Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tài liệu ôn thi câu 5 điểm hay có mở bài sẵn cho từng bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.29 KB, 45 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN
‘..’
PHẦN HKI
A.MỘT SỐ CÁCH GIỚI THIỆU PHẦN MỞ BÀI
1.TÂY TIẾN:
MB1. Quang Dũng là nhà thơ quân đội và tài hoa về nhiều lĩnh vực, nhưng nổi
bật hơn hết là khả năng thơ ca. Thơ ông luôn thể hiện cái tôi hào hoa thanh
lịch,giàu chất lãng mạn, có khả năng diễn tả và cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của
thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, chân thật. Bài thơ
Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy của QD. Qua tác phẩm,…dẫn đề…
MB2. Quang Dũng là “nhà thơ của xứ Đoài mây trắng”. Ông là một nghệ sĩ tài
hoa, làm thơ, viết văn, sang tác nhạc, vẽ tranh,…lĩnh vực nào cũng có những
thành tựu đáng kể, nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là nhà thơ. “Tây
Tiến” là tác phẩm xuất sắc nhất cho đời thơ Quan Dũng. Qua tác phẩm, ta thấy
được nỗ nhớ mênh mông, sâu nặng của nhà thơ về những kỉ niệm với đoàn quân
Tây Tiến. Đồng thời khắc họa nổi bật hình ảnh đầy gian lao, đầy hi sinh nhưng
cũng đầy hung tráng và đẩy lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến…dẫn đề…
2.VIỆT BẮC:
MB1.Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt
Nam, thơ ông mang tính trữ tình chính trị sâu sắc. Điều đó được thể hiện rõ nét
qua bài thơ Việt Bắc- một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Tố
Hữu. Đó là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến. Đặc sắc (nhất) trong bài thơ này là…dẫn đề…
MB2. Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt
Nam. “Việt Bắc” là một trong những thành công lớn của ông được viết vào tháng
10 năm 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, các
cơ quan TƯ Đảng và Nhà Nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu


viết nên bài thơ này. Qua bài thơ, ta thấy….dẫn đề….
3.ĐẤT NƯỚC: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông thể hiện một tình
yêu nước, yêu chân lí cách mạng tha thiết, bộc lộ niềm tự hào dân tộc cao độ,
niềm tin chắc chắn vào tương lai tất thắng của cách mạng. Đặc biệt là NKĐ luôn
ý thức nhắc nhở thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau phải biết giữ gìn và
phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
bài thơ “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”. Và tiêu biểu là đoạn
thơ….dẫn đề….
4.ĐÀN GHI- TA CỦA LOR-CA: Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong giai
đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, Thanh Thảo
là một trong số những nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết trong việc đổi mới thơ
Việt Nam. Một mặt, Thanh Thảo không ngừng trăn trở, thể nghiệm để làm mới
hình thức biểu đạt của thơ. Mặc khác, ông luôn kiếm tìm “chất người” ở những
nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, sẵn
sang sống, chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng mà mình đã chọn. Bài thơ Đàn
ghita của lorca đã cho ta thấy rõ điều đó. Đặc biêt, ….dẫn đề….
5.SÓNG: ĐÃ có bao nhiêu người đã yêu, bao nhiêu người đang yêu và bao nhiêu
tình yêu trên thế gian này, vậy mà mỗi ngày lại mới. Tình yêu không có tuổi thơ,
thơ tình yêu lại càng không có tuổi cao giờ. Từ thuở thơ Đường, thơ Tống, từ
thuở Nguyễn Du rồi Thế Lữ, Xuân Diệu và chúng ta ngày nay.., tình yêu vẫn là cái
gì khiến người ta đam mê, khao khát. Xuân Quỳnh, nhà thơ của nỗi niềm yêu
đương, với bài thơ đã thể hiện được nhiều cung bậc tình yêu. Tình yêu trong thơ
Xuân Quỳnh không còn quá độ tình yêu tuổi đầu giản đơn, hò hẹn, non nớt, ngọt
ngào mà là tình yêu hạnh phúc gắn với cuộc sống thủy chung. Qua đoạn thơ sau
đây, ta thấy được………dẫn đề…
6.NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lồng ta đã hóa những con tàu


TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây bắc chứ còn đâu”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Trong những ngày tháng cả nước rộn rang lên đường theo tiếng gọi của “tâm
hồn Tây Bắc” để xâu dựng lại một miền quê Tổ quốc, có biết bao nhà văn, nhà
thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Một trong nhà nghệ sĩ
yêu nước ấy là Nguyễn Tuân- cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam đã
đến với Tây Bắc qua tùy bút “người lái đò song Đà”- một tác phẩm thể hiện rõ
nét và sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông….dấn đề….
7.AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG: Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thế hệ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến cứu nước. Ông là nhà văn có phong các
độc đáo và đặc biệt có sở trường về thể loại bút kí và tùy bút. Một trong những
bút kí khá thành công của ông là Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Trong tùy bút
này, HPNT đã làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông Hương, vẻ đẹp kinh thành Huế
dưới nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử đến văn hóa và tâm hồn người Huế…dẫn
đề..

B.DÀN Ý
TÂY TIẾN- QUANG DŨNG
1.Khổ 1:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
-Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ gợi thương:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
•- Vần "ơi", kết hợp từ láy "chơi vơi" là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng
vọng miên man không dứt, câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng
vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian. Nỗi nhớ như có hình
dáng của núi non, của hồn cây, vách đá, con sông.
•- Tác giả gọi tên con Sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình. Vì con sông Mã
là người bạn, là nhân chứng đã theo suốt bước chân quân hành, chứng kiến biết
bao buồn vui, bao mất mát, hi sinh, vất vả của người lính TT. Gọi tên TT là gọi tên
đồng đội, gợi nhớ bạn bè.
•- Điệp từ "nhớ" được nhắc lại hai lần góp phần tô đậm cảm xúc nhớ nhung dâng
trào của tác giả.
Dẫn chứng minh họa thêm: Thơ ca VN khi nói về nỗi nhớ có nhiều cách diễn tả:
+Ca dao có câu:

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than
+Diễn tả tình cảm cách mạng, Tố Hữu có câu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhưng đến Quang Dũng thì nỗi nhớ sáng tạo hơn cả - nhớ chơi vơi. Chơi vơi là
trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. Nhớ chơi
vơi có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không
đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên
man, bồi hồi làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Và nỗi nhớ ấy,
tiếng gọi ấy đang đưa nhà thơ về với những kỉ niệm không quên của một thời gian
khổ.
•· Đó là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ lại vừa
thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn
hào hoa.
Nhớ cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ:
•- Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường lát, Pha Luông, Mường
Hịch, Mai Châu... gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào
những địa hạt heo hút, hoang dại để từ đó dõi theo bước chân quân hành của người
lính.
•- 6 câu thơ tiếp theo " Sài khao....xa khơi" diễn tả thật đắc địa sự hùng vĩ của núi
rừng miền Tây. 6 câu thơ này là bằng chứng đặc sắc của "thi trung hữu họa" (trong
thơ có họa):
Cụ thể:
Con đường hành quân thật gian nan, vất vả, nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm:
Sài Khao sương......
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Mường Lát.........
+ Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ lấp cả đoàn quân. Đoàn quân hành quân

trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp mệt mỏi rã rời. Tuy vậy họ vẫn thấy con
đường hành quân thật đẹp và thơ mộng: đi trong sương, trong hoa đêm hơi.
Dốc lên......
Heo hút...
Ngàn thước...
Nhà ai...
+ Đường đi toàn dốc cao được diễn tả với nhiều từ láy tạo hình "khúc khuỷu"
(quanh co khó đi), "thăm thẳm" (diễn tả độ cao, độ sâu), "heo hút" (xa cách cuộc
sống con người). Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau "dốc lên khúc
khuỷu dốc thăm thẳm" (bảy chữ mà đã có tới 5 vhwx là thanh trắc) khiến khi đọc
lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi như đang cùng hành quân với đoàn binh vậy.
+ Đỉnh núi mù sương cao vút. Núi cao tận mây, mây nổi thành cồn, mũi súng chạm
trời. Mũi súng của người chiến binh được nhân hóa tạo nên một hình ảnh: "súng
ngửi trời" giàu chất thơ, mang vẻ đẹp cảm hứng lãng mạn, cho ta nhiều thi vị. Nó
khẳng định chí khí và quyết tâm của người chiến sĩ chiếm lĩnh mọi tầm cao mà đi
tới "Khó khăn nào cũng vượt qua - Kẻ thù nào cũng đánh thắng!". Chính vì chất
lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên dữ dội người lính TT không bị mờ đi mà nổi
lên đầy thách thức.
+ Thiên nhiên núi đèo xuất hiện như để thử thách lòng người: "ngàn thước lên cao,
ngàn thước xuống". Hết lên lại xuống, xuống thấp lại lên cao, đèo nối đèo, dốc tiếp
dốc, không dứt. Câu thơ được tạo thành hai vế tiểu đối: "Ngàn thước lên cao //
ngàn thước xuống", làm câu thơ như bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn
ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Hình tượng thơ cân xứng
hài hòa, cảnh tượng núi rừng hùng vĩ được đặc tả, thể hiện một ngòi bút đầy chất
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


hào khí của nhà thơ - chiến sĩ.
+ Có cảnh đoàn quân đi trong mưa: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Câu thơ
được dệt bằng những thanh bằng liên tiếp, gợi tả, sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn

những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Trong màn mưa rừng,
tầm nhìn của người chiến binh Tây Tiến vẫn hướng về những bản mường, những
mái nhà dân hiền lành và yêu thương, nơi mà các anh sẽ đến, đem xương máu và
lòng dũng cảm để bảo vệ và giữ gìn.
+ Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người: "Anh bạn dãi dầu không bước
nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Cái chết đậm chất bi hùng: Chết trong tư thế
đẹp, ôm chắc cây súng trong tay sẵn sàng chiến đấu, không quên nhiệm vụ của
người lính. Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự hy sinh của người chiến
sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói đến cái mất mát,
hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương.
+ Ta trở lại đoạn thơ trên, gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là
mưa lũ thác ngàn mà còn có tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi
đại ngàn hoang vu:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
"Chiều chiều..." rồi "đêm đêm" nhưng âm thanh ấy, "thác gầm thét", "cọp trêu
người", luôn khẳng định cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng
thiêng. Chất hào sảng trong thơ Quang Dũng là lấy ngoại cảnh núi rừng miền Tây
hiểm nguy để tô đậm và khắc họa chí khí anh hùng của đoàn quân Tây Tiến. Mỗi
vần thơ đã để lại trong tâm trí người đọc một ấn tượng: gian nan tột bậc mà cũng
can trường tột bậc! Đoàn quân vẫn tiến bước, người nối người, băng lên phía trước.
Uy lực thiên nhiên như bị giảm xuống và giá trị con người như được nâng cao hẳn

Hai câu cuối đoạn thơ, cảm xúc bồi hồi tha thiết. Như lời nhắn gửi của một khúc
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


tâm tình. Như tiếng hát của một bài ca hoài niệm, vừa bâng khuâng, vừa tự hào:
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

"Nhớ ôi!" tình cảm dạt dào, đó là tiếng lòng của các chiến sĩ Tây Tiến "đoàn binh
không mọc tóc". Câu thơ đậm đà tình quân dân. Hương vị bản mường với "cơm
lên khói", với "mùa em thơm nếp xôi" có bao giờ quên? Hai tiếng "mùa em" là một
sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, nó hàm chứa bao tình thương nỗi nhớ, điệu
thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp.
"Nhớ mùi hương", nhớ "cơm lên khói", nhớ "thơm nếp xôi" là nhớ hương vị núi
rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào Tây Bắc thân
yêu. Mười bốn câu thơ trên đây là phần đầu bài "Tây Tiến", một trong những bài
thơ hay nhất viết về người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh
thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật lên hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc
quan, đang dấn thân vào máu lửa với niềm kiêu hãnh
" Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...".
Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết
hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ " Tây Tiến của Quang Dũng ngày một thêm sáng
giá.
2. Khổ 2:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa dong đưa”.
Cảnh núi rừng hoang vu, hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn, để bắt ngờ hiện ra
vẻ mỹ lệ, thơ mộng, duyên dáng ở một thế giới khác ở Tây Bắc.

-Bốn câu đầu: (chép vào) đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.
+câu 1:mở ra không gian tươi mát, ngập tràn ánh sang trong không khí lưa trại.
cách ví von “hội đuốc hoa” và đảo ngữ đã làm bật lên những ánh lửa bập bùng tỏa
sang giữa rừng đêm âm u, làm tăng thêm cái sôi động, cái náo nức của đem dạ hội
lien hoan. Từ " Bừng lên" gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa. Đêm rừng núi
thành đêm hội, ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành "đuốc hoa" ("Đuốc hoa" là hoa chúc
- cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn.)gợi không khí ấm cúng. "Bừng"
chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng
khèn, tiếng hát, tiếng cười tưng bừng rộn rã.
+Câu 2,3,4: Giới thiệu sự xuất hiện của các cô gái kiều diễm như những bong hoa
của núi rừng Tâp Bắc. Từ "kìa em" thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp
của cô gái vùng cao trong trang phục "xiêm áo" lộng lẫy cùng dáng vẻ "e ấp" rất
thiếu nữ. Những thiếu nữ Mường, những thiếu nữ Thái, những cô gái Lào xinh
đẹp, duyên dáng "e ấp", xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ, cùng với tiếng khèn
"man điệu" đã "xây hồn thơ" trong lòng các chàng lính trẻ.Cũng có thể hiểu người
lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, tạo tiếng
cười vui cho đêm văn nghệ. Họ càng yêu đời hơn, yêu đất bạn hơn " Nhạc về..."
_ Không chỉ thế người lính còn mải mê, say trong tiếng nhạc, điệu khèn của vùng
đất lạ.
->khổ thơ có gingj điệu hiền hòa êm ái phù hợp với không khí ấm áp của bản làng
và tình quân dân thắm thiết.
+4 câu sau: _Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng :hoang vắng, tĩnh lặng,
buồn thi vị.
_Thời gian: chiều sương ấy, gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn
man mác.
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


_sông nước hoang dại, bên bờ lặng lẽ lau lách, hoa rừng đong đưa. Hình ảnh "hoa
đong đưa" là một nét vẽ lãng mạn gợi tả cái "dáng người trên độc mộc" trôi theo

thời gian và dòng hoài niệm. Đoạn thơ gợi lên một vẻ đẹp mơ hồ, thấp thoáng, gần
xa, hư ảo trên cái nền "chiều sương ấy". Cảnh và người được thấy và nhớ mang
nhiều man mác bâng khuâng. Bút pháp, thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn để lại dấu
ấn tài hoa qua đoạn thơ này.
_ Dáng người mềm mại của cô gái Thái, Mèo trên chiếc thuyền độc mộc hay dáng
người hùng dũng, hiên ngang của người lính đang đưa con thuyền tiến về phía
trước càng làm cho bức tranh thêm phần thơ mộng.
_"Có nhớ", "có thấy" luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi.
Tóm lại: cả đoạn thơ đầy màu sắc riêng trong cấu tạo hình ảnh, đường nét, âm
thanh của chất họa, chất nhạc vừa giàu cá tính của một hồn thơ độc đáo, tài hoa.
Đó chính là phong sương bụi đường, hiên ngang, hào hung và chất nghệ sĩ lãng
mạn hào hoa đầy mộng mơ khao khát… Đọc cả đoạn thơ ta như thấy cảnh những
người của một thời ấy dường như vẫn còn thấp thoáng sau sương khói của một ký
ức.
3. Khổ 3
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
-Hình tượng người lính Tây Tiến bi thương, hào hùng, lãng mạn.
+Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc hun đúc qua 4.000 năm lịch sử được nâng lên
tầm vóc mới của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh:
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Những vần thơ ngồn ngộn chất hiện thực, nửa thế kỷ sau mà người đọc vẫn cảm
thấy trong khói lửa, trong âm vang của tiếng súng, những gương mặt kiêu hùng của
đoàn dũng sĩ Tây Tiến. Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến
ánh lên vẻ đẹp phi thường khác lạ.
+Giữa nền thiên nhiên khắc nghiệt, hình ảnh người lính hiện lên thật kì dị: Quang
Dũng đã dùng những hình ảnh rất hiện thực để tô đậm cái phi thường của người
línhBi thương: Ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá.
Đoàn quân trông thật kì dị: " TT đoàn binh không mọc tóc- quân xanh màu lá dữ
oai hùm".
_Đó là hậu quả của những ngày hành quân vất vả vì đói và khát, của những trận sốt
rét ác tính làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ héo úa như tàu lá.
_Ba từ " dữ oai hùm", gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm,
người lính TT vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi
khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. "mắt trừng" dữ tợn, căm thù,
mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ.
+Gian khổ và ác liệt thế, nhưng họ vẫn mộng vẫn mơ. “ Mắt trừng gửi mộng qua
biên giới”; Mộng giết giặc, đánh tan lũ xâm lăng “ xác thù chất đống xây thành
chiến công”. Trên chiến trường, trong lửa đạn thì “ mắt trừng”, giữa đêm khuya
trong doanh trại có những cơn mơ đẹp: “ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Ba chữ
“ dáng kiều thơm” từng in dấu vết trong văn lãng mạn thời tiền chiến, được Quang
Dũng đưa vào vần thơ mình diễn tả thật “ đắt” cái phong độ hào hoa, đa tình của
những chiến binh Tây Tiến, những chàng trai của đất nghìn năm văn vật, giữa khói
lửa chiến trường vẫn mơ, vẫn nhớ về một mái trường xưa, một góc phố cũ, một tà
áo trắng, một “dáng kiều thơm”. Ngòi bút của Quang Dũng biến hoá, lúc thì bình
dị mộc mạc, lúc thì mộng ảo nên thơ, và đó chính là vẻ đẹp hào hùng tài hoa của
một hồn thơ chiến sĩ.
-Bốn câu thơ tiếp theo ở cuối phần 3, một lần nữa nhà thơ nói về sự hy sinh tráng

liệt của những anh hùng vô danh trong đoàn quân Tây Tiến.

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


+ Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có biết bao chiến sĩ đã ngã xuống nơi góc rừng, bên
bờ dốc vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Một trời thương nhớ mênh mang: “Rải rác
biên cương mồ viễn xứ…”
+ Các anh đã “về đất” một cách thanh thản, bình dị; yên nghỉ trong lòng Mẹ, giấc
ngủ nghìn thu. Chẳng có “da ngựa bọc thây” như các tráng sĩ ngày xưa, chỉ có “áo
bào thay chiếu anh về đất”, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn
các anh. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” như một loạt đại bác nổ xé trời, “khúc độc
hành” ấy đã tạo nên không khí thiêng liêng, bi tráng và cao cả:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
_”Áo bào thay chiếu” nhắc đến một hiện thưc xót xa: Mỗi người lính chỉ có một
tấm áo, một chiếu cá nhân, sống để mặc để nằm, chết để liệm. Nhưng với cách nói
này tấm áo lính bình thường đưa người lính về nấm mồ viền xứ trở nên đẹp hơn,
trang trọng hơn, thiêng liêng hơn.
_”Về đất” diễn tả cái chết của người lính. Nhưng cách nói giảm này đã bơt đi cảm
giác bi lụy, tăng tính chất hào hung, thanh thản của sự hi sinh, đã biến cái chết của
người lính trở thành một sự hóa than, một sự trở về với đất mẹ.
_”Sông Mã gầm lên” nhắc tới một âm thanh vừa trầm đục, vừa vang vọng, vừa đau
đớn như chia sẻ, cảm thong với nỗi đau vô hạn của con người.
_”khúc độc hành” chính là khúc nhạc bi tráng của đất trời núi song Tổ quốc tiễn
biệt người lính.
Tóm lại: Đoạn thơ trên đây thể hiện cốt cách và bút pháp lãng mạn, hồn thơ tài
hoa của Quang Dũng. Nếu “thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao
đẹp” thì “Tây Tiến” đã cho ta cảm nhận về ấn tượng ấy. “Tây Tiến” đã mang vẻ

đẹp độc đáo của một bài thơ viết về người lính – anh bộ đội cụ Hồ những năm đầu
kháng chiến chống Pháp. Bài thơ hội tụ mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca kháng
chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
VIỆT BẮC( TRÍCH)
(Tố Hữu)
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


I. Kiến thức cơ bản
1.Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu ?
- Quê hương: sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng ,
trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẫm cổ kính,… và giàu truyền
thống văn hóa, văn học bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi
tiếng nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai nam bình . mái nhì, mái đẩy…
- Gia đình: Ông thân sinh ra nhà thơ là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích
thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc
nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha
mẹ. Phong cách nghệ và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân
gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu: là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách
mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939- 1942, sau đó vượt ngục trốn
thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban
khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác
nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
2. Con đường thơ của Tố Hữu :
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam từ những
năm 1940 cho đến sau này.
a. Tập thơ Từ ấy (1946): gồm 71 bài sáng tác trong 10 năm (1936 – 1946). Tác
phẩm được chia làm ba phần:
- Máu lửa (27 bài) được viết trong thời kì đấu tranh của Mặt trận dân chủ Đông

Dương, chống phát xít, phong kiến, đòi cơm áo, hòa bình…
- Xiềng xích (30 bài) được viết trong nhà giam thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí
phách của người chiến sĩ cách mạng.
- Giải phóng (14 bài) viết từ lúc vượt ngục đến 1 năm sau ngày độc lập nhằm ngợi
ca lí tưởng, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng.
Những bài thơ tiêu biểu:Mồ côi, Hai đứa bé, Từ ấy,…
b. Tập thơ Việt Bắc (1954)
- Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người VN trong kháng chiến với những
cung bậc cảm xúc tiêu biểu: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội,
tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ sự
toàn vẹn của đất nước.
- Những bài thơ tiêu biểu: Phá đường, Việt Bắc, Bầm ơi, Ta đi tới,…
c. Gió lộng (1961):
- Tác phẩm thể hiện niềm vui chiến thắng, cuộc sống mới với những quan hệ xã
hội tốt đẹp. Còn là lòng tri ân nghĩa tình đối với Đảng, Bác Hồ và nhân dân.
- Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân; Thù muôn đời muôn kiếp
không tan;Mẹ Tơm; bài ca xuân 1961,…
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


d. Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977)
Phản ánh cuộc đấu tranh của dân tộc kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân
tộc . Ca ngợi Bác Hồ, tổng kết lịch sử đấu tranh.
4.Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị thể hiện nồng nhiệt tự hào lý tưởng cách
mạng, đời sống cách mạng của nhân dân ta.
- Thơ Tố Hữu chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, màu sắc
lịch sử được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn, hình tưởng thơ kì vĩ, tráng lệ.
- Nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng. Thơ liền mạch, nhất khí tự

nhiên, giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
- Nghệ thuật thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Phối hợp tài tình ca dao, dân ca các
thể thơ dân tộc và “thơ mới”. Vận dụng biến hoá cách nói, cách cảm, cách so sánh
ví von rất gần gũi với tâm hồn người. Phong phú vần điệu, câu thơ mượt mà, dễ
thuộc dễ ngâm.
5. Vì sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị?
Vì: - Tố Hữu là nhà thơ- chiến sĩ, thơ ông nhằm mục đích phục vụ cho cuộc đấu
tranh cách mạng. Tố Hữu tạo được sự thống nhất giữa cảm hứng trữ tình và tuyên
truyền chính trị.
- Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và
hoạt động cách mạng của bản thân nhà thơ.
- Con người và hiện thực trong thơ Tố Hữu được cảm nhận và biểu hiện chủ yếu
trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ với lí tưởng và nhiệm vụ cách mạng.
II. Luyện tập
Đề : Phân tích đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta .... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung ( Trích Việt Bắc – Tố
Hữu)
Dàn ý:
I.MỞ BÀI: TG-TP-Dẫn đoạn thơ.
II.THÂN BÀI:
1.HCST:…
2.Mở đầu đoạn thơ là sự giới thiệu chung về nội dung cảm xúc: nhớ cảnh, nhớ
người được mở đầu với giọng thơ tâm tình, ngọt ngào dễ thương:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
- Dòng thơ đầu: “Ta về, mình có nhớ ta” vừa là câu hỏi tu từ, vừa là lời thoại, vừa
là cái cớ để bày tỏ tấm lòng của mình một cách trực tiếp, khái quát.
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490



- Dòng thơ tiếp theo: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.”Ta về được láy lại ở
câu đầu. Câu trên hỏi, câu dưới giải bày (hỏi người nhưng thật ra là bày tỏ lòng
mình). Nỗi nhớ của người về xuôi được nêu cụ thể:”nhớ hoa cùng người”. Nhà thơ
dùng hình ảnh ẩn dụ “ hoa” để chỉ thiên nhiên Việt Bắc, “ người” là người dân Việt
Bắc. Đó là những ấn tượng sâu sắc của người ra đi. Nhớ cảnh đi đôi nhớ người.
Thiên nhiên và con người hoà quyện vào nhau.
-Lối đối đáp “mình-ta” làm tình cảm người cán bộ về xuôi và người ở lại trở nên
than thiết hơn, đầm thắm hơn. “mình-ta” sau mà tha thiết. Cuộc chia tay giữa
người cán bộ kháng cjieens với người Việt Bắc trở thành cuộc chia tay của đôi bạn
tình. (Có lẽ thơ Tố Hữu trữ tình chính trị là vậy!).
3. Nỗi nhớ về Việt Bắc được triển khai bằng bộ tranh tứ bình qua những dòng thơ
còn lại.
- Bộ tranh tứ bình được vẽ bằng thơ với bốn cặp lục bát. Bốn dòng lục dành cho
cảnh, bốn dòng bát dành cho người. Cảnh và người hoà quyện vào nhau.
- Phong cảnh ở đây là phong cảnh núi rừng, mang đậm sắc màu Việt Bắc, được
miêu tả bằng âm thanh, màu sắc... theo diễn biến bốn mùa trong năm.
a/. Đó là nỗi nhớ mùa đông Việt Bắc - cái thuở gặp gỡ ban đầu, đến hôm nay vẫn
sáng bừng trong kí ức.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Giữu cái bạc ngàn của màu xanh rừng núi lạnh lẽo, hiện lên màu sắc đỏ ấm áp của
hoa chuối. Hai chữ “đỏ tươi” không chỉ là từ ngữ chỉ sắc màu, mà chứa đựng cả
một sự bừng thức, một khám phá ngỡ ngàng, một rung động rất thi nhân.
 Trên cái phông nền hùng vĩ và thơ mộng ấy, hình ảnh con người xuất hiện
thật vững chãi, tự tin. Đó là vẻ đẹp của con người làm chủ núi rừng: “Đèo
cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Nhà thơ không phát ra hình ảnh con người,
mà chỉ chớp lấy một nét rực sáng lấp lóe trên lưỡi dao đi rừng gài ở ngang
lưng->hình ảnh người lao động thật đẹp giữa núi và nắng, giữa trời cao và
rừng xanh mênh mông.
b/. 2 câu tiếp là sự chuyển màu trong bức tranh thơ: Màu xanh trầm tĩnh của rừng

già chuyển sang màu trắng tinh khôi của hoa mơ khi mùa xuân đến. Cả không gian
sáng bừng lên sắc trắng của rừng mơ lúc sang xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
--> Trắng cả không gian, trắng cả thời gian. Cái sắc trắng tinh khôi bừng nở khiến
người đi không thể không nhớ đến con người Việt Bắc, trong công việc lao động
thầm lặng mà cần mẫn tài hoa: Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Hai chữ
“chuốt từng” gợi lên dáng vẻ cẩn trọng tài hoa. Cảnh thì thơ mộng, tình thì đượm
nồng. Hai câu thơ lưu giữ lại cả khí xuân, sắc xuân, tình xuân.
c/. Bức tranh thơ thứ 3 chuyển qua rừng phách.
- Trong rừng phách nghe tiếng ve ran, ngắm sắc phấn vàng giữa những hàng cây
cao vút, ta như cảm thấy sự hiện diện rõ rệt của mùa hè:
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
->Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây. Chữ
“đổ” được dùng thật xác, tinh tế. Nó vừa gợi sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu,
vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua, vừa
thể hiện chính xác khoảnh khắc hè sang.-> sử dụng nghệ thuật âm thanh để gọi dậy
màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian.-> cảnh thực mà vô cùng huyền ảo.
-Trên nền cảnh ấy, hiện lên hình ảnh thơ mộng, lãng mạn của cô gái miền sơn cước
trong nỗi nhớ của người cách mạng: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Nhớ về
em, là nhớ cả một không gian đầy hương sắc. Người em gái trong công việc lao
động hàng ngày giản dị: hái măng.
+”Hái măng một mình”, giọng thơ bùi ngùi, lưu luyến quá. Bao nhiêu niềm thương
cảm như gửi vào hình ảnh này. Cảm thương nhưng nó không gợi cảm giác cô đơn
hiu hắt như trong thơ xưa mà nó lại thiết tha mơ mộng. Cô gái áo chàm thẩn thơ đi
tìm búp măng rừng. Cái mộng của mùa thu về sớm trong long mùa hạ có khác nào
hái mộng trong giấc mơ vàng.
d/. Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu. Nhớ mùa thu là nhớ đến ánh trăng ngời

sang:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
-Cảnh đêm phù hợp với khúc hát giao duyên trong thời điểm chia tay giã bạn. Dưới
ánh trăng thu, tiếng hát ân tình càng làm cho cảnh thêm ấm áp tình người. Đại từ
phiếm chỉ “ai” đã gộp chung người hát đối đáp với mình làm một, tạo một hòa âm
tâm hồn đầy bâng khuâng lưu luyến giữa kẻ ở, người đi, giữa con người và thiên
nhiên.
III.KẾT BÀI:
Bức tranh quê hương tươi đẹp, ấm áp tình người thể hiện cái nhìn đầy trìu mến gắn
bó với cuộc sống con người. Đây là đoạn thơ đẹp nhất trong bài thơ Việt Bắc diễn
tả cái nhớ thương sau nặng của người ra đi. Ngôn ngữ uyển chuyển ngọt ngào,
nhạc điệu câu thơ lục bát êm dịu có sức âm vang trong long người đọc như khúc
hát ru kỉ niệm. Đẹp nhất là tình yêu thủy chung son sắt giữa kẻ ở, người đi, giữa
thiên nhiên với con người.
ĐỀ 2
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ
kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954.
- Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối
tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như
xoáy vào những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
II. THÂN BÀI:
- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc
trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế
thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm
chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.
+ Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng
những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh
chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất
lại có ý vị: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. “Sau Toàn quốc kháng chiến trong
vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào
mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự” ( Nguyễn Tuân- Đường vui)
+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa
giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng
mũ nan.
+ Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về
ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha... Sự so sánh Đèn pha
bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn
chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào
thơ một loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hoà, xoắn xuýt với
nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa
danh của Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo.

III. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử
không thể nào quên.
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng
và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc.
ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA
THANH THẢO
ĐỀ: Anh/chị hãy phân tích khổ thơ sau:
Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du.
Tiếng ghi-ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi-ta ròng ròng
Máu chảy”
BÀI LÀM THAM KHẢO
( chỉ trienr khai ý là chủ yếu)
Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ
đã dành nhiều tâm huyết trong việc đổi mới thơ Việt Nam. Một mặt, Thanh Thảo
không ngừng trăn trở, thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ. Mặc
khác, ông luôn kiếm tìm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất,

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do, sẵn sang sống, chiến đấu và hi sinh cho
lí tưởng mà mình đã chọn. Bài thơ Đàn ghita của lorca đã cho ta thấy rõ điều
đó. Đặc biệt,trong đoạn trích dưới đây,Thanh Thảo đã làm nổi bật vể đẹp bi
tráng của lor-ca:
“Tây Ban Nha…máu chảy”
Đoạn thơ đã tái hiện giây phút bi phẫn hất trong cuộc đời của Ga-xi-a lorca. Đó là
khi ông bị bọn phát- xít sát hại. Như chúng ta đã biết Lor-ca là nhà thơ lớn nhất
Tây Ban Nha ở thế kỉ XX. Thơ của ông gắn bó máu thịt với mạch nguồn văn hóa
dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng, thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mình.
Vì vậy, ông là cái gai trong mắt của phe phat- xít Phrang-co và chúng đã thủ tiêu
ông.
Trong đoạn trích này, Thanh Thảo đã bộ lộ niềm thương cảm đầy kính phục và tái
hiện sinh động hình ảnh cái chết đầy bi phẫn của lor-ca với hai biện pháp nghệ
thuật nổi bật: phép đối lập và phép nhân hóa.
-Trước tiên, ta thấy nhà thơ đã đem hình ảnh của một con người ư tự do, thích sống
một cuộc sống phóng khoáng của người nghệ sĩ đối lập với bản chất dã man, tàn
bạo, đê hèn của bọn phát- xít; đối lập giữa tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thật
phũ phàng, đắng cay, đẫm máu:
_Tây Ban Nha

>< _ áo choàng bê bết đỏ

Hát nghêu ngao
_chàng đi như người mộng du>đó chính là sự đối lập tình yêu cái đẹp với sự dã man, tàn bạo
-Bên cạnh phép đối lập, nhà thơ sử dụng khá thành công và đọc đáo phép nhân
hóa: tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy.

_tiếng đàn ở đây không còn là tiếng đàn bình thường nữa mà nó trở thành than
phận của lor-ca, linh hồn lor-ca, than thể và tâm hồn của lor-ca- một linh hồn,
thân thể và tâm trạng đang quằn quại đâu đớn trong tận cùng nỗi xót xa, tàn
bạo.

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


tiếng đàn của lor-ca ở đây đã làm lay động cả không gian, lắng sâu vào tâm
tưởng của người đọc, gợi lên trong long người đọc một tình cảm vừa yêu
thương, vừa cảm thong, vừa kính phũ trước nhân cách thanh cao của những con
người luôn khao khát yêu tự do, yêu cái đẹp nhưng bị những thế lực bạo tàn vùi
đập; vừa gợi lên trong long người đọc sự căm phẫn trước nhngx thế lực xấu a, bỉ
ổi, tàn bạo.
-Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong cách miêu tả: dung
“tiếng hát” để chỉ Lor-ca, dung hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” để nói về cái chết
của Lor-ca. Hơn nữa, trong đoạn thơ này, tác giả còn dùn nhiều hình ảnh so sánh
mang tính ẩn dụ sâu sắc như “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng
ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”. Những hình ảnh so sánh này là những hình
anhraanr dụ về tình yêu, về cái đẹp, về cuộc sống, về cái chết, về nỗi đau và niềm
uất hận.
“Tiếng ghi-ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi-ta ròng ròng
Máu chảy”
Tóm lại, trong đoạn thơ trên , nhà thơ Thanh Thảo đã dung khá nhiều biện pháp tu
từ như đối lập, nhân hóa, hoán dụ, so sánh, ẩn dụ để thể hiện những xúc cảm của
mình đói với Ga-xi-a lor-ca. Những biện pháp nghệ thuật này có khi tách bạch, có

khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong
cuộc đời của Lor-ca. Điều đó đã cho ta thấy sự ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc
của Thanh Thảo trước nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ
sĩ Tây Ban Nha đầy tài hoa ấy.Thanh Thảo, trong đoạn thơ này đã truyền cảm xúc
của mình đến với người đọc. Đúng là “thơ mở cửa từ trái tim và làm rung động trái
tim” như có người đã từng nói.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


(nguyễn tuân)
I.HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ:
1.MB:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây bắc chứ còn đâu”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

Trong những ngày tháng cả nước rộn rang lên đường theo tiếng gọi của “tâm
hồn Tây Bắc” để xâu dựng lại một miền quê Tổ quốc, có biết bao nhà văn, nhà
thơ đã thực hiện quá trình lột xác để đến với cách mạng. Một trong nhà nghệ sĩ
yêu nước ấy là Nguyễn Tuân- cây độc huyền cầm của nền văn học Việt Nam đã
đến với Tây Bắc qua tùy bút “người lái đò song Đà”- một tác phẩm thể hiện rõ
nét và sâu sắc phong cách nghệ thuật độc đáo của ông . Hình tượng nổi lên
trong tác phẩm là hình tượng nguwoif ái đò. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân,
nguwoif lái đò trở thành một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác chèo ghềnh.
2.TB: -Đó là một ông lã 70 tuổi có “cái đầu bạc quắc thướt”, “một thân hình cao

to và gọn quánh như chất sừng chất mun” và đôi cánh tay còn “trẻ tráng” quá.
-Ông là một con người từng trải, hiểu biết rất thành thạo trong cái nghề lái đò,
thành thạo đến mức “Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh
hung ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những
đoạn xuống dòng”, “trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần
rồi, chính tay lái đọ sáu chục lần…”, cho nên ông có thể “bằng cách lấy mắt mà
nhớ tỉ mỉ nhưu đóng đanh vào long đất tất cả những luồng nước của tất cả
những con nước hiểm trở”.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò trên sông Đà không chỉ là một
người lao động đầy trí dũng mà là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh.

TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


_Để khắc họa vẻ đẹp ở người lái đò, nhà văn Nguyễn Tuân đã sang tạo ra một
cuộc vượt thác sông Đà của ông qua các “trùng vi thạch trận”.
+Cần phân tích đoạn văn miêu tả cuộc “chiến đấu gian lao của người trên quãng
thủy chiến ở sông Đà” để làm rõ vẻ đẹp lẫm liệt của một người anh hung trên
sông nước và cũng là vẻ đẹp của người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo
ghềnh. Đó là đoạn văn:”…Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới…”
đến “…họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”.
+Đoạn văn khá dài nên khó có thể nhớ hết được. Song, những chi tiết tả cái dũng
mảnh, trầm tĩnh, khôn ngoan của người lái đò đi vượt thác cần được nói đến.
Chẳng hạn:
_”Ông hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sống trận địa phóng thẳng vào
mình…”.
_”Nhưng ông lái đò cố nén vêt thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt
méo bệt đi như cái luồng song đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ
hiểm… trên cái thuyền sáu tay chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gon, tỉnh táo

của người cầm lái. Vậy là phóng xong cái trùng vi thạch trận lần thứ nhất.
Không một chút nghỉ tay, nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai…”
_”Ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa
sinh, mà lái miết một đường chèo về cưa lái ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải
nước bên bờ trải liền xô ra định níu thuyền lloi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn
nhớ bọn này, đứa thì ông tránh mà rẻo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sắn lên mà
chặt đôi lên để mới đường tiến…”
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
+Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều thể hiện tài hoa, uyên bác. ở bài tùy bút
này, cái tài hoa, uyên bác của nhà văn thể hiện ở:
_Nhà văn đã sử dụng những tri thức về địa lí, lịc sử, nghệ thuật quân sự, võ
thuật, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, thơ Đường, thơ Tản Đà…trong khi miêu tả
cảnh vật thiên nhiên và cái tài hoa, điêu luyện của người lái đò. Tổng hợp tinh
hoa của các loại hình nghệ thuật vào tùy bút của mình, đó là nét hiện đại của
phong cách tùy bút Nguyễn Tuân.
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


_Ngôn từ phong phú, điêu luyện(lái miết một đường chèo, đè sắn lên mà chặt đôi
ra,ghì cương lái…
3.KB:
_Tóm lại, qua bài tùy bút này ta thấy được những nét cơ bản của phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
_Qua hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân bày tỏ quan điểm về con người của
mình. Con người bất kể địa vị, nghề nghiệp gì nếu hết long và thành thạo với
công việc của mình thì bao giờ cũng đáng trân trọng (chính Nguyễn Tuân cũng
là một người hết mình và tài ba trong nghề văn).
_Nguyến Tuân cũng muốn nói với ta rằng chủ nghĩa anh hung đâu chỉ có ở chiến
trường, nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta- cuộc sống mà nhân dân ta
phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài hoa không

thể tìm ở đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường. Người lái đò
sông Đà là biể tượng của con người chiến thắng thiên nhiên.
_Qua tùy bút này ta thấy rõ ở Nguyễn Tuân một tấm long nặng nghĩa với cuộc
đời, với non sông, đất nước, với tất cả những gì mà ông thấy là đẹp. Đọc Người
lái đò sông Đà, ta thấy cái tài lại vừa thấy cái tình của Nguyễn Tuân.
II.HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ:
1.MB: TG-TP-HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ.
2.MB:
a. Lai lịch sông Đà
Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Nhà văn đòi hỏi mỗi trang viết phải thật sự
nghệ thuật và độc đáo. Đến với sông Đà, dường như ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp
được điều tâm đắc, mảnh đất tốt để ngòi bút của ông tung hoành bời con sông đó
mang một cá tính độc đáo :
Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


(Mọi con sông đều chảy theo hướng đông,
Chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
(Nguyễn Quang Bích)
Sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở nên một nhân vật có diện mạo, có tâm địa
vừa hung bạo, vừa hết sức trữ tình.
2. Hình tượng con sông hung bạo
- Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người,
có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã
dựng lại khúc sông nguy hiểm :
+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một
cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ

người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là
cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây
chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông
dưới.
+ Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham
hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh.
Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán
trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo.
Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho
được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành
từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến
một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ
phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và
cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng
chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.

- Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thích sự
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


bằng phẳng, nhợt nhạt. Bởi thế, khi khắc hoạ sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân đã
dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá. Ông dùng những câu góc cạnh,
giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập : Mặt
trước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trước cánh tay
mình. Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ,
chính xác, thú vị. Ông tả những hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hất hảm hỏi
cái thuyền phải xưng tên tuổi, một hòn đá khác thách thức cái thuyền có giỏi thì
tiến gần vào.
- Nhưng cũng chính trên những trang văn tả sông Đà hung bạo, người đọc bắt gặp
nhiều tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Có thể nghe thấy trong đoạn

văn ấy âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh tự nhiên thật hoang dại mà
cũng hết sức tự do, hào phóng.
3. Hình tượng con sông trữ tình
Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà lại rất trữ
tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm
mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm : con sông tuôn dài như một
áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban
hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân.
- Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao
lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh
ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín
đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa
- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy.
Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái
nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm sự của
người tình nhân chưa quen biết !
- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy
tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ
TRẦN THANH CHIẾN 12C9-THPT CHU VĂN AN- AN GIANG-01664949490


×