Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.92 MB, 215 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC NễNG NGHIP H NI

NGUYN VN DNG

Nghiên cứu khả năng sinh trởng, phát triển
và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm
ở miền Bắc Việt Nam

Chuyờn ngnh : Trng trt
Mó s
: 62.62.01.01

LUN N TIN S NễNG NGHIP
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. V Mnh Hi
2.
TS. on Vn L

H NI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và
một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín
sớm ở miền Bắc Việt Nam” chuyên ngành Trồng trọt, mã số 62.62.01.01 là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án ñã sử dụng một số thông tin từ
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn này ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam ñoan các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực


và chưa sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Dũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

………….

i


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín
sớm ở miền Bắc Việt Nam” ñược thực hiện từ năm 2002 ñến 2006. Trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài, chúng tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ
của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các cán bộ, các hộ nông dân
tại ñịa phương mà ñề tài triển khai.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà
trường; Viện ðào tạo Sau ñại học, Khoa Nông học, Bộ môn Rau - Hoa - Quả,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh
ñạo Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ môn Cây ăn quả, Cán bộ, Công nhân viên
Viện Nghiên cứu Rau quả ñã giúp ñỡ tận tình, tạo ñiều kiện về vật chất và
thời gian ñể tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn PGS.TS. Vũ
Mạnh Hải và TS. ðoàn Văn Lư ñã giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận án này.

Nhân dịp này, tôi xin gửi tới các bạn bè ñồng nghiệp, gia ñình và người
thân trong và ngoài cơ quan lời cảm ơn chân thành nhất về sự giúp ñỡ vô tư
và những lời ñộng viên khích lệ nhiệt tình dành cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Dũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các bảng

vii


Danh mục các biểu ñồ

x

Danh mục các ñồ thị

x

Danh mục các ảnh minh họa

xi

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ðẦU

xiii
1

1. Tính cấp thiết của ñề tài

1

2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3


3.1. Ý nghĩa khoa học

3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

4. Giới hạn nghiên cứu của ñề tài

4

4.1. ðối tượng nghiên cứu

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại

5
5

1.1.1. Nguồn gốc, phân bố

5


1.1.2. Phân loại giống và giống vải

7

1.2. Những nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải

13

1.2.1. Tình hình sản xuất

13

1.2.2. Tình hình tiêu thụ

17

1.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

20

…………. iii


1.3.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ

20


1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng

22

1.3.3. Yêu cầu về chế ñộ nước và ñộ ẩm

23

1.3.4. Yêu cầu về ñất ñai

24

1.3.5. Yêu cầu về ñiều kiện khác

26

1.4. Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của cây vải

26

1.4.1. ðặc ñiểm thân, lá, hoa, quả

26

1.4.2. ðặc ñiểm ra lộc

30

1.4.3. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả


32

1.5. Kỹ thuật trồng và thâm canh cây vải

40

1.5.1. Bón phân

40

1.5.2. Cắt tỉa

44

1.5.3. Sử dụng phân bón qua lá

47

1.5.4. Sử dụng các chất ñiều hòa sinh trưởng

49

1.5.5. Phòng trừ sâu bệnh

53

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ðối tượng, vật liệu và ñịa ñiểm nghiên cứu

56

56

2.1.1. ðối tượng nghiên cứu

56

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

56

2.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu

57

2.1.4. Thời gian nghiên cứu

57

2.2. Nội dung nghiên cứu

57

2.2.1. ðiều tra hiện trạng sản xuất về diện tích, sản lượng và giống vải

57

2.2.2. ðánh giá ñặc tính nông sinh học của các giống vải chín sớm

58


2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa ñến sinh trưởng,
ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm
Yên Hưng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

58

…………. iv


2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ðTST và dinh dưỡng
qua lá ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất
giống vải chín sớm Yên Hưng

58

2.3. Phương pháp nghiên cứu

59

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

59

2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

64

2.3.3. Xử lý số liệu


68

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

69

3.1. Hiện trạng sản xuất vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

69

3.1.1. Diện tích và sản lượng vải

69

3.1.2. ðiều tra, ñánh giá các mẫu giống vải ở miền Bắc Việt Nam

72

3.2. Kết quả ñánh giá ñặc tính nông sinh học các giống vải chín sớm

84

3.2.1. Khả năng sinh trưởng của các giống vải chín sớm

84

3.2.2. ðặc ñiểm ra lộc của các giống vải chín sớm

86


3.2.3. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả của các giống vải chín sớm

93

3.2.4. Năng suất và chất lượng của các giống vải chín sớm

98

3.2.5. Kết quả khảo nghiệm hai giống vải triển vọng tại một số
vùng sinh thái

102

3.2.6. Hiệu quả kinh tế

107

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến năng suất,
phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng

112

3.3.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến thời gian ra lộc thu

112

3.3.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến khả năng ra lộc thu

113


3.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến chất lượng lộc thu

114

3.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến kích thước lá

115

3.3.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến ra hoa, ñậu quả

115

3.3.6. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến năng suất, phẩm chất quả

118

3.3.7. Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa

120

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. v


3.4. Ảnh hưởng của một số chất ðTST và dinh dưỡng qua lá ñến sinh
trưởng, phát triển của giống vải chín sớm Yên Hưng

121


3.4.1. Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng phát triển của giống vải
chín sớm Yên Hưng

121

3.4.2. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh
dưỡng qua lá ñến sinh trưởng và phát triển của giống vải
chín sớm Yên Hưng

127

3.4.3. Ảnh hưởng của ethrel ñến khả năng diệt lộc ñông và năng
suất, phẩm chất giống vải chín sớm Yên Hưng

140

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

151

4.1. Kết luận

151

4.2. ðề nghị

152

CÁC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới

10

1.2.

Diện tích, sản lượng vải của một số nước trên thế giới

15

1.3.

Sản lượng các sản phẩm chế biến vải năm 2007


19

1.4.

Lượng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải 6 tháng ñầu năm 2007

19

1.5.

Quan hệ giữa nhiệt ñộ và tỷ lệ hoa cái của vải

21

1.6. Mức ñộ thích nghi của cây vải thiều ñối với ñất ñai

25

1.7.

Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho ñất trồng vải tính theo
khối lượng

40

1.8.

Hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho ñất trồng vải theo tỷ lệ


41

1.9.

Nhu cầu phân bón cho vải ở một số nước

42

3.1.

Tình hình sản xuất vải ở một tỉnh năm 2007

69

3.2.

Diện tích, sản lượng vải của một số tỉnh trồng vải qua các năm

70

3.3.

Danh mục các mẫu giống vải tại các ñiểm ñiều tra

73

3.4.

Tên, ñịa danh và nguồn gốc các mẫu giống vải chín sớm


74

3.5.

ðặc ñiểm khung tán của các mẫu giống vải chín sớm

76

3.6.

ðặc ñiểm kích thước lá của các mẫu giống vải chín sớm

77

3.7.

ðặc ñiểm hình thái lá của các mẫu giống vải chín sớm

78

3.8.

ðặc ñiểm quả và năng suất của các mẫu giống vải tuyển chọn

80

3.9.

ðặc ñiểm về phẩm chất quả của các mẫu giống vải tuyển chọn


81

3.10. Danh sách các cây ñầu dòng của các mẫu giống vải tuyển chọn

82

3.11. Danh sách các cây ñầu dòng của các mẫu giống vải ưu tú tuyển chọn

83

3.12. Khả năng sinh trưởng của các giống vải chín sớm

85

3.13. Thời gian và khả năng ra lộc hè của một số giống vải chín sớm

86

3.14. ðặc ñiểm kích thước lộc hè các giống vải chín sớm

88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. vii


3.15. Thời gian và khả năng ra lộc thu của một số giống vải chín sớm

89


3.16. ðặc ñiểm kích thước lộc thu các giống vải chín sớm

90

3.17. Thời gian ra hoa của các giống vải chín sớm

93

3.18. Kích thước chùm hoa của các giống vải chín sớm

95

3.19. Khả năng ra hoa của các giống vải chín sớm

96

3.20. Tỷ lệ ñậu quả của các giống vải chín sớm

97

3.21. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

99

3.22. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các giống vải chín sớm

101

3.23. Khả năng sinh trưởng của hai giống qua các ñộ tuổi


102

3.24. ðặc ñiểm ra hoa, ñậu quả và năng suất của các giống

104

3.25. Chất lượng của các giống tại các vùng khác nhau

106

3.26. Mức ñộ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu tại một số vùng sinh thái

107

3.27. Hiệu quả kinh tế của một số giống vải

108

3.28. Thời gian ra lộc thu ở các biện pháp cắt tỉa

112

3.29. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa ñến khả năng ra lộc thu

113

3.30. ðặc ñiểm chất lượng lộc thu ở các biện pháp cắt tỉa

114


3.31. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa ñến kích thước lá

115

3.32. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa ñến khả năng ra hoa

116

3.33. Tỷ lệ ñậu quả và ñộng thái rụng quả ở các biện pháp cắt tỉa

117

3.34. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở các biện pháp cắt tỉa

118

3.35. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa ñến chất lượng quả

120

3.36. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp cắt tỉa

121

3.37. Ảnh hưởng của các nồng ñộ GA3 ñến tỷ lệ ñậu quả

122

3.38. Ảnh hưởng của các nồng ñộ GA3 ñến khả năng giữ quả


123

3.39. Ảnh hưởng của các nồng ñộ GA3 ñến các yếu tố cấu thành năng suất

124

và năng suất
3.40. Ảnh hưởng của các nồng ñộ GA3 ñến phẩm chất quả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

126

…………. viii


3.41. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng GA3

127

3.42. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
128

qua lá ñến thời gian ra lộc
3.43. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng

129

qua lá ñến số lượng lộc và ñặc ñiểm lộc thu

3.44. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá ñến diện tích lá

131

3.45. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá ñến khả năng ra hoa, ñậu quả của vải sớm Yên Hưng

132

3.46. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
135

qua lá ñến tỷ lệ ñâu quả
3.47. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng

136

qua lá ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
3.48. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng

138

qua lá ñến phẩm chất
3.49. Hiệu quả kinh tế của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh
dưỡng qua lá

139

3.50. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến khả năng diệt lộc ñông


141

3.51. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến khả năng ra hoa, ñậu quả

142

3.52. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất

144

3.53. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến phẩm chất quả

145

3.54. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng ethrel

146

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ

Tên biểu ñồ


Trang

3.1.

Tỷ lệ về diện tích vải của các tỉnh

71

3.2.

Năng suất của các giống vải chín sớm

71

3.3.

Diện tích vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực

72

3.4.

Sản lượng vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực

72

3.5.

Tỷ lệ ñậu quả của các giống vải chín sớm


98

3.6.

Năng suất của các giống vải chín sớm

100

3.7.

Tỷ lệ ñậu quả ở các biện pháp cắt tỉa

117

3.8.

Năng suất ở các biện pháp cắt tỉa

119

3.9.

Tỷ lệ ñậu quả ở các công thức phun GA3

122

3.10. Ảnh hưởng của GA3 ñến năng suất

125


3.11. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá ñến tỷ lệ ñậu quả

133

3.12. Ảnh hưởng của một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng
qua lá ñến năng suất

136

3.13. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến khả năng ñậu quả

142

3.14. Ảnh hưởng của các liều lượng ethrel ñến năng suất

144

DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ
ðồ thị

Tên ñồ thị

Trang

3. 1.

Khả năng giữ quả của các biện pháp cắt tỉa

118


3. 2.

Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng giữ quả

123

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. x


DANH MỤC CÁC ẢNH MINH HỌA
Tên ảnh

Ảnh

Trang

1

Cây vải giống Yên Hưng

109

2

Chùm quả vải giống Yên Hưng

109


3

Quả vải giống Yên Hưng

109

4

Cây vải giống Yên Phú

109

5

Chùm quả vải giống Yên Phú

109

6

Quả vải giống Yên Phú

109

7

Cây vải giống Bình Khê

110


8

Chùm quả vải giống Bình Khê

110

9

Quả vải giống Bình Khê

110

10

Cây vải giống Hùng Long

110

11

Quả vải giống Hùng Long

110

12

Chùm quả vải giống Hùng Long

110


13

Giống vải Vàng Anh

111

14

Giống vải Bánh Trôi

111

15

Giống vải Thạch Bình

111

16

Giống vải Phúc Hòa

111

17

Giống vải Lục

111


18

Giống vải ðường Phèn

111

19

Thí nghiệm cắt tỉa

147

20

Vườn khảo nghiệm giống vải Hùng Long tại Lào Cai

148

21

Vườn khảo nghiệm giống vải Yên Hưng tại ðông Triều 148

Quảng Ninh
22

Vườn khảo nghiệm giống vải Yên Hưng tại Gia Lâm - Hà Nội

23


Vườn khảo nghiệm giống vải Bình Khê tại Gia Lâm - Hà Nội

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

148

…………. xi


24

Mô hình trình diễn kỹ thuật cắt tỉa vải

148

25

Mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh tổng hợp

148

26

Cây vải ñược xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l

149

27

Chùm quả vải ñược xử lý GA3 50ppm


149

28

Vườn vải ñược xử lý Bo 0,1% + Urê 10g/l

149

29

Xử lý ethrel 400 ppm

150

30

Xử lý ethrel 600 ppm

150

31

Xử lý ethrel 800 ppm

150

32

Xử lý ethrel 1.000 ppm


150

33

Hoa vải ñược hình thành sau khi xử lý lộc ñông bằng ethrel

150

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. xii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBZ

Carbendazim: Hóa chất phòng trừ nấm bệnh

CT

Công thức

DD

Dinh dưỡng

ðTST

ðiều tiết sinh trưởng


FAO

Food and Agriculture Organization: Tổ chức Nông lương thế giới

GA

Gibberellic Axit

GA3

Gibberellin

GAP

Good Agriculture Practise: Thực hành Nông nghiệp tốt

GS

Giáo sư

IAA

Indole Axetic Axit

IPGRI

International Plant Genetics Resources Institute: Viện Tài
nguyên Di truyền thực vật quốc tế


IPM

Intergrated Pest Management: Phòng trừ dịch hại tổng hợp

IQF

Individually Quick Freezing: Lạnh ñông rời

MAP

Modified Atmosphere Packazing: Bảo quản trong ñiều kiện ñiều
khiển khí quyển cải biến

MH

Malein Hydrazit

NAA

Naphtyl Axetic axit

NN

Nông nghiệp

PE

Polyethilene: Nhựa tổng hợp

PGS


Phó Giáo sư

PPO

Polyphenol Oxidase: Enzim ôxi hóa

PTNT

Phát triển Nông thôn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. xiii


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả Á nhiệt ñới có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, thuộc vào nhóm cây ăn quả chủ ñạo của
miền Bắc Việt Nam. Quả vải ñược coi là ñặc sản trên thị trường trong nước
và thế giới.
Những năm gần ñây, cây vải có ñóng góp quan trọng trong phong trào
xoá ñói giảm nghèo và từng bước giúp người dân làm giầu, ñặc biệt là ở các
vùng ñồi núi và trung du các tỉnh phía Bắc, nơi phần lớn các mô hình chuyển
ñổi cơ cấu cây trồng ñều lấy cây vải làm cây chủ lực ñể phát triển.
Tính ñến năm 2007, tổng diện tích vải của cả nước ñã ñạt 88.900 ha,
sản lượng 428.900 tấn (chiếm 32,9% diện tích và 24,8% sản lượng cây ăn quả
của miền Bắc), trong ñó diện tích cho sản phẩm là 77.500 ha, năng suất trung
bình 55,34 tạ/ha. Giống trồng chủ lực là vải thiều Thanh Hà, có thời gian thu

hoạch ngắn (chủ yếu trong tháng 6) nên gây khó khăn trong việc bố trí lao
ñộng cho thu hoạch, vận chuyển, bảo quản chế biến và tiêu thụ, làm giảm hiệu
quả kinh tế của người trồng vải (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2007) [43].
Một trong những biện pháp kéo dài thời gian cung cấp vải tươi cho thị
trường và tăng ñược hiệu quả kinh tế cho người trồng là bố trí cơ cấu giống có
thời gian cho thu hoạch khác nhau, bao gồm các giống chín sớm, chín chính
vụ và chín muộn. Theo ñịnh hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, cơ cấu các giống vải hình thành ñến 2012 sẽ bao gồm: 10 - 15% diện
tích là giống chín sớm; 70 - 75% diện tích là giống chính vụ và 5 - 10% diện
tích là giống chín muộn. ðể ñáp ứng ñược yêu cầu này, việc ñánh giá ñược
khả năng sinh trưởng, ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất và tính thích ứng
của các giống vải chín sớm ở các vùng sinh thái khác nhau, nhằm chọn tạo ra

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 1


các giống vải chín sớm ưu tú là rất cần thiết (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
1999) [1], (2000) [2], (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1996) [44].
ðể ñưa nhanh các giống vải chín sớm bổ sung vào cơ cấu giống vải ở
miền Bắc, bên cạnh việc ñánh giá các ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển của các
giống, trong quá trình trồng trọt gặp phải một số trở ngại sau:
- Do vải chín sớm có khả năng sinh trưởng khoẻ nên lộc thu thường
thành thục sớm (vào tháng 9, 10) dẫn ñến khả năng ra lộc ñông cao làm cho
những cây ra lộc ñông không ra hoa, ñậu quả.
- Các giống vải chín sớm có thời gian ra hoa, nở hoa sớm (vào các
tháng 12, 1 hàng năm) nên thường chịu ảnh hưởng của ñiều kiện thời tiết bất
lợi (nhiệt ñộ thấp, mưa phùn...) gây khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh làm giảm
tỷ lệ ñậu quả, dẫn ñến năng suất thấp.

Cùng với quá trình ñánh giá, chọn lọc ra các giống vải chín sớm có khả
năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bổ sung vào cơ cấu giống hiện có và tìm
ra các ñặc ñiểm cần khắc phục, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như
cắt tỉa, sử dụng chất ñiều hòa sinh trưởng và bổ sung dinh dưỡng qua lá ñóng
vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất,
phẩm chất và làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng vải.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất, phẩm chất giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam”
2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
- ðánh giá ñược hiện trạng về diện tích, sản lượng, chủng loại giống,
ñặc tính nông sinh học của một số giống vải chín sớm làm cơ sở lựa chọn, bổ
sung vào cơ cấu giống vải ở miền Bắc, kéo dài thời gian thu hoạch và áp dụng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 2


các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
- Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, sử
dụng một số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá, xác ñịnh ñược
biện pháp cắt tỉa và loại chế phẩm cũng như nồng ñộ thích hợp, bổ sung vào
quy trình thâm canh, nâng cao năng suất, phẩm chất vải chín sớm.
2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược hiện trạng về diện tích, sản lượng, chủng loại giống vải
chín sớm ở miền Bắc Việt Nam.
- Xác ñịnh ñược các thời kỳ vật hậu của một số giống vải chín sớm ưu
tú (thời kỳ ra lộc, ra hoa, ñậu quả), năng suất, phẩm chất làm cơ sở cho việc

tác ñộng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, phẩm chất.
- Xác ñịnh ñược biện pháp cắt tỉa thích hợp giúp cây ra hoa, ñậu quả
tập trung, nâng cao năng suất, phẩm chất.
- Xác ñịnh ñược loại chế phẩm, liều lượng, nồng ñộ thích hợp của một
số chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng qua lá giúp ngăn chặn lộc ñông,
làm tăng khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất vải chín sớm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về
hiện trạng diện tích, sản lượng, chủng loại giống cũng như khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam.
- Làm cơ sở cho việc ñánh giá nguồn thực liệu, lựa chọn giống tốt và
bố trí cơ cấu giống hợp lý, ñồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất, phẩm chất vải chín sớm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðề tài bổ sung một số giải pháp kỹ thuật mới trong thâm canh cây vải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 3


chín sớm như biện pháp cắt tỉa, sử dụng các chất ñiều tiết sinh trưởng và dinh
dưỡng qua lá, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất vải chín sớm theo
hướng tăng hiệu quả cho người trồng vải.
- Những kết quả của ñề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà ñịnh hướng chiến lược phát triển cây ăn
quả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên,
nông dân... về ñặc tính nông sinh học, kỹ thuật thâm canh cây vải chín sớm.
4. Giới hạn nghiên cứu của ñề tài

4.1. ðối tượng nghiên cứu
Tập ñoàn giống vải chín sớm trồng tại một số tỉnh miền Bắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- ðề tài tiến hành ñiều tra trên các giống vải trồng ở một số tỉnh miền
Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu về hiện trạng diện tích, sản lượng, chủng loại giống, ñặc
ñiểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng
ra hoa, ñậu quả, năng suất, phẩm chất của giống vải chín sớm.
4.3. Thời gian nghiên cứu:
ðề tài ñược tiến hành từ năm 2002 ñến năm 2006

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại giống vải
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
1.1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Cây vải có nguồn gốc ở vùng giữa miền Nam Trung Quốc, Bắc Việt
Nam, bán ñảo Malaysia và ñã ñược trồng cách ñây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở
Trung Quốc vẫn còn có những cây vải tổ trên 1.000 năm tuổi ở huyện Bồ
ðiền tỉnh Phúc Kiến, trong ñó, cây to nhất có chu vi thân ñạt 5,6m, ñường
kính tán cây chỗ lớn nhất ñến 40m, chiều cao cây trên 16m và năm cho thu
hoạch cao nhất ñến 1,5 tấn quả (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998)
[23], (Bosse và Mitra, 1990) [48].
Nhiều tài liệu của Trung Quốc cho biết, hiện tại còn nhiều nơi có cây
vải dại như núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng ðông; Thạch

Phượng Sơn, huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam. Căn cứ ñiều tra thực ñịa và từ
góc ñộ lịch sử, hình thái và ñặc trưng quần lạc sinh thái ñã cho thấy: ðảo Hải
Nam có nhiều cây vải dại. Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hóa Châu, Liêm Giang
và trên sáu vạn núi lớn ở vùng giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc
của tỉnh Quảng Tây ñều có cây vải dại, chứng tỏ cây vải có nguồn gốc phát
sinh từ Trung Quốc (Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần, 1998) [23].
Cũng theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần (1998), [23], vào cuối
thế kỷ thứ 17, từ Trung Quốc, những cây vải ñầu tiên ñược ñưa ñến Myanma,
sau ñó lan rộng sang ðài Loan, Mautirius, Madagasca và Tây Ấn. Cuối thế kỷ
18, vải ñược ñưa sang Ấn ðộ, Anh, Pháp, Úc, Mỹ.
ðến thế kỷ thứ 19, cây vải ñược ñưa ñến trồng tại Israel. Vào những
năm 30 của thế kỷ 20, các công nhân Hoa Kiều gốc Quảng ðông ñã ñưa vải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 5


vượt qua xích ñạo vào Công Gô. Hiện nay, vải ñược trồng ở gần 30 nước trên
thế giới nhưng chủ yếu phân bố ở các nước vùng ðông Nam Á, Châu ðại
Dương, các ñảo ở Thái Bình Dương và miền Nam Châu Phi.
Ở Châu Á, các nước trồng vải là: Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Việt
Nam, Myanma, Bănglades, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Srilanca,
Indonexia và Nhật Bản.
Ở Châu Phi có: Nam Phi, Madagasca, Công Gô, Ga Bông, Mautirius và
Rêuyniông.
Châu ðại Dương có: Australia và Newzealand.
Châu Mỹ có: Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô
và Braxin.
1.1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, cây vải ñược trồng cách ñây khoảng 2.000 năm và phân
bố từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra, nhưng chủ yếu vẫn là vùng ñồng bằng sông Hồng,
trung du miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ.
Theo các tài liệu ñã công bố, Việt Nam cũng ñược coi là một trong
những nước có nguồn gốc phát sinh của cây vải. Cây vải ñã ñược phát hiện
mọc ở chân núi Tam ðảo, tỉnh Vĩnh Phúc. ðây là những cây vải dại, quả có
hình dạng, mầu sắc và gai quả giống hệt vải trồng, chỉ khác quả nhỏ khoảng 6
- 8 gam, cùi mỏng, ăn chua… Ở các vùng này, người ta còn tìm ñược những
cây vải dại quả nhỏ, gai dài, hạt to, ăn chua... có ñặc ñiểm tương tự như một
số loài vải trồng hiện nay (Vũ Công Hậu, 1999) [16].
Vùng Thanh Hà (Hải Dương) hiện còn cây vải nhà cụ Hoàng Văn Thu
trên 130 tuổi ñược coi là cây vải tổ. Hàng năm, vào vụ vải chín người dân thôn
Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vẫn tổ chức ngày
hội làng ñể tưởng nhớ người có công ñã mang cây vải - cây xoá ñói giảm
nghèo và làm giầu về vùng quê này, góp phần ñem lại ấm no cho người dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 6


Cách ñây gần 1,5 thế kỷ, cụ Hoàng Văn Cơm - thân sinh của cụ Hoàng
Văn Thu ngày nay, trong một chuyến ñi buôn bằng tầu biển với người Trung
Quốc ñã ñược họ chiêu ñãi tiệc trên tầu. Cuối bữa tiệc, có món tráng miệng là
một thứ quả có vỏ mầu hồng tươi, hình cầu, ăn có vị ngọt, thơm ñã mang hạt
về gieo tại ñất Thanh Hà, Hải Dương ngày nay. Trong 5 hạt gieo, mọc ñược 3
cây, ñây chính là những cây giống ñầu tiên sau lan rộng ñi các vùng thành thứ
cây ñặc sản, có giá trị kinh tế cao ngày nay. Tên vải Thiều có nguồn gốc từ
tên ñịa danh ñã lấy quả về là vùng Thiều Châu của Trung Quốc, sau này ñược
gọi tắt là vải Thiều.

Từ vùng Thanh Hà - Hải Dương, cây vải ñã ñược ñưa ñi trồng ở hầu
hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả một số tỉnh Tây Nguyên. Ở thời
ñiểm hiện tại, ñã hình thành một số vùng trồng vải mang tính sản xuất hàng
hóa lớn như Thanh Hà, Chí Linh, Tứ Kỳ (Hải Dương); ðông Triều, Hoành Bồ
(Quảng Ninh); Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang); ðồng Hỷ, ðại Từ
(Thái Nguyên)... Ở những nơi này cây vải thực sự ñóng vai trò tiên phong
trong công cuộc xóa ñói, giảm nghèo cho người dân trồng vải (Sở Nông
nghiệp và PTNT Quảng Ninh, 2000) [29].
1.1.2. Phân loại giống và giống vải.
1.1.2.1. Phân loại giống
Theo Hoàng Thị Sản (2003) [27], Panday và cộng sự (1989) [78];
Schaffer (1994) [81], vải (Litchi chinensis Sonn.) thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ
hòn có trên 150 chi, với khoảng 2.000 loài ñược phân bố ở vùng Nhiệt ñới và
Á nhiệt ñới, chủ yếu tập trung ở vùng Châu Á và một số ít loài thuộc Nam
Mỹ, Châu Phi và châu Úc.
Vải có 3 loài phụ:
Litchi chinensis: loài này tập trung các giống vải thương mại ngày nay

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 7


có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng trên
100 giống trong ñó có 15 giống thương mại quan trọng, Ấn ðộ có khoảng
trên 50 giống, Thái Lan trên 20 giống, Australia có trên 40 giống…(Bosse và
cộng sự, 2001) [49].
Litchi philippinensis: ñược trồng nhiều ở Philippines và Papua New
Guinea trên những vùng núi cao, cây sinh trưởng tốt, tán lá rậm rạp mầu xanh

sẫm, quả nhỏ hình ô van, vỏ quả dày, gai quả nhọn, hạt to dài, cùi chỉ là một
lớp mỏng bao quanh hạt, ăn có vị chua và chát.
Litchi javenensis: loài phụ này có nguồn gốc từ Malay Peninsula,
Indonesia, Trung Quốc, West Java và ðông Nam Á, có ñặc ñiểm quả nhỏ, hạt
to, gai dài và ăn có vị chua.
1.1.2.2.Các giống vải
Trung Quốc ñược coi là nước có số lượng giống vải nhiều nhất trên thế
giới, với trên 200 giống. Trong ñó, các giống quan trọng ñược tập trung phát
triển và sử dụng cho công tác chọn tạo có gần 100 giống, ñược phân thành 3
nhóm chính:
- Các giống vải thương phẩm ñang phát triển rộng: 33 giống
- Các giống vải ñịa phương trồng còn ít: 20 giống
- Các giống vải quý hiếm mang tính ñặc thù: 22 giống
Các giống này thường có thời gian cho thu hoạch vào giữa tháng 6 ñến
giữa tháng 7. ðặc biệt, ở Trung Quốc, thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài
ñến cuối tháng 7, sang ñầu tháng 8, vì vậy tạo nên lợi thế so sánh với các
nước có các giống vải cho thu hoạch sớm hơn, giúp rải vụ thu hoạch và có giá
bán cao.
Ở tỉnh Quảng ðông, các giống vải ñược trồng mang tính chất thương
mại là: Baila, Baitangying, Heiye, Feizixiao, Gwiwei, Nuomici và Huaizhi
với diện tích mỗi giống lên ñến trên 20.000 ha. Hai giống Gwiwei và Nuomici
ñược trồng rộng rãi nhất, với diện tích lên ñến trên 60.000 ha mỗi giống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 8


Ở tỉnh Vân Nam, giống Lanzhu ñược xem là giống trồng chính với diện
tích xấp xỉ 25.000 ha. Các giống mới ñược chọn tạo có năng suất, phẩm chất

tốt, hạt lép là: giống HôngHu (khối lượng quả trung bình 24 g/quả, tỷ lệ ăn
ñược 79%, ñường tổng số > 18,5%, năng suất cao và ổn ñịnh); giống
Dongguan Seedlesss là giống chín sớm, có khả năng thích nghi cao với ñiều
kiện môi trường, khối lượng quả lớn: 35,3 - 62,0 g/quả, tỷ lệ quả hạt lép cao
trên 90%, ñường tổng số > 17%; tỷ lệ ăn ñược > 80% (Nghê Diệu Nguyên và
Ngô Tố Phần, 1998) [23], (Hong và Li, 2000) [65], (Minas và cộng sự, 2002)
[72], (Zhao và Zhu, 2000) [87].
Theo Gosh, 2000 [58], Gosh và Mitra, 2000 [59], Gosh và cộng sự,
2000 [60], ở Ấn ðộ, vải ñược trồng tập trung ở các bang vùng phía ðông,
chiếm trên 60% tổng diện tích. Các bang ở phía Bắc Ấn ðộ, diện tích vải
chiếm khoảng 16%. Các bang trồng vải chủ yếu của Ấn ðộ là: Bihar (chiếm
trên 74% diện tích), West Belgan, Tripura, Asam và Uttaranchal. Các giống
trồng quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta, Rose Scented, và
Mazaffarpur. Hai giống lai mới ñược chọn tạo là H - 73 và H - 105 có tiềm
năng cho năng suất cao, ñang ñược phát triển mạnh trong sản xuất.
Ở Thái Lan, các giống chính ñược trồng là Haak Yip, Taiso, Wai Chee
(tên ñịa phương là Baidum, Hong Huey và Kim Cheng). Các giống vải trồng
của Thái Lan ñược phân thành 2 nhóm: nhóm vải Nhiệt ñới và nhóm vải Á
nhiệt ñới. Nhóm vải Nhiệt ñới trồng có tính thương mại, thích hợp ở các tỉnh
vùng miền Trung Thái Lan có các tháng mùa ñông ấm áp. Có khoảng 20
giống thuộc nhóm này; nhóm vải Á nhiệt ñới ñược trồng chủ yếu ở các tỉnh
vùng Bắc Thái Lan nơi có mùa ñông mát mẻ hơn. Có khoảng 10 giống thuộc
nhóm này. Giống Kom ñược coi là giống quan trọng của nhóm vải Nhiệt ñới,
giống Hong Huay là giống chủ ñạo của vùng Á nhiệt ñới (Anupunt và
Sukhvibul, 2003) [46], (Chinawat và Suranant, 2000) [52].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 9



Bảng 1.1. Các giống vải chủ lực của một số nước trên thế giới
TT

Tên nước

Tên giống

1

Trung Quốc

San Yee Hong, Baitangying, Fay Zee Siu, Bah Lup, Wai
chee, Haak Yip, Kwai Mi, No Mai Chi, Souey Tung, Tai
So, Brewster Baila, Heiye, Guiwei, Huaizhi, HongHu,
Dongguan Seedlesss

2

Ấn ñộ

Ajhuli, Bedana, Shahi, Bombai, China, Deshi, Calcutta,
Rose Scented, Green, Kasba, Longia, Purbi, và
Mazaffarpur.

3

Thái Lan

Tai So, Wai chee, Baidum, Chacapat và Kom


4

ðài Loan

Haak Ip, Sah Keng, Yu Her Pau, No Mai Chi, Sa Ken và
Kwai Mi.

5

Australia

Fay Zee Siu, Tai So, Bengal, Wai Chi, Kwai May Pink, và
Salathiel

6

Nam Phi

Tai So, Bengal,

7

Madagascar

Tai So

8

Mauritius


Tai So

9

Mỹ

Tai So và Kaimana

10

Banglades

Rajshahi, Madrajie, Mongalbari, Bombai, Kadmi, Bedana,
Kalipuri, China - 3.

11

Nepal

Mujafpuri, Raja Saheb, Deharaduni, China, Calcuttia,
Pokhara, Udaipur, Tanahu, Chitwan, Kalika và Gorkha.

12

Philippines

Mauritius, Sinco

Nguồn: Campbell (2003)

Theo Dixon và cộng sự, 2003 [56], Greer và Campbel, 1990 [62],
Menzel và Greer, 1986 [68], có khoảng trên 40 giống vải ñược trồng ở
Australia. Các giống hiện tại ñang ñược trồng ở Bắc Queensland là Kwai May
Pink, Fay Zee Siu và Souey Tung… Kwai May Pink là giống trồng phổ biến
ở miền Trung, miền Nam Queensland và Bắc New South Wales cùng với 2
giống Salathiel và Wai Chi. Các giống quan trọng nhất hiện nay là Tai So,
Haak Ip, Kwai May Pink, Bosworth N03, Wai Chi, Fay Zee Siu, Salathiel.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 10


Giống vải trồng chủ yếu của ðài Loan là: Hak Ip, Yu Her Pau, No Mai
Chi, Sa Ken, Kwai Mi. Trong ñó, Hak Ip là giống trồng phổ biến nhất (chiếm
khoảng trên 90% diện tích trồng trọt), giống Yu Her Pau (chiếm 10%) ñược
trồng ở phía Nam và No Mai Chi ñược trồng ở miền Trung (Teng, 2003) [85].
Theo Campbell và Ledesma (2003) [50], Crane và cộng sự (2003) [54],
Goren và cộng sự (2000) [61], Greer (1990) [62], Knight (2000) [66], Richard
và cộng sự (2000) [80], các nước có tham gia trồng vải nhưng với diện tích
nhỏ và sản lượng thấp là các vùng Florida, Hawaii, Pueto Rico, California của
nước Mỹ; Island; Israel; ðài Loan và vùng Nhiệt ñới châu Mỹ... (bảng 1.1).
Trong nước, công tác nhập nội giống cũng ñã ñược tiến hành từ những
năm ñầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 (trong phạm vi nghiên cứu và trao ñổi
không chính thức, một số giống vải tốt của Trung Quốc ñã ñược ñưa sang
khảo nghiệm tại Phú Thọ từ những năm 60). Vào những năm 1989 - 1992, tập
ñoàn 7 giống vải có nguồn gốc từ Trung Quốc, Australia ñược nhập nội và
trồng tại Nông trường quốc doanh Lục Ngạn. Kết quả khảo nghiệm và ñánh
giá cho thấy, 3 giống có triển vọng là Swei Tung, Sum Yee Hong và Fay Zee
Siu (Phạm Minh Cương và cộng sự, 2000) [8].

Tập ñoàn 5 giống vải: Mỏ gà, Phi Tử Tiếu, Tam Nguyệt Hồng, Hắc Diệp
và Bạch ðường Anh ñã ñược nhập nội và ñánh giá tại Viện Nghiên cứu Rau
quả từ những năm 1997. Kết quả cho thấy: giống vải Mỏ gà có khả năng sinh
trưởng tốt, ra quả ñều qua các năm, khối lượng trung bình quả: 25 - 30g, tỷ lệ
ăn ñược xấp xỉ 80% (tương ñương các giống hạt lép trồng tại Trung Quốc).
Ngoài ra, các giống vải ưu tú, hạt lép của Trung Quốc như ðại Hồng,
Diệp Xuân 1, Diệp Xuân 2... cũng ñã ñược nhập về Việt Nam thông qua các
cơ quan quản lý, sản xuất nông nghiệp như Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái...và ñang tiếp tục ñược
theo dõi, ñánh giá.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp…

…………. 11


×