Tải bản đầy đủ (.doc) (250 trang)

Tài liệu ôn thi môn ngữ văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 250 trang )

Phần nghị luận xã hội
A. LÍ THUYẾT
I.

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

1.

Đặc điểm:

-Dạng bài nghị luận xã hội này yêu cầu bình luận, bày tỏ thái độ của nười viết vềmột vấn đề
thuộc tư tưởng đạo lí như những vấn đề thuộc đạo đức, tư tưởng, tìnhcảm, tính cách, ý thức
con người gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảmquê hương, gia đình, ban bè, ý thức
trách nhiệm, đạo đức,...Những vấn đề này cóthể đặt ra trực tiếp, cũng có thể được gợi mở qua
một ý kiến, một câu nói nổitiếng, một câu tục ngữ,...
-

Ví dụ:

a.Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởnglà ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không
có phương hướng kiên định,mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh chị hãy
trình bày suy nghĩ của mình vềvai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người
b.Có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải làkẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ.
Kẻ mạnh là kẻ biết nâng kẻkhác trên đôi vai của mình”. Quan điểm trên gợi cho anh /chị suy
nghĩ gì vềđiều làm nên sức mạnh chân chính của mỗicon người cũng như của mỗi quốc gia?
c.Nói về chuyện học, tục ngữcó câu: “Học thầy không tầy học bạn" , lại có câu: “Khôngthầy đố
mày làm nên”. Anh/ chịsuy nghĩ gì trước những lời khuyên này?
2.

Hướng dẫn dàn ý:
* Mở bài:


Giới thiệuvấn đề cần nghị luận (Yêu cầu: Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếptuy nhiên

không nên quá dài dòng, lan man mà phải trúng trọng tâm và trích dẫn đượcý kiến)
* Thân bài
- Giải thích khái niệm:
+ Giải thích thuật ngữ:
+ Giải thích ý nghĩa của ýkiến (nếu có)
- Biểu hiện: Vấn đề ấy được thể hiện nhưthế nào trong đời sống hàng ngày.
- Phân tích, lí giải, chứngminh vấn đề.
(Bản chất của phần này làlàm nổi bật bản chất của vấn đề. Học sinh có thể lập ý bằng cách
đặt ra nhữngcâu hỏi giả định rồi lật đi lật lại vấn đề trong quá trình nghị luận hoặc phântích


những mặt đúng và bác bỏ những biểu hiện sai lệch ...bằng sự kết hợp nhiềucác thao thao tác
lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích...)
-Bình luận, đánh giá
- Đánh giá vấn đề ở các khíacạnh, bình diện khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế,
mức độ đúng, sai,mở rộng vấn đề, áp vấn đề vào cuộc sống...
- Trình bày ý kiến cá nhân;Rút ra bài học nhận thức và hành động:
* Kết bài: Học sinh có thểcó nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về tầm quan trọng
của vấn đềtrong cuộc sống
3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạchlạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng
phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưngphải có chừng mực.
II. Nghị luận về một hiện tượngđời sống
1.

Đặc điểm:

- Dạng đề này thường nêu mộthiện tượng mang tính bức thiết trong đời sống xã hội. Đó có
thể là hiện tượngtích cực cũng co thể là hiện tượng tiêu cực cũng có thể trong một hiện

tượng xuấthiện cả vấn đề tích cực và tiêu cực.
- Ví dụ:
- Trình bàysuy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học đường
- Trình bàysuy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội ta hiệnnay.
- Anh/ chịsuy nghĩ gì về hiện tượng chảy máu chất xám trong đất nước ta hiện nay.
2.

Hướng dẫn dàn ý:

* Mở bài: Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cầnnghị luận
* Thân bài:
- Giải thích vấn đề, hiện tượngcần nghị luận
- Thực trạng vấn đề:Phần này đòi hỏi học sinh phải hiểu biết kiến thức xã hội (học sinh phải
có sựchuẩn bị từ trước bằng việc xem chương trình thời sự, cập nhật thông tin đời sống...)
- Nguyên nhân, hậu quả (kếtquả)
+ Nguyên nhân: cần chú tớinguyên nhân chủ quan và khách quan.
+ Hậu quả: Khi phân tích hậuquả cần chú ý tới các phương diện: Cá nhân- cộng đồng, hiện tại,
tương lai....
- Giải pháp: (nguyên nhânnào, giải pháp đó)


- Đánh giá, bình luận, bày tỏthái độ của người viết đối với hiện tượng xã hội đó
- Bài học nhận thức vàhành động
* Kết bài: Học sinh có thểcó nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về ý nghĩa của vấn
đề trong cuộc sống xã hội.
3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạchlạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng
phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhấtlà phần nêu cảm nghĩ riêng.
B. BÀI TÂP MINH HỌA.
1.


Nghị luận về một tư tưởng, đạolí

Đề bài: Đứng thẳng vươn cao trong cuộc đời hay cúi xuống giúp đỡ người khác, anh/chị chọn
lối sống nào?
Gợi ý:
- Đứng thẳng vươn cao: sống mạnh mẽ bằng lí trí để thành đạt trongcuộc sống
- Cúi xuống giúp đỡ người khác: sống nhân văn, sống vì người khác bằng lòng vị tha, nhân ái,
bao dung.
- Trong cuộc sống cần mạnh mẽ,đứng thẳng vươn cao, ý chí để thành đạt, phải biết phấn đấu
vì lí tưởng đạt được mục tiêu và khẳng định mình về danh vọng và địa vị.
Tuy nhiên, tư thế của con người phụ thuộc vào tấm lòng, thái độ của họ. Nếu quá lí trí tỉnh
táo để thực hiện lí tưởng thì con người dễ trở thành ích kỉ, thờ ơ với đồng loại.
- Cúi xuống giúp đỡ người khác là lối sống nhân văn, làm cho con người luôn thanh thản nhẹ
nhõm.
- Nhưng con người không thể chỉ giúp đỡ người khác bằng tấm lòng, bằng lòng thương hại
đơn thuần được nên cực đoan một lối sống sẽ là không hợ plí và nâng đỡ người khác cũng
không có nghĩa là ban ơn, làm thay, làm hộ mà phải biết giúp người khác đứng vững trên đôi
chân của mình.
- Vừa biết khẳng định bản thân vươn cao, đàng hoàng trong cuộc sống vừa phải biết giúp đỡ
người khác đứng thẳng trong cuộc đời
- Phê phán những lối sống cực đoan và liên hệ bản thân.
Đề: Cho hai hình ảnh sau:
Thứ nhất, con ốc mượn hồn (một loài vật có vỏ ốc, thân cua) tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ
được bản chất là một con cua.
Thứ hai, con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn.


Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống của con người
trong xã hội ngày nay qua hai hình ảnh trên.

*Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy
động những kiến thức về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ suy nghĩ
của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng;
được tự do bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, thái độ của mình trước một hiện tượng đời sống xã
hội. Mỗi thí sinh có quan điểm riêng nhưng phải có một cách nhìn đúng đắn, toàn diện, phù
hợp với chuẩn mực xã hội; suy nghĩ, hành động phải chân thành, nghiêm túc, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách.
*Yêu cầu cụ thể
Ý 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Ý 2 Giải thích
- “Ốc mượn hồn” là con vật bé nhỏ mượn vỏ ốc làm nơi trú ngụ bởi chúng rất yếu ớt và dễ
dàng làm mồi cho con vật khác. Tuy nhiên, rời khỏi vỏ ốc thì chúng vẫn giữ được hình hài và
bản chất của một con cua. Hình ảnh “con ốc mượn hồn” ẩn dụ cho con người. Đôi khi, con
người phải đeo một lớp mặt nạ ngụy trang, tạo ra vỏ bọc cho mình.
- “Con chim nhại giọng” là loài chim có thể nhại lại tiếng của các loài chim khác như sáo, vẹt,…
Tuy nhiên bản thân chúng lại không có một giọng hót riêng hoặc nếu có thì rất khó nghe. “Con
chim nhại giọng” ẩn dụ cho lối sống giả dối, ngụy tạo của con người nhằm một mục đích trục
lợi cá nhân nào đó.
Hai hình ảnh trên gợi lên cho chúng ta hai lối sống tương đối mâu thuẫn nhau của con người
trong cuộc sống hiện tại. Tùy thuộc vào quan niệm sống mà mỗi người chọn lựa lối đi đúng
đắn cho mình. 0,5đ
Ý 3. Bàn luận
- Lối sống của con người qua hình ảnh con ốc mượn hồn tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được
bản chất là một con cua
+ Trong cuộc sống hiện tại, mỗi người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà nếu sử dụng


bản chất của riêng mình, có lẽ họ sẽ khó vượt qua được.

+ Con người không thể nào sống thật là mình trong suốt quãng đời, phải biết sống thật một
cách thông minh, đó là sống khéo. Sống khéo là khi con người biết lựa chọn “chiếc mặt nạ”
phù hợp cho từng hoàn cảnh, đối xử với người khác một cách khéo léo khiến họ yêu quý và
tôn trọng mình.
+ Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng chiếc vỏ ốc của mình, cần phải thoát khỏi nó khi cần thiết.
- Lối sống của con người qua hình ảnh con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim
nhưng giọng hót lại nhái mượn
+ Thay vì sống khéo, sống đúng với cảm xúc và bản chất của mình, nhiều người lại chọn cách
sống giả dối, vay mượn.
+ Cuộc sống hiện nay có rất nhiều “con chim nhại giọng”, họ sẵn sàng sống khác đi để đạt
được mong muốn, bất chấp mọi thủ đoạn.
+ Để trở thành một người khác, hót tiếng hót của người khác là điều rất dễ dàng, nhưng để
thể hiện cá tính của mình, dám khác biệt đòi hỏi rất nhiều ở bản lĩnh và ý chí của mỗi người.
- Nguyên nhân:
+ Một số người thích thể hiện bản thân mình, hoặc vì muốn đi “đường tắt” để đến thành công.
+ Gia đình cũng là một trong số những tác động ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách
của con trẻ.
+ Nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến con người phải tạo khoảng cách với nhau, họ
không dám sống thật với mình trước mặt người khác vì nghi ngờ, vì sợ,...
- Mở rộng: Hai cách sống trên là hai quan điểm sống mà con người phải chọn. Cuộc sống
không cho phép chúng ta “thật” hoàn toàn. Con người phải biết sống thật một cách thông
minh, sống khéo, sống bằng cảm xúc của mình, biết giữ vững bản chất, tiếp thu cái tốt đẹp của
người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn,... 1,5đ
Ý 4. Bài học nhận thức và hành động
- Sống như một con ốc mượn hồn, biết vay đúng lúc mà vẫn là mình dù trong hoàn cảnh nào.
- Tự nhủ phải luôn tỉnh táo để có thể giữ vững lập trường, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của
người khác để thay đổi tốt hơn,... 0,5đ
Đề: Có người cho rằng “Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công”, nhưng ngày nay có
nhiều người không học Đại học nhưng rất thành đạt. Thu Hà – bà chủ của chuỗi cửa hàng hoa



tươi ở Hà Nội, thu nhập hàng tháng lên đến 8 con số; Cẩm Ly sinh năm 1989 kinh doanh thời
trang trên Facebook, thu nhập hàng tháng 40 triệu đồng (dẫn theo nguoiduatin.vn/ truot –daihoc-van-thanh-dai-gia). Bùi Thị Phương (1989), đã từng là sinh viên của ĐH Ngoại thương.
Mặc dù chỉ còn một thời gian ngắn là tốt nghiệp song cô đã quyết tâm đi theo con đường kinh
doanh không bằng cấp. Với quan điểm sống là phải tạo được giá trị cho bản thân và cho xã hội,
Bùi Thị Phương đã quyết định bỏ đại học để làm kinh doanh. Hiện Phương đang sở hữu 4 trung
tâm Anh ngữ, 1 nhà hàng Pizza và quán ăn sinh viên với mức thu nhập có khi lên tới 15.000
USD/tháng. Cô còn đang có tham vọng mở rộng thêm chuỗi kinh doanh và có ước mơ trở thành
nữ tỷ phú Bill Gates của Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động từ thiện.
(dẫn theo anninhthudo.vn/Loi-song/Con-duong-thanh-cong-khong-mang-ten-daihoc/512163.antd)
Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng
trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần
làm rõ được các ý chính sau:
Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận.
Thân bài:
- Tóm tắt ngắn gọn hiện tượng trong đề bài: có người cho rằng Vào Đại học là con đường duy nhất để
thành công, nhưng cũng có rất nhiều người không học Đại học cũng rất thành đạt trong cuộc sống...
- Phân tích:
+ Ý kiến Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công vừa có khía cạnh đúng vừa chưa thỏa đáng. Học
lên Đại học là nguyện vọng chính đáng của đa số thanh niên vì đây là môi trường học tập lí tưởng, trang bị
những tri thức cơ bản, hiện đại cho sự phát triển của con người trong tương lai.
+ Tuy nhiên vì nhiều lí do, một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện theo học Đại học.
Để lập thân lập nghiệp, họ có thể học nghề hoặc vận dụng kiến thức đã học để kinh doanh, sản xuất..., và rất
nhiều người đã thành công trong nghề nghiệp đã chọn của mình.
+ Trong cuộc sống ngày nay cũng có nhiều bạn trẻ học Đại học xong vẫn thất nghiệp, phải đi làm trái ngành,

hoặc làm những công việc không hề cần đến bằng đại học. Có nhiều nguyên nhân như tình trạng mở các
trường đại học tràn lan, tình trạng thừa thày thiếu thợ, bão hòa các ngành học,...


+ Cần sáng suốt, cân nhắc trong lựa chọn con đường đi trong tương lai: cập nhật thông tin nhu cầu thị trường
lao động, tư vấn từ người đi trước; tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của bản thân và gia đình để có quyết
định đúng đắn tiếp tục học lên hay chọn con đường khác; tránh a dua theo số đông hay chạy theo phong trào.
Liên hệ bản thân: lựa chọn nghề nghiệp và con đường đi đúng trong tương lai rất quan
trọng với HSPT; cần có tinh thần ham học, học tập suốt đời chứ không phải chỉ là học đại
học.
*. Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài
viết đảm bảo các kĩ năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc
sảo, sáng tạo, hợp lí. Những bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá
50% số điểm của câu.
Đề: Tranh nhau hôi tiền của người bán rau bị gió thổi bay
Vào lúc 16h30 chiều 20/9, gió lớn đẩy chiếc xô nhựa đựng tiền văng ra đường, tiền bị
thổi bay khắp nơi thì nhiều người nhanh tay cúi xuống nhặt mà không trả lại cho khổ chủ.
Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Quế (41 tuổi, phường Trung Đô, TP Vinh) - người bán rau,
đậu hũ, cà muối... ở chợ Bến Thủy, TP Vinh.
Chiếc xô này đựng toàn bộ vốn lẫn lãi chị thu được trong cả ngày bán hàng, với đủ mệnh
giá từ 1.000 - 2.000 đồng đến 50.000 - 200.000 đồng. Thấy tiền bay tung tóe, nhiều người đi
đường vội cúi xuống nhặt rồi lẳng lặng bỏ đi. Một số người tốt bụng đem lại trả nhưng chủ yếu
là tiền mệnh giá thấp. Sau khi bị hôi tiền, dù trời mưa nhưng chị Quế vẫn phải nán lại bán hàng
để kiếm thêm. Để có được số tiền đó, chị phải dậy từ 2h sáng ra chợ đầu mối mua rau, củ quả về
bán lại ở chợ Bến Thủy. Còn chồng chị trông giữ xe thuê. Thu nhập của hai vợ chồng chị cũng
chỉ đủ trang trải cuộc sống và nuôi 2 con ăn học.
(Dẫn theo ngày 05/10/2014 )
Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hiện t ượng
trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần


làm rõ được các ý chính sau:
Nêu được vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống đáng lên án
Tóm tắt ngắn gọn hiện tượng trong đề bài: hôi tiền của người lao động bán rau công khai giữa phố.
Đánh giá:
- Người VN vốn có truyền thống tương thân tương ái, luôn sẵn lòng giúp đỡ chia sẻ người gặp hoạn nạn hoặc
gặp bất hạnh. Ông cha ta luôn dạy con cháu về lối sống nhân ái; biết quan tâm, nghĩ về người khác.
- Câu chuyện trên cho thấy hình ảnh và hiện tượng những “người Việt xấu xí” đang bị báo chí và công luận
lên án: tham lam, vô cảm với nỗi bất hạnh của người khác; sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, ham cái lợi trước
mắt; sẵn sàng bán rẻ nhân cách linh hồn vì vật chất...
- Hôi tiền của người lao động bán rau tội nghiệp thu nhập ít ỏi bấp bênh càng đáng lên phê phán hơn.
Liên hệ bản thân:
- Lên án những hành động xấu xa, tham lam.
- Cần có chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm đạo đức, văn hóa
* Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết đảm bảo các kĩ
năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo, sáng tạo, hợp lí. Những bài viết
không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số điểm của câu.
Đề: Đọc câu chuyện có thật sau:
Một buổi trưa, thầy hiệu trưởng lấy làm lạ khi thấy một cậu học sinh cứ cặm cụi đi nhặt
từng cái bao nilông, từng chiếc lá trong sân trường bỏ vào thùng rác. Khi thầy hỏi tại sao buổi
trưa không ngủ mà tha thẩn ngoài sân trường, em cho biết bố mẹ đều làm việc vất vả nhưng gia
đình rất khó khăn. Đăng ký học bán trú như các bạn thì bố mẹ kham không nổi. Buổi sáng, bố
mẹ đưa em đến trường và phát cho 5.000 đồng. Trong đó, 1.000 đồng em dùng để mua xôi ăn
sáng và 4.000 còn lại là cho đĩa cơm trưa chỉ toàn rau với cá vụn. Ăn xong, em ở luôn tại trường
để tự ôn tập, rồi chiều học xong bố mẹ đến đón. Và em bảo với thầy: “Ăn trưa xong con không

biết làm gì nên đi lượm rác để trường mình sạch và đẹp hơn”. Cậu bé ấy tên là Trần Phú Tài,
học sinh lớp 7A7 Trường Lương Thế Vinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
(Báo Tuổi Trẻ ngày 27-9-2006)
Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút
ra từ câu chuyện trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội tích cực. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần
làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Tóm lược lại câu chuyện
- Bàn luận:
+ Khâm phục trước ý thức và hành động rất cao đẹp của ẹm học sinh lớp 7. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã
để lại một tấm gương sáng về lòng thương cha mẹ, ý chí nghị lực vượt khó, sự chăm chỉ trong học tập và tinh
thần bảo vệ môi trường.
+ Những việc làm của em thầm lặng, tự giác, hồn nhiên; tưởng chừng nhỏ bé nhưng có ý nghĩa cao cả, làm
xúc động lòng người và làm thay đổi suy nghĩ và hành động của nhiều người về ý nghĩa thực sự của cuộc
sống.
+ Phê phán những bạn trẻ sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; tiêu phí thời gian, sức lực vào những trò chơi vô
bổ; không có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường...
- Bài học: tinh thần vượt khó, siêng năng trong học tập, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết đảm bảo các kĩ
năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo, sáng tạo, xúc động hợp lí. Những
bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số điểm của câu.
Đề:


Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Hễ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Tạm gọi là no ấm
Biết đâu cơ trời vần xoay


Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
(Dặn con - Trần Nhuận Minh)
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học ứng xử trong cuộc sống rút ra từ lời
dạy của cha ở trên?
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần
làm rõ được các ý chính sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến
một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống.
- Bàn luận:

+ Đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia trong lời dặn con của người cha về cách đối xử với người bất hạnh, kém
may mắn.
+ Tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái.
+ Ý nghĩa của cách đối xử ấy: Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về
tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc
của người cha khi dạy con là lòng nhân ái.
+ Phê phán những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác.
- Liên hệ - rút ra bài học: Tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh
xung quanh; Cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; Chú ý đến việc
hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn

Đề: Tục ngữ Việt Nam có câuKhông thày đố mày làm nên, đồng thời cũng có câu Học thày
không tày học bạn.
Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về bài học rút
ra từ hai câu tục ngữ trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng


từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần
làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận: dẫn dắt giới thiệu được về hai câu tục ngữ
- Giải thích:
+ Không thầy đố mày làm nên: Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy với học sinh. Thầy dạy cho
học sinh những kiến thức cần thiết nhất; là người dẫn đường chỉ lối; không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân
nghĩa, đạo lí làm người; nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng nghề nghiệp của học sinh.
+ Học thầy không tày học bạn: nhấn mạnh ý học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với
mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập, trao đổi với bạn

bè.
- Bàn luận:
+ Hai câu tục ngữ trên khẳng định học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết; bổ
sung ý nghĩa cho nhau và phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học.
+ Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của học từ thầy, học từ
bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.
+ Phê phán những con ngườichưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của người thày và bạn bè
trong học tập, nghiên cứu. Bên cạnh vai trò của thầy và bạn, sự nỗ lực của bản thân cũng là điều
quyết định trong chuyện học tập và nâng cao kiến thức.
- Liên hệ bản thân:
+ Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế
đời sống quanh mình.
+ Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công
dân có ích cho xã hội.

Đề bài: Con người dễ bị chế ngự bởi quyền lực, vật chất, danh vọng. Muốn chiến thắng
mọi cám dỗ và đứng vững cần phải có bản lĩnh.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề “giữ cho tâm hồn mình đứng thẳng”.
Bài làm:
Robert Koch là một bác sĩ,nhà vi sinh vật học nổi tiếng của Đức. Một hôm, ông được


nhà vua mời vào hoàng cung khám bệnh. Khi bác sĩ Koch bước vào, nhà vua nói: “Khanh hãy
khám bệnh cho trẫm, khanh đừng khám những người bệnh bình thường ngoài kia! Bác sĩ
đáp: “Tâu bệ hạ! Trong mắt thần, tất cả bệnh nhân đều được thần xem như một vị quốc
vương!”.
Trong mắt một số người, bác sĩ Koch quả là một người ngốc nghếch, dù ông thường
đối xử với bệnh nhân của mình như thế nữa thì đứng trước mặt vua thực ra cũng nên nói vài
lời cho được lòng vua chứ! Ví dụ có thể nói: “Thưa bệ hạ, đương nhiên thần sẽ làm như thế vì
bệ hạ là bậc cao quý nhất trong thiên hạ, thần đâu dám xem bệ hạ như những người thường

được? Nếu muốn tỏ thái độ vô cùng kính trọng, vô cùng trung thành với nhà vua nữa thì bạn
có thể nói: “Muôn tâu bệ hạ, ngài là vị vua nhân đức, điều ngài vừa nói đúng như thần nghĩ,
hôm nay thần mang đến cho bệ hạ một thuốc bí truyền của gia đình hạ thần, bất kì ai có bệnh
thần cũng không nỡ đem phương thuốc này chữa cho họ, nay thần sẽ dốc hết sức bình sinh để
cầu chúc cho bệ hạ vạn thọ vô cương, sự khỏe mạnh của bệ hạ là niềm hạnh phúc của toàn
nước Đức này”. Nếu làm nhà vua vui lòng thì nhất định sẽ tốt cho tương lai của ông, biết đâu
ông sẽ được nhà vua cho vào cung làm ngự y hoặc tổng quản quản lí các thầy thuốc trong
thành. Thế nhưng, bác sĩ Koch đã không làm thế, ông chỉ nói những lời đúng với lòng mình. Vị
bác sĩ ấy đã để cho tâm hồn mình đứng thẳng trước quyền thế tối cao trên đời, không để tâm
hồn mình phải sụp lạy trước tiền bạc hay chức vị, nhờ thế tên tuổi của bác sĩ đã sống mãi
trong lòng người dân Đức.
Chúng ta hãy để tâm hồn mình đứng thẳng trước quyền thế, tiền bạc và sắc dục. Tiền
bạc có khả năng khuất phục chúng ta bởi sức quyến rũ vật chất của nó; sắc dục làm tâm tình
chúng ta mê loạn; niềm vinh dự nhất thời có thể khiến chúng ta đánh mất mục tiêu cả đời.
Bạn phải kiên trì với lí tưởng của mình, phải biết bỏ qua những thứ mà phần lớn mà người
đời đều coi trọng đó, đồng thời bạn phải giương cao ngọn cờ cuộc đời của mình.
Để tâm hồn mình đứng thẳng trước cám dỗ của mọi tấm lòng rộng lượng bao dung.
Người hẹp hòi, ích kì, chỉ biết tính toán lo toan cho bản thân, luôn luôn chuẩn bị sẳn sàng tư
thế quỳ gối để có tiền bạc, danh dự, nữ sắc dục…là người “đứng núi này trông núi nọ”, ý chí
không kiên định, “gió chiều nào theo chiều ấy”. Vì người đó chỉ biết theo đuổi lợi ích, muốn
theo đuổi lợi ích cần biết “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cần biết lợi dụng ai, đoàn kết bắt tay
với người nào, cần cô lập ai, cần công kích ai. Chỉ có những người vì số đông, biết kết hợp lợi
ích cá nhân với lợi ích chung của mọi người làm một mới có tinh thần thép, không kinh động


khiếp hãi trước quyền uy, không nhụt chí nguội lòng khi thất sủng, lấy việc giữ liêm khiết cho
tâm hồn là lợi ích tối thượng. Cái mà họ theo đuổi là chân lí, chân lí không cần phải sống và
hành xử bằng cách dựa vào nét mặt người khác, bất luận thế gian này thay đổi thế nào cũng
giữ khí tiết đã định của mình. Để tâm hồn đứng vững cần có chí khí. Cây tùng mọc trên núi đá
không sợ gió bão, không sợ giá rét vì bản chất của nó là thế, nó sống trong những nơi cây

khác không thể sống, giữ được những điều mà cây khác không thể giữ như đến mùa thu nó
không úa lá rụng tàn. Con người cũng thế, nếu ý chí cao thượng sẽ có cách hành xử cao
thượng một cách tự nhiên mà không hề học hỏi hay làm gượng ép.
Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, có tốt có xấu, năng lực cũng có giỏi có kém, thế nên chúng ta
không thể mong muốn họ đồng nhất trong lí tưởng mục tiêu nhưng có một điều mà ai ai cũng
mơ ước như nhau, đó là sự tôn nghiêm của linh hồn. Hãy để tâm hồn mình đứng thẳng trước
bất kì thế lực nào, bất kì cám dỗ nào.
Đề 2: Có một sự thật là: không phải lúc nào mọi sự vật hiện tượng cũng bộc lộ rõ bản chất để
chúng ta có thể phân biệt được thật giả, đúng sai; điều gì cần làm và không nên làm. Để có
thể đến với chân lí, trong lòng mỗi người cần có một ngọn đèn soi tỏ.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn chủ đề “ngọn đèn trong tim”.
Bài làm 1:
Hoa độc vẫn có màu sắc sặc sỡ, vậy làm thế nào để phân biệt hoa độc và không độc? Nếu
chúng ta không dụng tâm phân biệt sẽ bị dáng vẻ bên ngoài của nó mê hoặc, lây nhiễm độc tố.
Rượu độc có khi rất thơm, nếu không dụng tâm phân biệt sẽ bị hương thơm đó làm lú lẫn,
thậm chí có thể mất mạng. Muôn vật trong đời thường trùm lên vẻ ngoài một lớp sương mờ,
trông giống hoa nhưng không phải hoa, giả thật lẫn lộn, chỉ có những người đầu óc luôn tỉnh
táo mới phân biệt được thật giả. Đường đời không phải bao giờ cũng được soi dưới ánh mặt
trời, có lúc phải đi trong đêm tối, có khi phải đi trong sương mù.Những lúc như thế, phải thắp
đèn sáng trong lòng mới nhận rõ phương hướng, định vị cuộc đời, biết đặt chân lên con
đường bằng phẳng, biết dừng chân trên vực thẳm.
Sự lựa chọn trong cuộc sống cần chúng ta biết phân biệt phương hướng. Vũ trụ thì mênh
mông, luôn phơi bày mọi sắc màu còn lòng ham muốn vật chất như những dòng chảy đan xen
lẫn nhau, đang từng giờ từng phút nhấn chìm mọi khả năng lựa chọn và phân biệt phương
hướng của chúng ta, khiến chúng ta ngộ nhận, trở thành kẻ nô lệ của quyền lực và tiền bạc.


Giữ ngọn đèn sáng trong tâm, mới phân biệt được chính mình thực sự.
Nhà thơ Lí Bạch biết rõ tài trí của mình có thể đổi lấy quan cao lộc lớn, nhưng ông đã quyết
định cởi bỏ sự ràng buộc của danh lợi, ngọn đèn lớn trong tim ông sáng rực giúp ông nhận

chân phương hướng đích thực của mình trong tình thế xã hội thời ông – quay về sống với cái
tôi đích thực của mình. Đúng vậy! Dòng sông vẩn đục chảy xuôi chảy dọc nào có sợ gì, trong
tâm đã có đèn sáng, giúp ông soi tỏ mình và người để ông nhận thấy “thế gian đều say cả, chỉ
mình ta tỉnh”.
Sự nghiệp thành công cần chúng ta nhận rõ thật, giả. Có lúc chân lí được tìm trong số ít, suy
cùng nguyên nhân, đại khái là vì mọi sự vật trong đời đều bị trùm lên lớp sương mờ khiến
mắt người thường không nhận ra thực, giả, chỉ có ngọn đèn trong tim soi rọi, có điều kiện
nhìn thẳng vào bản chất, biện minh thực giả, mới có được chân lí, xây dựng sự nghiệp. Cha đẻ
nghành điện từ - Hans Christian Oersted khi mới bắt đầu nghiên cứu hiệu ứng điện từ, ông
cho rằng điện và từ không có dấu hiệu, quan hệ gì đặc biệt. Nhưng trong quá trình thí nghiệm
thực tế, ông ngẫu nhiên phát hiện kim điện từ xoay chuyển, mọi người có mặt lúc đó đều cho
rằng đó chỉ là ảo giác do hoa mắt , không nên phải lưu tâm làm gì, nhưng ông đã kịp thời
nắm bắt cơ hội đó và nghiên cứu lại từ đầu. Cuối cùng ông đã chứng minh rằng dòng điện có
thể sinh ra từ trường, khiến nghành vật lí học trên toàn cầu có bước phát triển nhảy vọt. Sự
phân biệt chính là quá trình trả mọi hiện tượng về với đúng bản chất của nó, trả lại chân lí
cho chân lí, tác thành sự nghiệp cho người biết sử dụng kĩ năng phân biệt.
Trong tim có đèn sáng, soi tan sương mù, đến vùng tươi sáng. Chúng ta cần có một đầu óc
tỉnh táo đối với cuộc đời, với sự nghiệp, cần nhận rõ hướng đi để chúng ta không ân hận mỗi
khi đặt chân xuống.
Đề: "Chúng ta nắm giữ vận mệnh của chính mình chứ không phải các vì sao." - William
Shakespeare
Các bạn có tin vào số phận không? Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị
Đề bài : Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu chuyện sau :
DỰA VÀO CHÍNH MÌNH
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:


– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như
thế? Thật mệt chết đi được!”
– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” –

Ốc sên mẹ nói.
– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa
nặng vừa cứng đó?”
– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá
được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng
đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời,
cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
(Theo Internet)
*Định hướng cách làm : Đây là dạng đề Nghị luận xã hội về một câu chuyện, Cách làm Đề nghị
luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
*Dàn ý cho đề bài trên như sau :
Mở bài :
-Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên
-Nêu vấn đề nghị luận :Hãy dựa vào chính mình
Thân bài :
1. Phân tích câu chuyện
+ Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
+Nêu ý nghĩa câu chuyện :
Ý nghĩa nội dung câu chuyện:
– Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống,
có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc
mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn
đó của con người.


– Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con

người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy
luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :
Câu chuyện nêu lên bài học cuộc sống :
– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường
tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng
chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong
hơn cả.
– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.
– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào
chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa
không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân
chính.
– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống
-Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu,
sống bi quan…
3.Bài học nhận thức và hành động:
– Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự
trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự
cường, tự tôn cần thiết.
– Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống
sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể
bên ngoài.
4. Liên hệ thực tế, bản thân
Kết bài : có thể khẳng định ý nghĩa câu chuyện, nêu cảm xúc cá nhân, hoặc gợi mở cho người
đọc tiếp tục suy nghĩ …


ĐỀ: " Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng

ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm." (C. Bôvi)
Anh (chị) hãy viết 1 bài văn khoảng 600 từ bàn về ý kiến trên ?
ĐỊNH HƯỚNG
Đề yêu cầu kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh trong quan hệ ứng xử, tình bạn, tình người, về
cách sống ở đời. Học sinh có thể đưa ra nhiều cách suy nghĩ, nhận định, bình giải về câu nói của
Bôvi và bày tỏ cách nhìn nhận, đánh giá, ứng xử và rút ra bài học cho bản thân, nhưng tựu trung
cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
I/ Mở bài :
- Bàn về thái độ và cách ứng xử trong tình bạn...C.Bovi có câu : Những người bạn giả dối giống
như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào
bóng râm.
- Câu nói của Bovi phải chăng đã phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, thiếu nhân cách trong
tình bạn của một số người đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
II/ Thân bài :
1.Giai thích làm rõ nội dung của câu nói :
a. “Giả dối” là không chân thực, nhằm mục đích đánh lừa. “Những người bạn giả dối” là những
người sống với bạn không thật lòng, chỉ dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng bạn nhằm thực
hiện những mưu đồ lợi ích riêng tư cho chính bản thân.
b. ..iống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta
bước vào bóng râm.
- tường minh : khi ta ra ngoài nắng ấm thì chiếc bóng luôn luôn xuất hiện ở bên cạnh ta; khi ta
vào trong bóng râm , phản chiếu của ánh nắng không còn thì bóng ta sẽ mất đi. Đó là một hiện
tượng vật lý khách quan mang tính tất yếu.
- Hàm ý “nắng ấm” có thể hiểu đó là khi ta có cuộc sống có thể là thành đạt, khá giả, sung túc,
vinh quang… thì lúc ấy “những người bạn giả dối” bám theo ta để nương tựa, nhờ đỡ, lợi dụng ta
vì lợi ích nào đó cho chính bản thân. Ngược lại bóng râm có thể hiểu đó là lúc ta rơi vào cảnh
thất cơ, lỡ vận, khó khăn, hoạn nạn,… thì sự giả dối ấy của họ tất yếu hiện hình, lộ rõ, rời bỏ ta
vì biết rằng bám theo ta cũng không có thêm được lợi ích gì.
2.Phân tích, chứng minh những biểu hiện của sự giả dối :
- Trong học tập…



- Trong cuộc sống…
3. Bình luận mở rộng về tình bạn và ý nghĩa câu nói của Bôvi.
a. Tình bạn hiểu đúng nghĩa là người quen biết, có quan hệ gần gũi, do hợp tình, hợp ý, cùng chí
hướng … là sự kết nối tình cảm thiêng liêng, tạo nên sự gắn bó mật thiết, để nương tựa giúp đỡ
cho nhau cùng tiến bộ, cùng nhau tâm tình chia sẻ những nỗi niềm khi vui cũng như khi buồn,
giúp nhau để vượt qua những lúc hiểm nghèo, khó khăn, hoạn nạn…
b. Câu nói của Bôvi là nhằm lên án, phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, đó không phải là
tình bạn chân chính, mà là những con người dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng cho cá
nhân một cách thấp hèn, ích kỉ, không có nhân cách. Qua đó vừa cảnh báo về cách chọn bạn để
sống, vừa nhắn nhủ với người đời hiểu đúng về tình bạn và sống với bạn cho ra nhân cách con
người.
(Khi liên hệ mở rộng, học sinh cũng có thể đưa ra ví dụ như những người trước đây đang có
quyền chức thì bao nhiêu người xum xoe gần gũi, nhưng khi về nghỉ hưu – cái ánh nắng sáng lên
quyền lực ấy không còn thì chẳng mấy kẻ đến thăm, … đều được chấp)
III/Kết bài :
- Tóm lược nội dung….
- Bài học cho việc xây dựng tình bạn chân chính.
ĐỀ : Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó
khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích câu nói:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới,
đạt được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển
khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không
bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ
của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn

đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm
tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.


2. Phân tích, chứng minh :
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?
Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú.
- Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả…
- Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận.
- Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành.
- Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên.
Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần
lên.
- Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao
bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những
thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều
mình mong muốn.
* Dẫn chứng:
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều
mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những
thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được
mơ ước của mình
Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được:
- Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm
nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng.
- Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.

Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười
biếng, ăn bám…
3. Đánh giá – mở rộng:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn
lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người
tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời


mình.
- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ
của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà
nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều
gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
4. Bài học:
* Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều
phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải
đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao.
* Hành động:
- Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có
ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
- Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ
thành hiện thực.
Đề số 2: "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ
xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)
Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không
lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấubệnh cô cảm.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn:
Sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt
không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu và căn bệnh cô cảm.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng


- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt.
Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên
các giá trị
- Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người
người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm
-> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay. Ý
kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng
việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
- Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội
+ lời nói, hành động của những kẻ xấu (d/c)
+ sự im lặng đáng sợ của những người tốt - bệnh thờ ơ, vô cảm
- Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã
hội chỉ mong vụ lợi cho bản thân, không nghĩ đến người khác, không quan tâm tới tập thể ( d/c)
- Trước những bất công, vô lí, điều xấu xa đang xảy ra, trước nỗi đau của người khác… người vô
cảm không có phản ứng gì bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc
sống này tốt đẹp hơn.
Tại sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
* Hậu quả của hiện tượng:
- Lời nói, hành dộng của kẻ xấu, sự thờ ơ vô cảm làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất
hết niềm tin vào những điều tốt đẹp (d/c)

* Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên …cần thường xuyên tổ chức các
diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp
+ Cần phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi xấu, vô cảm
c. Kết bài:
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình. Không làm ngơ
trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm
- Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội ngày một tốt đẹp
hơn.


Đề số 3:
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng
wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân,
đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da
heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là:
“Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không
được học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8
một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
(Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên
mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích
trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về việc này.
Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ
chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @.... là tên gọi chung của hình
thức chữ viết dùng để tán gẩu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động.
- Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi viết tiếng
Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho
nhanh.
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
- Thực trạng :
+ Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang các lĩnh vực
khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập.


+ Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong học đường
và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng về việc này
trên các phương tiện thông tin..
+ Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ phận
không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.
- Nguyên nhân của hiện tượng trên
+ Do tiết kiệm thời gian khi "chat" mạng
+ Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự khẳng định
mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui
+ Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…
* Hậu quả của hiện tượng trên:
+ Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
+ Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư duy một
cách tùy tiện, cẩu thả…
* Cách khắc phục hiện tượng trên

+ Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay một cách
máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan.
+ Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên một tác hại
khó lường.
+ Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử dụng tràn
lan trong sinh hoạt và học tập.
c. Kết bài:
- Không đồng tình với những hành vi trên
- Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại. Nhất
là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.
- Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để tiếp thu
những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống.
Đề số 4: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn
đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa...Hình như ở Việt


Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng
thắn với người lớn"
(Đặng Anh Sống đúng là chính mình, trang wep: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của
mình về ý kiến trên.
- Yêu cầu về nội dung: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam:
những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường
phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
- Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư
duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn
và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội
- Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ
động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
+ Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và
tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. Nề nếp này được duy trì trong các
môi trường sinh hoạt khác nhau của người Việt, từ cấp độ gia đình, nhà trường đến phạm vi toàn
xã hội.
+ Nhìn chung trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có
khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi
mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng
trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi.
- Thực trạng của hiện tượng :


+ Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối
giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ Động trong họ
tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ
đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của
mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
+ Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận
là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn hơn vịt". Vì vậy, đa phần người trẻ, những
người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những
cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.
- Giải pháp khắc phục hiện tượng
+ Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý

thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn, bộc trực, mạnh mẽ, biết
bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác.
+ Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở
hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ, đồng thời đánh giá và nhìn
nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười
mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và taamlis của thế hệ trẻ;
Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn
để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.
c. Kết bài:
- Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những
người trẻ tuổi hơn
- Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...-> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý
kiến của người trẻ như mình.
- Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người
khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những
người trẻ.
- Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không
chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.


×