Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.41 KB, 45 trang )

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
(1920- 1930)
I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
1. Tình hình thế giới
Nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự chuyển
biến của CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang CNĐQ.
- CNĐQ ra đời
Những thành tựu khoa học kỹ thuật đạt được trong thế kỷ 19 với việc
áp dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất đã làm cho năng suất lao động ngày
càng cao, của cải ngày càng nhiều, trong khi nguyên nhiên liệu ngày càng cạn
kiệt, thị trường tiêu thụ hạn hẹp. Các quốc gia tư bản phương Tây buộc phải đem
quân đi xâm chiếm các quốc gia phong kiến phương Đông nhằm tìm kiếm mở
rộng thị trường, khắc phục những hậu quả của khủng hoảng sản xuất thừa.
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường của các nước đế quốc không ngừng tăng
lên, trong khi thị trường không những không tăng lên lại còn ngày càng thu
hẹp lại do hầu hết các thuộc địa đều có chủ. Và thế là các nước đế quốc lao
vào cuộc chiến giành giật thị trường, khu vực ảnh hưởng. Mâu thuẫn đế quốcđế quốc dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn
không thể điều hoà giữa các nước đế quốc.
Chiến tranh diễn ra từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, là một trong
những cuộc chiến tranh quyết liệt, có quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân
loại tính đến thời điểm đó. Chiến trường chính của Thế chiến I bao trùm khắp
châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo 32 cường quốc châu Âu và
Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết là 10 triệu người và bị thương lên
tới trên 20 triệu người. Sức tàn phá và ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần
cho nhân loại là hết sức sâu sắc và lâu dài.
Mặc dù địa bàn chính của Thế chiến I là châu Âu nhưng ảnh hưởng của
nó lan rộng đến hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia tham
chiến trong Thế chiến I cũng đồng thời là những quốc gia đế quốc có nhiều
thuộc địa nhất. Để gia tăng tiềm lực chiến tranh, các đế quốc này càng đẩy


mạnh việc khai thác, bóc lột thuộc địa, huy động sức người, sức của từ thuộc
địa cho cuộc chiến tranh đế quốc. Cũng vì thế mà mâu thuẫn tư sản - vô sản,
1


thuộc địa - đế quốc càng trở nên sâu sắc và đã tạo điều kiện cho phong trào
đấu tranh ở các nước nói và các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh
mẽ. Trong các cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản, giai cấp công nhân đã
chứng tỏ mình là lực lượng cách mạng triệt để nhất, tiên tiến nhất, là giai cấp
trung tâm của thời đại. Học thuyết thiên tài của Mác cũng chỉ ra rằng: giai cấp
công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là người đào huyệt
chôn chủ nghĩa tư bản thì phải lập ra được chính đảng của mình. Và thực tế
cũng đã chứng minh điều này bằng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga năm 1917 dẫn đến sự ra đời của Nhà nước công nông đầu
tiên trên thế giới.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917
Xét trên bình diện lịch sử toàn thế giới, Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga, cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Lênin vĩ đại, là
một sự kiện lớn nhất trong thế kỷ XX. Xét từ góc độ nghiên cứu của Lịch sử
Đảng, sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử nhân
loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới với vai trò tích cực của giai cấp công nhân thông qua đội tiền
phong của mình là Đảng cộng sản.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã nêu tấm gương sáng ngời về
sự giải phong dân tộc bị áp bức-> làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các
nước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa ở phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống
kẻ thù chung là CNĐQ-> Điều này có tác động rất lớn đến cách mạng Việt
Nam.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có một Đảng cách mạng ở Nga

và một số nhóm cánh tả trong các Đảng xã hội dân chủ thì sau cách mạng
tháng Mười, nhiều Đảng cộng sản được thành lập (Đảng cộng sản Đức, Đảng
cộng sản Hungari, Đảng cộng sản Mỹ…) và nhiều nhóm xã hội dân chủ đã
chuyển sang lập trường cộng sản. Sự ra đời của một loạt các Đảng cộng sản là
tiền đề cho sự ra đời của Quốc tế cộng sản năm 1919.
- Quốc tế cộng sản ra đời 1919
Ngay từ năm 1914 tức là sau khi Quốc tế II bị phá sản, Lênin đã nhận
thức rõ sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế mới của phong trào
công nhân. Quốc tế III- Quốc tế cộng sản được thành lập năm 1919 nhằm tiếp
tục truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, phát triển và củng cố
2


các đảng kiểu mới của giai cấp vô sản để có đủ sức tổ chức, lãnh đạo một cao
trào cách mạng mới. Quốc tế III cũng đặt ra cho mình nhiệm vụ đấu tranh
chống mọi khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa
phát xít và nguy cơ chiến tranh. Quốc tế III trong quá trình hoạt động từ 19191943 đã tiến hành 7 kỳ đại hội và đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu được đặt
ra khi thành lập. Đại hội II Quốc tế cộng sản năm 1920 đã nhất trí thông qua
Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã
vạch ra con đường đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đồng
thời chỉ ra sự phối hợp hành động giữa phong trào công nhân quốc tế và cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc ở từng nước.
Với sự ra đời của Quốc tế cộng sản, từ đây, giai cấp vô sản, phong trào
công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa theo
khuynh hướng cách mạng vô sản đã có bộ tham mưu chiến đấu của mình để
thống nhất hành động chống CNĐQ.
Tất cả những đặc điểm trên của tình hình thế giới đều có tác động một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến Việt Nam.

3



CN§Q
ra ®êi

CTTG 1
bïng næ

ViÖt
Nam

CMT10
th¾ng lîi

QTCS ra
®êi

Như chúng ta đã đề cập, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc, các
nước đế quốc đi thôn tính các quốc gia nhỏ yếu phương Đông, biến các quốc
gia này thành thuộc địa. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ khi bị
Pháp xâm chiếm năm 1858. Và sự tăng cường xâm lược và áp bức của chủ
nghĩa đế quốc thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa đã làm thổi bùng
lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các quốc gia.
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Việt Nam không tham chiến,
nhưng Pháp là nước đang trực tiếp đô hộ Việt Nam lúc đó lại có mặt ngay từ
những ngày đầu nổ ra cuộc chiến. Vì vậy mà cuộc chiến này cũng ảnh hưởng
đến tình hình Việt Nam, thể hiện qua việc Pháp tăng cường áp bức, bóc lột tại
Việt Nam để tăng cường tiềm lực cho Pháp trong cuộc chiến này.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi chỉ ra cho cách mạng
Việt Nam con đường giải phóng dân tộc, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ tinh thần

đấu tranh giành độc lập của cả dân tộc Việt Nam.
Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919 cũng tạo điều kiện thuận lợi để
truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam để tiến tới thành lập Đảng. Cũng nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế cộng
sản, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc của Việt Nam có điều kiện đi 28 nước, 4 châu
lục, nhờ đó có cái nhìn tổng để so sánh, kiểm chứng, vận dụng chủ nghĩa Mác
vào điều kiện Việt Nam (về điểm này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn ở
những phần sau).
2. Hoàn cảnh trong nước
4


Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực
Đông Nam Á. Việt Nam được ví như cái ban công nhìn ra biển Thái Bình
Dương. Chiếm được Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi để nghĩ tới việc
khống chế toàn bán đảo Đông Dương, cũng có thể làm bàn đạp tấn công lên
phương Bắc để tiếp cận quốc gia có diện tích khổng lồ là Trung Quốc, hoặc
tiến ra biển, thâu tóm các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, khống chế tuyến
thông thương quốc tế bằng đường biển đi qua khu vực này. Không những thế,
Việt Nam còn là vùng đất trù phú, có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý với trữ
lượng lớn, có thể đáp ứng cho nhu cầu nguyên, nhiên liệu để phát triển các
ngành công nghiệp của các nước tư bản phương Tây.
Đó cũng là lý do để Pháp vượt qua khoảng cách xa xôi hàng ngàn km
tới xâm lượcvViệt Nam. Ngày 1/9/1858, tại cửa biển Đà Nẵng, thực dân Pháp
nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta. Vua quan nhà Nguyễn chống cự một
cách yếu ớt và từng bước đầu hàng giặc.
Ngày 06/6/1884, với việc ký kết Hiệp ước Patơnốt, triều Nguyễn đã
hoàn toàn dâng nước ta cho Pháp. Việt Nam từ một quốc gia phong kiến trở
thành đất bảo hộ của Pháp, thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Sau khi đánh chiếm nước ta, Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị

ở Việt Nam, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa hết sức hà khắc.
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Chính sách thống trị khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam
- Về chính trị: Pháp thực hiện chính sách chuyên chế, thể hiện ở:
+ Bộ máy đàn áp nặng nề: Mọi quyền hành thâu tóm trong tay các viên
quan cai trị người Pháp, biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Pháp
đã tước bỏ mọi quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến
nhà Nguyễn nhưng vẫn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị của chế độ phong kiến
nhằm phục vụ cho sự áp bức, bóc lột nhân dân ta. Ví dụ như ở Trung kỳ
chúng vẫn duy trì sự trị vì của triều đình phong kiến nhà Nguyễn nhưng mọi
quyền hành đều nằm trong tay khâm sứ người Pháp.
Pháp cũng xây dựng hệ thống quân đội, cảnh sát, hệ thống tòa án nhà tù
dầy đặc, chúng mua chuộc dụ dỗ tay sai, lợi dụng gia đình địa chủ phong kiến
ở các vùng nông thôn nhằm củng cố uy quyền và địa vị của chúng.
+ Thi hành chính sách chia để trị
5


Đối với Việt Nam, chúng chia nước ta thành 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ,
Nam kỳ) với 3 chế độ khác nhau:
Nam kỳ dưới chế độ trực trị. (thống sứ)
Trung kỳ dưới chế độ bảo hộ. (khâm sứ)
Bắc kỳ giữa 2 chế độ đó. (thống đốc)
Đối với Đông Dương, chúng chia thành 5 xứ ( Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam
kỳ, Lào, Miên) thuộc Pháp .
⇒ Mục đích là:- Chia rẽ sự đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt Nam.
- Làm suy yếu lực lượng dân tộc ta
- Xóa tên 3 nước trên bán đảo Đông Dương khỏi
bản đồ thế giới.
Khi đánh giá chính sách này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: chủ nghĩa

thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì
thế mà một nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một phong
tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã chia
5 sẻ 7. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy người ta hy vọng làm nguôi
được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những
mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau,
người ta bị ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lập nên liên bang gọi là
“Liên bang Đông Dương”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H,
1995, Tr116).
-> Tất cả những âm mưu về chính trị của đế quốc Pháp đã làm cho
nước Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến.
- Về kinh tế:
+ Chúng thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế tức là độc quyền
kinh doanh một số ngành công nghiệp nặng, độc quyền khai thác các mỏ có
trữ lượng lớn, độc quyền xuất nhập khẩu, độc quyền muối, rượu... Pháp chỉ
cho phát triển một số ngành kinh tế nhằm phục vụ cho việc khai thác thuộc
địa của chúng. Khai khoáng là ngành được chú trọng đầu tư, đặc biệt là khai
thác than rồi đến thiếc, kẽm, vàng... Ngành công nghiệp nặng được đầu tư gấp
hơn 6 lần so với nông nghiệp vì đây là lĩnh vực đầu tư ít vốn, chỉ cần sử dụng
nhân công rẻ trong nước, nguyên, nhiên liệu chỉ cần đào lên, mang bán nên
thu được lợi nhuận rất nhanh. Phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa cũng sẽ
không cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp ở chính quốc.
6


Ngoài ra chúng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, nông
nghiệp... nhưng tất cả đều phục vụ cho việc khai thác, bóc lột sức người sức
của của nhân dân ta. Ví dụ như giao thông vận tải đầu tư tuyền đường nối các
trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu phục vụ khai thác bóc lột

và mục đích quân sự.
=> từ đây quan hệ kinh tế nông nghiệp dần dần bị phá vỡ hình thành
một số trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế mới: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Vinh, Bến Thuỷ...
+ Pháp còn du nhập phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa, duy trì
phương thức bóc lột phong kiến, thậm chí còn kết hợp cả 2 phương thức bóc
lột này nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất. Với rất nhiều thủ đoạn, mánh khoé
như sưu cao, thuế nặng chúng đã cướp đoạt của nông dân hàng trăm ngàn ha
đất -> đầu thế kỷ XX ở Nam kỳ đã xuất hiện rất nhiều tên điền chủ lớn. Bởi
vậy vào năm 1914 ở Nam kỳ đã có thể xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, mang lại
cho bọn tư bản Pháp mối lợi khổng lồ.
+ Thực hiện chính sách thuế khoá trực thu và gián thu => từ đó đem lại
những khoản thu không lồ cho ngân sách của Pháp.
=> Kinh tế què quặt, càng què quặt càng phụ thuộc.
- Về văn hoá:
Khác với những luận điệu ban đầu mà Pháp đã rêu rao "khai hoá văn
minh cho người An Nam" thì chúng đã thực hiện chính sách ngu dân -> làm
cho dân ta ngu đi để dễ bề cai trị. Với chính sách văn hoá nô dịch, Pháp
không chủ trương mở trường dạy học cho dân chúng để gây tâm lý tự ti, vong
bản. Chúng cho du nhập và tạo mọi điều kiện để văn hoá phương Tây chế ngự
dân ta và loại bỏ dần Hán học và Nho học. Đồng thời chúng cũng dung túng
cho các tệ nạn xã hội như nghiện thuốc phiện, rượu, cờ bạc... hay những hủ
tục mê tín dị đoan, du nhập văn hoá đồi truỵ vào Việt Nam, cấm mọi hình
thức văn hoá tiến bộ của thế giới du nhập vào Việt Nam.
=> Từ những chính sách khai thác thống trị về chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội đã làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến sâu sắc.

7



Chính sách của
thực dân Pháp

Chính
trị

Bóp nghẹt
tự do

Kinh tế

Lạc hậu, phụ
thuộc

Văn
hoá - xã
hội

Nô dịch
ngu dân

Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
S chuyn bin v kinh t - xó hi Vit Nam
* V kinh t:
Tiờu cc: Vic duy trỡ cựng lỳc 2 phng thc sn xut phong kin v
t bn ch ngha ó em li nhng mún li kch xự cho quc Phỏp nhng
li lm cho nn kinh t Vit Nam b kỡm hóm, phỏt trin l thuc cht ch vo
kinh t Phỏp, ti nguyờn thiờn nhiờn ca t nc b khai thỏc vi cng
ln.
Tớch cc: Khi ngi Phỏp n qua 2 cuc khai thỏc thuc a din mo

kinh t chuyn bin sõu sc.
- Cu trỳc nn kinh t Vit Nam phỏt trin theo hng hin i. Trc
khi Phỏp n xõm lc, nn kinh t nụng nghip ca Vit Nam luụn mang
tớnh cht c canh, t cung t cp thỡ nay th c canh b phỏ v, thay vo ú
8


là sự xuất hiện của nhiều cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như cao su,
cà phê, ca cao... thế tự cung tự cấp cũng bị phá vỡ. Cùng với đó là việc
- Các ngành nghề mới ra đời:
# Công nghiệp nặng: xuất hiện nhiều nhà máy thuỷ điện, sản xuất xi
măng. Tuy nhiên công nghiệp nặng dưới thời Pháp phát triển không cân đối,
chủ yếu là sự phát triển của các ngành công nghiệp khai khoáng
# Công nghiệp nhẹ: sự ra đời của nhiều nhà máy dệt, may, chè, đường...
# Giao thông vận tải: có sự phát triển của nhiều loại hình giao thông
thuỷ, bộ, đường sắt, chẳng hạn ở thời kỳ này, tuyến đường sắt Đông Dương
đã được hoàn thành một số đoạn, đường quốc lộ xuyên Việt cũng được hoàn
tất. (Tuyến đường sắt Hà Nội- Sài Gòn (1730km), Hải Phòng- Lào Cai
(387km)
- Thương nghiệp: có sự phát triển cả về nội thương và ngoại thương
với sự ra đời của một hệ thống chợ với nhiều cấp độ. Nếu như dưới thời
Nguyễn, ngoại thương không phát triển do chính sách bế quan toả cảng, trọng
nông ức thương thì trong thời kỳ thống trị của Pháp tại Việt Nam, hoạt động
ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hoá giữa Việt Nam và Pháp.
- Bên cạnh đó, ngành tài chính ngân hàng cũng hết sức phát triển, đưa
tới việc hình thành một hệ thống ngân hàng, đứng đầu là Ngân hàng Đông
Dương.
Đó là những nét tiêu biểu cho sự chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

* Về xã hội:
- Tính chất xã hội thay đổi: Việt Nam từ một nước phong kiến thuần
tuý trở thành một quốc gia thuộc địa nửa phong kiến.
Thế nào là phong kiến? Thuộc địa? Thuộc địa nửa phong kiến?
Phong kiến? -->
Thuộc địa? --> một nước bị nước khác xâm lược và thống trị hoàn toàn,
hoàn toàn mất hết độc lập, tự do.
Thuộc địa nửa phong kiến? --> có sự câu kết giữa đế quốc xâm lược
với chính quyền phong kiến thống trị cũ, tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị,
đảm bảo sự thống trị, bóc lột được triệt để. Phong kiến câu kết với đế quốc
với mưu đồ bảo vệ ngai vàng mục nát và bảo vệ quyền lợi ích kỷ của giai cấp.
9


Dưới xã hội thuộc địa nửa phong kiến, XH VN có những mau
thuẫn cơ bản nào cần giải quyết?
- Mâu thuẫn xã hội thay đổi: Trong xã hội phong kiến Việt Nam trước
đây chỉ tồn tại 1 loại mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
phong kiến. Sau khi Pháp xâm lược, trong lòng xã hội Việt Nam xuất hiện
thêm những mâu thuẫn mới, trong đó nổi bật lên là mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và bọn tay sai phản động. Mâu
thuẫn này ngày càng sâu sắc và cùng với mâu thuẫn vốn đang tồn tại làm cho
tình hình càng trở nên căng thẳng.
- Kết cấu xã hội thay đổi: Cùng với sự thay đổi mâu thuẫn xã hội là sự
thay đổi kết cấu xã hội. Ngoài 2 giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã
tồn tại từ lâu trong lòng xã hội Việt Nam thì từ khi Pháp thống trị Việt Nam,
kết cấu giai cấp có sự phân hoá sâu sắc (5 giai cấp). Mỗi giai cấp có địa vị
kinh tế và thái độ chính trị khác nhau đối với sự phát triển của cách mạng Việt
Nam.
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: Trước khi Pháp xâm lược giai cấp địa

chủ luôn là giai cấp thống trị xã hội, đảm đượng vai trò dựng nước và giữ
nước. Khi Pháp xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến dần dần dâng nước ta
cho thực dân Pháp bằng những bản hàng ước và hiệp ước bán nước. Và giai
cấp này nhanh chóng trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp, dựa vào
Pháp để bóc lột nhân dân ta. Tuy nhiên, dưới sự hậu thuẫn của Pháp, giai cấp
địa chủ ngày càng phát triển về số lượng, xuất hiện nhiều địa chủ giàu có hơn
nhưng cũng tàn ác hơn.Ví dụ ở Trung kỳ có 350 đại địa chủ có từ 50 mẫu trở
lên, chiếm 1,4% tổng số chủ ruộng và 10% diện tích đất canh tác, Nam kỳ có
2449 đại địa chủ có từ 100- 500 ha đất, 244 đại địa chủ có trên 500ha. Mặt
khác, trong cơ cấu hương thông (hội đồng kỳ mục, hội đồng tộc biểu, xã
trưởng, tổng lý…) giai cấp địa chủ chiếm đa số. Sự câu kết giữa địa chủ
phong kiến và đế quốc càng gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người
Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Song, do chính sách cai trị phản động của
thực dân Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hoá thành 3 bộ phận:
Đại địa chủ - quyền lợi gắn bó với đế quốc Pháp
Trung và tiểu địa chủ - có tinh thần dân tộc, không chịu nỗi nhục mất
nước, có mâu thuẫn với CNĐQ nên cũng tham gia đấu tranh chống thực dân
và bọn phan động tay sai. Tuy nhiên, do đặc điểm giai cấp này phần lớn có
10


quyền lợi gắn liền với quyền lợi của đế quốc nên giai cấp địa chủ phong kiến
không thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Giai cấp nông dân: chiếm vị trí đông đảo nhất trong xã hội, khoảng
90% dân số. Họ phải chịu cảnh áp bức một cổ hai tròng: vừa chịu sự áp bức
bóc lột của thực dân, vừa chịu sự áp bức bóc lột của phong kiến. Ruộng đất
của nông dân bị chúng tước đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán
đắt, tô cao thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đã
đẩy người nông dân vào cảnh:
Nửa đêm thuế giục trống dồn

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy
Như vậy người nông dân đã bị bần cùng hoá, bị tước đoạt ruộng đất, bị
mất nhà cửa, lâm vào cảnh đói rét, buộc phải tha hương cầu thực và họ không
còn con đường nào khác là:
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.
( tức là phải đi phu mỏ, đi phu đồn điền).
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp nông dân bị phân hoá thành 3
bộ phận:
Trung nông
Bần nông
Cố nông
Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm
tăng thêm lòng căm thù đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý
chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giành ruộng
đất và quyền sống tự do, hạnh phúc của người dân. Tuy nhiên nhiều cuộc nổi
dậy của nông dân chống lại áp bức bóc lột đã bị thất bại.
Giai cấp nông dân Việt Nam dù rất giàu lòng yêu nước, căm thù giặc
sâu sắc, dù là lực lượng rất cách mạng, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh song giai
cấp nông dân không thể lãnh đạo cách mạng vì không đại biểu cho phương
thức sản xuất riêng biệt, không có vị trí chính trị độc lập, không có hệ tư
tưởng độc lập. Do đó, giai cấp nông dân không tự giải phóng mình được. Họ
chỉ có thể phát huy khả năng và sức mạnh khi có một lực lượng tiên tiến lãnh
đạo.
+ Giai cấp tư sản: hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ
11


là tầng lớp nhỏ bé. Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã thành giai cấp rõ rệt.

Ra đời từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên giai cấp tư sản hầu như không
có những tiền đề kinh tế từ trước. Họ phải trải qua một thời gian dài để tích
luỹ vốn, kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất... -> Nhìn chung số lượng tư sản
Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, chính trị yếu đuối nên ngay khi
ra đời họ đã bị phân hoá thành 2 bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Trong đó:
+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn liền với đế quốc ⇒ ôm chân đế
quốc, nên cũng như giai cấp địa chủ họ là đối tượng của cách mạng. Tư sản
mại bản là tư sản lớn, có quyền lợi kinh tế gắn liền với đế quốc bao thầu
những công trình xây dựng của chúng ở nước ta, có nhiều đồn điền lớn hoặc
nhiều ruộng đất cho phát canh thu tô. Vì quyền lợi kinh tế và chính trị gắn
liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc
+ Tư sản dân tộc: chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và cả tiểu thủ công nghiệp. Họ luôn bị tư sản Pháp và người Hoa
cạnh tranh chèn ép. Cho nên nếu xét về mối quan hệ với đế quốc Pháp họ vừa
có mâu thuẫn dân tộc, vừa có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc Pháp
và phong kiến nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Vì vậy họ có
thể trở thành một lực lượng cách mạng trong phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc.
Song, tư sản dân tộc có tính 2 mặt, họ vẫn có bóc lột giai cấp nên rất sợ
bất cứ phong trào đấu tranh nào của quần chúng, đồng thời có lập trường cải
lương chủ yếu là đấu tranh kinh tế nên khi Pháp nhượng cho một số quyền lợi
là dễ dàng thoả hiệp -> lập trường chính trị phản động.
=> Mặc dầu có tinh thần cách mạng dân tộc dân chủ nhưng họ là bạn
đồng minh có điều kiện của cách mạng.
+ Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm nhiều bộ phận khác nhau:
tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công,viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên...
giữa các bộ phận đó có khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn
chung địa vị kinh tế của họ là bấp bênh, luôn bị đe doạ phá sản, bị đế quốc và
phong kiến khinh rẻ và bóc lột nặng nề. Cho nên họ có mâu thuẫn với đế quốc

phong kiến, hăng hái cách mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức, họ luôn tha
thiết muốn bảo vệ những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, khôi phục
những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam bị bón đế quốc,
phong kiến chà đạp. Họ tỏ ra nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp thu cái mới tiến
12


bộ. Khi được thức tỉnh, họ đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh
của quần chúng. Tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng.
+ Giai cấp công nhân: là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác
thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng. Trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam
đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần hai, công nhân đã phát triển
nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (1914) lên 22 vạn (1929), trong đó có
hơn 53.000 công nhân mỏ và 81.200 công nhân đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy con trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng
1% dân số, trình độ thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các
trung tâm công nghiệp. Họ có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân
quốc tế:
- Có tinh thần cách mạng triệt để
- Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, không có tư liệu sản
xuất, làm thuê, bị bóc lột.
- Có hệ tư tưởng riêng
- Có ý thức tổ chức, kỷ luật cao
Đồng thời còn có những điểm riêng như:
- Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc.
- Chịu ba tầng áp bức bóc lột (phong kiến, địa chủ, tư sản).
- Có quan hệ máu thịt với nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc.
Như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam là động lực cách mạng mạnh

mẽ và quan trọng nhất. Khi được tổ chức lại, được trang bị lý luận tiên phong
- chủ nghĩa Mác - Lênin, thì giai cấp công nhân sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo
của cách mạng Việt Nam.
Không chỉ vậy, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời khi phong trào
cách mạng thế giới phát triển rất mạnh mẽ, vì vậy giai cấp công nhân Việt
Nam có điều kiện thuận lợi để kế thừa nhiều thành tựu của cách mạng thế giới
(nhất là Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại). Trong bối cảnh lịch sử đó uy thế
chính trị của giai cấp công nhân ở Việt Nam càng được nâng cao.
=> Với những đặc điểm và tố chất như vậy giai cấp công nhân Việt
Nam hoàn toàn xứng đáng bước lên vũ đài chính trị, sớm giành được và giữ
vững vai trò lãnh đạo duy nhất đưa cách mạng Việt Nam giành độc lập, tự do
cho dân tộc tiến tới xây dựng thành công CNXH.
13


==> Như vậy, dưới chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp đã làm
cho kết cấu giai cấp - xã hội ở Việt Nam bị phân hoá sâu sắc và ngay trong
từng giai cấp cũng đã có sự phân hoá rõ rệt.
Tóm lại, từ sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội như vậy
đã khẳng định Việt Nam từ một đất nước phong kiến thuần tuý đã trở thành
một xã hội thuộc địa. Tuy đế quốc Pháp vẫn duy trì một phần tính chất phong
kiến nhưng khi nước ta đã trở thành một nước thuộc địa thì tất cả mọi mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển
động xã hội của nó.
=> Từ những đặc điểm về kinh tế, xã hội như vậy cộng với truyền
thống yêu nước anh hùng đã có rất nhiều phòng trào yêu nước nổ ra theo
nhiều khuynh hướng khác nhau.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

Mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã ký hiệp ước Harmand
1883 và Hiệp ước Patơnôt 1884 đầu hàng thực dân Pháp nhưng phong trào
đấu tranh chống xâm lược Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước, các phong trào đấu tranh theo
khuynh hướng phong kiến vẫn diễn ra trong hoàn cảnh mới. (đấu tranh theo
khuynh hướng hệ tư tưởng phong kiến là những phong trào đấu tranh nếu
giành được thắng lợi sẽ xây dựng thể chế chính trị phong kiến như trước khi
thực dân Pháp xâm lược- theo mô hình các triều đại phong kiến trước đây).
Tiêu biểu cho những phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến
có: -> Phong trào Cần Vương (1885- 1896)
-> Khởi nghĩa Yên Thế (1885- 1913)
* Phong trào Cần Vương (1885- 1896)
Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:
+ giai đoạn 1: có vua (1885- 1888)
Khi Pháp xâm lược trong triều đình Nguyễn có nhiều phe phái, phái
chủ chiến mặc dù có những khó khăn nhưng không nản chí. Đại biểu cho phái
chủ chiến là Phan Đình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân Soạn và đứng đầu
14


là tướng Tôn Thất Thuyết. Họ đã đưa vua Hàm Nghi (một vị vua yêu nước)
lên ngôi 1884. Sau đó phái chủ chiến và hoàng tộc nhanh chóng thông qua
một kế hoạch táo bạo là đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu
vực kinh thành.
7/1885 Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn
Mang Cá -> tiêu diệt được một số tên Pháp và hàng chục quân lính. Nhưng do
sự chuẩn bị chưa kỹ càng nên khi quân Pháp đánh phản công thì quân ta đã bị
thiệt hại lớn. Tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua rời kinh thành chạy trốn ra
Quảng Trị. Tại đây vua Hàm Nghi đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất
(phong trào phò vua cứu nước). Trước tình hình đó đế quốc Pháp nhanh

chóng đưa Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn ở Huế. Vua Hàm Nghi liền ra
chiếu Cần Vương lần thứ hai nêu rõ âm mưu của Pháp và cảnh cáo thế lực
đầu hàng của Đồng Khánh-> Phong trào đã nhanh chóng lan nhanh khắp Bắc
Kỳ và Trung Kỳ. Sau đó đếm 1/11/1888 vua Hàm nghi bị giặc bắt và bị đày
đi Angiêri. Nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển mạnh sang giai đoạn
tiếp theo trong gần 8 năm.
+ Giai đoạn 2: (1888- 1896)
Giai đoạn này mặc dù điều kiện kháng chiến càng ngày càng khó khăn,
số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt nhưng lại tập trung thành những
trung tâm kháng chiến lớn. Tiêu biểu là 3 phong trào: Khởi nghĩa Ba Đình,
Khởi nghĩa Bãi Sậy và Khởi nghĩa Hương Khê.
Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng
lãnh đạo. Hai ông chủ trương cho xây dựng chiến luỹ ở Ba Đình (Nga Sơn,
Thanh Hoá). Sau đó Đế quốc Pháp đã tổ chức cuộc tấn công dài ngày (3000
tên lính). Cứ điểm Ba Đình bị san phẳng. Khởi nghĩa Ba Đình thất bại là do
cách đánh quá lỗi thời, lạc hậu, thêm vào đó lực lượng lại không cân sức.
Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Ông
chủ trương dùng vùng đất lau sậy sẵn có của thiên nhiên để sử dụng lối đánh
du kích. Tuy nhiên dù không có nhiều trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng

15


cũng đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất. Phong trào cuối cùng cũng bị
thất bại.
Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Thời
gian tồn tại của cuộc khởi nghĩa này kéo dài 11 năm trải dài qua 2 giai đoạn.
Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô rất rộng lớn. Bắt đầu nổ ra ở ngay làng mà
Phan Đình Phùng sinh sống (Đông Thái- Đức Thọ) với quy mô làng- liên
làng- liên huyện- liên tỉnh. Ông xây dựng lực lượng chặt chẽ cả về quân đội

và hậu cần.
Về quân đội: ông chủ trương xây dựng 3 thứ quân:
Quân TW: do ông và tướng Cao Thắng trực tiếp chỉ huy
Quân ở địa phương: có 15 quân thứ: tiến hành 15 khởi nghĩa nhỏ
Ngoài ra còn có quân ở các làng, xã…
Về hậu cần: ông tổ chức nhiều lò rèn, nhiều binh công xưởng sản xuất
chông chân chim dùng để đánh bộ binh.
Khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã giành thắng lợi ở một số trận đánh và
được đánh giá là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc bấy giờ.
-> Đế quốc Pháp đã phải điều động một lực lượng quân sự lớn (lớn hơn rất
nhiều số quân và vũ khí mà chúng điều động để tấn công thành Ba Đình) để
đàn áp khởi nghĩa.
-> Phong trào dần dần bị thất bại. Phan Đình PHùng tạ thể ở núi Quạt
(Hà Tĩnh), các bộ tướng của ông cũng bị giặc bắt và xử tử tại Huế. Đầu 1896
những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt.
Cùng thời gian diễn ra phong trào Cần Vương còn có cuộc khởi nghĩa
của nông dân Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ 1884- 1915 do cụ Hoàng Hoa
Thám chỉ huy. Cụ Hoàng Hoa Thám vốn xuất thân từ tầng lớp bần cố nông, là
người anh hùng của núi rừng Yên Thế đã phát động được nông dân vừa chống
Pháp vừa chống bọn phong kiến địa phương. Đế quốc Pháp đã nhiều lần tổ
chức những cuộc tấn công vào đại bản doanh của nghĩa quân nhưng mãi đến
1923 khi cụ Hoàng Hoa Thám mất phong trào mới bị thất bại.

16


Sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đã khẳng
định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ
giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến dưới sự lãnh đạo

của các sỹ phu yêu nước đã bị thất bại hoàn toàn. Nhưng đầu thế kỷ XX các
sỹ phu yêu nước lại chuểyn sang đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư
sản? Do 2 yếu tố:
Bên trong: Do sự phân hoá giai cấp dưới tác động của chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp -> tác động đến tư tưởng của các sỹ phu yêu
nước.
Bên ngoài: đầu thế kỷ XX, sách báo Pháp và một số sách báo phương
Đông (Trung Quốc, Nhật Bản) vào Việt Nam khá nhiều. Bởi vậy kéo theo cả
hệ tư tưởng tư sản ở phương Đông và phương Tây vào Việt Nam -> tác động
trực tiếp đến tư tưởng của các sỹ phu yêu nước.
Một vấn đề nữa chúng ta cần phải quan tâm đó là: trong các hình
thái kinh tế- xã hội có giai cấp thì tư tưởng tư sản ban đầu là tư tưởng tiến bộ
hơn so với hệ tư tưởng phong kiến trước nó với quan điểm về tự do, bình
đẳng… Nhưng đó chỉ là quan điểm bề nổi vì trong cách mạng dân chủ tư sản
quy tụ tập trung những thành phần giai cấp tư sản tiến bộ của quần chúng
đánh đổ chế độ quân chủ. Nhưng khi nó đã thắng rồi thì nó quay trở lại chế
độ cai trị cũ, thay thế hình thức áp bức bóc lột này bằng hình thức áp bức bóc
lột khác. Những hành động đó của giai cấp tư sản đã trái ngược với những tư
tưởng tốt đẹp trước đó. Bởi vậy, tư tưởng tư sản đã trở thành tư tưởng phản
động trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam do hạn chế về mặt lịch sử và giai
cấp nên đầu thế kỷ XX hệ tư tưởng dân chủ tư sản mới được các sỹ phu yêu
nước biết đến dù trên thế giới nó đã là tư tưởng lỗi thời, phản động.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
Về mặt tư tưởng, các sỹ phu yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự
phân hoá thành 2 xu hướng:

17


Một bộ phận đặt vấn đề đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc,

khôi phục chủ quyền quốc gia bằng biện pháp đấu tranh vũ lực, bao động
cách mạng. Đại biểu là Phan Bội Châu.
Một bộ phận khác lại coi duy tân và cải cách là giải pháp để tiến tới
khôi phục độc lập. Đại biểu là Phan Chu Trinh
Các phong trào tiêu biểu:
- Phong trào Đông Du (1906- 1908) với xu hướng bạo động
Phong trào này do Phan Bội Châu khởi xướng. Ông chủ trương dùng
bạo lực cách mạng để đánh đuổi Pháp đem lại độc lập dân tộc.
1904 Phan Bội Châu thành lập tổ chức Duy Tân hội ở Quảng Nam.
Ông chọn Cường Để là cháu đích tôn 5 đời của vua Gia Long làm hội chủ.
Ông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài (chủ yếu là Nhật Bản) để đánh
đuổi Pháp. Nếu giành được thắng lợi sẽ thiết lập một nhà nước theo mô hình
quân chủ lập hiến giống Nhật Bản.
1905 Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện. Cũng trong thời gian này ông
đã viết rất nhiều sách báo gửi về Việt Nam để tố cáo tội ác của thực dân Pháp,
đồng thời thức tỉnh, cổ vũ tinh thần yêu nước của đồng bào (nhất là tầng lớp
thanh niên). Sau đó ông đưa rất nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước sang
học tập ở các trường của Nhật để đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động về sau.
9/1908 đế quốc Pháp cấu kết với Nhật trục xuất toàn bộ số lưu học sinh
Việt Nam ở Nhật-> phong trào Đông du tan rã. Phan Bội châu sang Xiêm chờ
thời cơ.
Sau đó, 1912, tại Quảng Châu, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng
Tân Hợi (Trung Quốc) Phan Bội Châu tiến hành thành lập Việt Nam Quang
Phục Hội với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quần về nước tiến hành vũ
trang bạo động với tôn chỉ: “Đánh đuổi quân Pháp, khôi phục nước Việt Nam,
thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam”.
Công việc của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội ?
Tiến hành những cuộc ám sát, đối tượng ám sát là tướng tá Pháp và tay
sai; chỉ huy những cuộc bạo động ở Huế và Thái Nguyên=> đều thất bại. Vì
18



đế quốc Pháp đã khủng bố rất dã man. Việt Nam Quang Phục Hội dần dần
cũng bị tan rã. Nhiều người trong tổ chức của Hội bị địch bắt, bản thân cụ
Phan Bội Châu sau một thời gian sống ở Trung Quốc cuối cùng bị thực dân
Pháp đưa về nước 1925.
=> Con đường cứu nước của Phan Bội châu đã không thành công mặc
dù cụ đã nhìn thấy muốn cứu nước phải có lực lượng, phải xây dựng sự đồng
tâm hiệp lực của đồng bào cả nước. Cụ cũng thấy được tầm quan trọng của sự
viện trợ quốc tế nhưng nếu có thoát khỏi quan niệm “đồng văn, đồng chủng”
thì cụ cũng chưa thể nhìn thấy đâu là lực lượng có thể tranh thủ được. Tư
tưởng của cụ là muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa bọn đế quốc để giành độc lập
nhưng chính cụ và tổ chức của cụ đã bị sự câu kết giữa chúng làm cho phong
trào thất bại.
Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu trải qua nhiều bước thăng
trầm, đi từ lập trường quân chủ lập hiến của Duy Tân hội đến con đường dân
chủ tư sản (được thể hiện ở chủ trương Dân chủ cộng hoà của Quang phục
hội) nhưng cuối cùng đều thất bại và đi vào con đường bế tắc. Mặc dù đầu
những năm 20 của thế kỷ XX Phan Bội châu đã tìm đến nguồn sáng của cách
mạng tháng Mười Nga khi giao thiệp với sứ quan Nga ở Bắc Kinh nhưng ý
tưởng về đưa người sang đào tạo ở Nga và cải tổ đảng của mình chưa kịp thực
hiện thì ông đã bị đế quốc Pháp đưa về giảm lỏng ở Huế cho đến lúc mất.
Song với tấm lòng yêu nước và ý chí quýet tâm đánh đuổi giặc Pháp xâm
lược ông vẫn là tấm gương yêu nước trong lịch sử dân tộc.
- Phong trào Duy Tân (1906- 1908) tiêu biểu cho xu hướng cải cách
Phong trào đúng như tên gọi của nó, cụ Phan Chu Trinh đã chủ trương
hợp tác với Pháp để duy tân (đổi mới) đất nước. Ông coi quan điểm bạo động
là chết, cầu viện là ngu xuẩn.
Mục đích của phong trào là cải cách văn hoá xã hội, phê phán xã hội
phong kiến, động viên lòng yêu nước của nhân dân, đả kích bọn vua quan

phong kiến thối nát. Đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản với phương pháp: khai
dân trí, chân dân khí và hậu dân sinh.
19


Khai dân trí: ông chủ trương mở các trường học để mở mang dân trí->
đầu thế kỷ XX nhiều trường học đã được mở, học sinh đi học không mất tiền
học phí. Trường học điển hình cho phong trào này là trường Đông Kinh
Nghĩa Thục do Lương Văn Can là hiệu trưởng và các lớp học được phân theo
lứa tuổi.
Chấn dân khí: nâng cao lòng yêu nước, lòng tự tôn tự hào dân tộc. Ông
đã viết rất nhiều sách để thể hiện tư tưởng này, các tác phẩm đều mang ý
nghĩa đánh thức hồn dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Hậu dân sinh: Cải thiện đời sống của nhân dân, nhân dân phải có nghề
nghiệp. Ông phát động phong trào lập nghiệp. Ông lập ra các hội buôn bán,
những hợp tác xã, những công ty để vừa sản xuất vừa buôn bán. Quan niệm
“phi thương bất phú” trở nên phổ biến ở thời kỳ này.
=> Mục đích của những phương pháp này của ông là phát triển kinh tế,
xã hội theo hướng TBCN trong khuôn khổ hợp pháp-> dân giàu, nước mạnh
buộc thực dân Pháp phải trao trả lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
1906 Phan Chu Trinh cùng với nhóm sỹ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo
cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ. Nhưng phong trào này đã bị thực dân
Pháp đàn áp. Phan Chu Trunh bị bắt và kết án 6 năm tù ở Côn Đảo.
Năm 1911 Đế quốc Pháp đưa Phan Chu Trình sang sống ở Paris. Trong
14năm sống ở Pháp ông vẫn kiên trì đường lối cải lương, kêu gọi dân quyền,
dân sinh, dân trí, phản đối vũ trang bạo động.
1925 ông về nước. Một năm sau đó ông bị ốm nặng và mất ở Sài Gòn
năm 1926.
-> Phan Chu Trinh là một nhà yêu nước nhiệt thành, cuộc đời hoạt
động cách mạng của ông đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân

Việt Nam, đả phá tư tưởng phong kiến lạc hậu, phê phán tệ tham nhũng và sự
cai trị hà khắc của thực dân Pháp, đòi cải cách thuế khoá, phát triển công
nghệ, phát triển nghề nông, nghề thủ công…, đòi mở rộng quyền dân chủ, tự
do báo chí, ngôn luận… chủ trương mở trường học theo kiểu mới, dạy chữ
quốc ngữ và các môn học mới thay cho các môn Nho học cũ, cải cách lối
20


sống, bỏ kiểu ăn mặc cũ, vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng, bài trừ mê tín
dị đoan… Mặc dù thất bại nhưng cuộc vận động Duy Tân đã đáp ứng phần
nào nguyện vọng của quần chúng bị áp bức nô dịch, vì vậy được nhân dân
hưởng ứng và phát triển thành phong trào rộng lớn.
=> Do những hạn chế nhất định nên Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và
các sỹ phu yêu nước đầu thế kỷ XX đã không giành thắng lợi với các phong
trào của mình và đều bị đế quốc Pháp đàn áp dễ dàng. Sự thất bại này đã
khẳng định con đường cứu nước theo lập trường dân chủ tư sản thực chất đã
lỗi thời.
- Sau Chiến tranh thế giới I, mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng,
tiềm lực kinh tế, chính trị nhưng với tinh thần dân tộc và chịu ảnh hưởng của
tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào nên phong trào đấu tranh của
giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản diễn ra sôi nổi như: phong trào tẩy chay
tư sản người Hoa; phong trào chấn hứng nội hoá, bài trừ ngoại hoá; phong
trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn…
Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời:
+ Đảng Lập hiến (1923) do Bùi Quang Chiêu thành lập.
Về tổ chức Đảng này chưa được xây dựng thành hệ thống.
Hoạt động của Đảng chỉ trên các diễn đàn báo chí, diễn thuyết trong
các cuộc tranh cử vào hội đồng thuộc địa, hội đồng thành phố (tức là đấu
tranh trong khuôn khổ cho phép của đế quốc).
Mục đích là đòi Pháp ban hành một cải cách về quyền tự do dân chủ,

một chế độ tự trị trong khuôn khổ chế độ thực dân…
Lập trường của họ là chủ nghĩa quốc gia cải lương nên khi được Pháp
ban bố một ít quyền lợi thì Đảng Lập hiến ngả hẳn sang lập trường chính trị
phản động, gắn bó với thực dân Pháp, chống phá cách mạng.
Ngoài ra trong thời kỳ này cũng có nhiều tổ chức Đảng ra đời như
Đảng Thanh niên, Đảng Thanh niên cao vọng, Việt Nam nghĩa đoàn, An Nam
độc lập .

21


+ Cuối những năm 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện một trong những tổ
chức có tôn chỉ, mục đích, hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở
Việt Nam đó là Việt Nam Quốc dân Đảng (12/1927) do Nguyễn Thái Học và
Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất cho
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam cuối những năm 20.
Thành phần chủ yếu: trí thức, viên chức, học sinh, những người lao
động tự do, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp…
Về tổ chức: có 4 cấp:

Tổng bộ
Kỳ bộ
Tỉnh bộ
Chi bộ

Trong mấy năm tồn tại, Việt Nam Quốc dân Đảng đã nhiều lần thay đổi
chính cương, điều lệ và tôn chỉ hoạt động.
Khi thành lập tổ chức: mục đích của Đảng là trước làm cách mạng quốc
gia, sau làm cách mạng thế giới.
1928 tôn chỉ của Đảng được xác định là chủ nghĩa xã hội dân chủ.

1929 tôn chỉ của Đảng được thay bằng 3 tư tưởng trong cuộc cách
mạng tư sản Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.
Đầu 1930 tư tưởng của Đảng mô phỏng không đầy đủ theo chủ nghĩa
tam dân của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc.
Sau 2 năm tồn tại, Việt Nam Quốc dân Đảng đã xây dựng và phát triển
được nhiều cơ sở, chủ yếu là ở Bắc Kỳ. Đầu 1929 Đảng lấy ám sát, khủng bố
cá nhân để kích động phong trào cách mạng. Điển hình là vụ ám sát thành
công tên trùm mộ phu Ba Danh làm nức lòng các tầng lớp nhân dân và khiến
Pháp hoảng sợ, tức tối, triển khai kế hoạch khủng bố, bắt bớ những người yêu
nước -> Đảng bị tổn thất rất nặng nè. Trong tình hình đó lẽ ra những người
lãnh đạo Đảng phải khôi phục lực lượng, chờ thời cơ thuận lợi để tiền hành
những trận chiến đấu mới thị họ lại quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào trận
chiến đấu cuối cùng với tư tưởng: Không thành công thì cũng thành nhân.
22


Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng bắt đầu từ đêm 9/2/1930 ở
Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị
đế quốc Pháp dìm trong bể máu do bản thân tổ chức đảng đang bị tan vỡ, tình
thế lại hoàn toàn bị động. Các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng
hàng ngàn chí sỹ yêu nước bị bắt và tử hình.
-> Do đường lối chính trị không rõ ràng, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức
tạp… nên Việt Nam Quốc dân Đảng nhanh chóng bị tan rã sau 2 năm hoạt
động. Việt Nam Quốc dân Đảng vừa mới ra đời đã sớm chấm dứt vai trò
chính trị của mình trên chính trường Việt Nam đồng thời cũng thể hiện sự bất
lực của giai cấp tư sản trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt
ra.
*Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh
hướng phong kiến và dân chủ tư sản?

+ Cả phong kiến và giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế,
chính trị, không đủ sức lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thực chất là
thiếu một giai cấp cấp tiến lãnh đạo.
+ Sai lầm về đường lối chính trị và phương pháp đấu tranh. Không có
đường lối chính trị khoa học, đúng đắn, có trường hợp còn ảo tưởng vào thực
dân Pháp (Phan Chu Trinh).
+ Tổ chức lỏng lẻo, không có cơ sở rộng rãi trong nhân dân.
+ Không biết vận dụng thời cơ cách mạng, chớp thời cơ cách mạng.
* Ý nghĩa của các phong trào:
+ Mặc dù thất bại nhưng góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước
của nhân dân ta.
+ Thúc đẩy những nhà yêu nước (nhất là tầng lớp thanh niên trí thức có
khuynh hướng dân chủ tư sản lựa chọn một con đường mới, một giải pháp
cứu nước mới, giải phóng dân tộc theo xu hướng của thời đại và nhu cầu mới
của nhân dân Việt Nam).
=> Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong
kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu XX chứng tỏ: con đường cứu nước giải
23


phóng dân tộc ở Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào khủng hoảng, bế tắc. Cách
mạng Việt Nam có một đòi hỏi bức thiết là phải có một lực lượng tiên tiến,
với con đường cứu nước đúng đắn để đưa cách mạng đi tới thành công. Trong
bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường giải phóng
dân tộc.
c. Phong trào yêu nước theo khuyng hướng vô sản
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập Đảng
Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc (1911- 1920)
- Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc -> những yếu tố để trở thành một người

yêu nước chân chính:
+ Gia đình: trí thức, yêu nước
+ Quê hương: xứ Nghệ, truyền thống quê hương
Một nhà văn từng nói: “Những bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền
thống gia đình, quê hương là khởi thuỷ tạo nên những tính cách đầu tiên của
mỗi con người…”
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong
kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX đầu XX đã không đáp ứg được nhu
cầu bức thiết và cơ bản của nhân dân và dân tộc -> Cách mạng Việt Nam bị
khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Trong bối
cảnh đó, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc
5/6/1911.
Người rất khâm phục các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Hoàng Hoa Thám… nhưng Người không hoàn toàn tán thành con đường cứu
nước của họ.
Người đã nhận xét về cách thức, con đường cứu nước của các bậc tiền
bối:
+ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp: chẳng khác nào đuổi hổ
cửa trước, rước beo cửa sau.

24


+ Phan Chu Trinh dựa vào Pháp để cải cách: không khác gì xin Pháp rủ
lòng thương.
+ Hoàng Hoa Thám: vẫn nặng về cốt cách phong kiến.
=> Như vậy Người đã nhận ra hạn chế của các bậc tiền bối về lập
trường giai cấp trong việc xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ cách mạng,
về phương thức, phương pháp đấu tranh, về nhận thức “bạn- thù” trong cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.

-> Đây chính là những bài học, những cơ sở lịch sử đầu tiên để trong
quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc có sự lựa chọn đúng đắn con
đường cách mạng Việt Nam.
- Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những
điểm gì khác với các bậc tiền bối? 5 điểm:
+ Lòng yêu nước của Người luôn gắn liền với lòng yêu thương nhân
dân vô hạn. Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt trong quá trình ra đi tìm đường
cứu nước của Người là: “phải tìm con đường để vừa giành được độc lập cho
tổ quốc, vừa mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân”. Đây là điểm khác nhau
cơ bản giữa Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước đương thời vì phần lới họ
đều quan tâm, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc mà
chưa quan tâm đến giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Còn với Nguyễn Ái Quốc, trong quá trình tìm đường cứu nước, Người
đã tìm hiểu sâu sắc về những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người
đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cách
mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp. Người đã nhận
thức rõ và phê phán bản chất không triệt để của các cuộc cách mạng tư sản ấy.
Với cách mạng Mỹ, Người nhận xét: “Mỹ tuy răng cách mệnh thành
công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính
cách mệnh lên thứ 2. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, là chưa
phải cách mệnh đến nơi”. Từ đó Người khẳng định: “chúng ta đã hy sinh làm
cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi
25


×