Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

NGHIÊN cứu điều TRỊ NHẠY cảm NGÀ RĂNG ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH sản XUẤT hóa CHẤT BẰNG nước súc MIỆNG FLUOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

QUÁCH HUY CHỨC

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG
Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT
HÓA CHẤT BẰNG NƯỚC SÚC MIỆNG FLUOR

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

QUÁCH HUY CHỨC

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG
Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT
HÓA CHẤT BẰNG NƯỚC SÚC MIỆNG FLUOR

Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp
Mã số: 62.72.73.05



ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CHU THỊ QUỲNH HƯƠNG

HÀ NỘI - 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2015
PHẦN I
BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Họ và tên thí sinh: Quách Huy Chức
Cơ quan công tác: Thanh tra Bộ Y tế
Chuyên ngành dự tuyển: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Mã số:
62.72.73.05
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu.
Hiện nay, trong các vấn đề về Răng Hàm Mặt thì nhạy cảm ngà răng là
một tình trạng sức khỏe răng miệng thường gặp, được quan tâm nhiều trên thế
giới và ở Việt Nam. Nếu trước kia bệnh nhân thường đến khám khi tổn thương
thực thể đã rõ ràng (sâu răng, vỡ răng hay lung lay răng ...) thì ngày nay, tỷ lệ
bệnh nhân đến khám chỉ với triệu chứng ê buốt răng khi ăn uống lạnh, nóng, đồ
chua hay khi vệ sinh răng miệng (được gọi là hội chứng nhạy cảm ngà) đã tăng
lên. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhạy cảm ngà, trong đó quan trọng
nhất là nguyên nhân mòn răng, đặc biệt là mòn răng hóa học ở những người
thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất. Ngoài ra còn có các nguyên
nhân khác như: tụt lợi hở chân răng, tẩy trắng răng, tật nghiến răng...
Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3-57% dân số, trung bình là

46% dân số. Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh
nhân thấy có 2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà. Các nghiên cứu trên thế giới
cũng cho thấy có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mòn răng hóa học và tình trạng
nhạy cảm ngà; đặc biệt là ở những người lao động làm việc trong môi trường
hóa chất, tỷ lệ mòn răng cao hơn đáng kể so với trong cộng đồng và tình trạng
nhạy cảm ngà răng cũng trầm trọng hơn rất nhiều. Nguy cơ gia tăng mòn răng
tỷ lệ thuận với nồng độ axit, thời gian tiếp xúc với axit. Hậu quả của mòn răng


gây hở các ống ngà dẫn đến bệnh nhân bị nhạy cảm ngà, nặng hơn là răng bị
chết tủy, vỡ răng, mẻ răng, răng dễ bị sâu và cuối cùng là mất răng.
Trong giai đoạn hiện nay, sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe
con người đang rất được quan tâm. Từ năm 1992, tại Nhật Bản, nhạy cảm
ngà do mòn răng hóa học đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp. Năm
2012, nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ngọc Anh thực hiện trên 271 công
nhân Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì cho thấy có 57,9% công nhân có
mòn răng, tỷ lệ mòn răng ở nhóm tiếp xúc thường xuyên với a xít cao hơn
nhóm không tiếp xúc.
Đã có nhiều nghiên cứu về các loại vật liệu điều trị nhạy cảm ngà răng
như dùng kem đánh răng chống ê buốt, dùng Polyethylenglycol và
Glutaraldehyde, phục hồi thân răng tổn thương, phẫu thuật ghép và che vạt phủ
chân răng,… đem lại các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
chưa đánh giá được đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ và phương pháp điều trị nhạy cảm
ngà hiệu quả, đặc biệt là ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với axít.
Hiện nay, ở Việt Nam nước súc miệng Fluor đang được sử dụng rộng
rãi trong dự phòng sâu răng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng điều trị
nhạy cảm ngà răng, nhất là ở những người lao động trong ngành sản xuất hóa
chất còn ít, vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị nhạy
cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng nước
súc miệng Fluor”

2. Hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, xác định tỷ lệ nhạy cảm ngà răng của
những người lao động làm việc trong môi trường có tiếp xúc với axít
tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng nước súc miệng
Fluor ở những bệnh nhân nêu trên.
* Mong muốn đạt được khi học nghiên cứu sinh


Đề tài được thực hiện sẽ đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những
kiến thức và giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa
học trong lĩnh vực nghiên cứu Sức khỏe nghề nghiệp trong người lao động, nhất
là vấn đề về bệnh Răng Hàm Mặt, của những người lao động tiếp xúc với các
hóa chất độc hại, từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp hạn
chế, khắc phục, làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong người lao động.
3. Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo
Lý do tôi chọn Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường là nơi tiếp
tục nghiên cứu và học tập tiếp theo ở bậc học tiến sỹ vì:
+ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường là một Viện nghiên cứu
và đào tạo chuyên ngành Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường hàng đầu của
Việt Nam.
+ Viện là nơi tập trung hướng dẫn nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu
khoa học của các nhà khoa học đứng đầu về các chuyên ngành Y khoa, Sức
khỏe nghề nghiệp, môi trường và luôn nhiệt tình giảng dạy cũng như hướng
dẫn các cán bộ trẻ trong làm việc cũng như trong nghiên cứu khoa học.
+ Viện đã xây dựng và có sự liên kết mật thiết với các trung tâm nghiên
cứu khoa học, các cơ sở thực hành y khoa lớn có đầy đủ các trang thiết bị hiện
đại và các điều kiện cần thiết để tiến hành các nghiên cứu y học mũi nhọn của
y học hiện nay giúp cho nghiên cứu sinh có cơ hội nghiên cứu và thực hành
tốt nhất để phát triển về chuyên môn cũng như thực hiện các nghiên cứu khoa

học mà mình lựa chọn.
4. Những dự định và kế hoạch để đạt được mục tiêu mong muốn
Tất cả các nội dung của đề tài dự kiến được thực hiện trong vòng 36
tháng. Cụ thể được minh họa tóm tắt ở bảng sau:
STT

Nội dung

Thời

Thời gian

Dự trù kinh phí


1

hoàn thành
(dự kiến)
Xây dựng và phê 3 tháng
8/2015
- In, sửa đề cương: 1.000.000đ

2

duyệt đề cương.
Triển khai thực

gian


hiện,

đánh

18

giá, tháng

2/2017

-Thuê máy đo nhạy cảm ngà,
máy hấp tiệt trùng, máy nén

giám sát, thu thập

khí, đèn quang trùng hợp, bộ

số liệu

khám lưu động: 30.000.000đ
-Thuê xe 5 chỗ đi: 10.000.000đ
-Bộ dụng cụ khám: 50 bộ x
150.000đ = 7.500.000đ
- Banh miệng: 20 chiếc x
50.000đ = 1000.000đ
- Bàn chải,Tăm bông:
1.500.000đ
- Bồi dưỡng cho bác sỹ khám:
2 bác sỹ x 200.000đ/ngày x 13
ngày = 5.200.000đ

- Bồi dưỡng cho Trung tâm y tế
huyện Lâm Thao: 5.000.000đ
- Quà cho đối tượng nghiên
cứu 500 suất x 50.000=
25.000.000
- Mua nước súc miệng Fluor và
Seal&Protect: 10.000.000đ
- Giấy đo độ pH: 500.000đ
- Dung dịch sát khuẩn: 1 can 5
lít x 500.000đ= 500.000đ
- Áo blue: 5 chiếc x 150.000 =
750.000đ


- Găng tay: 20 hộp x 50.000đ =
1000.000đ
- Khẩu trang 5 hộp x 50.000đ=
250.000đ
- Bông băng: 500.000đ
3

Xử lý số liệu và 6 tháng

8/2017

4

viết Luận văn
Hoàn thiện các 8 tháng


9/2017-

chứng chỉ, Bảo vệ

4/2018

- Phát sinh: 20.000.000đ
- Mua phần mềm SPSS:
3000.000đ.

Luận văn các cấp
Tổng: 112.700.000đ
(Một trăm mười hai triệu triệu
bảy trăm ngàn đồng)
5. Kinh nghiệm, kiến thức
* Yếu tố bản thân
- Để có thể phát triển được bản thân, tôi tự xây dựng và có được chiến
lược phát triển cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, đặt mục tiêu cho từng giai
đoạn và cố gắng để đạt được các mục tiêu đó, cả trong cuộc sống cũng như
trong công việc.
- Chủ động tìm tòi, kiên trì và bền bỉ trong công việc, tích lũy kinh
nghiệm trong xử lý, tổ chức, quản lý và điều hành công việc được giao; chịu khó
rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm cho từng
đầu việc cụ thể, lấy đó làm bài học thực tiễn và sâu sắc nhất cho mình.
- Có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể tham khảo tài liệu, tham gia
hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực
hiện đề tài luận án theo quy định của Quy chế tuyển sinh nghiên cứu sinh
– Bộ Giáo dục Đào tạo.



- Có kỹ năng, kinh nghiệm tốt trong thiết kế, tổ chức và điều hành
công việc.
- Năng động, nhiệt tình, tâm huyết, không ngại việc, dám nghĩ, dám làm
và dám chịu trách nhiệm.
- Nắm chắc việc xử lý và phân tích dữ liệu với các phần mềm thống kê
thông dụng như Epi Info, SPSS nên việc phân tích rất nhanh chóng, hiệu quả
và khoa học.
* Hiểu biết, nắm bắt được xu hướng phát triển của Ngành
- Bản thân được trực tiếp tham dự nhiều hội nghị khoa học quan trọng
trong ngành Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, qua đó được học hỏi, nắm
bắt thực trạng, xu hướng phát triển của ngành; giúp ích rất nhiều cho bản thân
trong công việc. Tiếp xúc, học hỏi và chia sẻ của nhiều thầy cô giáo, nhiều
chuyên gia trong và ngoài nước, bạn bè đồng nghiệp, đồng thời rộng các mối
quan hệ với đồng nghiệp trong ngành.
* Chuẩn bị tốt cho vấn đề định nghiên cứu
- Chịu khó tìm tòi, đọc, hiểu các tài liệu quốc tế, có tính cập nhật cao (tiếng
Anh), vừa mang tính lý thuyết, vừa là những bài học về thực hành rất có giá trị.
Chia sẻ với các thầy cô giáo, các chuyên gia của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và
Môi trường, Đại học Y Hà Nội, các đồng nghiệp trong và ngoài nước...
* Lý giải về một số khiếm khuyết hay thiếu sót trong hồ sơ
Do hạn chế về thời gian chuẩn bị cũng như cấu trúc của Bài Luận dự thi
nên một số nội dung của Đề cương đề tài nghiên cứu sinh chưa được trình bày
chi tiết và đầy đủ trong bài luận và đề cương nghiên cứu này.
6. Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp
* Tiếp tục công tác tại Thanh tra Bộ Y tế, nơi tôi đã được làm việc,
học tập và trưởng thành, tham gia công tác khám, chữa bệnh tại một số cơ sở
y tế ngoài công lập trên địa bàn trong thời gian ngoài giờ hành chính.
* Một số ưu tiên cho công việc



- Tham gia viết các tài liệu đào tạo, sách tham khảo chuyên sâu cho
chuyên ngành Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường với những kiến thức cập
nhật, phục vụ cho đào tạo chuyên khoa. Tăng cường trao đổi và học hỏi bạn
bè quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn.
* Tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
Phát huy kiến thức, kinh nghiệm đã thu được trong qúa trình học tập bậc
Tiến sĩ chia sẻ với đồng nghiệp. Tích cực đào tạo, hướng dẫn các đồng nghiệp
trong học tập và nghiên cứu khoa học để xây dựng ngành Sức khỏe nghề
nghiệp và Môi trường có nhiều bác sỹ giỏi về chuyên môn để thúc đẩy ngành
Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường ngày càng vững mạnh và phát triển.
* Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tích cực tham gia các
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,
gương mẫu trong các mặt hoạt động, xứng đáng với công sức đào tạo của Viện.
7. Đề xuất người hướng dẫn khoa học
Tôi xin đề xuất người thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác và
nghiên cứu khoa học và tôi cũng tuyệt đối tin tưởng và kính trọng, đó là:
Tiến sỹ Chu Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Phục hình, Bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội,
- Các nhà khoa học khác xin Quý Viện giới thiệu.


PHẦN II
BÀI LUẬN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................11
VRS

: Thang đo nhạy cảm ngà VRS..................................17


DANH MỤC BẢNG......................................................................................19
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà....................................................................................3
1.2. Dịch tễ học..........................................................................................................3

1.2.1. Nhạy cảm ngà qua các nghiên cứu....................................................3
*Các nghiên cứu trên thế giới.....................................................................3
1.2.2. Tuổi...................................................................................................4
1.2.3. Giới....................................................................................................4
1.2.4. Thời gian bị nhạy cảm ngà................................................................4
1.2.5. Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp.................................................4
1.2.6. Ảnh hưởng tới sinh hoạt....................................................................5
1.3. Bệnh học thần kinh của răng..............................................................................5
1.4. Cơ chế của nhạy cảm ngà..................................................................................5
1.5. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà.....................................................................8
Được thể hiện qua sơ đồ:...................................................................................8

1.5.1. Mòn răng...........................................................................................8
1.5.2. Lợi co..............................................................................................11
1.5.3. Lấy cao răng....................................................................................11
1.5.4. Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng.........................................11
1.5.5. Tẩy trắng răng.................................................................................11
1.6. Mòn răng hóa học và nhạy cảm ngà răng........................................................12

1.6.1. Thành phần tổ chức cứng của răng.................................................12
1.6.2. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................13
1.6.3. Đặc điểm lâm sàng .........................................................................13

1.7. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà..........................................13


1.7.1. Đo bằng kích thích hóa học.............................................................14
1.7.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh..................................................14
1.7.3. Đo bằng kích thích nước lạnh.........................................................14
Đây là phương pháp rất tốt để đánh giá mức độ nhạy cảm ngà, hạn chế
dương tính giả.................................................................................14
1.7.4. Đo bằng kích thích nhiệt.................................................................15
1.7.5. Đo bằng kích thích điện..................................................................15
1.7.6. Đo bằng kích thích cơ học...............................................................15
1.8. Thang đánh giá nhạy cảm ngà sau kích thích..................................................16

1.8.1. Thang đánh giá VRS (Verbal Rating Scale)...................................16
1.8.2. Thang đánh giá VAS (Visual analog scale)....................................17
1.8.3. Thang đánh giá Schiff.....................................................................17
1.9. Chẩn đoán xác định nhạy cảm ngà..................................................................18
1.10. Một số phương pháp điều trị nhạy cảm ngà hiện nay đang được sử dụng . .18

1.10.1. Kiểm soát tại nhà...........................................................................18
1.10.2. Can thiệp chuyên khoa..................................................................19
1.11. Nước súc miệng Fluor....................................................................................21
1.12. Seal & Protect................................................................................................24
1.13. Các biện pháp dự phòng................................................................................28
1.14. Một số đặc điểm về Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
..........................................................................................................................29

Chương 2........................................................................................................33
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................33
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................................33


2.1.1. Địa điểm..........................................................................................33
- Phòng khám răng hàm mặt trong Phòng khám đa khoa của Công ty cổ phần
Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ......33
- Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ............................................................................................................33

2.1.2. Thời gian: Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 04 năm 2017............33


2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..........................................................33

2.2.1. Nghiên cứu cắt ngang mô tả............................................................33
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp......................................................................35
2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ................................................................37

2.3.1. Kỹ thuật và quy trình chuẩn bị trước khi tiến hành khám và can
thiệp.................................................................................................37
2.3.2. Phỏng vấn và ghi nhận các thông tin..............................................38
2.3.3. Vật liệu và công cụ thu thập thông tin............................................39
2.3.4. Tiến hành nghiên cứu......................................................................40
2.3.4.1. Nghiên cứu mô tả ngang..............................................................40
2.3.4.1. Nghiên cứu can thiệp...................................................................43
Sau khi có kết quả của nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi chọn ra
những người có răng bị nhạy cảm ngà có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn
và tiêu chuẩn loại trừ để, sau khi chia nhóm, chúng tôi thực hiện
tiếp các bước nghiên cứu sau:.........................................................43
Bước 3: Kiểm soát tại nhà..................................................................43
Là phương pháp can thiệp có tính cộng đồng và hiệu quả cao, chi
phí thấp, hướng tới sự tự ý thức bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho

mọi người, hạn chế việc can thiệp chuyên khoa [17], cụ thể như
sau:..................................................................................................43
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng tư vấn cho bệnh nhân hạn chế bệnh
nhân ăn uống thức ăn có tính axit, thay đổi chế độ ăn....................43
- Chải răng đúng, lực không quá mạnh, đủ thời gian................................44
- Thời điểm chải răng: như đã nêu ở phần yếu tố nguy cơ nhạy cảm ngà
răng, không nên chải răng sai khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn uống
những chất có tính axit trong vòng 30 phút....................................44
- Dùng kem chải răng có Potassium nitrat 5%, Ion K+ có tác dụng khử
cực, chặn dẫn truyền thần kinh. Chất này không ảnh hưởng đến tủy
răng,.................................................................................................44


- Để giảm nhạy cảm răng, ngoài Chlorhexidine 0,12%, có thêm Potassium
nitrat 3% và Sodium Fluoride 0,2%................................................44
Bước 4: Can thiệp chuyên khoa................................................................44
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.....................................................................46
2.5. Xử lý số liệu.....................................................................................................49
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục.........................................................................49
2.7. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................50

Chương 3........................................................................................................51
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................51
3.1. Đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng..................................................51

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới.....................................51
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tiếp xúc với axit.......................................51
3.1.3. Tính chất thường xuyên của nhạy cảm ngà.....................................51
3.1.4. Các loại kích thích gây nhạy cảm ngà hay gặp ..............................51
Biểu đồ hình cột các loại kích thích gây nhạy cảm ngà: lạnh, nóng, chua,

ngọt, khác........................................................................................51
3.1.5. Thời gian nhạy cảm ngà..................................................................51
Biểu đồ hình cột theo các mốc thời gian: dưới 01 tháng, từ 01-12 tháng, 12 năm, trên 2 năm............................................................................52
3.1.6. Số răng nhạy cảm ngà trên mỗi bệnh nhân.....................................52
3.1.7. Vị trí có răng nhạy cảm ngà trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu......52
3.1.8. Phân bố vị trí tổn thương gây nhạy cảm ngà...................................53
3.1.9. Mức độ nhạy cảm ngà theo độ mòn răng .......................................53
3.1.10. Mức độ nhạy cảm ngà theo độ mòn răng .....................................53
3.1.11. Độ pH nước bọt trung bình theo độ mòn răng..............................53
Biểu đồ hình cột với trục hoành là các cột là các mức độ mòn răng: độ 0,
độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Trục tung là độ pH nước bọt trung bình của
nhóm người lao động có các độ mòn răng nêu trên........................54
3.1.12. Độ pH nước bọt trung bình theo mức độ ê buốt...........................54
3.1.13. Độ pH nước bọt trung bình theo thời gian tiếp xúc với axít.........54


3.1.14. Mức độ nhạy cảm ngà răng...........................................................54
3.1.15. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà...................................................54
3.1.16. Tình trạng ợ chua..........................................................................55
3.1.17. Vấn đề vệ sinh răng miệng............................................................56
* Số lần chải răng trong ngày....................................................................56
* Phương pháp chải răng...........................................................................56
* Thời gian chải răng................................................................................56
3.1.18. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà răng trước điều trị......................56
* Đánh giá bằng máy Force-Sensing Probe..............................................57
* Đánh giá bằng test bằng hơi ..................................................................58
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Nước súc miệng Fluor và
Seal & Protect .................................................................................................58

3.2.1. Ngay sau điều trị.............................................................................58

3.2.2. Sau điều trị 1 tuần...........................................................................60
3.2.3. Sau điều trị 3 tháng.........................................................................61
3.2.4. Sau điều trị 6 tháng.........................................................................62
3.2.5. Sau điều trị 12 tháng.......................................................................63
3.2.6. Hiệu quả về kinh tế khi điều trị nhạy cảm ngà................................63
So sánh chi phí trung bình điều trị cho một răng hết ê buốt ở 2 nhóm nghiên
cứu. Chi phí điều trị ở mỗi nhóm bao gồm: tiền công cho bác sỹ, trợ thủ; tiền
vật liệu; tiền thuê máy móc, dụng; tiền hao mòn máy móc, dụng cụ, điện,
nước….............................................................................................................63

3.2.7. Hiệu quả chung khi điều trị nhạy cảm ngà theo thời gian...............64
Chương 4........................................................................................................65
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................65
4.1. Đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng..................................................65

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới.....................................66
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tiếp xúc với axit.......................................66
4.1.3. Tính chất thường xuyên của nhạy cảm ngà.....................................66
4.1.4. Các loại kích thích gây nhạy cảm ngà hay gặp ..............................66


4.1.5. Thời gian nhạy cảm ngà..................................................................66
4.1.6. Số răng nhạy cảm ngà trên mỗi bệnh nhân.....................................66
4.1.7. Vị trí có răng nhạy cảm ngà trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu......66
4.1.8. Phân bố vị trí tổn thương gây nhạy cảm ngà...................................66
4.1.9. Mức độ nhạy cảm ngà theo độ mòn răng .......................................66
4.1.10. Mức độ nhạy cảm ngà theo độ mòn răng .....................................66
4.1.11. Độ pH nước bọt trung bình theo độ mòn răng..............................66
4.1.12. Độ pH nước bọt trung bình theo mức độ ê buốt...........................66
4.1.13. Độ pH nước bọt trung bình theo thời gian tiếp xúc với axít.........66

4.1.14. Mức độ nhạy cảm ngà răng...........................................................66
4.1.15. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà...................................................66
4.1.16. Tình trạng ợ chua..........................................................................66
4.1.17. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà răng trước điều trị......................66
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect và Gel
Fluor 1,23%.....................................................................................................66

4.2.1. Ngay sau điều trị.............................................................................66
4.2.2. Sau điều trị 1 tuần...........................................................................66
4.2.3. Sau điều trị 3 tháng ........................................................................66
4.2.4. Sau điều trị 6 tháng.........................................................................66
4.2.5. Sau điều trị 12 tháng.......................................................................66
4.2.6. Hiệu quả về kinh tế khi điều trị nhạy cảm ngà................................66
4.2.7. Hiệu quả chung khi điều trị nhạy cảm ngà theo thời gian...............66
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................66
Theo hai mục tiêu nghiên cứu và phần Bàn luận ở Chương 4..................66
NHỮNG DỰ ĐỊNH, KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ CHO ĐỀ TÀI............67
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
C

: Cổ răng

N

: Mặt ngoài


Nh

: Mặt nhai

R

: Rìa cắn

STT

: Số thứ tự

T

: Mặt trong

TWI

: Chỉ số đánh giá mức độ mòn răng của hai tác giả Smith
B.G.N và Knight J.K năm 1984

VAS

: Thang đo nhạy cảm ngà VAS

VRS

: Thang đo nhạy cảm ngà VRS



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mòn cổ các răng [11] .....................................................................5
Hình 1.2: Các học thuyết về nhạy cảm ngà [3], [22].....................................6
Hình 1.3: Thủy động lực học thuyết của Brännström [24]..........................7
Hình 1.4: Các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà..........................................8
Hình 1.5: Mòn răng [24].................................................................................8
Hình 1.6: Mòn khuyết cổ răng mặt ngoài do chải răng ngang....................9
Hình 1.7: Mòn mặt nhai các răng do tật nghiến răng [24]..........................9
Hình 1.8: Mòn các răng do hội chứng trào ngược dạ dày [24].................10
Hình 1.9: Co lợi lộ chân răng [24]................................................................11
Hình 1.10: Chất tẩy trắng răng chứa hydrogen peroxit............................12
Hình 1.11: Các thành phần của răng [27]...................................................13
Hình 1.12: Thành phần và tác dụng của Seal & Protect...........................24
Hình 1.13: Phương pháp chải răng dúng kĩ thuật......................................28
Hình 2.1: Máy đo nhạy cảm ngà Force-Sensing Probe..................39
Hình 2.2: Bộ khay khám...............................................................................39
Hình 2.3: Thang đo VAS...............................................................................42
Hình 2.4: Cách sử dụng Seal & Protect lớp 2.............................................45
Hình 2.5: Cách sử dụng Seal & Protect lớp 2.............................................46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng một số khu vực trên thế giới...............3
Bảng 2.1. Chỉ số mòn răng TWI...................................................................43
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nhạy cảm ngà theo nhóm tuổi và giới.......51
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân nhạy cảm ngà tiếp xúc với loại axit...........51
Biểu đồ hình cột theo các mốc: 1-2 răng, 3-4 răng, 5-6 răng, trên 6 răng
.........................................................................................................................52
Bảng 3.3. Vị trí răng có nhạy cảm ngà........................................................52
........................................................................................................................52

Bảng 3.4. Sự khác biệt về nhạy cảm ngà giữa các nhóm răng cửa hàm
trên và hàm dưới...........................................................................................52
Biểu đồ hình cột với các cột: mặt nhai, cổ răng, rìa căn, chân răng lộ ...53
Bảng 3.5. Mức độ nhạy cảm ngà theo độ mòn răng ..................................53
Bảng 3.6. Mức độ nhạy cảm ngà theo thời gian tiếp xúc với axit ............53
Biểu đồ hình cột thể hiện các mức độ: nhẹ, vừa, nặng, rất nặng .............54
Bảng 3.7. Mức độ nhạy cảm ngà răng theo răng với kích thích thổi hơi. 54
Bảng 3.8. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà..................................................54
Bảng 3.9. Tình trạng ợ chua.........................................................................55
Bảng 3.10. Số lần chải răng trong ngày.......................................................56
Bảng 3.11. Phương pháp chải răng..............................................................56
Bảng 3.12. Thời gian chải răng....................................................................56
Bảng 3.13. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống........................56
Bảng 3.14. Mức độ nhạy cảm ngà răng bằng máy Force-Sensing Probe
theo lực...........................................................................................................57
Bảng 3.15. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe theo nhóm............................................................................................58
Bảng 3.16. Nhạy cảm ngà răng theo mức độ tổn thương với test bằng hơi
.........................................................................................................................58
Bảng 3.17. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống .......................58


Bảng 3.18. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe ..............................................................................................................59
Bảng 3.19. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng hơi..........................60
Bảng 3.20. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống .......................60
Bảng 3.21. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe ..............................................................................................................60
Bảng 3.22. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng hơi..........................60
Bảng 3.23. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống .......................61

Bảng 3.24. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe ..............................................................................................................61
Bảng 3.25. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng hơi..........................61
Bảng 3.26. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống .......................62
Bảng 3.27. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe ..............................................................................................................62
Bảng 3.28. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng hơi..........................62
Bảng 3.29. Mức độ nhạy cảm ngà khi bệnh nhân ăn uống .......................63
Bảng 3.30. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng máy Force-Sensing
Probe ..............................................................................................................63
Bảng 3.31. Mức độ nhạy cảm ngà răng với test bằng hơi..........................63
Bảng 3.32. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng ngay sau điều trị..........64
Bảng 3.33. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng sau 1 tuần ....................65
Bảng 3.34. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng sau 3 tháng ..................65
Bảng 3.35. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng sau 6 tháng ..................65
Bảng 3.36. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng sau 12 tháng ................65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong các vấn đề về Răng Hàm Mặt thì nhạy cảm ngà răng là
một tình trạng sức khỏe răng miệng thường gặp, được quan tâm nhiều trên thế
giới và ở Việt Nam. Nếu trước kia bệnh nhân thường đến khám khi tổn thương
thực thể đã rõ ràng (sâu răng, vỡ răng hay lung lay răng ...) thì ngày nay, tỷ lệ
bệnh nhân đến khám chỉ với triệu chứng ê buốt răng khi ăn uống lạnh, nóng, đồ
chua hay khi vệ sinh răng miệng (được gọi là hội chứng nhạy cảm ngà) đã tăng
lên. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhạy cảm ngà, trong đó quan trọng
nhất là nguyên nhân mòn răng, đặc biệt là mòn răng hóa học ở những người
thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất. Ngoài ra còn có các nguyên

nhân khác như: tụt lợi hở chân răng, tẩy trắng răng, tật nghiến răng... [1].
Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3-57% dân số, trung bình là
46% dân số [1]. Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh
nhân thấy có 2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà [2]. Các nghiên cứu trên thế giới
cũng cho thấy có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mòn răng hóa học và tình trạng
nhạy cảm ngà; đặc biệt là ở những người lao động làm việc trong môi trường
hóa chất, tỷ lệ mòn răng cao hơn đáng kể so với trong cộng đồng và tình trạng
nhạy cảm ngà răng cũng trầm trọng hơn rất nhiều. Nguy cơ gia tăng mòn răng
tỷ lệ thuận với nồng độ axit, thời gian tiếp xúc với axit. Hậu quả của mòn răng
gây hở các ống ngà dẫn đến bệnh nhân bị nhạy cảm ngà, nặng hơn là răng bị
chết tủy, vỡ răng, mẻ răng, răng dễ bị sâu và cuối cùng là mất răng [3].
Trong giai đoạn hiện nay, sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe
con người đang rất được quan tâm. Từ năm 1992, tại Nhật Bản, nhạy cảm
ngà do mòn răng hóa học đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp [4]. Năm
2012, nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ngọc Anh thực hiện trên 271 công
nhân Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì cho thấy có 57,9% công nhân có


2

mòn răng, tỷ lệ mòn răng ở nhóm tiếp xúc thường xuyên với a xít cao hơn
nhóm không tiếp xúc [5].
Đã có nhiều nghiên cứu về các loại vật liệu điều trị nhạy cảm ngà răng
như dùng kem đánh răng chống ê buốt, dùng Polyethylenglycol và
Glutaraldehyde, phục hồi thân răng tổn thương, phẫu thuật ghép và che vạt phủ
chân răng,… đem lại các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
chưa đánh giá được đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ và phương pháp điều trị nhạy cảm
ngà hiệu quả, đặc biệt là ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với axít [6].
Hiện nay, ở Việt Nam nước súc miệng Fluor đang được sử dụng rộng rãi
trong dự phòng sâu răng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng điều trị nhạy

cảm ngà răng, nhất là ở những người lao động trong ngành sản xuất hóa chất
còn ít, vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị nhạy cảm
ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng nước súc
miệng Fluor” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, xác định tỷ lệ nhạy cảm ngà răng của
những người lao động làm việc trong môi trường có tiếp xúc với axít
tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng nước súc miệng
Fluor ở những bệnh nhân nêu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà
Theo định nghĩa của Hollan GR được thông qua tại hội nghị nhạy cảm
ngà răng ở Canada tháng 6 năm 2002 thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng
sau: răng bị ê buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các
kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất) mà không phải do
khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác [7].
1.2. Dịch tễ học
1.2.1. Nhạy cảm ngà qua các nghiên cứu
*Các nghiên cứu trên thế giới
Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3%-57% dân số [8], [9].
Trong đó nhóm bệnh nhân bị viêm quanh răng là đối tượng có nguy cơ cao, tỷ
lệ nhạy cảm ngà ở nhóm này 72%-98% [9], [10].
- Theo một nghiên cứu có tính chất toàn cầu với cỡ mẫu 11.000 người,
kết quả cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà răng cũng rất cao [9].
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng một số khu vực trên thế giới

Khu vực
Tỷ lệ % nhạy cảm
ngà răng
Tỷ lệ % người có nhạy
cảm ngà răng đi khám

Bắc Mỹ

Châu Âu

Vùng khác

Tính chung

37

45

52

46

60

47

34

48


- Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh nhân thấy
2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà [2].
- Theo tác giả Guntipalli. M Naidu và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc nhạy
cảm ngà ở người lớn đến khám tại trường Răng Hàm Mặt ở Andhra Pradesh,
ở miền nam Ấn Độ là 32% [11].
* Các nghiên cứu tại Việt Nam


4

- Theo Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012), tỷ lệ nhạy cảm ngà ở Việt Nam
khoảng 47 - 48% (hay gặp ở lứa tuổi 30 - 40 [12].
- Nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự năm 2010 tại Công ty than
Thống Nhất, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07% [13]
và tỷ lệ này lên tới 47,74% ở Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2011) [14].
- Theo một nghiên cứu khác trên đối tượng sinh viên Viện đào tạo răng
hàm mặt - Đại học Y Hà Nội năm 2011 của Tống Minh Sơn và Nguyễn Thị Nga,
tình trạng nhạy cảm ngà ở nhóm này cũng tương đối cao 38,5% [15].
- Tác giả Vũ Thị Ngọc Anh thực hiện nghiên cứu trên công nhân Công ty
cổ phần hóa chất Việt Trì năm 2012 cho thấy có 57,9% công nhân có mòn
răng. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ mòn răng ở nhóm tiếp xúc thường
xuyên với a xít cao hơn nhóm không tiếp xúc. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa
đánh giá được tỷ lệ nhạy cảm ngà ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc
với a xít. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay ảnh hưởng của hóa chất đến sức
khỏe con người đang rất được quan tâm [5].
1.2.2. Tuổi
Nhạy cảm ngà gặp ở nhiều lứa tuổi, phần lớn ở độ tuổi 20-50, đặc biệt
tập trung nhiều ở nhóm 30-40 tuổi [2].
1.2.3. Giới
Tỷ lệ nữ giới bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn ở nam giới. Một số tác giả

cho rằng có hiện tượng này là do nữ chải răng nhiều hơn nam. Tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [2].
1.2.4. Thời gian bị nhạy cảm ngà
Tỷ lệ người bị nhạy cảm ngà răng từ 1-5 năm là 14-23% [14], [2].
1.2.5. Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp
- Thứ tự nhạy cảm ngà thường gặp như sau: đầu tiên là ở răng nanh, răng
số 4, sau đến răng cửa và răng số 5, cuối cùng là răng hàm lớn [2].


5

Hình 1.1: Mòn cổ các răng [11]
- Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm quanh răng thì nhạy cảm ngà thường
gặp ở nhóm răng hàm lớn trên và răng cửa dưới [16].
- Phần lớn nhạy cảm ngà hay gặp ở mặt ngoài của các răng và gặp nhiều
ở vùng cổ răng [16].
- Với người thuận tay phải hay bị nhạy cảm ngà bên cung trái [10].
1.2.6. Ảnh hưởng tới sinh hoạt
Có 11,4% người bị nhạy cảm ngà bị ảnh hưởng đến ăn uống và chải răng [9].
1.3. Bệnh học thần kinh của răng
- Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân
loại các sợi thần kinh ra thành 2 nhóm: nhóm A - có tốc độ dẫn truyền trên 2
m/s, và nhóm C - có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s.
- Hiện tượng ê buốt là do các sợi A delta dẫn truyền, trong khi các sợi
C dẫn truyền cảm giác ê buốt âm ỉ. Sợi A có bao myelin liên quan tới nhạy
cảm ngà [17].
1.4. Cơ chế của nhạy cảm ngà
Có ba cơ chế chính của sự nhạy cảm như:
+ Thuyết phân bổ thần kinh,
+ Thuyết về sự dẫn truyền các tế bào tạo răng,

+ Thuyết thủy động lực học.
Theo thuyết phân bổ thần kinh trực tiếp, dây thần kinh xuyên qua ngà
răng và kéo dài đến đường nối ngà-men [18]. Kích thích cơ học trực tiếp của


×