Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công Ty Chè Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.32 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ
Việt nam đang khẳng định vai trò của mình trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội .
Hoà chung với làn sóng phát triển như vũ bão của kinh tế Thế Giới, Việt Nam
đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao thu nhập. Nói đến phát triển kinh tế không thể không nói đến vai trò của
các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp muốn phát
triển không chỉ cần đến các nhà kinh doanh giỏi thì cần phải có một số vốn
kinh doanh nhất định.
Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố
định là bộ phận vốn đầu tư vào tài sản cố định còn vốn lưu động là bộ phận
vốn tạo ra tài sản lưu động cho doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sự vận hành
của tài sản cố định và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Từ đó cho thấy việc tổ chức quản
lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung của doanh nghiệp.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vốn nói chung và vốn lưu
động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh , Tổng Công Ty Chè Việt
Nam đã thấy được vi trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng vốn lưu động đối với việc tồn tại và phát triển của công ty . Chính vì
thế Tổng Công Ty Chè Việt Nam đã có nhiều cố gắng tìm hướng khai thác ,
huy động vốn phát triển kinh doanh và đạt được hiệu quả nhất định . Tuy vẫn
còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh , hiệu quả sử dụng vốn , đặc biệt là vấn đề quản lý và sử dụng
vốn lưu động .
Qua thời gian thực tập tại Tổng Công Ty Chè Việt Nam và từ nhận
thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng vốn ,đằc biệt được sự
gúp đỡ tận tình của của giáo viên hướng dẫn: GVC Lê Văn Chắt cùng sự giúp
đỡ của ban lãnh đạo công ty ,phòng kế toán đã giúp em hoàn thành bài luận
văn tốt nghiệp về “Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu


quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công Ty Chè Việt Nam”.
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

1


Nội dung bài luận văn gồm 3 chương
Chương I. Những lý luận chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại
Tổng Công Ty Chè Việt Nam.
Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Tổng Công Ty Chè Việt Nam.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến, giúp đỡ của các thầy cô giáo để luận văn thêm phong phú và có ý nghĩa
thiết thực hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn : GVC Lê Văn
Chắt cùng các cô chú phòng kế toán Tổng Công Ty Chè Việt Nam đã giúp
đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

2


CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
I .KHÁI QUÁT VỀ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động
1.1. Khái niệm vốn lưu động
Mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm
vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các
sản phẩm hàng hoá, lao vụ , dịch vụ cung cấp cho xã hội .Doanh nghiệp có
thể thực hiện một số huặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động
các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động như nguyên, nhiên, vật
liệu, bán thành phẩm…Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình
thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi
là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vì vậy qua các lý luận trên ta có thể khái quát lại như sau : Vốn lưu
động của doanh nghiệp là lượng tiền ứng ra để hình thành nên tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên liên tục
1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của phần tài sản lưu động nhằm đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường
xuyên liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị hàng
hoá và thông qua lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau
một chu kì sản xuất kinh doanh.
Mục đích sử dụng vốn lưu động là phát sinh lời trong quá trình vận động
vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện những điểm xuất phát và điểm cuối
cùng của vòng tuần hoàn là gí trị tiền và đồng thời quay về với điểm xuất phát
với giá trị lớn hơn
Vốn lưu động có giá trị về mặt thời gian , bát kỳ một đồng vốn lưu
động nào cũng ngắn với một chủ sở hữu , vốn lưu động còn là một hàng hoá
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660


3


mà giá cả của vốn chính là chi phí của việc sử dụng vốn.
Tài sản lưu động được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp bao gồm các bộ phận: tiền, các khoản phải thu, dự trữ tồn kho và
TSLĐ khác. TSLĐ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh; giá trị của
nó dịch chuyển một lần toàn bộ vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng
tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Giá trị các loại tài sản lưu động của các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị tài sản của chúng. Do đó việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu
động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung
của doanh nghiệp.
2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng vốn lưu
động có hiệu quả thì cần phải phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo
các tiêu chí khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây:
2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động có thể chia thành 2
loại sau:
-Vốn vật tư, hàng hóa: nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền: là bộ phận vốn lưu động như tiền mặt tồn qũy, tiền gửi
ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản
đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá
vốn lưu động hiện có của mình từ đó đưa ra các quyết định về mức tồn kho dự
trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong suốt quá
trình sản xuất kinh doanh.(gồm 3 loại)

-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, nhiên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng, công cụ dụng cụ, động lực.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm và các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá qúy…), các khoản vốn đầu tư ngắn
hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản vốn trong

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

4


thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng…), các khoản thế chấp, ký cược, ký qũy
ngắn hạn..
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình chu chuyển, từ đó có các biện pháp điều chỉnh
hợp lý để mạng lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
2.3 Phân loại theo nguồn hình thành
ta có thể chia thành các nguồn
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối với các doanh nghiệp nhà nước đó là số vốn
lưu động được ngân sách nhà nước cấp huặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước như các khoản chênh lệch giá và các khoản phải nộp nhưng ngân sách
để lại . Đối với các doanh nghiệp thì đây là số vốn lưu động do xã viên cổ
đông đóng góp , vốn do doanh nghiệp tự bỏ ra .
-Ngừôn vốn đi vay :là vốn mà doanh nghiệp có được do đi vay ngân hàng và
các tổ chức tài chính trung gian khác , phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Việc phân chia VLĐ như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động
các nguồn vốn một cách phù hợp .
2.4 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng.

Người ta có thể chia thành hai loại
- Nguồn vốn dài hạn : là những nguồn vốn có tính chất ổn định dài hạn như
vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn .
- Nguồn vốn ngắn hạn : Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn sử dụng để đáp
ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời như vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng ,
vy nợ tín dụng thương mại , vốn chiếm dụng do chưa thanh toán tiền lương
cho cán bộ công nhân viên.
Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động
các nguồn vốn sao cho phù hợp với thời gian sử dụng sao cho hiệu quả.
2.5 Phân loại theo phạm vi huy động .
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn lưu động dược hình thành từ ngừôn vốn
bên trong và nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn huy động từ bên trong doanh nghiệp
như vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế , các khoản dự phòng thu từ thanh lý
, nhượng bán TSCĐ , tiền khấu hao TSCĐ
- Nguồn vốn bên ngoài : là số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

5


nguồn bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt đông sản
xuất kinh doanh như vy tổ chức tín dụng , tổ chúc kinh tế ...
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trong
suốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sản
phẩm trong chu kì kinh doanh. Do vậy khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu
động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó. Tốc độ luân

chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt công
tác, mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lí hay không
hợp lí, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong
sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm.
Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua sắm, dự trữ, vốn lưu động còn được sử
dụng trong thanh toán. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở
khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết để thực hiện thanh toán. Đảm
bảo đầy đủ vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn
trong kinh doanh, vừa tạo uy tín với bạn hàng và khách hàng.
Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ và năng lực quản lí vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo vốn
lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của
doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp.
2.1. Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của vốn lưu động
* Vòng quay tiền

=

Doanh thu thuần trong năm
Tiền và các loại tài sản tương đương tiền bq

Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Tỷ số càng cao
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.
*
Vòng quay
Doanh thu thuần
=
Hàng tồn kho

Tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời
kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xác định mức dự trữ vật tư,

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

6


hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
* Kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
và hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao khi chỉ tiêu này càng nhỏ.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình
=
DTT bình quân 1 ngày trong kỳ
2.2 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện
bằng hai chỉ tiêu chính:
* Số vòng quay vốn lưu động ( hiệu suất sử dụng vốn lưu động):
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong
một thời kỳ nhất định thường tính trong một năm, chỉ tiêu này cho biết mỗi
đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu
thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng
cao.
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ
=
VLĐ bq

* Kỳ luân chuyển vốn lưu động: cho biết số ngày để thực hiện một
vòng quay vốn lưu động. Công thức tính như sau:
360
VL§ ×360
bq

vßng
quay
K=
hay K =
Doanh thu thuÇn
VL§ trong kú
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
VLĐbq: Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời VLĐ
=
VLĐ sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Nó cho biết
mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
sau thuế. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng cao.
2.4. Chỉ tiêu về mức đảm nhiệm vốn lưu động:
* Mức đảm nhiệm
=
VLĐ sử dụng trong kỳ
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660


7


vốn lưu động
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ
hiệu quả kinh tế càng cao.
Kết quả thu được
* Hiệu quả sử dụng VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân
Trong đó:
Kết quả thu được: Biểu hiện bằng doanh thu hay lợi nhuận thu được
Vốn lưu động sử dụng: Số vốn lưu động tính bình quân trong kỳ kinh
doanh
2.5. Chỉ tiêu mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ:
Đây là chỉ tiêu bổ sung cho việc đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu
động. Nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ gốc.
*

Mức tiết kiệm(-)hay
M1
=
* (K1- K0)
lãng phí VLĐ(+)
360
Hoặc có thể xác định theo công thức sau:
* Mức tiết kiệm(-)hay
M1

= VLĐ1 lãng phí VLĐ(+)
L0
Trong đó:
VLĐ1 : Số vốn lưu động bình quân kỳ này
L0 : Số lần luân chuyển VLĐ ở kỳ gốc
M1 : Tổng mức luân chuyển của VLĐ trong kỳ này
K0 : Kỳ luân chuyển của VLĐ kỳ trước
K1 : Kỳ luân chuyển của VLĐ kỳ này
2.6. Các chỉ tiêu khác
*

Khả năng thanh
toán hiện hành

=

Tổng tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang
trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương
đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

8


*


Khả năng thanh
toán nhanh

=

Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn mà
không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).
*
Khả năng thanh
Tiền + các khoản tương đương tiền
=
toán tức thời
Nợ ngắn hạn
Tóm lại tất cả các chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, từ những chỉ tiêu này giúp nhà
quản lý đánh giá và nắm bắt, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách triệt
để, đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Các chỉ tiêu trên đã cho thấy sự đánh giá khá đầy đủ về tình hình sử dụng
vốn lưu động trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động quản kinh doanh
vốn rất đa dạng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ được đánh giá từ giác
độ định lượng tài chính. Muốn thực hiện tốt công tác phân tích, đánh giá quản lí
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét dưới góc độ tổng
thể. Do đó, để có kết quả đánh giá chính xác thì cần xem xét đến các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động này.
Nhân tố khách quan: là những nhân tố từ bên ngoài tác động vào không

nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp .Doanh nghiệp không thể
thay đổi mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động củ mình thích nghi với nhân tố
khách quan: lạm phát, biến động cung cầu hàng hoá,mức độ cạnh tranh tren
thị trường ,thiên tai....
Nhân Tố chủ quan : là những nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh
nghiệpcó thể điều chỉnh theo hướng có lợi : trình dộ công nghệ , trình độ quản
lý ,trình độ nhân lực....
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động.
Như chúng ta đã biết, vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cần cho quá
trình sản xuất như máu cần cho cơ thể con người. Nếu như con người cần hấp
thụ máu để tồn tại thì vốn đóng vai trò không thể thiếu được trong việc làm lưu
thông các mạch máu trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, duy trì và
đẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn thể doanh nghiệp. Vốn là nhân tố hàng đầu
tạo ra sức bật cho doanh nghiệp tiến từng bước vững chắc.
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

9


Tóm lại, tầm quan trọng của vốn nói chung và tầm quan trọng của vốn
lưu động nói riêng được mặc nhiên thừa nhận. Trong giai đoạn hiện nay, rất
nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện trực tiếp với vấn đề nan giải của sự
“đói vốn”. Tuy vậy, điều đáng lo ngại và đáng nói hơn đó là việc họ đã và
đang sử dụng vốn lưu động của mình đã thật sự có hiệu quả hay chưa. Bởi vì
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đưa lại cho doanh nghiệp
những lợi ích to lớn, cụ thể là:
Vốn lưu động được sử dụng cho sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả cao
thì năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Vì việc không
ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng vốn lưu động sẽ từng bước hạ chi phí sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng doanh

thu, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển vốn lưu động, làm cho nó quay được nhiều vòng hơn và tạo ra nhiều
lợi nhuận hơn từ một đồng vốn bỏ ra. Thêm vào đó, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động cũng góp một phần rất lớn vào việc giảm đi những chi phí
huy động những nguồn vốn có chi phí cao vào sử dụng, từ đó giảm tối đa
được chi phí sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động được sử dụng hợp lí, có hiệu quả còn góp phần cải thiện tình
hình thanh toán cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng chi trả cho các khoản
nợ vay. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì hiện nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều phải vay vốn của ngân hàng hay của các đối tượng khác để bù đắp
phần thiếu hụt của đơn vị mình dẫn đến một thực trạng là riêng số tiền lãi phải
trả hàng năm đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chính vì những lí do trên mà mỗi doanh nghiệp phải tiến hành thường
xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu như
vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ ...Cho đến
nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng khẳng định
vai trò không thể thiếu và tính tất yếu khách quan của nó trong việc nâng cao
sức cạnh tranh và góp phần làm tăng mức doanh lợi cho doanh nghiệp, tạo cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

10


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè lớn
nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp kinh doanh chè tại việt nam. Tổng công
ty được thành lập theo thông báo số 580_CP/ĐMDN Ngày 13/10/1995 của
chính phủ và quyết định số 394_NN_TCCB/QĐ tháng 12/1995 của Bộ Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Tổng công ty là một trong số những doanh
nghiệp được chọn để thành lập Tổng công ty theo quyết định của thủ tướng
chính phủ ngày 3/7/1994. Tuy mới được thành lập nhưng thực tế tổng công ty
đã có một quá trình lâu dài từ tiền thân là các nhà máy chè và liên hiệp các xí
nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.
Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam (tiền thân của
Tổng tông ty chè Việt Nam) được hình thành qua các giai đoạn:
1.1 Giai đoạn 1974-1978
Liên hiệp chè được thành lập theo quyết định số 95/CP ngày
19/04/1974 của hội đồng Chính phủ, lấy tên là Liên hiệp các xí nghiệp chè
thuộc Bộ lương thực và công nghiệp thực phẩm quản lý với nhiệm vụ là thu
mua và chế biến chè xuất khẩu Liên hiệp là nhằm đảm bảo chất lượng chè
xuất khẩu dựa trên cơ sở chuyên môn hoá, phân công hiệp tác lao động, tập
trung quản lí trong nội bộ Liên hiệp
1.2 Giai đoạn 1979-1986
Năm 1979, được nhà nước cho phép sát nhập Liên hiệp các xí nghiệp
chè (thuộc Bộ lương thực và thực phẩm) với công ty chè trung ương (thuộc
Bộ nông nghiệp), thành lập Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè
Việt Nam theo quyết định số 75/CP ngày 9/ 3/1979 của Hội đồng Chính phủ
1.3 Giai đoạn 1987-1995
Năm 1987, được nhà nước đồng ý cho phép các ngành hàng khép kín
từ khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến đến khâu xuất khẩu. Liên hiệp các xí


Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

11


nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam đã tiếp nhận công ty xuất khẩu chè
Vinalimex tổ chức thành công ty xuất khẩu đầu tư phát triển chè (Vinatea)
Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã tập hợp được trên cơ sở hợp
nhất các xí nghiệp quốc doanh trồng, chế biến, xuất nhập khẩu chè từ trung
ương đến địa phương vào trong một tổ chức thống nhất – VINATEA,
1.4 GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY

Khi xem xét khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh Liên hiệp các xí
nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam đã xây dựng đề án thành lập Tổng
công ty chè Việt Nam trình lên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày
29/12/1995, Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thông đã ra quyết
định số 394NN/QD cho phép thành lập Tổng công ty chè Việt Nam có tên
giao dịch quốc tế là Việt Nam National Tea Corporation
Tên viết tắt quốc tế là VINATEACORP.
Trụ sở chính hiện tại đặt tại 92 Võ Thị Sáu – Q. Hai Bà Trưng – TP Hà
Nội.
Tài khoản VND số 361 – 111004020 tại ngân hàng ngoại thương Việt
Nam
Tài khoản ngoại tệ số 362 – 111004020 tại ngân hành ngoại thương
Việt Nam
Tháng 6/1996, Tổng công ty chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động.
Với quy mô vốn của Tổng công ty chè Việt Nam
Vốn pháp định: 101.867,5 triệu đồng
Vốn cố định là: 68.163,6 triệu đồng

Vốn lưu động: 27.256,2 triệu đồng
Vốn xây dựng cơ bản: 5.601 triệu đồng
Vốn phát triển sản xuất: 846 triệu đồng
2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty chè việt nam.

Với mô hình quản lý mới từ ngày thành lập, chức năng nhiệm vụ của
Tổng công ty chè Việt Nam đã được mở rộng hơn trước đây. Ngoài chức
năng sản xuất kinh doanh hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam chuyển
mạnh sang thực hiện các chức năng dịch vụ. Hoạt động của Tổng công ty chè
Việt Nam bao gồm:

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

12


Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác.
Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản xuất các loại
đồ uồng, nước giải khát…
Sản xuất ngạch ngói, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục
vụ vùng nguyên liệu.
Sản xuất bao bì các loại
Chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ
chuyên ngành chè
Dịch vụ kĩ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế
biến chè.
Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, dân
dụng
Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hành

Bán buôn, bán lẻ, đại lí các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công
nghiệp Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật nhà nước.
Xuất nhập khẩu bao gồm:
Xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè và các mặt hành nông lâm sản, thủ
công mỹ nghệ.
Nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiệt bị, phương
tiện vật tải và hàng tiêu dùng.
Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề có liên
quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Tham gia đào tạo công nhân kĩ thuậtLiên doanh, liên kết các đơn vị kinh
tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh chè.
3. Cơ cấu bộ máy quản lý của tổng công ty chè
Tổng công ty là doanh nghiệp hoạt đông theo luật doanh nghiệp nhà
nước và chịu sự quản lý của nhà nước của các bộ và các cơ quan ngang bộ,cơ
quan trực thuộc chính phủ,uỷ ban nhân dan tỉnh .
Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý của tổng công ty và
phát triển công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tổng công ty phải chịu trách
nhiêm trước hội đồng quản trị, trước bộ trưởng nông nghiệp và phát triển

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

13


nông thôn và trước pháp luật về điều hành hoạt động phát triển của tổng công
ty.
Tổng công ty áp dung mô hình quản lý trực tuyến. Tổng giám đốc có
quyền điều hành cao nhất Tổng công ty.
Các phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số

lĩnh vực của Tổng công ty .
Kế toán trưởng của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kế toán, thống kê của tổng Tông ty.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quán trị giao
Vănphòng là các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Tổng công ty
Thực hiện quyết định 203/2005/QĐ ngày 11/8/2005của thủ tướng và
QĐ 2374/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 13/09/2005 của bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc chuyển Tổng công ty chè việt nam sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
nhiệm vụ của phòng ban tại cơ quan văn Phòng Tổng công ty như sau.
Phòng Tài chính – kế toán:Tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị,
tổng giám đốc về lĩnh vực hoạch toán kế, trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Phòng kế hoạch đầu tư: điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng
cao chất lượng sản phẩm, hợp tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: kiểm tra đánh giá chất lượng sản
phẩm chè
Phòng tổ chức pháp chế :Tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc về lĩnh vực quản lý, tổ chức cán bộ, Văn phòng:Tham mưu
giúp việc cho hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực văn phòng
phòng kinh doanh XNK1:Tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc mở rộng thi trường xuất khẩu chè tại trung đông, khai thác
kinh doanh xuất nhập khẩu chè
Phòng kinh doanh XNK 2; Tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc mở rộng thi trường xuất khẩu chè
3.1 Mô hình tổ chức của tổng công ty chè Việt Nam

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

14



Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của văn phòng Tổng công ty
Chủ tịch HĐQT
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc

Phó Tổng giám
đốc

Phòng
KHĐT

Văn
phòng

Cty
TM&
DL
Hồng
Trà

Cty
Chè
Mộc
Châu

Phó Tổng giám
đốc


Cty
Chè
Sà i
Gòn

Phòng
TCKT

Cty
Nam
Sơn

Phòng
TCPC

Phòng
KTCT&S
P

XN

Cty

Cty

tinh

TM




chế

Hươn

khí

Kim

g Trà

Mai

Anh

Cty
Chè
Long
Phú

Cty CP
Xây
lắp
VTKT

Cty
Chè
Sông
Cầu


Cty CP
Quân
Khu

Cty CP
Chè
Trần
Phú

Cty CP
Kim
Anh

Phòng
KDXNK

Đình

Cty CP
Chè
Nghĩa
Lộ

Cty CP

khí
chè

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660


Cty
Chè
Hải
Phòng

Cty CP
Chè
Liên
Sơn

Cty CP

Tĩnh

Cty
liên
doanh
Phú Đa

Cty liên
doanh
Indochin
e
15


4.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán tại tổng công ty chè việt nam
Trưởng phòng

KT-CT
Phó phòng phụ
trách kinh doanh

Kế
toán
kho
hàng
xuất
khẩu

Kế
toán
kho
hàng
nhập
khẩu

Phó phòng phụ
trách sản xuất

Kế
toán
thanh
toán
đối
ngoại

Kế
toán

vốn
đầu tư

Kế
toán
thanh
toán

Thuỷ
quỹ

4.1 nhiệm vụ
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính – ké tóan có nhiệm vụ điều
phối mọi hoạt đông trong phòng
Phó phòng phụ trách kinh doanh qủan lý các vấn đề về vốn kinh doanh
xúât nhập khẩu
Phó phòng phụ trách sản xuất qủan lý các vấn đề về đầu tư, hợp tác liên
doanh liên kết chịu sự quản lý của trưởng pghòng kế toán
Kế toán kho hàng xuất khẩu chuyên phụ trách mua chè bán chè xuất
khẩu theo dõi kho.
Kế toán thanh toán đối ngoại theo dõi hàng xuất nhập khẩu uỷ thác
hoàn thiện mợi chứng từ hàng xuất khẩu gửi cho ngân hàng thanh toán tiền
hàng
Kế toán kho hàng nhập khẩu theo dõi khâu nhập bán trong nước và tính
kết quả kinh doanh cuối cùng
Kế toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn đầu tư nhận

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

16



vốn đàu tư giao xưống các đơn vị trả nợ gốc vàlãi dúng hạn.
Kế toán thanh toán quản lý ngân quỹ và các vấn đề liên quam đến ngân
hàng viết phiếu thu chi hoạch tón thanh toán theo dõi số dư tiền mặt và số dư
tiền gửi ngân hàng
Thủ quý là người phụ trách thu chi tiền mặt, theo dõi tồn quỹ hàng
ngày và đối chiếu với kế toán thanh toán
4.2 Hình thức kế toán
Tổng công ty chè việt nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hỗn
hợp .các đơn vị thành viên hạch toán độc lập thì có phòng kế toán riêng, còn
các chi nhánh và các dơn vị hoạch toán phụ thuộc thì không tổ chức phòng kế
toán, mọi nhiệm vụ kế toán được giao cho một nhân viên chuyên trách chịu
sự chỉ dạo trực tiếp của phòng kế toán tài chính.
Tổng công ty sử dụng phần mềm kế toán tài chính riêng thống nhất kết
nối mạng nội bộ đảm bảo thông tin kết nối kịp thời nhanh chóng
Tổng công ty áp dụng niên độ kế toán : Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết
thúc vào 31/12 hàng năm
Đơn vị sử dụng trong nghi chép kế toán là VNĐ
Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho : Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ
Tổng công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

17


Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Tổng

công ty chè Việt Nam
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1.Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty
1.1 Cơ cấu vốn kinh doanh
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn
lưu động nói riêng trước hết ta đi nghiên cứu về vốn và ngừôn vốn của Tổng
Công Ty Chè Việt Nam qua bảng số liệu sau.
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660


18


Biểu số 1: Cơ cấu Vốn và nguồn vốn của Tổng Công Ty Chè Việt Nam
(Đơn vị: Triệu
đồng)

CHỈ TIÊU

NĂM 2006

2007

SO SÁNH

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)


A.Tài sản

997.126

100

942.806

100

-54.320

-5,44

1. Tài sản lưu động

739.064

74,12

650.843 69,03

-88.221 -11,94

2. Tài sản cố định

258.062

25,88


291.963 30,96

33.901

13,14

B. Nguồn vốn

997.126

100

942.806

100

-54.320

-5,44

1. Nợ phải trả

804.420

80,67

685.136

72,7


-119.287 -14,8

- Nợ ngắn hạn

570.085

74,0

484.239

70,7

-85.846

-15,1

- Nợ dài hạn
2. Nguồn Vốn chủ sở hữu

161.784
192.706

21,0
19,33

146.048 21,31
257.670 27,33

-15.736

64.964

-9,72
33,71

- Nguồn vốn ban đầu

169.754

88,09

225.074 87,35

55.320

32,6

- Nguồn vốn bổ sung

15.154

7,86

21.245

8,25

6.091

40,2


- Nguồn kinh phí

7.798

4,05

11.351

4,41

3.553

45,6

Nguồn số liệu: Do phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty Chè VN cung cấp
Qua bảng số liệu (bảng 1) ta thấy trong hai năm ngần đây tỷ trọng VLĐ của
Tổng Công Ty luôn chiếm tỷ trọng cao cụ thể là năm 2006 chiếm 74,12% còn
năm 2007 chiếm 69,03% trong tổng vốn kinh doanh . Năm 2007 tài sản lưu
động giảm so với năm 2006 là 88.221 Triệu đồng tương ứng với -11,94%
năm . Tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 là 33.901 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 13,14% . Như vậy ta thấy Vốn cố định của Tổng
công ty giảm 88.221 triệu đồng còn vốn cố định tăng 33.901 triệu đồng .
1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Nhìn vào bảng biểu số 1 ta thấy Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2007 là
942.806 triệu đồng giảm 5,44% so với năm 2006, trong đó nợ phải trả là
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

19



685.136 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,7% tổng nguồn vốn so với năm 2006
giảm 14,8% tương ứng với 119.287 triệu đồng . Nợ ngắn hạn năm 2007 là
484.239 triệu đồng giảm 15,1% tương ứng với 85.846 triệu đồng so với năm
2006. Nợ dài hạn năm 2007 146.048 triệu đồng giảm 9,72% tương ứng
15.736 triệu đồng . Nợ phải trả mà chủ yếu là nợ ngắn hạn là nguồn vốn vay
phải trả lãi nếu sử dụng không hiệu quả sẽ dãn đến rủi do cao với Tổng công
ty.
- Vốn chủ sở hữu:Tổng Công ty Chè là 1 đơn vị kinh tế Nhà nước nên vốn
CSH chủ yếu là nguồn kinh phí sự nghiệp do Nhà nước cấp. Dù vậy vốn CSH
của Tổng Công ty vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm
2006 với tỷ trọng chiếm 19,33% trong tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự
chủ tài chính của Tổng Công ty là thấp, cần thiết phải tăng nguồn vốn CSH
cao hơn nữa để chủ động hơn trong sản xuất.
Ý thức được điều này sang đến năm 2007 vốn chủ sở hữu đã tăng lên
27,33% tương đương với tỷ lệ là 33,71%. Từ 192.706 triệu đồng (2006)
nguồn vốn CSH đã tăng lên 257.670 triệu đồng (2007). Mặc dù đây vẫn còn
là con số khiêm tốn nhưng đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của Tổng Công ty
Chè trong việc tăng tính tự chủ tài chính của mình.
1.3 Cơ cấu vốn lưu động
Biểu số 2: Cơ cấu giá trị tài sản lưu động của Tổng Công Ty.
(Đơn vị: Triệu
đồng)

CHỈ TIÊU
TÀI SẢN
A. Vốn lưu động
I. Vốn bằng Tiền
1.Tiền mặt tại quỹ
2.Tiền gửi ngân hàng

II. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Phải thu nội bộ
4. Phải thu khác
III. Hàng tồn kho

NĂM 2006

2007

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

739.064
87.475
18.100
69.375
597.518
556.995
15.854
13.865
10.804
39.539

74,12

11,8
20,69
79,30
80,8
93,21
2,7
2,32
1,81
5,4

650.843
80.393
18.103
62.290
513.566
482.120
12.259
11.998
8.689
42.037

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

SO SÁNH

Tỷ trọng
Số tiền
(%)

69,03 -88.221

12,4 -7.082
22,51
3
77,48 -7.085
79
-83.952
94
-74.875
2,4
-3.595
2,34 -1.867
1,7
-2.115
6,5
2.498

Tỷ trọng
(%)

-11,94
-8,1
16,5
-10,21
-14,1
-13,44
-22,7
13,5
19,6
6,3
20



1. Nguyên vật liệu tồn kho
12.978
32,82
10.084
24
-2.894
-22,3
2. Công cụ dụng cụ trong kho
1.923
4,9
1.530
3,64
-393
-20,43
3. Chi phí SXKD dở dang
4.776
12,08
7.475
17,8
2.699
56,51
4. Thành phẩm tồn kho
17.887
45,23
19.428 46,21 1.539
8,6
5. Hàng hoá tồn kho
1.975

5,0
3.520
8,4
1.545
78,22
IV. Tài sản lưu động khác
12.179
1,7
10.369
1,6
-1.810
-14,9
1. Tạm ứng
9.961
81,8
8.184
79
-1.777 -17,84
2. Chi phí trả trước
593
4,9
781
7,53
188
31,7
3. Tải sản lưu động khác
1.625
13,34
1.404
13,54

-221
-13,6
V. Chi sự nghiệp
2.353
0,3
4.478
0,7
2.125
90
* Nguồn số liệu: Do phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty Chè VN cung cấp
Từ biểu số 2 cho ta thấy Tuy tỷ lệ VLĐ của năm 2007 so với năm 2006
giảm 11,94%, song trong tổng tài sản thì VLĐ chiếm tỷ trọng vẫn rất lớn
74,12% (2006) và 69,03% (2007).
Với tỷ trọng lớn như ở trên đối với 1 doanh nghiệp lẽ ra là rất lợi thế,
VLĐ lớn thì Tổng Công ty sẽ rất thuận lợi trong khả năng thanh toán nhanh.
Nhưng điều đáng chú ý ở đây là các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong
VLĐ 80,8% (2006) và 79% (2007).
Tỷ lệ các khoản phải thu sang năm 2007 có giảm 14,1% chứng tỏ rằng
Tổng Công ty đã rất cố gắng trong việc khắc phục các khoản phải thu, nhưng
số phải thu vẫn còn rất lớn. Với việc bị chiếm dụng vốn lớn như vậy sẽ khiến
cho Tổng Công ty gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do việc quay vòng
và sử dụng đồng vốn cũng như áp lực của việc thu hồi nợ.
Tuy vậy vấn đề này cũng cần xem xét ở một khía cạnh khác đó là việc
Tổng Công ty đang tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ mà chủ yếu là thị
trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu chè nên phát sinh hoạt
động tín dụng thương mại là điều khó tránh khỏi.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty chè Việt
Nam.
Sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động
nói riêng là sự cần thiết mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền

kinh tế thị trường. Cũng chính vì vậy mà sử dụng vốn lưu động có hiệu quả
hay không? điều đó ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến quá trình tái sản xuất, đến
kết quả tài chính của mỗi doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có
các quyết định phù hợp nhằm kích thích kinh tế doanh nghiệp phát triển.

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

21


2.1 Một số nét về kết quả hoạt động SXKD của Tổng Công Ty
Biểu số 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2006-2007)
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 So sánh ± 2006/2007
số tiền
tỷ lệ%

I.Hoạt động kinh doanh và tài chính
1. Tổng doanh thu
596.637 487.603 -109.034
-18,27
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
180.000
97.000
-83.000
-46,11
2. các khoản giảm trừ doanh thu
1.084

931
-152
-14,11
3. Doanh thu thuần(1-2)
595.553 486.672 -108.881
-18,28
4. Giá vốn hàng bán
448.226 389.048 -59.178
-13,20
5. Lợi nhuận gộp (3-4)
147.327
97.624
-49.703
-33,74
6. Chi phí bán hàng
49.955
35.144
-14.811
-29,65
7. Chi phí quản lý kinh doanh
47.989
21.737
-26.252
-54,70
8. Thu nhập hoạt động tài chính
4.853
4.794
-57
-1,17
9. chi phí hoạt động tài chính

4.802
3.840
-962
-20,03
10. Lợi nhuận từ SXKD& tài chính
49.433
41.699
-7.734
-15,64
{ (5 + 8) - ( 6 + 7 + 9 ) }
11.Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
49.433
41.699
-7.734
-15,64
12.Thuế TNDN Phải nộp
13.841
11.676
-21.65
-15,64
13.Lợi nhận sau thuế
35.592
30.023
-5.569
-15,64
14.Thu nhập bình quân đầu người
1,78
1,93
0,15
8,43

* Nguồn số liệu: Do phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty Chè VN cung cấp
Năm 2007 doanh thu thuần của Tổng công ty là 486.672 triệu đồng
giảm 108.881 triệu đồng tương ứng với 18,28% . Sở dĩ có sự giảm mạnh về
doanh thu như trên là do tình hình xuất khẩu năm 2007 của Tổng công ty gặp
quá nhiều khó khăn . Nếu như năm 2006 doanh thu hàng xuất khẩu là
180.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,22% trên doanh thu thuần thì sang đến
năm 2007 doanh thu hàng xuất khẩu chỉ còn 97.000 triệu đồng tỷ trọng
19.33% trên tổng doanh thu . đây quả là một con số đáng lo ngại cho Tổng
công ty chè Việt Nam vì rõ ràng hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem lại
doanh thu chủ yếu cho Tổng công ty thì lại bị giảm mạnh , chỉ trong vòng hai
năm mà doanh thu hàng xuất khẩu giảm tới 46,11% . Hàng xuất khẩu bị giảm
mạnh là do một số nguyên nhân sau
Nguyên nhân không nhỏ là do ảnh hưởng của chiến tranh IRAQ khiến
cho lượng hàng xuất khẩu sang IRAQ của Tổng công ty giảm mạnh .
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

22


Bảng số 4: Tình hình xuất khẩu chè sang một số thị trường
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
sản lượng %
giá tri % sản lượng %
giá trị %
IRAQ

74,6
80,6
55,06
60,08
PAKISTN
8,55
6,66
13,6
9,8
CHÂU Á
12,8
9,95
17,5
16,38
CHÂU ÂU
1,41
0,65
5,45
5,82
NGA VÀ ĐÔNG ÂU
2,21
2,03
6,56
6,32
BẮC MỸ
0,43
0,11
1,83
1,6
* Nguồn số liệu: Do phòng Kinh doanh Tổng Công ty Chè VN cung cấp

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy tình hình xuất khẩu chè sang thị
trường IRAQ là rất lớn , bị mất thị trường IRAQ làm cho Tổng công ty rất
lúng túng trong một thời gian . Nguyên nhân thứ hai làm giảm doanh thu xuất
khẩu là do nguồn nguyên nhiên liệu không dược quản lý chặt chẽ chất lượng
sản phẩm chè còn thấp các trương trình quảng bá các sản phẩm chè ra thị
trường xuất khẩu không đạt được hiệu quả.
Doanh thu năm 2007 là 487.603 so với năm 2006 là 596.637 giảm
109.034 Với tỷ lệ giảm tương ứng là -18,27% cho thấy tổng công ty kinh
doanh không có hiệu quả, do doanh thu thuần giảm thì giá vốn hàng bán cũng
giảm.chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhìn chung đây
quả là đấu hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo
của Tổng công ty trong việc giảm thiểu các chi phí tuy nhiên tốc độ giảm của
giá vốn hàng bán chưa tương xứng với tốc độ giảm của doanh thu thuần , thu
nhập tư hoạt động tài chính và chi phí từ hoạt động tài chính giảm nhẹ đặc
biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tài chính năm 2007 đạt 41.699
so với năm 2006 đạt 49.433 tương ứng với tỷ lệ -15,64% cho thấy công ty
không đạt được chức năng thương mại của mình . Lợi nhuận trước thuế do
các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tài chính đều giảm nên
tổng lợi nhận trước thuê cũng giảm theo.Thu nhập của người lao động tương
đối ổn định và liên tục tăng lên từ 1,78 triệu năm 2006 lên 1,93 triệu năm
2007 đồng/tháng con số thể hiện sự lỗ lực của Tổng công ty trong việc nâng
cao chất lượng đời sống người lao động giúp họ yên tâm công tác hoạt đông
có hiệu quả hơn và ngắn bó với Tổng công ty tuy nhiên Tổng công ty cần phải
xem xét lại trong khi doanh thu và lợi nhuận của tổng công ty giảm nhưng
Thị trường

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

23



tiền lương lại tăng .
2.2. hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty chè Việt Nam.
Sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và sử dụng có hiệu quả vốn lưu
động nói riêng là sự cần thiết mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường. Cũng chính vì vậy mà sử dụng vốn lưu động có hiệu
quả hay không? điều đó ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến quá trình tái sản xuất,
đến kết quả tài chính của mỗi doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
có các quyết định phù hợp nhằm kích thích kinh tế doanh nghiệp phát triển.
Biểu số 5 : một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của
TCT

Chỉ tiêu

So sánh ±
2006/2007
số tiền tỷ lệ%
961.912 213.375 28,51
360.310 11.903
03,41
8.561
12
0.14
0,38
0,08
17,39
164
20,94
947


Năm 2006 Năm 2007

Đơn vị
1- VLĐ bình quân
Trđ
748.537
2. Doanh thu tiêu thụ
Trđ
348.407
3. Lợi nhuận trước thuế
Trđ
8.549
4. Vòng quay VLĐ = (2)/(1)
Vòng
0,46
5.Thời gian 1 vòng quay VLĐ Ngày
783
=360/(4)
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ =(1)/ Trđ/Trđ
0,52
24,18
2,15
2,67
(2)
7. Sức sinh lời VLĐ =(3)/(1)
Trđ/Trđ
0,011
0,008
0,003
27,27

* Nguồn số liệu: Do phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty Chè VN cung cấp
Qua bảng trên ta có thể thấy các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng rất phức
tạp cụ thể :
* Tốc độ quay vòng vốn lưu động của Tổng công ty là quá chậm ta có
thể thấy số vòng quay năm 2006, 0,46; 0,38 vòng, năm 2007 là rất thấp.
Điều này nói lên rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã rất thấp
lại tiếp tục thấp hơn nữa trong 2 năm gần đây 2006,2007. Nên đã gây ra
những lượng vốn lưu động ứ đọng làm giảm số vòng quay trong một kì đồng
thời làm tăng thời gian chu chuyển vốn lưu động, thấp nhất cũng phải mất 783
ngày (năm 2006) và cao nhất cũng thì phải mất 947 ngày (năm2007) mới
thực hiện được 1 vòng quay của vốn lưu động.
Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

24


Sở dĩ có hiện tượng trên là vì một lý do cơ bản là do đặc điểm của
ngành chè. Vòng quay vốn lưu động rất nhỏ đó là do thời gian luân chuyển
quá lớn, một khách hàng lớn của Tổng công ty đó là Iraq đã có một hợp đồng
mua hàng trả chậm sau 3 năm (2005-2007) mới thanh toán tiền hàng cho
Tổng công ty do đó làm cho khoản phải thu hàng năm là rất lớn, tốc độ tăng
của vốn lưu động hàng năm nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu tiêu thụ.
* Khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động ở Tổng công ty có xu
hướng giảm dần cụ thể ta thấy năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu cần
2,15 đồng vốn lưu động ,năm 2007 để tạo ra một đồng doanh thu cần 2,67
đồng vốn lưu động.
* Sức sinh lời của vốn lưu động cũng tương đối thấp, nó phản ánh một
đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Từ bảng
ta thấy rằng một đồng VLĐ năm 2006 tạo ra 0,001 đồng lợi nhuận năm 2007
một đồng VLĐ chỉ tạo ra 0,008 đồng lơi nhuận chứng tỏ mức sinh lời là giảm

dần .
Như vậy ,qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VLĐ ta nhận thấy việc
quản lý và sử dụng VLĐ kém hiệu quả vì vậy tổng công ty cần chú trọng hơn.

Phạm Ngọc Tú - Lớp 705 - MSV:2002D3660

25


×