Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích và làm rõ sự sáng tạo của hồ chí minh trong quan điểm về sự ra đời của đảng cộng sản việt nam; về vai trò của đảng trong tiến trình cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.84 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mac-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất
tư tưởng Hồ Chí Minh.Người đã khẳng định: “ Chủ nghĩa Mac-Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhõn dõn Việt Nam, không những
là cái cẩm nang thần kỳ, không những là kim chỉ nam mà cũn là mặt trời soi
sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản”.
Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin về Đảng Cộng Sản ứng
với trường hợp của đất nước ta, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về sự ra
đời và vai trò của Đảng Cộng Sản trong tiến trình cách mạng, góp phần vào
sự thắng lợi của cách mạng giải phóng nước nhà.
Để làm rừ hơn điều này, nhúm thảo luận chúng em xin trình bày đề tài: “
Phân tích và làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về sự
ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam; về vai trò của Đảng trong tiến trình
cách mạng”
SỰ SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN
ĐIỂM VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG TIẾN
TRÌNH CÁCH MẠNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng Việt
Nam đi đến thắng lợi
Để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cần phải có nhiều nhân tố, yếu
tố như phải có đường lối cách mạng đúng, phải động viên được lực lượng
của toàn dân thực thi đường lối,v.v Nhưng muốn xây dựng được đường lối
cách mạng đúng, muốn vận động và tổ chức được nhân dân thực hiện đường
lối đó thì phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong tác phẩm Đường cách
mệnh 1927, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh,
để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị
áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành
công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Luận điểm trên của Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Cách mạng là sự nghiệp của


quần chúng; Đảng phải tập hợp, là người cầm lái, là người dẫn đường.
Đầu thế kỷ XX, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào
yêu nước, các tổ chức chính trị đấu tranh chống thực dân Pháp đều bị thất
bại; do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn:

+ Sự thất bại của phong trào Cần Vương (Tôn Thất Thuyết lãnh đạo)
chứng tỏ giai cấp phong kiến không có khả năng lãnh đạo cách mạng.

+ Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế ( Hoàng Hoa Thám) chứng tỏ
giai cấp nông dân không có khả năng lãnh đạo
+ Sự thất bại của các phong trào dân chủ tư sản ( phong trào Đông Du,
Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục…) chứng tỏ giai cấp tư sản, tiểu tư sản
không có khả năng lãnh đạo

+ Việt Nam quang phục hội, Việt Nam Quốc dân đảng
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là Đảng
Cách mệnh duy nhất có thể đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi đến thắng lợi.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, phong trào cụng nhân, phong trào yêu nước Việt Nam (
Đõy là một trong những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh).
Sự ra đời của Đảng Cộng sản phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân đến thời kỳ tự giác. Theo Lênin một Đảng Cộng Sản ra đời gồm 2
yếu tố: chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Đó là quy luật ra đời chung
của các Đảng Cộng Sản ở châu Âu; do đặc điểm chung của giai cấp công
nhân là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất
tiến bộ, sống tập trung, tổ chức kỷ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để.
Song ở mỗi nước sự kết hợp ấy lại là một sản phẩm của lịch sử được thực
hiện bằng con đường riêng biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời
gian.Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền

văn hiến lâu đời, trong đó yêu nước là truyền thống quý báu nhất và đặc sắc
nhất.Đó là dòng chảy xuyên suốt lịch sử Việt Nam và có trong tất cả giai
cấp, tầng lớp. Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra được chủ nghĩa dân tộc là động
lực lớn của đất nước.
Thực hiện hoài bão cứu nước cứu dân, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa
Mác- Lê nin đi theo con đường cách mạng vô sản, chuẩn bị thành lập Đảng
Cộng Sản Việt Nam để tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành độc lập tự do.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 là sản phẩm
sự kết hợp của ba yếu tố: chủ nghĩa Mác- Lê nin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước.
Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác- Lê nin đối với cách
mạng Việt Nam và đối với quá trình hoàn thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đồng thời, Người cũng đánh giá rất cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp
công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng Việt Nam xã hội
nửa thuộc địa, nửa phong kiến chưa có độc lập chủ quyền, nông nghiệp lạc
hậu. Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc
địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng
nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực
dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc
xâm lược và bình định của chúng ở nước ta. Trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng
về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó
có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than) và 81.200 công
nhân đồn điền. Hơn thế nữa, giai cấp cụng nhân Việt Nam có những đặc
điểm khác biệt với giai cấp công nhân quốc tế như: phải chịu ba tầng lớp áp
bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông
dân bị bần cùng hóa mà ra, nờn cú mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông
dân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc nên
nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và

lớn lên ở một đất nước có truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống
yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến
trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất
cách mạng của mình
Sở dĩ phong trào yêu nước là điều kiện đủ để cho Đảng Cộng Sản Việt Nam
ra đời là vì:
+ Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân Việt Nam
còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật
thấp,đa phần là xuất thõn nông dõn, họ chủ yếu làm thuê trong các nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền, do đó phong trào công nhân đầu thế kỷ XX chưa đủ
mạnh.
+ Phong trào yêu nước đã hình thành rất sớm trong lịch sử dân téc và được
thử thách qua ngàn năm lịch sử, có vai trò cực kỳ to lớn, là nhân tố chỉ định
quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân téc ta. Phong trào yêu nước
có trong phong trào công nhân, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta thì
phong trào yêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ thu hót đông đảo
quần chúng tham gia. Phong trào yêu nước trở thành giá trị văn hoá tốt đẹp
nhất của dân téc Việt Nam.
+ Phong trào công nhân phối hợp với phong trào yêu nước vì có mục tiêu
chung là giành độc lập dân téc và có chung kẻ thù.
Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào đấu tranh kể cả
đấu tranh kinh tế và sau này đấu tranh chính trị thì phong trào công nhân kết
hợp được ngay từ đầu, lên tục chặt chẽ với phong trào yêu nước. Và cơ sở
của vấn đề này là do xã hội nước ta thuộc mẫu thuẫn cơ bản giữa toàn thể
dân téc Việt Nam với bọn đế quốc, tay sai, vì vậy giữa 2 phong trào này có
một mục tiêu chung, nhu cầu chung, giải pháp dân téc làm cho Việt Nam
được hoàn toàn độc lập xây dựng đất nước hùng cường.
Hơn nữa chính bản than phong trào công nhân mang tính chất của phong
trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công nhân không những chống lại
ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân téc

Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân: Nông dân chiếm
hơn 90% dân số, là đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Giai cấp
nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất, là lực lượng to lớn
nhất, một lực lượng cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ
chức lại và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân- đội tiên phong cách
mạng sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Đầu thế kỷ XX do điều kiện lịch sử chi phối không có công
nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người dân nghèo. Do đógiữa phong
trào công nhân và phong trào yêu nước có mặt quan hệ chặt chẽ với nhau.
Giai cấp công nhân và nhân dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng.
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự kết hợp các yếu tố cho sù ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tuy số lượng không nhiều nhưng trí thức được coi là ngòi nổ cho các phong
trào yêu nước với bầu nhiệt huyết, yêu nước thương nòi căm thù bọn cướp
nước và bán nước, họ nhạy cảm với cuộc đời do vậy họ chủ động và có cơ
hội đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các trào lưu thế
giới dội vào Việt Nam.
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và
đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó
chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành “ đủ sức lãnh đạo cách
mạng”. Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam.
Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho
mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng
phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ
phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam
nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to
lớn cho cách mạng thế giới.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam là "Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời
là đảng của dân tộc Việt Nam"( Luận điểm mang tớnh chất sáng tạo

của Hồ Chí Minh).
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất
giai cấp công nhân. Trong quá trình phát triển, dù tên gọi (Đảng Cộng sản,
Đảng Lao động), Đảng ta luôn luôn mang bản chất giai cấp công nhân. Bản
chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện ở chỗ: mục tiêu, lý tưởng của
Đảng là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mỏc-Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nguyên tắc tổ chức cơ
bản của Đảng là tập trung dân chủ; Đảng liên hệ mật thiết với quần chúng;
lấy phê bình và tự phê bình làm quy luật phát triển…
Tuy nhiên, Đảng ta ra đời ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Đảng ta ra đời không chỉ là
sự kết hợp chủ nghĩa Mỏc-Lờnin với phong trào công nhân mà còn với
phong trào yêu nước. Đây là đặc thù Việt Nam, là sáng tạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Chính Người đã nhiều lần nói rằng, Đảng không chỉ là Đảng của
giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951),
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng Lao động Việt Nam phải là người lãnh
đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, của nhân dân Việt Nam… Chớnh vỡ Đảng Lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam"
1
. Đến tháng 1-1957, nói chuyện ở Trường cán
bộ công đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Đảng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân
tộc"
2
. Tháng 12-1961, nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu
năm, Người nhắc lại: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của
dân tộc". Có lúc Người cũn nói: "Đảng ta là con nòi của dân tộc"; lợi ích

của giai cấp công nhân và của dân tộc là một.
Với tinh thần đó, Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội II của Đảng đã ghi:
"Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động".
Trên thực tế, Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai
cấp công nhân mà cũn vỡ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc.
Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc, Đảng
không có lợi ích nào khỏc. Chớnh vì vậy mà Đảng ta được nhân dân thương
yêu, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng của chính mình, gọi
Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng ta”. Đó là vinh dự, là niềm tự hào lớn,
không phải Đảng nào trên thế giới cũng có được.Đồng thời đó cũng là cội
nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng.Và cũng vì vậy mà tư tưởng đa nguyên
đa đảng không thể thõm nhập vào được.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi chúng ta nêu cao tư tưởng đại đoàn
kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, thì càng cần quán tỉệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc diễn đạt
bản chất của Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng ta đã trở thành Đảng cầm
quyền lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh
đạo của nhân dân.
Vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc".
4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lờnin “làm cốt”
Chủ nghĩa Mac-Lê Nin là lý luận khoa học về giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, giải phóng các dân téc bị áp bức nên muốn thắng lợi Đảng
ta dùa vào lý luận khoa học này
Lấy chủ nghĩa Mac-Lênin “làm cốt”nghĩa là phải nắm vững phương
pháp quan điểm lập trường của CN Macc-Lê Nin để vận dụng sánh tạo vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam từ đó mới có đường lối cách mạng đúng đắn .

HCM lưu ý những điểm sau:
+ Việc học tập nghiên cứu, tuyên truyền CN Mac- Lê Nin phải luôn phù hợp
với hoàn cảnh và phù hợp với từng đối tượng
+ Việc vận dụng CN Mác- Lê Nin phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.
+ Trong quá trinh hoạt động, Đảng ta phái chú ý học tập kế thừa những kinh
nghiệm tốt của các Đảng Cộng Sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết
kinh nghiệm của mình để bổ sung CN Mac-Lê Nin.
+ Đảng ta phait tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của CN Mac-
Lê Nin.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

Tập trung dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, tập trung dân chủ là nguyên
tắc tổ chức của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng
Đảng thành một tổ chức chặt chẽ. Người cho rằng, “tập trung” và “dõn chủ”
có mối quan hệ khăng khít với nhau, là hai vế của một nguyên tắc. Dân chủ
để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung chứ không phải là dân chủ theo
kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ
chứ không phải là tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.
Về tập trung, Người nhấn mạnh: phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và
hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó
làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một
người”. Còn dân chủ, Người khẳng định, đó là “của quý báu nhất của nhõn
dõn”, là thành quả của cách mạng. Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ,
tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người
tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi
mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến,
đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục

tùng chân lý”.

Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Theo Hồ Chí Minh đây là nguyên
tắc lãnh đạo của Đảng. Người khẳng định lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi
đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách
không do cá nhân thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả
cũng là hỏng việc. Thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi
với nhau”.

Tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc này.
Người coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng.
Người khẳng định đây vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi
người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó cũng là vũ
khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, giúp Đảng làm tròn trách nhiệm
trước giai cấp và dân tộc.
Để rèn luyện đảng viên và toàn Đảng một cách hiệu quả, Hồ Chí Minh yêu
cầu mỗi đảng viên, mỗi cấp bộ đảng phải thực hiện tự phê bình và phê bình
một cách thường xuyên, liên tục, thẳng thắn, chân thành và “cú tình đồng chí
yêu thương lẫn nhau”.

Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Người rất coi trọng việc xây dựng
một kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn
của Đảng. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi mọi tổ chức đảng,
mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật của
Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng. Đồng thời, đảng ta là một tổ
chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa
cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức Đảng và đảng
viên. Người viết: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ
của họ đối với Đảng”.
Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết

của Đảng, Điều lệ Đảng, tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh
hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Người khẳng định:
“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mỡnh”.
Để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Người thường nêu những
yêu cầu như: phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin, Cương
lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết của tổ chức
Đảng các cấp; mở rộng dân chủ nội bộ, thường xuyên thực hiện tự phê bình
và phê bình; thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng.
6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân
Trong di chóc HCM có viết : “Đảng ta phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Sau khi giành được độc lập chính quyền trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng
cần phải nhận thức rõ: Đảng cầm quyền, nhân vẫn làm chủ nên càng phải
quan tâm hơn nữa mối quan hệ máu thịt này.
Các yêu cầu về tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân:


Đảng phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm
tư nguyện vọng của nhân dân, kiên quyết khắc phục bệnh quan lưu trong tổ
chức Đảng và Đảng viên


Thường xuyên vận động nhân dân tham giãay dựng Đảng bằng mọi
hình thức tích cực thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, đóng góp ý
kiến cho tính chất và đặc điểm với tinh thần xây dựng, giơi thiệu những

người ưu tó cho Đảng, kiểm tra, kiểm soát tổ chức Đảng, cán bộ Đảng viên.


Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. Không thể có một Đảng trí tuệ
nếu dân trí thấp.
Trong quan hệ với dân, Đảng không được theo đuôi quần chúng
7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới
vì đó chính là quy luật tồn và phát triển của Đảng, là yêu cầu của bản thân sự
nghiệp cách mạng trong tất cả các thời kì. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh
đốn, tự đổi mới để ngăn chặn những thoỏi hoỏ, biến chất, để theo kịp với
những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ngày càng cao.
Người khẳng định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua
là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu
sa vào chủ nghĩa cỏ nhõn”.
Tự chỉnh đốn, tự đổi mới Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải làm
cho Đảng trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức;
Làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và
năng lực trước những yêu cầu cách mạng ngày càng cao.
Tóm lại, những luận điểm trên của HCM về sự ra đời của Đảng Cộng
sản VN và vai trò của nó trong tiến trình cách mạng vừa quán triệt đầy đủ
học thuyết Mac- Lờnin về ĐCS vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc
địa nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước lâu đời, nơi mà số lượng công
nhân cũn ớt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ
khi mới ra đời. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm xây dựng
Đảng kiểu mới của Lờnin vào điều kiện lịch sử cụ thể của VN. Luận điểm
đó của HCM không những có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CMVN
mà nó cũn có ý nghĩa quốc tế to lớn, nhất là với những nước có hoàn cảnh
tương đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà
Nội.
2.Tạp chí cộng sản điện tử:


3.Thời báo kinh tế Việt Nam:

4.Báo Vietnamnet:


5. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam– Nhà xuất bản chính trị quốc
gia Hà Nội.

×