Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nhận xét thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 63 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp
của thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và vận dụng những biện pháp
chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có
chủ đích nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Trong đó, bơi lội được
xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I của thể
thao Việt Nam, có tính quần chúng cao, dễ luyện tập và rất được yêu thích.
Một ví dụ nhỏ cho thấy, đến giờ cao điểm có bể bơi chỉ 300m 2 nhưng phải
chứa đến 300 - 400 học viên [1].
Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng các biện pháp bảo vệ trong bơi lội vẫn
còn nhiều hạn chế, như chỉ sử dụng kính và mũ bơi. Trong khi đó ảnh hưởng
của nguồn nước sinh hoạt và việc thường xuyên làm việc trong môi trường
nước đã được ADA xếp vào một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn
đến sâu răng. Thực trạng bệnh sâu răng và tổn thương tổ chức cứng của răng
trên nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong đó có bơi lội trên thế giới có tỷ lệ
rất cao, ADA đã đưa ra những tiêu chí đánh giá nguy cơ sâu răng hay phá hủy
tổ chức cứng của răng như nguồn nước nhiều Chloride ít Fluoride, môi trường
pH acid…
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng tổn thương tổ chức
cứng của răng trên các vận động viên bơi lội được tiến hành. Một nghiên cứu
gần đây (Baghele 2013) trên 100 vận động viên bơi lội ở tuổi thiếu niên tại
Ấn Độ cho thấy: 90% có xói mòn răng, 94% có mất khoáng men răng, 88%
có nhạy cảm ngà ở mức độ nghiêm trọng khác nhau, và đặc biệt mức độ mòn
răng và mất khoáng men răng được chứng minh là tỷ lệ thuận với thời gian
luyện tập bơi lội [13].


2


Tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn ít, chưa có
nghiên cứu nào cụ thể về tình trạng tổn thương tổ chức cứng trên nhóm vận
động viên bơi lội. Năm 1999 – 2001, viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp
với viện nghiên cứu thống kê sức khỏe răng miệng Australia tiến hành điều
tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam thu được kết quả trên 1160 trường hợp
trong độ tuổi từ 18 – 34 có tỷ lệ sâu răng là 75,2%.[4]
Ở nước ngoài, vận động viên bơi lội và những người thường xuyên luyện
tập trong nước bể bơi rất được quan tâm và sử dụng các biện pháp dự phòng
như sử dụng gel Fluoride, kem đánh răng chống ê buốt… Tuy nhiên ở Việt
Nam, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức và chưa được phổ biến rộng
rãi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu “Nhận xét
thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu
bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013” với 2
mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh
viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ
Sơn – Bắc Ninh năm 2013
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng và
nhạy cảm ngà ở nhóm sinh viên trên.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu tổ chức cứng của răng
- Tổ chức cứng của răng bao gồm
o Thân răng: men răng, ngà răng
o Chân răng: cement răng, ngà răng

Men răng
Thân răng
Ngà răng
Tuỷ răng
Chân răng
Xi măng
Lớp màng ngoài răng
Mạch máu và thần kinh
Hình 1.1. Hình ảnh cấu trúc giải phẫu răng

1.1.1. Men răng
- Thành phần hóa học: Thành phần hóa học của men răng thay đổi theo
sự trưởng thành của men răng. Bao gồm các chất vô cơ, chủ yếu là hỗn hợp
photpho, canxi dưới dạng Apatit, đó là dạng Hydroxy Apatit 3[(PO 4)2Ca3]
Ca(OH)2 chiếm khoảng 90 – 95%, các muối cacbonat của Mg và một lượng
nhỏ clorua, florua, và sulfat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm
khoảng 1%


4

1.1.2. Ngà răng
- Thành phần hóa học bao gồm: Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 30%,
chất tựa hữu cơ của ngà răng chiếm 91 – 92% Collagen và phần lớn là
Collagen type I. Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70%,chủ yếu là hydroxy
apatit. Ngoàira trong thành phần ngà răng còn có một lượng nhỏ Carbon, Mg,
F, chì, kẽm … với những hàm lượng thay đổi.
1.1.3. Cement răng
- Là một dạng mô xương đặc biệt (có 61% là chất vô cơ, 27% chất hữu
cơ giàu sợi collagen, 12% là nước) bám chặt vào ngà chân răng và thường

xuyên bị lấy ra cùng răng khi nhổ.
- Cement được tạo ra trong suốt cuộc đời (nhờ sự hoạt động thường
xuyên của các nguyên bào tạo cement - cementoblast) đặc biệt là ở phía
chóp răng làm cho các răng liên tục mọc lên để bù đắp cho sự mòn của
mặt nhai.
1.2. Tổng quan về bệnh sâu răng và nhạy cảm ngà
1.2.1. Bệnh sâu răng
1.2.1.1. Định nghĩa sâu răng và sâu răng sớm.
- Sâu răng
Tại hội nghị quốc tế về sâu răng lần thứ 50 năm 2003, các tác giả đều thống nhất: sâu
răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa, được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của
thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình
phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng
và môi trường miệng đồng thời là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn có trong mảng bám
với cơ chế bảo vệ của vật chủ. Quá trình này diễn tiến liên tục, nhưng giai đoạn sớm có thể
hoàn nguyên và giai đoạn muộn không thể hoàn nguyên [3], [14].

-

Sâu răng giai đoạn sớm
Hiện tượng giảm độ pH dẫn tới sự khử khoáng làm tăng cường khoảng

cách giữa các tinh thể Hydroxyapatite, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặt


5

men, tổn thương lâm sàng mất 10% lượng chất khoáng được gọi là sâu răng
giai đoạn sớm [12].
1.2.1.2. Bệnh căn và cơ chế bệnh sinh

- Quá trình hủy khoáng, tái khoáng
Động học sinh lý bệnh quá trình sâu răng là sự mất cân bằng giữa 2 quá trình huỷ
khoáng và tái khoáng. Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ cho
mô răng.

Hình 1.2. Quá trình hủy khoáng tái khoáng

 Sự huỷ khoáng (Demineralization
Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thời gian dài sẽ gây tổn
thương tổ chức cứng của răng. Trên lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh rằng ở giai
đoạn này, khi các matrix protein chưa bị huỷ thì thương tổn có khả năng hồi phục nếu
muối khoáng từ dịch miệng và cơ thể lắng đọng trở lại. Khi các matrix protein đã bị huỷ thì
sâu răng không thể hồi phục được.
Các thành phần tinh thể men răng có khả năng đề kháng lại mức giảm pH khác nhau:
ở mức pH < 5,5 Carbonat, Hydroxyapatite [Ca 10(PO4)6(OH)2] cùng CaF2 và các muối kim
loại khác bị hòa tan, Fluorapatite bền vững hõn chỉ tan khi pH giảm tới mức < 4,5. Do sự
mất khoáng không ðồng ðều này mà khung protein và tinh thể Fluorapatit bền vững hõn,
phần còn lại chýa bị tan trở thành khung ðỡ cho sự tái khoáng trở lại.
Sự giảm độ pH dẫn tới sự hủy khoáng men răng gây tăng khoảng cách giữa các tinh


6

thể Hydroxyapatite và hý hỏng các tinh thể này, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặt men,
tổn thương lâm sàng được coi là sâu răng giai đoạn sớm khi lượng khoáng chất mất >10%

 Sự tái khoáng (Remineralization)
Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pH trung tính, có đủ
ion F-, Ca2+ và PO43- trong môi trường nước bọt sau các bữa ăn, vi khuẩn (chủ yếu là
Streptococcus mutans, Lactobacille và Antinomyces viscosus) lên men các loại Carbohydrate,

làm tích tụ acid ở mảng bám răng và gây nên sự mất muối khoáng của men răng. Song song
với hiện tượng hủy khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt.
Các chất đệm, các chất kháng khuẩn, calcium, phosphat và fluor làm ngưng sự tấn công
của acid và sửa chữa các tổn thương, đó là sự tái khoáng

- Bệnh căn sâu răng

Hình 1.3. Sơ đồ White 1975
- Răng: tuổi, flouride, hình thái răng,dinh dưỡng, độ khoáng hóa…
- VK: Streptococcus mutans
- Chất nền: VSRM và sử dụng flouride,chế độ ăn đường
- Nước bọt và độ pH
1.2.1.3. Chẩn đoán


7

- Chẩn đoán sâu răng sớm là chẩn đoán các tổn thương sâu răng ở giai đoạn
chưa hình thành lỗ sâu (giai đoạn tổn thương mới chớm) chủ yếu bằng mắt
thường và các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán. Không nên dùng thám trâm để
tránh làm sập lớp bề mặt của tổn thương.
-

Thăm khám bằng mắt: Thổi khô bề mặt răng thấy tổn thương là các vết

trắng, độ đặc hiệu của phương pháp này là 90%, nhưng độ nhạy trung bình
thấp (0.6 – 0.7). Các vết trắng có thể nhìn thấy sau khi thổi khô là những tổn
thương có khả năng hồi phục cao bằng cách điều trị tái khoáng hóa, ngược lại
những vết trắng có thể nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt không cần phải làm
khô răng thì khả năng hồi phục sẽ thấp hơn.

 Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán
-

Phim cánh cắn: Dấu hiệu mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt nhai trên

phim có thể cho phép chẩn đoán có sự hủy khoáng, không chẩn đoán được sự phá
hủy lớp bề mặt và hình thành lỗ sâu trừ khi tổn thương bị phá hủy rộng.
- ERM (đo điện trở men): đang được phát triển có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
-

Ánh sáng xuyên sợi (DIFOTI: Digital Imaging Fiber – optic Trans –

illumination): hỗ trợ thăm khám lâm sàng và có thể thay thế cho tia X [20] [ 21].
 Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng của WHO năm 2005
Phân loại theo hệ thống đánh ICDAS
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
Mã số
Mô tả
0
Lành mạnh
1
Đốm trắng đục (sau khi thổi khô 5 giây)
2
Đổi màu trên men (răng ướt)
3
Vỡ men định khu (không thấy ngà)
4
Bóng đen ánh lên từ ngà
5
Xoang sâu thấy ngà

6
Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng)
Theo tiêu chuẩn này, các tổn thương sâu răng tiền xoang cũng được chẩn đoán


8

nhờ đó có thể áp dụng các biện pháp tái khoáng hóa học làm hoàn nguyên cấu trúc
men răng mà không cần phải khoan trám răng. Phương pháp này đem lại hiệu quả
cao trong công tác phòng và điều trị sâu răng mà lại tiết kiệm được chi phí.
Áp dụng vào quá trình chẩn đoán sâu răng sớm, áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán
 Laser huỳnh quang (Diagnodent)
Vào những năm 90, các nhà nghiên cứu quan sát dưới ánh sáng đỏ thấy có
sự truyền các hạt Photon huỳnh quang ở răng. Sau đó Hibst và Gall thấy khi
truyền laser có bước sóng 655nm qua một cái lọc sẽ thu được một tín hiệu
huỳnh quang có bước sóng lớn hơn [5]. Từ kết quả nghiên cứu này hãng Kavo
(Đức) đã nghiên cứu và sản xuất ra một thiết bị chẩn đoán sâu răng đặc biệt là
máy Diagnodent, đến nay hãng này vẫn liên tục cải tiến và cho ra nhiều thế hệ
máy mới có tính năng ưu việt hơn như Diagnodent pen 2190 [6].

Hình 1.4. Khám và đo bằng laser huỳnh quang
* Nguồn: Ross G (1999) [17]
 Nguyên lý hoạt ðộng Diagnodent pen 2190
- Nguyên lý dựa vào khả năng đáp ứng hấp thụ năng lượng, khuyếch tán
và phản xạ ánh sáng laser huỳnh quang của mô răng [19], [17].


9

AS huỳnh quang

Â
m
thanh

M

àn
Laser
dioxide
Hình 1.5. Sơ đồ hoạt động của thiết bị Diagnodent pen 2190

* Nguồn: KaVo Diagnodent [14]

hình
kỹ
thuật
số

- Với bước sóng tia laser xác định (655nm), tổ chức răng bình thường
không phát huỳnh quang hoặc phát huỳnh quang rất ít, tổ chức sâu phát huỳnh
quang ít nhiều tuỳ theo mức độ tổn thương. Giá trị được chẩn đoán là có tổn
thương sâu răng khi con số hiển thị trên màn hình lớn hơn 14.
-

Laser huỳnh quang có độ nhạy và đặc hiệu đều cao, hiệu quả cao khi

dùng để chẩn đoán các tổn thương sớm, kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện. Ngoài
khả năng phát hiện sâu răng cao laser còn có thể lượng hoá mức độ mất
khoáng nên có thể dùng để theo dõi quá trình điều trị, kết quả chẩn đoán có
thể sao chép lại để lưu trữ thông tin [13].

 Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190
Bảng 1.2. Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190 [13]
Giá trị

Mức độ tổn thương

0-13

Không có sâu răng hoặc khởi đầu tổn thương ở men

14-20

Sâu men, sâu ngà nông hoặc sâu răng ngừng tiến triển

21-30

Sâu ngà sâu

31-99

Tổn thương rộng và sâu, 60% trường hợp lỗ sâu đã được mở

X

Mặt răng loại trừ


10

 Độ nhạy và độ đặc hiệu

Thiết bị DD có thể phát hiện được mức độ của tổn thương sâu răng với độ
chính xác trên 90% [66]. Nhiều nghiên cứu cho thấy DD có độ nhạy là 0,8 –
0,96, độ đặc hiệu là 0,83 – 0,88 [76], [92].
 Các nghiên cứu ứng dụng laser huỳnh quang tại nước ngoài như
Lussi (2001), Jan Kuhnisch (2008), Boston DW (2005) đều cho kết luận: DD
có khả năng phát hiện những tổn thương sâu răng sớm ở mức độ chưa hình
thành lỗ sâu, có độ nhạy và độ đặc hiệu đều cao hơn các phương pháp định
tính, DD có thể ứng dụng kiểm soát tổn thương, đánh giá kết quả tái khoáng
hóa các tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm [6].
 Một số nghiên cứu trong nước như của Hoàng Tử Hùng (2009),
Nguyễn Quốc Trung (2010) cũng cho kết luận: DD có thể sử dụng làm công
cụ hỗ trợ phát hiện sâu răng sớm trên lâm sàng và có độ tin cậy cao hơn khi
đánh giá tổn thương mất khoáng đến ngà [6], [7].
1.2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường miệng đến sâu răng và đánh giá nguy cơ
sâu răng:
- Nước bọt có vai trò quan trọng bảo vệ răng thể hiện ở
+ Dòng chảy và tốc độ lưu chuyển của nước bọt trong miệng là yếu tố làm sạch tự
nhiên, lấy đi các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trên bề mặt răng.
+ Tạo lớp màng mỏng có tác dụng như một hàng rào bảo vệ răng khỏi sự tấn công của acid.
+ Tăng cường khoáng hóa nhờ có sẵn các ion canxi, fluor, phosphat.
+ Khả năng đệm, trung hòa acid.
+ Sự hiện diện của các yếu tố kháng khuẩn như IgA, Lyzozyme...
Ngày nay, dựa trên y học bằng chứng việc kiểm tra lưu lượng nước bọt cũng đã được
ADA đưa vào tiêu chí khi đánh giá nguy cơ sâu răng cho bệnh nhân [25], [26], [27].
- Chế độ ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng
nguy cơ sâu răng.


11


- Quá trình trao đổi chất với môi trường miệng vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục
trong suốt đời sống của răng, nhưng có sự thay đổi về mức độ ở các độ sâu khác nhau của
men. Sự trao đổi khoáng chất diễn ra chủ yếu ở lớp men phía ngoài cùng (vài µm từ ngoài
vào), quá trình này có chiều hướng giảm đi ở những lớp men phía trong.

- Xét về bản chất hóa học ngoài việc tiếp nhận khoáng chất từ môi trường
miệng để thay thế hay tạo lập tinh thể khác trong men (tái khoáng), song song
với nó cũng diễn ra quá trình hủy khoáng và cung cấp khoáng chất vào môi
trường miệng. Yếu tố môi trường miệng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới
cán cân trao đổi chất của men răng với môi trường miệng.
- Các thành phần khoáng chất được trao đổi giữa men răng và môi trường miệng khi
men đã trưởng thành cũng gồm chủ yếu là các ion fluor, canxi, phosphat.

1.2.1.5. Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng sớm
- Dịch tễ học bệnh sâu răng
 Tình hình sâu răng trên thế giới
Ở các nước đang phát triển, trong những năm của thập kỷ từ 1940 cho đến
1960, tình hình sâu răng rất nghiêm trọng. Trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có
tới 8 – 10 răng sâu hoặc mất do bị sâu. Năm 1940, chỉ số răng sâu mất trám
(RSMT) của trẻ em 12 tuổi ở Na Uy cao tới mức 12.0. Chính vì vậy, Tổ chức
Sức khỏe Thế giới đã xếp sâu răng vào một trong 3 tai họa bệnh tật của loài
người. Đến năm 1980, chỉ số RSMT ở trẻ 12 tuổi ở nước này giảm xuống tới
mức 2.0 – 4.0 [28]. Tuy vậy, ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ sâu răng vẫn còn ở
mức cao. Năm 1997, chỉ số SRMT ở lứa tuổi 35 – 44 tại các nước Canada,
Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước Bắc Âu cao ở mức trên 13.9, còn ở Mỹ
thì ở mức 9.0 – 13.9 … [29].
So với các nước công nghiệp hóa, vào những năm 1960, tình hình sâu
răng ở các nước đang phát triển thấp hơn nhiều. Chỉ số RSMT tuổi 12 từ 1.0 –
3.0, thậm chí có nước <1.0 như Thái Lan, Uganda Zaire. Nhưng tới những
năm 1970, 1980 thì chỉ số này tăng lên và ở mức 3.0 – 5.0, thậm chí có một số



12

nước cao như Chi Lê (6.3), French Polynesia (10.7) [29], [30]. Tới những
năm 1997, chỉ số RSMT ở lứa tuổi 12 còn ở mức cao trên 4.4 ở Philippin, một
vài nước Châu Mỹ (Nicaragoa, Honduras) và hầu hết các nước Nam Mỹ
(Colombia, Chile, Bolivia, Paragoay), còn ở lứa tuổi trung niên (35 - 44),
trung bình mỗi người có trên 13.9 răng sâu [29], [30].
Theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới năm 1994 và 1997, hầu
hết các nước Đông Nam Á có trên 90% dân số bị sâu răng và chỉ số RSMT ở
lứa tuổi 12 còn ở mức cao [31]. Luan W.Mm và cộng sự đang theo dõi tình
hình sâu răng của những người lớn tuổi ở Trung Quốc thấy rằng trong 10 năm
(1984 - 1994) chỉ số RSMT đã tăng từ 9.8 lên 14.4, chỉ số này tăng rõ theo
tuổi đời [32].
 Tình hình sâu răng ở Việt Nam
Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng đã nghiên cứu về tình hình sâu răng ở
khu vực Hà Nội và nông thôn thấy rằng có 77% trẻ em 6 tuổi và 48% thanh
niên 18 tuổi có sâu răng. Từ năm 1983 đến 1991 thì sâu răng ở các tỉnh phía
Nam cao hơn phía Bắc, nhưng mức độ gia tăng sâu răng ở các tỉnh phía Bắc
cao hơn phía Nam. Nhìn chung, trong hai thập kỷ 1980 và 1990, thì sâu răng
ở Việt Nam có xu hướng gia tăng [1]. Kết quả điều tra toàn quốc năm 1991 và
2000 cũng cho thấy tình hình sâu răng ở nước ta còn ở mức cao, chỉ số RSMT
ở lứa tuổi 35 – 44 là 5.06 và >45 tuổi là 8.26 [7].
Bảng 1.3. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số RSMT ở Việt Nam từ năm 1991- 2000.
Năm
1991 [13]
2000[14], [15]

Lứa tuổi

12
15
33 – 34
12
15
18 – 34

Tỷ lệ sâu răng
(%)
57,33
60.00
72.33
57.00
60.00

Chỉ số RSMT
1.82
2.16
5.37
1.40
3.69


13

35 – 44
≥45

72.00


5.06
8.26

Đa số các nghiên cứu tình trạng bệnh sâu răng ở Việt Nam chỉ thực hiện ở
phạm vi từng tình hoặc một nhóm nhỏ trong cộng đồng. Điều tra quốc gia
được thực hiện năm 1999 [15] cho kết quả như sau:
Bảng 1.4. Sâu răng theo nhóm tuổi ở Việt Nam, năm 1999
Tuổi
6
12
15
35 – 44
≥ 45
Tỷ lệ sâu răng sữa

N
201
253
159
1160
999
và chỉ số smtr ở

Tỷ lệ %
Smtr/SMTR
83.7
6.16
56.6
1.87
67.6

2.16
83.2
4.70
89.7
8.93
trẻ em Việt Nam cao, tuy nhiên ở

nhóm 12 và 15 tuổi chỉ số SMTR ở mức dưới 3. Ở nhóm người lớn 35 – 44
tuổi và trên 45 tuổi tỷ lệ bệnh và chỉ số SMTR tăng rất cao.
Nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2005)[17]: so sánh tình trạng sâu răng
vĩnh viễn giữa 2 vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) cho kết quả như sau:
Bảng 1.5. So sánh tình trạng sâu răng vĩnh viễn giữa ĐBSH và ĐBSCL
Tuổi
6–8
9 – 11
12 – 14
15 – 17
18 – 34
35 – 44
≥ 45

Tỷ lệ sâu răng (%)
ĐBSH
ĐBSCL
10.3
29.3
50.7
61.7
43.9

70.9
32.3
86.3
89.9
88.4
95.5
95.6
95.0
93.7

SMTR
ĐBSH
0.15
0.81
0.97
0.93
1.54
2.17
6.32

ĐBSCL
0.41
1.42
2.45
3.02
3.81
6.45
10.68

Năm 2002, Trần Văn Trường và cộng sự công bố tính trạng sâu răng ở Việt Nam sau

điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 năm 2001 ở lứa tuổi từ 18 – 34 :

-

Nam: tỷ lệ sâu là 74.8%, DMFT là 2.94

-

Nữ: tỷ lệ sâu là 74.7%, DMFT là 3.63


14

- Dịch tễ học bệnh sâu răng giai đoạn sớm
 Trên thế giới
- Hiện có rất ít những báo cáo thống kê về dịch tễ học sâu răng giai đoạn
sớm trên thế giới, lý do chính ở đây có thể là:
+ Việc chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm trên lâm sàng còn khó khăn,
thường đòi hỏi các phương tiện hỗ trợ như Xquang, laser huỳnh quang, v.v…
+ Năm 2005, ICDAS mới được công nhận và thống nhất trên toàn cầu. Ưu
điểm của hệ thống này so với các tiêu chí đánh giá sâu răng trước đây của WHO
(1997) là cho phép đánh giá được các tổn thương sâu răng sớm kể cả các mức độ
mất khoáng ban đầu, đồng thời chỉ số này cũng cho phép đánh giá mức độ hoạt
động của tổn thương sâu răng. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện
nay: sâu răng là một quá trình, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và lỗ sâu
là giai đoạn cuối của quá trình này. Tuy nhiên, áp dụng hệ thống này vẫn còn
nhược điểm là chưa lượng hóa được mức độ mất khoáng của men răng, đòi hỏi
phải có hệ thống cận lâm sàng trợ giúp [19].
+ Cho đến nay phần lớn các báo cáo dịch tễ học về sâu răng vẫn dựa vào hệ
thống đánh giá của WHO năm 1997.

 Tại Việt Nam
+ Theo Trần Thị Bích Vân và cộng sự qua nghiên cứu trên học sinh cấp
hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng hệ thống đánh giá và phát hiện sâu
răng ICDAS kết quả cho thấy: ở mức độ S3 (sâu từ ngà) tỷ lệ sâu răng là
67,1% và số trung bình S3MT-MR là 4,29, ở mức độ S1 (sâu men và ngà) tỷ lệ
sâu răng là 99,3% và số trung bình S1MT-MR là 13,12 [32].
Rõ ràng nếu tính ghi nhận sâu răng ở mức S 3 theo tiêu chí của WHO năm
1997 thì chúng ta đã bỏ sót hơn 30% tổn thương sâu răng sớm cần phải điều
trị dự phòng ở thời điểm ban đầu.
+ Năm 2011, Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự khảo sát thực trạng bệnh sâu răng


15

của trẻ theo hệ thống ICDAS tại Quảng Bình cho thấy: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn
của trẻ 7-8 tuổi là 54,6%, chỉ số DMFT là 1,91 [18].
1.2.2. Nhạy cảm ngà
1.2.2.1. Định nghĩa nhạy cảm ngà
Theo định nghĩa của Hollan GR được thông qua tại hội nghị nhạy cảm
ngà răng ở Canada tháng 6 năm 2002 thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng
sau: răng bị đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có
các kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất) mà không phải
do khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác.
1.2.2.2. Cơ chế bệnh sinh
- Cơ chế dẫn truyền thần kinh của răng [10]:
• Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể
phân loại các sợi thần kinh ra thành: nhóm A – có tốc độ dẫn truyền
trên 2 m/s, và nhóm C – có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s.
• Đau buốt do các sợi A delta dẫn truyền, trong khi các sợi C dẫn
truyền cảm giác đau âm ỉ. Sợi A có bao myelin liên quan tới quá cảm ngà.

-

Các thuyết về nhạy cảm ngà [10]:

• Thuyết thần kinh
• Thuyết về sự dẫn truyền các tế bào tạo răng (odontoblastic
transduction theory)
• Thuyết thủy động lực học

Hình 1.6. Các học thuyết về nhạy cảm ngà: (1) Thuyết thần kinh: kích thích vào ngà răng gây


16

tác động trực tiếp lên các sợi thần kinh. (2) Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo ngà: kích
thích được dẫn truyền theo các nguyên bào tạo ngà tới đầu tận cùng thần kinh cảm giác thông qua
synap. (3) Thuyết thủy động lực học: kích thích do sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà tác động
tới các sợi thần kinh.

- Thuyết thủy động lực học của Bannstrom được nhiều tác giả công nhận
và được áp dụng nhiều trong điều trị nhạy cảm ngà răng. Theo tác giả các
kích thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo các dòng chảy dịch trong ống
ngà (tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi này kích
thích các sợi thần kinh A- δ ở biên giới ngà-tủy hoặc trong ống ngà tạo ra cảm
giác đau. Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch sẽ di chuyển từ tủy ra phía
ngoài, khi có kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động ngược lại.
- Điều kiện để xuất hiện nhạy cảm ngà:
• Ngà răng bị lộ: răng mất men hoặc tổ chức quanh răng.
• Hệ thống ống ngà mở ở bên ngoài và thông với tủy ở bên trong.
- Dưới kính hiển vi điện tử, ngà ở răng bị quá cảm có số lượng ống ngà

nhiều gấp 8 lần và đường kính của ống ngà cũng rộng gấp đôi so với ngà ở
răng không quá cảm.

Hình 1.7. Thuyết thủy động lực học: (A) Nguyên bào tạo ngà, (B) Ngà,
(C) Sợi thần kinh A- δ, (D) Đuôi nguyên bào tạo ngà, (E) Sự dịch chuyển dịch
kích thích sợi thần kinh A- δ


17

1.2.2.3. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà

Hình 1.8. Các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà

 Mòn răng

Hình 1.9. Mòn răng

- Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng:
• Chải răng không đúng kĩ thuật: chải răng ngang, lông bàn chải quá
cứng, lực chải quá mạnh.
• Chế độ ăn uống có nhiều chất có tính acid: nước uống có gas, nước hoa
quả chua, các thức ăn có vị chua, các thuốc có pH acid và tiếp xúc thường
xuyên với bề mặt răng (VD: vitamin C nhai, viên aspirin nhai)
• Tật nghiến răng: bệnh nhân thường bị mòn mặt nhai hoặc rìa cắn các răng


18

• Các nguyên nhân khác: tiếp xúc với acid (VD: công nhân sản xuất ắcquy chì), hay bị nôn và trào ngược dạ dày (VD: nghiện rượu…)

- Phân loại mòn răng:
• Mòn răng – răng: Là sự mất tổ chức cứng do sự tiếp xúc giữa các răng
đối đầu dưới tác động của các tác nhân nội tại thường là trụ men của các răng
đối diện. Nguyên nhân: sang chấn khớp cắn, tật nghiến răng…
• Mài mòn: Là quá trình mòn răng bệnh lý do tác động của lực ma sát từ
các tác nhân ngoại lai: lực chải răng quá mạnh, thói quen cắn các vật cứng…
• Mòn hóa học: Là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà không
có sự tác động của vi khuẩn. Nguyên nhân: hội chứng trào ngược dạ dày-thực
quản, tiếp xúc nhiều với khí gas, acide hoặc chế độ ăn chứa nhiều acide…
• Tiêu cổ răng: Là tổn thương tổ chức cứng trên bề mặt cổ răng trong quá
trình răng chịu lực uốn. Nguyên nhân: răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang
bên. Lâm sàng: tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới
cement-ngà trên một răng đơn độc.
1.2.2.4. Chẩn đoán
Dựa vào định nghĩa Nhạy cảm ngà của Holland với các đặc trưng: răng
đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích
(hơi,cọ xát…) và sau khi loại trừ các bệnh lý khác: sâu răng, răng bị nứt vỡ,
vỡ chất hàn răng, viêm tủy, hở bờ chất hàn.
 Kích thích là cọ xát: Dùng cây thăm khám:
-Không ê buốt: mã số là 0
-Ê buốt: mã số là 1.
 Kích thích là hơi:
*Phương pháp 1: Đánh giá theo test Schiff [4]:
Cách ly vùng ngà răng bị lộ, che 2 răng kế cận bằng ngón tay, dùng tay
xịt máy răng đặt vuông góc và cách mặt răng 1cm thổi hơi với áp lực bằng


19

60 ± 5 psi (khoảng 4,5 kg/ cm2) trong thời gian 1 giây. Đánh giá mức độ

nhạy cảm ngà răng:
-Không đáp ứng (không ê buốt):

mã là 0.

-Có đáp ứng:

mã là 1.

-Có đáp ứng và yêu cầu ngừng kích thích:

mã là 2.

-Có đáp ứng, yêu cầu ngừng kích thích và có cảm giác đau: mã là 3.
* Phương pháp 2: đánh giá 4 mức độ
(0) không ê buốt;
(1) ê buốt nhẹ, thoáng qua, có thể chịu được;
(2) ê buốt nhiều, khó chịu;
(3) rất ê buốt và khó chịu kéo dài trên 10 giây
1.2.2.5. Dịch tễ học nhạy cảm ngà
 Tỷ lệ nhạy cảm ngà trên các nghiên cứu
- Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3%-57% dân số. Trong đó
nhóm bệnh nhân bị viêm quanh răng là đối tượng có nguy cơ cao, tỷ lệ nhạy
cảm ngà ở nhóm này 72%-98% [3].
- Theo một nghiên cứu có tính chất toàn cầu với cỡ mẫu 11.000 người, kết
quả cho thấy: tỷ lệ nhạy cảm ngà răng cũng rất cao [3].
Bảng 1.6. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng một số khu vực trên thế giới
Khu vực
Tỷ lệ % nhạy cảm ngà răng
Tỷ lệ % người có nhạy cảm

ngà răng đi khám răng

Bắc
Mỹ

Châu
Âu

Vùng
khác

Tính
chung

37

45

52

46

60

47

34

48


- Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh nhân thấy
2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà [12].


20

- Ở Việt Nam, nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự tại công ty than
Thống Nhất - Quảng Ninh (2010), tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07% và tỷ lệ
này lên tới 47,74% ở công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Hà Nội (2011).
- Theo nghiên cứu khác trên đối tượng sinh viên Viện Đào Tạo Răng
Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội năm 2011 của Tống Minh Sơn và Nguyễn Thị
Nga, tình trạng nhạy cảm ngà ở nhóm này cũng tương đối cao 38.5%


Tuổi: Nhạy cảm ngà gặp ở nhiều lứa tuổi, phần lớn ở độ tuổi 20-

50 đặc biệt tập trung nhiều ở nhóm 30-40 tuổi [11].


Giới: Tỷ lệ nữ bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn nam [3; 6]. Một

số tác giả cho rằng có hiện tượng này là do nữ chải răng nhiều hơn nam. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
 Thời gian bị nhạy cảm ngà: không ít người bị nhạy cảm ngà trong
thời gian dài. Có từ 14-23% người bị nhạy cảm ngà răng từ 1-5 năm [11].
 Vị trí nhạy cảm ngà hay gặp: thứ tự nhạy cảm ngà thường gặp
như sau: răng nanh, răng số 4, sau đến răng cửa và răng số 5, cuối cùng là
răng hàm lớn [38].
- Đối với bệnh nhân viêm quanh răng: thường gặp ở răng hàm lớn trên và
răng cửa dưới.

- Hầu hết nhạy cảm ngà hay gặp ở mặt ngoài của các răng và gặp nhiều ở
vùng cổ răng.
- Với người thuận tay phải hay bị nhạy cảm ngà bên cung trái.
 Ảnh hưởng tới sinh hoạt : có tới 11,4% người bị nhạy cảm ngà bị ảnh
hưởng đến ăn uống và chải răng [11].
1.3. Nguồn nước bể bơi
1.3.1. Chloride và quy trình xử lý nước bể bơi
- Chloride là một hóa chất kỳ diệu để xử lý nước bể bơi có sức mạnh tiêu
diệt vi khuẩn, tảo và hoạt động rất tốt trong môi trường nước. Một phần trong


21

tác dụng diệt vi khuẩn của clo là nó sẽ xảy ra tác dụng hóa học làm oxy hóa
sắt, magie và các hydrosulfat tuy nhiên nó có tác dụng khử khuẩn của nó có
mức độ giới hạn nhất định. Nồng độ Chloride phụ thuộc nhiều vào sự bay hơi,
ảnh hưởng của tia UV trong ánh nắng mặt trời và sự lắng đọng Chloride theo
thời gian.
-

Hoạt động của clo: Khi chất clo được bỏ vào trong nước nó sẽ tồn tại

dưới 2 dạng hợp chất là HCl axid và chất kết hợp với clo. Axid HCl trung hòa
các chất kiềm có trong nước, các ion được tạo ra từ các chất gắn với clo. Quá
trình diệt khuẩn của axid HCl chính là việc kết hợp phản ứng để tạo ra các ion
nhỏ. Axid HCl là dạng quan trọng nhất của clo trong việc giúp nước tránh
khỏi nhiễm khuẩn. Clo hoạt động mạnh mẽ nhất khi độ PH của nước là vào
khoảng 7 và khi pH lên cao chạm ngưỡng 8.5 thì nó sẽ làm giảm đi tác dụng
diệt khuẩn của clo.
- Phương pháp Chloride hóa: để diệt khuẩn nước trong một lượng lớn,

chất clo phải bao gồm các dạng sau
+ Khí clo: cần phải có đầu tiên bởi vì nó có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả
sớm, rẻ và dễ sử dụng.
+ Chất Cloramine: chloramine là một hợp chất lỏng của clo và amoni.
Điểm đặc biệt của chất này là nó có tác dụng chậm hơn.
+ Perchloran: là một dạng hợp chất calci có chứa tới 50 – 60% clo hoạt động.
- Điểm phá vỡ trong hoạt động diệt khuẩn: bổ sung clo vào trong nước
có amoniac sẽ sản xuất ra các chlorine. Nếu hàm lượng chlorine trong nước
tăng lên thì sẽ làm giảm lượng clo dư do phá hủy cấu trúc của các chloramine.
Kết thúc quá trình này là sẽ không tạo ra thêm các chlorine nữa. Mức giảm
của lượng clo dư này sẽ tiếp tục để làm tăng nồng độ clo và sau vài bước thì
tỷ lệ clo dư sẽ bắt đầu tăng lên để thêm vào nồng độ của chất clo. Cái điểm
báo động này cho biết khi nào thì lượng clo dư xuất hiện và khi tất cả các


22

fluorine kết hợp hoàn thành việc bẻ gãy điểm phá vỡ này thì liều tương ứng sẽ
là liều ở điểm phá vỡ.
- Theo thông tư số: 05/2009/TT - BYT (17/6/2009) nồng độ Chloride dư
trong nước bể bơi chỉ giới hạn trong khoảng 1.0 – 3.0 mg/l, pH trong khoảng
7.2 – 7.8 (tốt nhất pH = 7.4 – 7.6).
1.3.2. Quy trình xử lý nước bể bơi tại trường Đại học Thể dục thể thao Từ
Sơn – Bắc Ninh
- Nguồn nước đầu vào: nước giếng khoan
- Quy trình xử lý bằng Cloride: kỹ thuật viên bổ sung chloride vào
nước bể bơi sau mỗi ngày luyện tập và để lắng qua đêm.
+ Nếu pH quá thấp, các thiết bị trong bể dễ bị ăn mòn, giảm hiệu quả của
máy lọc, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt)
+ pH quá cao: Nước đục, chất xử lý không hiệu quả, chi phí để duy trì độ

trong sạch của bể tốn kém, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt), xuất
hiện cặn, nước nặng.
- Thành công hay thất bại của việc xử lý nước còn phụ thuộc vào sự cân
pH trong nước (tự động điều chỉnh pH trong nước)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: nồng độ Clo dư 1 – 1.8 mg/l, pH = 7.2 – 7.8


23

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn học sinh trong nghiên cứu:
+ Là những học sinh từ 18 tuổi trở lên
+ Học tại lớp chuyên sâu bơi, trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn –
Bắc Ninh năm học 2013 - 2014
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Không có cản trở để khám răng miệng
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Là những học sinh không đủ độ tuổi 18.
+ Không tham gia học tập và luyện tập tại trường Đại học Thể dục thể
thao Từ Sơn – Bắc Ninh.
+ Mắc các bệnh tâm thần, tự kỷ.
+ Không đầy đủ phiếu thu thập thông tin.
+ Đối tượng không hợp tác nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2013
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa bơi lội, Trường Đại học Thể dục thể thao

Từ Sơn – Bắc Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, nhằm xác
định tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn sớm và tổn thương tổ chức cứng trên răng vĩnh
viễn của nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường đại học Thể dục thể thao
Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2013.


24

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z (21−α / 2 )

pq
d2

Trong đó:
n : cỡ mẫu
z(1- α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%
p: tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trên nhóm đối tượng từ 18 - 34 tuổi (p =
89.9%, theo nghiên cứu của Trịnh Đình Hải 2005, so sánh tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long)
q: 1- p (Tỷ lệ không sâu răng vĩnh viễn trên nhóm đối tượng trên)
d: độ chính xác mong muốn 8%
thay số ta có n= 55.
* Chọn mẫu: Từ nhóm 90 sinh viên lớp chuyên sâu bơi đồng ý tham gia
nghiên cứu chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên được 56 sinh viên có phiếu
khám và phỏng vấn hợp lệ đưa vào nghiên cứu.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Các bước tiến hành:
- Liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường và bộ môn Bơi lội.
- Tập huấn về cách thức khám, phỏng vấn và ghi phiếu khám.
- Phát phiếu phỏng vấn, thu thập thông tin cá nhân của đối tượng tham gia
nghiên cứu.
- Khám, đánh giá tình trạng tổn thương tổ chức cứng bằng dụng cụ khám.
- Xử lý số liệu, viết và hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học.
2.2.3.1. Dụng cụ khám
- Bộ khay khám răng gồm: khay quả đậu, gương, gắp, thám trâm....
- Dụng cụ bổ trợ: Quả bóp, đèn pin...


25

- Dụng cụ đã được khử khuẩn: bông, cồn, găng tay.
- Phiếu thu thập thông tin và phiếu khám (phụ lục kèm theo).
- Máy lazer huỳnh quang Diagnodent pen 2190.
2.2.3.2. Người khám: sinh viên Y6 Răng Hàm Mặt thuộc viện Đào Tạo
Răng Hàm Mặt- Trường Đại học Y Hà Nội đã được tập huấn thống nhất về
cách khám, phỏng vấn và ghi phiếu đánh giá.
2.2.3.3. Phương pháp khám
- Khám dưới ánh sáng tự nhiên nơi có đủ ánh sáng, kết hợp đèn chiếu sáng
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Liên hệ với Ban giám hiệu trường theo danh sách.
Bước 2: Tập huấn điều tra viên về cách thức phỏng vấn, khám và ghi
phiếu đánh giá.
Bước 3 : Phỏng vấn đánh giá kiến thức thái độ hành vi về chăm sóc răng
miệng và tiền sử có ê buốt răng theo đúng phiếu điều tra có hướng dẫn chi
tiết, cụ thể và giải đáp thắc mắc cho đối tượng nghiên cứu.
Bước 4:

-khám phát hiện sâu răng bằng phương pháp quan sát thông thường theo
tiêu chí của hệ thống ICDAS. Quan sát những thay đổi trên bề mặt răng ướt,
nếu không phát hiện tổn thương thì dùng quả bóp xịt hơi thổi khô để quan sát
những thay đổi có thể có trên bề mặt răng khô. Cây thăm dò đầu tròn có thể
hỗ trợ để phát hiện sự mất liên tục trên bề mặt men.
- Đánh giá tình trạng mòn răng thông qua bộ tiêu chuẩn chẩn đoán dựa
trên tiêu chuẩn vệ sinh răng miệng do Hiệp hội nha khoa Nhật Bản ban hành
đối với mòn răng nghề nghiệp.
- Đánh giá nhạy cảm ngà bằng đánh giá kích thích cọ sát và đánh giá theo
test Schiff.


×