Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.49 KB, 2 trang )

Tiết 27: Tập làm văn

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mức độ cần đạt
- Đánh giá được bài làm của mình theo yêu cầu của bài văn tự sự.
- Nhận ra một số lỗi sai và sửa.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Bố cục của bài văn tự sự
- Đánh giá bài làm của mình.
- Nhận ra những thiếu sót trong bài làm, sửa được một số lỗi.
2. Kĩ năng: Biết viết bài văn tự sự theo bố cục ba phần
III. Chuẩn bị
- Giáo viên: Lên đáp án, chấm bài, soạn giáo án.
- Học sinh: Tiếp tục ôn tập về văn tự sự.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Gọi HS đọc lại đề bài kiểm tra
3. Đề bài:
* Lớp 6A1; 6A3:
1. Thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tứ sự? (2 điểm)
2. Kể lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em. (8 điểm)
* Lớp 6A2:
1. Thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự? (2 điểm)
2. Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. (8 điểm)
A. Nhận xét khái quát về bài làm
1. Ưu điểm:
- Đa số học sinh xác định đúng đề và làm đúng theo thể loại văn tự sự.
- Nhiều bài trình bày sạch sẽ kể được bằng lời văn của mình, bài kể có sáng tạo, không
bỏ sót các chi tiết quan trọng
2. Hạn chế:


- Câu 1 lý thuyết đa số học sinh lười học bài cũ không làm được.
- Câu 2 nhiều bài kể sơ sài, bỏ sót nhiều sự việc quan trọng, lời văn lủng củng. Đặc
biệt viết sai chính tả, chữ cẩu thả , trình bày bẩn, bôi xóa nhiều. Nhiều bài danh từ chỉ tên
gọi của người không viết hoa, viết bằng số và viết tắt nhiều (đặc biết lớp 6A3)
* Điểm của từng lớp
Lớp

Giỏi

6A1 (38)
6A2 (39)
6A3 (37)

0
0
0

Khá

TB

13 = 34,2% 21=55,2%
19= 48,7% 12=30,8%
10= 27,0% 18=48,6%

B. Một số hướng dẫn khi làm bài

Yếu

Kém


Trên TB

2=5,3%
3 = 7,7%
3 = 8,1%

2=5,3%
5=12,8%
6=16,2%

34 = 89,5%
31 =79,5%
28 = 75,7%


Giáo viên chữa, nêu đáp
Câu 1: câu hỏi có 2 ý
- Ý 1: trình bày được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, theo ghi nhớ SGK (1 điểm)
Đáp án: Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Ý 2: Trình bày được dàn bài của bài văn tự sự theo ghi nhớ SGK (1 điểm)
Đáp án: Dàn bài của bài văn tự sự gồm có 3 phần
+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc (2 truyện ) như SGK
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc
+ Truyện “Thánh Gióng” kể diễn biến đủ các sự việc từ khi Gióng biết nói đòi đi
đánh giặc đến lúc đánh thắng giặc.

+ Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” kể diễn biến truyện từ đoạn Sơn Tinh và Thủy
Tinh đến cầu hôn cho đến hai vị thần giao chiến và Thủy Tinh thua.
- Kết bài: Kể kết cục của sự việc
+ Truyện “Thánh Gióng”: Vua nhớ công ơn lập đền thờ, những dấu tích còn lại…
+ Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: Thủy Tinh Thua nên oán hận hàng năm vào
tháng 7, tháng 8 lại dâng nước đánh Sơn Tinh những năm nào cũng thua…
C. Chữa lỗi
- Lỗi chính tả: GV lấy một số lỗi sai, gọi HS sửa lại, cho HS tự tìm thêm các lỗi chính tả
sai trong bài của mình…
VD: tên gọi người không viết hoa, triền thiết (6A3); hiền diệu (Quy 6A3);
- Lỗi dùng câu: GV đưa ra một số câu sai, không dùng dấu câu, dùng dấu câu sai, gọi
HS sửa lại…
- Lỗi dùng từ: GV chọn ra một số từ dùng sai, cho HS nhận xét, sửa lại…
VD: Đứa con (Nhân, Hải, Huy… 6A3);
GV chọn một bài làm tốt nhất đọc mẫu (Huyền 6A3; Trân 6A2; Quyên 6A1)
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà tiếp tục sửa lại những lỗi sai trong bài của mình.
- Ôn tập kĩ phần văn học: truyền thuyết và truyện cổ tích đã học
+ Thuộc khía niệm
+ Đọc và kể lại được các văn bản
+ Thuộc phần ghi nhớ…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×