Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi thử tố nghiệp sinh học 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.87 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN Sinh Học

Thời gian làm bài: 0 phút;
(48 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 002
Câu 1: Gen là một đoạn của ....... (1: ADN; 2: ARN; 3: Protein) mang thông tin ..... (4: mã hoá; 5: Tự
sao; 6: Phiên mã) một sản phẩm xác định như 1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
A. 1, 4
B. 1, 5
C. 2, 4
D. 3, 6
Câu 2: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST; sợi nhiễm sắc có đường kính là :
A. 300nm
B. 30nm
C. 11nm
D. 700nm
Câu 3: Hậu quả làm thay đổi nhóm gen liên kết, thường gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản của cá thể; đôi khi
ít ảnh hưởng tới sức sống hoặc có thể còn có lợi cho sinh vật là loại đột biến nào sau đây:
A. Chuyển đoạn NST B. Mất đoạn NST
C. Lặp đoạn NST
D. Đảo đoạn NST
Câu 4: Ở đậu Hà lan; đậu hoa tím thì hạt màu nâu, nách lá có chấm đen; đậu hoa trắng thì hạt màu nhạt,
nách lá không chấm đen. Hiện tượng trên mô tả quy luật di truyền nào?
A. Gen đa hiệu
B. Tương tác cộng gộp C. Tương tác át chế
D. Tương tác bổ sung
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không thuộc di truyền liên kết hoàn toàn
A. Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.


B. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài đó.
C. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng
D. Tăng biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý tổ hợp lại thành nhóm gen liên kết.
Câu 6: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác
nhau là
A. Mức phản ứng
B. Đột biến
C. Thường biến
D. Sự thích nghi
Câu 7: Nguồn vật liệu chọn giống bao gồm:
A. Biến dị tổ hợp, đột biến, thường biến
B. Biến dị tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp
C. Biến dị tổ hợp, ADN tái tổ hợp
D. Đột biến gen, đột biến NST và ADN tái tổ hợp .
Câu 8: Cho các dữ kiện sau:
1: Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
2: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
3: Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế bào trứng của
cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
4: Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
Sắp xếp đúng thứ tự cá c bướ c trong kỹ thuậ t nhân bản vô tính độ n g vậ t :
A. 3, 2, 4, 1
B. 3, 4, 2, 1
C. 2, 3, 4, 1
D. 2, 4, 3, 1
Câu 9: Vai trò của biến động di truyền đối với tiến hoá nhỏ.
A. làm biến đổi đột ngột tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể
B. phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.
C. Làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.

D. Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các biến dị di truyền.
Câu 10: Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể có những đặc điểm nào sau đây:
(1): Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (2): Có khu phân bố xác định.
(3): Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống và được cách li sinh sản
với những nhóm quần thể khác.
(4): Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và
được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.
Tổ hợp câu trả lời đúng là
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 2, 4
Câu 11: Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa sáng?

D. 1, 4
Trang 1/4 - Mã đề thi 002


A. Có phiến lá dày
B. Mô giậu phát triển
C. Lá nằm ngang so với mặt đất
D. Thường mọc nơi quang đãng
Câu 12: Ví dụ nào sau đây mô tả quan hệ cạnh tranh trong quần thể ?
A. Chim Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn.
B. Hiện tượng liền rễ của các cây thông trong rừng.
C. Cỏ dại và cây trồng tranh giành ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng
D. Hiện tượng tự tỉa thưa của các cây tràm trong rừng tràm.
Câu 13: “Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian
và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên
có cấu trúc tương đối ổn định“ là
A. quầ n xã

B. hệ sinh thá i
C. sinh quyể n
D. nò i
Câu 14: Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường.... (1: vô sinh; 2: hữu sinh) trên trái đất hoạt
động như một ... (3: hệ sinh thái; 4: quần xã) lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều ... (5: loài sinh vật; 6:
khu sinh học). Tổ hợp câu trả lời đúng là
A. 1; 3; 6
B. 1; 3; 5
C. 2, 3, 5
D. 1, 4, 6
Câu 15: Quá trình sinh học diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn là:
A. Tự sao .
B. Phiên Mã
C. Dịch mã
D. Hoạt hóa axit amin
Câu 16: Khi môi trường có Lactozơ điều nào sau đây xảy ra?
A. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế.
B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã
C. Các gen cấu trúc không hoạt động.
D. Prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành.
Câu 17: Đặc điểm của di truyền ngoài NST là
A. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiều hình giống mẹ
B. Các tính trạng phân ly theo các quy luật di truyền NST vì khi phân bào các NST được chia đều
cho các tế bào con.
C. Kết quả lai thuận và lai nghịch luôn giống nhau, con lai luôn có kiều hình giống mẹ
D. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiều hình giống mẹ và bố.
Câu 18: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen : 0.45AA : 0.45Aa : 0.1aa. Khi đạt trạng thái
cân bằng cấu trúc di truyền quần thể được viết là:
A. 0.45 AA: 0.45Aa: 0.1aa
B. 0.455625 AA: 0.43875Aa: 0.105625aa

C. 0.7225 AA: 0.2550Aa: 0.0225aa
D. 0.36 AA: 0.48Aa: 0.16aa
Câu 19: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng
A. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
B. Mang cá và mang tôm.
C. Gai xương rồng và gai hoa hồng
D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan
Câu 20: Nội dung nào sau đây là đúng với tiến hóa nhỏ
A. Tiến hóa nhỏ là quá trinh hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành
B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô rộng lớn
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất dài.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể tạo ra loài mới
Câu 21: Dạng người cổ nào sau đây có lồi cằm, sống thành đàn trong hang và dùng lửa thông thạo.
A. Homo neanderthalensisB. Homo erectus
C. Homo habilis
D. Homo sapiens
Câu 22: Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau ; khi tách riêng cả hai loài đều có hại
là hình thức quan hệ nào trong quần xã?
A. Công sinh
B. Hợp Tác
C. Hội sinh
D. Công sinh hoặc hợp tác
Câu 23: Gen B có chiều dài 4080 Antrong với A% = 10% bị đột biến thành gen b có 3361 liên kết
hydro. Đột biến thuộc dạng:
A. Mất 1 cặp nucleotit
B. Thêm 1 cặp nucleotit
C. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
D. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Câu 24: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo NST hoặc trực tiếp
gây đứt gãy NST; làm phá vở cấu trúc NST là cơ chế phát sinh loại đột biến nào của NST?

A. Đột biến cấu trúc B. Đột biến số lượng
C. Đột biến lệch bội
D. Đột biến đa bội
Trang 2/4 - Mã đề thi 002


Câu 25: Ở cà chua gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn, gen b quy định quả vàng là lặn.
-Phép lai 1: Bbbb x Bbbb
-Phép lai 2: Bb x Bb -Phép lai 3: BBbb x BBbb
Phép lai nào cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 3 quả đỏ : 1 quả vàng
A. Phép lai 1
B. Phép lai 2
C. Phép lai 1 và 2
D. Phép lai 2 và 3
Câu 26: Biết A : thân cao, a : thân thấp; B : chín sớm, b : chín muộn; D : quả tròn, d : quả dài. Các gen
phân ly độc lập với nhau. Đem thụ phấn giữa cây AaBbDd x AaBbDd.
Loại kiểu hình thân thấp, quả tròn, chín muộn ở F1 có tỷ lệ ?
A. 27/64
B. 9/64
C. 1/64
D. 3/64
Câu 27: Ở cà chua, A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục.
Hai cặp alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng khác
nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ
kiểu hình là: 56.25% quả đỏ, tròn. Tính tỷ lệ kiểu hình quả vàng tròn.
A. 43.75%.
B. 18.75%
C. 3.25%.
D. 6.25%.
Câu 28: Tính trạng chiều cao cây do 3 locut gen phân ly độc lập tác động cộng gộp, mỗi lô cut có hai

alen. Cây thấp nhất aabbdd có chiều cao 50 cm, cây cao nhất AABBDD có chiều cao 92 Cm. Khi cho
cây dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn. Tính tỷ lệ cây có chiều cao 64 cm ở F1?
A. 1/64
B. 6/64
C. 15/64
D. 20/64
Câu 29: Ở một loài vẹt cảnh, đem lai giữa vẹt có màu vàng với xanh da trời được F 1 đều là vẹt có màu
thiên lý . còn F2 xuất hiện tỷ lệ 9 con màu thiên lý : 3 con màu vàng : 3 con màu xanh da trời : 1 con màu
trắng . Biết gen nằm trên NST thường .
Màu săc lông vẹt được chi phối bởi quy luật di truyền nào ?
A. Tương tác cộng gộpB. Tương tác bổ sung. C. Quy lluật phân ly
D. Hoán vị gen.
Câu 30: Ở cừu, màu sắc mỡ do 1 gen trên NST thường quy định. A quy định mỡ vàng, a quy định mỡ
trắng. Một quần thể ngẫu phối gồm 12000 cá thể, trong đó có 11730 con mỡ vàng. Tần số tương đối mỗi
alen là:
A. A : a = 0,75 : 0,25. B. A : a = 0,7 : 0,3.
C. A : a = 0,85 : 0,15. D. A : a = 0,8 : 0,2.
Câu 31: Ở người bệnh bạch tạng do 1 gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ
chồng cả hai đều dị hợp sinh được hai con. Xác suất họ sinh 1 đứa con bình thường, 1 đứa con bạch tạng
là bao nhiêu?
A. 3/16.
B. 3/8.
C. 1/16.
D. 100%.
Câu 32: Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. là
quá trình hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm của học thuyết tiến hóa nào?
A. Học thuyết tiến hóa Lamac
B. Học thuyết tiến hóa Dac uyn
C. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
D. Học thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính

Câu 33: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ là hình
thức cách ly nào?
A. Cách ly trước hợp tử .
B. Cách ly sau hợp tử.
C. Cách ly cơ học.
D. Cách ly tập tính
Câu 34: Một trong những ý nghĩa nghiên cứu diễn thể sinh thái là
A. Giúp khai thác hợp lý tài nguyên không tái sinh và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi
trường
B. Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần thể sinh vật.
C. Giúp hiểu được quy luật phát triển của cá c cá thể sinh vật.
D. Giúp khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường
Câu 35: Nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X , T -A) thể hiện trong quá trình nào sau đây?
A. Nhân đôi ADN.
B. Dịch mã và phiên mã
C. Phiên mã tổng hợp ARN
D. Nhân đôi ADN và dịch mã
Câu 36: Trong kỹ thuật chuyển gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền?
A. Plasmit và vi khuẩn E.coli.
B. Plasmit và thể thực khuẩn.
C. Vi khuẩn E .coli và thể thực khuẩn.
D. Plasmit, thể thực khuẩn và vi khuẩn E .coli.
Câu 37: Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối, vì
Trang 3/4 - Mã đề thi 002


A. Chọn lọc tự nhiên duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau.
B. Mỗi đặc điểm thích nghi là một sản phẩm của thường biến trong hoàn cảnh nhất định.
C. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm không thích nghi có thể trở thành bất lợi và được
thay thế bằng đặc điểm khác.

D. Trong hoàn cảnh sống ổn định các đặc điểm thích nghi của sinh vật không thay đổi
Câu 38: Ở các quần thể sinh vật trong tự nhiên kiểu phân bố nào là phổ biến nhất?
A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi
Câu 39: Một loài sinh vật có 2n = 18. Khi quan sát các tế bào sinh dưỡng một thể đột biến người ta phát
hiện trong mỗi tế bào đều có 20 NST. Đột biến thuộc dạng
A. thể bốn nhiễm
B. thể ba kép
C. thể ba kép hay thể bốn
D. thể bốn kép
Câu 40: Năng lượng ở các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái được xác định như sau:
- Thực vật xanh (1500000 Kcal) - Động vật ăn thực vật (180000 Kcal)
- Động vật ăn thịt (18000 Kcal).
Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng cấp 1 đến bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. 12%.
B. 0.01
C. 0.012
D. 10%
Câu 41: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền.
A. Tính phổ biến
B. Tính đặc hiệu
C. Tính thoái hoá
D. Chiều đọc mã di truyền
Câu 42: Các giải pháp chính của chiến lược phát triển bền vững hiện nay:
1.Giảm sự gia tăng dân số
2.Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên vĩnh cửu
3.Giảm dân số
4.Bảo tồn đa dạng sinh học.
5.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người. Tổ hợp câu trả lời đúng là
A. 1, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5

C. 1, 2, 4, 5
D. 2, 4, 5
Câu 43: “ mARN sau khi tổng hợp xong phải được loại bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxon tạo ra
mARN trưởng thành” là kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
B. Dịch mã ở sinh vật nhân thực
C. Phiên mã ở sinh vật nhân thực
D. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã
Câu 44: Ứng dụng nào sau đây không phải từ phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen?
A. Tạo ra giống lúa gạo vàng có chứa β-caroten B. Tạo được cây lai từ cà chua và khoai tây
C. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất Insulin của người.
D. Tạo chuột nhắt mang gen hoocmon tăng trưởng của chuột cống
Câu 45: Nhân tố cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá nhỏ là
A. Đột biến
B. Giao phối
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 46: Chiều hướng tiến hóa của phần lớn lưỡng cư và bò sát là
A. Thoái bộ sinh học. B. Tiến bộ sinh học
C. Kiên định sinh học D. Ngày càng đa dạng
Câu 47: Xét một chu kì phát triển của một loài sâu:
- Ở cao nguyên: nhiệt độ là 20 độ C. thời gian phát triển mất hết 60 ngày.
- Ở đồng bằng: nhiệt độ môi trường cao hơn 8 độ C, thời gian phát triển mất hết 30 ngày.
Hãy xác định ngưỡng nhiệt phát triển của loài sâu trên.
A. 14 độ C
B. 20 độ C
C. 16 độ C
D. 12 độ C
Câu 48: Quá trình diễn thế thứ sinh ở 1 khu rừng nhiệt đới bị chặt trắng xét 4 loài thực vật với các đặc
điểm sinh thái của từng loài như sau :

-Loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, màu lá sẫm, có mô giậu kém phát triển.
-Loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu phát
triển.
-Loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.
-Loài D là loài cây thân cỏ (thân thảo). Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô dậu không phát triển.
Em hãy xếp thứ tự lần lượt các loài cây đến sống trong phạm vi của khoảng trống
A. C, B, A, D
B. B, C, A, D
C. C, B, D, A
D. C, D, A,
-----------------------------------------------

----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 002



×