và lúa cánh (Japonica).
- Theo thời gian sinh trưởng chia ra nhóm chín sớm và nhóm chín muộn.
- Theo tính cảm quang chia ra nhóm lúa cảm quang (nếp cái hoa vàng, bao thai,...) và
nhóm không cảm quang (các giống ngắn ngày, chính vụ ñược trồng hiện nay).
- Theo mùa vụ gieo trồng: lúa chiêm, lúa xuân, lúa hè thu, lúa mùa.
- Theo chất lượng và hình dạng hạt: lúa tẻ, lúa nếp, lúa hạt tròn, hạt dài.
c. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
- Lúa là cây trồng ñược loài người trồng trọt sớm. Theo Yosida (1985) lúa ñược trồng
cách ñây 8000 năm. Nhiều tác giả khác cho rằng lúa ñược trồng cách ñây 4000 năm.Vùng
trồng lúa trải rộng từ 580 vĩ ñộ Bắc vùng Hắc Long Giang, Trung Quốc ñến 350 vĩ ñộ Nam
vùng New South Wales, Úc. Hiện nay có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 2


trong ñó châu Phi có 41 nước, châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13
nước, châu Âu có 11 nước và châu ðại Dương có 5 nước. Diện tích trồng lúa dao ñộng
khoảng 152 triệu ha, năng suất lúa bình quân 4 tấn/ha. Châu Á diện tích trồng lúa khoảng
132,7 triệu ha, chiếm 87,7% diện tích gieo trồng lúa và sản lượng ñạt 91-92% sản lượng thóc
trên thế giới. Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới là Ấn ðộ 44,79 triệu ha và nước
trồng lúa có diện tích ít nhất là Jamaica 24 ha. Hai nước sản xuất nhiều thóc trên thế giới là
Trung Quốc chiếm 35% và Ấn ðộ chiếm 20% sản lượng thóc của thế giới.
- Năng suất lúa tăng dần nhờ cách mạng về giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, phân bón.
Australia có năng suất lúa ñạt cao nhất 9,45 tấn/ha và thấp nhất là Irắc là 0,9 tấn/ha. Nhật Bản
là quốc gia ñã có những bước nhẩy vọt về năng suất lúa. Theo Tanaka, Nhật Bản năm 900
năng suất lúa ñạt 10 tạ/ha, năm 1868 năng suất ñạt 20 tạ/ha. Mất 1000 năm năng suất lúa ở
Nhật Bản mới tăng lên gấp ñôi. Năm 1930 năng suất ñạt 30 tạ/ha. Năm 1954 năng suất ñạt 40
tạ/ha và nay là 61 tạ/ha.
Sản xuất lúa gạo toàn cầu ñã tăng ñều ñặn từ khoảng 200 triệu tấn/năm vào năm 1960 tới

600 triệu tấn vào năm 2004. Năm 2005 ñạt 618,441 triệu tấn, trong ñó châu Á 559,349 triệu
tấn, chiếm 90,45 %; châu Phi 18,851 triệu tấn, chiếm 3,04%; Bắc Trung Mỹ 12,537 triệu tấn,
chiếm 2,03%; châu Âu và châu ðại Dương 3,684 triệu tấn, chiếm 0,60%.
d. Tình hình sản xuất lúa trong nước
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 1995-2007

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1995

6765,6

36,9

24 963,7

1996

7003,8

38,8

26 396,7


1997

7099,7

39,6

27 523,9

1998

7362,7

39,6

29 145,5

1999

7653,6

41,0

31 393,8

2000

7666,3

42,4


32 529,5

2001

7492,7

42,9

32 108,4

2002

7504,3

45,9

34 447,2

2003

7453,2

46,4

34 568,8

2004

7445,3


48,6

36 148,9

2005

7329,2

48,9

35 832,9

2006

7324,8

48,9

35 849,5

2007

7201,0

49,8

35 867,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2001-2007)


- Diện tích trồng lúa nước ta lớn hơn các cây ngũ cốc khác. Diện tích trồng lúa chiếm
84,75%, ngô chiếm 6,52%, khoai lang 5,08%, sắn 3,65%. Việt Nam có truyền thống xuất
khẩu gạo từ cuối thế kỷ 19, ñầu thế kỷ 20. Năm 1884 xuất khẩu 5.376 tấn gạo. Năm 1890 xuất
khẩu 957. 000 tấn. Từ 1926-1936 xuất khẩu 8,2 triệu tấn. Do chiến tranh từ một nước xuất
khẩu gạo, Việt Nam ñã phải nhập khẩu gạo. Sau khi thống nhất ñất nước, nhờ các chủ trương,
chính sách ñúng và phát huy tiềm năng của các vùng sinh thái, sắp xếp bố trí mùa vụ, chọn
giống thích hợp, ñầu tư ñúng nên diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của nước ta tăng ñều
qua các năm và dần ổn ñịnh từ năm 1995 trở lại ñây. Số liệu thể hiện ở bảng 1.1 cho thấy từ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 3


1995 - 2000 diện tích trồng lúa tăng từ 6765,6 nghìn ha năm 1995 lên 7666,3 nghìn ha năm
2000 và ñạt cao nhất về diện tích từ 1995 - 2007. Năng suất lúa tăng dần từ 36,9 tạ/ha năm
1995 và ñạt cao nhất năm 2007 là 49,8 tạ/ha. Sản lượng thóc tăng mạnh từ 24 963,7 nghìn tấn
năm 1995 ñã ñạt 35 867,5 nghìn tấn năm 2007. Chính vì vậy, từ một nước nhập khẩu gạo Việt
Nam ñã trở thành nước xuất khẩu gạo ñứng thứ hai thế giới. Năm 1990; 1,62 triệu tấn; 1995:
2,04 triệu tấn; 2000: 3,5 triệu tấn; 2005: 5,16 triệu tấn; 2009 xuất khẩu trên 6 triệu tấn.
- Thành công của Việt Nam trong sản xuất lúa là áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật
vào sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt trong sản xuất lúa: giống thấp cây, chống ñổ, chịu phân, chống
sâu bệnh, có năng suất cao, chất lượng tốt. các tiến bộ khoa học kĩ thuật ñược áp dụng là: Hoàn
chỉnh thuỷ nông; quản lí nước tốt; cải tạo ñất chua mặn, phèn, ñất xấu; bố trí cơ cấu cây trồng hợp
lí trên từng chế ñộ luân canh tiên tiến; sử dụng các giống có năng suất cao, ngắn ngày; vùi dạ
xuống ruộng; sử dụng phân bón hoá học hợp lí; phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM); áp dụng biện
pháp thâm canh mạ; các công cụ cải tiến và cơ giới hoá các khâu có ñiều kiện.
- Có chính sách, chủ trương ñúng của ðảng và Nhà nước ñã thúc ñẩy sản xuất lúa nói
riêng và lương thực nói chung. Chỉ thị 100 (tháng 01/1981) mở rộng khoán sản phẩm cuối
cùng ñến nhóm và người lao ñộng. Chỉ thị 100 là khâu ñột phá, mở ñầu sự ñổi mới, tạo ra
ñộng lực chặn ñứng sa sút, tạo ñà ñi lên trong sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt là sản xuất lúa
gạo. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) ñã tạo ra sự biến ñổi lớn về mối quan hệ sở hữu,

quan hệ quản lí và phân phối.
- Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở các vùng có sự thay ñổi và tuỳ theo mùa vụ sản
xuất. Về chất lượng gạo ở 2 miền cũng khác nhau tuỳ thuộc vào giống lúa. Số liệu thể hiện ở
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Chất lượng gạo của Việt Nam

Giống lúa

Tỷ lệ bạc
bụng (%)

Gạo khi nấu

Hàm lượng
Amilose (%)

2,4-2,7

18,0-36,9

Cơm dẻo, mềm

20-24,5

2,2-3,6

3,3-9,8

Cơm nở, mềm;
khi nguội khô, rời


19-24,0

Khu vực

Chiều dài
hạt (mm)

Chiều rộng
hạt (mm)

Miền Bắc

5,5-6,6

Miền Nam

6,6-7,5

(Tóm tắt tổng quan lương thực Việt Nam - 12/1994)

1.1.2. ðặc ñiểm sinh thái của cây lúa
a. Yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt ñộ
Cây lúa là cây ưa nóng nên sinh trưởng, ra hoa, kết quả tốt ở ñiều kiện nhiệt ñộ trên
200C. Tuy nhiên, tuỳ từng giai ñoạn sinh trưởng, phát triển cây lúa yêu cầu nhiệt ñộ khác
nhau. Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng nhiệt ñộ thích hợp 28-320C. Thời kì sinh trưởng sinh
thực nhiệt ñộ thích hợp là 24-280C. Khi nhiệt ñộ > 400C làm hạt phấn chết hoặc ngừng phân
hoá. Nếu nhiệt ñộ < 200C làm hạt lúa bị lép nhiều. Phản ứng của cây lúa với ñiều kiện nhiệt
ñộ thể hiện ở bảng 1.3.

* Ánh sáng
Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho cây lúa 500-600 calo/cm2/ngày. Miền Bắc tháng 4-6,
tháng 8-10 là thích hợp. Chất lượng ánh sáng phụ thuộc vào ñộ dài bước sóng của ánh sáng và
quần thể ruộng lúa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 4


Bảng 1.3. Phản ứng của cây lúa với nhiệt ñộ (Suichi Yosida-1985)

Giai ñoạn sinh trưởng
1. Nảy mầm
2. Mọc thành cây mạ
3. Ra rễ
4. Vươn lá
5. ðẻ nhánh
6. Bắt ñầu phân hoá ñòng
7. Phân hoá bông
8. Nở hoa
9. Chín

Nhiệt ñộ tới hạn (0C)
Thấp

Cao

Tối thích

10
12-13

16
7-12
9-16
15
15-20
22
12-18

45
35
35
45
33
38
35
30

20-35
25-30
25-28
31
25-31
30-33
20-25

* Nước
Cây lúa yêu cầu lượng nước lớn trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất.
Từng giai ñoạn khác nhau cây lúa yêu cầu lượng nước khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây lúa có 2 giai ñoạn cần nhiều nước: từ khi cấy ñến ñẻ nhánh và từ phân hoá
ñòng ñến chín sáp. Nhu cầu nước của một vụ trồng lúa ñược tưới thể hiện ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Nhu cầu nước của 1 vụ lúa ñược tưới (King-1971)

* Nước mất do:
-Thoát hơi nước
-Bốc hơi
-Thẩm lậu
Phạm vi tổng số nước mất hằng ngày:
* Nước mất do quá trình canh tác
-Nương mạ
-Làm ñất
-Tưới cho ruộng
Tổng cộng:

1,5-9,8 mm/ngày
1,0-6,2 mm/ngày
0,2-15,6 mm/ngày
5,6-20,4 mm/ngày
40 mm
200 mm
1000 mm
1240 mm

b. Sắp xếp thời vụ lúa
Căn cứ ñể sắp xếp thời vụ lúa:
- ðặc ñiểm sinh học của giống.Thời gian sinh trưởng, phát triển của từng giống, phản
ứng với ánh sáng và nhiệt ñộ.
- Yếu tố khí hậu, thời tiết: nhiệt ñộ, ánh sáng, lượng mưa...
- ðiều kiện ñất ñai, chế ñộ tưới, tiêu, canh tác.
- ðiều kiện vật chất kỹ thuật của vùng, cơ sở sản xuất.
- Trình ñộ thâm canh và biện pháp kỹ thuật áp dụng.

- Vụ lúa trong hệ thống luân canh ví dụ:
Lúa Xuân – Lúa mùa sớm – Ngô ðông
(2- 6)
(6 - 9)
(9 – 1)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 5


- Hiệu quả kinh tế của vụ sản xuất.
c. ðiều kiện ñất ñai
Cây lúa có thể sống trên nhiều loại ñất từ ñất cát ñến ñất sét, từ ñất cao (nương rẫy), ñến
ñất ngập nước. Cây lúa cũng có thể chịu ñất chua, phèn, mặn ở giới hạn nhất ñịnh miễn là có
ñủ nước (nước mưa, hoặc nước tưới) trong thời gian sinh trưởng, phát triển.
Song ñể cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao cây lúa yêu cầu ñất ñai giàu
dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ cao, ñất tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân
tốt, tầng ñất canh tác dầy. Thành phần cơ giới thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH từ 5,5 7,5).
Phẫu diện ñất trồng lúa ở ñất phù sa trong ñê sông Hồng không ñược bồi trung tính ít
chua (Eutric Fluvisols) thể hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Phẫu diện ñất trồng lúa

Tầng ñất
Tầng canh tác
Tầng ñế cày

ðộ dầy tầng ñất (cm)
13 - 17
7-10

Tầng tích tụ


40 - 50

Tầng Glây

70 - 90

ðặc trưng
ðất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, màu nâu, tơi xốp
Màu nâu xám, chặt
Phần trên có thể có một lớp cát mỏng 10 - 15 cm,
màu xám, phần dưới là ñất thịt nặng, màu nâu ñỏ
Màu xanh lơ, ñất sét
(Theo Nguyễn Mười, 2000)

1.1.3. ðặc tính thực vật học và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa
a. Thời kì sinh trưởng và phát dục
* Thời gian sinh trưởng
+ ðược tính từ lúc hạt lúa nảy mầm ñến lúc hạt chín vàng.
+ Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, ñiều kiện khí hậu cụ
thể của vùng ñó.
Thí dụ: ở miền Bắc, giống CR 203: vụ ðông Xuân 150-160 ngày, vụ Xuân muộn 120130 ngày, vụ mùa 115-120 ngày. Lúa Sản ưu quế 99 (Tạp giao 5) là giống lúa chủ lực của
Quảng Tây, Trung Quốc nhập vào Việt Nam từ 1991, năng suất trung bình 70-75 tạ/ha. Chịu
rét khá, chịu thâm canh, nhiễm ñạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu, có nảy mầm trên bông. Vụ
Xuân 125-130 ngày (ðồng bằng gieo 21/1-5/2, cấy tháng 2). Vụ mùa sớm 110-115 ngày, gieo
5-10/6, cấy 20/6-5/7.
* Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng và sinh thực
- Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng: Tính từ lúc hạt nảy mầm ñến lúc phân hoá ñòng (thời
kì lúa ñứng cái). Trong giai ñoạn này lúa phát triển rễ, thân, lá, ñẻ nhánh, và tích luỹ các chất
ñường bột vào thân.

+ Thời kì mạ non: Từ lúc gieo hạt ñến 3 lá thật. Cây lúa cần chủ yếu nhiệt ñộ, nước thích
hợp. Thời kì này mạ yếu chống chịu, ñặc biệt yếu chịu rét, sống nhờ chất dinh dưỡng ở nội
nhũ, chưa sống tự lập. Thời kì mạ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào thời vụ gieo của từng vùng,
nhiệt ñộ, chất dinh dưỡng ở ruộng mạ.
+ Thời kì cấy-làm ñốt: chia làm 3 giai ñoạn:
* Giai ñoạn bén rễ hồi xanh: dài ngắn phụ thuộc vào sức sống của cây mạ lúc nhổ cấy,
nhiệt ñộ, ñiều kiện dinh dưỡng của ruộng cấy.
* Giai ñoạn ñẻ nhánh: Sau khi bén rễ hồi xanh lúa bắt ñầu ñẻ nhánh. Giai ñoạn này chia

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 6


Hình 1.1. Hình ảnh cây lúa 5 chồi

ra ñẻ nhánh hữu hiệu và ñẻ nhánh vô hiệu. Thời gian ñẻ nhánh hữu hiệu tuỳ thuộc vào
thời vụ, giống, phân bón, nước tưới và biện pháp kỹ thuật tác ñộng.
* Giai ñoạn ñẻ nhánh ñến làm ñốt: nhánh ñẻ trước sống tự lập, lá lúa ñứng. Giống ngắn
ngày làm ñốt và phân hoá ñòng cùng lúc. Giống dài ngày chênh nhau 5-7 ngày.
- Thời kì sinh trưởng, sinh thực
Thời kì này ở các giống lúa chênh lệch nhau rất ít, thường từ 60-65 ngày. Thời kì này
chia làm 2 giai ñoạn: giai ñoạn lúa làm ñòng, giai ñoạn lúa trỗ bông tới lúc chín. Giai ñoạn lúa
làm ñòng quyết ñịnh toàn bộ sản lượng của cây lúa. Giai ñoạn trỗ ñến lúc chín toàn bộ chất
dinh dưỡng ñược tích luỹ, tập trung vào hạt.
b. Quá trình nảy mầm của hạt thóc
* Cơ chế của sự nảy mầm
Hạt lúa hút nước tinh bột phân giải thành ñường dễ tan một phần ñể hô hấp, một phần
tham gia tổng hợp cơ quan mới, protein phân giải thành các axit amin ñể tổng hợp cây mới.
Toàn bộ phôi của hạt lúa nằm ở phần cuối cùng của hạt thóc gồm rễ phôi, trục phôi, và
mầm phôi. Mầm phôi sẽ phát triển thành cây mạ sau này. Hạt thóc muốn nảy mầm phải hút từ
22-25% lượng nước so với trọng lượng khô của hạt (Lượng nước lúc cất trữ là 13%). Thời

gian hút nước phụ thuộc nhiệt ñộ nước khi ngâm và ñộ dày của vỏ trấu.
* ðiều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm
- Nước: Trong quá trình ngâm, do sự phân giải của các chất hữu cơ trong nội nhũ làm
nước bị chua do ñó cần phải thay nước ñể cho mầm phát triển tốt. Mầm lúa ñạt tiêu chuẩn có
chiều dài bằng 2/3 hạt thóc, rễ mầm ngắn.
- Nhiệt ñộ: thích hợp 30-350C. Nhiệt ñộ<120C hạt không nảy mầm ñược mặc dù rất ñủ nước.
- Oxy: ðể nẩy mầm hạt lúa cần O2 ñể hô hấp, kết hợp ngâm ủ ñể cung cấp nước và O2 cho hạt
lúa nẩy mầm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 7


Hình 1.2. Thời kỳ nẩy mầm của cây lúa

- Phẩm chất hạt giống: Hạt giống phải có sức nẩy mầm mạnh và tỷ lệ nẩy mầm cao.
c. Quá trình phát triển của rễ
* Hình thái
Lúa có rễ chùm ñược phát triển từ mắt ñốt sát mặt ñất. Rễ ñầu tiên là rễ mộng, nó tồn tại
không lâu, sau khi có 3 lá thì toàn bộ rễ ñã phát triển, có > 10 rễ.
* Các thời kỳ phát triển của rễ lúa
- Thời kì sinh trưởng dinh dưỡng: Rễ lúa phát triển chủ yếu theo chiều ngang nằm trên
lớp ñất mặt không quá 20 cm. ðể tạo ñiều kiện cho rễ phát triển tốt cần làm cỏ sục bùn cho
tăng oxy ở lớp ñất mặt. Thời kỳ này tránh tổn thương bộ rễ.
- Thời kỳ rễ lúa phát triển theo chiều sâu: Sau khi lúa ñẻ nhánh xong bắt ñầu làm ñốt thì
rễ lúa phát triển theo chiều sâu. ðể tạo ñiều kiện cho rễ ăn sâu người ta rút nước vừa làm cây
lúa cứng, ñốt 1, 2 sát mặt ñất ngắn, dài chống ñổ non, chống bệnh, ánh sáng có thể chiếu tận
gốc cây. Kỹ thuật tác ñộng làm cỏ sục bùn, tưới tiêu khoa học ñể thâm canh lúa.
d. Quá trình phát triển của lá lúa
* Hình thái
Lá lúa gồm 3 phần: phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Lá phát triển ñầu tiên là lá bao chưa có phiến

lá và bẹ lá. Lá thật chưa hoàn toàn sau lá bao. Lá bao, lá thật chưa hoàn toàn khác lá thật là
chưa có diệp lục, chưa có ñủ các bộ phận của lá. Sau lá thật chưa hoàn toàn là lá thật thứ nhất.
* Sự phân công giữa các lá trên cây
- Lá bao, lá thật chưa hoàn toàn không tính vào tổng số lá của cây, nó chỉ làm nhiệm vụ
bảo vệ mầm.
- Lá thật thứ nhất ñến thứ ba: làm nhiệm vụ nuôi cây và ra rễ, quang hợp tích luỹ chất
dinh dưỡng cho cây phát triển và ra rễ.
- Lá thật thứ 4-9 làm nhiệm vụ phát triển thêm rễ, ra thêm lá mới, ñẻ nhánh là chủ yếu.
- Từ lá thật thứ 10 trở ñi làm nhiệm vụ phân hoá ñòng, trỗ bông, chuyển các chất dinh
dưỡng tích luỹ ñược vào hạt. Nhóm lá này hết sức quan trọng, > 70% chất ñược tích luỹ vào
hạt là do những lá này. Tuổi thọ của nhóm lá này dài ngắn tuỳ theo giống. Giống có năng suất
cao nhóm lá này sống dài ngày hơn. Giống nào có hàm lượng ñạm cao trong nhóm lá này thì
sẽ có chất lượng gạo ngon. Thí dụ: giống lúa tám trong nhóm lá nàycó hàm lượng ñạm cao
hơn giống nhập nội.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 8


* Tốc ñộ ra lá
Tuỳ thuộc vào giống, thời tiết khí hậu (nhiệt ñộ, ánh sáng), mùa vụ, chế ñộ dinh dưỡng
có sự khác nhau về tốc ñộ ra lá, giống ngắn ngày tốc ñộ ra lá nhanh hơn giống dài ngày. Vụ
mùa tốc ñộ ra lá nhanh hơn vụ chiêm, vụ Xuân. Thời kì cuối của vụ mùa tốc ñộ ra lá nhanh
hơn tốc ñộ ra lá vụ Xuân.
* ðiều kiện ngoại cảnh tác ñộng ñến quá trình phát triển của lá
- Nhiệt ñộ: thích hợp 18-320C, nhiệt ñộ < 120C lá ngừng phát triển, nhiệt ñộ > 400C lá
phát triển nhanh nhưng chất lượng kém. Trong thời kì mạ nếu nhiệt ñộ thường xuyên < 100C
và thiếu ánh sáng thì lá sẽ trắng dần và chết.
- Nước và ôxy: Hai ñiều kiện này có mâu thuẫn với nhau. ðủ nước thiếu oxy làm bộ rễ
kém phát triển, ảnh hưởng ñến tốc ñộ ra lá. Ruộng khô cạn ñủ dinh dưỡng nhưng thiếu nước,
phát tán nhiều làm lá chóng chết. ðể giải quyết mâu thuẫn này phải áp dụng biện phát tưới

tiêu khoa học.
- Ánh sáng: Cần cho quá trình phân hoá mầm lá, khi lá ñã xuất hiện thì cần cho sự quang hợp.
- Dinh dưỡng: Nếu thiếu dinh dưỡng nhất là ñạm thì lá không phát triển ñược.
e. Nhánh lúa
* Hình thái
Sự ñẻ nhánh là quy luật sinh vật học của cây lúa. Quá trình hình thành nhánh lúa chia
làm 4 giai ñoạn: mầm nhánh phân hoá, nhánh lúa hình thành, nhánh lúa dài ra theo bẹ lúa cây
mẹ và giai ñoạn nhánh lúa xuất hiện.Sau khi cấy, lúa ra thêm 1 lá thì ñẻ thêm 1 nhánh mới.
Nhánh ñó là từ lá thứ 4 trở ñi.Thời kỳ lúa vươn lóng lúa ngừng ñẻ nhánh hoặc ñẻ rất ít.
* Phạm vi ñẻ nhánh
Với lúa cây phạm vi ñẻ nhánh ñược tính theo công thức = Số lá - Tuổi mạ - Số lóng + 1
Ví dụ NN8 có tổng lá = 14, tuổi mạ lúc cấy = 6 lá, số lóng = 5. Phạm vi ñẻ nhánh = 14-65 + 1 = 4. Thực tế ñẻ 2-3 nhánh phụ thuộc thời vụ, mật ñộ, ñộ sâu cấy, mùa vụ.
Với cây lúa nói chung, sự ra lá, ñẻ nhánh và ra rễ tuân theo một quy luật nhất ñịnh. Quy
luật này gọi là quy luật sinh trưởng ñồng hạng của Katayama về ra lá, ñẻ nhánh và ra rễ. Khi
lá n trên thân chính xuất hiện tại mắt lá thứ n-3 nhánh sẽ xuất hiện và rễ phụ cũng mọc ra. Thí
dụ lá thứ 5 (n-5) trên thân chính mọc ra, nhánh và rễ ở mắt thứ 2 cũng xuất hiện (n-3 = 5-3),
khi lá thứ 6 trên thân xuất hiện thì nhánh và rễ ở mắt thứ 3 cũng xuất hiện...Quy luật này
không chỉ áp dụng trên thân chính mà trên tất cả các nhánh. Trường hợp ngoại lệ là cây ra lá
thứ 4 thì chỉ có rễ ra ở mắt thứ nhất mà không có nhánh, vì vậy khi cây quá non không ñủ
dinh dưỡng ñể ñẻ nhánh. Theo quy luật này, khi cây lúa có 13 lá trong ñiều kiện thuận lợi cây
lúa có 9 nhánh bậc nhất (nhánh con), 21 nhánh bậc 2 (nhánh cháu), 10 nhánh bậc 3. Tổng số
có 41 nhánh
* Thời gian ñẻ nhánh
Phụ thuộc vào mùa vụ, dinh dưỡng, lúa chiêm 60-65 ngày, lúa Xuân 40-45 ngày, lúa mùa
chính vụ 30-35 ngày. Tỷ lệ nhánh ñẻ hữu hiệu vụ Xuân cao hơn vụ mùa, vụ chiêm. Vụ Xuân
75-80%, vụ mùa 60-65%, vụ chiêm < 60%. Khi cây lúa phân hoá dòng nhánh hữu hiệu là
nhánh có số lá tồn tại trên 3, số rễ > 10; tiết diện của lóng thứ nhất lớn hơn 60 mm2. Nó nằm ở
mắt thứ 4, 5, 6 trên cây mẹ, chiều cao bằng 2/3 cây mẹ. Nhánh vô hiệu là nhánh ñẻ trên mắt
thứ 8, 9.
* ðiều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng ñến sự ñẻ nhánh

- Nhiệt ñộ < 130C cây lúa ngừng ñẻ nhánh, Nhiệt ñộ > 400C không ñẻ nhánh hoặc ñẻ
nhánh vô hiệu. Nhiệt ñộ thích hợp là 29-320C.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 9


- Nước: thích hợp mực nước 3-5cm, thiếu nước hạn chế hoặc không ñẻ nhánh ñược, mực
nước > 10cm ảnh hưởng ñến phân hoá mầm nhánh.
- Dinh dưỡng: Giai ñoạn này cần nhiều dinh dưỡng, vì vậy cần bón thúc ñạm, phân
chuồng ủ mục. Kết hợp bón thúc với làm cỏ sục bùn.
f. Quá trình phát triển của thân lúa
* Sự phát triển của thân lúa
Sau khi cây lúa ñẻ nhánh, ñặc biệt ñẻ nhánh rộ, các lóng bắt ñầu vươn dài ra hình thành
thân lúa. Lúc lóng thứ nhất vươn dài 5,5cm, lúc ngừng ñẻ nhánh chuyển sang giai ñoạn làm
ñốt. Từ nhánh thứ hai bắt ñầu phân hoá ñòng.
* Hiện tượng lốp ñổ và biện pháp phòng ngừa
- Hiện tượng lốp ñổ là do quá trình thừa dinh dưỡng, nước, mất cân ñối ñạm, lân, ka li
làm cho các lóng vươn sớm, vươn nhanh, kéo dài ra làm cho thân cây lúa yếu, lá lúa dài ra
uốn cong xuống mặt ñất, che lấp nhau thiếu ánh sáng, quang hợp và hô hấp thiếu cân bằng.
Khi trỗ bông phía ngọn nặng thêm khiến lúa bị ñổ.
- Biện pháp phòng ngừa: Tháo cạn nước ñể ruộng khô cho bộ rễ ăn sâu, các lớp rễ trên mặt bị
ñứt, sự cung cấp dinh dưỡng bị gián ñoạn làm cho lá chuyển sang màu vàng nhạt thân lá ngắn lại,
lúa ñứng. Chọn giống chịu phân, cấy mật ñộ thích hợp. Bón phân cân ñối ñạm, lân, ka li.
g. Quá trình phát triển của ñòng lúa
* Các bước phát triển của ñòng lúa
Sau khi lúa qua giai ñoạn ánh sáng thì chuyển sang giai ñoạn phân hoá ñòng.Thời gian từ
lúc phân hoá ñòng ñến lúc còn nằm trong bẹ lá gọi là quá trình làm ñòng của cây lúa. Quá
trình làm ñòng phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt ñộ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng trong ruộng lúa.
Theo ðinh Dĩnh, Trung Quốc chia quá trình phát triển của ñòng lúa thành 8 bước:
+ Bước 1: ðiểm sinh trưởng bắt ñầu phân hoá, thời gian từ 1-2 ngày.

+ Bước 2: Phân hoá gié cấp 1, thời gian từ 2-4 ngày.
+ Bước 3: Phân hoá gié cấp 2 và hoa thời gian từ 4-6 ngày.
+ Bước 4: Phân hoá và hình thành nhị ñực, cái, thời gian từ 5-6 ngày.
+ Bước 5: Hình thành tế bào mẹ hạt phấn, thời gian từ 4-6 ngày.
+ Bước 6: Phân bào giảm nhiễm, thời gian từ 1-3 ngày.
+ Bước 7: Tích luỹ các chất trong hạt phấn, thời gian từ 6-7 ngày.
+ Bước 8: Hoàn thành hạt phấn, thời gian từ 3-4 ngày.
Trong ñó: Bước 1-3 quyết ñịnh số hoa/bông. Bước 4-8 quyết ñịnh chất lượng hoa, thoái
hoá hoa/bông. Bón ñón ñòng là bón ñầu bước 1-3. Giữ cho khỏi thoái hoá hoa bón nuôi ñòng
bước 4-8. Từ phân hoá ñòng ñến trỗ 32-35 ngày.
* ðiều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng ñến phân hoá ñòng
- Nhiệt ñộ: Thích hợp 25-280C, nhiệt ñộ 35-400C làm cho hạt phấn bị chết, nhiệt ñộ <
120C làm hạt phấn bị lép.
- Nước: Cần nhiều nước, thiếu nước phân hoá gié cấp 1, 2 thoái hoá nhiều.
- Ánh sáng: Cần ñủ ánh sáng, thiếu ánh sáng vận chuyển chất dinh dưỡng vào hạt phấn bị
trở ngại.
- Dinh dưỡng: Cần nhất là ñạm, bón kali ñể tăng cường vận chuyển vật chất từ thân lá
vào hạt, cần bón ñón ñòng, nuôi ñòng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 10


h. Quá trình trỗ bông, vào chắc, chín
* Hình thái, cấu tạo của bông lúa
Bông lúa gồm có trục bông, gié cấp 1, 2, hạt lúa. Trung bình 1 bông lúa có từ 7-10 gié
cấp 1, 15-20 gié cấp 2, có 80-200 hoa. Có loại bông chụm, có loại bông xoè. Nhóm to bông,
nhóm nhỏ bông. Nhóm to bông, ít hạt P1000 hạt cao và ngược lại. Hoa lúa có vỏ trấu trong và
vỏ trấu ngoài có màng hoa, có nhị cái và 2 vòi nhuỵ, 6 nhị ñực và là loại quả dĩnh.
* Thời kì phơi màu
- Sau khi hình thành hạt phấn 2-3 ngày lúa trỗ ñến ñâu phơi hoa ñến ñấy. Có trường hợp

lúa trỗ 2-3 ngày mới phơi hoa.
- Hoa lúa là hoa lưỡng tính tự thụ là chủ yếu. Có 2% là tạp giao tự nhiên.
Quá trình nở hoa tuần tự như sau: Hai vẩy lá dưới bầu nhuỵ cái hút ñầy ñủ nước nó
trương lên ñẩy vỏ trấu tách ra tạo nên áp suất và kích thích vòi của bao phấn vươn dài ra ñẩy
bao phấn ra khỏi vỏ trấu. Khi vỏ trấu hé ra 3-4 phút thì bao phấn chín, nứt ra, hạt phấn tung ra
và thụ phấn. Vỏ trấu há ra từ 25-300, thời gian 5-7 phút sau ñó từ từ khép lại, lúc vỏ trấu khép
lại là lúc hoa thụ phấn xong.
* Quá trình thụ phấn và thụ tinh của lúa
Sau khi hạt phấn rơi xuống vòi nhuỵ cái gặp ñiều kiện ẩm ñộ thích hợp, vòi nhuỵ cái tiết
ra chất kích thích làm hạt phấn nảy mầm, 4 giờ sau khi thụ phấn bắt ñầu thụ tinh.
* Quá trình hình thành phôi và nội nhũ
Sau khi thụ tinh, phôi phát triển rất nhanh, sau 24 giờ thụ tinh, tế bào noãn hạch phân
thành 48 tế bào, 7 ngày sau quá trình thụ tinh phân biệt rõ mầm phôi, trục phôi, rễ phôi. 8-10
ngày sau các bộ phận của phôi ñã hình thành xong. 15 ngày sau thụ tinh phôi ñã hoàn toàn ổn
ñịnh nằm ở phía dưới phần của hạt.
Nội nhũ sau 24 giờ phát triển thành 50 tế bào, sau 4 ngày tế bào nội nhũ ñã phát triển ñầy
ñủ, bắt ñầu tích luỹ tinh bột.
Thời gian phơi hoa mỗi vụ khác nhau. Vụ chiêm xuân phơi hoa từ 10-11 giờ. Vụ mùa do
nhiệt ñộ buổi sáng còn thấp nên phơi hoa chậm 9-12 giờ.
* Quá trình chín của hạt
Hạt lúa chín qua 4 giai ñoạn: chín sữa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn. Thời kì chín
sữa, chín sáp hạt gạo chưa hình thành cố ñịnh, có màu trắng sữa, vỏ trấu còn màu xanh, trọng
lượng hạt tăng nhanh, ñã ñạt 75% trọng lượng hạt. Thời kì này dễ bị sâu bệnh thâm nhập.
Thời kì chín vàng, hạt gạo cứng dần và ñã hình thành xong hạt gạo, vỏ trấu chuyển dần
từ màu xanh thành màu vàng nhạt. Trọng lượng hạt ñã ổn ñịnh có thể gặt.
Chín hoàn toàn, vỏ trấu chuyển màu vàng thẫm, hoặc vàng rực, hạt gạo tách vỏ trấu
ñược. Lá trên cùng bẹ lá ñã bắt ñầu khô dần.
* ðiều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng ñến phơi màu, chín của hạt
- Nhiệt ñộ thích hợp 280C, nhiệt ñộ ban ñêm 24-250C, ban ngày nếu nhiệt ñộ 37-400C
làm cho lúa bị lép nhiều hoặc chín ép. Nguyên nhân do hạt phấn không nảy mầm ñược hoặc

nảy mầm ñược nhưng không thụ tinh hoàn toàn hoặc lúc tích luỹ tinh bột trong tế bào nội nhũ
bị gián ñoạn do nhiệt ñộ quá cao phát sinh hạt lửng.
- Nước: Thời kì trỗ bông cần nước ñể xúc tiến quang hợp. Thời kì chín vàng cần ít nước,
thời kì này tháo nước cạn ñể chuẩn bị thu hoạch.
- Dinh dưỡng: Rất cần ñể tích luỹ và vận chuyển dinh dưỡng vào hạt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 11


1.1.4. Lý luận về các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa
a. Cơ cấu hình thành năng suất lúa
- Số khóm/m2, ñối với lúa gieo vãi (gieo sạ): số cây/m2.
- Số bông/khóm (ñối với lúa cấy), Số bông/m2.
- Số hạt/bông, tỷ lệ % số hạt chắc/bông.
- Trọng lượng 1000 hạt (tính bằng gam)
Bốn yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau, yếu tố có số bông cao thì số hạt trên bông thấp.
Số hạt /bông nhiều thì tỷ lệ hạt chắc ít. Theo Yosida (1985):
NS hạt (tấn/ha) = số bông/m2 x số hạt/bông x % hạt chắc x P1000 x 10-5
b. Biện pháp ñảm bảo mạ tốt
Có nhiều phương pháp gieo mạ: mạ dược, mạ sân, mạ khô... Muốn có mạ tốt cần chú ý
các biện pháp sau:
- Nâng cao phẩm chất hạt giống: ñảm bảo cho hạt chín ñều, giống không lẫn tạp, bảo
quản tốt.
- Nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, ñảm bảo khối lượng nước trong hạt lúa cất trữ
không quá 12%; xử lí nước khi ngâm ủ ñể hạt dễ nảy mầm.
Hạt chưa chín sinh lí thì cần phải xử lí hoá học. Dùng HNO3 pha ở nồng ñộ 0,2% ngâm
8-10 giờ rồi rửa hạt sau ñú ngâm ủ. Dùng Supelân 1% ngâm 4-8 giờ, rửa sạch rồi ngâm ủ. Có
thể dùng Simen 0,05-0,07% (5-7 phần vạn) ngâm 5-10 giờ.
- Xúc tiến quá trình nảy mầm, ra rễ của hạt bằng phương pháp ngâm ủ.
- Khi gieo phải gieo ñều, gieo theo luống. Lúc mầm mạ ñã dài nhưng gặp nhiệt ñộ thấp
gió mùa ðông Bắc kéo dài thì chưa nên gieo mà rải mầm mạ ra thật mỏng.

- ðể phòng hiện tượng mạ bị chẩm:
+ Do mống mạ lúc ủ không ñảm bảo kỹ thuật nên mống mạ yếu quá trình tiêu hao năng
lượng nhiều.
+ Do làm ñất ruộng mạ không bằng phẳng khi gieo hạt mạ ngập trong nước dễ bị thối,
hạt gieo nơi cao thì khô rễ mầm, rễ bị chết.
- Lượng hạt giống trên một ñơn vị diện tích tuỳ theo giống, thời vụ gieo, thời vụ cấy.
Phương pháp gieo mạ khác nhau có lượng hạt giống gieo khác nhau trên một ñơn vị diện tích.
Nếu gieo mạ dược: mạ xuân 9-12kg/100m2, mạ chiêm và mạ mùa 7-8kg/100m2 (tỷ lệ nảy
mầm > 90%). Nếu gieo mạ sân: thích hợp 0,8-1kg/1m2 (tỷ lệ nảy mầm > 90%), nếu tính theo
thóc ñã mọc mầm thì cần 1,0-1,2 kg/m2, 1m2 mạ cấy ñược 60-80 m2 lúa. Nếu gieo mạ khô
lượng hạt giống 0,6 kg/m2 (hạt ñã mọc mầm xấp xỉ 0,5 kg thóc khô/m2).
c. Quá trình hình thành số bông và biện pháp kỹ thuật
* Yếu tố quyết ñịnh số bông
- Mật ñộ cấy, khoảng cách ở lúa cấy và lượng thóc giống gieo thay ñổi theo mùa vụ,
phương thức trồng trọt, trình ñộ thâm canh, số liệu minh hoạ thể hiện ở bảng 1.6 và 1.7.
- Số nhánh ñẻ hữu hiệu: phụ thuộc vào sức ñẻ nhánh của giống, biện pháp kỹ thuật
tác ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 12


Bảng 1.6. Phản ứng của giống ñẻ nhánh yếu IR (154-45-1) và giống ñẻ khoẻ (IR 8) ñến mức hạt
giống gieo thẳng khác nhau, IRRI, mùa mưa 1968 và mùa khô 1968 (Yosida và Parao 1972)

Số cây/m2 (mùa khô)

Lượng
lúa
IR
gieo 154-45-1


Số bông/m2
IR 154-45-1

Năng suất (tấn/ha)

IR 8

IR 154-45-1

IR 8

IR 8

Mùa
mưa

Mùa
khô

Mùa
mưa

Mùa
khô

Mùa
mưa

Mùa

khô

Mùa
mưa

Mùa
khô

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


50

205

129

585

530

595

555

4,32

7,27

5,20

7,57

100

416

241

610


662

680

645

4,54

7,34

5,33

7,44

200

800

503

740

667

670

644

4,42


6,81

5,04

7,68

* Quan sát quá trình hình thành số bông
Chủ yếu quan sát số nhánh ñẻ tối ña và nhánh trở thành hữu hiệu, tức là dựa vào quần thể
ruộng lúa lúc ñứng cái. Nói chung tỉ lệ nhánh không thành bông 25-35%.
* Biện pháp kỹ thuật ñể tăng số bông
- ðảm bảo cho mạ khoẻ ở thời kì cuối của mạ, cây mạ tốt là cây to rảnh, tỷ lệ C/N cao,
mạ xuân C/N = 12-14, mạ mùa C/N = 18-20 là tốt.
- Cấy ñúng thời vụ với mật ñộ thích hợp, tranh thủ thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của
cây lúa ñể tăng số dảnh hữu hiệu.
- Chăm sóc ñầy ñủ, bón phân cân ñối kịp thời trong thời kì lúa ñẻ nhánh.
- Ức chế số nhánh ñẻ hữu hiệu ñể tăng số bông bằng phương pháp rút nước phơi ruộng
hoặc giữ nước sâu 20 cm trong thời kì ñẻ nhánh vô hiệu.
Bảng 1.7. Ảnh hưởng của khoảng cách ñến năng suất hạt và sản lượng lúa hằng ngày của 3
giống lúa-IRRI-1970 (IRRI-1971)

Dòng giống
IR 747
B2-6
IR 22
IR 8
IR 747
B2-6
IR
154-18-21
IR 8


Khoảng
cách (cm)
5x5
10 x 10
20 x 20
5x5
10 x 10
20 x 20
5x5
10 x 10
20 x 20
10 x 10
20 x 20
10 x 10
20 x 20
20 x 20

Thời gian sinh
trưởng (ngày)
Mùa mưa
95
95
95
114
114
114
124
124
124

Mùa khô
98
98
110
110
132

Năng suất
(tấn/ha)

Năng suất hạt hằng ngày
trong ruộng (kg/ha)

5,62
4,70
4,15
4,92
5,01
4,57
5,32
5,31
5,14

75
63
55
52
53
41
51

51
49

7,92
7,23
7,23
6,98
8,61

102
93
80
78
77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 13


d. Quá trình hình thành số hạt và biện pháp kỹ thuật
* Thời kì quyết ñịnh số hạt trên bông
- Thời kỳ quyết ñịnh số hạt trên bông do quá trình phân hoá gié cấp 2, phụ thuộc dinh
dưỡng ñạm trong ñất. Nếu giống nào có cuống bông to, gié cấp 1 nhiều, gié cấp 2 phát triển
thì số hạt trên bông nhiều. Trong thời kì này nồng ñộ ñạm cao thì số hoa/bông nhiều.
- Quyết ñịnh số hạt/bông là thời kì (trước trỗ 35-40 ngày) lúa làm ñòng.
* Biện pháp kỹ thuật xúc tiến ñể tăng số hạt trên bông
- Ức chế số nhánh ñẻ vô hiệu.
- Bón ñón ñòng, trước lúc trỗ 35-40 ngày.
- Phòng trừ hiện tượng thoái hoá hoa chú ý thời gian này không ñể ruộng khô, tăng thêm
chất dinh dưỡng bằng phương pháp phun phân ñạm lên lá nồng ñộ 1%.
Bảng 1.8. Số lượng các chất dinh dưỡng lấy ñi của giống IR 8 mùa khô 1968 ñể ñạt năng suất 6

tấn/ha/vụ (Yosida-1985)

Chất
dinh
dưỡng
N
P
K
Ca
Mg
S
Cl
Si
Fe

Hàm lượng dinh
dưỡng ở trong:
Rơm rạ
Bông
0,60 %
1,27 %
0,09 %
0,42 %
3,07 %
0,68 %
0,29 %
0,04 %
0,27 %
0,14 %
0,094 % 0,078 %

1,06 %
0,13 %
8,14 %
2,57 %
470 ppm 111 ppm

Số lượng dinh dưỡng do
cây lấy ñi 1 vụ (kg/ha)
Tổng số
Bông
164,00
116,00
46,00
38,00
30,90
62,00
27,30
3,74
34,80
13,00
14,70
7,12
97,80
12,00
890,00
235,00
4,79
1,01

Số lượng dinh dưỡng do

1 tấn thóc lấy ñi
Tổng số
Bông
18,90
13,30
5,17
4,37
35,50
7,13
3,14
0,43
3,99
1,49
1,69
0,82
11,20
1,38
102,00
27,00
551,00 g
116,00 g

e. Tăng trọng lượng hạt trên bông
* Thời kì quyết ñịnh tăng tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc ñược quyết ñịnh khi lúa trỗ bông phơi màu. Thời kì quyết ñịnh là trước lúc
trỗ bông 6-18 ngày, sau trỗ 20 ngày.Hạt chắc là hạt có tỷ trọng > 1,06. Trọng lượng hạt quyết
ñịnh bởi 2 yếu tố: ðộ ñẫy của hạt gạo và kích thước của vỏ trấu.
* Biện pháp nâng cao hạt chắc
- Bón phân nuôi hạt: Sau khi lúa trỗ ñều nếu quan sát thấy cây lúa thiếu ñạm nên bón
ñạm kết hợp với kali (40-70 kg (NH4)2SO4 + 30 kg K2SO4 /ha)

- Phòng chống hiện tượng ñổ non, lúa lốp ở thời kì lúa làm ñòng.
- Phòng trừ hiện tượng nghẹn ñòng bằng biện pháp giữ ẩm trong thời kì lúa trỗ, bón lót
cân ñối. Việc bón phân chuồng kết hợp với phân ñạm ảnh hưởng ñến năng suất lúa thể hiện ở
bảng 1.9 khi bón phân chuồng 8,69tấn/ha và không bón phân N ñã làm tăng năng suất 0,39
tấn/ha. Tuy nhiên, khi giữ nguyên lượng phân chuồng và tăng lương phân ñạm thì năng suất
giảm dần. Ngược lại ở công thức không bón phân chuồng, tăng lượng phân ñạm, năng suất
tăng dần ñến ngưỡng ñạm bón 100,8kg/ha và năng suất giảm ở lượng ñạm bón 134,4 kg/ha.
- Chọn giống có lá sống lâu, ñặc biệt là lá ñòng.
Hàm lượng dinh dưỡng và tổng khối lượng dinh dưỡng hút ñược của giống lúa IR 8 ở
thời kì chín.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 14


Bảng 1.9. Phản ứng của một số giống lúa cao cây cổ truyền ñối với liều lượng ñạm tăng lên có
phối hợp với phân chuồng (Chandle-1963)

Năng suất lúa ở các liều lượng ñạm khác nhau (tấn/ha)
Liều lượng ñạm
(kg/ha)
Mức phân chuồng
Không có phân chuồng
Phân chuồng 8,69 tấn/ha

0

33,6

67,2


100,8

134,4

2,08
2,47

2,50
2,72

2,49
2,47

2,49
2,17

2,22
1,92

1.1.5. Kỹ thuật trồng lúa
a. Các phương thức trồng lúa
Hiện nay có 2 phương thức trồng lúa là lúa cấy và lúa gieo thẳng (gieo sạ).
* Lúa cấy
- Ưu ñiểm: Lúa cấy có thời gian chiếm ñất ngắn hơn vì không tính thời gian trên ruộng
mạ; do vậy tạo ñiều kiện tăng vụ trên ñất trồng lúa. Lúa cấy dễ ñảm bảo mật ñộ ñồng ñều, chủ
ñộng mật ñộ cấy, tiết kiệm giống, có ñiều kiện cải tạo ñất, dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,
cỏ dại.
- Nhược ñiểm: Khó áp dụng cơ giới hoá, tốn nhiều công lao ñộng, năng suất lao ñộng thấp.
* Lúa gieo thẳng
- Ưu ñiểm: Tận dụng ñất ñai, tốn ít công lao ñộng. Lúa cấy ở nhiều vùng 150-200

công/ha, thậm chí trên 220 công /ha; trong khi lúa gieo thẳng có ñiều kiện cơ giới hoá toàn bộ
chỉ còn 30-35 công/ha.
- Nhược ñiểm: Khi không chủ ñộng tưới tiêu dẫn tới cỏ dại nhiều, nếu phòng trừ không
kịp thời cỏ dại sẽ lấn át cây lúa, cây lúa sinh trưởng kém, năng suất thấp.
Hiện nay, ở nhiều vùng người dân hiện ñang áp dụng hình thức lúa cấy, trong những năm
qua ñã tích luỹ ñược nhiều kinh nghiệm sản xuất thâm canh lúa và ñã ñạt ñược những thành
tựu ñáng kể, ñặc biệt là sử dụng giống mới có tiềm năng cho năng suất cao phù hợp với ñiều
kiện cụ thể của cơ sở sản xuất.
b. Kỹ thuật lúa cấy
Muốn thâm canh, tăng năng suất lúa thì trước hết phải thâm canh mạ. Một trong các biện
pháp ñược sử dụng rộng rãi hiện nay là làm mạ dược.
b1. Làm mạ
* Làm mạ dược
+ Chuẩn bị ruộng gieo mạ
- Chọn ñất: ñất gieo mạ phải là chân ruộng cao, chủ ñộng tưới tiêu. Thành phần cơ giới
ñất: Cát pha, thịt nhẹ. Ruộng mạ nên bố trí ở khu vực tập trung ñể tiện quản lý, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh; học tập kinh nghiệm dân gian "mạ ñất quen".
- Làm ñất: Ruộng mạ cần cày ngả sớm, bừa nhiều lần cho nhuyễn, phẳng, sạch cỏ dại.
Sau khi bừa chưa gieo mạ không ñể ruộng bị khô ñi.
ðể thuận tiện cho việc gieo, chăm sóc mạ cần lên luống gieo, luống gieo có thể rộng từ
1,5-1,6 m (cũng có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn do kích thước của thửa ruộng), có rãnh thoát
nước.
- Bón phân: Nếu có ñiều kiện kiểm tra ñộ chua cũng như ñặc tính nông hoá khu ñất gieo
mạ thì việc ñưa ra lượng bón khoa học hơn.Bón lót cho 1 ha ruộng mạ: 8-10 tấn phân chuồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 15


+ 25-30 kg N + 40-50 kg P2O5 + 30-40 kg K2O. Nếu ñất chua thì bón vôi khử chua với lượng
400-500 kg/ha.

Phương pháp bón: Bón vào lần bừa cuối, rắc phân ñều trên mặt ruộng, tiếp tục bừa cho
ñến khi nhuyễn bùn ñạt tiêu chuẩn ñất mạ.
* Chuẩn bị hạt giống và xử lý trước khi gieo
- Phơi lại hạt giống: Phơi lại hạt giống có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, các quá
trình xảy ra trong hạt thuận lợi, làm tăng khả năng nẩy mầm. Phơi lại hạt giống trong ñiều
kiện nắng nhẹ, không phơi trong ñiều kiện nắng gắt.
- Kiểm tra hạt giống
Muốn kiểm tra ñược hạt giống trước hết phải biết ñược ñặc tính của giống, tiêu chuẩn
cấp giống.
+ ðặc tính sinh học của giống: Căn cứ vào lý lịch giống, tài liệu lấy từ các cơ quan
nghiên cứu, trạm trại sản xuất giống, cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
+ Tiêu chuẩn cấp giống do Nhà nước qui ñịnh: Giống siêu nguyên chủng, giống nguyên
chủng, giống cấp 1, giống cấp 2,...
- Chọn hạt giống tốt, loại hạt lửng, cỏ dại, không nhận hạt không ñúng giống.
- Lượng hạt giống gieo
+ Lượng giống cần gieo ñể cấy cho một ñơn vị diện tích: Tuỳ theo mục ñích của người
sản xuất, thời tiết, khí hậu, thời vụ cấy, trọng lượng hạt giống, tỷ lệ nẩy mầm ñể thay ñổi cho
thích hợp. Nếu gieo hạt giống nguyên chủng ñể làm lúa giống, lúa cấy 1 dảnh/khóm thì lượng
thóc giống sẽ cần ít hơn cấy lúa ñại trà 3-4 dảnh/khóm. Vụ Xuân lượng giống cần nhiều hơn
vụ mùa, vì vụ Xuân gieo mạ trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp mạ dễ bị chết rét. Nhìn chung,
lượng giống cần gieo ñể cấy cho một ñơn vị diện tích với tỷ lệ nẩy mầm trên 90% như sau:
Vụ Xuân từ 80-100 kg/ha; vụ mùa từ 55-70 kg/ha. Lượng thóc giống này bao gồm cả lượng
thóc giống dự phòng.
+ Mật ñộ gieo: Vụ Xuân: 9-12 kg thóc/100 m2 ; vụ mùa: 7-8 kg/100 m2.
- Ngâm ủ: Sau khi xử lý hạt giống (có nhiều hình thức xử lý như 3 sôi 2 lạnh trong 10
phút, nước vôi, thuốc hoá học,...) thì tiến hành ngâm hạt trong nước cho ñến khi hạt hút ñủ
nước, hạt hút 25-28% trọng lượng hạt, nhìn phía cuối hạt phôi nổi lên màu trắng. Thời gian
ngâm nước ñể hạt hút ñủ nước tuỳ thuộc vào nhiệt ñộ. Vụ mùa ngâm 1-2 ngày, vụ Xuân ngâm
2-3 ngày. Nước ngâm tốt nhất có nhiệt ñộ 30-350C.
Trong quá trình ngâm hạt hô hấp yếm khí, thiếu oxy làm nước bị chua, cần chú ý thay

nước, rửa chua 2 lần/ngày. Nói chung khi ngâm hạt giống kiểm tra thấy có khoảng 10-15% số
hạt thóc nứt nanh (nhú mầm) thì vớt, rửa sạch ñem ủ là thích hợp nhất. Trong quá trinh ủ, hạt
hô hấp nhiệt lượng toả ra kích thích quá trình hoạt ñộng của phôi, xúc tiến nẩy mầm.
Nếu lượng hạt giống ít thì có thể ủ trong thúng, vại, phủ rơm rạ, lá chuối. Nếu hạt giống
nhiều thì ñổ hạt giống xuống nền thành ñống, ñống to nhỏ tuỳ theo lượng hạt giống. Có thể
tham khảo kích thước ñống rộng 1,0-1,2 m; cao 30-40 cm. Trên ñống phủ bao tải, rơm rạ.
Trong quá trình ủ ñịnh kỳ vẩy nước, rỡ lớp che phủ bên trên, dùng tay ñảo trộn hạt ñể hạt
nẩy mầm ñều. Khi hạt ñã nhú mầm có thể xen kẽ ngày ngâm, ñêm ủ ñể ñiều chỉnh phát triển
cân ñối mầm và rễ. Vụ Xuân cần có mầm dài hơn vụ mùa, vụ mùa chỉ cần ủ nứt nanh. ðiều
chỉnh ñể mầm mạ dài bằng 1/2-2/3 hạt thóc ñem gieo là tốt nhất. Mầm dài thì cần ngâm trong
nước ngay.
- Cách gieo mạ: Khi gieo mạ cần ñảm bảo 2/3 hạt mầm chìm dưới bùn. Nếu ñể hạt mầm
nổi trên mặt ruộng khi trời hanh khô, nắng nóng mầm và rễ mạ bị khô, nếu không chết thì cây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 16


mạ cũng yếu. Nếu cả hạt thóc và mầm bị chìm trong bùn thì hạt có thể bị chết thối hoặc không
chết thì cây mạ lên cũng chậm, chất lượng mạ kém.
ðối với ruộng mạ có thành phần cơ giới là ñất cát, cát pha sau khi lên luống xong phải
gieo mạ ngay và ném nặng tay. Ngược lại, ruộng mạ có thành phần cơ giới là ñất thịt sau khi
lên luống có thể ñể một thời gian ngắn cho nước trên mặt rút bớt mới gieo, cũng có thể gieo
ngay nhưng phải chú ý ném nhẹ tay hơn.
- Thời gian trong ngày gieo mạ: ðối với vụ mùa khi gieo mạ cần theo dõi dự báo thời
tiết, nếu trời chuẩn bị ñổ mưa, áp thấp nhiệt ñới thì ngừng gieo. ðối với mạ vụ xuân khi gió
mùa ðông Bắc, nhiệt ñộ xuống quá thấp thì ngừng gieo. Khi ngừng gieo thì phải áp dụng biện
pháp bảo quản mầm mạ bằng biện pháp giải mầm mạ mỏng trên nền,... Mạ xuân gieo mạ vào
buổi sáng là tốt nhất. Gieo mạ Xuân vào buổi sáng lợi dụng ñược nhiệt ñộ ban ngày mùa ñông
ấm hơn ban ñêm, gieo vào buổi chiều ngày giá rét hay gặp sương muối rễ mầm bị héo, mạ lên
chậm. Mạ mùa gieo vào buổi chiều, thời tiết ban ñêm mát mạ chóng ngồi.

* Chăm sóc, quản lý ruộng mạ
- Quản lý nước: ðây là khâu quan trọng ñối với ruộng mạ.
+ Mạ từ gieo ñến 3 lá: Mặt luống cần giữ ẩm, có thể tưới nước vào rãnh ñể nước ngấm
vào luống mạ.
+ Mạ từ 4 lá ñến nhổ cấy: Tuỳ theo thời tiết và sinh trưởng của cây mạ ñể quyết ñịnh chế
ñộ tưới.
Nếu mạ gieo sớm, mạ tốt thì ñể mạ khô nhằm hạn chế sinh trưởng của cây mạ. Nếu mạ
sinh trưởng bình thường thì ñể ruộng mạ ẩm. Nếu mạ xấu thì tưới ngập mặt luống (tưới nông).
Trước khi nhổ mạ cấy có thể ñể mạ khô. Nếu muốn nhổ mạ nước cần tưới trước 5-7 ngày
cho ñất mềm, dễ nhổ, tránh ñứt rễ.
Trong trường hợp giai ñoạn từ gieo ñến 3 lá cây mạ phát triển bình thường thì không phải
ñiều khiển mạ thông qua khâu quản lý nước như một trong 3 trường hợp trên mà có thể tiếp
tục giữ mực nước 2-3 cm cho ñến khi nhổ cấy hoặc 5-7 ngày trước cấy tháo cạn nước, giữ ñất
mạ ñủ ẩm cho ñến khi nhổ cấy.
- Bón phân: Căn cứ vào chân ruộng mạ, tình hình sinh trưởng của cây mạ ñể quyết ñịnh
lượng phân bón thúc. Nếu chân ruộng mạ là ñất tốt, ñủ phân bón lót, cây mạ sinh trưởng tốt
thì không cần bón thúc. Nếu cây mạ xấu thì kết hợp bón phân thúc và tưới nước vào thời kỳ
3-4 lá. Nếu bón muộn thân lá mạ mềm yếu, khi nhổ mạ dễ bị dập thân, ñứt gốc ảnh hưởng ñến
sự sinh trưởng của cây mạ trên ruộng cấy, cây mạ bén rễ hồi xanh chậm. Mạ Xuân nếu dùng
ñạm bón thúc ñể tưới gặp rét mạ chết nhanh.
Lượng phân bón thúc: Chỉ dùng phân bón thúc cho mạ khi ruộng gieo mạ là ñất xấu,
nghèo dinh dưỡng, lượng phân bón lót không ñủ, cây mạ sinh trưởng kém. Mạ Xuân dùng
phân chuồng hoai mục, nước giải + 40-60 kg KCl hoặc K2SO4 /ha. Mạ mùa bón 40-60 kg urê
/ha trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới ñể cấy chóng bén
rễ hồi xanh.
- Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ Xuân nếu thời tiết ấm, nhiệt ñô bình quân trên 200C
kéo dài cần ñề phòng mạ già, mạ ống. ðể chống mạ già, ống cần chú ý quản lý tốt nước, phân
bón. ðiều khiển tránh mạ già, ống bằng biện pháp rút nước ñể ruộng mạ khô, ngừng bón ñạm
thúc. Mạ mùa cần tính toán thời vụ cấy tránh tình trạng "mạ chờ ruộng".
- Phòng chống rét cho mạ Xuân: Trước hết phải tuân theo lịch thời vụ, gieo vào ngày ấm,

gieo mật ñộ dày, bón lót ñầy ñủ: Phân chuồng, phân lân. Không bón phân ñạm vào lúc trời rét
khi thấy mạ xấu.
- Phòng chống sâu bệnh: Thời kỳ mạ dễ bị các loại sâu ñục thân, cuốn lá, bọ trĩ, rầy phá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 17


hoại; một số loại bệnh: ñạo ôn, tiêm lửa, khô vằn. Phòng chống bệnh thông qua xử lý hạt
giống trước khi ngâm ủ. Trước khi nhổ mạ cấy cần phun thuốc phòng trừ vừa ñỡ tốn thuốc,
ñỡ tốn công; vừa ñảm bảo không ñể sâu bệnh lây lan sang ruộng cấy.
- Tiêu chuẩn mạ tốt:
+ Mạ cứng cây, ñanh dảnh, khoẻ, có tỷ lệ bẹ lá/lá cao, màu sắc lá xanh vàng.
+ Mạ không lên ống, có sức ra rễ khoẻ, không có sâu bệnh.
+ ðúng tuổi: Mạ mùa tính theo số ngày, thường tuổi mạ bằng 1/5 -1/6 tổng thời gian sinh
trưởng. Nói chung vụ mùa tuổi mạ từ 20-30 ngày tuỳ theo giống, trà cấy. Vụ Xuân tính theo
tuổi lá, xuân sớm 6-6,5 lá; xuân chính vụ 5,5-6 lá; mạ sân, mạ nền 2-2,5 lá.
b2. Chuẩn bị ruộng cấy lúa
- ðất trồng lúa ñược trồng trên nhiều loại ñất và trên 2 khu luân canh cơ bản: ñất chuyên
lúa; ñất lúa-màu thường là màu vụ Xuân (ngô, ñậu tương,..)-lúa mùa. Vùng ñất vàn thấp,
trũng không chủ ñộng tưới tiêu thường làm dầm; vùng ñất chủ ñộng tưới nước trong vụ mùa
thì tiến hành làm ải.
- Yêu cầu làm ñất ñối với ruộng cấy lúa:
+ ðối với ruộng làm dầm phải tranh thủ làm ñất, "chăm phân tro không bằng cày mò
tháng 6", không ñể nước ngập quá sâu, không ñể ñất bị khô ñi. ðối với ruộng làm ải phải phơi
ải nỏ, tránh ải xác, "hòn ñất nỏ bằng giỏ phân", chỉ bừa khi ñã ngấm ñủ nước.
+ Bừa ñất ñảm bảo ruộng phải phẳng ñể ñồng ñều về nước, dinh dưỡng.
+ ðất phải sạch sâu bệnh, cỏ dại.
+ ðất phải nhuyễn, xốp, phải cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng cho cây lúa.
+ Tầng ñế cày phải ñủ chặt ñể giữ nước, giữ phân và thuận lợi cho việc canh tác trên
ñồng ruộng.

+ ðất phải có ñộ sâu thích hợp tuỳ theo ñặc ñiểm phẫu diện ñất.
+ Mực nước trên ruộng thích hợp, vụ Xuân 3-5 cm; vụ mùa 5-7 cm.
- Bón lót:
+ Lượng phân bón lót: Căn cứ vào tính chất ñất, ñặc ñiểm của giống, năng suất dự tính,
mùa vụ ñể quyết ñịnh lượng phân bón lót cho thích hợp. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng +
1/2-1/3 lượng ñạm + toàn bộ lượng lân + 1/2 lượng kali.
+ Phương pháp bón: Bón lót cần bón sâu, bón phân khi cày ngả (cày lần 2), phân rải ñều
trên mặt ruộng rồi cày. Cũng có thể bón phân chuồng, lân vào lúc cày lại; ñạm và ka li (nếu có
trước khi bừa cấy). Nếu ñất chua bón vôi cải tạo ñộ chua cùng với phân chuồng, lân.
b3. Thời vụ và mật cấy lúa
* Thời vụ cấy lúa
Căn cứ ñể xác ñịnh thời vụ gieo cấy: ñiều kiện thời tiết, khí hậu, yêu cầu ngoại cảnh của
giống, thời gian sinh trưởng của giống và các yêu cầu khác. Ở miền Bắc vụ Xuân:
- Trà Xuân sớm: Xi23 X21, DT10, DT 11, IR 17494,... Gieo mạ 25-30 /11, cấy xong
trước tháng 2.
- Trà Xuân chính vụ: C70, C71, IR 1548, tám thơm ñột biến, TN13-5, Nếp TK90... Gieo
mạ 5-10/12; cấy xong trong tháng 2.
- Trà Xuân muộn:
+ Giống lúa lai chủ lực: Sản ưu quế 63, Sản ưu quế 99, Trang nông 12,...
+ Giống lúa thuần trong nước: CR203, DH60, IR352, CN2,...

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 18


+ Giống lúa thuần nhập nội: Lưỡng quảng 164, Khang dân (Khang Mằn 18), Q4, Q5, Ải
hoà thành, Bắc thơm 7...
Gieo mạ 20/1 -5/2, cấy xong trước 5/3, tốt nhất cấy xong trong tháng 2. Gieo mạ trà
Xuân muộn thường hay gặp rét, chú ý phòng chống rét cho mạ. ðối với vụ lúa Xuân hoàn
thành việc cấy lúa trước 5/3.
Vụ mùa:

- ðối với trà lúa mùa sớm và cực sớm: ðây là trà lúa cấy trên ñất sẽ trồng cây vụ ñông,
do vây phải cấy xong trước 15/7.
+ Trà lúa mùa cực sớm: Các giống lúa ñược cấy là CN2, ðH60, IR352; gieo mạ 10 -15/6,
cấy xong trước 5/7, tuổi mạ 20 ngày.
+ Trà lúa mùa sớm: CR203, CH133, Khang dân, Tạp giao 1, Tạp giap 5, Q4, Q5,... Gieo
mạ 15 -20/6, cấy xong trước 15/7, tuổi mạ xung quanh 25 ngày.
-Trà lúa mùa trung: Bố trí trên ñất 2 vụ lúa hoặc sau khi thu hoạch lúa mùa sẽ trồng cây
vụ ñông muộn với cây trồng thích hợp: su hào, cải bắp, ñậu côve,... Giống lúa sử dụng: C70,
C71, CR203; các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc cũng có thể cấy ở vụ này như:Tạp giao
1, Q5,... Thời gian gieo mạ 20-25 /6, cấy xong trước 25/7, tuổi mạ 25-30 ngày,
-Trà lúa mùa muộn: Bố trí trên chân ruộng vàn, vàn thấp hoặc trũng. Giống lúa sử dụng
có thời gian sinh trưởng 145-160 ngày với 2 ñợt:
+ ðợt 1 gieo mạ 25-30/5, cấy xong trước 10/7 với các giống: IR 17494, C10, C15, tám,...
+ ðợt 2 gieo 10-15/6, cấy xong trong tháng 7, sử dụng giống Bao thai lùn, Mộc tuyền,
Bắc ưu 64.
ðối với vụ mùa hoàn thành cấy xong trong tháng 7 và trước 5/8 (tiết Lập thu).
* Mật ñộ cấy và kỹ thuật cấy lúa
-Mật ñộ cấy ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình hình thành số bông, yếu tố quan trọng nhất
của năng suất. Mật ñộ cấy liên quan chặt chẽ ñến quá trình ñẻ nhánh. Căn cứ ñể xác ñịnh mật
ñộ cấy là thời vụ, giống, ñặc ñiểm ñất ñai, phân bón, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình ñộ thâm
canh. Giống Q5 vụ mùa cấy mật ñộ 50-55 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm.
* Kỹ thuật cấy lúa
+ Nhổ mạ và bó mạ chuẩn bị cấy: Nhổ mạ cần nhẹ tay, tránh dập nát, dũ sạch bùn ñất, dùng
dây mềm ñể bó mạ, bó mạ phải dỗ bằng ñể khi cấy ra mạ nhanh, cấy không bị xoè, nghiêng ñổ.
+ Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, thẳng hàng, ñều khóm. ðộ sâu cấy: vụ xuân 4 -5 cm; vụ
mùa: 3-4 cm. Cấy nông tay bộ rễ lúa tiếp xúc với tầng ñất mặt ở xung quanh và dinh dưỡng
ñầy ñủ, lúa chóng bén rễ hồi xanh, hạn chế sự hình thành 2 tầng rễ, ngăn ngừa bệnh nghẹt rễ
lúa ñối với vụ xuân. Khi cấy sâu trên 6 cm thường phát sinh 2 tầng rễ.
+ Các phương pháp cấy: Có 4 phương pháp cấy: cấy ngửa tay, cấy chăng dây, cấy theo
băng, cấy hàng rộng hàng hẹp: Tuỳ theo phương thức canh tác ñể cấy mật ñộ, khoảng cách

khác nhau. Nếu cấy lúa thuần, thâm canh thì cấy 2-3 dảnh/khóm, khoảng cách 20x14 cm hoặc
25x12 cm, mật ñộ 32-35 khóm/m2. Nếu cấy mạ non thì cấy 3-4 dảnh /khóm, khoảng cách
25x12 cm, mật ñộ 30 -35 khóm/m2. ñối với lúa lai cấy 30-40 khóm/m2.
b4. Bón phân
Lượng phân bón tuỳ theo tính chất ñất, mùa vụ, ñiều kiện khí hậu thời tiết, giống lúa, cơ
sở vật chất phục vụ thâm canh, biện pháp kỹ thuật tác ñộng, tiềm năng về năng suất và năng
suất lúa dự tính. Các nhà nghiên cứu cho rằng ñối với cây lấy hạt ñể ñạt năng suất trung bình
40-50 tạ hạt/ha cây trồng lấy ñi từ ñất 100-150 kgN + 25-30 kg P2O5 + 110-160 kg K2O. Ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 19


Việt Nam theo các nhà khoa học ñể ñạt 50 tạ thóc/ha phải bón 100 kgN + 50 kg P2O5 + 60 kg
K2O. Có hai phương pháp bón phân cho lúa là bón lót và bón thúc.
Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng + 1/2 -1/3 lượng N+ 100% lượng P2O5 + 50%
lượng K2O. Bón thúc ñẻ nhánh lượng N còn lại, bón thúc ñón ñòng 50% lượng K2O còn lại.
Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp phun phân ñạm lên lá khi quan sát trên quần thể ruộng lúa
phát hiện thiếu ñạm. ðạm bón cho lúa dễ bị mất ñặc biệt do phản Nitơrát hoá. ðể nâng cao
hiệu quả sử dụng ñạm của lúa cần bón vùi sâu, dùng phân viên nén bón sâu (5-10cm), bón
ñạm kết hợp làm cỏ xục bùn.
b5. Tưới nước
Chế ñộ tưới ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Theo các kết quả
nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy rằng biện pháp tưới ngập nông thường xuyên 3-5cm trong
suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa là biện pháp dễ thực hiện và có hiệu quả cao.
Khi chủ ñộng tưới tiêu thì việc ñiều chỉnh ñộ sâu lớp nước tưới trên ruộng lúa vừa có tác dụng
thay ñổi ñiều kiện tiểu khí hậu, vừa có tác dụng ñiều khiển các giai ñoạn sinh trưởng, phát
triển của cây lúa: ñiều khiển ñẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế nhánh ñẻ vô hiệu, làm cây cứng, bộ
rễ khoẻ, cây cứng cáp, hạn chế nhôm ñộc, muối mặn leo lên tầng ñất mặt, hạn chế sâu bệnh,
cỏ dại. Tưới theo phương pháp này sẽ tiết kiệm nước tưới, hiệu quả tưới cao và tăng năng suất
lúa. Tuỳ theo từng giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa mà ñiều chỉnh ñộ sâu lớp nước

tưới khác nhau. Sau cấy giữ lớp nước 10 cm ñể cây lúa nhanh bén rẽ hồi xanh, giai ñoạn ñẻ
nhánh ñể lớp nước 3-5 cm; ñể hạn chế ñẻ nhánh vô hiệu nâng mức nước lên 20 cm. Thời kỳ
làm ñòng ñến trỗ, chín, vào chắc ñể lớp nước 5 -10cm. Thiếu nước giai ñoạn này dẫn ñến
nghẹn ñòng, làm giảm năng suất lúa. Thời kỳ chín sữa thì rút nước ñể các chất dinh dưỡng
vận chuyển về hạt và thuận lợi cho thu hoạch lúa và làm ñất ải.
b6. Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
* Phòng trừ cỏ dại
Cỏ dại hại lúa là những thực vật xuất hiện trên ruộng trồng lúa ngoài ý muốn của con
người, nó tranh cướp nước, dinh dưỡng, ánh sáng của cây lúa, là ký chủ một số loài sâu bệnh,
có ñặc ñiểm thích nghi với ngoại cảnh khắc nghiệt. Một số cỏ dại hại lúa: Cỏ lồng vực nước
(Echinochloa crusgali.L); cỏ lông lợn (Fimbristylis dichotoma); Lác mỡ (Cyperus difformis),
Cỏ chỉ bông (Laptochloa); cỏ năn (Heleocharis),... Mỗi loại cỏ có ñặc tính sinh học khác
nhau. ðể phòng trừ cỏ dại hại lúa có hiệu quả cần áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ dại tổng
hợp. Tuỳ theo sự xuất hiện của cỏ dại trên ñồng ruộng: loại cỏ, số lượng, trọng lượng cỏ trên
ñơn vị diện tích và khi ñến ngưỡng phòng trừ thì áp dụng các biện pháp phòng trừ cỏ dại khác
nhau. Có thể áp dụng biện pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa bằng biện pháp kỹ thuật hoặc biện
pháp phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp sử dụng thuốc hoá học. Khi phòng trừ cỏ dại bằng
thuốc hoá học cần ñiều tra tình hình xuất hiện cỏ dại trên ñồng ruộng ñể quyết ñịnh chọn loại
thuốc phòng trừ thích hợp. Khi sử dụng thuốc thì phải sử dụng ñúng thuốc, ñúng lúc, ñúng
cách và ñúng hàm lượng. Có thể kết hợp phòng trừ cỏ dại với bón thúc phân, làm cỏ sục bùn.
ðộ sâu sục bùn tuỳ theo tính chất ñất, mùa vụ, tình hình sinh trưởng của cây lúa.
* Phòng trừ bệnh hại lúa
Có 14 bệnh hại lúa: bệnh ñạo ôn, khô vằn, lúa von, tiêm lửa, tiêm hạch, gạch nâu, vằn
nâu lá lúa, thối bẹ, hoa cúc, bạc lá lúa, ñốm sọc vi khuẩn, thối lép hạt, virus, lùn xoắn lá, virus
vàng lùn, vàng lụi, nghẹt rễ lúa. Tuỳ theo ñiều kiện thời tiết khí hậu, mùa vụ, giống lúa, trình
ñộ thâm canh, lượng phân và phương pháp bón khác nhau mà có sự xuất hiện bệnh khác nhau.
Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, sự xuất hiện bệnh trên ñồng ruộng ñể có biện pháp
phòng trừ thích hợp. Sau ñây trình bày một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 20



- Bệnh ñạo ôn hại lúa (Pyricularia ozyrae Car.et Bri = P. Grizea). Bệnh phát sinh, phát
triển trong ñiều kiện nhiệt ñộ 20-280C, ẩm ñộ không khí bão hoà, trời âm u, trên vùng ñất
trũng khó thoát nước, ñất nhiều mùn, ruộng bón phân không cân ñối, ruộng bón nhiều phân
ñạm và bón ñạm muộn. Phòng trừ bằng biện pháp tổng hợp, dự tính dự báo, vệ sinh ñồng
ruộng, bón phân cân ñối, ñúng kỹ thuật, sử dụng giống chống bệnh, xử lý hạt giống bằng
nước nóng 540C trong 10 phút. Khi phát hiện ổ bệnh thì tiến hành phun thuốc hoá học sớm,
kịp thời. Loại thuốc sử dụng là Fuji-one 40 EC (1lit/ha); New Hinosan 30 EC (1lít/ha); Kasai
21,2 WP(1-1,5kg/ha);...
- Bệnh khô vằn hại lúa (Rhizôctnia solani Kihn). Bệnh phát sinh mạnh trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 24-320C, ẩm ñộ không khí bão hoà hoặc lượng mưa cao, ruộng bón nhiều phân ñạm
và bón ñạm muộn, ruộng nhiều nước, cấy dầy. Biện pháp phòng trừ là tiêu diệt nguồn bệnh ở
trong ñất, thâm canh thích hợp, cấy ñúng thời vụ, mật ñộ thích hợp, khoảng cách hợp lý, bón
phân cân ñối, không bón muộn, không ñể nước trên ruộng quá cao. Khi phát hiện bệnh cần
phòng trừ bệnh bằng thuốc hoá học kịp thời. Loại thuốc có thể sử dụng là Valadacin (1lít/ha);
Bonanza 100 DD (0,4 lít/ha); Anvil 5 SC (50-100g a.i/ha);...
- Bệnh lúa lùn xoắn lá (Virus). Cây lúa bị bệnh thấp, lùn, lúc ñầu lá màu vàng sẫm, các lá
ngọn bị xoăn xoáy ốc, các lá xếp xít nhau, cây thấp lùn, nghẹn ñòng hoặc không trỗ ñược, làm
giảm năng suất, có thể thất thu hoàn toàn. Trên ruộng có thể thấy từng ñám, từng chòm, có
khi cả ruộng. Theo Hà Minh Trung, 1979, bệnh truyền bằng rầy nâu. Bệnh phát triển trong
ñiều kiện nhiệt ñộ tương ñối cao, có mưa, có rầy trên ruộng. Phòng trừ bằng biện pháp chọn
giống lúa kháng rầy nâu, vệ sinh ñồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, cỏ dại trên ñồng
ruộng, bón phân cân ñối, mật ñộ cấy, gieo vãi không quá dày, phun thuốc trừ rầy khi rầy vượt
qua ngưỡng phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Regent 800 WG, Admire 50EC,
Trebon 10EC,...
- Bệnh Virus vàng lùn (Tungro). Cây bị bệnh lùn thấp, lá ngắn, sít nhau, hơi xoè ngang.
Nửa phần trên của phiến lá bị vàng. Cây bị bệnh trỗ muộn, nghẹn ñòng, bông lép, lửng, gạo
vàng, dễ gẫy, vị ñắng. Cây bị bệnh có thẻ lụi, chết sớm. Bệnh phổ biến ở miền Trung và miền
Nam nước ta. Phòng trừ bằng cách chọn giống kháng bệnh, tiêu diệt cỏ dại ký chủ truyền

bệnh virus: cỏ lồng vực, cỏ gà nước, cỏ ñuôi phượng, phòng trừ rầy xanh ñuôi ñen hai chấm
nhỏ. Sử dụng mô hình canh tác lúa-cá, lúa-vịt. Mật ñộ cấy hợp lý, bón phân cân ñối, tránh bón
nhiều ñạm. Khi rầy vượt qua ngưỡng phòng trừ thì sử dụng thuốc hoá học Regent 800 WG,
Admire 50EC, Trebon 10EC,...
* Phòng trừ sâu hại lúa
Lúa bị một số sâu hại chính: Rầy nâu, sâu ñục thân, sâu ñục thân 2 chấm, bọ xít ñen, bọ
xít dài, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn. Biện pháp phòng trừ sâu hại lúa gồm:
- Biện pháp kỹ thuật canh tác: Sắp xếp, ñiều chỉnh thời vụ ñể trỗ lệch thời gian sâu
trưởng thành ra rộ. Ruộng khi cấy, gieo sạ cần ñược làm sạch cỏ, phát quang bờ ruộng. Bón
phân cân ñối, tránh bón nhiều ñạm. nơi chủ ñộng nước có thể ñiều chỉnh mực nước trên ruộng
ñề diệt sâu. Phát huy hiệu quả của thiên ñịch, ñặc biệt là ong mắt ñỏ. Khi thu hoạch lúa cần
cắt sát gốc rạ, rơm rạ cần ñược thu dọn sạch. Nếu rơm rạ có nhiều sâu thì dùng ñể làm chất
ñốt, ñộn chuồng. Nếu không cắt sát gốc thì tiến hành cày vặn rạ, cày lật gốc rạ, ngâm nước,
làm dầm.
- Biện pháp hoá học: Theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh trên ñồng ruộng ñể có biện
pháp xử lý kịp thời. Khi ñến ngưỡng phòng trừ thì dùng thuốc hoá học: Padan 95SP, Regent
800WG, Regent 0,3G, Oncol 0,5G.
- Các biện pháp khác: ñốt ñèn bẫy trứng trưởng thành trên diện tích rộng ñồng loạt, cùng
một thời gian.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Cây trồng ñại cương ……..… …………… 21


×