Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Bất động sản Trí Việt trong giai đoạn 2012 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 82 trang )

Học viện Ngân hàng

1

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình toàn cầu hóa của xu thế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày
càng phát triển vững mạnh. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng xây
dựng đầy đủ nền kinh tế thị trường, trước nhu cầu phát triển đó thị trường bất động
sản ở Việt Nam ra đời cùng với sự phát triển ngày càng đầy đủ hơn các thị trường
vốn, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp đang đứng trước
những cơ hội lớn để xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới và cũng phải đối mặt
với những nguy cơ tiềm ẩn to lớn. Một công ty muốn tồn tại và hoạt động có hiệu
quả trong ngành thì công ty đó phải nắm bắt được những nét chính của ngành, và
phân tích được năng lực cạnh tranh cũng như quan trọng hơn cả là cần phải xây
dựng cho mình những định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường bên trong của
mình để có thể tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ từ môi trường kinh
doanh, cũng như phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của doanh
nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức
cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có định hướng, mục
tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng các bộ phận, cá nhân đến mục tiêu chung của doanh
nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán nguồn lực sẽ làm suy yếu doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh ngày nay thay đổi rất nhanh chóng, cạnh tranh toàn cầu
đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn chủ động, sáng tạo để thích nghi với sự thay đổi đó.
Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh rất đặc thù, đòi hỏi những điều kiện
đặc biệt như nguồn tài chính vững mạnh, khả năng huy động vốn, mối quan hệ tốt
với các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành, định hướng cũng như là


tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bất động
sản mang tính chu kỳ, nên rủi ro rất lớn, tuy nhiên đi kèm với rủi ro lớn chính là lợi
nhuận rất hấp dẫn do đó lĩnh vực kinh doanh này ngày càng thu hút các doanh
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

2

Chuyên đề tốt nghiệp

nghiệp tham gia. Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang trên đà
phát triển nhanh, nhu cầu về các sản phẩm bất động sản như nhà ở, cao ốc văn
phòng, trung tâm thương mại, khách sạn... rất lớn, đây chính là cơ hội và cũng là
thách thức lớn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Chính vì lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty trên cơ sở hệ thống lý
thuyết đã được trang bị tại nhà trường và căn cứ vào tình hình thực tế của công ty
em đã lựa chọn đề tài:"Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Bất
động sản Trí Việt trong giai đoạn 2012 - 2015".
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược làm tiền đề để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ
đó kết hợp với định hướng, mục tiêu của Trí Việt để xây dựng chiến lược kinh
doanh bất động sản của Trí Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công ty cổ phần bất động sản Trí Việt là một công ty hoạt động trong lĩnh vực

đầu tư kinh doanh và môi giới bất đông sản. Đươc thành lập từ năm 2009 đến nay
công ty đã đi vào hoạt động và hoàn thành nhiều dự án đầu tư xây dựng mua bán
khu đô thị, chung cư, biệt thự liền kề tại Hà Nội. Do đó để nghiên cứu được đi sâu,
tôi xin tập trung phân tích môi trường kinh doanh chủ yếu của công ty Trí Việt là
môi trường kinh doanh ở thành phố Hà Nội từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh
bất động sản của Trí Việt.
Vì thời gian tìm hiểu ngắn cũng như kiến thức chuyên môn chưa cao nên chuyên
đề còn rất nhiều sai sót, mong nhận được những lời nhận xét cũng như ý kiến đóng
góp của các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

3

Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH

1.1. Khái niệm chiến lược
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu cụ
thể. Nói đến chiến lược của một tổ chức nào đó người ta thường nghĩ ngay đến việc
tổ chức đó phải xác định mục tiêu muốn đạt tới là gì, cách thức thực hiện ra sao và

phải đảm bảo cho nó những nguồn lực nào.
Vậy có thể hiểu chiến lược là: tập hợp các mục tiêu và chính sách đặt ra trong
một thời gian dài trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt
được những mục tiêu phát triển. Do đó, chiến lược cần được đặt ra như là kế hoạch
hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho công ty đạt đến mục tiêu mong
muốn. Và chiến lược đề ra phải hội đủ đồng thời các yếu tố sau:
• Chiến lược phải được vạch ra trong thời gian tương đối dài.
• Chiến lược phải tạo ra sự phát triển cho tổ chức.
• Chiến lược phải khai thác tối đa các nguồn lực và sử dụng hợp lý các nguồn
lực hiện có.
• Chiến lược phải tạo ra một vị thế cạnh tranh tốt nhất.
1.2. Vai trò của chiến lược
Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích
và hướng đi của mình.
Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng như
nguy cơ luôn luôn xuất hiện. Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản trị
phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược hợp lý.
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

4

Chuyên đề tốt nghiệp

Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ
các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các

chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
1.3. Phân loại chiến lược
1.3.1. Phân loại theo cấp độ quản lý
a. Chiến lược cấp công ty: Chiến lược cấp công ty xác định, vạch rõ các mục
đích, mục tiêu của công ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty
theo đuổi, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt được mục
tiêu của công ty, phân phối nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh.
Chiến lược công ty được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.
b. Chiến lược cấp kinh doanh: Chiến lược cấp kinh doanh được hoạch
định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị
trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty. Trong chiến
lược cấp kinh doanh, người ta phải xác định cách thức mỗi đơn vị kinh
doanh phải hoàn thành đễ đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty.
c. Chiến lược cấp chức năng: Trong chiến lược cấp chức năng người ta tập
trung vào việc hỗ trợ chiến lược công ty và tập trung vào những lĩnh vực
tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh.
1.3.2. Phân loại chiến lược theo hướng tiếp cận thị trường
a. Nhóm chiến lược kết hợp
Kết hợp về phía trước: doanh nghiệp thực hiện đề tăng quyền kiểm soát hoặc
quyền sở hữu đối với các nhà phân phối hoặc bán lẻ.
Kết hợp về phía sau: doanh nghiệp thực hiện tăng quyền sở hữu hoặc kiểm
soát đối với các nhà cung cấp. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp ổn định
trong việc cung cấp, kiểm soát được chi phí đầu vào.
Kết hợp theo chiều ngang: doanh nghiệp muốn kiểm soát các đối thủ cạnh

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11



Học viện Ngân hàng

5

Chuyên đề tốt nghiệp

tranh. Chiến lược này cho phép tập trung tài nguyên, mở rộng phạm vi hoạt
động và làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược thâm nhập thị trường: làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc
dịch vụ hiện có trong thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển thị trường: đưa vào những khu vực địa lý mới các
sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển sản phẩm: đưa vào thị trường hiện tại các sản phẩm
hoặc dịch vụ tương tự sản phẩm hiện có của doanh nghiệp những đã được
cải tiến sửa đổi.
c. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hoá
Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: đưa vào thị trường hiện hữu những sản
phẩm hơặc dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm hiện thời.
Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: đưa vào thị trường hiện hữu cho
nhóm khách hàng hiện tại những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không liên quan
đến các sản phẩm đang có.
Đa dạng hóa hoạt động hỗn hợp: đưa vào thị trường hiện hữu tại
những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không liên quan đến các sản phẩm đang có.
d. Nhóm chiến lược khác
Chiến lược liên doanh: khi một hay nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau
để theo đuổi một mục tiêu nào đó.
Chiến lược thu hẹp hoạt động: khi doanh nghiệp cần phải cơ cấu lại, tiến
hành ttừ bỏ một số sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động nhằm cứu vãn lại vị thế của
doanh nghiệp.

Chiến lược thanh lý: làm việc bán đi tài sản của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chấp nhận thất bại và cố gắng cứu vớt tối đa những gì có thể.

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

6

Chuyên đề tốt nghiệp

1.4. Quy trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp
1.4.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp
Sứ mạng là một phát biểu có tính chất lâu dài về mục đích. Nó phân biệt
doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Những tuyên bố như vậy cũng có
thể gọi là phát biều của một doanh nghiệp về triết lý kinh doanh, những nguyên tắc
kinh doanh, những sự tin tưởng của công ty. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành
tích mong ước tuyên bố với bên ngoài công ty như là một hình ảnh công khai mà
doanh nghiệp mong ước. Bản sứ mạng của công ty cần được triển khai và phát họa
thành những mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu được định nghĩa là những thành quả hoặc kết quả mà nhà quản trị
muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức mình. Mục tiêu là kết quả mong đợi sẽ
có và cần phải có của một tổ chức sau một thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ trả lời
cho câu hỏi: doanh nghiệp của chúng ta tồn tại để làm gì?
1.4.2. Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
1.4.2.1. Môi trường vĩ mô
• Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sức thu hút tiềm năng của
các chiến lược khác nhau. Các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như: tăng trưởng
kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, sự tăng giảm lãi suất, giá cổ phiếu, xu
hướng về giá trị của đồng đô la Mỹ, hệ thống thuế và mức thuế; v.v…
• Yếu tố luật pháp và chính trị
Các yếu tố luật pháp và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp. Yếu tố luật pháp bao gồm các thể chế, chính sách, quy chế,
định chế, luật lệ, chế độ đãi ngộ, thủ tục, qui định… của Nhà nước. Tại một số
nước cũng phải kể đến mức độ ổn định chính trị hay tính bền vững của chính phủ.

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

7

Chuyên đề tốt nghiệp

Luật lệ và các cơ quan nhà nước cùng với các nhóm áp lực đều có vai trò điều tiết
các hoạt động kinh doanh.
• Yếu tố xã hội
Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích một dải rộng những yếu tố xã hội để
ấn định những cơ hội, đe dọa tiềm tàng. Các yếu tố xã hội bao gồm các yếu tố như
vai trò nữ giới, áp lực nhân khẩu, phong cách sống, đạo đức, truyền thống, tập
quán, tỷ lệ tăng dân số, sự dịch chuyển dân số, trính độ dân trí v.v…
Những thay đổi về địa lý, nhân khẩu, văn hóa và xã hội có ảnh hưởng quan
trọng đến hầu như tất cả các quyết định về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người

tiêu thụ.
• Những yếu tố tự nhiên
Những doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác động của hoàn
cảnh thiên nhiên vào quyết định kinh doanh của họ. Phân tích các yếu tố tự nhiên
bao gồm việc xem xét đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng
ngày càng khan hiếm, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản được khai thác
bừa bãi, chất lượng môi trường tự nhiên có nguy cơ xuống cấp, v.v…
• Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Đối với doanh nghiệp, các yếu tố công nghệ hoặc liên quan đến công nghệ như
R&D, bản quyền công nghệ, khuynh hướng tự động hóa, chuyển giao công nghệ…
đều có thể vừa là vận hội, vừa là mối đe dọa mà chúng phải được xem xét đúng
mức trong việc soạn thảo chiến lược. Những công nghệ mới cũng đem lại những
quy trình công nghệ mới giúp giảm chi phí đáng kể trong giá thành sản phẩm. Tiến
bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế
hiện có.
• Yếu tố quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là
vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Các luật lệ và quy định thống nhất của

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

8

Chuyên đề tốt nghiệp


các thành viên của Cộng đồng chung Châu Âu, ngân hàng thế giới, Tổ chức thương
mại thế giới (WTO), các hiệp định tự do thương mại khu vực và thế giới, các hội
nghị thượng đỉnh về kinh tế… đã góp phần vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia trên toàn cầu và những thị trường chung toàn cầu đang xuất hiện.
1.4.2.2. Môi trường vi mô
Đây là môi trường tác nghiệp của công ty. Michael Porter (thuộc trường
Quản Trị Kinh Doanh Harvard) đã đưa ra mô hình 5 tác lực tạo thành bối cảnh cạnh
tranh trong ngành kinh doanh như sau:

Hình 1.1: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh
Nguồn: Internet
• Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng bao gồm các công ty mới tham gia vào ngành, khả
năng cạnh tranh hiện tại của họ còn yếu, nhưng rất có tiềm năng và vẫn có khả năng
cạnh tranh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong
muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

9

Chuyên đề tốt nghiệp

• Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Tác lực thứ hai trong năm tác lực cạnh tranh theo mô hình của Michael Porter là
các đối thủ cạnh tranh vốn đã có vị thế vững vàng trên thị trường trong cùng một
ngành nghề kinh doanh. Mức độ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo
theo lợi nhuận giảm. Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức độ cạnh tranh giữa
các công ty hoạt động trong cùng ngành kinh doanh, đó là:
-

Cơ cấu cạnh tranh

-

Tình hình nhu cầu thị trường

-

Các rào cản ra khỏi ngàng của các doanh nghiệp.
• Khách hàng
Tác lực thứ ba trong năm tác lực theo mô hình của Michael Porter là khả năng

mặc cả của khách hàng. Thông thường, khách hàng yêu cầu giảm giá hoặc yêu cầu
chất lượng hàng hóa phải tốt hơn, đi kèm với dịch vụ hoàn hảo. Điều này khiến cho
chi phí hoạt động tăng thêm tạo nguy cơ về giá cạnh tranh.
• Nhà Cung cấp
Tác lực thứ tư là khả năng mặc cả của nhà cung cấp. Nhà cung cấp không chỉ
cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động mà cả những công ty tư vấn,
cung ứng dịch vụ quảng cáo, vận chuyển… nói chung là cung cấp các đầu vào của
quá trình sản xuất kinh doanh. Để tránh được sự mặc cả hoặc sức ép của nhà cung
cấp công ty nên xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi hoặc dự trù các nguồn
cung cấp đa dạng khác nhau.
• Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng
ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh cùng có chức năng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng giống nhau của khách hàng. Để hạn chế sức ép quan trọng của nguy cơ
này, công ty cần phải xem xét hết sức cẩn thận khuynh hướng giá cả và dự báo của
các sản phẩm thay thế trong tương lai.
Ngoài năm tác lực cạnh tranh trong mô hình năm tác lực của Michael Porter nói
trên, trong quá trình phân tích môi trường vi mô, doanh nghiệp cũng cần phải hết
sức quan tâm đến một số yếu tố khác như: nhà phân phối, cổ đông, cộng
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

10

Chuyên đề tốt nghiệp

đồng, liên đoàn lao động… để xác định những cơ hội và nguy cơ đến hoạt động
kinh doanh của công ty.
1.4.3. Phân tích và đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên trong của công ty là việc nhận định và đánh giá
các điểm mạnh và các điểm yếu trong quan hệ với các chiến lược cấp bộ phận
chức năng của công ty, bao gồm quản trị, marketing, tài chính, kế toán, sản xuất,
nhân lực, nghiên cứu và phát triển (R&D), và các hệ thống thông tin.
• Nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu một cách khái quát bao gồm các công
tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự. Mục tiêu của quản trị
chiến lược về nguồn nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với

những yêu cầu chiến lược của công ty, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
• Tài chính
Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị trí
cạnh tranh tốt nhất của công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư.
Để hình thành hiệu quả các chiến lược cần xác định những điểm mạnh và yếu về
tài chính của tổ chức. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược
hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch.
• Hoạt động Quản trị
Hoạt động quản trị có năm chức năng cơ bản sau:
-

Hoạch định bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn
bị cho tương lai.

-

Tổ chức bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu của mối quan hệ
giữa quyền hạn và trách nhiệm.

-

Động viên gồm những nỗ lực nhằm định hướng hoạt động của con
người

-

Nhân sự, hoạt động nhân sự tập trung vào quản lý cá nhân hay quản lý
nguồn nhân lực

-


Kiểm soát liên quan đến tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết quả
thực tế phù hợp, nhất quán với kết quả đã được hoạch định, như kiểm tra chất

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

11

Chuyên đề tốt nghiệp

lượng, kiểm soát tài chính, bán hàng, tồn kho, phân tích những thay đổi...
1.4.4. Phương pháp phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh
1.4.4.1. Phương pháp phân tích chiến lược : sử dụng ma trận SWOT
SWOT ( S : strengths – điểm mạnh, W :weaknesses – điểm yếu, O :
Opportunities – cơ hội, T : Threatens – đe dọa): Là ma trận cho phép đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của
môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó có sự phối hợp giữa khả năng của doanh
nghiệp với tình hình môi trường bên ngoài. Ma trận SWOT giúp ta phát triển bốn
nhóm chiến lược:
- Nhóm chiến lược S-O (điểm mạnh-cơ hội): Sử dụng những điểm mạnh bên trong
để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Nhóm chiến lược W-O (điểm yếu-cơ hội): Cải thiện những điểm yếu của để tận
dụng những cơ hội bên ngoài.
- Nhóm chiến lược S-T (điểm mạnh-nguy cơ): Sử dụng những điểm mạnh để tránh
hay giảm bớt những nguy cơ từ bên ngoài.

- Nhóm chiến lược W-T (điểm yếu-nguy cơ): Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh
hay giảm bớt ảnh hưởng của nguy cơ bên ngoài.
Tám bước xây dựng ma trận SWOT
- Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài.
- Liệt kê các nguy cơ quan trọng bên ngoài.
- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong.
- Liệt kê những điểm yếu bên trong.
- Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược S-O và ghi kết quả
vào ô S-O.
- Kết hợp những điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm chiến lược W-O và ghi
kết quả vào ô W-O.
- Kết hợp điểm mạnh với mối đe dọa để hình thành nhóm chiến lược S-T và ghi kết
quả vào ô S-T.
- Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành nhóm chiến lược W – T và ghi kết quả
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

Chuyên đề tốt nghiệp

12

vào ô WT.
Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (Opportunities)
Điểm mạnh (Strengths) Nhóm chiến lược SO

Điểm yếu (Weaknesses) Nhóm chiến lược WO

Đe dọa (Threats)
Nhóm chiến lược ST
Nhóm chiến lược WT

1.4.4.2. Phương pháp lựa chọn chiến lược : sử dụng ma trận chiến lược có thể
định lượng QSPM
Tiến hành qua sáu bước:
- Bước 1 : Liệt kê các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu.
- Bước 2 :Phân loại mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong, bên ngoài.
- Bước 3 : Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn kết hợp và xác định các chiến lược
có thể thay thế mà doanh nghiệp nên xem xét để thực hiện.
- Bước 4 : Xác định số điểm hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn
tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm chiến lược có thể thay thế nào đó.
- Bước 5 : Tính tổng số điểm là kết quả nhân chỉ số bước 2 với bước 4
- Bước 6 : Tính tổng các số điểm hấp dẫn, đó là phép cộng của tổng điểm hấp dẫn
trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Chiến lược nào có tổng điểm hấp dẫn cao
hơn thì doanh nghiệp nên lựa chọn và thực hiện.

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

13

Chuyên đề tốt nghiệp


Chương 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN TRÍ VIỆT

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần bất động sản Trí Việt
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẨN BẤT ĐỘNG SẢN TRÍ VIỆT
Tên giao dịch tiếng Anh: TRÍ VIỆT REAL ESTATE JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: TVRE
Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà 142 Đội Cấn – Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 61 tỷ
Mã số thuế: 0104914897
Ngày thành lập: 14/03/2009 - Nơi thành lập: TP. Hà Nội
Mục tiêu: Trí Việt luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ mới, nguồn nhân
lực chất lượng cao trong công việc, nhằm mang đến cho khách hàng những nguồn
thông tin gía trị giúp cho sự hợp tác trở nên hiệu quả cao nhất. Và thúc đẩy nền
kinh tế nói chung và thị trường Bất động sản nói riêng.
Tầm nhìn: Tạo ra giá trị thương hiệu “hoạt động nhanh chóng và hiệu quả“. Trở
thành một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Bất động sản.
Được thành lập từ ngày 14/3/2009, qua 3 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư
khai thác kinh doanh bất động sản. Công ty cổ phần Bất động sản Trí Việt luôn
được khách hàng, thị trường đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trở
thành đối tác tin cậy của nhiều tập đoàn, công ty.
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng


14

Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Bao gồm 2 lĩnh vực:
• Đầu tư kinh doanh Bất động sản
• Sàn giao dịch Bất động sản
Ngành nghề kinh doanh chính:
• Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua
• Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua
• Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại
• Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê
đất đã có hạ tầng
• Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển
nhượng, cho thuê; thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại
• Dịch vụ môi giới bất động sản
• Dịch vụ định giá bất động sản
• Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
• Dịch vụ tư vấn bất động sản
• Dịch vụ đấu giá bất động sản
• Dịch vụ quảng cáo bất động sản
• Dịch vụ quản lý bất động sản.

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11



Học viện Ngân hàng

Chuyên đề tốt nghiệp

15

2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo: Chủ tịch Hội đồng quản trị: Phạm Thanh Tùng
Giám đốc: Đỗ Thanh Hà
Số lượng cán bộ công nhân viên: 35
Sơ đồ tổ chức:
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

Ban kiểm
soát

GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh
Doanh

Giám đốc
kinh doanh

Bộ phận hỗ trợ
kinh doanh

Phó giám đốc
kinh doanh


Nhóm 1

Phòng kế
toán

Phòng hành
chính

Nhóm 2

Phòng uỷ
thác đầu tư

Nhóm 3

Phòng phân
tích đầu tư

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần BĐS Trí Việt

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

16


Chuyên đề tốt nghiệp

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh hiện tại của công ty Trí Việt
2.2.1. Môi trường bên ngoài
Phạm vi hoạt động chủ yếu của Trí Việt là ở thành phố Hà Nội và để
nghiên cứu, phân tích được đi sâu vào vấn đề, tôi xin được tập trung phân tích
môi trường kinh doanh bên ngoài của Trí Việt là tại thành phố Hà Nội.
Việc phân tích đánh giá môi trường bên ngoài của Trí Việt sẽ cho thấy
được những cơ hội và nguy cơ mà công ty có thể gặp phải từ môi trường kinh
doanh. Từ đó có các chiến lược thích hợp để hạn chế nguy cơ và tận dụng tối đa
các cơ hội cho sự phát triển của công ty. Môi trường bên ngoài gồm có môi
trường vĩ mô và môi trường vi mô.
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
• Tổng thu nhập quốc nội (GDP):
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt khoảng 7%. Trong năm 2009,
thành phố đã dành gần 58 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xậy dựng nhà ở. Tỷ lệ hộ
nghèo còn 7%, giảm 1,4% so với đầu năm.
Năm 2010 - Kinh tế Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng cả năm
2010 lên tới 11% GDP, gấp hơn 1,5 lần so với 6,7 % năm 2009, xấp xỉ con số
10,9% năm 2008 và 11,2% năm 2007.Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của
TP tăng 14,4%, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,6% (đóng góp 5% vào
mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 11,1% (đóng góp 5,6% vào mức tăng
chung), ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,2% (đóng góp 0,5% vào mức tăng chung).
Cơ cấu kinh tế có sự cải thiện đúng hướng, trong đó dịch vụ 52,5%; công nghiệp và
xây dựng 41,4%; nông nghiệp 6,1% ; GDP bình quân/người 37 triệu đồng ; khu
vực kinh tế Nhà nước tạo ra khoảng 45% GDP (giảm so với mức 52,1% năm 2005),
kinh tế ngoài nhà nước tạo ra khoảng 38% GDP (tăng so với mức 31,8% năm 2005)
và khu vực có vốn ĐTNN tạo ra khoảng 17% GDP (tăng nhẹ so với mức 16,1%
năm 2005).


Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

17

Chuyên đề tốt nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trường GDP qua các năm
Nguồn: Báo cáo quý CBRE
Năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội đạt 80.952 tỷ đồng, tăng
tới 10,1% so với năm trước và là mức tăng trưởng tích cực. Ngành công nghiệp xây
dựng tăng 10,3% (đóng góp 5,1% vào mức tăng chung). Theo báo cáo của Cục
thống kê Hà Nội, Quý I năm 2011, Hà Nội phát triển và tăng trưởng khá so cùng kỳ
năm trước: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9,2%; giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 13,1 %; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 10,4%; tổng mức bán hàng hoá
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 22,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng
28,1%...Ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 2,8% (đóng góp 0,2% vào mức tăng
chung), ngành công nghiệp xây dựng tăng 10,3% (đóng góp 5,1% vào mức tăng
chung), các ngành dịch vụ tăng 8,7% (đóng góp 3,9% vào mức tăng chung).
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội
bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của
thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm
1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915

USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của
Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng
sông Hồng.Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

18

Chuyên đề tốt nghiệp

• Cơ cấu kinh tế
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay
đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng
mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn
3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9%
xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực
chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện
tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều
làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà...
cũng dần phục hồi và phát triển.
• Thu nhập bình quân đầu người
Trong 2 quý cuối năm 2009, GDP của thủ đô lần lượt tăng 8,3% và 9%. Mức
tăng ngoạn mục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế góp phần đưa tổng sản phẩm
nội địa của Hà Nội ước tăng 6,7% so với năm 2008 và cao hơn mức 6% dự kiến.

Tương ứng, thu nhập bình quân của người dân thủ đô đạt 32 triệu đồng (kế hoạch 30
triệu đồng).
Trong năm 2010, tổng sản phẩm GDP TP tăng 11%. Đầu tư nước ngoài vào TP
đạt 800 triệu USD. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng
1.950 USD)/năm. Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô
của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP
đầu người đạt 1.300 USD/người/năm.
• Chỉ số giá tiêu dùng – sức mua của người tiêu dùng
Năm 2012 sức mua của người tiêu dùng giảm 0,03% trong tháng 4, CPI tại Hà
Nội thấp nhất trong 10 năm. CPI tại TP.Hà Nội tháng 4/2012 đã giảm 0,03% so với
tháng trước và được ghi nhận là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Như
vậy, theo số liệu của cơ quan thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô đã
tăng 2,59% so với tháng 12/2011 và tăng 9,52% so với cùng tháng năm 2011. Sở dĩ
lạm phát tại Hà Nội đã xuống dưới 1 con số là do chênh lệch quá lớn về biến động
giá giữa tháng 4/2012 và tháng 4/2011 (3,28%).
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

Chuyên đề tốt nghiệp

19

Các tác động của đợt tăng giá xăng dầu ngày 7/3/2012 và ảnh hưởng của thời
tiết nắng nóng đầu mùa là những nguyên nhân chính khiến giá một số mặt hàng
thuộc nhóm giao thông, đồ uống, và mũ nón tăng giá so với tháng trước. Tuy nhiên,
mức tăng của các mặt hàng thuộc các nhóm này không đủ lực để đẩy chỉ số chung

tiếp tục tăng, do quyền số nhỏ so với các nhóm còn lại.
• Lãi suất
Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động
khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ
sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết.
Chính sách trần lãi suất huy động bước đầu làm giảm lãi suất cho vay vào thời
điểm cuối năm 2011.Mặc dù chính sách trần lãi suất được khởi động từ tháng
03/2011 cùng với sự cam kết và quyết tâm của các nhà lãnh đạo của NHNN và Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam, các quy định về trần lãi suất của NHNN vẫn chưa chấm
dứt hẳn các cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm. Theo báo cáo của NHNN, mức
lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bao gồm bất động sản, chứng khoán
hay tiêu dùng còn cao hơn mức lãi suất trung bình từ 3 - 5%.

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP, CPI và lãi suất cơ bản năm 2009 - 2011
Nguồn: Báo cáo quý CBRE 2011

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

20

Chuyên đề tốt nghiệp

b. Yếu tố luật pháp và chính trị
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta, đặc biệt là thị
trường nhà đất đã có bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thúc

đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Liên tục hàng loạt các đạo luật liên quan
đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản được ban hành như: Luật đất đai, Luật
Xây dựng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản... Quan trọng nhất là Luật
kinh doanh bất động sản được Quốc hội thông qua ngày 26/09/2006 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/2007. Luật này quy định về hoạt động kinh doanh bất
động sản; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động
sản; các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động
sản. Luật kinh doanh bất động sản quy định cụ thể về kinh doanh nhà, công
trình xây dựng như: quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, khu
đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; quy định về
mua bán, cho thuê, thuê mua nhà, công trình xây dựng.
Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà có nhiều nội
dung mang tính đột phá được cả nhà đầu tư và người tiêu dùng rất ủng hộ. Ngày
15/10/2010 Thông tư 16 hướng dẫn Nghị định 71 có hiệu lực với nội dung cho
phép uỷ quyền công chứng tài sản nhà ở hình thành trong tương lai khiến giới đầu
tư Bất động sản kỳ vọng sẽ là “phao” đưa thị trường Bất động sản thoát khỏi cảnh
trầm lắng hiện nay. Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành
ngày 1/10/2010, tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh
doanh Bất động sản, tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng lên 9%. Dẫn
đến việc vay vốn mua nhà sẽ khó khăn hơn, vì các ngân hàng sẽ phải thu hẹp tín
dụng trong lĩnh vực này để đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản ở nước ta
đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: thị trường bất động sản phát triển còn tự phát,
thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” vẫn chiếm tỷ lệ lớn; tình trạng đầu cơ nhà đất,
kích cầu ảo để nâng giá bất động sản làm cho thị trường “nóng, lạnh” thất
thường. Cơ chế, chính sách quản lý về hoạt động kinh doanh bất động sản chưa rõ

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11



Học viện Ngân hàng

21

Chuyên đề tốt nghiệp

ràng, chưa đủ mạnh.
Về chính trị, Việt Nam hiện nay được bầu chọn là nước an toàn nhất về đầu tư
tại Châu Á, và là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới.
Những điều kiện thuận lợi của môi trường chính trị pháp luật mang lại cơ hội cho
công ty, đó là tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nguy cơ, một số tồn tại
cần phải được Quốc hội bàn sửa như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều
thay đổi làm cho các nhà đầu tư chưa yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam.
c. Yếu tố dân số
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự
nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng
đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người.
Cơ cấu dân số của Hà Nội thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng người cao tuổi,
giảm dần tỷ trọng trẻ em dưới 16 tuổi, thành phố đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng” (tỷ lệ phụ thuộc gồm trẻ em và người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất), tạo
điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho các hoạt động kinh tế xã hội của
Thủ đô. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, năm 2011, tính đến thời điểm
này, tổng số sinh của toàn thành phố là 115.900 trẻ, tăng 14,24%, trong đó có 8.472
trẻ là con thứ ba trở lên, tăng 185 trẻ (2,25%) so với cùng kỳ năm trước.
d. Yếu tố văn hoá xã hội
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền

Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở
thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân,
những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục,
tập quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của
cả Việt Nam. Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân,
thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng. Cùng với

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

22

Chuyên đề tốt nghiệp

sự phát triển của nền kinh tế, lối sống người dân thành phố Hà Nội đã có những
biến đổi. Một gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau đã dần
dần được biến đổi và thay thế bằng mẫu gia đình hạt nhân. Mô hình gia đình
mới này trung bình chỉ có cha mẹ và con cái, đang cóxu hướng này càng gia tăng
ở các khu vực đô thị lớn. Các cặp vợ chồng trẻ, các cá nhân vì nhu cầu học tập
và công việc đang có khuynh hướng sống tách riêng và độc lập với gia đình.
Với lối sống và quan niệm sống như vậy sẽ làm cho nhu cầu về căn hộ, chung
cư… tăng lên nhanh chóng. Làn sóng di cư của người dân từ nông thôn ra thành
thị sinh sống ngày càng nhiều, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội không
còn cách nào khác là phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị kiểu nhà
chồng nhà, tầng chồng tầng để giải quyết vấn đề này. Các toà nhà chung cư cao
tầng xuất hiện ngày càng nhiều và là niềm mơ ước của những người dân nhập

cư, đặc biệt là các gia đình trẻ.
e. Yếu tố công nghệ
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển giao công nghệ giữa các
nước trên thế giới, Việt Nam đã tranh thủ cơ hội để tiếp thu và ứng dụng các
công nghệ mới về xây dựng vào các công trình xây dựng, rút ngắn thời gian thi
công, tăng chất lượng, cũng như là giảm giá thành xây dựng.
Hàng loạt công nghệ xây dựng mới đã và đang được áp dụng tại Việt
Nam như: phương pháp thi công top-down giúp giảm thời gian thi công;
các phương pháp thi công tầng hầm, tường vây, móng cọc, công nghệ bê
tông tự dầm; công nghệ chống ăn mòn kết cấu thép; công nghệ xây dựng
đổ sàn nhanh không cần cốt pha, giảm thời gian thi công, tăng khả năng chịu tải.
Cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học vào việc điều hành quản lý thi
công, thiết kế, vận hành, bảo trì, bảo hành giúp giảm chi phí, giảm số lượng
nhân công,...

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

Chuyên đề tốt nghiệp

23

f. Hội nhập quốc tế ở Hà Nội
• Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2011, Hà Nội đã
thu hút được 999,6 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng gấp 3 lần

sovới cùng kỳ năm trước. Số vốn này được đăng ký cho 239 dự án đăng ký đầu tư,
trong đó có 190 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký xấp xỉ 494 triệu USD, 49 dự án
được tăng vốn với tổng vốn trên 506 triệu USD. Điển hình là các dự án như xây
dựng công trình xử lý nước thải Yên Sở do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gamuda
Land Việt Nam làm chủ đầu tư với số vốn đầu tư 322,2 triệu USD; hợp đồng hợp
tác kinh doanh Vietnammobile tăng vốn thêm 385 triệu USD; công ty Cổ phần Viễn
thông di động toàn cầu GTEL tăng vốn điều lệ thêm 117 triệu USD…

Hình 2.4: Tổng vốn FDI cam kết
Nguồn: Báo cáo quý CBRE
• Nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển (ODA)
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2011, thành phố ước giải
ngân vốn ODA khoảng gần 489 tỷ đồng (đạt 181% kế hoạch). Thành phố tập trung
vào giải ngân cho các gói thầu xây lắp đã khởi công và đang triển khai thi công, chủ
yếu ở dự án Thoát nước Hà Nội và tạm ứng hợp đồng tư vấn cho dự án đường sắt đô

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


Học viện Ngân hàng

24

Chuyên đề tốt nghiệp

thị tuyến 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
Theo kế hoạch, trong năm 2011, thành phố triển khai 20 dự án, trong đó có một số
dự án lớn như dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - dự án 2; dự án

Tuyến đường sắt đô thị tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; dự án Tuyến
đường sắt đô thị thí điểm Nhổn-Ga Hà Nội; dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đô thị Hà Nội giai đoạn 1; dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì; dự
án phát triển giao thông đô thị Hà Nội... Riêng các gói thầu sử dụng vốn ODA của dự
án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 1, dự án Phát triển hạ
tầng đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì về cơ bản đã hoàn thành.
• Du lịch
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm
năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội
còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có
nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông
qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...
Mặc dù vậy, các thống kê cho thấy du lịch Hà Nội không phải là một thành phố
du lịch hấp dẫn. Với nhiều du khách quốc tế, thành phố chỉ là điểm chuyển tiếp trên
hành trình khám phá Việt Nam của họ. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách
du lịch ngoại quốc, gần bằng một nửa lượng khách của Thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách
nước ngoài. Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Hàng
năm, bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, một bảo tàng có tiếng trong khu vực, điểm
đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch nổi tiếng, có 180.000 khách
tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Theo thống kê năm 2007, Hà Nội có 511 cơ sở lưu trú với hơn 12.700 phòng
đang hoạt động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424
phòng. Tình trạng thiếu phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến
lượng khách nước ngoài tới Hà Nội không cao.
Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11



Học viện Ngân hàng

25

Chuyên đề tốt nghiệp

2.2.1.2. Môi trường vi mô
a. Thị trường bất động sản ở Hà Nội
• Giai đoạn 2009 - 2011
Tổng kết 2009 bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất trong bối cảnh giá
vàng biến động, chứng khoán chùng xuống và nhà đầu tư lúng túng không biết "đổ"
tiền vào đâu. Mặc dù chịu sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng thị
trường bất động sản vẫn được đánh giá khá hấp dẫn, đặc biệt hai thành phố lớn Hà
Nội và TP HCM. Năm 2009 là năm được mùa của các dự án bất động sản, trong đó
chủ đầu tư lớn đã liên tiếp tung ra hàng loạt dự án lớn. Một loạt dự án mới được
khởi công và chào bán ra thị trường tạo một nguồn cung lớn.
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy Chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu mới) chính
thức có hiệu lực. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nhiều địa phương trên cả nước
đăng ký xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân và ngừơi có thu nhập thấp.
Nhiều dự án nhà ở xã hội đã được khởi công trên cả nước. Chính phủ đã công bố
gói đầu tư về nhà ở xã hội cho thị trường bất động sản và hy vọng gói đầu tư vào thị
trườngnhà ở xã hội sẽ có tác động như một cú hích làm cho thị trường này lành
mạnh hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn xem kinh doanh bất động
sản là đầu tư siêu lợi nhuận, việc xây nhà giá rẻ với lợi nhuận dự tính chỉ khoảng
10% sẽ không dễ gì thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này
Năm 2010, thị trường Bất động sản ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP
HCM liên tiếp có những biến động tăng- giảm bất thường. Trong khi tại Hà Nội, thị
trường Bất động sản tiếp tục tăng giá và diễn biến phức tạp, TP Hồ Chí Minh chứng
kiến sự sụt giảm mạnh về giao dịch và chững lại của giá nhà đất. Căn hộ chung cư

và một số dự án ở Hà Nội: Tình trạng chào bán nhiều mà người mua rất ít. Giá đất
tại các thành phố lớn tăng cao nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn các tỉnh lẻ xung
quanh để tìm cơ hội như Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình. Cơn sốt tăng giá đất Ba

Lê Linh Chi

Lớp: QTDNA - K11


×