Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

So sánh một số chỉ số về y tế giữa campuchia và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 59 trang )

BỘ Y T Í
m t Ò K G Đ Ạ I HỌ C DƯỢC H À NỘI

U M S O P H E A

s o

S Ấ N H

C A M

M Ộ T

S



P U C H I A

C H Í s ố

V A

W

V Ể

Ệ T

T


I Ể

G IỮ A

N A M



(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC S ĩ KHÓA 1997-2002Ị

Người hướng dẫn: ThS. NGUYẺN t h a n h b ìn h
TS. LÊ VIẾT HÙNG
Nơi thực hiện:
BỘ MÔN QUẢN LÝ & KINH TÊ Dược
Thời gian thực hiện: 1/ 2002 - 5/ 2002

/

H á JỆrộ i, th á ttg

s năm

2002

ỊJ2 u




J J


(J< i m

Q I

itom thnh Uhoỏ lun tụt ntfliiốp n)ti'fớ't' s ti hoe tờ
te s ớuiộti dn ớThớ tỡin, ehi bỳa D tt) iu kin (iỳp
t n tỡn h efatt ớtỏ fớ CL th y :

ầợ Ua . Qlgin ầJhjanh, (Bỡnh. ĩI cTrV. M. ()u ớ '3H
r i ('H dein ittifớe )l t- lũtit tự ờt Oil t i eớit iớỡt/ eờ ớiớio

tớ'on t rM m ũ n Qjuttti ltj & 3CJnh tờ tlt /e , eộbH tin h / e (tớo ầJeựụ'nq
^ i l i' O Jt iỗ 'e 'Jễ CL Q t i n h n t I lớf t t ỳ 'i t ó i i i ỡ ớ ớ ớ l n

ớiớu u ớl i

tụi tro n ớut 5 nm he ti tViion ( ớựi eỏe hn siuli otộớt II(
khoa ó gJjjLfL ớtừ' ờ. tụi hon thnh, tillúti lớttIt util/.
Vfii os enớt t biời Oll Ht' (Ătớ )iff) Vớt (ỡ (t' tớỡti tỡnh llớ )ỳn tộ.
(D thỡ)i ỡatt eú fatut, kiờn tlt fio D kinh nqhiờm et)ti hn chi'
eh a ehjn ii.it Ott lu õ n eũt (ộ n h iu th iu , sú t y tụ i v ớớt UIK ('ỏ
th ó ớ e ớỡ mi ntiiũi úp J kiu khộ a lun, litỡỡớiớ thin hott.

Tỡ Qli, tiớớt 28, thỏng, 5ý nm 2002
cSin h ớ ỡ ờ n

M m cSoflhea



MỤC LỤC
TÊNM ục

Trang

ĐẶT VẨN ĐỀ
PHẦN l.T ổ N G QUAN

1
3

1.1. Sự phát triển của ngành dược thế giới

3

1.2. Một số nét chung về đất nước Campuchia

5

1.3. Thực trạng tình hình ngành Dược Campuchia

8

1.4. Chiến lược phát triển của ngành y tế Campuchia trong giải

11

đoạn hiện nay
PHẦN 2. KHẢO SÁT VÀ KÊT QUẢ


2.1. Nội đung và phương pháp nghiên cứu

15

15

2.2. Kết quả khảo sát

16

2.2.1. Yếu tố địa lý-kinh tế-xã hội

16

2.2.2. Các vấn đề về y tế

22

2.2.3. Hệ thống tổ chức ngành dược của Campuchia và Việt Nam

32

2.2.4. Công tác đăng ký thuốc

34

2.2.5. Số lượng các cở sở kinh doanh thuốc

35


2.2.6. Nhập khẩu thuốc

35

2.2.7. Nhân lực ngành y tế

37

2.2.8. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

41

2.2.9. So sánh tình hình mắc môt số bênh của Campuchia với

46

một số nước trong khu vực
PHẦN 3. KÍT LUẬN & KIÊN NGHỊ

48

3.1. Kết luận

48

3.2. Kiến nghị

49

TẢI LIỆU THAM KHẢO



MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chú giải chữ viết tắt

BCG

Vacxin phòng bệnh lao

Bacille Calmette Guesin

CBR

Tỷ lệ sinh thô

Crude Birth Rate

CDR

Tỷ lệ chết thô

Crude Death Rate

CTCP

Công ty cổ phần


CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNTW

Doanh nghiệp trung ương

DP-MP

Dược phẩm-mỹ phẩm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

G.M.P


Thực hành sản xuất thuốc tốt

Good Manufacturing Practic

GSP

Hệ thống ưu đãi thuế quan

HNDTN

Hành nghề dược tư nhân

IMR

Tỷ lệ chết trẻ em

Infant Mortality Rate

IƯD

Đặt vòng

Intra Uterine Device

MFN

Tối huệ quốc

Most Favorited Nation


NS

Ngân sách

Generalized System of Preferences

QLHNDTN Quản lý hành nghề dược tư nhân
TBYT

Thiết bị y tế

TP

Thành phố

TTKN

Trung tâm kiểm nghiệm

TTYT

Trung tâm y tê

UBND Q/H uỷ ban nhân dân quận huyện
W.H.0

Tổ chức y tế thế giới

XN


Xí nghiệp

YHCT

Y học cổ truyền

World Health Organization


ĐẬT VẤN ĐỂ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và
sức khỏe của người bệnh. Do vậy việc sử dụng thuốc đảm bảo hợp lý an toàn là một
trong những mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia đang phát triển. Để đạt
được mục tiêu đó việc sắp xếp cơ cấu tổ chức hệ thống ngành y tế nói chung và
ngành dược nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh, ngành dược Campuchia hầu như không được
đầu tư phát triển, nguồn nhân lực và trang thiết bị vật tư hết sức khó khăn, cho nên
ngành dược Campuchia giai đoạn này hầu như không hoạt động.
Sau khi đất nước Campuchia được giải phóng (1979) tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội chưa ổn định, kinh phí nhà nước dành cho y tế hạn hẹp do vậy ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển ngành y tế. Từ những năm 1987 tình hình chính trị xã hội
tương đối ổn định, kinh tế thị trường và chính sánh mở cửa đã có tác động sâu sắc
đến ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng. Ngành dược đã từng bước phát
triển, hệ thống sản xuất-kinh doanh dần dần đi vào hoạt động, công tác quản lý và tổ
chức từng bước được cải tiến và đổi mới từng phần.
Bên cạnh những kết quả đạt được ngành dược cũng gặp phải nhiều khó khăn
vướng mắc do cơ chế mở cửa của nền kinh tế, thị trường thuốc lộn xộn, thuốc giả,
thuốc kém chất lượng vẫn được lưu hành dường như không kiểm soát được. Một
trong các nguyên nhân là do hệ thống tổ chức ngành y tế đã được cải tiến nhưng vẫn
còn nhiều bất cập kèm theo đó là hệ thống pháp lý chưa được ổn định. Do vậy công

tác tổ chức hệ thống ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng của Campuchia
đang là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm.
Việt Nam là một quốc gia thực hiện chính sách mở cửa từ những năm 80 và đã
đạt được những thành tựu kinh tế của xã hội đặc biệt là những năm 90, trong đó
ngành y tế đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Do cả 2 nước đều có hoàn cảnh lịch
sử phát triển tương đối giống nhau và cùng nằm trong khối ASEAN, chính vì vậy
những kết quả thành công trong tiến trình đổi mới ngành y tế của Việt Nam sẽ là
những kinh nghiệm quí báu để ngành y tế Campuchia tham khảo và học tập, nhằm

1


khắc phục những thực trạng bất cập hiện nay trong công tác quản lý ngành y tế phục
vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, đồng thời tăng khả năng
hội nhập với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Đề tài "So sánh một sô chỉ sô về y tế giữa Campuchỉa và Việt Nam” được
thực hiện nhằm góp phần tìm hiểu một số chỉ tiêu về y tế hiện nay của Campuchia
trong sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập của các nước khu
vực ASEAN với các mục tiêu sau:
• So sánh một số chỉ tiêu về y tế giữa Campuchia và Việt Nam.
• Tìm hiểu hệ thống tổ chức ngành dược của Campuchia
• Đưa ra một số nhận xét và đề xuất ý kiến cho các nhà hoạch định chính sách của
Campuchia.

2


BẢN ĐỔ HÀNH CHÍNH CAMPUCHIA
T H A I
: .... ■


)

■ỆỆmlmẫÊ&ÊmẵÊị
¡¡¡¡11111»®£* Ị-t.-■X

m
ẫễẫMiÊỀ
fifppmgi

ilia
I:IlMS*
llỆ r

LAND
x-v

Phu mì'
CHUÖR PHNUM DÂNGRẼK
sâm raông
Kulén
A nqkor Wat
M e to iiÿ r
.S iẽm réab

/ Bon g LÔ ng

111

-_—r - ^ _ ^ S r ê p o k


B ătdám bâng

C

TSnỉé
Síp

' ©831 ■' ■
ly ffM k
f
M il

M

B A O

D

I A

CHU OR PHMUN
KRẲVANH
Phnum
-•■"■■ ■•■■■■
'■■• ■A ô ra l

K râchéh

Kâm pong

LCh h nang

flw fc-K rong K ioh
__
'® l s J i o n g
P H N O M P E NH

SJ
A.

K i m póng T h u m

7 lÿ/ï ?t" S-í í '

0nu

A

-EJBPsÆffitf1»V!Ị:

JlflSlKW
ẾỆ'■
;r}Ịy-';l .

.am póng
C ham

. -----

f t - ' .f-PifflÄiSi


^K am pôt

Microsoft Map Sa0ni^ $ l^ p p % 5 S * |? f

Svay
R i? nq

É liilfe ;'::


w -

V I E T N A M

'


Phán 1.

TỔNG QUAN

1.1. Sự phát triển của ngành Dược thế giới.
Trải qua nhiều thế kỷ, ngành Y và Dược không được tách riêng rẽ, từng bước phát
triển đan xen lẫn nhau. Khi số bệnh nhân ngày càng tăng, người thầy thuốc không còn
thời gian để vừa chữa bệnh vừa bào chế thuốc. Lúc đó có sự phân công lao động, người
này chuyên làm nhiệm vụ chữa bệnh, người kia chuyên bào chế thuốc. Sau một thời
gian phát triển nhu cầu thuốc ngày càng lớn buộc ngành dược phải phân công lại lực
luợng lao động. Xưởng bào chế, kho thuốc và cửa hàng xuất hiện. Từ khi môn dược lực
học xuất hiện và các hoá chất được sử dụng vào ngành dược ngày càng nhiều thì vai trò

của người dược sỹ ngày càng được củng cố và phát triển.
Đến thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, ngành dược
không ngừng trưởng thành và lớn lên nhanh chóng, những thuốc mới đặc biệt công
hiệu làm phong phú thêm kho thuốc của thế giới, mở đầu là phát minh tìm ra chất
Morphin loại alkaloid đầu tiên được chiết xuất từ nhựa cây thuốc phiện. Tiếp đến là
chất Nicotin, Emetin, Quinin... lần lượt ra đòi. Bên cạnh khoa chiết xuất, sự phát triển
của hoá hữu cơ đã tạo cho ngành dược nhiều thuốc mới như: Cloroíorm, Iod,
Brom,.. .sự phát minh ra các thuốc dùng gây mê tạo đà cho ngành giải phẫu nhảy vọt.
Khi các chuyên ngành hoá hữu cơ, sinh hoá, hoá lý, vi trùng học, dược lý, điều
trị học phát triển đan chéo lên nhau, chuyên ngành này tạo điều kiện cho chuyên
ngành kia phát triển và ngược lại, những thuốc hoá học truyền thống thay đổi, các
thuốc biệt dược phát triển xuất hiện ngày càng nhiều ví dụ: từ thạch tín( arsenic) chế
ra arsenobenzol, Salvarsan (1909) các thuốc trị giang mai vừa tốt, vừa ít độc hơn
thạch tín...
Đầu thế kỷ 20 tìm ra Sulíamid (1908), một loại thuốc diệt vi khuẩn, chống các
bệnh nhiễm khuẩn, giúp nhân loại cứu hàng loạt sinh mạng mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, việc tổng hợp ra các thuốc để trị sốt rét như: Nivaquin, Cloroquin...góp phần
cứu sống hàng triệu người trên trái đất. Phát huy hiệu quả trên đây lần lượt các thuốc
hoá chất ra đòi: Phenergan, Pentotal...đặc biệt là việc phát hiện ra penicilin và sau đó
được các nhà khoa học đã tìm tòi cải tiến việc sản xuất Penicilin một kháng sinh đã mở
ra kỳ nguyên mới, được sử dụng trong việc trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.

3


Cuối thế kỷ 20 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngành
công nghiệp dược đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả
cao. Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ 9-10% mỗi năm. Cứ sau mỗi
năm sản lượng thuốc lại tăng gấp đôi. Sản phẩm thuốc hết sức phong phú và đa
dạng, chỉ tính riêng nguyên liệu hoá dược dùng để bào chế dưới dạng thuốc trên thế

giới đã có khoảng 2000 loại [2]. Từ những nguyên liệu đó người ta có thể bào chế
được nhiều dược phẩm khác nhau tạo điều kiện cho thầy thuốc dễ dàng lựa chọn
trong điều trị. Ở nhiều nước trên thế giới đã xây dựng được cơ sở sản xuất thuốc
theo G.M.P trang bị máy móc dùng trong ngành dược ngày càng tiên tiến hơn, hiện
đại hơn. Công tác nghiên cứu, đào tạo ngày càng được đầu tư phát triển. Để nghiên
cứu phát minh ra một loại thuốc mới và đưa vào sử dụng cần chi phí khổng lồ từ
250-300 triệu USD. Năm 1995 tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển chỉ của 10
công ty đa quốc gia hàng đầu về dược phẩm trên thế giới đã lên đến 8,6 tỷ USD
chiếm 10-24% doanh số của các công ty. Bình quân là 15 % doanh số. Trong mấy
chục năm qua giá trị thuốc sử dụng trên thế giới ngày càng tăng một cách mạnh mẽ
với tỷ lệ hàng năm khoảng 9-10%. Giá trị sử dụng thuốc trên đầu người cũng tăng từ
10,3 USD năm 1976 lên đến 19,4 USD năm 1985 và 40 USD năm 1995. Tuy nhiên
sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất chênh lệch giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển. Điều đáng nói là khoảng cách đó không được rút ngắn lại
mà ngày càng xa. Các nước phát triển sử dụng nhiều gấp hàng chục lần, thậm chí
hàng trăm lần so với các nước đang phát triển. Năm 1995, ở Châu Âu và Bắc Mỹ
tiền thuốc sử dụng bình quân là 300 USD/người/năm, Nhật Bản là 400 USD/người
/năm, trong khi đó ở các nước đang phát triển chỉ là 5-10 USD/người/năm. Sản xuất
thuốc ở các nước đang phát triển chỉ chiếm dưới 10% và chi tiêu cho thuốc chiếm
gần 25% tổng chi tiêu về thuốc của thế giới trong khi 75% dân số thế giới thuộc
nhóm những nước này. Đến năm 1995 vẫn còn khoảng 50% dân số trên thế giới
chưa được đảm bảo chăm sóc sức khỏe khi mắc những chứng bệnh thông thường
nhất và không có thuốc thiết yếu khi cần (Diễn văn của tổng giám đốc W.H.O tại
đại hội đồng W.H.O ở Geneve ngày 2/5/1995) và cũng theo W.H.O chỉ cần 1 USD
thuốc thiết yếu là đã có thể đảm bảo chữa khỏi chừng 80% các chứng bệnh thông
thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu [2,22].


Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, tác động mạnh đến cơ thể con người vì vậy chất
lượng thuốc là một vấn đề được các quốc gia rất quan tâm, đặc biệt là các nước phát

triển. Nhiều nước thành lập cơ quan chuyên biệt để quản lý chất lượng thuốc, nhất là
độ an toàn của thuốc. Nauy có uỷ ban an toàn thuốc để bảo vệ người tiêu dùng,
nhưng tình hình ở các nước đang phát triển có nhiều bất cập: sản xuất còn ở trình độ
thấp, nhập khẩu thuốc từ các nước phát triển thường là thuốc có chất lượng thấp và
nhiều lý do: giá cả thấp thì phải đi đôi với chất lượng kém, vì vụ lợi và trình
độ...ngoài ra các nước phát triển còn đưa thuốc kém phẩm chất, cận hạn, thậm chí
hết hạn sang nước kém phát triển dưới danh nghĩa viện trợ, cho vay, nhân đạo...
năm 1991 Pháp đã loại ra khoảng 21 tấn thuốc kém chất lượng và hết hạn từ khoảng
4000 nhà thuốc trên toàn quốc, họ chỉ huỷ 80%, còn lại 20% viện trợ cho các nước
nghèo. Eritrea năm 1993 đã nhận một khối lượng thuốc viện trợ trong đó có 7 xe tải
chứa đầy các vỉ aspirrin hết hạn và 30.000 chai axidamin đã bốc mùi.
Những năm gần đây Liên Hợp Quốc và nhiều nhà sản xuất đã quan tâm đến độ
an toàn, tính hiệu lực của thuốc, đã phát hành nhiều tài liệu cảnh báo về các thuốc bị
cấm, bị loại khỏi danh mục hoặc cần được kiểm soát một cách nghiêm ngặt hơn[10].
1.2. Một số nét chung về đất nước Campuchia
Về đặc điểm địa lý tự nhiên: Campuchia là một quốc gia ở Đông Nam Á trên
bán đảo Đông Dương có tổng diện tích 181.035 km2, dân số 11 triệu dân (theo điều
tra dân số năm 1997). Có biên giới phía Tây- Bắc giáp Thái Lan, phía bắc giáp Lào,
phía Đông- Nam giáp Việt Nam, phía Tây- Nam là vịnh Thái Lan, có vị trí địa lý
nằm giữa khu vực các nưóc ASEAN và 6 nước dọc sông Mêkông (Trung Quốc,
Myanmar, Thái lan, Lào,Việt Nam). Phần lớn dân số là người Khmer chiếm tỷ lệ
tới 90%. Ngoài ra còn có người Trung Quốc, Chăm, Việt Nam và khoảng 20 dân tộc
ít người khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng khmer. Tôn giáo: đạo Phật. Thủ đô
Phnom Penh là thủ đô của cả nước có dân số 1,45 triệu dân (điều tra 1998). Các
thành phố, tỉnh lớn: Sihanouk Ville (Kom Pông Som), Battambăng, Bantiay miên
Chêy, Kom Pông Cham.
Campuchia phần lớn là đồng bằng, ít núi, phía Tây Nam là đồng bằng ven biển
thoải, bờ biển chia cắt yếu. Vùng trung tâm là đồng bằng bồi tụ của sông Mêkông.
Phía Tây là dãy Kro-Vanh (đỉnh núi Oral 1813m là núi cao nhất ở Campuchia).


5


Đông Bắc là núi Đong Rek. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26-30°C.
Lượng mưa trung bình trong năm 1300-1400 mm, mùa khô 5- 6 tháng, từ tháng 11
đến tháng 4 là mùa khô (nhiệt độ thấp nhất là 16°c, có lúc nhiệt độ lên đến 40°C),
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, vì vậy rất thích hợp cho phát triển cây
lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới và hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá
có giá trị cao như cà phê, cao su, cọ dầu, gạo, gỗ. Sông chính là sông Mêkông. Biển
Hồ Tôn Lê Sap.
Campuchia là nước nông nghiệp, trồng lúa, cao su, cây thuốc lá, đay, bông, cây
lấy dầu, hồ tiêu. Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm. Đánh cá. Khai thác gỗ. Công
nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, gia công kim loại, sản xuất giấy, nghề thủ
công. Giao thông 649 km đường sắt, 4.235 km đường quốc lộ, 3.675 km đường nội
tỉnh, 3.100km đường liên xã. Cảng biển : Sihanuk Ville (Kom Pông Som). Xuất
khẩu cao su, gạo vật liệu, gỗ, đay, cá. Nhập khẩu: máy móc thiết bị vận tải, dầu mỏ
và sản phẩm dầu, hoá chất công nghiệp. Đơn vị tiền tệ: đồng Riel [9].
Vê dân sô: Ở mức trung bình thấp trong khu vực về số dân, với 11 triệu dân
dân số Campuchia có cơ cấu trẻ, gần 50 % dân số ở độ tuổi dưới 25. Đây là một
nguồn lực lao động khá lớn. Mức tiền công lao động ở mức thấp so với các nước
khác cả trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên tiền công lao động thấp nhưng
tiềm năng phát triển cao, đây là lợi thế. Với diện tích đất là 181.035 km2, mật độ
dân số 59 người/km2, do đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn tương đối nhiều,
cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi ít bị thiên tai bão lụt rất thuận lợi cho việc trồng
cây công nghiệp và cây nông nghiệp, đồng thời tài nguyên tương đối đa dạng,
phong phú mới được khai thác ở mức thấp, cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Trên thực tế nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng thị trường Campuchia và khu
vực đang là yếu tô chính hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia trên thê giới tìm kiếm
cơ hội đầu tư ở đây. Campuchia nằm trong khu vực Châu Á được coi là khu vực
năng động về phát triển kinh tế của thế giới. Tình hình chính trị và an ninh những

năm gần đây của đất nước Campuchia đang được ổn định và phát triển.
Vê văn hoá: Có hơn 90% dân số theo đạo phật, ngoài ra có theo đạo thiên
chúa giáo và đạo hồi. Người dân Campuchia rất đoàn kết, đùm bọc, thương yêu
nhau truyền thống lao động chăm chỉ cần cù mang đậm phong cách A Châu, đang là

6


yếu tố tích cực cho việc hình thành một đội ngũ những người công chức mới.
Campuchia rất chú trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đã
có từ lâu đời.
Về ngôn ngữ: Là quốc gia với nhiều tộc người với hơn 20 dân tộc ít người song
đều có tiếng nói và chữ viết chính thức chung đó là tiếng Khmer. Đặc biệt tiếng Pháp
và tiếng Anh đang được dùng khá phổ biến, đó là một thuận lợi cho Campuchia lấy đó
làm ngôn ngữ trong giao tiếp. Đây cũng được coi là một yếu tô cần quan tâm của các
nước đi sau trong quá trình hội nhập vào khu vực và trên thế giới [11].
Về kinh tế: Tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau song cũng như các
nước khác, Campuchia là nền kinh tế đang phát triển trong một khu vực đang sôi
động là Châu Á - Thái Bình Dương. Campuchia không chỉ là thị trường của 11 triệu
dân mà còn là thị trường của ASEAN và thị trường của các nước phát triển khác mà
Campuchia nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và tối huệ quốc (MFN) trong
đó có cả thị trường Mỹ và cộng đồng Châu Âu. Sự giống nhau đặc biệt rõ khi so
sánh Campuchia với các nước ở thời điểm bắt đầu thu hút vốn dầu tư nước ngoài
(FDI) thì hầu hết các nước đều là những nền kinh tế nông nghiệp nguyên liệu, kém
phát triển và phụ thuộc, thu nhập bình quân đầu người thấp 260 USD năm 1999, tỷ
lệ người nghèo 80% (điều tra toàn quốc năm 1998) và nạn thất nghiệp đều cao.
Campuchia ngày nay cũng đang vươn lên trở thành những nền kinh tế tăng trưởng,
phấn đấu đảm bảo công bằng xã hội [11,13].
Về hệ thống chính trị và luật pháp: Các nước đang phát triển và chuyển đổi
sau khi dành được độc lập hoặc tuyên bô độc lập, mỗi nước đều xây dựng một hệ

thống chính trị trong bối cảnh lịch sử cụ thể của mình, song nhìn về tổng thể thì đó
là một mô hình, thể chế chính trị của các nước phương Tây. Đối với Campuchia sự
phát triển nằm trong bối cảnh một số nước lâm vào khủng hoảng, một số nước đổ
vỡ, một số nước trên con đường cải cách mở cửa, đổi mới nên gặp không ít khó khăn
sao cho vừa bảo đảm đi đúng con đường độc lập dân tộc, vừa mở rộng quan hệ quốc
tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi trong xu thế quốc tế hoá ngày càng sâu sắc. Trong
điều kiện của Campuchia và tình hình quốc tê hiện nay đòi hỏi Campuchia phải hết
sức chủ động, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận,

7


ra sức học hỏi, tìm tòi sáng tạo. Đồng thời kế thừa, phát huy truyền thống và bản sắc
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sử dụng có chọn lọc mọi thành tựu
và kinh nghiệm của thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi sự vững vàng và bản lĩnh,
đó chính là thời kỳ cơ bản, đặt nền móng, thử thách mạnh mẽ, vượt qua được thì đất
nước sẽ phát triển vững chắc và lâu bền [9].
Vê y tế: Campuchia đã trải qua nhiều năm về nội chiến kéo dài, với chế độ diệt
chủng của Khơme đỏ (1975-1979) người dân sống trong khủng khiếp nhất hơn 3
triệu người đã chết, một số do bị giết và chết đói. Hiện nay đời sống nhân dân ngày
càng được cải thiện do sự quan tâm của chính phủ đã có nỗ lực trong việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu, mở rộng dịch vụ y tế và bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa
phương, nhưng do đất nước còn nghèo nên trang thiết bị y tế rất thiếu và cán bộ y tế
không đủ trong việc khám và chữa bệnh nên tình trạng sức khỏe của người dân còn
nhiều khó khăn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa [21].
Tình hình bệnh tật và phòng bệnh : Hiện nay đáng quan tâm nhất là tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em rất cao cùng với một số bệnh như: ỉa chảy, viêm đường hô hấp và
một số bệnh nhiễm trùng. Bà mẹ thiếu năng lượng trường diễn ảnh hưởng đến trẻ đẻ
thấp cân. Tinh hình dự phòng trong đó có chương trình bổ xung viên sắt, Vitamin A,
tiêm phòng uốn ván cho các bà mẹ có thai trong đó có các chương trình phòng bệnh

cho trẻ như: ho gà, lao, sởi, bại liệt [12,21].
1.3. Thực trạng tình hình ngành Dược Campuchia
1.3.1. Thời kỳ bao cấp:
Tinh hình kinh tế, chính trị, xã hội vẫn chưa ổn định đất nước còn gặp phải
nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại. Ngành y tế nói chung và ngành
dược nói riêng cũng đứng trước những thách thức lớn lao. Cơ sở hạ tầng yếu kém,
thiếu trang bị phương tiện kỹ thuật, hệ thống quản lý nhà nước về dược còn nhiều
yếu kém, các quy chế luật lệ về dược chưa được xây dựng đầy đủ vì vậy chưa đáp
ứng được công tác quản lý của ngành. Thêm vào đó công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học chưa được quan tâm do đó ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng
đều thiếu rất nhiều các cán bộ chuyên môn cả Y lẫn Dược.
Công nghiệp dược vẫn do bộ y tế quản lý gây nên sự lộn xộn giữa hai chức
năng: Quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh vì vậy gây ra sự chồng chéo

8


và thiếu sự quán xuyến toàn diện. Thời kỳ này ngành công nghiệp dược mới chỉ sản
xuất ra một số thuốc thành phẩm với chủng loại mặt hàng hạn chế hầu hết là các
thuốc thiết yếu để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và chủ yếu là sản
xuất theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có, cây thuốc trong
nước để bào chế các loại thuốc. Do đó tình trạng thiếu thuốc xảy ra gay gắt. Hầu hết
các thuốc có trong nước đều do các tổ chức y tế của nước ngoài tài trợ vì thế đã đáp
ứng được một phần nhu cầu thuốc của nhân dân. Việc cung ứng thuốc cho nhân dân
do nhà nước độc quyền quản lý. Dược phẩm tư hầu như không hoạt động. Công tác
thông tin và quản lý thông tin thuốc chưa được chú trọng vì hầu hết các thuốc là
thuốc thiết yếu mang tên gốc và được phân phối theo một kênh duy nhất [1].
1.3.2. Thời kỳ đổi mới:
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 tình hình kinh tế, chính trị tương đối ổn
định. Nền kinh tế đất nước chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của nhà nước. Hệ thống ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng được tổ
chức, xắp xếp lại nhằm đảm bảo mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có
chất lượng cao. Để thực hiện được mục tiêu trên nhà nước và Bộ y tế đã có nhiều chủ
trương, biện pháp thúc đẩy ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng phát triển.
Bộ y tế đã xây dựng chiến lược phát triển ngành y tế giai đoạn 2001-2005, xây dựng
chính sách thuốc quốc gia phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị
trường, hoà nhập với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống ngành dược có nhiều thay đổi, bên cạnh một vài cơ sở quốc doanh
trên khắp đất nước còn có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất,
cung ứng, tồn trữ, xuất nhập khẩu thuốc. Sự thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế, sự
xuất hiện nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
dược phẩm là một thực tế khách quan đòi hỏi phải thay đổi và cập nhật lại hệ thống
quy chế, luật lệ cũ cũng như cần có một cơ quan quản lý nhà nước đủ mạnh, nhằm
triển khai quản lý giám sát thực hiện hệ thống các quy chế chuyên môn và nâng cao
hiệu lực theo pháp luật về việc quản lý và giám sát chất lượng các ngành dịch vụ y
tế trong đó có dịch vụ về dược.
Để phát triển ngành dược, sớm đưa ngành dược hoà nhập với các nước trong
khu vực và trên thế giới trong điều kiện Campuchia là thành viên chính thức của

9


ASEAN, việc xây dựng và thực hiện một Bộ luật dược hoàn chỉnh và thống nhất
cũng là một đòi hỏi và khách quan và cấp bách, chính vì vậy trong chương trình cải
tổ của ngành y tế năm 1993 chính phủ đã đề ra là phải củng cố luật pháp, giám sát,
nâng cao việc quản lý các dịch vụ y tế trong đó có dịch vụ về dược.
Hệ thống quản lý chất lượng thuốc hầu như chưa được biết đến trong thời kỳ
bao cấp thì hiện nay cũng được đầu tư. Đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực,
trình độ, đổi mới trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc nhằm tăng cường
công tác quản lý thuốc trên thị trường vì trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành

phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dược phẩm nên làm cho việc giám
sát chất lượng thuốc gặp nhiều khó khăn phức tạp. Tuy nhiên do không còn thiếu
thuốc gay gắt nên tình trạng thuốc giả lưu hành trên thị trường trong mấy năm qua
ngày càng giảm.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngành dược có sự chuyển đổi không
đồng đều giữa hai khu vực: quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh dược phẩm. Để
tồn tại cạnh tranh, các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm trong nước đã đầu tư phát
triển sản xuất, mở rộng màng lưới bán thuốc và trang bị y tế. Trong khi đó cơ quan
quản lý nhà nước chậm được tổ chức lại nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành dược đã cơ bản khắc phục được tình
trạng thiếu thuốc, số lượng mặt hàng thuốc ngày càng nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn,
chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá cả ngày càng hợp lý và ổn định hơn song ngành
dược cũng mới chỉ sản xuất được các mặt hàng là thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn phần lớn các mặt hàng thuốc có trên thị trường
đều là thuốc của Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc và nhập từ nhiều nguồn khác nhau trong
đó có một phần là nhập từ Việt Nam.
Hệ thống cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường phát triển mạnh mẽ. Trong
thời kỳ bao cấp thuốc được nhà nước cấp phát đến từng người dân vì trong thời kỳ
này ngành dược quốc doanh giữ độc quyền trong cung ứng thuốc. Hiện nay do sự
xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân và các nhà thuốc đã góp phần cung ứng thuốc,
mở rộng màng lưới phân phối thuốc cho nhân dân và tạo ra nhiều kênh phân phối
thuốc. Tuy có nhiều kênh phân phối thuốc song màng lưới phân bố không đồng đều
chủ yếu tập trung ở thành thị và vùng đồng bằng trong khi đó ở miền núi, vùng sâu,

10


vùng xa tình trạng thiếu màng lưới cung ứng thuốc có tổ chức, thiếu thuốc thậm chí
các thuốc tối cần thiết vẫn xảy ra đang là vấn đề nhức nhối của nhà quản lý. Vì vậy
cần nâng cao việc cung cấp phân phối thuốc và trang bị y tế đến mọi tầng lớp nhân

dân, nâng cao hiệu lực của việc quản lý, sử dụng thuốc ở tuyến y tế cơ sở.
Khi bước vào nền kinh tế thị trường, số lượng thuốc nhiều hơn, chủng loại thuốc
phong phú đa dạng hơn, cùng một hoạt chất nhưng có nhiều tên biệt dược khác nhau.
Thuốc được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo chí,..và
các phương tiện khác đây là điều kiện khách quan đòi hỏi phải đổi mới công tác thông
tin và quản lý thông tin thuốc. Nhưng hiện tại chưa có một tổ chức hệ thống nào theo
dõi việc quản lý thông tin thuốc, mỹ phẩm và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Mặc
dù ngành y tế đã có một hệ thống thông tin y tế quốc gia làm nhiệm vụ cung cấp theo
dõi đánh giá những thông tin liên quan đến hoạt động y tế. Trên thực tế, hiện nay ở tất
cả các tuyến chưa có đủ kinh phí để đảm bảo phát hành các thông tin thuốc đến mọi
đối tượng: bác sỹ, dược sỹ, nhà quản lý và mọi tầng lớp nhân dân [1].
Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây luôn được
tăng cường đầu tư. Nhà nước đã có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế giai
đoạn 1996-2005 nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo trước và trong khi
công tác đặc biệt nhấn mạnh về sự phát triển chuyên môn kỹ thuật của các cán bộ,
và khả năng quản lý ở mọi cấp mọi ngành, việc đào tạo lại kiến thức cho cán bộ y tê
ở các tuyến y tế cơ sở cũng được coi là cần thiết vì họ là những người tiếp xúc VỚI

nhân dân đầu tiên cho nên họ cần phải có kiến thức chuyên môn [23].
Trong những năm gần đây, nhà nước và bộ y tế cùng với các tổ chức y tế thế
giới, các tổ chức phi chính phủ vẫn tiếp tục chính sách hỗ trợ đối với một số thuốc
và một số đối tượng như người nghèo, người có công, vùng sâu, vùng xa. Các thuốc
như thuốc phòng chông các bệnh dịch, thuốc chống sốt rét, chống lao, chống tiêu
chảy, vacxin tiêm chủng cho trẻ em vẫn được cấp miễn phí thông qua các chương
trình y tế quốc gia, các chương trình của tổ chức y tế thế giới [1].
1.4. Chiến lược phát triển của ngành y tê Campuchia trong giai đoạn hiện nay
Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, công tác y tế cũng đang đứng trước những
vận hội và thách thức mới. Cùng nhìn lại thời gian qua đặc biệt là trong những năm
gần đây, công tác y tế đã có những chuyển biến rõ rệt.


11


Thành tựu của công tác y tế gắn liền với hệ thống y tế và các chính sách của
nhà nước về y tế, cũng gắn liền với sự phát triển chung của đất nước về kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây đất nước Campuchia đã ổn định về kinh tế
chính trị, cơ cấu nền kinh tế đã vững chắc đa dạng, hạ tầng kinh tế xã hội đã phát
triển nhanh, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhờ sự phát triển
của đất nước nguồn lực dành cho y tế tốt hơn, thu nhập của dân tăng lên là điều
kiện để tăng khả năng “chi trả” và “ sức mua” đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các tiến bộ về văn hoá, giáo dục, điều kiện dinh dưỡng, nhà ở... cũng làm cho tri
thức khả năng hiểu biết và thái độ tham gia các hoạt động vệ sinh phòng bệnh
của nhân dân tốt hơn. Tuy vậy, nền kinh tế của đất nước Campuchia vẫn còn
nghèo nàn, lạc hậu. Campuchia vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Nền kinh tế kém hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp. Môi trường đầu tư, sản
xuất kinh doanh còn nhiều vướng mắc, đầu tư của nước ngoài vào Campuchia còn
ít. Tệ quan liêu tham nhũng, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục căn bản. Tất cả
những khó khăn của đất nuớc về kinh tế xã hội là những thách thức to lớn cho sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong những năm qua, ngành y tê đã đạt được những thành tựu đáng kể,
căn cứ vào các chính sách của Chính phủ hoàng gia, Bộ y tế có chính sách
chiến lược và kế hoạch y tế thích hợp để củng cố và phát triển ngành y tế
nhằm đạt đuợc mục đích: “Mọi người dân có sức khỏe tốt”. Vì vậy Bộ y tế đã
ban hành “ Chính sách chiến lược y tế giai đoạn 2001-2005” đồng thời cũng
ban hành các điều luật nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bắt đầu từ năm 1996
Bộ y tế đã thực hiện “Kế hoạch bao phủ y tế quốc gia”. Kế hoạch này là công
cụ cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế đảm bảo mọi người dân đều có
khả năng sử dung dịch vụ chăm sóc sức khỏe đặc biệt là những đối tượng
vùng sâu, vùng xa. Từ khi thực hiện kế hoạch này trong nước đã có 67 bệnh
viện và 940 trạm y tế (không kể đến bệnh viện quốc gia). Việc củng cố dịch
vụ y tê theo kế hoạch bao phủ y tế đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các

ngành, chính quyền các cấp và đặc biệt của các tổ chức: tổ chức y tế thế giới,
tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên hợp quốc...chính vì vậy ngành y tế đã đạt
được một số thành tựu đáng kể.

12




Kế hoạch phát triển nguồn lực y tế giai đoạn 1996-2005 đang thực hiện có

hiệu quả. Việc tổ chức đào tạo cán bộ của ngành y tế đã được xem xét phù hợp với
hệ thống của ngành y tế.


Hệ thống quản lý dược trong dịch vụ y tế công cộng có sự phát triển. Hầu hết

các bệnh viện và trạm y tế đều được cung cấp thuốc đầy đủ theo kế hoạch.


Kế hoạch tài chính chi cho y tế đề ra năm 1997 đang được tiến hành, từng

bước xem xét và đánh giá.


Công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo sức khỏe để mọi nguời tự giữ sức

khỏe cho mình và cho mọi nguời cũng thu được kết quả tốt đặc biệt trong việc
phòng chống những bệnh quan trọng như: lao, sốt rét, ỉa chảy, AIDS, sốt xuất huyết,
kể cả hậu quả do hút thuốc lá. Theo đánh giá của ngành y tế năm 1999 đã thu được

kết quả sau:
Bệnh bại liệt được chấm dứt hoàn toàn trong cả nước. Chấm dứt bệnh uốn
ván trên trẻ sơ sinh và bệnh sởi đang ở trong giai đoạn phát triển.
Công tác chăm sóc sức khỏe người già và nguời tàn tật đang có tiến bộ.
Sự lây lan của bệnh sốt huyết, bệnh tả đã ngăn chặn kịp thời. Điều trị bệnh
lao đã cho tỷ lệ khỏi cao.
Việc phòng chống bệnh sốt rét theo phương pháp bảo vệ bằng màn, thuốc và
việc điều trị nhận được tỷ lệ khỏi cao.
Sự phát triển và mở rộng hạ tầng cơ sở trong đó ngân sách ngành y tế đặc
biệt ở cấp tỉnh và quận có tỷ lệ cao. Trạm y tế được mở rộng trên cả nước. Bệnh viện
từ tuyến trung ương đến địa phương ngày càng được nâng cấp.
Việc sử dụng dịch vụ y tế công cộng đã được nâng cao chất lượng cho nên
người dân ngày càng tin tưởng.
Hệ thống thông tin y tế quốc gia đã được cải tạo và đã đưa thông tin cần thiết
theo dõi đánh giá hoạt động y tế đồng thời xây dựng chính sách và kế hoạch đặc
biệt kế hoạch phân phối tài sản kể cả ngân sách và thuốc.
Những kết quả mà ngành y tế đạt được là do sự cố gắng của cán bộ y tế các
cấp cùng với sự tham gia của chính quyền, cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế
như: tổ chức y tế thế giới, tổ chức liên hợp quốc [1,23].

13


# Nhiệm vụ của ngành y tế.
Phát triển và củng cố hệ thống của việc đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng
đồng có chính sách tồn tại và phù hợp với khả năng chi trả của nguời dân để đáp
ứng với nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân đặc biệt với những người
dân mắc bệnh hiểm nghèo, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ y tế kể cả dịch vụ y tế công
cộng và dịch vụ tư nhân có chất lượng cao để chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cao sự hiểu biết của những cán bộ chuyên môn, của cộng đồng và của

toàn xã hội về việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
Phát triển trạm y tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe đến mọi người dân
trong cộng đồng. Nâng cao khả năng điều trị bệnh của các bệnh viện.
Đầu tư học khoa học kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe của bênh viện quốc gia
trong thủ đô Phnom Penh và bệnh viện tỉnh để đảm bảo các cán bộ có trình độ
chuyên môn cao.
Nâng cao chất lượng đào tạo trước và trong khi công tác, trong đó nhấn mạnh
về sự phát triển chuyên môn kỹ thuật và khả năng quản lý các cấp.
Nâng cao hiệu lực của việc phân phối và sử dụng ngân sách y tế đồng thời
quản lý tài chính và giám sát công việc ở cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố, cấp
quận, huyện.
Nâng cao việc cung ứng phân phối thuốc và thiết bị y tế đến tận tuyến y tế cơ
sở. Nâng cao hiệu lực của việc quản lý và sử dụng thuốc ở cấp quận, huyện.
Nâng cao hiệu lực pháp lý về việc quản lý và giám sát chất lượng của ngành
dịch vụ y tế tư nhân.
Nâng cao công tác nghiên cứu y tế trong đó có việc nghiên cứu về chính sách
và cải tổ y tế để có chiến lược phát triển ngành y tế [1].

14


Phần 2. KHẢO SÁT VÀ KÊT QUẢ
2.1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp hồi cứu
• Thu thập các báo cáo thống kê của Bộ y tế Campuchia và Việt Nam.
• Thu thập các văn bản, tài liệu liên quan tới hệ thống tổ chức ngành dược
Campuchia và Việt Nam.
• So sánh và phân tích các số liệu trên và rút ra các nhận xét.

* Xử lý số liệu
Sử dụng chưong trình phần mềm Excel for Windows,
2.1.2. Nội dung nghiên cứu.
> Các yếu tố về địa lý, kinh tế, xã hội của Campuchia và Việt Nam.
> Các vấn đề về y tế.
♦ Tỷ lệ chết của trẻ em ở Campuchia và Việt Nam.
♦ Bệnh dịch và một số bệnh quan trọng.
♦ 5 bệnh mắc và chết cao nhất năm 2000 của Campuchia và Việt Nam.
> Hệ thống tổ chức ngành dược của Campuchia và Việt Nam.
> Công tác đăng ký thuốc của Campuchia và Việt Nam.
> Số lượng các cơ sở kinh doanh thuốc của .Campuchia và Việt Nam.
> Nhập khẩu thuốc.
> Nhân lực ngành y tế.
> Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
> So sánh tình hình mắc một số bệnh của Campuchia với một số nước trong
khu vực.

15


2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.2.1. Yếu tô về địa lý- kinh tế- xã hội.
Một số yếu tố về địa lý, kinh tế, xã hội thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Các yếu tô'vê địa lý, kinh tế, xã hội của Campuchia
Năm
2000
1997
1998
1999
Dân số (Population)

10.700.332 11.426.223 11.437.656 11.700.487
Diện tích (km2)
181.035
181.035
181.035
181.035
Area (km2)
Nam (Males)
5.511.806
5.638.465
5.119.039 5.507.439
48,19%
47,84%
Tỷ lệ (Rate)
48,20%
48,19%
6.062.022
5.925.850
Nữ (Females)
5.581.293 5.918.784
Tỷ lệ (Rate)
52,16%
51,80%
51,81%
51,81%
1.795.712
1.836.976
Dân số thành thị
1.540.848
1.793.917

Urban-population
15,70%
15,70%
Tỷ lệ (Rate)
14,40%
15,70%
9.641.944
9.863.511
Dân số nông thôn
9.159.484 9.632.306
Rural- population
84,30%
84,30%
Tỷ lệ (Rate)
85,60%
84,30%
Mật độ dân số(Người/km2)
64,0
64,0
64,0
59,1
Density (Person per km2)
Tốc độ tăng dân số
2,40%
2,49%
2,60%
2,49%
Population growth rate
38 %0
38 %0 .

Tỷ lệ sinh thô (%n) CBR
38 %n
12 %0
12 %n
Tỷ lệ chết thô (%n)CDR
12 %0
Kinh tế (Economy)
Đơn vị (unit): USD
Ngân sách y tế bình quân
2,70
1,48
1,97
đầu người( Health budget
1,89
per capita)
Tổng sản phẩm trong
344,0
310,0
nước bình quân đầu người
300,0
271,3
(GDP per capita)
Tiền thuốc bình quân cho
một hộ gia đình/năm
20
20
19
19
(Health care expense/
household)

NS chi cho sự nghiệp y tế
10.857.799 14.718.513 9.371.059
(Treatment & prevention)
4.522.666
7.007.856
8.016.657
Ngân sách nhà nước cấp
64,54%
54,46%
48,26%
(Government budget)
4.848.429
3.849.943
6.701.856
Viện trợ (AID)
45,54%
51,74%
35,46%
Source: National health statistics report (1997-2000)

16


Bảng 2. Các yếu tố về địa lý, kỉnh tế, xã hội của Việt Nam
Năm
Dân số (Population)
Diện tích (km2 )
Area (km2)
Nam (Males)
Tỷ lệ (Rate)

Nữ (Females)
Tỷ lệ (Rate)
Dân số thành thị
Urban-population
Tỷ lệ (Rate)
Dân số nông thôn
Rural- population
Tỷ lệ (Rate)
Mật độ dân số
(Người/ km2)
Density (Person per km2)
Tốc độ tăng dân số
Population growth rate
Tỷ lệ sinh (%o)CBR

1997

1998

1999

2000

76.709.600

78.059.000

76.327.919

77.679.000


329.421

329.421

329.421

329.421

37.414.100
48,77%
39.295.500
51,23%

38.233.700
49,50%
39.825.300
51,50%
16.245.200

37.518.519
49,15%
38.809.400
50,85%
17.921.795

38.182.000
49,20%
39.497.000
50,80%

18.620.000

21,10%
61.813.800

23,48%
58.406.124

23.97 %
59.059.000

78,90%

76,52%

76,03 %

231

235

231

235

1,80%

1,75%

1,43%


19,9 %0

19,9 %0

5,6 %0

5,6 %0

Tỷ lệ chết (%o) CDR
Kinh tế (Economy)

Đơn vị (unit): USD

Ngân sách y tế bình
quân đầu người( Health
5,04
4,46
budget per capita)
Tổng sản phẩm trong
nước bình quân đầu
308,90
364,43
người (GDP per capita)
Tiền thuốc bình quân
đầu người /năm
5,2
5,5
(Health care expense /
Capita)

NS chi cho sự nghiệp y tế
328.319.725 299.920910
(Treatment ¿¿prevention)
Ngân sách nhà nước cấp 195.100.988 189.043210
(Government budget)
59,42%
63,03%
Viện trợ (AID)

1,40%

43.833.262
13,35%

29.861.111
9,95%

4,49

4,66

378,32

406,44

5,0

5,4

289.136.462 322.760753

173.429.603 187.602560
58,12%
59,98%
30.758.123
10,64%

23.533.594
123%

Nguồn: Niên giám thống kê y t ế năm
îâ th (1997-20uẩ)^
(Ï 9 9 7 -2 ( M $ \

17

[.

’’¿ Ĩ Ệ ị í M
ỹỷừ /


100000

80000
60000

-A A A A
l-llz.
.
.* rtrSYS ' ' —

- —-.
.
.
i;
.
:
— ^ - 1 9 9 9 - ^ - - ~Hi 2 0 0 0

f
e
r
i
.
*1 flíl:/---2 .

■ ■■■ ■■■■■■■■'■ . ■ ■ ■



';

40000

'

:
:
:





:.
....... .■
--—
.’





'
'

■ ggf .
.
i
;
;
"
:

.;
'
ï
ï
v
T
%
î

v
..

.

.
.
.
.
.
.
......■ ......................

20000
^ A C \C
▼ 1y j y

^ iúQQ
▼ 1

Y7
j i

A. *1 Û O O
▼ 1

A onnn
▼t-UUU

0

Campuchia

■Việt Nam

Hình 1: Biểu đồ biểu diễn chỉ tiêu về dân số
Nhận xét
Việt Nam có số dân đông hơn Campuchia khoảng 7 lần nhưng diện tích đất chỉ
bằng khoảng 2 lần. Năm 2000 dân số của Việt Nam là 77.679.000 còn dân số của
Campuchia là 11.700.487 người. Mật độ dân số của Việt Nam lớn hơn Campuchia.
Năm 1997 mật độ dân số của Việt Nam là 231 người/km2 trong khi đó của
Campuchia là 59,lngười/km2. Năm 2000 mật độ dân số của Việt Nam là 235
người/km2, của Campuchia là 64,0 người/km2.
3 1
2.5
2

----- » Vim--------

a 1997

— ..

A


_______ A onnn___

1998


1.5

1999—

2000

1
ns
U.J
0
—*— Campuchia

- s —Việt Nam

Hình 2: Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng dân sô'
Nhận xét:
Tốc độ tăng dân số của Campuchia cao hơn của Việt Nam và giảm ít qua các
năm, năm 1997 là 2,60% xuống năm 2000 là 2,49%. Ở Việt Nam tốc độ tăng dân số
càng giảm mạnh, năm 2000 là 1,40%.


mj

■. ầ ẵ B B S S Ê ẵ B S S Ê S Ê S Ê Ê B L * * * .
........ — m 2 0 0 0
m s Ê m tm È Ê B m m s B m
9m ....« S i »
ầm 2 0 Ũ0

+ ............................

... . 1ề 9 8 ................ :

—+— C a m p u ch ia —11— V iệ t N am

Hình 3: Biểu đồ biểu diễn % dân số thành thị trên tổng dân số
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ cho thấy ở Campuchia tỷ lệ dân số thành thị không tăng từ
năm 1998 đến năm 2000 chiếm 15,70% dân số của cả nước, ít hơn so với Việt Nam.
Ở Việt Nam dân số thành thị chiếm tỷ lệ lớn và tăng dần, năm 1998 là 21,10% đến
năm 2000 là 23,97% điều này là do trong những năm gần đây có nhiều người dân
nhập cư về thành phố để sinh sống.

bình quân đầu người (GDP)
Nhận xét:
Năm 1997 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Campuchia và Việt
Nam tương đương nhau nhưng từ năm 1998 thì tốc độ tăng GDP của Campuchia thấp hơn
so vói Việt Nam. Tốc độ gia tăng GDP của Việt Nam tăng nhanh hơn của Campuchia, năm
2000 GDP của Campuchia là 344,0$, của Việt Nam là 406,44$.

19


Hình 5: Ngán sách y tế bình quân đầu người
Nhận xét:
Ngân sách dành cho y tế của Việt Nam lớn hơn Campuchia chứng tỏ nhà nước
đã có chính sách đầu tư cho ngành y tế để đáp ứng tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. ở Campuchia ngân sách y tế bình quân đầu người mặc dù còn ít song
ngày càng tăng lên qua các năm.
350000000
300000000

250000000
200000000

150000000
100000000
50000000

0
— Campuchia

—» — Việt Nam

Hình 6: Ngân sách chi cho sự nghiệp y tế
Nhận xét:
Ngân sách chi cho sự nghiệp y tế của Việt Nam lớn hơn nhiều so với
Campuchia. Ở Campuchia ngân sách chi cho sự nghiệp y tế bao gồm: ngân sách nhà
nước và viện trợ của nước ngoài, ở Việt Nam ngoài ngân sách nhà nước cấp và viện
trợ còn thu từ bảo hiểm y tế và viện phí.

20


×