PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
I. MA TRẬN
Mức độ
Nhận biết
Tên Chủ đề
1.
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ
Cấp độ cao
thấp
Cộng
1. Văn
- Tục ngữ
- Nhớ và chép
chính xác 2 câu
tục ngữ về thiên - Hiểu các phương
nhiên và lao động
diện thể hiện đức
sản xuất
- Văn nghị luận hiện đại
tính giản dị của Bác
Việt Nam
Hồ
- Hiểu thái độ của
tác giả đối với Bác
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2. Tiếng Việt
- Các kiểu câu
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2
điểm 2
=20%
- Hiếu đặc điểm và
mục đích rút gọn
câu
- Biến đổi câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3. Tập làm văn
- Hành chính công vụ
- Viết bài văn nghị luận
Số câu 1
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
Số câu 1
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%
- Nêu một tình
Số câu 1
điểm 1,5
=15%
huống cần viết bản
đề nghị
Viết bài
văn
nghị
luận.
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu 2
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Số câu 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60%
PHÒNG GD&ĐT
-
Số câu 2
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số câu 2
điểm 6,5
= 65%
Số câu 6
Số điểm 10
Tỉ lệ100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 câu tục ngữ nói về thiên và lao động sản xuất (0,5đ)
Câu 2: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả (Phạm Văn Đồng) đã chứng minh
đức tính giản dị của Bác thể hiện ở những phương diện nào? Qua đó, cho thấy thái độ
gì của tác giả? (1,5 đ)
Câu 3: Thế nào là rút gọn câu? Cho biết câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút
gọn thành phần nào, và nhằm mục đích gì? (1,5 đ)
Câu 4: Nêu một tình huống cần viết bản đề nghị (0,5 đ)
Câu 5: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ sau: Thất bại là mẹ thành công.
PHÒNG GD&ĐT
(6 đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Câu 1: Chép chính xác 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (0,5đ)
Câu 2: - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi
người, trong lời nói và bài viết. (1 đ)
- Thái độ của tác giả: Cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt...(0,5 đ)
Câu 3: + Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
(0,5đ)
+ Rút gọn thành phần chủ ngữ (0,5 đ)
+ Ngụ ý hành nói trong câu là của chung mọi người (0,5 đ)
Câu 4: Nêu đúng một tình huống cần viết bản đề nghị (0,5 đ)
Câu 5: (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp thông thường, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài: Nêu vấn đề (1 đ)
2. Thân bài: (4 đ)
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ( “Thất bại” là gì? “ thành công” là gì? “ mẹ”?)
+ Thất bại: không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công.
“mẹ”: người sinh ra, tạo ra.
+ Có thất bại thì ta mới có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công, có bại mới có
thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ra nó lại là 1 kinh
nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế: Thất bại dạy cho ta những bài học để ta vượt
lên và tiến tới thành công.
- Vì sao nói thất bại là mẹ thành công ?
+ Thất bại làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm. Mỗi lần gặp thất
bại, con người sẽ có bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc sống.
+ Thất bại giúp cho chúng ta nhìn ra sai sót, rút ra được nhiều kinh nghiệm để đi
tới chiến thắng, thất bại lớn hay nhỏ, nhiều hay ít nếu ta không ngã lòng tất sẽ thành
công. (Dẫn chứng )
- Câu tục ngữ được vận dụng vào trong đời sống như thế nào?
+ Không chán nản lùi bước khi gặp thất bại, bền lòng bền chí, vững vàng khi gặp
khó khăn thử thách.
3. Kết bài: (1 đ)
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ: đề cao ý chí quyết tâm và nghị lực trong
cuộc sống.
- Liên hệ bản thân
*Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận: 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.