Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

chiến lược công nghệ của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.05 KB, 20 trang )

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM
Nhóm 8
1.Huỳnh Văn Lộc : 70701362
2.Lê Ngọc Tú : 70702820
3.Nguyễn Doãn Quốc Dũng : 70703097
4.Nguyễn Thiện : 70702308
5.Quách Hữu Vinh : 70702990
6.Vũ Anh Tuấn : 70702792
7.Hồ Văn Sâm

Mục lục
I.
THỰC TRẠNG
1. Bối cảnh công nghệ thế giới
2. Thực trạng công nghệ Việt Nam
a. Những thành tựu
b. Những hạn chế
c. Tình hình đổi mới công nghệ
3. Các thế mạnh của Việt Nam
II.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1. Các trọng tâm chiến lược phát triển công nghệ
2. Tiếp thu công nghệ
3. Sáng tạo công nghệ
III.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1. Môi trường
2. Nhân sinh
3. Chính trị
I. THỰC TRẠNG
1. BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ THẾ GIỚI


Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ:

1


Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có
khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới
mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ
nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên
sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh
của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên
nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu
hoá kinh tế.
Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút
ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với
tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm
giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến.

Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ
thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng
lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào
tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công
nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền

thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

2


2.1. Những thành tựu
a) Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã
đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người
có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công
nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực
KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN
của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ
được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100 tổ
chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài
nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin
KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt
giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.

b) Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi
và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong
một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh
tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật
nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta
từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê,

v.v... hàng đầu trên thế giới.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực
nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
của nhiều ngành kinh tế

3


2.2. Những hạn chế
Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt là
thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và
lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh
nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không
đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công
nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng
lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, giữa các trường
đại học và doanh nghiệp
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về
tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức
đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo
chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Theo thống kê, chi ngân sách hàng năm đầu tư cho khoa học - công
nghệ chỉ khoảng 2% tổng chi, tức 0,5-0,6% GDP. Theo Phó giáo sư - tiến sĩ Huỳnh Văn Hoàng,

thì con số trên vẫn còn rất thấp. Số liệu năm 2007 mà hội thảo đưa ra thì mức đầu tư cho khoa
học - công nghệ bình quân theo đầu người tại Việt Nam là 5 USD, trong khi Hàn Quốc là 1.000
USD và Trung Quốc từ năm 2004 đã có mức đầu tư 20 USD/ người. Chính vì vậy, năng suất lao
động của Việt Nam yếu hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đồng thời hàng hóa cũng giảm
sức cạnh tranh về chất lượng, về giá.

4


Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời nhiều
vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như
bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình
độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với
các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và
nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thiết bị máy móc cũng như trình
độ áp dụng khoa học - công nghệ của các DN Việt Nam đã lạc hậu khoảng 50 năm so với các
nước phát triển, do đó, nhiều DN chưa đủ sức tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp
để cạnh tranh với hàng hóa của các nước phát triển. Sự tiếp cận của DN Việt Nam với công
nghệ, máy móc của các quốc gia tiên tiến ở Mỹ, Nhật, châu Âu... không cao nên hiện nay, đa số
DN đều nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị từ Trung Quốc, thậm chí là máy cũ

Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết
quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định
pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Do khả năng hạn chế
nê các hợp đồng chuyển giao thường do một bên soạn thảo và trách nhiệm không rõ ràng. Khi có
những trục trặc thường bên giao không chịu trách nhiệm, thua thiệt các doanh nghiệp nước ta
hứng chịu.

Đã có không ít trường hợp công nghệ lạc hậu, thiếu bị cũ, hàng tân trang được nhập vào
nước ta (một cuộc khảo sát 700 thiết bị, 3 dây chuyền tại 43 nhà máy cho thấy: 76% số máy mới
nhập thuộc những năm 1950 – 1960, 70% số máy đã khấu hao hết, 50% là do tân trang lại). Do
đó nhiều công nghệ nhập về không những không phát huy được hiệu quả mà còn gây thiệt hại về
kinh tế, các công nghệ lạc hậu không sử dụng được đã biến nước ta thành kho phế phẩm công
nghệ của các nước phát triển.

5


Về giá cả , nhiều dự án đầu tư được phát hiện bị nâng cao giá, giá bán cao hơn thực tế,
có những dự án nước ngoài nâng lên gấp 2-2.5 lần. (Khảo sát 30 dự án FDI phía Việt Nam bị
thua thiệt 50 triệu USD do phía nước ngoài nâng giá thiết bị nên từ 15 – 20%).
2.3. Đổi mới công nghệ:
Theo đánh giá chung hệ số đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất còn thấp
chỉ đạt dưới 10%. Cơ cấu trình độ công nghệ còn đơn giản, chậm đổi mới trong nhiều ngành. Ví
dụ như ngành cơ khí hiện tại chỉ đạt 6%-7% hệ số đổi mới do đó sản xuất chỉ mới đáp ứng được
10% nhu cầu của đất nước.
Ngành dệt may có nhiều cố gắng đầu tư đổi mới công nghệ nhưng tỉ lệ thiết bị hiện
đại trung bình chỉ đạt 43.5%. Ngành mía đường phát triển mạnh nhưng thiết bị chủ yếu nhập
từ Trung Quốc là loại trung bình tiên tiến, chỉ có một số ít thiết bị đạt trình độ tiên tiến.
Các doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu tốc độ đổi mới
công nghệ cao hơn các khu vực khác nhưng cũng chỉ đạt 6%-7% so với yêu cầu là 13 -15%.
Đánh giá chung trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nước ta còn ở mức
thấp đổi mới chậm trong nhiều ngành. Đến nay công nghệ tiên tiến trong nhiều ngành chỉ
đạt 20.4%- 22.6%. Công nghệ trung bình trên 50% như ngành nhựa và cao su 54%, chế biến
thực phẩm 65.5%
Những lý do khác khiến cho việc đổi mới công nghệ trở nên chậm chạp:
-


80% các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nguồn

-

kinh phí để đổi mới công nghệ là một vấn đề lớn.
Trong luật thuế có quy định 10% thu nhập doanh nghiệp được dung để đầu tư phát
triển công nghệ, nhưng rất ít các doanh nghiệp Việt Nam làm điều này bởi tâm lý e
ngại rủi ro, mà lĩnh vực công nghệ là một lĩnh vực có rủi ro rất lớn. Mà ở các công

-

ty quyết định đổi mới công nghệ luôn không được đánh giá cao bởi tính rủi ro.
Hơn nữa cơ chế quản lý tài chính của nước ta cũng mang lại nhiều bất tiện cho các
doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ. Chưa tạo được nhiều thuận lợi cũng như hổ
trợ tốt để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu chuyển
sang kinh tế thị trường.

6


2.4. Các thế mạnh của Việt Nam
- Để phát triển được nền công nghệ quốc gia, cần phải có một khoản chi nhất định.
Nếu chỉ dựa vào nội lực trong nước, khó có thể có bước nhảy thần kỳ. Vì vậy xác định điểm
mạnh của quốc gia và phát huy nó là một yếu tố tiên quyết cho sự phát triển công nghệ.
- Thế mạnh vượt trội của Canada là “cầu nối ra thế giới cho nhà đầu tư”. Hàn Quốc
thì “vùng đất để các tập đoàn đa quốc gia tung hoành bởi có thế mạnh của một nền công nghiệp
phát triển hỗ trợ tối đa cho sản xuất sản phẩm công nghệ cao”. Thái Lan thì “dịch vụ một cửa,
cấp phép đầu tư nhanh chóng”...Còn Việt Nam có gì nổi bật lôi cuốn các nhà đầu tư quốc tế đóng

góp vào việc phát triển nền công nghiệp quốc gia?
- Trong diễn đàn đầu tư APEC, các nhà đầu tư quốc tế thống nhất ý kiến về các thế
mạnh chủ yếu mà chúng ta cần phát huy như sau :
1.1.Nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng
- Nguồn lao động chúng ta được xếp vào loại tiềm năng nhất trên thế giới, chúng ta
rất sáng tạo, cần cù và khéo léo với một mức chi phí đòi hỏi vừa phải như lời của ông Sachio
Kageyama - Tổng giám đốc Công ty Canon Việt Nam “Họ có kỹ năng, rất sáng tạo và tiếng Anh
tốt. Nhiều công nhân được tuyển dụng chỉ trong 2 tuần đào tạo đã làm được việc ngay. Đặc biệt
độ chính xác rất cao!”
1.2.Ưu đãi đặc biệt của Nhà Nước cho phát triển công nghệ và vị trí thuận lợi của chúng ta
để phát triển kinh tế và công nghệ.
- Gần đây, Nhà Nước Việt Nam đã có những hỗ trợ rất lớn cho các nhà đầu tư nước
ngoài như việc giảm thuế, hỗ trợ cấp đất và giấy phép đầu tư…., đối với các tổ chức trong nước
liên quan đến việc sáng tạo và áp dụng công nghệ Nhà Nước cũng có những hỗ trợ rất lớn, tuy
vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng với chủ trương chính sách như thế sẽ tạo ra thuận lợi
rất nhiều cho việc tạo dựng và phát triển công nghệ quốc gia.
Tuy nhiên chúng ta đang dần đánh mất lợi thế của mình khi chỉ chăm chăm nhấn
mạnh vào nguồn nhân lực giá rẻ mà bỏ qua các thế mạnh khác của mình, vì vậy để tăng tốc độ
phát triển kinh tế và công nghệ chúng ta cần xóa bỏ rào cản này và tìm một bước đi mới cho
quốc gia như lời GS Michael Porter –“ Cha đẻ” của Chiến lượng cạnh tranh chia sẻ: “Kinh tế
Việt Nam đang phát triển năng động, người dân cần cù, giá lao động rẻ, thị trường nội địa cũng
tương đối rộng lớn… Việt Nam có thể thành công không chỉ nhờ vào việc bán những hàng hóa
giá rẻ. Các bạn nên chọn một phân khúc kinh doanh, lựa chọn những ngành hàng mà mình có
ưu thế tương đối so với các nước khác trong khu vực để phát triển. Nếu chỉ bắt chước Trung
Quốc hoặc cố gắng dựa vào nhân công giá rẻ thì thực sự không phải là một lựa chọn khôn
ngoan”
Vì vậy chúng ta nên chú tâm phát triển công nghệ trọng tâm trong các nguồn lực giới hạn để phát
huy các thế mạnh trên, giúp tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế quốc gia.
II.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1.Các trọng tâm phát triển công nghệ


7


Xem xét các trào lưu công nghệ của thế giới và nhìn nhận thế mạnh của Việt Nam, chúng ta cần
tập trung đến một số hướng phát triển công nghệ chủ yếu sẽ đem lại thành công cho quốc gia
I.1 .Công nghệ thông tin - truyền thông
Đây là lĩnh vực mà chúng ta phát triển với tốc độ thần kỳ, tuy mới tiếp xúc với lĩnh vực này gần
đây nhưng hiện giờ chúng ta cũng đạt được một số thành công nhất định
Tập trung nghiên cứu và phát triển:
-

Các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông: các dịch vụ băng thông rộng; các
hệ thống chuyển mạch; các hệ thống truyền dẫn quang dung lượng lớn; các công
nghệ truy nhập; hệ thống thông tin di động, mạng Internet thế hệ mới; công nghệ
thông tin vệ tinh; công nghệ quản lý mạng; công nghệ phát thanh và truyền hình số.

-

Công nghệ phần mềm: cơ sở dữ liệu, công nghệ nội dung, công nghệ đa phương
tiện, hệ thống thông tin địa lý, đồ hoạ; phát triển phần mềm trên môi trường mạng;
các giải pháp "quản lý nguồn lực của các tổ chức"; phần mềm nguồn mở; quy trình
sản xuất phần mềm; quy trình đánh giá, kiểm chứng và nâng cao chất lượng phần
mềm; thiết kế, xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng.

-

Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, chú trọng những vấn đề đặc thù của Việt Nam: nhận
dạng chữ Việt, xử lý ảnh, nhận dạng tiếng Việt; công nghệ tri thức; hệ chuyên gia;
dịch tự động.


-

Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số lĩnh vực chọn lọc: toán học
của tin học; một số hướng liên ngành chọn lọc như công nghệ nano, linh kiện điện
tử thế hệ mới, làm cơ sở cho phát triển ứng dụng tin học cấp nano.

-

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi lĩnh vực kinh tế,
xã hội, đời sống, quốc phòng và an ninh:

-

Trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, chú trọng xây
dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước,
xây dựng Chính phủ điện tử.

-

Trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật đòi hỏi phải sớm tương hợp với trình độ khu
vực và quốc tế, như: bưu điện, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại, đặc biệt là
thương mại điện tử; trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, quốc phòng,
an ninh, v.v... Thực hiện các dự án tin học hoá và dịch vụ CNTT - TT trong các
doanh nghiệp. ứng dụng CNTT - TT trong khu vực nông thôn.

8


-


Phổ cập kiến thức và ứng dụng CNTT - TT trong giáo dục - đào tạo từ phổ thông
trung học đến đại học; ứng dụng CNTT - TT trong nghiên cứu khoa học, trong các
hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát tài nguyên và theo dõi biến động môi trường,
trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, du lịch.

-

Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông và xây dựng ngành công nghiệp
công nghệ thông tin - truyền thông:

- Phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp CNTT - TT hiện đại, tương hợp
quốc tế. Xây dựng công nghiệp nội dung, công nghiệp dịch vụ CNTT - TT, công nghiệp phần
mềm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời tận dụng các khả năng chuyển
giao công nghệ, liên doanh, liên kết để phát triển có chọn lọc các cơ sở lắp ráp, chế tạo linh kiện
và thiết bị tin học hiện đại để dành lại thị phần phần cứng trong nước và xuất khẩu. Đưa công
nghiệp CNTT - TT trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch
xuất khẩu cao.

1.2.Công nghệ sinh học (CNSH)

Đất nước ta là một đất nước công nghiệp truyền thống và có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, chúng ta đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực nông
nghiệp nhưng vẫn chưa xứng tầm với những tiền đề mà ta có được.Đó bởi vì ta chưa có được
một nền công nghệ sinh học đủ mạnh và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Xây dựng và phát triển các công nghệ nền của công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực, gồm:
-

Công nghệ gen (tái tổ hợp ADN).

Công nghệ vi sinh định hướng công nghiệp.
Công nghệ enzym - protein phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
Công nghệ tế bào (thực và động vật) phục vụ chọn, tạo giống mới trong nông, lâm,
thuỷ sản và phát triển liệu pháp tế bào trong y tế.

Phát triển CNSH trong các ngành kinh tế quốc dân:
-

CNSH nông nghiệp (nông - lâm - ngư): phát triển các xí nghiệp nhân giống cây, con
sạch bệnh, sản xuất hạt giống chất lượng cao; ứng dụng các kỹ thuật CNSH tạo
giống cây, con có chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài
nước, tập trung vào nhóm cây lương thực, rau hoa quả, cây lâm nghiệp, vật nuôi,
thuỷ sản; phát triển sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật
nuôi ở quy mô vừa và nhỏ.

9


-

CNSH chế biến: phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Lĩnh
vực này rất cần sự học hỏi từ các doanh nghiệp quốc tế để có thể đưa chất lượng
chế biến thực phẩm và hàng hóa của chúng ta đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của
các nước nhập khẩu thực phẩm.

-

CNSH y dược: bảo đảm chế phẩm cho y tế dự phòng (vacxin, kháng sinh, sinh
phẩm chẩn đoán), đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.


-

CNSH môi trường: kiểm soát, xử lý, giám định môi trường, tập trung vào các vùng
công nghiệp, các vùng làng nghề, các trang trại chế biến nông sản; xử lý chất thải
rắn, nước thải, khí thải và khắc phục các sự cố tràn dầu; và bảo vệ đa dạng sinh học.

Xây dựng và phát triển nền công nghiệp sinh học Việt Nam:
-

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế xây dựng và phát triển các xí nghiệp công
nghệ sinh học sản xuất các sản phẩm phục vụ các ngành kinh tế, tiêu dùng và xuất
khẩu.

- Nhà nước đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp sinh học chủ lực như: công
nghiệp sản xuất giống cây, con; công nghiệp sản xuất dược phẩm (vacxin, kháng sinh, sinh phẩm
chuẩn đoán); công nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công
nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp chế biến sản phẩm từ dầu khí.
1.3.Công nghệ vật liệu tiên tiến
Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng có hiệu quả các hướng công nghệ sau:
-

Công nghệ vật liệu kim loại: trên cơ sở tài nguyên trong nước, nghiên cứu lựa chọn
công nghệ luyện kim phù hợp như công nghệ lò điện, lò cao - lò chuyển khép kín,
công nghệ phi cốc để sản xuất thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính
năng tổng hợp sử dụng trong các ngành cơ khí chế tạo, xây dựng, giao thông vận
tải, hoá chất, dầu khí, quốc phòng; nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất hợp kim
nhôm dùng trong chế tạo máy và trong quốc phòng; công nghệ sản xuất các
compozit nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y - sinh.

-


Công nghệ vật liệu polime và compozit: nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất
vật liệu compozit nền nhiệt dẻo và nền nhiệt rắn gia cường bằng sợi thuỷ tinh, sợi
ba zan và sợi các-bon phục vụ cho các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ
sản và quốc phòng; các polime compozit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong
điều kiện môi trường khắc nghiệt; các polime huỷ sinh học, polime xử lý ô nhiễm
môi trường.

10


-

-

Công nghệ vật liệu điện tử và quang tử: Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản
xuất vật liệu và linh kiện quang điện tử và quang tử phục vụ cho lĩnh vực viễn
thông, tự động hoá; sản xuất vật liệu từ tính cao cấp dạng khối, màng vô định hình
và nano ứng dụng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp điện, điện
tử và tự động hoá; sản xuất vật liệu và linh kiện cảm biến ứng dụng trong đo lường
và tự động hoá.
Công nghệ vật liệu y - sinh: Nghiên cứu các công nghệ sản xuất một số loại vật liệu
dùng trong y học để thay thế một số bộ phận của cơ thể con người: các polime sinh
học, composit các-bon, vật liệu điều tiết sinh lý, vật liệu điều tiết tăng trưởng, vật
liệu cac-bon xốp, vật liệu bi-ô-xi-tan.

- Công nghệ vật liệu nano: Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất nano compozit nền
polime và nền kim loại sử dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật; xúc tác cấu trúc nano trong
lĩnh vực dầu khí và xử lý môi trường. Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số
hướng công nghệ nano có khả năng ứng dụng cao ở Việt Nam.

1.4.Công nghệ tự động hoá và cơ điện tử
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự động hoá, cơ điện tử nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế:
- Ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính (CAD/CAM)
trong một số ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, như: dệt, may, da giày và ngành cơ khí (trong
các lĩnh vực trọng điểm: thiết bị toàn bộ; máy động lực; máy công cụ; cơ khí phục vụ nông - lâm
- ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; cơ khí xây dựng; đóng tầu; thiết bị điện - điện tử; cơ khí ô
tô - cơ khí giao thông vận tải).
- Tự thiết kế, xây dựng phần mềm, lắp ráp, bảo trì vận hành các hệ thống điều khiển,
giám sát, thu thập và xử lý số liệu (SCADA).
- Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn
bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Ứng dụng, phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC) trong các hệ máy
móc cho các lĩnh vực gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và
xuất khẩu.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các
ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật rô bốt (đặc biệt là rô bốt thông minh và rô
bốt song song), ưu tiên áp dụng trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người,
trong môi trường độc hại, trong một số dây chuyền công nghiệp công nghệ cao và phục vụ quốc
phòng, an ninh.

11


- Nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử, đặc biệt trong một số lĩnh vực cơ khí
trọng điểm (máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện -điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo
lường điều khiển).
- Ứng dụng và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ điều khiển cơ điện tử (bao
gồm cả phần cứng và phần mềm), đặc biệt các hệ điều khiển nhúng; ưu tiên phát triển các phần

mềm ứng dụng và các giải pháp thiết kế. Phát triển kỹ thuật mô phỏng, đặc biệt là công nghệ tạo
mẫu ảo, nhằm tối ưu hoá các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong các lĩnh vực: rô bốt, đóng
tầu, ô tô, máy chính xác, thiết bị cho năng lượng gió, v.v...
- Nghiên cứu bước đầu một số hướng cơ điện tử mới, có triển vọng, như: hệ vi cơ điện
tử (MEMS) và hệ nano cơ điện tử (NEMS).
1.5.Năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới
- Phát triển điện hạt nhân: nghiên cứu lựa chọn công nghệ cho các dự án nhà máy điện
hạt nhân, tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập để vận hành nhà máy an toàn và hiệu quả kinh tế
cao.
- Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật hạt nhân, bức xạ và đồng vị phóng xạ
trong các ngành kinh tế quốc dân, trong y tế, địa chất, thuỷ văn và môi trường; đảm bảo an toàn
bức xạ hạt nhân trong các nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử; quản lý chất
thải phóng xạ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng các dạng năng lượng mới phục vụ các
vùng sâu, vùng xa, hải đảo, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, v.v...
1.6. Công nghệ vũ trụ
- Nghiên cứu phát triển công nghệ vũ trụ: nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ và
phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, trạm thu mặt đất, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát
triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ vũ trụ
của Việt Nam để có đủ năng lực thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ, thiết kế và chế tạo các trạm
thu mặt đất; phát triển một số thiết bị vũ trụ mang tính thương mại; làm chủ được công nghệ và
kỹ thuật tên lửa.
- Ứng dụng công nghệ vũ trụ: Nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ viễn thám,
công nghệ định vị toàn cầu phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; phục vụ qui hoạch sử dụng đất và vùng lãnh thổ; dự
báo và giám sát thiên tai; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; định vị cho các phương tiện giao thông
vận tải; phục vụ quốc phòng an ninh, v.v...
1.7.Công nghệ cơ khí - chế tạo máy
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công nghiệp cơ khí - chế tạo
máy; phát triển ngành cơ khí - chế tạo máy đủ sức trang bị một số thiết bị, máy móc đáp ứng nhu

cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu:

12


- Công nghệ tạo phôi: ứng dụng công nghệ đúc khuôn tươi tự cứng với tiêu chuẩn hóa vật
liệu làm khuôn và công nghệ đúc chính xác với tăng cường khâu cơ giới hoá, tự động hoá, đầu tư
thiết bị nấu luyện và thiết bị phân tích kiểm tra nhanh; công nghệ rèn khuôn dập, cán tạo phôi, ép
chảy, ép và dập sau thiêu kết; công nghệ hàn điện hồ quang tự động hoặc bán tự động và một số
công nghệ hàn hiện đại như hàn plasma, hàn chùm tia điện tử v.v...
- Công nghệ gia công cơ: cùng với việc nâng cấp, hiện đại hoá thiết bị, máy móc hiện có,
cần áp dụng rộng rãi công nghệ CAD/CAM/CNC tại các trung tâm gia công nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và tính linh hoạt thay đổi mẫu sản phẩm; kết hợp cơ khí điện tử phục vụ tự động
hoá thiết kế và các quá trình điều khiển, kiểm tra, đo lường.
- Công nghệ xử lý bề mặt: đầu tư vào các khâu nhiệt luyện, sơn mạ, phun phủ, thấm tôi
liên hoàn tăng bền bề mặt đạt trình độ tiên tiến
2.Phương pháp phát triển công nghệ
2.1.Tiếp thu công nghệ
Để đuổi kịp công nghệ trên thế giới, tránh bị tụt hậu công nghệ, tạo chiến lược quan
trọng cho sự tăng trưởng và phát triển
Tạo ra công ăn việc làm và những cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực mà đất nước ta
không thể hoạt động do thiếu công nghệ phù hợp
Đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu trong thị trường quốc tế, tránh tình
trạng nhập đang kéo dài nhiều năm qua ở Việt Nam
Sản xuất những sản phẩm phù hợp với thế mạnh của đất nước Việt Nam với chi phí
thấp hơn thông qua công nghệ nhận được
Học hỏi được kinh nghiệm từ các đơn vị chuyển giao
2.2.Các bài học
2.2.1.Xu hướng nhập khẩu công nghệ mới trong sản xuất đồ uống
- Mở đầu cho xu hướng này, trước hết phải kể đến Tập đoàn Tân Hiệp Phát với việc

đưa công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic, công nghệ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào trong
dây chuyền sản xuất trà Barley 0 độ. Nhờ có công nghệ này mà sản phẩm trà Barley 0 độ giữ
được khá nguyên vẹn hương vị thiên nhiên của nguồn nguyên liệu.
Không lâu sau khi ứng dụng công nghệ Aseptic cùng quá trình quảng bá các nhãn hiệu,
Tân Hiệp Phát đã trở thành một “đại thụ” trong “làng” trà xanh. Sản phẩm trà Barley 0 độ hiện
đang trở thành mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh, chiếm thị phần lớn nước giải khát trong nước.
Không đứng ngoài xu thế chung, từ năm 2009, Công ty cổ phần Bia và nước giải khát
Việt Hà (Việt Hà Beer) cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, với thiết bị công nghệ lần
đầu xuất hiện tại Việt Nam, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm mới bia tươi đóng chai Pet.

13


Ông Phạm Kim Sơn, Tổng giám đốc Việt Hà Beer cho biết, việc sử dụng chai Pet với
công nghệ oxy hóa cao giúp giữ được hương vị bia tươi nhẹ nhàng, êm dịu cùng cảm giác mát
lạnh. “Chai Pet chỉ sử dụng một lần, không tái sử dụng như chai thủy tinh, nên đảm bảo vệ sinh,
an toàn thực phẩm và thuận lợi cho các nhà phân phối vì không phải thu hồi vỏ chai”, ông Sơn
nói.
Việt Hà Beer cũng đã đưa vào sử dụng công nghệ màng lọc bia tươi và bia hơi thanh
trùng CFS. Công nghệ này giúp loại bỏ toàn bộ chủng vi sinh (có thể làm hỏng hoặc giảm chất
lượng bia), tạo sản phẩm bia tươi giữ được mùi thơm, “độ tươi” và hương vị nguyên thủy của bia
sau lên men do không sử dụng bất kỳ tác động nào của nhiệt độ. Sản phẩm bia sau tiệt trùng có
thể bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường trong vòng 6 tháng.
Bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ mới, Việt Hà Beer đã đầu tư trên 500 tỷ đồng xây
dựng Nhà máy Bia Việt Hà II công suất đạt trên 150 triệu lít bia/năm và triển khai hình thành hệ
thống phân phối sản phẩm rộng khắp miền Bắc gồm 2.000 điểm tại Hà Nội và trên 4.000 điểm
tại các tỉnh, thành phố với quyết tâm trở thành nhà cung cấp bia lớn trong thị trường đồ uống và
nước giải khát Việt Nam.
Công ty Kirin Acecook cũng đã có được những thành công nhất định, sau khi đầu tư 60
triệu USD cho dây chuyền nhập ngoại để ra mắt sản phẩm nước giải khát pha sữa đầu tiên tại

Việt Nam.
Ông Yokomizo Munechika, Tổng giám đốc Kirin Acecook Việt Nam cho biết, chỉ sau 4
tháng ra mắt, sản phẩm của Kirin Acecook đã được người tiêu dùng đón nhận khá nồng nhiệt.
Một trong những nguyên nhân của thành công này là do Kirin Acecook đã có hướng đi đúng đắn
khi quyết định đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng cao, tạo được niềm tin ở người tiêu dùng.
Ngoài việc đầu tư vào các công nghệ mới, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ uống,
nước giải khát cũng đang có xu hướng áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào hoạt động
sản xuất - kinh doanh, trong đó, đặc biệt quan tâm đến hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp
ERP.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc kinh doanh của Công ty Tectura Việt Nam, đơn vị
chuyên cung cấp giải pháp ERP nhận xét, theo một cuộc khảo sát gần đây của Công ty, hiện có
khoảng 20% doanh nghiệp đồ uống sẵn sàng triển khai ERP. Quá trình quản lý và thu hồi vỏ chai
trên toàn bộ hệ thống phân phối là ưu tiên đầu tiên cho việc ứng dụng giải pháp ERP.
Theo một chuyên gia marketing, cuộc chạy đua công nghệ không chỉ góp phần nâng cao
chất lượng của sản phẩm đồ uống, nước giải khát, mà còn là đòn bẩy đưa thương hiệu của doanh
nghiệp lên cao hơn trong mắt người tiêu dùng và đối tác. Vì thế, cuộc cạnh tranh công nghệ hiện
mới chỉ được coi là ở vạch xuất phát, nên các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi và tiếp tục đầu tư
nhiều hơn nữa.
2.2.2.Nhập khẩu công nghệ gây phản tác dụng đối với năng lượng quốc gia

14


“Đối với sản xuất công nghiệp, khó khăn thời sự nhất là vấn đề cấp điện”, Phó giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, “kêu” lên với bộ chủ quản trong một buổi họp
giao ban cuối tuần trước.
Khắp nơi cắt điện
Thiếu điện được đại diện ngành kế hoạch và đầu tư Hà Nội nêu lên như nguyên nhân
quan trọng nhất dẫn tới tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố trong tháng 5 chỉ

tăng 11%, và 5 tháng chỉ tăng 12,1% so với cùng kỳ, đều thấp hơn các mức tăng tương ứng
13,8% và 13,6% của cả nước.
Chia sẻ quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nêu thắc mắc
với ngành điện: “Các năm trước đây, tăng trưởng vào khoảng 7,5-8% nhưng điện không đến nỗi
khó lắm. Năm nay chúng ta dự kiến tăng trưởng 6,5%, không cao, nhưng tôi đi một số nơi thấy
cắt điện hơi nhiều, khắp nơi cắt điện, cắt trên diện rộng”.
Vẫn chưa có một đánh giá chính thức nào về việc thiếu điện liệu có làm chùn bước các
nhà đầu tư? Nhưng nhìn trên các con số, lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm
nay chỉ bằng 84% so với cùng kỳ năm 2009, thời điểm nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn
nhất.
Một thống kê liên quan khác, trong 5 tháng đầu năm 2010, chỉ có 107 lượt dự án FDI
tăng vốn với tổng giá trị vốn tăng thêm 403 triệu USD, giảm 38,2% về số dự án và giảm 91,4%
về vốn so với cùng kỳ năm trước đó.
“Về nguyên tắc, phải chấp nhận việc cắt điện này, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp
và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, đề nghị ngành điện nên tính toán
chi phí cơ hội. Tức là nếu phải cắt thì cắt vào đâu, cung cấp cho ai, để mà đảm bảo một số vấn đề
chiến lược của năm nay như tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu”, Phó giám đốc
Nguyễn Văn Tứ nói.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”
Đại diện của Bộ Công Thương có mặt tại buổi họp giao ban cũng thừa nhận, tình hình
cung cấp điện trong mùa khô tiếp tục khó khăn, đặc biệt là việc đảm bảo cung cấp điện cho sản
xuất.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù EVN đã huy động huy động
tối đa các nguồn điện như nhiệt điện chạy dầu FO đạt 1,86 tỷ kWh (tăng 249,33%), tua bin khí
dầu DO đạt 330 triệu kWh (tăng 290,82%), diezel tăng 115,92% so với cùng kỳ 2009, nhưng
tình hình cấp điện thời gian vẫn ở tình trạng căng thẳng.
Bất chấp tình hình hạn hán chu kỳ 100 năm mới có, tích nước cho thủy điện Sơn La khiến
nước không về hồ Hòa Bình…, thực tế, sản lượng điện trên toàn hệ thống vẫn tăng, tháng sau
cao hơn tháng trước.


15


Theo thống kê, sản lượng điện cung cấp bình quân ngày của hệ thống điện trong tháng 4 là
267,79 triệu kWh, trong đó sản lượng ngày cao nhất đạt 285,2 triệu kWh, thì trong tháng 5 sản
lượng điện bình quân ngày của hệ thống đạt 278,8 triệu kWh, sản lượng ngày cao nhất đạt 303,3
triệu kWh.
Nhưng, phụ tải đang tăng cao hơn. Theo một quan chức của EVN, vừa qua phụ tải tăng
không tương ứng với tăng GDP. “Tình hình chúng tôi rất là nóng bỏng. Chưa bao giờ Bộ Công
Thương và EVN ở trong tình trạng hết sức căng như vậy”, ông này nói.
Một trong các nguyên nhân đáng lưu ý được vị này chỉ ra, thông thường, hệ số đàn hồi đối
với ngành điện tại Việt Nam là 2, tức là GDP tăng 5% thì điện tăng 10%. Nhưng vừa qua, hệ số
này lại lên đến gần 4, mà điện sinh hoạt không tăng nhiều lắm.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”, quan chức EVN cho biết.
“Vừa qua, chúng tôi xem xét thì có thể là chúng ta đã nhập khẩu, đưa vào những công
nghệ lạc hậu, có thể là thép. Vừa rồi, giá thép giảm nhưng lại ngốn nhiều điện, hoặc xi măng giá
tụt vì bán không được, nhưng điện thì lại ngốn rất nhiều”, ông này lý giải cho việc GDP tăng
thấp nhưng phụ tải điện tăng rất cao.
Và trong khi cán bộ ngành điện phải bám vào các nhà máy, cố vượt mốc thời gian
6/6/2010 hòa lưới điện các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hài Phòng đang phải sửa chữa như
“lệnh” của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề ra kỷ luật nghiêm với đơn vị cấp dưới nếu không
cung ứng điện theo đúng kế hoạch…, thì điện cho sản xuất vẫn thiếu, hẳn có phần lý do từ việc
nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng.
2.2. Tạo ra công nghệ
Tạo ra công nghệ:
- Sau một thời gian tiếp thu công nghệ, Việt Nam cần phải mạnh dạn chuyển đổi công nghệ nhập
về thành công nghệ phù hợp với tình hình của đất nước, của từng doanh nghiệp và sau đó cần phải xác
định đối với lĩnh vực nào, công nghệ nào chúng ta cần phải sáng tạo ra công nghệ để tận dụng hết thế
mạnh của Việt Nam, đánh vào thế mạnh phân khúc để tao nên thế mạnh cạnh tranh cho nên kinh tế quốc
gia.

- Trong việc phát triển công nghệ của quốc gia, nứơc ta không những cần phải đi tắt đón đầu,
tiếp thu công nghệ tiên tiến của các nứơc đang phát triển mà còn cần phải nghiên cứu và tạo ra công
nghệ cho bản thân mình, phát huy tối đa những thế mạnh vốn có của đất nước để tạo ra lợi thế cạnh
tranh so với các nước trên thế giới. Cuối năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm
viện khoa học và công nghệ Việt Nam, và ông đã đề nghị trong năm 2010, viện cần tập trung vào việc
phát triển và ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất kinh doanh, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao để có thể tiếp thu và sáng tạo công nghệ.
- Đối với việc tạo ra công nghệ ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Nam
cần tập trung vào các ngành nghề vốn là thế mạnh của mình như các ngành công nghiệp truyền thống và
ngành công nghệ sinh học phục phụ cho việc trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm…
a.Trong các ngành công nghiệp truyền thống

16


Chúng ta hãy xem xét một ví dụ điển hình là ngành sản xuất gốm sứ.Trong những năm vừa qua,
nước ta đã xây dựng Viện nghiên cứu Công nghệ Gốm sứ, tập trung nghiên cứu phát triển các nguyên
liệu chính mà hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải nhập khẩu như bột màu cho men, màu cho
xương, màu trang trí, men in, vật liệu chịu lửa, bi nghiền tấm lót máy nghiền, các loại phụ gia… Bên cạnh
đó, Viện Nghiên cứu Công nghệ gốm sứ sẽ phối hợp với các viện, các khoa chuyên ngành trong nước
để triển khai các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm tinh chế từ quặng, phục vụ nhu
cầu về nguyên liệu cho các doanh nghiệp gốm sứ trong nước. Ngoài ra, Viện còn có thể nghiên cứu chế
tạo, cải tiến các thiết bị cho ngành gốm sứ như: máy nghiền, máy sấy phun, lò nung, máy tráng men,
máy trộn… và phối hợp với các nhà chế tạo để cùng đầu tư, xây dựng các phương án chế tạo, cải tiến
những thiết bị công nghệ mà trong nước có thế mạnh. Đây là một ví dụ điển hình cho việc đầu tư và phát
triển công nghệ của quốc gia.Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với nhà nước trong việc
nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới để hai bên có thể hỗ trợ nhau tạo nên những bước
tiến nhanh hơn và xa hơn.
b.Đối với ngành công nghệ sinh học
Thực tế Việt Nam vẫn còn kém khá xa so với các nước phát triển trên thế giới. Ta có thể thấy rõ

điều đó qua các sản phẩm nông nghiệp, mặc dù Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng thực phẩm
chúng ta sản xuất ra vẫn khó cạnh tranh so với Trung Quốc, Thái Lan…Để khắc phục điều này, nhà
nước cần phải đầu tư mạnh và nghiêm túc vào lĩnh vực nghiên cứu như các nước phát triển trên thế giới.
Ví dụ như nhà nước và các Công ty tư nhân Nhật Bản đã xây dựng cả một khu nghiên cứu CNSH hiện
đại tại một thị trấn hoàn toàn mới ở gần Chiba. Viện nghiên cứu NITE của trung tâm này có một kho lưu
giữ nguồn gen vi sinh vật lớn đến vài chục vạn chủng. ATCC (Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật Mỹ) có
các Phòng thí nghiệm hiện đại rộng tới 9000m2 trên một không gian gần 32000m2 và với một đội ngũ các
nhà khoa học rất lành nghề, hiện tại ATCC đang bảo quản trong điều kiện siêu lạnh (trong nitơ lỏng) và
trong đông khô vài vạn chủng vi sinh vật , ngoài ra còn có 75 dòng tế bào và 400 loại hạt giống đã đăng
ký sáng chế. Các nhà khoa học tại ATCC đang lưu giữ các nguồn gen quý giá không chỉ cho nước Mỹ
mà cho toàn nhân loại. Những điều này không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần phải có một định
hướng và chiến lược lâu dài.
Cụ thể trong việc tạo ra công nghệ mới, ngoài những hoạt động R&D và những kinh nghiệm vốn có của
bản thân, ta còn có thể tạo ra công nghệ mới bằng một con đường khác. Đó là nhập công nghệ của các
nước tiên tiến, tiếp thu, nắm bắt các công nghệ đó, dần dần cải tiến để phù hợp với những điều kiện tự
nhiên của địa phương, và từng bước tạo ra những công nghệ mới hơn cho riêng bản thân mình. Để thực
hiện được những việc đó, nhà nước và các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau trong việc
học hỏi, tiếp thu công nghệ trên thế giới. Đồng thời nhà nước cần có những chính sách, chiến lược phù
hợp, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm nghiên cứu để tạo điều kiện cơ sở vật chất
thuận lợi cho việc tạo ra công nghệ.
Cuối cùng, để chuẩn bị cho việc tiếp thu và sáng tạo ra công nghệ mới, chúng ta cần có một đội
ngũ những con người có trình độ cao, mặc dù nước ta quán triệt tư tưởng này thông qua câu nói: đào
tạo là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Nhưng Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu trầm trọng nguồn nhân
lực có trình độ cao. Không những vậy, chúng ta còn mất đi nhân lực vì tình trạng chảy máu chất xám.
Nhà nứơc cần phải nâng cao hơn nữa việc đào tạo nhân lực lẫn những chế độ đãi ngộ nhân viên để giữ
chân nhân tài phục vụ quốc gia.

III.CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Các yếu tố phía nhu cầu:
1. Các đặc tính về xã hội, tâm lý, kinh tế và địa phương của những người chấp nhận tiềm

năng
2. Qui mô đầu tư công nghệ mới
3. Khả năng sinh lợi của công nghệ mới
4. Sự tương thích của công nghệ mới với các công nghệ hiện tại

17


5. Thể hiện rò ràng và làm nổi bật lợi thế tương đối của công nghệ mới so với công nghệ
trước đó
6. Mức độ phức tạp và hiệu của của công nghệ mới
7. Đặc tính chất lượng của công nghệ mới
8. Tỷ giá công nghệ mới so với công nghệ cạnh tranh khác
9. Tuổi thọ, điều kiên và mức độ lỗi thời của công nghệ hiện tại
10. Tình trạng phát triển chung của nền kinh tế
11. Môi trường ra quyết đinh và các yêu tố tổ chức và chính trị liên quan
12. Số người sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới và số người không chấp nhận nó
13.
Các yêu tố về phía cung
1. Các công ty bán công nghệ có chính sách định gia và dịch vụ hậu mãi thích hợp
2. Có nhưng hoạt động tích cực của công ty tư nhân và nhà nước trong phát triển cơ sở hạ
tầng và chính sách khuyến khích , điều luật của chính phủ phát triển của công nghệ mới
3. Các công ty bán công nghệ có chính sách lựa chon môi trường, phân khúc và thông tin
quảng cáo
4. Các công ty tư nhân và nhà nước khác có những chính sách về lựa chọn thị trường, phân
khúc và thông tin quảng cáo.
Khi phát triển công nghệ, thay đổi công nghệ đó là sự thay đổi
1. Sự gia tăng giá trị
2. Sự gia tăng tích lũy số người chấp nhận, đối với tầm nhìn quốc gia đó là số lượng các
doanh nghiệp chấp nhận

3. Sự đạt được thị phần do thay thế công nghệ hiện tại.
Để có được những thay đổi của các tố trên thì Việt Nam cũng cần cân nhắc đến những yêu tố
chủ yếu về môi trường, chính trị và nhân sự khi ra quyết định thay đổi, phát triển công nghệ.
A.NHÂN SỰ
Có rất nhiều yêu tố đã kể trên cần xem xét khi phát triển công nghệ, trong đó, một yếu tố
cơ bản, quyết định hơn, chi phối tất cả những yếu tố trên, đó là yếu tố con người, gắn với nó là
chế độ chính trị - xã hội và việc tổ chức, phát huy yếu tố con người trong sản xuất và trong đời
sống xã hội. Suy cho cùng, vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế vị trí địa lý
hay đưa những phát minh khoa học vào cuộc sống phục vụ sự phát triển đều do con người, thông
qua con người và chế độ chính trị - xã hội ở đất nước mà họ đang sống thực hiện.
Hiện tại để có được nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển công nghệ, Việt Nam cần chú
trọng
- Phát huy lòng tự tôn dân tộc, dân tộc ta có một ý chý và lòng tự tôn dân tộc rất lớn,
nhưng theo nhiều chuyên gia và các nhận định từ các tổ chức khách quan, trong
việc phát triển kinh tế nói chung và công nghệ nói riêng, chúng ta chưa phát huy
được điều này, và chính nó đã làm cản trở phần nào nhiệt huyết, tính sáng tạo, tính
cạnh tranh trong đội ngũ những nhân viên góp phần trong việc tiếp thu công nghệ
và sáng tạo ra công nghệ nội sinh của Việt Nam.

18


-

-

Thu hút nguồn nhân lực đã tiếp xúc với công nghệ tiên tiến ở nước ngoài phục vụ
cho công nghệ tiếp thu trong nước, đồng thời với việc chuẩn bị các yếu tố khác để
thỏa mãn các tương đống với lời kêu gọi trên.
Tăng cường đào tạo ra nguồn nhân lực thực sự hiệu quả cho phát triển công nghệ

thông qua việc tu nghiệp ở nước ngoài, đào tạo chuyên viên bằng cách đi học ở các
nước có nền công nghệ tiên tiến, và sau đó là hỗ trợ về tài chính và chính sách để
nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.

B.YẾU TỐ CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới việc phát triển công nghệ, ví dụ Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Hoặc một số quyết định, định hướng của bộ khoa học công nghệ trong việc phát triển
công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật tiến bộ trong ngành nông - lâm - ngư
nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài
nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu
ngang bằng các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông
thôn nước ta.
Tiếp đó với sự phát triển công nghệ tại các địa bàn trong cả nước, Chính phủ có thể can
thiệp để định hướng phát triển công nghệ sao cho bền vững và hỗ trợ, gỡ rối cho các chiến lược
phát triển công nghệ. Việc phát triển các khu CNC ở nước ta còn bị chi phối bởi tính cục bộ địa
phương. Các địa phương đang đua nhau xúc tiến xây dựng khu CNC nhưng khi xây dựng dự án,
một số nơi đã không tính toán các yếu tố liên quan có từ sự tác động của khu CNC khác đóng
trên các địa bàn lân cận. Hậu quả của sự thiếu phối hợp, mạnh ai nấy làm dẫn đến tình trạng
phân tán nguồn lực của đất nước, gây khó khăn cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia. Việc
xuất hiện khu CNC một cách ồ ạt tại Việt Nam là do các địa phương chưa nắm được hết tình
hình về trình độ nhân lực cũng như nhiều điều kiện khác về lập khu CNC...
Thực tiễn cho thấy, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có vị trí quan
trọng, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển kinh tế thị trường, thu hút ngày càng nhiều doanh
nghiệp vào VN đầu tư, phát triển công nghệ
Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính
trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về
chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu

thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện
quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí
trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng
giai đoạn phát triển.
Và các vấn đề liên quan đến ngoại giao giữa hai nước có thể tác động đến việc phát triển
công nghệ

19


C.MÔI TRƯỜNG
- Xem xét sự hòa hợp giữa công nghệ và tài nguyên thiên nhiên
- Xem xét tác động của công nghệ đối với sự thay đổi trong cấu trúc xã hội thay đổi các
vùng nông thôn, thành thị….
- Quan tâm và đề mạnh trọng số của công nghệ sạch khi lựa chọn công nghệ
- Mục tiêu 4R ( Reduce, Recylce, Reuse, Replace – Giảm, Tái sinh, Tái sử dụng chất
thải, Thay thế công nghệ ít gây ra ô nhiễm )
- Đồng thời cần quan tâm đến những cái giá phải trả khi phát triển công nghệ như ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí……….
Cuối cùng, cùng với mục tiêu và chiến lược phát triển công nghệ, Việt Nam cần phải xem xét các
bài học về phát triển công nghệ để tìm ra con đường phát triển tối ưu cho quốc gia. Đừng biến
Việt Nam thành bãi rác công nghệ của Thế giới.

20



×