Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tình trạng thất nghiệp ở việt nam năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116 KB, 7 trang )

Thất nghiệp
I/ lời mở đầu:
Thất nghiệp luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, là mối lo của mọi người
dân lao động, bởi vì nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của mỗi
người. Việt nam cũng như các nước trên thế giới và trong khu vực luôn phải trải
qua tình trạng thất nghiệp. Trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta bị suy thoái do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì thất nghiệp lại càng cần
được quan tâm hơn nữa. .thất nghiệp dẫn đến nhiêu vấn đề bất ổn cho xã hội
như : gia tăng tỷ lệ tội phạm , vấn đề tâm lý , tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày
càng sâu sắc ,. ,..cho nên vấn đề đặt ra cho nước ta hiện nay là giải quyết vấn đề
thất nghiệp ổn thỏa đã và đang là vấn đề cấp bách và cần thiết đưa nền kinh tế
nước nhà đi lên. Nhưng để làm được điều đó hơn ai hết chúng ta thế hệ trẻ - chủ
nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, hiểu rõ về
tình hình kinh tế nước nhà .Muốn khắc phục thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân
tạo ra nó .chính vì những lý do trên mà em đã tìm hiểu tình hình thất nghiệp ở
việt nam nhằm phân tích rõ hơn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất
nghiệp từ đó đưa ra những ý kiến nhận xét và biện pháp cụ thể .

II/nội dung

1. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP
1.1/ thất nghiệp là gì?
1.1.1khái niệm
thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn
có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.
-người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không
có việc làm và có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
1.1.2 Một số chỉ tiêu thống kê lao động
-lực lượng lao động=số người lao động+số người có việc làm
- tỉ lệ thất nghiệp= số người thất nghiệp/lực lượng lao động



-tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng=(tổng số ngày công làm việc thực tế/tổng
số ngày công có nhu cầu làm việc)*100%
-tỉ lệ tham gia lao động=(lực lượng lao động/dân số trưởng thành)*100%
1.2 Phân loại
1.2.1Phân theo loại hình thất nghiệp .


Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam , nữ )



Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi , nghề )



Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị , nông thôn )



Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế , nông nghiệp ..)



Thất nghiệp chia theo dân tộc , chủng tộc .
1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp






Do bỏ việc : Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng
lương thấp,không hợp nghề,hợp vùng
Do mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh



Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm
được việc làm



Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại
làm việc nhưng chưa tìm được việc là.
1.2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm
kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn,phù hợp với ý muốn riêng
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường
lao động giữa cung và cầu
1.2.4 phân loại theo cung cầu lao động
Thất nghiệp tự nguyện: bao gồm những người tự nguyện không muốn làm việc
do công việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của
mình .


Thất nghiệp không tự nguyện :bao gồm những người muôn làm việc ở mức tiền
công hiện hành nhưng không vẫn không có việc làm.
Thất nghiệp tự nhiên là thất nghiệp ở mức sản lượng tiềm năng.

2 .tình trạng thất nghiệp ở việt nam năm 2011

2.1 tình trạng thất nghiệp năm 2011
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã không ít tạo
ra những sự nhảy vọt về mọi mặt ,đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa .trong
những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về
khoa học kĩ thuật ,các ngành như du lịch dịch vụ,xuất khẩu lương thực ,thực
phẩm sang các nước….Đằng sau những thành tựu chúng ta đạt được , thì cũng
có không ít những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như : Tệ nạn
xã hội ,lạm phát ,thất nghiệp ..một trong những vấn đề hàng đầu ở đấy cần nói
đến đó là thất nghiệp
Thất nghiệp đó là vấn đề cả thế giới quan tâm . bất kì một quốc gia nào dù
nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp chỉ là
mức độ thấp hay cao mà thôi .
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực thành
thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là:
2,88%, 4,29%, 2,30%).
Như vậy, so với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp năm
2011 có giảm chút ít.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu
vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương
ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%).
Cũng theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính
87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010.
Trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người,
tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là
46,48 triệu người, tăng 0,12%.
Nhìn chung tình trạng thất nghiệp ở nước ta trong năm 2011 có xu hướng
giảm tuy nhiên giảm không nhiều.



2.2 nguyên nhân
2.2.1 nguyên nhân khách quan
Hai nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là lạm phát tăng cao và suy
thoái kinh tế toàn cầu.
trong năm 2011 ,mức lạm phát ở việt nam là 18,6% ,giá cả vật giá leo
thang . để kiềm chế lạm phát ,chính phủ đã siết chặt nguồn tín dụng, cho nên các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ,càng gặp thêm khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư
bên cạnh lý do lạm phát ,việt nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy
giảm kinh tế toàn cầu,nhất là vì kinh tế việt nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào
đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu (đặc biệt là hoa kì và châu âu) .danh sách các
doanh ngiệp phải giải thể ,ngưng hoạt động ,thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều
dẫn đến thất nghiệp tăng .
2.2.2 nguyên nhân chủ quan
Với việc thắt chặt quá đà của NQ 11 khiến hệ thống ngân hàng gặp vấn đề
thanh khoản đã đẩy lãi suất lên mức rất cao, vượt ngưỡng chịu đựng của kinh tế
thực và ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.dẫn đến
nhiều doanh nhiệp phải ngừng sản xuất từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
Lao động việt nam có trình độ tay nghề thấp ,chưa đáp ứng được yêu cầu
chuyên môn cao.tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp. lao động dồi dào
nhưng không tìm được việc làm hoặc việc làm không ổn định .
Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để "làm
thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn như vậy là thiếu thực tế bởi
không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có
biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh
giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những
sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình
trạng dễ bị mất việc.
2.3 dự báo
Năm 2012, đặc biệt trong nửa đầu năm, đã được cảnh báo như là một
trong những năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới.

Các dự báo quốc tế thống nhất nhận định về tình hình kinh tế thế giới năm 2012.
Hai điểm nhấn quan trọng là sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bất ổn
gia tăng, khả năng bùng nổ chiến tranh tiền tệ, thương mại, thậm chí nguy cơ
suy thoái kép. Do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác
động tiêu cực từ xu hướng trên của kinh tế thế giới.
Với thực trạng kinh tế năm 2011 lạm phát ở mức cao kỉ lục, chính phủ sẽ
tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt vào sáu tháng đầu
năm .điều này sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xoay vòng vốn của các doanh
nghiệp doanh nghiệp với việc kinh doanh khó khăn sẽ dẫn đến cắt giảm nhân


công ,tái cơ cấu doanh nghiệp ..những lao động có trình độ thấp sẽ không có việc
làm ,không chỉ vậy các các lao đọng ngành hot như bất động sản xây dựng
chứng khoán thì cũng dễ bị mất việc do thị trường đóng băng.sinh viên ra
trường sẽ khó kiếm được việc làm .
Chính vì những lý do trên mà tình trạng thất nghiệp trong sáu tháng đầu
năm 2012 có xu hướng tăng.các chuyên gia kinh tế đã dự đoán tỷ lệ thất nghiệp
sáu tháng đầu năm sẽ là 2,99% trong đó khu vực thành thị là 1,92%, khu vực
nông thôn là 3,60%.
2.4 tác hại của thất nghiệp
Tác động tới cá nhân gia đình người thất nghiệp:
ảnh hưởng đến cá nhân :không có việc đồng nghĩa với việc hạn chế giao
tiếp với những lao động khác ,tiêu tốn thời gian vô nghĩa ,không có khả năng chi
trả , mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng, gây áp lực
lớn ,đặc biệt cho người gánh vác nghĩa vụ gia đinh. ảnh hưởng đến tâm lýngười
thất nghiệp dễ trong tình trạng uất ức ,tự ti,nhạy cảm và dễ cáu bẳn ,tình trạng
này kéo dài ngoài khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe còn dẫn tới tình trạng
bạo hành gia đình .ảnh hưởng đến con cái ,hạnh phúc gia đình.
Tác động đối với xã hội :
sinh viên ra trường đang đối mặt với những rủi ro về cơ hội tìm việc làm. Hàng

năm chúng ta có hơn một triệu thí sinh thi tú tài, chỉ cần một nửa số này thi đậu
vào đại học, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề thì số người còn lại
(từ18 đến 20 tuổi) sẽ tham gia vào lực lượng lao động phổ thông gia tăng hàng
năm.
Nếu nền kinh tế hấp thu tốt, lực lượng lao động này sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm
cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng không, lực lượng này có thể gây ra
nhiều hệ lụy cho xã hội. Các nhà xã hội học cho biết, tỉ lệ tội phạm các loại và các
tệ nạn xã hội thường gia tăng nhanh chóng cùng với tỉ lệ thất nghiệp tại các quốc
gia.
Thất nghiệp đang là một nỗi lo lớn gây nhiều hệ lụy và trở thành gánh nặng cho xã
hội. Tác động của thất nghiệp vô cùng nguy hiểm cho an sinh xã hội và sự phát
triển bền vững của một nền kinh tế
Tác động tới nền kinh tế :
chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế ; tỷ lệ thất nghiệp cao
đồng nghĩa với GDP thấp _các nguồn lực con người không được sử dụng ,bỏ phí
có hội sản xuất thêm sản phẩm dich vụ. thất nghiệp nghĩa là sản xuất ít hơn
.giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô


thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm . mất đầu ra của hàng hóa dịch
vụ.lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ giảm.không có đông lực thúc đẩy nền kinh tế
.
chi phí tài chính của chính phủ. Lao động thất nghiệp tăng tỉ lệ thuận với số
lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động điều đó đồng nghĩa với việc nhà
nước sẽ mất đi khoản thu thuế từ họ .điều này làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà
nước và chi tiêu của chính phủ
Khi thất nghiệp xảy ra, của cải vật chất không những không tăng thêm mà
càng ngày càng tiêu hao thêm nữa. Nói thế để thấy rằng, thiệt hại do “cơn bão”
thất nghiệp rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ trục đồng cho mỗi năm.
2.5 giải pháp khắc phục

Sau khi đã tìm hiểu rõ thế nào là thất nghiệp,các loại hình thất nghiệp và nguyên
nhân do đâu gây ra tình trạng thất nghiệp chúng ta có thể đưa ra các biện pháp tháo
gỡ như sau:
Đối với thất nghiệp chu kì là loại that nghiệp xảy ra trên quy mô lớn và sẽ là thảm
họa đối với nền kinh tế chúng ta phải tăng nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ
xây dựng cơ sở hạ tầng , làm thủy lợi ,thủy điện ,giao thông ..nhằm tạo việc làm
mới cho lao động mất việc khu vực sản xuất làm khu vực sản xuất kinh doanh mới,
cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo việc làm mới
cho người lao động . .đặc biệt là việc nới lỏng các chính sách tài chính. khuyến
khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp vay vốn để
mua sắm trang thiết bị sản xuất mở rộng quy mô sản xuất .
Đối với thất nghiệp tự nhiên
Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hệ thống dịch vụ việc làm
Xã hội hóa nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề ,và cả hệ thống
đào tạo đại học cao đẳng .
Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu ,đảm bảo tính can đối giữa khu vực có
đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động .
Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội
Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp
Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia
Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến địa phương các
cấp .


Nhà nước cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát triển được
nữa do thiếu vốn ,khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất .đặc biệt nhà
nước cần chú trọng mở rộng một số ngành nghề truyền thống như thủ công mỹ
nghệ.mây che đan,gốm sứ…
III /kết luận
Việc làm là vấn đề quan tâm của toàn xã hội ,tạo và giải quyết việc làm cho

người lao động không chỉ là trách nhiệm của nhà nước ,mà là trách nhiệm của
các caaos các ngành các tổ chức ,các gia đình bản thân người lao động và toàn
xã hội.nhà nước tạo ra môi trường kinh tế ,pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một
phần nguồn lực nhân dân tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và
trở thành nội lực thúc đẩy sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm

Mục lục



×